Chưng cất tinh dầu trên thiết bị Clevenger

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.2.Chưng cất tinh dầu trên thiết bị Clevenger

2.3.2.1. Mục đích

 Xác định hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu.

 Thu tinh dầu đủ để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.

2.3.2.2. Phương pháp

 Nguyên tắc

Dưới tác dụng của nhiệt độ, n ước bay hơi cuốn theo tinh dầu có trong nguyên liệu. Qua hệ thống sinh h àn ngưng tụ lại, đa số tinh dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên lớp nước ở nhánh phân ly tinh dầu và nước của thiết bị.

 Tiến hành

100 g mẫu khô, chưng cất liên tục với 600 ml nước trong 4 giờ, hơi nước bay lên sẽ cuốn theo tinh dầu qua hệ thống sinh hàn sẽ ngưng tụ lại. Tinh dầu nhẹ hơn nước sẽ ở mặt trên. Phần tinh dầu này vẫn còn lẫn nước, hòa tan tinh dầu trong ether dầu hỏa để thấy rõ sự phân tách giữa nước và tinh dầu, dùng bình chiết thu lấy tinh dầu hòa tan trong ether dầu hỏa, cô cạn ở áp suất thấp nhiệt độ 550C bằng máy cô quay để thu được tinh dầu tinh khiết.

Để xác định hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu,chúng tôi tiến hành cân 300 g mẫu tươi, để héo ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1 ngày vìđiều kiện thiết bị không cho phép (bình cầu nhỏ, không chứa được 300 g rau tươi). Nếu lấy lượng mẫu ít hơn sẽ rất khó chưng cất và xác định vì hàm lượng tinh dầu trong rau rất thấp. Tiến hành 3 lần, hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu là giá trị trung bình của 3 lần chưng cất.

Công thức tính hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu theo chất tươi:

m: lượng tinh dầu chưng cất được (g).

M: lượng rau nguyên liệu đem đi chưng cất (g).

A: hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu theo chất tươi (%).

Công thức tính hàm lượng tinh dầu theo chất khô:

B:hàm lượng tinh dầu theo chất khô (%)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp bước đầu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô (Trang 33)