1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công Nghệ Sản Xuất Bơ

39 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Công Nghệ Sản Xuất BơNgười ta thường làm bơ từ sữa bò, nhưng bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như cừu, dê, trâu và yak. Muối ăn, chất tạo mùi, hay chất bảo quản đôi khi cũng được cho vào bơ. Khi bơ được thắng lại sẽ cho ra loại bơ nguyên chất, chỉ toàn là chất béo bơ.

Trang 1

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

Trang 2

SVTH: NHÓM 3 Page 2

Trang 3

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG DANH MỤC HÌNH

Hình 3.2: Thiết bị khuấy đảo cream

Hình 3.3 Thiết bị tạo hạt bơ và xử lý sản phẩm liên tục

Hình 3.4 Tạo hạt bơ

Hình 3.5: thiết bị trao đổi nhiệt bảng mỏng

Hình3.6: nguyên tắc hoạt động

Hình3.7: thiết bị với cấu hình một hay nhiều kênh

Hình3.8 : thiết bị với cấu hình một hay nhiều ống

Hình3.9 : Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống có sử dụng bộ phận khuấy trộn cơ học.Hình3.10 : nguyên lý hoạt động

Hình3.10 : thiết bị lên men bề sâu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Bơ nhạt (giá trị dinh dưỡng trong 100g)

Bảng 2 So sánh một số loại chất béo thực phẩm thông dụng (tính trên 100g)

Bảng 2.1 Chỉ tiêu nguyên liệu cream

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội thì các sản phẩm thực phẩmcũng phát triển một cách nhanh chóng không chỉ đối với các thực phẩm quen thuộcvới người Việt Nam mà còn các thực phẩm có nguốn gốc từ nước ngoài hay vẫn cònmới đối với Việt Nam mà điển hình đó là các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như: bơ,phô mai, yogurt, cream…

Tuy hiện nay các sản phẩm này vẫn chưa được người dân trong nước tiêu dùngrộng rãi bởi chúng vẫn còn mới, lạ đối với người Việt Nam nhưng thống kê cho thấythì lượng tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng tăng và có nhiều thương hiệu tham giasản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chứng tỏ người dân ngày càng quen hơn với việc tiêudùng các sản phẩm này

Trong các sản phẩm từ sữa thì hiện nay sản phẩm bơ cũng được người dânngày càng sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn bởi nhiều công dụng bổ ích chúng

Bơ (phiên âm tiếng Pháp:beurre) là một chế phẩm sữa được làm bằngcách đánhsữa hoặc kem tươi hay đã được lên men Bơ được dùng để quết lên bánh

mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng chẳng hạn như làm nước xốt,rán, nướng

Cũng vì số lượng sử dụng tăng nhanh nên sản phẩm bơ cũng được chú trọngphát triển như việc đầu tư vào các dây chuyền sản xuất bơ theo quy mô công nghiệphiện đại và các doanh nghiệp trong nước cũng đã tham gia sản xuất cho ra mắt thịtrường nhiều chủng loại, phong phú cho người tiêu dùng

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠ

1.1 Lịch sử hình thành công nghệ sản xuất bơ

Bơ là sản phẩm chế biến từ chất béo của sữa Hàm lượng chất béo trong bơ rấtcao và chiếm trung bình 80% khối lượng sản phẩm.Bơ là một trong những loại thựcphẩm lâu đời nhất mà con người biết đến và sử dụng rộng rãi Có một điều khá ngạcnhiên là thời xa xưa ở một số nơi trên trái đất người ta không dùng bơ làm thức ăn.Những người Do thái dùng bơ để làm vật tế thần trong những thủ tục tôn giáo Nhữngngười Hy Lạp và La Mã cổ đại dùng bơ để chữa các bệnh về da Họ còn tin rằng bồhóng của bơ đun cháy rất có lợi cho mắt

