ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: ĐỊA LÝ_DU LICH BÀI TẬP NHÓM Xung đột văn hóa giữa công nghiêp và nông nghiễp GVHD: Th.s Phạm Thị Thúy Nguyệt Nhóm: Góc nhỏ Lớp: Địa lý_du lịch k30 I.Khái niệm 1. Công nghiệp là gì? Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. 2. Nông nghiệp là gì? Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân. II. Đặc điểm 1.Văn hoá nông nghiệp Các quốc gia gốc nông nghiệp chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa. Mà Việt Nam cũng có những đặc trưng đó. a.Về cư dân : Chủ yếu sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu Trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng” An cư lạc nghiệp” . Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”… Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước. Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu, “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen… Người làm nông quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm… b. Về mặt tổ chức cộng đồng, Lối sống cố định lâu dài nên tạo ra những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng tình Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong ngôi nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người Việt coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình… Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc( Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế). Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể sau lưng. Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt truyền thống. 2. Văn hóa công nghiệp a. Cư dân: Sống chủ yếu bằng các công việc gắn liền với công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Trong cách cư xử với tự nhiên, do tính chất công việc đòi hỏi phải am hiều công nghệ phải hiểu biết rộng và tính cách muốn đi tìm hiểu các điểm mới trên thế giới đã hình thành lối sống không ổn định, con người có khuynh hướng thay đổi vị trí nơi ở do yêu cầu của công việc hay do quan niệm đến những vùng đất mới thì sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong thời buổi cạnh tranh này. Văn hóa công nghiệp làm cho con người phụ thuộc vào máy móc công nghệ hơn là bản thân mình và tự nhiên và dường như điều đó đã làm họ mất dần đi sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên. Và vì thế sẽ không xuất hiện them các tín ngưỡng thờ vạn vật hay thờ các hiện tượng tự nhiên. Vì phải làm việc với máy móc và yêu cầu cao nên hình thành con người ý thức, tác phong làm việc khoa học, hợp lý, giải quyết công việc kịp thời chính xác, khách quan, đúng pháp luật, cái lí đặt trên cái tình. b.Về mặt tổ chức cộng đồng Lối sống ít ổn định lâu dài đã làm mai một dần mối quan hệ tình cảm than thiết, gắn bó trong cộng đồng.Mặc dù vậy nhưng lối sống trọng tình nghĩa vẫn còn tồn tại trong cuộc sống. Nhưng con người hiện đại văn minh hơn với lối sống cởi mở, hướng ngoại để tiếp thu những điều hay mới mẻ trong xã hội. Nhân quyền của con người cũng được trân trọng và được pháp luật bảo vệ. Nhưng dường như mạng sống con người trong xã hội hiện đại không còn tâm quan trọng trong xã hội khi mà con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và lao vào công việc hay tranh giành quyền lực lẫn nhau. Con người sống có kỉ luật giờ giấc nghiêm chỉnh rõ ràng. Quan niệm sống bình đẳng dân chủ hòa bình, tôn trọng tập thể. Nhưng vai trò và lợi ích cá nhân được đưa lên hàng đầu. Văn hóa công nghiệp tạo cho con người nếp sống tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại và dung hợp nó cho hài hòa với thực trạng đất nước. Có thể nói mỗi nền văn hóa riêng biệt sẽ có những cách sống và cách cư xử khác nhau. Tuy nhiên không phải những khác biệt đó cũng có thể xuất hiện xung đột .Nếu một người đã quen với lối sông của nền văn hóa nông nghiệp mà phải đến một nước mang nền văn hóa công nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong công việc hay có thể là những cú shock văn hóa sẽ xuất hiện. III. Ví dụ về sự xung đột Ví dụ 1: Người dân gốc nông nghiệp chủ yếu dưa vào thiên nhiên nên khái niệm thời gian của cư dân gốc nông nghiệp là sự ước chừng thường không có khái niêm thời gian chính xác. Người nông dân muốn đi làm lúc mất giờ tuy hứng do họ không đi làm cũng không ảnh hưởng nhiều. Thường hay nói: khoảng, chừng, chút….nên việc đúng giờ của cư dân gốc nông nghiệp thường không chính xác. Còn cư dân gốc công nghiệp thì do tính chất hoạt động cũng như sản xuất phải dựa vào máy móc là chính nên đòi hòi phải chính xác về thời gian. Nếu như một người nào đó trong một dây chuyền đi trễ thì cả một hệ thống sẽ gặp rất khó khăn trong hoạt động. Nên xự chính xác về thời gian là rất cao. Ví dụ 2:Người dân theo lối sống công nghiệp thì ít trọng tình cảm hơn so với người dân gốc nông nghiệp. Bởi vì, theo lối sống công nghiệp làm việc liên tục, phụ thuộc vào công nghệ họ ít có thời gian gần gũi gia đình, hàng xóm nên tính tự lập cũng như độc lập trong tư tương nên tình cảm trong các mối quan hệ xã hội nhạt nhoà chủ yếu tình cảm được sử dụng trong công việc. Ví dụ 3: Công nghiệp thì tạo ra sản phẩm hàng hoá nhiều hơn do có các thiết bị công nghệ hiện đại, sản phẩm làm ra có giá trị cao và ít chịu tác động của thiên nhiên nên những nước có nền công nghiệp phát triển là nước rất phát triển. Nông nghiệp tao ra ít, giá trị sản phẩm không cao và chịu tác động rất lớn từ thiên nhiên và những nước này là những nước kém hoặc là đang phát triển. III. Xung đột giữa công nghiệp và nông nghiệp có tác động gì đến du lịch? Xung đột giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có một số tác động đến với hoạt động du lịch: Công nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm phục vụ cho du khách nhiểu có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Còn nông nghiệp sản xuất hàng hoá chủ yếu dựa vào thiên nhiên và cùng với sức lao động của con người nên tạo ra sản phẩm ít hơn nhưng tính thẩm mỹ cũng như óc sáng tạo thì có phần hơn công nghiệp.( các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm,…). Chính vì lí do đó mà hiên nay khách du lịch rất thích những sản phẩm làm bằng tay. Tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu thì còn thấp Các nước công nghiệp thì có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỉ thuật tương đối phát triển nâng cao khả năng đáp ứng sự đi lại, nghĩ ngơi một cách thuận tiên nhất nên sự cạnh tranh thu hút khách du lịch cũng dễ dàng hơn so với các nước nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080108021208AAdv52 C 2. http://www.vatgia.com/hoidap.shvg . triển. III. Xung đột giữa công nghiệp và nông nghiệp có tác động gì đến du lịch? Xung đột giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có một số tác động đến với hoạt động du lịch: Công nghiệp sẽ. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: ĐỊA LÝ_DU LICH BÀI TẬP NHÓM Xung đột văn hóa giữa công nghiêp và nông nghiễp GVHD: Th.s Phạm Thị Thúy. trọng tập thể. Nhưng vai trò và lợi ích cá nhân được đưa lên hàng đầu. Văn hóa công nghiệp tạo cho con người nếp sống tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại và dung hợp nó cho hài hòa