ĐỀ CƯƠNG MÔN DƯỢC LIỆU

10 3.5K 11
ĐỀ CƯƠNG MÔN DƯỢC LIỆU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Thành phần Glucid có trong dược liệu?Câu 2: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây thổ hoàng liên?Câu 3: Trình bày thành phần lipid có trong dược liệu?Câu 4: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây sừng dê hoa vàng?Câu 5: Thành phần Glycocid tim, Saponin có trong dược liêu?Câu 6: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây cà độc dược?Câu 7: TB nhóm vitamin, kháng sinh có trong DL?Câu 8: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây thanh hao hoa vàng?Câu 9: Trình bày chất nhựa và acid hữu cơ có trong DL?Câu 10: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây ké đầu ngựa?Câu 11: Kỹ thuật phơi sấy DL?Câu 12: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CDLD của cây bạc hà?Câu 13: TB cách thu hái dược liêu?......................................

Câu 1: Thành phần Glucid có trong dược liệu? Câu 2: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây thổ hoàng liên? Câu 3: Trình bày thành phần lipid có trong dược liệu? Câu 4: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây sừng dê hoa vàng? Câu 5: Thành phần Glycocid tim, Saponin có trong dược liêu? Câu 6: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây cà độc dược? Câu 7: TB nhóm vitamin, kháng sinh có trong DL? Câu 8: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây thanh hao hoa vàng? Câu 9: Trình bày chất nhựa và acid hữu cơ có trong DL? Câu 10: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây ké đầu ngựa? Câu 11: Kỹ thuật phơi sấy DL? Câu 12: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây bạc hà? Câu 13: TB cách thu hái dược liêu? Câu 14: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây nhân sâm? Câu 15: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây dâu tằm? Câu 16: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây hòe? Câu 1: Thành phần Glucid có trong dược liệu? Là nhóm của các hợp chất hữu cơ gồm monosaccarid, các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của chúng. 1. Ose (đường):Là chất được hình thành đầu tiên trong quá trình quang hợp, từ đó tạo ra các chất khác. Trong tế bào TV, ose là một trong 3 thành phần của nucletid để cấu tạo acid nucleic, các đường đơn(glucose, fructose)là dạng thường tồn tại trong tế bào chất, nhưng trong dịch tế bào các đường thường ở dạng monosaccarid hoặc disaccharid. Các đường đơn thường tập trung ở hoa, quả nên các dịch hoa quả được dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng cơ thể. Các đường kép thường có ở thân(mía), ở củ (củ cải đường). 