4.1. Một số chỉ tiêu môi trường trong bể ương nuôi ấu trùng
Bảng 5: Các chỉ tiêu môi trường trong ứng dụng sản xuất Ngày nuôi Chỉ tiêu 0 5 10 15 20 25 NH3- N(mg/l) 0,01±0 0,13±0,014 0,39±0,38 0,51±0,076 0,64±0,041 1±0,018 NO2- (mg/l) 0,003±0 0,008±0,001 0,008±0,002 0,01±0,005 0,02±0,006 0,21±0,119 PO43-(mg/l) 0.064±0 0,128±0,01 0,219±0,01 0,201±0,15 0,311±0,17 0,36±0,08 COD(mgO2/l) 6,4±0 6,4±1,06 6,267±1,99 5,989±1,89 10,544±2,67 7,111±1,87 BOD(mgO2/l) 0,28±0 0,492±0,26 1,219±0,59 0,683±0,61 1,607±0,85 1,663±0,73
Từ kết quả phân tích các yếu tố quan trọng trong môi trường nước (ammonia tổng số, nitrite, photphate, COD, BOD cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu chất lượng nước trong các bể nuôi có xu hướng tăng dần cho đến cuối giai đoạn ương nuôi. Tuy nhiên các hàm lượng này đều nằm trong khả năng chịu đựng của ấu trùng và không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của ấu trùng. Thời gian sản xuất thử nghiệm nhờ những kinh nghiệm và kết quả của thí nghiệm trước nên việc quản lý môi trường tốt hơn.
Ở các bể ương nuôi, hàm lượng ammonia tổng số tăng nhanh vào giai đoạn cuối của quá trình nuôi và đạt giá trị cao nhất là 1 mgNH3-N/lít. Tuy nhiên giá trị này vẫn chưa tác động tới sự sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng.
Hàm lượng nitrite tuy có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp trong các bể ương vào cuối giai đoạn nuôi.
Hàm lượng photphate tăng gấp đôi ở giai đoạn 10 ngày nuôi đầu và sau đó tăng chậm cho đến cuối giai đoạn ương nuôi.
Chỉ số BOD ít biến động trong suốt quá trình ương nuôi và duy trì ở giá trị thấp vào cuối giai đoạn nuôi (1,66 mgO2/lít). So với thí nghiệm đầu thì chỉ số BOD ở thí nghiệm này có giá trị thấp hơn nhiều vào cuối quá trình ương.
Chỉ số COD gần như ổn định suốt quá trình ương nuôi, riêng ở giai đoạn ngày thứ 20 thì chỉ số COD tăng, có thể do ở thời điểm này ấu trùng Megalopa lột xác chuyển sang cua bột nên các chất thải trong bể ương tăng lên. Mặt khác, ở giai đoạn này ấu trùng bị hao hụt nhiều do tập tính ăn nhau hay do khó lột xác.
4.2. Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng
Tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 đạt giá trị trung bình 51,9% ± 11,3, tỷ lệ sống cao nhất 71,1% và thấp nhất 35,69%, giai đoạn Megalopa đến cua bột đạt 3,92% ± 0,95, tỷ lệ sống cao nhất là 5,63% và thấp nhất là 2,5%.
Thời gian biến thái trung bình từ giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 là 353 giờ, giai đoạn Megalopa đến cua bột là 155 giờ.
Bảng 6: Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng
Bể Tỷ lệ sống từ Z
1 – Z5 (%) Thời gian biến thái Z1 – Z5(giờ)
Tỷ lệ sống Megalopa – cua
bột(%)
Thời gian biến thái Megalopa–cua bột(giờ) 1 35,69 358 3,65 160 2 49,14 353 2,50 163 3 47,79 353 2,70 163 4 46,15 353 4,36 156 5 47,79 353 5,63 152 6 43,77 355 4,42 156 7 65,17 350 3,85 148 8 71,10 348 3,73 148 9 60,43 350 4,41 148
Tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 đạt giá trị trung bình 51,9% ± 11,3, tỷ lệ sống cao nhất 71,1% và thấp nhất là 35,69%.Giai đoạn Megalopa đến cua bột đạt giá trị trung bình là 3,92% ± 0,95, tỷ lệ sống cao nhất là 5,63% và thấp nhất là 2,5%.
Thời gian biến thái giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 biến động từ 348 đến 353 giờ, giai đoạn Megalopa đến cua bột biến động từ 148 đến 163 giờ.
Tác giả Nguyễn Cơ Thạch thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea thì với nhóm thức ăn là Artemia,
Brachionus và tảo đã cho tỷ lệ sống ở giai đoạn này là 18,3%. Như vậy thì ở giai đoạn này kết quả thử nghiệm sản xuất đạt tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển cao hơn (51,9% ± 11,3). Đến giai đoạn Megalopa, tác giả Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng thức ăn là Artemia và thịt tôm, nhuyễn thể cho ấu trùng ăn, kết quả cho tỷ lệ sống rất cao từ 73 – 85%. Ngược lại, kết quả của thử nghiệm sản xuất cho tỷ lệ sống rất thấp từ 2,50 – 5,63%, mặc dù chúng tôi đã sử dụng nguồn thức ăn tương tự để cho ấu trùng ăn. Sự khác biệt về tỷ lệ sống này có thể do chúng tôi ương nuôi ấu trùng Megalopa với mật độ cao hơn (25 – 30 con/lít) thí nghiệm của tác giả Nguyễn Cơ Thạch (20 con/lít).
PHẦN IV
K
KEEÁÁTT LLUUAAÄÄNN VVAAØØ
Đ