1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô

64 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 439,79 KB

Nội dung

40 Bảng 3.9 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm .... 41 Bảng 3.10 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với lời cảm ơn chân thành và sâu s ắc, em xin gửi đến:

Quý thầy cô Khoa Chế Biến, tr ường Đại Học Nha Trang đ ã tận tâm truyền

đạt những kiến thức khoa học cho em trong suốt khóa học

Thầy TS Phan Thế Đồng, trưởng Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, tr ường Đại

Học Nông Lâm đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành tốt luận văntốt nghiệp này

Quý thầy cô phòng Hóa Sinh, phòng Vi Sinh c ủa Khoa Công Nghệ ThựcPhẩm và Trung Tâm Phân Tích Hóa Lý c ủa Khoa Công Nghệ Hóa Học, tr ường ĐạiHọc Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể sửdụng những thiết bị và máy móc cần thiết cho việc thực hiện đề t ài

Gia đình, người thân và bạn bè tôi

SV Nguyễn Thị Yến Nhi

Lớp: 47CBP

Trường Đại Học Nha Trang

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ix

TÓM TẮT x

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan về tinh dầu 2

1.1.1 Những hiểu biết chung về tinh dầu 2

1.1.1.1 Định nghĩa tinh dầu 2

1.1.1.2 Lịch sử phát triển tinh dầu 2

1.1.1.3 Vai trò của tinh dầu đối với đời sống của thực vật 4

1.1.1.4 Nguyên liệu sản xuất tinh dầu 5

1.1.1.5 Sản xuất tinh dầu theo phương pháp chưng c ất hơi nước 8

1.1.1.6 Các tính chất vật lý của tinh dầu 10

1.1.1.7 Các ứng dụng của tinh dầu 10

1.1.2 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu 11

1.2 Tổng quan về Tía tô 13

1.2.1 Phân loại 13

1.2.2 Mô tả cây 13

1.2.3 Phân bố 13

Trang 3

1.2.4 Bộ phận dùng 13

1.2.5 Thành phần hóa học 13

1.2.6 Công dụng 15

1.3 Tổng quan về một số chủng vi khuẩn nghi ên cứu 16

1.3.1 Escherichia coli 16

1.3.2 Klebsiella 16

1.3.3 Salmonella 17

1.3.4 Proteus 17

1.3.5 Shigella 17

1.3.6 Pseudomonas aeruginosa 18

1.3.7 Bacillus subtilis 19

1.3.8 Bacillus cereus 19

1.3.9 Staphylococcus aureus 19

1.3.10 Methicillin Resistant Staphylococcus aureu s (MRSA) 20

1.3.11 Streptococcus phân 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Vi sinh vật và môi trường thử nghiệm 21

2.2.1 Các chủng vi khuẩn dùng trong thử nghiệm 21

2.2.2 Môi trường thử nghiệm 21

2.3 Phương pháp nghiên c ứu 22

2.3.1 Xác định hàm lượng nước của lá tía tô trên thiết bị Dinsta 22

2.3.1.1 Mục đích 22

Trang 4

2.3.1.2 Phương pháp 22

2.3.2 Chưng cất tinh dầu trên thiết bị Clevenger 23

2.3.2.1 Mục đích 23

2.3.2.2 Phương pháp 23

2.3.3 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tía tô 25

2.3.3.1 Chuẩn bị vi khuẩn 25

2.3.3.2 Chuẩn bị chất thử 26

2.3.3.3 Định tính sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn theo ph ương pháp khuếch tán trên thạch 26

2.3.3.4 Xác định MIC theo phương pháp hòa tan trên thạch 27

2.3.3.5 Các thao tác được chú ý trong quá trình thực hiện 28

2.4 Hóa chất và thiết bị sử dụng 31

2.4.1 Hóa chất 31

2.4.2 Thiết bị 31

2.5 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài 31

2.5.1 Địa điểm 31

2.5.2 Thời gian 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Xác định hàm lượng nước của nguyên liệu 32

3.2 Hàm lượng tinh dầu có trong nguy ên liệu khảo sát 32

3.3 Kết quả định tính sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tía tô 33

3.3.1 Điều kiện thử nghiệm 33

3.3.2 Kết quả 34

Trang 5

3.4 Kết quả xác định MIC của tinh dầu tía tô 39

3.4.1 Điều kiện thử nghiệm 39

3.4.2 Kết quả 39

3.5 So sánh hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tía tô vớ i một số tinh dầu rau thơm khác 41

3.5.1 Kết quả định tính 41

3.5.1.1 Tinh dầu nguyên chất 41

3.5.1.2 Dung dịch 5 % tinh dầu 43

3.5.2 Kết quả tìm MIC 44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Họ và tên một số cây tinh dầu quan trọng 6

Bảng 1.2 Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô 14

Bảng 1.3 Thành phần hóa học của tinh dầu tía tô 14

Bảng 3.1 Hàm lượng nước của nguyên liệu 32

Bảng 3.2 Hàm lượng tinh dầu thu được 32

Bảng 3.3 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của tinh dầu tía tô nguyên chất 34

Bảng 3.4 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn G ram dương của tinh dầu tía tô nguyên chất 35

Bảng 3.5 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % 37

Bảng 3.6 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % 37

Bảng 3.7 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram âm 40

Bảng 3.8 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram d ương 40

Bảng 3.9 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm 41

Bảng 3.10 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm 42

Bảng 3.11 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch 5 % tinh dầu tía tô so với một số loại rau thơm 43

Trang 7

Bảng 3.12 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch 5 % tinh dầu tía tô so với một số loại rau thơm 43

Bảng 3.13 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau thơm đối với VK Gram âm 44 Bảng 3.14 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau thơm đối với VK Gram dương 45

Trang 9

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ATCC American Type Culture Collection (B ộ sưu

tập giống chủng Hoa Kỳ)

MRSA Methicillin Resistant Staphylococcus aureus

P.aeruginosa Pseudomonas aeruginosa

Trang 10

TÓM TẮT

Đề tài: “Bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô”được thực hiện với mục đích chính l à tìm được nồng độ tối thiểu ức chế sự phát

triển của một số chủng vi sinh vật

Trước hết, tinh dầu lá tía tô đ ược chiết xuất và xác định hàm lượng bằngphương pháp chưng cất hơi nước Tiếp theo, khả năng kháng khuẩn của tinh dầu tía

tô được đánh giá định tính theo phương pháp khu ếch tán đặt đĩa giấy tr ên các chủng

vi khuẩn Cuối cùng, giá trị MIC của tinh dầu được đánh giá theo ph ương pháp hòa

tan trong môi trường thạch

Kết quả bước đầu cho thấy hàm lượng tinh dầu trong lá tía tô khá thấp,

chiếm khoảng 0,49 % tính theo chất khô Đối với tính kháng khuẩn, tinh dầu tía tô

có thể ức chế hầu hết các chủng vi khuẩn đ ược nghiên cứu, chủ yếu là các chủng

gây bệnh cho người và gây hư hỏng thực phẩm Chỉ duy nhất P.aeruginosa không

bị ức chế Giá trị MIC t ìm được cho hầu hết các chủng vi khuẩn nghi ên cứu, riêng

P.aeruginosa không có tác dụng trong dãy nồng độ thử.