2. Tinh bột Là sản phẩm của sự quang hợp cây xanh. Trong tế bào TV là các hợp lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hòa tan kéo đến hạt lạp ko màu để dự trữ dưới dạng tinh bột. Tinh bột thường tập chung ở: củ, rễ củ, quả thân cây, với những hàm lượng khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng của cây, dưới tác dụng của enzym trong cây. Tinh bột dùng để điều chế glucose, ethanol, làm tá dược thuốc viên, thuốc thử. Câu 2: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây thổ hoàng liên? -ĐĐTV: Cây cỏ sống nhiều năm, thân mỏng mảnh, phân nhánh ở phần trên. Lá 3 lần kép, có cuống dài 15cm, lá chét bậc hình trứng hoặc hình bầu dục, mép lá có khía răng cưa thưa, gân lá chét hình trứng. Cụm hoa hình cờ, phân nhiều nhánh, màu phớt tím, cuống hoa nhỏ dài. Quả nhỏ hình thoi, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, có nhiều mấu, bẻ ngang thịt rễ có màu vàng tươi -Bộ phận dùng: thân Rễ đã phơi hoặc sấy khô ở 50-60 0 C, độ ẩm ko quá 12%. -Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La). Ðược trồng thí nghiệm tại Sapa, Tam Ðảo. Cây mọc tốt, ra hoa kết quả, rất dễ phát triển. Thu hoạch rễ vào mùa thu đông, nhưng thường có thể khai thác vào tháng 6-8, mang về rửa sạch, phơi hay sấy khô. -TPHH: Thân rễ có Alcaloid là: berberine, palmatine, jatrorrhizine; còn có thalictrine. -Công dụng: Chữa viêm ruột, lỵ trược khuẩn, viêm họng, viêm gan, đau mắt -CD-LD: Rễ dùng 4-6g/ngày, dạng thuốc sắc(khí hư, tỳ vị hư hanh thì ko dùng) Viên berberine 0,10g, uống 6-8v/ngày, chia làm 2 lần, dùng 5-7 ngày liền. Câu 3: Trình bày thành phần lipid có trong dược liệu? là sản phẩm tự nhiên có trong động thực vật, có thành phần cấu tạo khác nhau. Lipid có tính chất chung là ko hòa tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, ko bay hơi ở nhiệt độ thường, có độ nhớt cao, nhỏ lên giấy thì tạo thành vết và vết đó ko bị mất đi khi hơ nóng. - Ở thực vật: lipid tập trung trog hạt. Ở động vật: tập trung trong các mô dưới da, cơ quan nội tạng và vùng thận. - Lipid có nhiều loại khác nhau: 1. Glycerid: là este của Glycerol với các acid béo và thường tòn tại dưới 2 dạng là dầu và mỡ. Trong dầu mỡ thường hòa tan nhiều hoạt chất có tác dụng phòng chữa bệnh quan trọng, các dầu mỡ được dùng chữa bệnh như: dầu gan cá chữa khô mắt, quáng gà do thiếu vtm A, dầu thầu dầu dùng tẩy , dầu đại phong tử chữa hủi. Các dầu chứa acid béo ko no như acid linoleic, linoleic archidonic cần thiết cho cơ thể, thiếu các acid béo này sẽ xảy ra rối loạn chức năng về da. 2. Cerid: là este của acid béo với alcol có phân tử lượng cao. Là thành phần chính của sáp, sáp được dùng làm tá dược điều chế thuốc bôi xoa, thuốc mỡ. 3. Lecithin: là chất béo phức tạp, có nhiều trong lòng đỏ trứng, hạt đậu tương, nó được dùng làm thuốc bổ dưỡng cơ thể. 4. Phytin: Là chất béo phức tạp có trong các bộ phận dự trữ của cây như: hạt, rễ củ, nhưng thường tập trung ở màng vỏ hạt như: cám gạo, vỏ ngô, đậu xanh. Phytin dùng làm thuốc bổ, chống còi xương, kích thích sinh trưởng cho cơ thể. Câu 4: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây sừng dê hoa vàng? 1. ĐTV: Thuộc loại cây bụi, cao 3-4m, cành non vuông, màu lục nhạt, cành già hình trụ, màu nâu đen, vỏ có nhiều nốt sần. Là moc đối, hình trứng dài, có cuống ngắn, đầu lá nhọn, gân