Ngoài ra người La Mã còn dùng bơ để bôi trơn tóc và da Tại Tây Ban Nha hơn

300 năm trước đây bơ chỉ được bán trong các hiệu thuốc Thời bấy giờ cũng có một sốngười dùng bơ để nấu ăn nhưng tuyệt nhiên không có ai ăn bơ sống Bơ được bảoquản ở dạng nhuyễn và có cả loại bơ trăm tuổi Có người cho rằng công nghệ sản xuất

bơ ăn được chuyển từ các nước Scandinavi sang Châu Âu

Ngày nay bơ là một thực phẩm vô cùng quan trọng Bơ là thực phẩm có chứahàm lượng đạm cao và cơ thể dễ hấp thụ Trong thành phần của bơ có nhiều chất cầnthiết giúp nó ở lại lâu trong dạ dày và từ từ cung cấp năng lượng cho cơ thể

Công nghiệp sản xuất bơ có từ khi người ta bắt đầu vắt sữa bò Đầu tiên người

ta hớt lấy lớp váng sữa rồi để ở nhiệt độ phòng cho lên men Điều này giúp cho bơ giữđược hương vị và đơn giản hóa quá trình đánh bơ Tiếp theo đó là công đoạn thanh lọc

để diệt khuẩn giúp bơ có hạn sử dụng lâu hơn

Bơ được đánh trong máy đánh bơ để tách lấy phần nước trong Trong nước sữanày không chứa một chút chất béo nào Sau đó người ta lại cho tiếp nước vào và tiếptục đánh trong máy đánh bơ cho đến khi loại hết các chất không cần thiết ra để thuđược bơ tinh khiết Sau cùng người ta cho bơ đi qua những trục quay lớn cho bơ mềm

ra và đồng đều nhau về màu và vị rồi đem đóng gói

Trước thế kỷ 19, người ta sản xuất bơ từ nguyên liệu váng sữa.Váng sữathường có độ chua cao do quá trình tách váng sữa từ sữa tươi được thực hiện nhờphương pháp thủ công Người ta để lắng sữa chua trong thùng chứa và sự tách phadiễn ra nhờ sự chênh lệch về tỷ trọng giữa chất béo và sữa gầy Thời gian tách pha kéo

Trang 6

dài nên hệ vi sinh vật nhiễm trong sữa sẽ lên men làm tăng giá trị độ chua của sữa gầy

và váng sữa, khi đó bơ thành phẩm sẽ có cấu trúc và hương vị không ổn định

Vịệc sản xuất bơ bắt đầu được công nghiệp hóa kể từ khi Gustaf de Laval phátminh ra thiết bị chất béo-cream vào năm 1879 Bên cạnh đó quá trình thanh trùngnguyên liệu cream được thực hiện từ những năm 1880 đã cải thiện đáng kể chất lượngsản phẩm Đến năm 1890, người ta bắt đầu sử dụng canh trường vi khuẩn lactic thuầnkhiết trong sản xuất bơ lên men

1.2 Phân loại bơ

Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại bơ Theo BylundGosta(1995),dựa vào quy trình sản xuất, người ta chia bơ thành hai nhóm chính:

 Bơ ngọt(sweet cream butter) hay bơ không lên men:trong quy trình sảnxuất bơ không có quá trình lên men lactic được thực hiện nhờ nhóm vikhuẩn lactic

 Bơ chua(sour cream butter) hay bơ lên men (cultured cream butter): Quátrình lên men lactic được thực hiện sau quá trình thanh trùng nguyênliệu cream trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra hương vị đặc trưng chosản phẩm

Ngoài ra người ta có thể phân loại bơ dựa vào lượng muối có trong sản phẩm:

 Bơ không chứa muối(hàm lượng NaCl trong sản phẩm không lớn hơn0,2%)

 Bơ với hàm lượng muối thấp-mildly salted butter(hàm lượng muối 1%)

0,2- Bơ với hàm lượng muối cao-strongly salted butter(hàm lượng muối 2%).Trong sản xuất bánh người ta phân biệt các loại bơ tương tự như trong quytrình sản xuất Người ta nói rằng những loại bơ tốt nhất hầu hết đều là bơ của Pháp

Đó là các loại bơ ngọt, bơ lạt có vị ngọt nhẹ Ngoài các loại bơ của Pháp, các loại bơđược ưa chuộng khác như bơ Australia, New Zealand, Denmark, Ireland và Englandthường là các loại bơ pha trộn