Trang 11

MỞ ĐẦU

Ngày nay trong đời sống của con người, vai trò của tinh dầu ngày càng trởnên thiết yếu hơn Trong rất nhiều sản phẩm, từ những sản phẩm đắt t iền như cácloại nước hoa cao cấp cho đến các mặt hàng rẻ tiền như một nồi xông hơi trị cảm,

chúng ta đều bắt gặp sự hiện diện của tinh dầu

Nhắc đến ẩm thực nói chung v à ẩm thực phương Đông nói riêng không th ểkhông nhắc đến rau thơm hay rau gia vị Rau gia vị làm cho món ăn thêm màu s ắc,hấp dẫn, lôi cuốn bởi nhữ ng hương vị đặc trưng của tinh dầu thơm chứa trong nó.Ngoài tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn, phát huy những đặc tính có lợi vàgiảm những mặt tiêu cực của thực phẩm một cách khoa học, các l oại rau thơm còn

có tác dụng chữa bệnh rất tốt bởi th ành phần tinh dầu và một số chất đặc biệt chứatrong chúng Húng quế chữa khó tiêu, đau dạ dày, tía tô trị cảm cúm, nhức đầu…tất

cả đều là những bài thuốc dân gian hiệu quả được lưu truyền cho đến nay

Để có thể áp dụng một cách khoa học v ào công nghệ chế biến thực phẩm

hoặc áp dụng vào trong việc phát triển các thực phẩm chức năng th ì việc nghiên cứu

đặc tính của các loại tinh dầu rau gia vị l à rất cần thiết Xuất phát từ nhu cầu n ày,

được sự hướng dẫn của thầy TS Phan Thế Đồng, chúng tôi thực hiện đề t ài:”Bước

đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô” nhằm có cái nhìn

tổng quát về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu tía tô - một loại rau thơm phổ biếncủa ẩm thực Việt Nam đồng thời l à vị thuốc cổ truyền của y học Việt Nam Tr ên cơ

sở đó, chúng ta có h ướng điều chế và sử dụng tinh dầu tía tô trong thực phẩm h aytrong y học một cách khoa học v à hiệu quả

Để đạt được mục tiêu trên, hai nôi dung chính c ủa đề tài cần thực hiện là:

Chưng cất thu tinh dầu tía tô

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tía tô

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về tinh dầu

1.1.1 Những hiểu biết chung về tinh dầu

1.1.1.1 Định nghĩa tinh dầu

Tinh dầu còn được gọi là chất thơm hay hương du là hỗn hợp của nhiều chất

bay hơi có mùi thơm ho ặc mùi hắc khó chịu mà ta có thể chiết xuất từ các loại câyhay các loài động vật Chúng thường là những hợp chất hữu cơ phức tạp được tạo

thành trong quá trình phát tri ển của thực vật (Nguyễn Năng Vinh, 1974)

Cần phân biệt rõ tinh dầu với dầu béo Xét về thành phần hoá học thìtinh dầu có thành phần chủ yếu là các hợp chất terpene Còn thành phần hoá học củadầu béo (lipid) chủ yếu là triglyceride Đây là este của rượu ba chức glycerin và cácacid béo Ngoài ra còn có các ch ất béo chứa phospho, nitơ… Xét về mặt vật lý, tinhdầu thường dễ bay hơi ở nhiệt độ thường: nhỏ vài giọt tinh dầu lên tờ giấy, tinh dầu

sẽ bị bay hơi rất nhanh Tinh dầu còn dễ bị bay hơi cùng với hơi nước khi chưngcất Còn đối với dầu béo thì khả năng bay hơi rất kém

1.1.1.2 Lịch sử phát triển tinh dầu

Các sản phẩm tinh dầu trích ly xuất hiện và phát triển theo nền văn minh củanhân loại Các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng chính phương Đông là nơi bắt

đầu lịch sử của tinh dầu Ng ày xưa, người ta đã biết sử dụng trực tiếp các loại cây

cỏ, hoa lá có mùi thơm trong các nghi l ễ tôn giáo

Thời kỳ Trung Cổ tại Châu Âu những hợp chất có m ùi thơm được sửdụng rộng rãi, thường được xem như là những dược liệu Sự phát triển đầy đủ về kỹthuật chưng cất tinh dầu bắt đầu từ thế kỉ th ứ XIII tại Tây Ban Nha Kỹ nghệ về

nước hoa xuất hiện sau đó v ài thế kỉ

Vào thế kỷ XVII, vùng Grass ở miền Nam nước Pháp trở thành trungtâm lớn nhất về tinh dầu đầu ti ên trên thế giới Đặc biệt là tinh dầu các loại hoa Kỹnghệ chiết xuất tinh dầu của vùng này đạt đến đỉnh cao trước Thế Chiến Thứ II, v à

Trang 13

hiện nay bị lu mờ trước sự cạnh tranh của các công nghệ hiện đại khắp nơi trên thếgiới.

Hiện nay, thị trường về tinh dầu không phải chỉ có ở nh ững vùng có sựhiện diện của các nhiên liệu chứa tinh dầu như Đông Âu, Balkan, vùng Địa TrungHải mà còn xuất hiện ở Bắc Âu, Do Thái, New Zealand, Tasmania, miền Nam Châu

Á… Trong một vài nước, sự khuyến khích trồng cây tinh dầu đ ược coi là chính sách

kinh tế của chính phủ Ở Pháp, sự phát triển tr ong việc trồng cây cho tinh dầu đượccộng tác chặt chẽ trong những nhóm trang trại Kết quả của việc n ày là trong 20

năm gần đây, người ta đã tích luỹ được nhiều thông tin mới về việc canh tác và khai

thác các loại cây tinh dầu ở vùng ôn đới

Các hội nghị quốc tế về tinh dầu đ ược tổ chức định kỳ, tại đây đã quy

tụ rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng có liên quan đến tinh dầu như:Journées Internationales des Huilles Essentielles (lần thứ 13 tại Pháp, 1994) hayInternational Symposium on Ess ential Oils (lần thứ 25 tại Pháp, 1994) hoặcInternational Congress of Essential Oils, Flavour and Fragrances (l ần thứ 13 tại Thổ

Nhĩ Kỳ, 1995)… Hiện nay, tạp chí Journal of Essential Oil Research , do Dr B M.