nổi rõ. Hoa tự mọc thành xim ở đầu cành, hình phễu chia làm 5 thùy, màu vàng phía trên cánh hoa thu nhỏ lại thành sợi dài, quả gồm 2 đại dính vào nhau, 2 đầu thót nhỏ lại, nằm ngang trên cành trông giống sừng dê, khi chín quả nứt dọc, trong chứa nhiều hạt dẹt hình thoi, màu nâu, đầu hạt có cán mang chùm lông. 2. BPD: hạt, thu hái vào mùa đông khi quả già, lấy hạt, bỏ chùm lông, phơi hoặc sấy khô. 3. TPHH: Chứa các Glycosid 4. Công dung: Dùng làm nguyên liêu chiết xuất Strophatin (D,G) Chữa suy tim cấp và mãn tính, tăng sưc co bóp của tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Strophatin (D,G) đều là thuốc độc bảng A. 5. CD-LD: - Thuốc tiêm D-Strophatin 0.25mg/2ml, tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ống/ngày - Thuốc tiêm G-Strophatin(uoabain) 0.25mg/1-2 lần/ngày Câu 5: Thành phần Glycocid tim, Saponin có trong dược liêu? 1. Glycocid tim là những glycosyd steroid có tắc dụng đặc biệt trên tim, với liều điều trị thì có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Glycocid tim có trong lá như digitalin trong lá cây digitalis, neriolin trong lá cây trúc đào. Có trong hạt như thevetin trong hạt cây thông thiên, G- Strophantin trong hạt Strophanthus gratus, D-Strophantin trong hạt cây sừng dê hoa vàng. 2. Saponin là những Glycocid có tính chất tạo bọt trong nuowcsthanhf dung dịch có nhiều bọt nên được dung là chất làm sạch, liều cao gây tan huyết với cơ thể người, liều thấp có TD nhuận tràng, thông tiểu, long đờm,. Riêng saponin có nhân steroid có tác dụng kích thích sự tổng hợp acid nucleic và chống viêm như corticoid. Các dược liệu chứa Saponin có tác dụng chữa ho long đờm như cây Viễn chí, cam thảo bắc, cát cánh; Có td lợi tiểu như: Rau má, tỳ giải,; Td bổ dưỡng như: nhân sâm, tam thất Câu 6: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây cà độc dược? 1. ĐĐTV: Cây thảo cao 0.05-1.50m, thân màu xanh hoặc tím, có nhiều lỗ bì khổng, cành non có nhiều lông mịn. Lá mọc cách hình trúng, gốc lá lệch, mép lá lượn sóng hoặc khia răng cưa to. Hoa đơn độc mọc ở kẽ lá, tràng hình loa kèn, màu trắng ngà, quả hình cầu có gai, khi chín nứt nang hủy vách, trong chứa nhiều hạt dẹt, màu nâu đen, cây mọc hoang và trồng làm cảnh. 2. BPD:- lá, thu hái lúc cây sắp bắt đầu ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sây nhẹ đến khô, độ ẩm ko quá 12%. - Hoa, thu hái vào mùa thu, phơi nắng hoặc sây nhẹ đến khô 3. TPHH:lá và hoa đều có Alcaloid 4. Công dụng: Chữa hen suyễn, chống co thắt, giảm đau khi bị loét dạ dày, thấp khớp, cước, say sóng, say tàu xe. 5. CD-LD: - Lá cà độc dược đươc điều chế cao bột, cồn cà độc dược được điều chế ra các dạng thuốc khác hoặc dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Lá, cao, bột, cồn cà độc dược đều là thuốc độc bảng A.Liều tối đa như sau: + Cao lỏng: 1/1 uống .20g/ lần -0.60 g/ 24h + Bột lá cà độc dược: uống 0.25g/ lần – 1g/24h - Cồn lá cà độc dược 1/10 uống: 2.00g/lần – 6,00g/24h Câu 7: TB nhóm vitamin, kháng sinh có trong DL? 