Qui trình sinh sản nhân tạo cua biển tại trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain (Trang 27 - 31)

Liêu

1.1 Tuyển chọn và nuôi cua mẹ

Việc tuyển chọn cua mẹ là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, thường chọn cua cái có trọng lượng trên 400 g và đạt các tiêu chuẩn sau:

• Cua đầy đủ các phần phụ, cua phải khoẻ mạnh.

• Cua đã thành thục, tuyến sinh dục phát triển và có màu vàng. • Trên phần yếm cua không có vết nứt.

Cua mẹ được nuôi trong bể composite có thể tích 4m3, trên 1/3 đáy bể được rải 1 lớp cát mỏng, phần còn lại bố trí giá thể để cho cua ẩn nấp.

Nước nuôi cua mẹ có độ mặn từ 28 - 32 ppt, chiều cao mực nước 50 - 70 cm, trong bể có sục khí nhẹ.

Thức ăn cho cua mẹ bao gồm: Cá, nhuyễn thể. Cua mẹ được cho ăn 2 lần/ngày: Sáng và chiều tối, thức ăn dư thừa sau mỗi lần cho ăn được kiểm tra và vớt bỏ.

Thực hiện chế độ thay nước 2 ngày/ lần, thay 100% lượng nước có trong bể. Khi thay nước, cua mẹ được tắm bằng Iod (500 ppm) thời gian 10 - 15 phút để phòng bệnh.

Thời gian nuôi vỗ kéo dài từ 15 - 30 ngày tuỳ thuộc vào mức độ dinh dưỡng và giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cua mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ.

1.2. Cho đẻ và ấp trứng

Khi cua mẹ nhìn bên ngoài có màu tím và điểm tiếp giáp giữa giáp đầu ngực và đốt bụng thứ nhất nhô cao, là lúc buồng trứng đã phát triển ở giai đoạn cuối. Tiến hành thay 100% nước hay cho cua mẹ vào bể có môi trường nước mới để kích thích cua đẻ trứng.

Sau khi cua đẻ xong, bắt cua mẹ ra khỏi bể, vệ sinh lại bằng Iod (200 - 500 ppm). Cua mẹ ôm trứng được thả nuôi trong các thùng xốp chứa 50 lít nước, hằng ngày thay nước 100%, kiểm tra sự phát triển phôi trên kính hiển vi.

Thức ăn cho cua mẹ được cung cấp với liều lượng rất ít hay 2 - 3 ngày cho ăn một lần. Khi quan sát trứng cua chuyển sang màu xám thì ngừng cho cua mẹ ăn và đưa cua mẹ vào bể cho trứng nở.

1.3. Quá trình ương nuôi ấu trùng1.3.1.Chuẩn bị bể ương nuôi 1.3.1.Chuẩn bị bể ương nuôi

Dụng cụ ương nuôi sau khi xử lý bằng Chlorine hay Formol, được tiến hành chà rửa kỹ bằng xà phòng và nước ngọt.

Ấu trùng được ương nuôi trong bể composite, có thể tích 2 m3, mức nước trong bể là 1,5 m. Trong bể có lắp 1 vòi sục khí. Xử lý Super Shrimp Power (1 ppm) trước khi thả ấu trùng vào ương để chống sốc cho ấu trùng.

1.3.2. Thu ấu trùng

Thời gian từ lúc cua mẹ đẻ cho đến lúc trứng nở ra ấu trùng từ 11 – 12 ngày. Đa số ấu trùng cua thường nở vào buổi sáng 6 – 10 giờ sáng.

Bể cho cua nở được vệ sinh sạch sẽ, thể tích bể là 1m3, cấp nước với mực nước là 0,8 m. Bể có che bạt và có lắp 1 vòi sục khí với chế độ sục khí vừa phải. Sau khi cua nở xong, vớt cua mẹ ra khỏi bể, giảm sục khí, siphon toàn bộ ấu trùng nổi trên bề mặt ra thau nhựa có chứa nước saün và được sục khí. Định lượng ấu trùng thu được, sau đó ấu trùng được đưa vào bể ương nuôi.

Ấu trùng được thả xung quanh vòi sục khí để tránh hiện tượng lắng đáy.

1.3.3. Quản lý các bể ương nuôi ấu trùng

a. Giai đoạn từ Zoea 1 đến cuối giai đoạn Zoea 5

• Cho ấu trùng Zoea1, 2 ăn Artemia bung dù với liều lượng 3 g/lần, ngày ăn 3 lần. Đến Zoea3 cho ăn Nauplius của Artemia, sau mỗi lần lột xác tăng lượng thức ăn lên 1 g.

• Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi được giữ ổn định: pH = 7,5 – 8,5, nhiệt độ trong bể ương từ 27 – 29oC, độ mặn từ 28 - 29 ppt. Gần cuối mỗi giai đoạn biến biến thái của cua tiến hành siphon, thay nước từ 10 - 20% lượng nước cũ, vệ sinh thành bểõ. Sau khi thay nước, xử lý Super Shrimp Power (1 ppm) để chống sốc cho ấu trùng, Shrimp Favour (1ppm) để ngăn ngừa trùng loa kèn, vi khuẩn.

Định kỳ xử lý Deocare (1 ppm), 3 ngày/lần có tác dụng giảm lượng ammonia tổng số.

Xử lý UV toàn bộ phòng theo định kỳ 3 ngày /lần, thời gian 20 - 30 phút. Ngoài ra còn dùng ET - 800 để kích thích ấu trùng bắt mồi.

b. Giai đoạn cuối của Zoea5 đến cua 2

• Giai đoạn này ấu trùng được cho ăn Nauplius của Artemia hay Artemia 1 g/ lần/ngày. Thức ăn chế biến 1 g/lần, cho ăn 4 lần/ngày. Thức ăn tổng hợp Frippak 1 g/lần/ngày. Thành phần thức ăn chế biến gồm: thịt cá tươi, trứng gà, thịt tôm, sò huyết. Các nguyên liệu trên được sơ chế, đem xay nhuyễn và hấp chín. Thức ăn chế biến được cà qua vợt thưa trước khi cho ấu trùng ăn. • Các yếu tố môi trường trong bể được giữ ổn định: pH = 7,5 – 8,5, nhiệt độ

trong bể ương từ 27 – 29oC, độ mặn từ 26 - 27 ppt.

Đáy bể được kiểm tra thường xuyên và siphone loại bỏ thức ăn dư thừa và xác chết của ấu trùng. Khi ấu trùng chuyển hoàn toàn sang Megalopa tiến hành siphone lần cuối để cải thiện môi trường nước giúp ấu trùng lột xác dễ dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi Zoea5 chuyển được khoảng 70 - 80% sang Megalopa, dùng vỏ hến đã được xử lý sạch rãi xuống đáy bể tạo nơi ẩn nấp cho cua để hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau khi lột xác.

Khi trong các bể ương bắt đầu xuất hiện cua bột thì các vật bám bằng lưới phong lan hoặc dây nylon được đặt đềàu khắp bể làm chỗ trú cho cua.

Deocare được sử dụng theo định kỳ (1 ppm) 2 ngày/lần và Shrimp Favour (1 ppm) 3 ngày/lần.

c. Thu hoạch và vận chuyển

Sau khi ương nuôi được 25 ngày tuổi, đạt cua 2 thì tiến hành thu hoạch: • Giũ nhẹ toàn bộ cua dính bên trong vật bám, đồng thời hạ thấp mức

nước trong bể.

• Dùng vợt vớt tất cả vỏ hến ở đáy bể.

• Khi mức nước hạ thấp dùng vợt thu cua chuyển ra thau nhựa có chứa nước.

• Dùng vợt chắn ở van xả để thu toàn bộ cua sót lại. • Tiến hành định lượng ở từng bể ương nuôi.

Vận chuyển

• Cua được vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển hở.

• Sử dụng các khay nhựa kích thước 30 x 40 x 5 cm, trong khay rải 1 lớp cát mịn 0,5 - 1 cm cho cua vùi mình, thời gian vận chuyển trong 8 giờ. Cỏ nước mặn được sử dụng nếu vận chuyển gần, thời gian ngắn để thay cho cát. Trong quá trình vận chuyển thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cua.

1.3.4. Quá trình phát triển và tỷ lệ sống

Giai đoạn Zoea1 đến giai đoạn Zoea5 tỷ lệ sống đạt được chưa ổn định tuỳ theo chế độ chăm sóc, chế độ chiếu sáng khác nhau mà dao động từ 21,7% đến 27,5%. Giai đoạn Megalopa đến cua 2 đạt được tỷ lệ sống từ 2,16 – 4,17%.

Sau 14 – 15 ngày thì hết giai đoạn Zoea và giai đoạn Megalopa mất 7 – 8 ngày. Tuy nhiên thời gian lột xác ở giai đoạn cua 1 đến cua 2 thì không được xác định chính xác vì hầu hết cua bột chuyển giai đoạn không đều. Giai đoạn Zoea1 đến giai đoạn Zoea5 có thời gian biến thái dao động từ 354 giờ đến 360 giờ ở nhiệt độ từ

27 – 29oC. Giai đoạn Megalopa đến cua 1 có thời gian biến thái trung bình là 154 giờ.

Hình 5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng từ Zoea1 đến cua bột 1. Ấu trùng Zoea 1 2. Ấu trùng Zoea 2 3. Ấu trùng Zoea 3 4. Ấu trùng Zoea 4 5. Ấu trùng Zoea 5 6. Ấu trùng Megalopa 7. Cua bột (cua 2)

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng, tảo chaetoceros sp và chế phẩm sinh học epicin đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla paramamosain (Trang 27 - 31)