Bơ được làm từ sữa, bất kỳ loại sữa nào Ví dụ, bơ ở Ấn Độ được làm từ sữa trâu,

bơ ở vùng Trung Đông được làm từ sữa cừu Về cơ bản, người ta chỉ chia bơ làm 2

Trang 7

loại: “sweet cream” và “lactic” Người tiêu dùng thì lại chú ý đến cách phân loại

khác là: “bơ lạt” hay “bơ mặn”

Unsalted/sweet butter (bơ lạt, bơ ngọt)

Hình 1.1: Bơ lạtĐây là loại bơ có vị ngọt nhẹ & hương thơm nhẹ, thường được dùng để làm cácloại pastries ngọt, làm các loại cakes Người ta cũng dùng bơ này để phết lên ăn vớibánh mì

Salted butter (bơ mặn)

Hình 1.2: Bơ mặnNgày xưa, khi làm bơ, người ta chỉ làm salted butter (bơ mặn) với mục đích là

để dự trữ cho mùa Đông – mùa mà không làm bơ tươi được Ngày nay thì “bơmặn” thuộc loại “bơ gia vị” ”Bơ mặn” có thể trữ được lâu hơn “bơ lạt” hay “bơngọt”

Trang 8

Tùy vào các nhãn hiệu bơ khác nhau mà hàm lượng muối trong bơ sẽ khácnhau Do đó người tiêu dùng thường xuyên sẽ “cật lực” để tìm ra loại bơ hợp với khẩu

vị của họ nhất

Sweet cream butter

Hình 1.3: Bơ kem tươiLoại này người ta còn gọi là “bơ kem tươi”, được làm từ “kemnon” Người tacũng vẫn làm “bơ kem tươi” ở 2 dạng “mặn” hoặc “lạt” Loại này rất phổ biến vàđược ưa chuộng tại Hoa Kỳ vì là nó mềm hơn, “kem kem” hơn, béo béo hơn loạithông thường

Có thể hình dung dễ dàng sự khác biệt giữa “sweet cream butter” và “butter”: 1đằng là đậu hủ non, và 1 đằng là đậu hủ

Lactic butter

Hình 1.4: Bơ Lactic

diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur, sau đó được cấy khuẩn để tạo thành bơ, và rồiđược diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur 1 lần nữa để làm ngưng quá trình ngậy bơ

Trang 9

Whey butter

Đây là sản phẩm phụ của quá trình làm cheese (phô mai, phó mát).Trong quátrình làm cheese, khi người ta làm ráo cheese, nước sữa rỏ xuống từ cheese sẽ đượcdành lại Và sau đó họ tách phần kem còn lại trong nước sữa đó để làm thành wheybutter Loại bơ này có vị mặn, vẫn còn hương của cheese, và không bán đại trà, chỉmua trực tiếp từ các chỗ làm cheese thôi

Margarine

Cùng với bơ, ngày nay do người tiêu dùng chú tâm đến sức khỏe nên họ

dùng margarine thường xuyên, gần xấp xỉ tương đương với bơ Người ta đã phải mất

30 năm nghiên cứu mới làm được margarine có hương vị như bơ Tuy nhiên, bơ tanchảy với nhiệt độ (độ ấm) của máu vì vậy mà bơ có thể tan ngay trong miệng Điềunày thì margarine chưa biết bao giờ mới đạt đến Do đó, hầu như margarine chỉ đượcdùng để thay thế bơ trong nấu ăn & làm bánh trái

Hầu hết margarine được làm bằng chất béo thực vật Nhưng chỉ là“hầu hết”thôi, 1 số nhãn hàng họ vẫn pha trộn chất béo thực vật, sữa & mỡ động vật để làm nênmargarine

Trang 10

Nếu dùng margarine thay thế bơ thì nên biết chắc là hương vị không được đậm

đà như bơ Và margarine cũng không phù hợp dùng để chiên xào vì hàm lượng nướctrong maragarine cao Nếu bạn dùng margarine “mềm” thì sẽ phù hợp cho cakes,nhưng không phù hợp cho pastry Thêm nữa, không nên dùng margarine để thoa vàokhuôn nhằm chống dính, vì margarine dễ tan chảy, và trở nên “rít” khi gặp nhiệt độcao

Shortening

Hình 1.6: Shortening

nhưng shortening thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật Bản thânshortening là béo dù rằng chẳng ngửi được tí gì béo, và nó giúp cho vỏ bánh (dùngshortening) trở nên xốp xốp hơn

1.3 Giá trị dinh dưỡng của bơ

Bảng 1 Bơ nhạt (giá trị dinh dưỡng trong 100g)

Năng lượng 2.999 kJ (717 kcal)

Trang 11

Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA

Theo số liệu của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một thìa cà phê bơ (14 g)chứa năng lượng 420 kJ, tất cả từ chất béo gồm 11g, trong đó 7 g chất béo no và

30 mg cholesterol

Bơ chứa chủ yếu chất béo no (bão hòa) và là nguồn cholesterol đáng kể Vì vậy

ăn nhiều bơ có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim

Margarine được khuyên dùng thay cho bơ vì có chứa hàm lượng chất béo chưa no lớnhơn và chứa ít hoặc không chứa cholesterol, tuy nhiên trong một số năm gần đây,người ta nhận thấy rằng chất béo chuyển hóa có trong dầu hydrat hóa trong margarinecũng gây ra các vấn đề về cholesterol Hiện nay đã có margarine không chứa chất béochuyển hóa

Bảng 2 So sánh một số loại chất béo thực phẩm thông dụng (tính trên 100g)

Dầu shortening (hydrat hóa)

Dầu hướng dương

Trang 12

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT BƠ

2.1 Nguyên liệu sản xuất bơ

2.1.1 Các nguyên liệu sản xuất bơ

Cream: là nguyên liệu chính, các nhà máy sản xuất bơ có thể thu cream từ

nguyên liệu sữa tươi bằng phương pháp ly tâm hoặc thu mua cream từ các nhà máychế biến sữa khác

Vi sinh vật: trong sản xuất bơ lên men, người ta sử dụng vi khuẩn lactic LD.

Thường gặp nhất là Streptococcus diacetylactic và Leuconostoss citrovorum Trongquá trình lên men, ngoài acid lactic, chúng sinh tổng hợp các hợp chất dễ bay hơialdehyde acetic, diacetyl, acetoin… các hợp chất này sẽ tạo cho sản phẩm bơ hương vịđặc trưng

Các phụ gia

 Chất màu: Các chất có nguồn gốc từ thiên nhiên: curcumin (E100),lacoflavin (E101), cochenille (E120), indigotien (E132), chlorophylle(E140), carotenoides (E160), caramel (E150), anthocyane (E163),carbomedicinalis vegetalis (E153)

 Muối NaCl: độ tinh sạch của muối cao hơn 99.7% Dùng để cải thiệnhương vị ngoài ra còn đóng vai trò bảo quản, cải thiện sự bền chặt trongbơ

 Chất chống oxy hóa: phổ biến là gallat propyle, gallat octyl, gallatdodecyle, butyl hydroxyl anisol (BHA) hoặc butyl hydroxy toluene(BHT) Hàm lượng sử dụng không được quá 0.01%

Gia vị khác: tiêu, tỏi, mùi tây, củ đinh hương Mục đích để đa dạng hóa các

sản phẩm bơ trên thị trường, việc lựa chọn gia vị phụ thuốc thị hiếu người tiêu dung

và quy định của mỗi nước

Trang 13

CreamThanh trùng

Xử lý nhiệt lạnhTạo hạt bơ (churning) và xử lý

Bao gói

Bơ lên men

Muối

Sữa bơ(buttermilk)

2.1.2 Chỉ tiêu nguyên liệu Cream

Bảng 2.1 Chỉ tiêu nguyên liệu cream

Chỉ tiêu cảm quan Mùi và vị cream là hai chỉ tiêu quan trọng nhất, cream không

được có mùi lạ, đặc biệt là mùi ôi do chất béo bị oxy hóa

Chỉ tiêu hóa lý

Ngoài hàm lượng chất béo, người ta thường quan tâm đến chỉ sốIod của cream Nếu chỉ số iod quá cao (lớn hơn 42) bơ thànhphẩm sẽ có cấu trúc rất mềm Ngược lại nếu chỉ số iod quá thấp(nhỏ hơn 28) bơ sẽ cứng và khó quết lên bánh khi sử dụng

