1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tập tính săn mồi của các loài động vật

21 16,4K 143
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là sự đa dạng về số lượng loài , nơi cư trú, cách thức sinh hoạt, .và nhiều điều mà con người chúng ta chưa khám phá hết.Trên khắp trái đất từ Bắc cực đến Nam cực, từ rừng sâu hoang vu tới biển cả bao la, từ những đồng cỏ xa van tới những hoang mạc cằn cỗi tất cả đều có sự hiện diện của động vật với những tập tính khác nhau. Mỗi loài đều có những thói quen riêng bao gồm tập tính bẩm sinh và học được. Trong số những tập tính của động vật: tập tính kiếm ăn săn mồi, tập tính sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, . thì có thể nói rằng “ kiếm ăn săn mồi” là tập tính mà bất cứ loài động vật nào cũng có, và tập thể tổ 1 lớp 11/2 xin giới thiệu tới các bạn bộ sưu tầm “ tập tính kiếm ăn săn mồi của động vật” để cùng tìm hiểu về một phần đời sống của động vật. Trong tập này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn cách thức kiếm ăn và săn mồi của hổ “ ông vua rừng xanh”, cách để con báo hoa có được một bữa no nê với chú sơn dương, cùng xem con sư tử xơi tái con trâu rừng. Và rời rừng xanh các bạn sẽ đựoc đến dòng sông để xem một chú cá sấu bắt mồi, và cách rắn hổ mang tìm “thức ăn lót dạ”. Tập “Tập tính kiếm ăn săn mồi của động vật” là sự nổ lực cố gắng và sưu tầm từ các tư liệu có sẵn. Mong rằng sẽ giúp ích các bạn hiểu biết thêm về các tập tính của động vật. Trong tập này gồm có 3 chương và mỗi chương nói về một nhóm động vật khác nhau trong thế giới tự nhiên bao la rộng lớn này. (Tập thể tổ 1 lớp 11/2) CHƯƠNG I: ĐỘNG VẬT SĂN MỒI TRÊN MẶT ĐẤT Hổ là một tay săn mồi lão luyện, đối tuợng của chúng thuờng là: hưu cao cổ, linh dương, trâu rừng, ngựa vằn Chiến lược săn mồi của chúng thường là ẩn nấp trong các bụi rậm để rình, tiếp cận và đợi thời cơ tấn công con mồi. Những con mồi này thường đi kiếm ăn mà không ngờ rằng nguy hiểm đang rình rập mình (hù ^_^ giật mình). Khi thời cơ đã đến hổ ta rượt nhanh theo con mồi rồi vồ lấy nó. Đầu tiên hổ sẽ cắn vào cổ con mồi làm nó không còn sức kháng cự. Sau khi hổ đã hoàn toàn khống chế được con mồi, tiếp đó đánh chén no nê.(Đó là một bài học cho những con mồi thiếu cảnh giác ^!^). Không thua kém gì hổ sư tử là một tay săn mồi cừ khôi được mệnh danh là “Chúa tể rừng xanh”. Qua hình ảnh trên cho thấy sự lợi hại của sư tử khi vật ngã một con trâu rừng to lớn. Khi vồ được con mồi sư tử sẽ dùng răng nanh sắt nhọn của mình để từ từ hạ gục con mồi, rồi chia sẽ bữa tiệc cùng với đồng loại. Thu nhận được chiến lợi phẩm sau một cuộc đi săn, cả đàn cùng nhau chia sẽ thức ăn. Linh cẩu nổi tiếng do thường cướp mồi của các loài khác và cũng hay săn mồi theo bầy đàn nhưng điều đáng ngạc nhiên là con đầu đàn bao giờ cũng là một con cái. Vào mùa thu, cá hồi trên biển Thái Bình Dương trở về các dòng sông trong vùng để đẻ trứng. Đây cũng là lúc những con sói ưa thích món thực phẩm giàu dinh dưỡng này và có vẻ cá hồi cũng là con mồi dễ bắt hơn nhiều loài khác. Bắt cá hồi chi phối ít thời gian hơn so với việc rượt bắt nai hươu trong rừng. “Ngoài lợi ích an toàn, chúng tôi khẳng định, thịt cá hồi cũng cung cấp cao hơn thịt nai, nhất là chất béo và năng lượng so với nhiều con mồi khác”, các chuyên gia nói thêm.Các nhà nghiên cứu phát hiện, loài chó sói sống tại miền Tây Canada thích thú với việc bắt cá hồi hơn đi săn hươu nai và một số loài thú hoang dã khác. Hằng năm đến mùa cá hồi bơi ngược dòng về nguồn để sinh sản thì cũng là mùa kiếm ăn no nê của gấu xám đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng chính cho nó. Gấu xám thường ngủ trong hang suốt mùa đông và khi mùa xuân đến nó sẽ rời hang và đi kiếm thức ăn trong mua này nó tìm cho mình một lượng lớn thức ăn để tạo mỡ tích trữ cho mùa đông ngủ dài không ăn uống. Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một số loài khác thì xiết mồi đến chết. Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi.Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm của nó không gắn liền cố định mà đa phần được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn. Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng mỗi khi nuốt mồi lớn rắn phải đảo hàm dưới của nó. Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động trong khi hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ 1 con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng do rắn ăn khá ít; trong vòng 48 giờ hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ con mồi. Vì vậy, khi đang tiêu hóa mồi mà bị tấn công đột ngột, rắn có thể nôn con mồi ra để đối phó với sự đe dọa bất ngờ đó. Tuy nhiên, khi không có động tĩnh, bộ tiêu hóa của rắn hoạt động rất hiệu quả, có thể hấp thụ mọi thứ trừ lông và móng của con mồi, chúng sẽ chuyển 2 thứ này xuống hệ bài tiết của rắn. Thỉnh thoảng khi cố nuốt một con mồi quá lớn rắn có thể chết. Axít trong dạ dày rắn phần lớn không chuyển hóa được các loại thực vật thành chất dinh dưỡng. Tắc kè là một loài bò sát rất mưu mẹo, với khả năng biến đổi màu da của mình cho giống với màu của thân cây hay lá nào đó, đây là một khả năng rất tuyệt vời. Vua tốc độ về săn mồi trên các cành cây là biệt danh của tắc kè. Chúng có thể đứng yên hằng giờ đồng hồ để chờ con mồi. Nhưng khi con mồi đến chỉ cần trong tích tắc, nó có thể bắn cái lưỡi dài của mình về phía con mồi tiếp đó là nuốt vào bụng. Đầu lưỡi của tắc kè có một chất dính đặc biệt giúp dính chặt con mồi vào lưỡi và thế là có ngay một món ăn ngon. Tắc kè thường ăn những loài sâu bọ, bướm, côn trùng, . Khả năng săn mồi ẩn thân của tắc kè vô cùng chắc chắn ít khi có con mồi nhận ra sự hiện diện của nó chính vì vậy có thể coi khả năng thay đổi màu cơ thể của tắc kè giống như là đang khoát một chiếc áo tàng hình vậy. Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống: cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh - cùng lớp Arachnid. Thức ăn của chúng thường là côn trùng, bọ, kiến, Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích. [...]... sinh vật này có thể bơi rất nhanh và xa hàng nghìn kilômét MỤC LỤC Nội Dung: Trang Lời Nói Đầu Chương I: Động Vật Săn Mồi Trên Mặt Đất - Hổ Đang Rình Mồi - Hổ Vồ Mồi 1 2 3 - Sư Tử Xơi Mồi 4 - Bầy Linh Cẩu Săn Mồi 5 - Chó Sói Săn Mồi 6 - Gấu Xám Săn Mồi 7 - Rắn Săn Mồi 8 - Tắc Kè Săn Mồi 9 - Nhện Giăng Lưới Bắt Mồi 10 Chương II: Động Vật Săn Mồi Trên Không - Đại Bàng Săn Mồi 11 - Quá Trình Săn Mồi Của. .. Vật Săn Mồi Trên Không - Đại Bàng Săn Mồi 11 - Quá Trình Săn Mồi Của Chim Bói Cá 12 - Chim Hạc Đen Săn Mồi 13 - Chim Ưng Săn Mồi 14 - Dơi Săn Mồi 15 - Ngựa Trời Săn Mồi 16 Chương III: Động Vật Săn Mồi Dưới Nước - Cá Kiếm Săn Mồi 17 - Rái Cá Săn Mồi 18 - Quá Trình Săn Mồi Của Cá Sấu 19 - Rùa Biển Săn Mồi 20 ... các loài côn trùng lớn, chuột, rắn, cá và ếch Sau đây là hình ảnh ngoạn mục của một con chim bói cá lao xuống nước săn mồi: 1 2 3 4 Chim hạc đen là một loài động vật săn cá rất tài ba, với cặp mỏ dài và nhọn của mình nó có thể nhúng sâu trong mặt nước để bắt các loài cá Thức ăn ưa thích của hạc đen là cá ngoài ra còn có các loài sâu bọ khác Chim ưng được phong là "vua tốc độ" trong thế giới động vật. .. lúc bắt chưa đầy 1 giây Thức ăn của dơi thường là các loài côn trùng, dế, bướm, Dơi săn mồi vào ban ngày còn ban đêm thì ngủ treo ngược người