Lawrence chủ biên cung cấp đầy đủ về mọi khía cạnh trong nghiên cứu tinh dầuthuần tuý và ứng dụng Phát hành từ năm 1989, đây là một tạp chí rất có uy tíntrong lĩnh vực tinh dầu (Lê Ngọc Thạch, 2003, tr.2)

Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió m ùa rất thuận lợi cho việc pháttriển các loài thực vật, trong đó có các loại cây c ho tinh dầu Nhân dân ta đã đi vàokhai thác từ lâu tinh dầu của các loại cây nh ư bạc hà, hương nhu, long não, quế,sả…tuy nhiên chỉ ở quy mô thủ công

Một số loại cây tinh dầu đang đ ược khai thác ở Việt Nam:

 Hồi () có ở Cao Lạng và một số tỉnh, thu hoạch hàng năm từ

2000-4000 tấn quả

 Quế (, ) có ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng B ình… hằng năm

cho 300-500 tấn vỏ

Trang 14

 Tràm (Melaleuca leucadendron) có ở Đồng Nai, Tây Ninh, Long

An… hằng năm khai thác tốt có thể tới 500 t ấn tinh dầu

 Sả Xrilanca, Sả Java được trồng ở các nông trường miền Bắc cho từ

50-100 tấn tinh dầu mỗi năm

 Màng tang (Litsea cubeba luor) mọc hoang dại hầu hết ở các tỉnh

Trung du, miền núi, hằng năm khai thác khoảng 20 -30 tấn tinh dầu

1.1.1.3 Vai trò của tinh dầu đối với đời sống của thực vật

Tinh dầu do thực vật tổng hợp nên trong quá trình sinh sống và phát triển vìvậy nó phải có một vai tr ò nhất định đối với đời sống của thực vật tạo ra nó (Lê Ngọc Thạch, 2003, tr.33)

Nhiệm vụ dẫn dụ

Thông thường sự thụ phấn các loại hoa đ ược thực hiện chủ yếu bởi côntrùng Côn trùng tìm đến hoa được là do hương thơm của hoa toả ra Ở một số lo àihoa, tinh dầu của nó có khả năng dẫn dụ côn tr ùng đến giúp cho hoa thụ phấn

Nhiệm vụ bảo vệ

Người ta nhận thấy trong một số lo ài cây, tinh dầu của chúng góp phần

bảo vệ cây chống lại các lo ài vật ăn cỏ (loài vật và côn trùng) Juvabion, đư ợc tìm

thấy trong tinh dầu của Ocimum basilicum, có khả năng ngăn chặn chu kỳ sinh

trưởng của một số côn trùng chuyên phá hoại các loại cây này

Một số tinh dầu khác bảo vệ cây bằng khả năng xua đuổi lo ài vật

Nhiệm vụ hỗ trợ phát triển

Allelopathy được định nghĩa là khả năng đặc biệt của cây cối nhằm tạo

ra những hoá chất để ngăn chặn hoặc giúp ích cho những cây chung quanh Nhữnghoá chất này ảnh hưởng đến sự sinh tồn v à phát triển bao gồm ngăn chặn sự nảymầm của hạt, làm biến dạng rễ cây, làm chậm sự phát triển của cây…

Trang 15

Tại những vùng có hệ sinh thái bán khô cằn, nh ư vùng Viễn Tây nước

Mỹ có những cây thuộc họ Lamiaceae v à Asteraceae chứa rất nhiều tinh dầu D ưới

điều kiện nóng khô, những tinh dầu n ày bay hơi, một số hơi tinh dầu bị đất hấp thu

và giữ lại tạo thành một vùng ngăn chặn sự phát triển của các cây khác c ùng loại Ở

Australia, cây Eucalyptus pilularis ngăn chặn sự nảy mầm của chính hạt của nó trong vùng chung quanh cây Ho ặc cây Eucalyptus delegatensis làm cho những cây

con mọc quanh nó chỉ cao độ 1 m trong khoảng cả 40 năm , các cây con phát triểnmãnh liệt ngay khi cây này chết hoặc ngã xuống

Dung môi hữu cơ

Một số monoterpene không đảm nhiệm những chức năng ri êng rẻ mà

chúng đóng vai trò dung môi hữu cơ cho một số hợp chất hữu cơ khác có hoạt tính

sinh học trong cây Tinh dầu Myrica gale chứa hỗn hợp monoterpen e dễ bay hơi và

một sesquiterpene kém bay hơi nhưng có ho ạt tính chống nấm rất mạnh l àgermacron Khi tuyến tinh dầu bị vỡ ra, các monoterpen e mau chóng toả ra bao phủvết thương và mang theo germacron ít linh đ ộng Sau đó chúng bay h ơi đi để lại

germacron được trải rộng đều trên vết thương (Carlton 1990)

Hoạt tính kháng sinh

Khi các động vật ăn cỏ hoặc do một nguyên nhân cơ học nào đó làm

tổn hại các cơ quan của cây, tinh dầu từ các mô thoát ra bảo vệ vết th ương khôngcho cây bị nhiễm trùng thứ cấp Những hợp chất có nhiệm vụ nh ư trên trong thựcvật được gọi chung là những chất phytoalexin Các phytoalexin không phải chỉ cómặt trong tinh dầu mà dường như còn được tạo ra từ những mô cây gần vết th ương

1.1.1.4 Nguyên liệu sản xuất tinh dầu

Hiện nay người ta đã biết được rằng các tinh dầu có trong 298 họ cây khác

nhau, trong đó có 87 họ có giá trị (Lê Ngọc Thạch, 2003, tr.14) Sau đây là ba họ có

nhiều loài cho tinh dầu:

Trang 16

đới, hầu hết trong vùng Địa Trung Hải, ôn đới, hiếm có ở v ùng mưa nhiệt đới.