1. Vitamin: là những hợp chất hữu cơ có cấu tạo rất khascnhau mà cơ thể người và động vật không tự tổng hợp đc, nó là yếu tố ko thể thiếu được đối với sự chuyển hóa và phát triển của cơ thể, vtm có trong dịch tế bào thực vật, thường xuyên dc đưa vào cơ thể bằng các thức ăn hàng ngày. vtm tham gia vào các chất xúc tác trong các enzym của tế bào, khi thiếu vtm thifsinh ra các triệu chứng rối loạn đặc biệt, nếu đc bổ sung kịp thời đúng loại vtm thì các triệu chứng sẽ dần mất đi. Tác dụng của vtm A: Chống khô mắt, quáng gà. vtm B1:chống tê phù. B12 chống thiếu máu ác tính, vtm C chống chảy máu châ ăng, tăng sức đề kháng cơ thể, vtm D chống còi xương, vtm K chống chảy máu. vtm PP chữa bệnh Pellagre, ban đỏ và 1 số bệnh ngoài 2. Kháng sinh: Người ta đã phát hiện trong cây có các kháng sinh (antibiotic). Tác dụng kháng sinh trong dược liệu có thể do 1 chất cụ thể hay là hốn hợp nhiều chất. Câu 8: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây thanh hao hoa vàng? 1.ĐĐTV: Cây thảo, cao 0.60-1.50m, có nhiều cành ngang từ giữa cây. Lá mọc so le, xẻ 2 lần lông chim, phiến lá chét rất nhỏ, mép lá nguyên. Hoa tự đầu, màu vàng nhạt. 2.BPD: Cành mang lá và hoa thu hoạch khi cây ra hoa, phơi khô, độ ẩm ko quá 13%, tạp chất ko quá 2%, tỷ lệ vụn nát ko quá 10% 3.TPHH: Chủ yếu là Artemisinin có tác dụng diệt thể vô tính trong hồng cầu của các loài Plasmodium. 4. Công dụng: Chủ yếu chữa sốt rét, ngoài ra chữa sốt thường có đổ mồ hôi trộm, chảy máu cam, dại tiểu tiện ra máu 5.CD-LD: -thanh hao dùng 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc -Viên Artemisinin 0.25g, ngày đầu uống 4vieen, chia làm 2 lần, các ngày sau uống 2 viên/ngày, uống 4-6 ngày tùy theosoots. tổng liều cả đợt 3-4g. Câu 9: Trình bày chất nhựa và acid hữu cơ có trong DL? 1. Nhựa Được hình thành do 1 bộ phận tiết ratrong quá trình dinh dưỡng của cây. Thành phàn của nhựa gồm nhiều hợp chất có cấu tạo phức tạp, nó được tạo ra do sự trùng hiệp hóa hoặc ôxy hóa 1 phần hay toàn phần của tinh dầu. Nhựa có 2 loại là nhựa sinh lý tiết ra tự nhiên từ ây và nhuaawj bệnh lý tiết ra để hàn gắn vết thương cho cây nên một số cây muốn lấy được nhiều nhựa phải gây chấn thương cho cây. Nhựa thường tập chung o9wr ống tiết (Họ thông, họ chám, họ đậu, họ hoa tán, họ trầm), ở ống nhựa mủ (họ xương rồng), ở lông tiết(gai dầu) Một số nhựa có tác dụng tẩy, nhuận tràng(họ bìm bìm, họ bầu bí), sát trùng đường hô hấp (nhựa thông), chữa ho long đờm (cánh kiến trắng), trị giun (a ngùy), trị bệnh ngào da (bôm peru), ngoài ra còn dùng làm hương liệu (nhựa cánh kiến), làm thuốc (camphor), dùng làm công nghiệp in chế xà phòng. 