Với sản phẩm bơ lên men, nguyên liệu cream không được chứacác chất kháng sinh và không được nhiễm các chất tẩy rửa côngnghiệp Những chất này sẽ ức chết hoạt động của vi khuẩn lactic

và kéo dài thời gian lên men

Chỉ tiêu vi sinh

Hàm lượng VSV trong cream càng thấp càng tốt, người ta thườngchú ý đến nhóm vi khuẩn ưa lạnh vì chúng có khả năng sinh tổnghợp enzyme lipase chịu nhiệt, enzyme này xúc tác quá trình thủyphân chất béo, làm thay đổi thành phần chất béo trong nguyênliệu

2.2 Nguyên lý công nghệ sản xuất bơ

Bơ làm từ cream gồm những giọt chất béo nổi lên trên bề mặt sữa Để táchcream, sữa được đặt trong một máy quay ly tâm Khi quay nhanh, chiếc máy này chophép thực hiện việc tách mà không phải đợi quá trình tạo cream tự nhiên trên bề mặt.Cream được đun nóng để thanh trùng tiêu diệt vi khuẩn, tùy theo loại bơ mà người tatiến hành cấy vi khuẩn lên men lactic cream hay không rồi đem xử lý nhiệt lạnh để tạomột số tinh thể chất béo và để đạt được tỷ lệ thích hợp giữa chất béo dạng pha lỏng vàlượng chất béo dạng tinh thể Sau đó cho vào trong máy đánh bơ, ở đây những giọtchất béo tập trung lại tạo thành bơ Bơ này có thể được ướp muối và nhuộm màu, cóthể thêm gia vị (tiêu, tỏi, mùi tây, củ đinh hương) rồi cắt thành miếng, đóng gói và bảoquản lạnh

2.3 Quy trình sản xuất bơ

2.3.1 Quy trình sản xuất bơ không lên men

Trang 14

CreamThanh trùngCấy giống

Xử lý nhiệt lạnhTạo hạt bơ (churning) và xử lý

Trang 15

2.4 Thuyết minh quy trình

2.4.1 Thanh trùng

Mục đích: Tiêu diệt vi sinh vật và ức chế hoạt tính các enzyme trong cream,

làm cho các enzyme lipase từ vi sinh vật không có khả năng hoạt động được ở nhiệt

độ cao, giải phóng một số chất có khả năng oxy hóa gây các mùi bất thường

Thông số công nghệ: thanh trùng ở nhiệt độ 90-95oC trong thời gian 15-20giây Nếu cream có chất lượng tốt, người ta thường gia nhiệt nhanh nguyên liệu đến

95oC rồi làm nguội ngay

Nếu tăng nhiệt độ và thời gian thanh trùng thì hiệu quả của quá trình sẽ tăng.Tuy nhiên, cream sẽ có mùi nấu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bơ thành phẩm

2.4.2 Cấy giống vi sinh vật

Mục đích: nhân giống và đưa một lượng vi khuẩn lactic phù hợp và cream

chuẩn bị cho quá trình lên men Công đoạn này chỉ áp dụng cho quy trình sản xuất bơlên men

Thông số công nghệ:

Trang 16

 Vi sinh vật được nhân giống trong môi trường phổ biến nhất là sữa gầy.Trước khi nhân giống, sữa gầy được thanh trùng ở 90-95oC trong thờigian 15-30 phút.Quá trình nhân giống được thực hiện ở 20oC trongkhoảng từ 7-10giờ.