Họ Hoa Môi (Lamiaceae)

Có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giớ, bao gồm khoảng 200 giống v à

từ 2000 đến 5000 loài có chứa tinh dầu thường ở dạng cây bụi thấp Hầu hết họ HoaMôi chứa terpene và một số cấu phần khác chủ yếu trong tuyến tinh dầu ở biểu b ìcủa lá, thân

Họ Hoa tán, Ngò (Umbellifferae, Apiaceae)

Là một họ lớn gồm khoảng 300 giống v à 3000 loài có hương thơm, đư ợcphân bố khắp nơi Các cây thuộc họ này có đới sống bán niên hoặc nhất niên, chiều

cao thay đổi từ vài xăng-ti-mét đến vài mét, hầu hết được dùng làm hương liệu, sản

xuất tinh dầu dùng trong thực phẩm, dược phẩm, hương liệu …

Bảng 1.1 Họ và tên một số cây tinh dầu quan trọng

Lavandula angustifolia Mill

Mentha arvensis L.

Mentha piperita L.

Mentha spicata L.

Pogostemon patchouly Pellet

Citrus aurantilfolia Christm.

Citrus aurantium L.

Citrus limon Burm.

Lavender - Oải hươngConmint - Bạc hà ÁPeppermint - Bạc hà ÂuSpearmint - Bạc hà lụcPatchouli - Hoắc hươngLime - Chanh ta

Orange - CamLemon - Chanh tây

Lamiaceae

Rutaceae

Trang 17

Cymbopogon spp Spreng.

Vetiveria zizanioides Nash.

Litsea cubeba Lam.

Sassafras albidum Trew.

Sassafras - Xá xịEucalyptus - khuynh diệpClove - Đinh hươngJasmin - Lài

Rose - HồngSandalwood - Đàn hươngThuja

Poaceae

Lauranceae

Myrtaceae

CleaceaeRosaceaeSantalaceaecupressaceae

Tinh dầu có thể chứa ở rễ, căn h ành, thân, cành, lá, hoa, trái, h ạt Tinh dầu ởmỗi bộ phận trên cùng một cây có thể giống nhau hoặc khác nhau rất nhiều về th ànhphần hoá học, hàm lượng tinh dầu, hàm lượng cấu phần chính

Để phù hợp với quá trình sơ bộ chế biến nguyên liệu và các điều kiện kỹ

thuật khai thác riêng cho từng loại nguyên liệu một, nhằm hợp lý hoá quá trình sảnxuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của thành phẩm, người ta chia nguyên liệutinh dầu ra thành những dạng như sau:

 Nguyên liệu quả và hạt: sa nhân, xuyên tiêu, màng tang, thảo quả,

phật thủ…

 Nguyên lệu cỏ, lá: cỏ vertiver, lá bạc hà, hương nhu, húng quế, húng

chanh, tía tô, kinh giới, rau má, lá sả, lá tràm…

 Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa bưởi, đinh hương, hoa hồi…

 Nguyên liệu củ, rễ: củ gừng, riềng, nghệ, h ành, tỏi, xuyên khung, bạch

chỉ, bạch truật, đương quy…

Trang 18

Ngoài ra còn có những nguyên liệu từ dạng gỗ, hoặc vỏ quả (cam, chanh,quýt), vỏ cây các loại ( quế ) v à các loại nhựa (cánh kiến, thô ng)…

1.1.1.5 Sản xuất tinh dầu theo phương pháp chưng cất hơi nước

Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hoà tan, khuếch tán và lôi

cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu c ơ trong tinh dầu chứa trong các môkhi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ khoảng 1000C (Lê Ngọc Thạch, 2003, tr.80)

 Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước

Sự khuếch tán

Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinhdầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngo ài theo hơi nước lôi cuốn đi Phần lớntinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngo ài bề mặt nguyên liệu bằng

sự hoà tan và thẩm thấu

Như vậy sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho n ên trong trường hợpchưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt người ta thường chú ý tránh không để

nguyên liệu bị khô Mặt khác, nếu lượng nước sử dụng thừa quá cũng không có lợi,nhất là trong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong n ước

Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra để tạo điều kiện thuận lợicho tinh dầu thoát ra khỏi nguyên liệu, cho nên lớp nguyên liệu thường phải có một

độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng

Sự thủy giải

Những cấu phần ester trong tinh dầu th ường dễ bị thuỷ giải cho ra acid

và alcol khi đun nóng trong m ột thời gian dài với nước Do đó, để hạn chế hiệntượng này, quá trình chưng cất hơi nước thường được thực hiện trong một thời giantương đối ngắn

Nhiệt độ

Trang 19

Nhiệt độ cao làm phân huỷ tinh dầu Do đó, khi cần thiết phải d ùng hơi

nước quá nhiệt (trên 1000C) thì việc này thường được thực hiện trong giai đoạn cuốicùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết Thực ra,hầu hết các tinh dầu đều kém bền d ưới tác dụng của nhiệt n ên vấn đề là làm sao chothời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt

 Các phương pháp chưng cất hơi nước

Trong công nghiệp, dựa trên thực hành người ta chia các phương pháp

chưng cất hơi nước ra ba loại chính:

 Chưng cất bằng nước

 Chưng cất bằng nước và hơi nước

 Chưng cất bằng hơi nước

Cả ba phương pháp này đều có nguyên lý giống nhau nhưng khác nhau

ở cách thực hiện

 Ưu và khuyết điểm

 Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản

 Thiết bị gọn, dễ chế tạo

 Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ

 Thời gian tương đối nhanh

 Không có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp

 Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấuphần dễ bị phân hủy

 Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên li ệu (đó là nhữngchất định hương thiên nhiên rất có giá trị)

 Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn

Trang 20

 Những tinh dầu có độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém.

1.1.1.6 Các tính chất vật lý của tinh dầu

 Tinh dầu có nhiệt độ sôi cao, khoảng 100 -2000

C, dễ bay hơi và thường có

mùi thơm Vì vậy, người ta thường chứa tinh dầu trong những lọ có miệng

nhỏ và đậy nút kỹ

 Tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt, một số tinh dầu có

màu rất sẫm như tinh dầu ngải cứu (xanh lơ), tinh dầu quế (nâu sẫm)

 Tỷ trọng của các loại tinh dầu th ường nhỏ hơn 1

 Tinh dầu không tan hoặc tan rất ít trong n ước nhưng chúng hòa tan tốt

trong đa số các dung môi hữu cơ, chất béo và dầu thực vật

 Tinh dầu là thành phần rất dễ thay đổi mùi dưới tác động của nhiệt độ, ánh

sáng Vì vậy, chúng thường được bảo quản trong chai lọ tối màu

1.1.1.7 Các ứng dụng của tinh dầu

Trong công nghiệp thực phẩm

Tinh dầu giữ vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo,thức uống Mặc dù với một lượng vô cùng nhỏ và dưới những dạng khác nhau, tinhdầu đã góp phần tạo hương cho các loại thức ăn, đồ uống, làm cho chúng thêm phầnhấp dẫn