2. Acid hữu cơ Là những chất hữu cơ chứa nhóm định chức carboxyl. Các dược liệu có hàm lượng acid hữu cơ cao thì thấy vị chua rõ rệt, thường tập trung ở quả như: chanh, cam, mơ, me Ở lá như: lá sấu, lá đào, lá me,. Các acid tồn tại dưới dạng tự do, dạng muối vô cơ , muối hữu cơ hoặc ở dạng ester. Các acid hữu cơ thường gặp là acid citric trong quả cây chanh, acid oxalic trong cây chua me, acid cinamic trong cây quế, acid acinitic trong cây ô đầu, acid phtalic trong quả cây thuốc phiện, acid malic trong quả cây táo, acid madelic trong hạnh nhân đắng, acid quinic trong ây canh-ki-na, cây ac-ti-so. Khi quả chín thì tỉ lệ đường tăng lên và có mùi thơm do các ester như acetat amyl (quả chuối), Butylrat ethyl (quả dứa), isovalerianat amyl (quả táo cây). Các acid hữu cơ trong cây có tầm quan trọng về sinh lý học thực vật đối với cây trồng, là thành phần của dịch tế bào, tham gia chuyển hóa, tăng khả năng chịu hạn của cây. Trong y học 1 số acid hữu cơ được sùng làm thuốc với mục đích giải nhiệt, nhuận tràng, sát trùng nhẹ. Câu 10: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây ké đầu ngựa? 1. ĐĐTV: Cây thảo sống hàng năm, thân có khía, lá mọc so le, phiến lá chia thùy ko đều, mép lá khía răng cưa, gân lá hình chân vịt, thân và lá có lông ngắn. Hoa tự đầu mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả giả hình thoi, ngoài có gai cứng, đầu quả có 2 móc, trong chứa 2 quả thật, cây mọc hoang khắp nơi. 2. BPD: Quả giả thu hái khi quả già, phơi khô độ ẩm ko quá 12%, quả non ko quá 10%, bộ phận khác của cây ko quá 1%, tro toàn phần ko quá 4%. Lá: thu hái phơi khô. 3. TPHH: Quả có alcaloid, sesquiterpen lacton. 4. CD: Kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, tràng mạc, mũi chảy nước hôi, thiếu iod. 5. CD_LD: Chữa mụn nhọt 6-12 g quả hoặc 15-20g lá cành, dạng thuốc sắc, cao thuốc. Phòng bướu cổ do thiếu iod thì đập dập quả,hãm nước uống hàng ngày. Câu 11: Kỹ thuật phơi sấy DL? Phơi sấy DL là làm cho DL khô dần tới độ thủy phần an toan, giữ đc chất lượng và bảo quản đc lâu. Có 4 cách phơi sấy: - Phơi nắng trên sân: yêu cầu sân phơi sạch sẽ, khi phơi phải tãi mỏng thường xuyên đảo để DL chóng khô và khô đều. - Phơi trong bóng dâm: thường dùng cho DL dễ biến màu, dễ hỏng hoạt chất, DL có tinh dầu. Tùy từng loại DL mà có thể đựng trong bóng râm hay bó thành từng bó để treo trên dây chăng trong nhà, nơi cao ráo , thoáng gió để khô dần. - Phơi trên giá: Áp dụng cho các DL quý hiếm, DL mỏng manh(hoa). Khi phơi phải tãi mỏng trên các sàng hoặc khay đặt trên giá để phơi. - Phơi trên cao để tránh bụi: Dùng màn che để tránh ruồi nhặng đối với các DL có đường (Long nhãn, thục địa) Câu 12: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây bạc hà? 1. ĐĐTV: - Cây bạc hà Á: cây cỏ sống nhiều năm cao 30-60cm. Thân màu tím hoặc xanh, có nhiều lông nhỏ, thường phân nhánh mọc đúng hoặc bò, rễ mọc ra từ các đốt, lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình bầu dục, mép lá khía răng cưa, hoa nhỏ mọc thành xim ở kẽ lá, tràng hình môi, màu tím hồng hoặc trắng. Mọc hoang, đc trồng nhiều nơi ở nước ta. - Bạc hà Âu: Cây cỏ, sống nhiều năm, thân bò màu tía ra hoa đỏ hoặc thân màu xanh ra hoa trắng, hoa mọc nhiều vòng tập hợp thành bông giả ở đầu cành. Được trồng ở các nước châu Au và đã được di thực về VN. 2.BPD: Toàn cây mang cành lá khi bắt đầu ra hoa, loại bỏ rễ, dùng tươi hoặc phơi khô trong đâm, độ ẩm ko quá 13% , lá thâm đen ko quá 1%, tỉ lệ vụn nát ko qáu 55, thân và hoa tự ko quá 50%, tro toàn phần ko quá 13%. 