 Canh trường vi sinh vật thu được có độ chua 18 – 20oSH, số tế bào vikhuẩn có thể lên đến 109 tế bào/ml Những sản phẩm trao đổi chất quantrọng nhất của vi khuẩn trong canh trường là acid lactic, diacetyl và acidacetic Chúng sẽ ảnh hưởng đến hương vị của bơ thành phẩm

 Lượng giống vi sinh vật cấy vào cream trong sản xuất bơ phụ thuộc vàochỉ số iod của nguyên liệu và nhiệt độ lên men.Tỉ lệ giống cấy thườngkhoảng 1 – 7% (v/v)

2.4.3 Lên men

Mục đích: sử dụng vi khuẩn lactic để sinh tổng hợp acid lactic và các sản

phẩm trao đổi chất tạo độ chua và hương vị đặc trưng cho cream Công đoạn này cũngchỉ áp dụng cho quy trình sản xuất bơ lên men

Thông số công nghệ:

 Tốc độ acid hóa và chế độ xử lý nhiệt sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bơthành phẩm

 Độ chua phẩn không béo trong cream cần đạt quanh giá trị 36oSH

 Hàm lượng diacetyl trong cream khoảng 1.0 – 1.5ppm

2.4.4 Xử lý nhiệt – lạnh

Mục đích: kết tinh một lượng chất béo trong cream đồng thời loại bỏ một số

thành phần không mong muốn có trong cream

Thông số công nghệ:

 Do cream chứa hỗn hợp các chất béo có điểm nóng chảy khác nhau nênnhiệt độ kết tinh của chúng cũng khác nhau Tốc độ kết tinh và độ tinhkhiết của tinh thể sẽ phụ thuộc vào chế độ xử lý nhiệt

 Dựa vào chỉ số iod của cream để chọn chế độ xử lý nhiệt – lạnh tối ưu.Bảng 2.2: Chế độ xử lý nhiệt – lạnh và giống cấy cho quá trình lên men cream tươngứng với chỉ số iod khác nhau của nguyên liệu (Bylund Gosta, 1995)

Trang 17

hưởng tỷ lệ chất béo lỏng và chất béo rắn trong cream đến độ cứng của bơ thành phẩm(Luquet, 1985).

Lượng chất béo lỏng

(%TF)

Lượng chất béo rắn(%TF)

Cấu trúc bơ thànhphẩm

 Làm nguội nhanh: Quá trình kết tinh chất béo trong cream sẽ diễn ranhanh Tuy nhiên, trong trường hợp này, một số tinh thể chất béo thuđược không đạt độ tinh khiết cao và được gọi là tinh thể hỗn hợp (mixedcrystals)

Để khắc phục hiện tượng trên, sai khi giảm nhiệt độ cream để kết tinh một phầnchất béo, người ta nâng dần nhiệt độ lên để các triglyceride có điểm nóng chảy thấp sẽhóa lỏng và tách ra khỏi các tinh thể hỗn hợp Cuối cùng, tiến hành hạ nhiệt độ đầutiên để tái kết tinh chất béo Khi đó một số triglyceride sẽ tiếp tục kết tinh, độ tinhkhiết lúc này sẽ tăng và số tinh thể hỗn hợp giảm.Sau cùng, người ta hạ nhiệt độ hỗnhợp xuống 5-6oC và giũ trong 2 giờ Theo Luquet (1985), giải pháp kỹ thuật này sẽgiảm độ tổn thất chất béo theo sữa bơ ở giai đoạn tạo hạt bơ tiếp theo

2.4.5 Tạo hạt bơ (churing) và xử lý

Mục đích: kết tinh tạo hạt bơ bán thành phẩm.

 Tách sữa bơ để thu nhận các hạt bơ

 Xử lý các hạt bơ riêng lẻ để tạo thành một khối kết dính

Trang 18

 Bổ sung muối và phân bố đều các hạt nước nhỏ li ti trong toàn khối sảnphẩm.

 Hiệu chỉnh độ ẩm và phân bố đều các hạt nước nhỏ li ti trong toàn khối sảnphẩm

 Xử lý chân không để làm giảm lượng khí có trong khối bơ

Để chọn giá trị nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo hạt bơ, người ta dựa vàohàm lượng chất béo có trong hỗn hợp cream trong thiết bị

Trong trường hợp có sử dụng chất màu, chúng được bổ sung vào hỗn hợpcream trong thiết bị trước khi quá trình khuấy đảo bắt đầu

2.4.6 Bao gói

Mục đích: bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động môi trường, tăng giá trị sản

phẩm và thu hút người tiêu dùng

So sánh bơ lên men và bơ không lên men (phần này đưa lên quy trình nha thúc)

Bơ không lên men (sweet cream butter): trong quy trình sản xuất bơ không

có lên men lactic được thực hiện nhờ nhóm vi khuẩn lactic

Bơ lên men (sour cream butter): trong quá trình sản xuất lên men lactic được

thực hiện sau quá trình thanh trùng nguyên liệu cream nhằm tạo ra hương vị đặc trưngcho sản phẩm

Trang 19

Ưu điểm lên men lactic: các vi khuẩn lactic dị hình làm đa dạng hóa các chỉ

tiêu về màu sắc và mùi vị sản phẩm Mùi của sản phẩm được quyết định bởi nhữnghợp chất dễ bay hơi, đáng chú ý nhất là acetaldehyde, có vị chua nhẹ đặc trưng

Nhược điểm: khó đạt được chỉ tiêu vi sinh, tốn chi phí sản xuất, tốn thời gian.

CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC TRONG SẢN XUẤT BƠ3.1 Thiết bị khuấy đảo cream

Hiện nay có nhiều phương pháp và nhiều hệ thống thiết bị khác nhau Phổ biếnnhất là phương pháp do giáo sư Tritz người Đức đề xuất ( hệ thống tạo hạt bơ xử lýsản phẩm của hãng Invensys APV)

3.1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

3.1.1.1 Thiết bị hoạt động gián đoạn

Ngày đăng: 30/08/2014, 11:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Bơ mặn Ngày xưa, khi làm bơ, người ta chỉ làm salted butter (bơ mặn) với mục đích là - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 1.2 Bơ mặn Ngày xưa, khi làm bơ, người ta chỉ làm salted butter (bơ mặn) với mục đích là (Trang 7)
Hình 1.1: Bơ lạt Đây là loại bơ có vị ngọt nhẹ & hương thơm nhẹ, thường được dùng để làm các loại pastries ngọt, làm các loại cakes - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 1.1 Bơ lạt Đây là loại bơ có vị ngọt nhẹ & hương thơm nhẹ, thường được dùng để làm các loại pastries ngọt, làm các loại cakes (Trang 7)
Hình 1.4: Bơ Lactic - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 1.4 Bơ Lactic (Trang 8)
Hình 1.3: Bơ kem tươi Loại này người ta còn gọi là “bơ kem tươi”, được làm từ “kemnon” - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 1.3 Bơ kem tươi Loại này người ta còn gọi là “bơ kem tươi”, được làm từ “kemnon” (Trang 8)
Hình 1.5: Concentrated - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 1.5 Concentrated (Trang 9)
Bảng 1. Bơ nhạt (giá trị dinh dưỡng trong 100g) - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Bảng 1. Bơ nhạt (giá trị dinh dưỡng trong 100g) (Trang 10)
Bảng 2.1 Chỉ tiêu nguyên liệu cream - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Bảng 2.1 Chỉ tiêu nguyên liệu cream (Trang 13)
Hình 3.1 Thiết bị thùng đáng cream - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 3.1 Thiết bị thùng đáng cream (Trang 19)
Hình 3.2: Thiết bị khuấy đảo cream - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 3.2 Thiết bị khuấy đảo cream (Trang 20)
Hình 3.3 Thiết bị tạo hạt bơ và xử lý sản phẩm liên tục - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 3.3 Thiết bị tạo hạt bơ và xử lý sản phẩm liên tục (Trang 21)
Hình 3.4 Tạo hạt bơ - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Hình 3.4 Tạo hạt bơ (Trang 23)
Bảng 3.1 So sánh ưu điểm và nhược điểm các loại thiết bị trao đổi nhiệt - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Bảng 3.1 So sánh ưu điểm và nhược điểm các loại thiết bị trao đổi nhiệt (Trang 29)
Bảng 4.2. Hàm lượng chất điều chỉnh acid trong bơ - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Bảng 4.2. Hàm lượng chất điều chỉnh acid trong bơ (Trang 36)
Bảng 4.3 Hàm lượng các chất màu - Công Nghệ Sản Xuất Bơ
Bảng 4.3 Hàm lượng các chất màu (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w