Tinh dầu còn được biết đến như một chất bảo quản bởi hoạt tính kháng visinh vật và tính chất chống oxy hóa ưu việt của nó.Với nhịp sống hiện nay, con

người không đủ thời gian để chuẩn bị cho m ình một bữa ăn đúng nghĩa, thức ănnhanh ra đời Đặc tính chung của các loại thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến

sẵn là rất dễ hư hỏng do một mặt hoạt độ nước của chúng khá cao, một mặt chứakhá nhiều chất béo Các loại hợp chất tổng hợp có tính chống oxy hóa được cho vàothực phẩm trong nhiều năm qua đ ã không còn được ưa chuộng bởi xu hướng dùngthực phẩm an toàn và tự nhiên Được sử dụng như một gia vị, khi cho vào thực

Trang 21

phẩm đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn, tinh dầu hoạt động như những chấtchống oxy hóa hoặc như là chất bảo quản chống lại các vi sinh vật gây hư hỏng thựcphẩm Hơn thế nữa, chúng có nguồn gốc tự nhiên và có thể cho rằng chúng khônggây hại đến sức khỏe người sử dụng.

Trong y học

Tinh dầu là loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ t ruyền.Tinh dầu có nhiều tác dụng điều trị khác nhau, có loại tác d ụng lên hệ thần kinh

trung ương, có loại lại kích thích dịch ti êu hóa, dịch dạ dày, dịch ruột và dịch mật

Vì vây, chúng được chế thành thuốc chữa trị các bệnh về đ ường hô hấp, tuần hoàntiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, xoa bóp các cổ đau, giảm mệt mỏi v à kích thíchhoạt động của cơ bắp

Mỗi tinh dầu có thành phần hóa học và cấu phần chính khác nhau n ên nhữnghoạt tính trị bệnh khác nhau Tinh dầu bạc h à có hàm lượng mentol cao có tác dụngkích ngọn dây thần kinh gây cảm giác lạnh giảm đau tại chỗ, l àm chế phẩm cao xoa,dầu xoa Tinh dầu h ương nhu, cung cấp eugenol dùng làm thuốc sát trùng, thuốcgiảm đau, chất dùng trong việc trám răng tạm thời Tinh dầu thuộc họ cam quýtdùng làm thuốc kích thích giúp tiêu hóa tốt…

Trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm

Tinh dầu là nguồn nguyên liệu chủ yếu để chế biến v à sản xuất các loại sảnphẩm như: nước hoa, kem đánh răng, x à phòng thơm, các loại kem dưỡng da, sonmôi, dầu gội đầu…

1.1.2 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầ u(Lê Ngọc Thạch, 2003, tr.40)

Hoạt tính kháng khuẩn (anti bacterial activity) của tinh dầu trong điều kiệnphòng thí nghiệm được hiểu như là khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong

điều kiện in vitro, thông qua việc đo đường kính vòng vô khuẩn.

Rao (1989) nhận thấy tinh dầu Limnophila gratissima có khả năng kháng

khuẩn mạnh tương tự như Streptomicine và Chlora mphenicol đối với những vi

Trang 22

khuẩn gây bệnh cho người như Bacillus cereus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus.

Tinh dầu nhục đậu khấu (Elattaria cardimomum ) có chứa limonen ức chế rất hiệu quả vi khuẩn Propionbacterium acne Vi khuẩn này gây bệnh viêm cơ, các vết

phát ban màu xanh lợt đỏ thấy trên mặt da đầu, bàn tay dẫn đến sưng nặng thườngkết hợp bệnh ung thư bên trong

Nếu một tinh dầu có tính kháng khuẩn, nó có thể kh áng cả vi trùng Gram âm

lẫn vi trùng Gram dương ví dụ như tinh dầu lá Cistus creticus subsp Eriocephalus.

Phương thức tác động lên vi khuẩn của các tinh dầu th ường giống nhau, đó là

tác dụng vào tế bào chất hơn là lên vách tế bào

Kabara và Villar nhận thấy rằng các hợp chất cấu h ình cis có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cấu hình trans và nhóm định chức hydroxyl trong alcol và phenol

là những nhóm định chức có hoạt tính kháng khuẩn mạnh

Nghiên cứu của PGS-TS Lê Ngọc Thạch trên tinh dầu chanh Citrus aurantifolia miền Nam Việt Nam cho thấy với cấu tử chính là citral tinh dầu có khả năng kháng khuẩn đối với các vi sinh vật gây bệnh nh ư E.coli, Staphylococcus aureus và đặc biệt là Vibrio cholerae với đường kính vòng kháng khuẩn lên đến 23

mm V.cholerae là tác nhân gây nên các vụ dịch tả trên toàn thế giới.

Cũng với nghiên cứu của PGS-TS Lê Ngọc Thạch, tinh dầu căn hành thiên

niên kiện Homalomena aromatica Schott ở Côn Đảo với cấu tử chính l à linalol kháng Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 với đường kính vòng kháng khuẩn là

21 mm Đây là loài vi khu ẩn kháng thuốc phổ biến, do đó l à một loài gây bệnh nguy

hiểm

Tinh dầu cũng có hoạt tính diệt nấm (antifungal activity), hoạt tính n ày đôi

khi được nghiên cứu chung với hoạt tính kháng khuẩn v à được gọi chung là hoạt

tính kháng vi sinh vật (antimicrobial activity)

Trang 23

Cơ chế kháng khuẩn của các cấu phần trong tinh dầu vẫn đang đ ược tiếp tục

nghiên cứu

1.2 Tổng quan về Tía tô

1.2.1 Phân loại

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britton

Giới (Regnum): Plantae

20 cm Quả là hạch nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm, màu nâu nhạt (Đỗ Tất Lợi,2003)

1.2.3 Phân bố

Tía tô là cây ưa sáng và ưa ấm, thích nghi ở những v ùng có khí hậu ôn hòa,nhiệt độ trung bình năm từ 18-230C Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, điển hình

như các tỉnh phía Nam, cây thường được trồng vào mùa mưa

Tía tô được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn, l àm gia vị và làm thuốc

1.2.4 Bộ phận dùng

Lá (tô diệp), thân (tô ngạnh) và quả (tô tử), các bộ phận đ ược thu hái về phơitrong râm mát hay sấy nhẹ cho khô để giữ nguy ên mùi vị

1.2.5 Thành phần hóa học

Trang 24

Trong toàn cây tía tô có chứa 0,5 % tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủyếu là perillaldehyde C10H14O có mùi thơm đặt biệt của tía tô, chất perilladehyde

anti-oxim ngọt gấp 2000 lần đường, khó tan trong n ước, đun nóng sẽ phân giải, có

độc cho nên không dùng làm ch ất điều vị được nhưng có người dùng làm ngọt

Chí Minh đã khảo sát tinh dầu tía tô và cho kết quả về các chỉ tiêu hóa lý cũng như

thành phần hóa học của tinh dầu tía tô như sau:

Bảng 1.2 Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô

Trang 25

A: phương pháp chưng c ất hơi nước cổ điển.