3. TPHH: Toàn cây chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là L- menthol, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen. Tinh dầu bạc hà phải chứa trên 48% menthol toàn phần và 3.9 % menthol ở dạng este. 4.CD: - Bạc hà chữa cảm sốt ko ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa - Tinh dầu bạc hà, menthol sát trùng mạnh, chữa viêm hocngj, viêm mũi, đau bụng lạnh. 5. CD-LD: - Bạc hà dùng 12-20g/ngày, dạng thuốc xông, thuốc sắc - Bột cảm cúm chữa cảm mạo, nhức đầu sổ mũi, hắt hơi, ngày uống 6g, chia làm 2-3 lần - Tinh dầu bạc hà , methol dùng dưới dạng thuốc xoa, thuốc xông Câu 13: TB cách thu hái dược liêu? Tỷ lệ hoạt chất chứa trong DL phụ thuộc vào từng thời kì phát triển của cây thuốc. Do đó cần thu hái DL đúng thời điểm sao cho bộ phận dùng làm thuốc chứa nhiều hoạt chất nhất. 1, Rễ, thân rễ, rễ củ: nếu là cây sống hàng nawmthif thu hái lúc ngả màu vàng, quả đã chín già. Nếu là cây sống nhiều năm thì thu hái vào cuối thu sang đông lúc mà chất dinh dưỡng tập chung nhiều ở rễ, rễ củ. Riêng rễ củ phải cắt bỏ phần nổi trên mặt đất. 2. Thân gỗ: Thu hái thân cây vào mùa đông, khi lá cây đã rụng, thân cây chứa nhiều hoạt chất, gỗ chắc, phơi sấy nhanh khô, bảo quản đc lâu. 3. Toàn cây: thu hái khi bắt đầu ra hoa, cắt từ phía dưới lá tươi cuối cùng của các bộ phận của cây trên mặt đất như thân, nhánh mang lá hoa. 4. Vỏ cây: thu hái vào mùa xuân, khi đó vỏ chứa nhiều nhựa để nuôi cây nên dễ bóc, Đối với vỏ cành phải bóc vỏ các cành còn bánh tẻ. 5. LÁ cây: Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa, khi đó lá phát triển nhất, thường chứa nhiều hoạt chất. Với cây 2 năm, thu hái vào năm thứ 2 và để lại các lá non, lá thu hái phải đựng vào sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá dập nát, hấp hơi nước và thâm đen 6. Búp cây: thu hái vào mùa xuân khi búp đã nảy chồi kèm theo 1-2 lá non chưa xòe ra. 7.Hoa: thu hái khi hoa sắp nở hoặc chớm nở, nếu để hoa đã nở thì cánh hoa dễ rụng. Hái hoa bầng tay, động tác nhẹ nhàng, xếp hoa vào rổ cứng, ko xếp nhiêu, ko lèn chặt, tránh phơi nắng, hoa sẽ thâm đen. 8. Quả: Thu hái quả mọng vào lúc quả chín hoặc sắp chín, có khi thu hái lúc còn ương (sa nhân), hái quả lúc trời mát, để nguyên cuống, xếp nhẹ nhàng, tránh chèn ép vào nhau quả sẽ chóng hỏng, các quả bẩn phải rửa nước thì nên thấm khô, xếp riêng để xuất ngay vì mất bóng vỏ dễ thối, dụng cụ đựng quả cần cứng, thoáng, có lót êm, để quả chỗ mát. 9. Hạt Thu hái hạt khi quả đã chín già, riêng quả khô tự mở nên hái trước lúc khô hẳn, nếu để lâu quả sẽ nứt làm rơi hạt hoặc hạt sẽ nảy mầm. 10. Dược liệu chứa chất độc: Phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, lao động khj làm việc, nhất thiết phải đeo kính, găng tay để đảm bảo an toàn cho người thu hái. Câu 14: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây nhân sâm? 1.