trên các cành cây hoặc trong các hang động tối tăm Con bọ ngựa chăm chú quan sát bằng cặp mắt to cộ Mọi rung động của môi trường xung quanh đều không lọt khỏi cặp mắt đó Khi phát hiện được con mồi, con bọ ngựa tiến đến gần một cách thật nhẹ nhàng Với tài ngụy...CHƯƠNG II: ĐỘNG VẬT SĂN MỒI TRÊN KHÔNG Ðại bàng ngự trị trên không, tung hoành khắp đó đây với đôi cánh khỏe mạnh và đôi chân sắc bén Chúng thường ăn các loài chim nhỏ, thỏ, chuột, cá, Những con mồi lọt vào tầm ngắm của đại bàng thường khó có thể trốn thoát, những pha xà xuống săn mồi của đại bàng vô cùng hoàn hảo và chính xác đến từng centimét Chim... cặp mắt của con mồi Tới lúc đã đạt được khoảng cách thích hợp, con bọ ngựa khẽ nhún mình Nhanh như chớp, nó bật ra như một chiếc lò xo với đôi càng dang rộng Cú đòn chính xác này khiến con mồi không kip phản ứng Rồi cũng nhanh không kém, nó rụt lại Một chú ve đã nằm gọn trong cặp kiếm của "bác thợ săn" ! CHƯƠNG III: ĐỘNG VẬT SĂN MỒI DƯỚI NƯỚC Cá kiếm (tên khoa học Xiphias gladius) thường sống ở các vùng... chúng săn mồi 3-5 h mỗi ngày, nếu là con mẹ đang cho con bú thì cần săn mồi 8h mỗi ngày Phần lớn rái cá ăn cá làm thức ăn hàng đầu trong thực đơn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn bổ sung ếch nhái, tôm và cua Một số còn chuyên ăn sò còn loại khác thì lại ăn động vật có vú nhỏ hoặc chim 1 2 3 4 Cá sấu là động vật thuộc lớp bò sát, thường sống ở ao hồ, đầm lầy Có thể nói rằng chúng là “đại ca” của những... cũng là một thủ thuật săn mồi của những con cá sấu hung bạo này! Những con cá sấu thường quan sát kĩ trên bờ, khi thấy kẻ thù chúng liền hụp xuống nước, tiến gần lại con mồi rồi vồ lấy Đến cả sư tử loài được mệnh danh là “Chúa tể sơn lâm” khi đi uống nước cũng phải cẩn thận trước bộ hàm sắt nhọn của cá sấu vì thế không loài động vật nào là không sợ cá sấu (trừ hà mã hàng xóm của cá sấu).Cá sấu thường... chúng là “đại ca” của những vùng đất này, hầu như các loại động vật ăn cỏ, chim chóc đều phải khiếp sợ trước vẻ dữ tợn của chúng Thức ăn của chúng thường là: trâu, bò linh dương, chiến lược” bắt mồi của cá sấu rất tinh xảo Nếu những con mồi tội nghiệp này đi theo bầy đàn thì có thể có cơ hội thoát chết Nhưng trái lại với sự đơn độc một mình sẽ biến những con vật hiền lành này thành một bữa tiệc cho cá sấu... phong là "vua tốc độ" trong thế giới động vật Chúng săn mồi bằng cách bổ nhào xuống con mồi (chim cu, bồ câu, chuột, thỏ, ) với tốc độ 322km/giờ, chụp con mồi trong không trung hay dưới mạt đất bằng những chiếc móng vuốt sắc bén, sau đó đáp xuống đất để xé nhỏ và ăn con mồi Dơi kiếm mồi trong đêm bằng cách giải phóng những xung siêu âm qua miệng Các xung này đập đến côn trùng và phản xạ trở lại Toàn . động vật: tập tính kiếm ăn săn mồi, tập tính sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, . thì có thể nói rằng “ kiếm ăn săn mồi là tập tính mà bất cứ loài động vật nào. diện của động vật với những tập tính khác nhau. Mỗi loài đều có những thói quen riêng bao gồm tập tính bẩm sinh và học được. Trong số những tập tính của động

Ngày đăng: 26/09/2013, 13:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua hình ảnh trên cho thấy sự lợi hại của sư tử khi vật ngã một con trâu rừng to lớn. Khi vồ được con mồi sư tử sẽ dùng răng nanh sắt nhọn của mình để từ từ hạ  gục con mồi, rồi chia sẽ bữa tiệc cùng với đồng loại - Tập tính săn mồi của các loài động vật
ua hình ảnh trên cho thấy sự lợi hại của sư tử khi vật ngã một con trâu rừng to lớn. Khi vồ được con mồi sư tử sẽ dùng răng nanh sắt nhọn của mình để từ từ hạ gục con mồi, rồi chia sẽ bữa tiệc cùng với đồng loại (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w