B: phương pháp chưng c ất có sự tham gia của vi sóng không cho th êm nước.C: phương pháp chưng c ất có sự tham gia của vi sóng cho thêm nước

Trong hạt tía tô có 45-50 % chất dầu lỏng, màu vàng, mùi và vị của dầu lanh,thuộc loại dầu khô, có chỉ số iod v ào loại cao nhất (206), chỉ số x à phòng 189,6, tỉtrọng 0,930

1.2.6 Công dụng

Tía tô được dùng làm rau gia vị Lá và hạt tía tô đều được dùng trong ngành

ẩm thực của các nước Ấn, Hoa, Hàn và Nhật Ở Việt Nam, lá tía tô dùng ăn sống

cũng như nấu chín như trong món canh cà bung Lá tía t ô còn được dùng để cuốnchả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông

Trang 26

Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc sau:

 Tử tô tử (Fructus Perillae): là quả (hạt) chín phơi hay sấy khô.

 Tử tô diệp (Folium Perillae): là lá phơi hay sấy khô.

 Tử tô ngạnh (Caulis Perillae): là cành non hoặc cành già phơi hay

sấy khô

Theo tài liệu cổ, tía tô có vị cay, có tác dụng phát tán phong h àn, giải uất,

hóa đờm, an thai, giải độc cua cá Thông thường, lá tía tô có tác dụng làm cho ra mồ

hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, c òn có tác dụngchữa bị ngộ độc, nôn, mữa đau bụng do ăn cua cá Cành tía tô có tác dụng chữa ho,trừ đờm, hen suyễn, tê thấp Quả tía tô làm giảm khó thở và giảm ho, trừ đờm, làm

thư giãn rụôt (Đỗ Tất Lợi, 2003)

1.3 Tổng quan về một số chủng vi khuẩn nghi ên cứu

1.3.1 Escherichia coli

Thuộc họ Enterobacteriacae, là loại trực khuẩn hình que, kích thước

(1,1-1,5) x (2-6) µm, Gram âm và yếm khí tùy tiện, hiện diện trong đ ường ruột của

người và các loại động vật máu nóng

Vi khuẩn này là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh viêm ruột, có các

triệu chứng như tiêu chảy Các loài E.coli hiện diện rộng rãi trong môi trường bị ô

nhiễm phân hay chất thải hữu c ơ, phát triển và tồn tại rất lâu trong môi tr ường này

có thể nhiễm khuẩn bất cứ lúc n ào do sự vệ sinh kém của con ng ười

Các thực phẩm dễ nhiễm: các loại thịt băm t ươi hoặc gia nhiệt không đủ, cácthực phẩm có nhiều thao tác nh ư salad, các sản phẩm từ sữa không đ ược thanhtrùng hoặc lây nhiễm sau khi thanh tr ùng, nước nhiễm phân và các động vật nhiễmthể

1.3.2 Klebsiella

Trang 27

Thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm Coliforms là loại trực khuẩn hình que,

Gram âm, không di động, không sinh bào tử, kỵ khí tùy ý kích thước (0,3-1) x

(0,6-6) µm, lên men lactose sinh acid và sinh hơi ở 370C trong 24-48 giờ

Là một loài vi khuẩn phổ biến ở thành ruột, gây nhiễm trùng máu, khángnhiều loại kháng sinh

1.3.3 Salmonella

Thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn này có dạng hình que thẳng, nhỏ,

kích thước (0,7-1,5) x (2-5) µm, Gram âm, yếm khí tùy tiện, có khả năng di động,

không sinh bào tử

Salmonella là loại vi sinh vật thường gặp nhất trong thực phẩm Ng ười ta đánh giá rằng Salmonella gây ra hơn 25 % các vụ nhiễm độc, nhiễm khuẩn thực

phẩm và 66 % trường hợp tử vong Bệnh th ương hàn, nhiễm độc do thực phẩmnhiễm khuẩn gây ra là các bệnh chính do vi khuẩn n ày gây ra

Các thực phẩm dễ nhiễm: các sản phẩm thịt nói chung nhất là thịt gia cầm vàthịt lợn, trứng và các sản phẩm trứng, các sản phẩm từ sữa

1.3.4 Proteus

Thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn hình que, di động, kỵ khí tùy ý, Gram âm Proteus gồm nhiều loài khác nhau: Proteus vulgaris, Proteus hauseri, Proteus morganii, Proteus rettgeri Các loài thuộc Proteus có hình dạng thay đổi từ

những thớ sợi dài đến hình gậy nhỏ

Chúng sinh sản nhanh chóng trên nguyên liệu đang thối rữa hay trong thựcphẩm, gây ra các bệnh về nhiễm khuẩn đ ường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết thương

Chủng Proteus có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh.

1.3.5 Shigella

Trang 28

Thuộc họ Enterobacteriaceae, hình que thẳng, kích thước (0,3-1) x (1-6) µm, Gram âm, hô hấp yếm khí tùy tiện Giống Shigella gồm 4 loài khác nhau là S dysenteriae, S sonnei, S plexneri và S boydii

Chúng lây bệnh khi nhiễm vào thực phẩm từ phân người bệnh do sự mất vệsinh cá nhân trầm trọng Dạng bệnh nặng nhất l à bệnh lỵ, vi khuẩn xâm chiếm v àtấn công mạnh vào ruột, đôi khi vào thận và phổi gây sốt cao, đau bụng l iên tục vàtiêu chảy nhiều máu Hàng năm có khoảng nửa triệu người tử vong do vi sinh vậtgây bệnh này

Thực phẩm dễ nhiễm: các thực phẩm chế biến thủ công, đặc biệt l à các thựcphẩm phải tiếp xúc với tay nhiều nh ư salat, mỳ ống, các sản phẩm sữa