ĐĐTV: Cây thảo, cao 30-50cm, sống lâu năm. Rễ mọc thành củ to giống hình người. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá, có cuống dài, lá kép hình chân vịt.Năm đầu có 3 lá chét, từ năm thứ 2 có 5 lá chét, 2 lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét giữa, mép lá chét có răng cưa nhỏ. Năm thứ 3 cây bắt đầu ra hoa vào mùa hạ, hoa mọc từ điểm giữa của vòng lá hợp thành tán đơn trên 1 trục, màu trắng nhạt. quả hạch, lúc chín màu đỏ chứa 2 hạt. 2.BPD: Rễ củ thu hái vào mùa thuở những cây từ 5 năm trở lên.Chế biến phơi hoặc sấy ở 50-60 0 C đến khô, độ ẩm ko quá 13%, tro toàn phẩn ko quá 5%, rễ đen hoặc nâu ko quá 5%. Trên thị trường có 2 loại nhân sâm đã chế biến : -Hồng sâm chế biến từ những củ 35g trở lên bằng cách hấp ở 80-90 0 C trong 60-90phut, sấy khô ở 50-70 0 C trong 6-7h, nhặt riêng rễ con là tu hồng sâm, củ to phơi hoặc sấy nhẹ đến khô kiệt gọi là hồng sâm, phân loại đóng gói hộp sắt kín. -Bạch sâm được chế biến từ những củ ko đạt tiêu chuaanrchees hồng sâm, cạo sạch vỏ, phơi cho héo, sửa thành hình người, phơi hoặc sây khô. Đóng gói như hồng sâm. 3.TPHH: Nhân sâm có các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm damaran, gọi chung là ginsenodid. Ngoài ra còn có saponin với aglycon. 4. CD: là vị thuốc bổ dưỡng toàn thân, chữa suy nhược thần kinh, cơ thể hao tổn, tăng sức lực cho người già, người mới ốm dậy, kém ăn mất ngủ, bệnh hay quên. 5.CD-LD: -Nhân sâm dùng 4-10g/ngày, dạng thuốc hãm thuốc bột uống sau bữa ăn(ko dùng khi đang tiêu chảy thuộc hàn). - Tinh nhân sâm chai 100ml, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 10-20 ml sau bữa ăn sáng. - Viên nhộng cao nhân sâm 780g, hoặc nhân sâm kết hợp với các vitamin, uống sau bữa ăn sáng mỗi lần 1-2 viên. - Chè nhân sâm 3g chế dưới dạng chè hãm hoặc cốm tan ăn trực tiếp hoặc pha với nước sôi để uống, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 1 gói sau ăn sáng. - Rượu nhân sâm, chai 500ml, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 30ml trước bữa ăn. - Sâm nhung bổ thận hoàn tác dụng bổ dưỡng cơ thế, bổ thaan cố tinh, chuyên chữa thận hư, cơ thể suy nhược, dị mộng tinh, khí hư, bạch đới, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Câu 15: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây dâu tằm? 1. ĐĐTV: Cây nhỡ, thường cao 2-4m, cây lâu năm có thể cao to hơn. Lá mọc cách, phiến lá nguyên hình bàu dục, có khi chia thùy, mép khía răng cưa, gân chính tỏa ra từ các gốc, mọc thành bông ở kẽ lá. Quả xếp chứa nhiều quả mọng nước lúc chín màu đỏ tím. 2. BPD: •Tang bạch bì là vỏ rễ đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô, độ ẩm ko quá 12%, tạp chất ko quá 1%. •Tang diệp là lá bánh tẻ thu hái vào mùa hạ, phơi khô độ ẩm ko quá 14%, vụn nát ko quá 10%, tro toàn phần ko quá 15% •Tang chi là cành non thu hái cùng với lá, phơi hoặc sây khô, độ ẩm ko quá 12%, tạp chất ko quá 1%. •Tang thầm là quả chín dùng tươi hoặc sấy khô của cây dâu tằm. •Ngoài ra còn dùng tang kí sinh là tầm gửi kí sinh và tang phiêu tiêu là tổ bọ ngựa trên cành dâu tằm. 3.TPHH: - Tang bạch bì có acid hữu cơ pectin, β-amyrin, tanin - Tang diệp có acid amin tự do. -Tang thầm có đường, vitamin c, acid malic, acid succinic, protid, tanin. 