1.3.6 Pseudomonas aeruginosa

Là trực khuẩn hiếu khí, Gram âm, tồn tại ở dạng đ ơn, bắt cặp hoặc tạo chuỗixoắn, có khả năng di động với một ti êm mao đơn cực Là vi khuẩn hiếu khí bắt

buộc nhưng P aeruginosa có thể phát triển trong môi tr ường kỵ khí nếu có NO3

làm chất nhận điện tử, phát triển tối ưu ở 370C

Vi khuẩn P.aeruginosa hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh có thể tiết ra hai

loại sắc tố hòa tan trong nước đó là pyocyanin có màu xanh lơ và pyoverdin có màuxanh lá, phát huỳnh quang tia cực tím khi đ ược kích thích ở bước sóng 260 nm Cácsắc tố này biểu thị cho độc tính của chủng vi khuẩn đ ược cho là gây tổn thương haylàm mất hoạt tính sinh lý bình thường của các tế bào biểu mô trong đường hô hấp

P.aeruginosa là điển hình của loại vi khuẩn gây nhiễm tr ùng cơ hội

(opportunistic pathogen), gây nhi ễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp,

viêm da, viêm đường ruột có thể gây tiêu chảy trầm trọng ở trẻ em

Loài này còn là vi khuẩn kháng thuốc phổ biến đối với nhiều loại kháng sinh

P aeruginosa còn là một trong những chỉ tiêu được kiểm soát bởi nhiều

công ty mỹ phẩm trên thế giới

Trang 29

1.3.7 Bacillus subtilis

Thuộc họ Bacillaceae, trực khuẩn Gram dương, hiếu khí, sống ký sinh, có

bào tử, kích thước thay đổi từ (0,5-2) x (2-4) µm, tăng trưởng ở nhiệt độ tối ưu là

400C

Không được xem là vi khuẩn gây bệnh cho người tuy nhiên chúng có thểnhiễm vào thực phẩm và trong một số trường hợp đặc biêt có thể gây ngộ độc thựcphẩm

1.3.8 Bacillus cereus

Thuộc họ Bacillaceae, là trực khuẩn Gram dương, di động, sinh bào tử, kỵ

khí tùy ý, kích thước (0,5-2,5) x (1,2-10) µm tăng trưởng được trong khoảng nhiệt

độ từ 5-500C, tối ưu ở 35-400C, pH dao động từ 4,5-9,3, dễ tạo bào tử và bào tử nảymầm rất dễ dàng Các bào tử sống sót rất lâu trong môi tr ường và bền vững trong

điều kiện lạnh đông

Vi khuẩn có thể tiết ra hai loại độc tố chính l à diarrhoeal toxin gây tiêu ch ảy

và emetic toxin gâu nôn m ửa Khi nhiễm độc tố do vi khuẩn n ày tạo ra, bệnh nhân

bị tiêu chảy và đau co thắt vùng bụng, xuất hiện sau khi ăn khoảng 8-12 giờ và kếtthúc sau 12-24 giờ

Thực phẩm dễ nhiễm: các loại ngũ cốc, các sản phẩm sữa, các loại gia vị

1.3.9 Staphylococcus aureus

Thuộc họ Micrococceae (đơn cầu khuẩn), vi khuẩn n ày có dạng hình cầu,

đường kính khoảng 0,5-1 µm, vi khuẩn Gram dương và yếm khí tùy tiện Là loại vi

khuẩn nhạy cảm với nhiệt độ, có khả năng sinh tr ưởng ở hoạt độ nước dưới 0,9,sinh sản được ở nồng độ tới 15-20 % muối hay 50-60 % đường, chịu được lạnh

đông

Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng sản sinh một số loại độc tố

đường ruột enterotoxin bền nhiệt, không bị phân hủy ở 1000C trong 30 phút Khi ăn

Trang 30

phải thực phẩm có chứa các độc tố n ày, sau 4-6 giờ người bị ngộ độc có các triệuchứng tiêu chảy, nôn mửa kéo dài từ 6-8 giờ.

Các thực phẩm dễ nhiễm: các loại thực phẩm có chứa nhiều muối nhưjambon, kem tổng hợp, nước súp ít khi được xử lý ở nhiệt độ cao h ơn 400C, các loạithủy sản, thực phẩm đóng hộp, các sản phẩm từ sữa

1.3.10 Methicillin Resistant Staphylococcus aureus (MRSA)

Methicillin Resistant Staphylococcus aureus gọi tắt là MRSA là loại vi khuẩn Staphylococcus aureus đề kháng với Methicillin Chủng n ày thường gặp

trong bệnh viện và đề kháng với nhiều kháng s inh, càng ngày càng có nhi ều trườnghợp nhiễm MRSA

Các triệu chứng do nhiễm MRSA không khác g ì so với nhiễm khuẩn

Staphylococcus aureus thông thường Các triệu chứng đầu ti ên tương tự như mụn

nhọt trên da, sau thời gian nhất định sẽ lây nhiễm vào máu, tấn công các cơ quan

bên trong cơ thể và dễ dàng gây tử vong khi hầu hết các loại kháng sinh hiện nay

không có tác dụng

1.3.11 Streptococcus phân

Là các liên cầu khuẩn có nguồn gốc từ phân có h ình cầu hay hình oval kéo

dài, Gram dương, thư ờng tụ tập thành từng đôi hay từng chuỗi, không di động,

không sinh bào tử, một số vòng có tạo vỏ nhầy Hầu hết các loại n ày sống hiếu khítùy ý nhưng phát triển tốt trong điều kiện kỵ khí, tiết bacteriocin trong quá tr ình

tăng trưởng và có thể ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn khác

Nhóm Streptococcus phân bao gồm các loài nhóm D thuộc Enterococcus

như E.feacalis, E.faecium, E.avium và E.duran, các loài thuộc Streptococcus như S.feacium, S.bovis… (Trần Linh Thước, 2006)

Trang 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tinh dầu tía tô thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nướctrên thiết bị Clevenger

Tía tô được trồng ở Tiền Giang, được thu mua tại chợ đầu mối Sài Gòn Látía tô được làm sạch và phơi héo ở nhiệt độ phòng, sau một ngày thì đem đi chưngcất

2.2 Vi sinh vật và môi trường thử nghiệm

2.2.1 Các chủng vi khuẩn dùng trong thử nghiệm

Các chủng vi khuẩn được cung cấp bởi Khoa Dược, trường Đại Học Y

Dược,TP Hồ Chí Minh

Bacillus cereus

Bacillus subtilis ATCC 6633

Escherichia coli ATCC 25922

Staphylococcus aureus ATCC 29213

Streptococcus feacium ATCC 29212

2.2.2 Môi trường thử nghiệm

Trang 32

 MHA (Mueller-Hilton Agar), xuất sứ Ấn Độ dùng làm môi trường thửnghiệm Thành phần môi trường: Beef infusion from (300 g/l), Caseinacid hydrolysate (17,5 g/l), Starch (1,5 g/l), Agar (17 g/l).

pH (250C): 7,3 ± 0,2

 TSB (Tryptic Soy Broth), xu ất sứ Ấn Độ dùng làm môi trường tăngsinh vi khuẩn thử nghiệm Thành phần môi trường: Pancreatic digest ofcasein (17 g/l), Papaic digest of soyabean meal (3 g/l), NaCl (5 g/l),Dipotassium hydrogen phosphate (2,5 g/l), Dextrose (glucose) (2,5 g/l)

pH (250C): 7,3 ± 0,2

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Xác định hàm lượng nước của lá tía tô trên thiết bị Dinsta

2.3.1.1 Mục đích

 Biết được hàm lượng nước của nguyên liệu

 Từ đó suy ra hàm lượng tinh dầu có trong nguy ên liệu theo chất tươi

cũng như theo chất khô

 Tính toán được lượng nguyên liệu tươi cần cung cấp để chưng cấtđược 1 lít tinh dầu tía tô

2.3.1.2 Phương pháp

 Nguyên tắc

Phương pháp xác định hàm lượng nước Dinsta dựa trên nguyên tắc tinh dầuthì hòa tan được trong dung môi Xylen, To luen, Benzen…, các dung môi này cónhiệt độ sôi cao hơn hoặc bằng nhiệt độ sôi của n ước và có tỉ trọng nhẹ hơn nước

Dưới tác dụng của nhiệt độ, dung môi h òa tan tinh dầu có trong nguyên liệu đồng

thời với nước có trong nguyên liệu bay hơi Hỗn hợp hơi này gặp lạnh sẽ ngưng tụ

và tách pha tại nhánh phân ly dung môi v à nước của thiết bị, dung môi lẫn tinh dầu

Ngày đăng: 31/08/2014, 10:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Y Học, 2003 2. Lê Ngọc Thạch, Tinh dầu, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh,2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", NXB Y Học, 20032. Lê Ngọc Thạch, "Tinh dầu
Nhà XB: NXB Y Học
3. Mai Hoàng Liên, Khảo sát nguồn nguyên liệu, thành phần hóa học, các chỉ số hóa lý, khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây tràm trà, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Công Nghệ Thự c Phẩm, Trường Đại Học Nông Lâm, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nguồn nguyên liệu, thành phần hóa học, cácchỉ số hóa lý, khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây tràm trà
4. Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu
Nhà XB: NXB NôngNghiệp
5. Nguyễn Văn Thanh, Trần Cát Đông, Xây dựng mô hình đánh giá chất có tiềm năng kháng khuẩn , Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 6, phụ bản số 1, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hìnhđánh giá chất cótiềm năng kháng khuẩn
6. Phan Trần Thúy Loan, Khảo sát tác dụng kháng khuẩn -kháng nấm của một số chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da v à móng, Luận văn tốt nghiệp d ược sĩ đại học, Khoa D ược, Đại Học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tác dụng kháng khuẩn-kháng nấm củamột số chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và móng
7. Trần Linh Thước, Phương pháp phân tích vi sinh v ật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm (tái bản lần hai) , NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích vi sinh v ật trong nước, thựcphẩm và mĩ phẩm (tái bản lần hai)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
8. Jean-Paul Larpent, coordonnateur , Microbiologie alimentaire , lavoisier TEC&DOC, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microbiologie alimentaire

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Họ v à tên một số cây tinh dầu quan trọng - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 1.1 Họ v à tên một số cây tinh dầu quan trọng (Trang 16)
Bảng 1.3 Th ành phần hóa học của t inh dầu tía tô - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 1.3 Th ành phần hóa học của t inh dầu tía tô (Trang 24)
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô (Trang 24)
Hình 2.1 Mô hình th ử nghiệm định tính kháng khuẩn theo ph ương pháp khuếch tán đặt đĩa giấy - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Hình 2.1 Mô hình th ử nghiệm định tính kháng khuẩn theo ph ương pháp khuếch tán đặt đĩa giấy (Trang 37)
Hình 2.2  Mô hình thử nghiệm tìm MIC theo ph ương pháp hòa tan trên thạch - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Hình 2.2 Mô hình thử nghiệm tìm MIC theo ph ương pháp hòa tan trên thạch (Trang 39)
Sơ đồ tổng quát quy tr ình thực hiện: - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Sơ đồ t ổng quát quy tr ình thực hiện: (Trang 40)
Bảng 3.4 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của tinh dầu tía tô nguyên chất - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.4 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của tinh dầu tía tô nguyên chất (Trang 45)
Hình 3.1 Thành tế bào VK Gram âm và VK Gram dương - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Hình 3.1 Thành tế bào VK Gram âm và VK Gram dương (Trang 46)
Bảng 3.5 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.5 Kết quả định tính sơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % (Trang 47)
Bảng 3.6 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.6 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch tinh dầu tía tô 5 % (Trang 47)
Bảng 3.7 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram âm - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.7 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram âm (Trang 50)
Bảng 3.8 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram d ương - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.8 Gía trị MIC của tinh dầu tía tô đối với VK Gram d ương (Trang 50)
Bảng 3.9 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.9 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm (Trang 51)
Bảng 3.10 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.10 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của tinh dầu nguyên chất của tía tô so với một số loại rau thơm (Trang 52)
Bảng 3.11 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch 5 % tinh dầu tía tô so với một số loại rau thơm - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.11 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram âm của dung dịch 5 % tinh dầu tía tô so với một số loại rau thơm (Trang 53)
Bảng 3.12 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch 5 % tinh dầu của một số loại rau th ơm - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.12 Kết quả định tính s ơ bộ khả năng kháng khuẩn Gram d ương của dung dịch 5 % tinh dầu của một số loại rau th ơm (Trang 53)
Bảng 3.13 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau th ơm đối với VK Gram âm Nồng độ ức chế tối thiểu (àg/ml) - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.13 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau th ơm đối với VK Gram âm Nồng độ ức chế tối thiểu (àg/ml) (Trang 54)
Bảng 3.14 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau th ơm đối với VK Gram dương - Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô
Bảng 3.14 Gía trị MIC của tinh dầu một số loại rau th ơm đối với VK Gram dương (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w