4. Công dụng: - Tang bạch bì chữa phế nhiệt, hen suyễn, phù thũng, bụng chướng, bí tiểu tiện - Tang diệp chữa cảm mạo phát sốt, mất ngủ , nhức đầu, chảy nước mắt, đậu lào. -Tang chi chữa phong thấp, đau nhức xương khớp , cước khí, chân tay co quắp -Tang thầm bổ gan, thận chữa lở loét miệng tang kí sinh dùng làm thuốc bổ gan, lợi sữa chữa đau lưng, tang phiêu tiêu chữa đái dắt đía dầm 5, CD-LD: - tang bạch bì: 4-12 g/ngày, dạng thuốc sắc - Tang diệp 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc - Tang chi 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc -Tang thầm 10g/ngày quả khô hoặc 30g quả tươi dưới dạng nước ép hay siro thuốc - Tang kí sinh dùng 10-12g/ngày, dạng thuốc sắc - Tang phiêu tiêu 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc Câu 16: ĐĐTV, BPD, TPHH chính, CD, CD-LD của cây hòe? 1.ĐĐTV: Cây nhỡ cao 5-7m, lá mọc so le, kép lông chim lẻ gồm 13-17 lá chét, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu vàng trắng, đài hoa hình chuông, phía trên đài xẻ làm 5 răng nông. Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt, đầu quả có mũi nhọn dài, hoa hơi dẹt, màu nâu bóng 2.BPD: -Nụ hoa thu hái vào tháng 3-7 khi hoa chưa nở, phơi hoặc sây khô dộ ẩm ko quá 12%, hoa đã nở ko quá 10%, tỷ lệ hoa sẫm màu ko quá 2% - Hạt hòe: thu hái khi quả già, lấy hạt, phơi khô - Hòe giác là vỏ quả đã lấy hết hạt, phơi khô 3.TPHH: -Nụ hoa: có Glycosid -Hạt có dầu béo, protein, acid linoleic, chất nhầy 4.CD: -Nụ hoa hòe dùng sống để chữa cao huyết áp, làm bền vững thành mạch, sao vàng để cầm máu trong các trường hợp ho ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam và thành nhiệt. -Hạt hòe chữa viêm ruột, phong thấp thanh nhiệt, tim hồi hộp 5.CD-LD: - Nụ hoa 5-10g/ngày, dạng thuốchãm, thuốc sắc - Viên rutin C0,026-12g/ngày, uống 3 lần, mỗi lần 3 viên - Hạt hòe 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc - Chè thanh nhiệt pha uống hàng ngày để giải nhiệt . Câu 1: Thành phần Glucid có trong dược liệu? Câu 2: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD của cây thổ hoàng liên? Câu 3: Trình bày thành phần lipid có trong dược liệu? Câu 4: ĐĐTV, BPD, TPHH, CD, CD-LD. dược đươc điều chế cao bột, cồn cà độc dược được điều chế ra các dạng thuốc khác hoặc dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Lá, cao, bột, cồn cà độc dược đều là thuốc độc bảng A.Liều tối đa như. còn dùng làm hương liệu (nhựa cánh kiến), làm thuốc (camphor), dùng làm công nghiệp in chế xà phòng. 2. Acid hữu cơ Là những chất hữu cơ chứa nhóm định chức carboxyl. Các dược liệu có hàm lượng

Ngày đăng: 30/08/2014, 12:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan