1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự phát triển của nho giáo thời lê – nguyễn

66 4,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đàotạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là Quân Tử Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo 2

1.1.1 Khái quát sự hình thành Nho giáo 2

1.1.2 Nội dung cơ bản của Nho giáo 2

1.1.3 Tư tưởng Nho giáo 7

1.1.4 Thái độ của Nho giáo với cuộc sống 8

1.1.5 Quan niệm đạo đức trong Nho giáo 8

1.2 Quá trình du nhập và phát triển Nho giáo vào Việt Nam 10

1.2.1 Quá trình du nhập 10

1.2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội Việt Nam 12

1.3 Sự phát triển của Nho giáo qua các triều đại Việt Nam 14

1.3.1 Đời Lý (1010-1225) 14

1.3.2 Đời Trần (1225-1400) 15

1.3.3 Nhà Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1413), Minh thuộc (1414-1427) 15

1.3.4 Đời Hậu Lê (1428-1788) 15

1.3.5 Đời Tây Sơn (1788-1802) 15

1.3.6 Đời Nguyễn (1802-1945) 16

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA NHO GIÁO THỜI KỲ LÊ - NGUYỄN Ở VIỆT NAM 17

2.1 Thời Lê 17

2.1.1 Luật pháp thời nhà Lê 18

2.1.2 Giáo dục và khoa cử 21

2.1.3 Đội ngũ quan lại xuất thân từ khoa cử Nho học ngày càng chiếm số lượng đông đảo và vị trí quan trọng 24

Trang 2

2.1.4 Tăng cường tư tưởng Nho giáo trong các mặt của đời sông kinh tế

- xã hội 30

2.1.5 Nhà nước Lê sơ từng bước xây dựng theo hướng trung ương tập quyền và đạt tới mức độ cao vào triều Lê Thánh Tông 31

2.2 Thời kỳ nhà Nguyễn 33

2.2.1 Luật pháp thời Nguyễn 33

2.2.2 Giáo dục và khoa cử 33

2.2.3 Tư tưởng 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA NHO GIÁO THỜI LÊ – NGUYỄN 39

3.1 Luật Hồng Đức 39

3.2 Đại Việt sử ký 51

3.3 Quân Trung Từ Mệnh Tập 52

3.4 Quốc Âm Thi Tập 52

KẾT LUẬN 56

PHỤ LỤC 62

Trang 3

Lời mở đầu

Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong

xã hội loài người

Theo Các Mác “ Sự khổ ải tôn giáo vừa là sự biểu hiện sự khổ ải hiệnthực, lại vằ là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó Tôn giáo là tiếng thở dàicủa chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó

là tinh thần của trạng thái không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhândân, là hạnh phúc hư ảo của nhân dân” Mỗi tôn giáo đóng một vai trò trong xãhội qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Đồng thời thái độ đối xử của các giai cấpthống trị xã hội khác nhau với tôn giáo cũng khác nhau Dù vậy, một thực tế chothấy cho dù là quan niệm, thái độ, nội dung về tôn giáo luôn thay đổi và dù cóthay đổi bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh

ra cùng với xã hội loài người, do con người sáng tạo ra, rồi con người lại bị chiphối bởi nó Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo không chỉ có quan hệ mật thiết màcòn có tác động mạnh mẽ đến các thành tố khác của văn hoá

Ở Việt Nam, qua trường kỳ lịch sử từng tòn tại các tôn giáo như Nhogiáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Đạo giáo…Là một thành tố của văn hoáViệt Nam – Nho giáo có một ảnh hưởng rất lớn đối với diện mạo cũng nhưnội dung các thành tố khác Đặc biệt vào thế kỷ XV, thời kỳ Lê – NguyễnNho giáo chiếm vị trí độc tôn chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vàđạt được những thành tựu nhất định

Để thấy được sự phát triển cực thịnh của Nho giáo thời Lê – Nguyễn,bài tiểu luận của chúng tôi gồm những phần cụ thể sau:

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA NHO GIÁO THỜI KỲ LÊ - NGUYỄN Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA NHO GIÁO THỜI LÊ – NGUYỄN

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn thiếu xót, kính mong cco giáo vàcác bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Nhóm 3

Trang 4

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU

NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo

1.1.1 Khái quát sự hình thành Nho giáo

Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán Tự từ Nho gồm từ nhân (người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ) Nho Giáo còn gọi là nhà nho, người đọc sách thánh hiền, được thiên hạ trọng dụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với luân thường đạo lý

Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN), tên Khâu, TựTrọng Ni người nước Lỗ, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng như tưtưởng trước đây thành học thuyết gọi là Nho học hay Nho giáo

1.1.2 Nội dung cơ bản của Nho giáo

Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) Quan điểm của nho giáo thể hiện trong Tam

Cương đó là các mối quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ chồng và Ngũ

Thường ( Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) Nho giáo ảnh hưởng hầu hết các nước

Trang 5

phong kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hóa

Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổchức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đàotạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là Quân Tử( Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở trong xã hội để phân

biệt với kẻ "Tiểu nhân" những người thấp kém về điạ vị xã hội; "Quân tử" là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" là

những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện Điều này có thểđược lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người

cầm quyền ) Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "Tự Đào Tạo", phải "Tu Thân" Sau khi Tu Thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "Hành Đạo" ( Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí Nho gia hình

dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa

cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, đó là những nguyên lí đạo đức doNho gia đề xướng ( hoặc như họ tự nhận mình là phát hiện ra) và cần phảituân theo Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo, tức là nắm đượcđạo trời, biết sợ mệnh trời Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào conngười sẽ được gọi là Mệnh)

TU THÂN :

Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà Nam giới phải theo Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà Nữ giới phải theo Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội sẽ được

an bình

*Tam Cương: Nói về ba mối quan hệ Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử

(cha con), Phu Phụ (chồng vợ)

Quân Thần ( Vua Tôi) : Trong quan hệ vua tôi Vua thì thưởng phạt

công minh, Tôi tớ phải trung thành một dạ

Phụ Tử ( Cha Con ) : Cha hiền Con hiếu Cha có nghĩa vụ nuôi dạy

con cái, Con phải hiếu thảo và phụng dưỡng khi cha về già

Trang 6

Phu Phụ (Chồng vợ ) : Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng

với vợ Vợ phải chung thủy tuyệt đối với chồng

*Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm

điều phải hằng có khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt rõ thiện ác, đúng sai.

Tín: Giữ đúng lời hứa, đáng tin cậy.

*Tam Tòng: Tam là ba, Tòng là theo Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, bao gồm: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"

Tại gia tòng phụ: tức người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải theo cha Xuất giá tòng phu : lúc lấy chồng phải theo chồng.

Phu tử tòng tử : nếu chồng qua đời phải theo con

*Tứ Đức: bốn tính nết tốt của người phụ nữ phải có là: Công Dung

-Ngôn - Hạnh

Công: khéo léo trong công việc.

Dung: hòa nhã trong sắc diện.

Ngôn: mềm mại trong lời nói.

Hạnh: nhu mì trong tính nết.

Người Quân tử phải đạt được ba điều trong quá trình Tu Thân:

Đạt Đạo: Đạo có nghĩa là "Con đường" hay "Phương cách" ứng xử mà

người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (trong sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu" Đó chính là Ngũ thường hay Ngũ luân Trong xã hội

cách cư xử tốt nhất là "Trung Dung" Tuy nhiên, đến Hán nho Ngũ Luân được tập trung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam Tòng.

Đạt Đức: Quân tử phải đạt được ba đức: "Nhân - Trí - Dũng" Khổng

Tử nói: "Đức của người quân tử có ba đức mà ta chưa làm được Người

Trang 7

Nhân không lo buồn, người Trí không nghi ngại, người Dũng không sợ hãi "

(sách Luận ngữ) Về sau, Mạnh Tử thay "Dũng" bằng "Lễ, Nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí" Đến thời Hán nho thêm một đức nữa là "Tín" nên có tất cả năm đức là: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" Năm đức này còn gọi là Ngũ Thường.

Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc: Ngoài các tiêu chuẩn về "Đạo" và "Đức",

người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc" tức là người quân tử còn

phải có một vốn văn hóa toàn diện

HÀNH ĐẠO

Sau khi Tu Thân, người quân tử phải Hành Đạo, tức là phải làm quan,

làm chính trị Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ" Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ là gia đình,

cho đến lớn là Trị Quốc, và đạt đến mức cuối cùng là Bình thiên hạ (thốngnhất thiên hạ) Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việccai trị có hai phương châm:

Nhân Trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là

yêu người và coi người như bản thân mình Khi Trọng Cung hỏi thế nào là

nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” ( Điều gì mình không

muốn thì đừng làm cho người khác - sách Luận ngữ) "Nhân" được coi là điều

cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ

mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ)

Chính Danh : Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của

nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ).

Khổng Tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử

- Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ)

Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho

giáo, chúng được tóm gọn lại trong chín chữ: "Tu Thân, Tề gia, Trị quốc,

Bình thiên hạ" Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích caitrị mà thôi

Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết Thi,

Trang 8

Thư, Lễ, Nhạc Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo

đức mà không cần phải có quyền Ngược lại, những người có quyền màkhông có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường)

Những quan niệm Đạo Đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnhcửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, đã giúp ông sống giữa bầy lang sói

mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng, suy đến cùng thì

đạo làm người ấy bao gồm hai chữ “Nhân Nghĩa”

Khổng Tử giảng chữ "Nhân" cho học trò không lúc nào giống lúc nào,

nhưng xét cho kỹ, cốt tủy của chữ Nhân là lòng thương người như chínhKhổng Tử nói :

“Đối với người như đối với mình, không thi hành với người những điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả Hơn nữa cái mình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thì phải làm cho người đạt tới, phải giúp cho người trở thành tốt hơn mà không làm cho người xấu đi” (Sách Luận ngữ)

“Nghĩa” là lẽ phải, đường ngay, việc đúng Mạnh Tử nói

“Nhân là lòng người, Nghĩa là đường đi ngay thẳng của người”

“Nhân là cái nhà của người, Nghĩa là đường đi ngay thẳng của người”

Đến đời Hán nho, Đổng Trọng Thư đưa nhân nghĩa vào Ngũ Thường.

“Tam Cương Ngũ Thường“ trở thành trụ cột của lễ giáo phong kiến Sang đời

Tống nho, hai chữ nhân nghĩa càng bị trừu tượng hóa Các nhà Tống nho căn

cứ vào thuyết “Thiện Nhân hợp nhất” khoác cho hai chữ nhân nghĩa sắc thần siêu hình Trời có ‘lý” người có “Tính” bẩm thụ ở trời Đức của trời có 4 điều:

“Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh“; Đức của người có “Nhân, Nghĩa, Lễ và Trí“.

Bốn đức của người tương cảm với đức của trời

Hệ thống hóa lại một cách tóm tắt hai chữ “Nhân Nghĩa” ở một số thời

điểm phát triển của Nho giáo như trên, ta có thể kết luận hai chữ “NhânNghĩa” của Nho giáo là khái niệm thuộc phạm trù đạo lý, nội dung từng thời

kỳ có thêm bớt nhưng căn bản vẫn là những lễ giáo phong kiến không ngoàimục đích duy nhất là ràng buột con người vào khuôn khổ pháp lý Nho giáophục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến Trong quá trình phát triển càng

Trang 9

ngày Nó càng bị trừu tượng hóa trên quan điểm siêu hình

Tuy nhiên quan điểm Đạo Đức của Nho giáo quả là có rất nhiều điểm tíchcực Một trong những đặc điểm đó là đặt rõ vấn đề người quân tử, tức là ngườilãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả, dù nguyên tắc ấy không được thựchiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh.Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội

1.1.3 Tư tưởng Nho giáo

Ở Trung Quốc xã hội phong kiến vẫn giữ lại rất nhiều di tích của xã hộithị tộc và xã hội nô lệ, biểu hiện trong pháp luật và phong tục dưới nhiều hìnhthức như quan niệm về sở hữu ruộng đất thuộc về quốc gia, quan niệm tônpháp trong gia tộc, ở trong một xã hội như vậy thì vua là tổ của thị tộc, là chacủa dân, mà cha là trời của con, chồng là trời của vợ Để tồn tại trên cơ sở sảnxuất đặc thù á Đông (phương thức sản xuất Châu á) giai cấp địa chủ thống trịcần phải giữ những quan niệm ấy, do đó chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Chính lànhững khái niệm luân lý tuyệt đối trong xã hội phong kiến Trung Quốc.Trong hình thái ý thức phong kiến hệ giữa người với người chỉ được ghép vào

5 loại (ngũ luân), ấy là: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè Trong 5cặp ấy thì hai cặp anh em, bạn bè chỉ là nhành ngọn, mà 3 cặp kia mới là cộigốc Những tính lớn của nhân loại, theo quan niệm phong kiến là nhân, nghĩa,

lễ, trí (về sau có thêm chữ tín) cũng là phát sinh trên cơ sở của ngũ luân NhưKhổng Tử nói rằng hiếu đễ là gốc của chữ Nhân

Ở đây chữ đạo đức và danh dự cũng đồng nghĩa với chữ lý luận vàdanh phận trong Nho giáo mà tự do, bình đẳng là tư tưởng cá nhân của xã hội

tư sản Đối với nó thì ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường lànhững cái tuyệt đối Theo bộ sậu chính thường của tư tưởng đạo đức thì đạođức quan phải diễn dịch từ vũ trụ quan, nhưng nho giáo thì làm ngược trở lại,

nó xuất phát từ ngũ luân, ngũ thường rồi đem gán những cái ấy cho vũ trụ,cho thượng đế : nó đã luân lý hoá cả vũ trụ, cả thượng đế, vũ trụ và thượng đếcủa Nho giáo đều nhuốm màu luân lý Đối với nho giáo thì luân lý cươngthường là hằng tồn, là phổ biến

Trang 10

1.1.4 Thái độ của Nho giáo với cuộc sống

Trước hết phải nói Nho giáo là đạo quan tâm đến con người, đến cuộcđời và tìm thú vui trong cuộc sống Khác với các tôn giáo ở chỗ đó Phật giáocho cuộc đời là bể khổ nên tìm cách giải thoát, cần sự “bất sinh” Lão giáocũng yếm thế, bi quan như vậy, nên cần sự “vô vi tịch mịch” Chỉ có đạo Nho

là trong sự sống hơn cả Không cần phải hỏi ta sinh ra ở cõi đời để làm gì,chết rồi thì đi đâu, chết rồi có linh hồn nữa không “Người muốn biết ngườichết rồi có biết gì nữa không ư? Chuyện đó không phải là chuyện cần kíp bâygiờ, rồi sau biết” (Khổng Tử gia ngữ) Cho nên Khổng Tử ít bàn đến chuyệnquỷ thần, đến chuyện quái lạ, huyền bí Làm người ở đời hãy lo lấy việc củacon người Chuyện của con người lúc sống còn chưa lo hết, lo gì đến việc saukhi chết! “Phải vụ lấy việc nghĩa của con người, còn quỷ thần kính mà xa ta”(Luận ngữ) khi khoa học chưa phát triển, các tôn giáo còn thịnh hành, nhữngchuyện mê tín dị đoan còn huyền hoặc người ta gây bao nhiêu tai hại, thì thái

độ “kinh nhi viễn chi” là đúng Khổng Tử tuy chưa thoát ra được cái “thiệnđạo quan” của đời Chu, nhưng ông đã bắt đầu hoài nghi quỷ thần, trời mặc dùông vẫn trong việc tế trị Nho học khuyên con người ta nên yêu đời, vui đời,sống có ích cho đời cho xã hội Câu Khổng Tử trả lời Tử Lộ khi ông ta địnhsang giúp Phật Bật nêu rõ điều đó: “Ta đây há lại là quả dưa, chỉ được treo màkhông được ăn hay sao” sống ở đời mà bỏ việc đời là trái đạo con người.Sống là hành động, đem tài trí giúp đời Khổng Tử chính là tấm gương cho cácnhà Nho đời sau noi theo Ông không tìm thú vui ở chỗ ẩn dật hay ở chỗ suytưởng suông, mà ở chỗ hành động, hành đạo Khổng Tử đi chu du thiên hạngoài mục đích tìm cách thực hiện lý tưởng của mình suốt 14 năm Không aidùng, trở về đã 70 tuổi ông vẫn dạy học, làm sạch, truyền bá tư tưởng củamình Đây có thể nói là điểm sáng nhất của Nho giáo so với các học thuyếtkhác, và có lẽ chính nhờ nó mà Nho giáo giữ vị trí độc tôn và ưa chuộng trongthời gian rất dài của lịch sử

1.1.5 Quan niệm đạo đức trong Nho giáo

Trong Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người Phải nói đạo làmngười của Khổng Tử dạy là đạo làm người trong xã hội phong kiến Chúng ta

Trang 11

đều biết trong xã hội có giai cấp thì những nguyên tắc để đánh giá hành vi củacon ngươì, phẩm hạnh của con người trong mối quan hệ với người khác vàtrong mối quan hệ với nhà nước, Tổ quốc đều mang tính giai cấp rõ rệt và

có tính chất lịch sử Những quan niệm về đạo đức điều thiện, điều ác “thayđổi rất nhiều từ dân tộc này tới dân tộc khác, từ thời đại này đến thời đại khácđến nỗi thường thường trái ngược hẳn nhau” (Enghen)

Những quan niệm đạo đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnh cửu,nhưng có nhiều phương châm xử thế, tiếp vật đã giúp ông sống giữa bầy langsói mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng Suy đến cùngđạo làm người ấy bao gồm 2 chữ nhân nghĩa

Khổng Tử giảng chữ Nhân cho học trò không lúc nào giống lúc nào,nhưng xét cho kỹ, cốt tuỷ của chữ Nhân là lòng thương người và cũng chính

là Khổng Tử nói “đối với người như đối với mình, không thi hành với ngườinhững điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả Hơn nữa cáimình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thìcũng phải làm cho đạt tới, phải giúp cho người trở thành tốt hơn mà khônglàm cho người xấu đi” (luận ngữ) “Nghĩa” là lẽ phải đường hay, việc đúng.Mạnh Tử nói “nhân là lòng người, nghĩa là đường đi của người”; (Cáo Tửthượng) “Nhân là cái nhà của người, nghĩa là đường đi ngay thẳng của người”(Lâu ly thượng); “ở với đạo nhân, nói theo đường nghĩa, tất cả mọi việc củađại nhân là thế đó” (Tồn tâm thương)

Nghĩa thường đối lập với lợi Theo lợi có khi không làm cái việc phảilàm nhưng trái lại, theo nghĩa có khi lại rất lợi Có cái nghĩa đối với ngườixung quanh có cái nghĩa đối với quốc gia xã hội

Đến đời Hán Nho, Đổng Trọng Thư đưa nhân nghĩa vào ngũ thường.Tam cương ngũ thường trở thành mối trụ cột của lễ giáo phong kiến SangTống nho, hai chữ nhân nghĩa càng bị trìu tượng hoá Các nhà Tống nho căn

cứ vào thuyết “thiện nhân hợp nhất” khoác cho hai chữ “nhân nghĩa” mộtmàu sắc thần lá siêu hình Trời có “lý” người có “tính” bẩm thụ ở trời Đứccủa trời có 4 điều: nguyên, hạnh, lợi, trinh; đức của người có nhân, nghĩa, lễtrí Bốn đức của người tương cảm với 4 đức của trời

Trang 12

Tuy nhiên quan niệm đạo đức của Nho giáo quả là có rất nhiều điểmtích cực Một trong những đặc điểm đó là đặt rõ vấn đề người quân tử, tức làngười lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả; dù nguyên tắc ấy không đượcthực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấutranh Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xãhội Truyền thống hiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ không thể bảo là disản của Nho giáo chỉ có tiêu cực.

1.2 Quá trình du nhập và phát triển Nho giáo vào Việt Nam

1.2.1 Quá trình du nhập

Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy

và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực kháchquan của các thời đại, của các dân tộc

Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển Đó là sự pháttriển không đồng đều của các dân tộc qua không gian và thời gian Ở cùngmột thời đại, ta thường thâý ở một vùng này, có một dân tộc hoặc một vài dântộc khác cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân tộc khác ở xung quanh Sựthực này ta có thể tìm thấy ở Châu á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, ở thờixưa cũng như thời nay Những dân tộc ở bất cứ đâu, bất cứ thời nào muốnsống, muốn nâng cao mức sống của mình không thể không học tập những dântộc tiên tiến Ta không hề thấy một dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, chịu áp bứcbóc lột nghèo nàn để chờ sự sáng tạo của riêng mình không thèm học tậpnhững dân tộc tiến bộ hơn mình Điều này đúng với khoa học tự nhiên và kỹthuật cũng như với khoa học xã hội Vì thế chúng ta tiếp thu tư tưởng văn hoáTrung Quốc là một điều tất yếu

Trong ý thức hệ phong kiến mà người Hán đưa vào nước ta từ thời kỳBắc thuộc, Nho giáo lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất Phật giáo dầndần rút lui vào chùa chiền, lão giáo cũng dần biến thành một thứ mê tín dịđoan mà các thầy phù thuỷ dùng làm kế sinh nhai Tư tưởng trị vì trong lĩnhvực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư tưởng Nho giáo Có nhiềunguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là sức sốngcủa dân tộc Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là từ khi giành được nền tự chủ

Trang 13

dân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quantâm đến con người đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc Nho giáo

có nhiều hạn chế nhưng trong 3 ý thức hệ phong kiến thì phải nói Nho giáo cónhiều nhân tố tích cực nhất Do đó cha ông ta đã chọn lấy Nho giáo

Chúng ta đã biết, lúc đầu Nho giáo được đưa vào Việt Nam trongtrường hợp không hay ho gì Nó bị bọn xâm lược đặt lên nhân dân ta với ýđịnh gây cảnh “đồng văn” để dễ “đồng hoá” Nhưng khi đã làm quen với đạoNho, chắc rằng nhân dân ta thời đó thấy nó đáp ứng được nhiều vấn đề màđời sống đặt ra, nên khi giành được độc lập, nhân dân ta nói lấy nó làm nềntảng lý luận để chỉ đạo tư duy và hành động của mình Thế là từ chỗ bị ép học

nó, nhân dân ta đã tự nguyện học nó và ngày một phổ biến nó một cách rộngrãi Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ những chức vụ quantrọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý Cầm - làm thái thú, thứ sứ - đều lànhững người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng Ngay khi NgôQuyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốcgia, đặc các nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tức làtinh thần tôn ti đẳng cấp Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đãthể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuậnthiên” “Phụng thiên” Phần “Chiếu dời đô” của nhà Lý tuy đoạn còn lại vớichúng ta rất ngắn, cũng đượm mùi Nho giáo

Nho giáo vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc, qua ba thời kỳ như sau:

- 111-39TCN: các đời Tây Hán và Đông Hán

- 43-544: các đời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều

- 603-939: các đời Tùy, Đường, Ngũ Quý

Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưahình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội Thành phầntrí thức ưu tú bấy giờ là những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng Thông quaviệc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học Thế nên,khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư Một số thiền

sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh

Trang 14

Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn; sư Trí ở núi Cao Dã

là thầy của Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa

Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn thì suy.Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử; nhờ đó thúc đẩyvăn học phát triển, văn hóa được nâng cao Không ít tiên Nho Việt Nam là tácgia, đi sâu vào triết Nho Nhưng chiến tranh liên miên, sách vở bị cướp, đốtmất quá nhiều, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không cònlưu lại gì cho đời sau nghiên cứu Nên nói đến Nho giáo Việt Nam, cái nổi bậthình như không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, vàvai trò chính trị của sĩ phu trong lịch sử

1.2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội Việt Nam

Sự phát triển của Nho giáo Việt Nam không tách rời những yêu cầu xãhội như trên đã nói, cho nên trong buổi thịnh tự nhất, nó có một số tác dụngtích cực

Trước hết là cương vị độc tôn, Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và

uy thế góp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệmmẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyềntheo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và điều phạm Mà ở thế

kỷ XV, các xu thế phát triển đó đã và đang giữ vai trò thúc đẩy sự phát triểncủa xã hội Việt Nam trên các bình diện sản xuất và củng cố quốc phòng.Như đã biết, quá trình đi lên của Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầuphát triển nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấpđịa chủ của nhà nước và của một bộ phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộngđất Vì thế cho nên khi chiếm được vị trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng củachế độ phong kiến, Nho giáo càng có điều kiện xúc tiến sự phát triển này Nólàm cho sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước Đồng thời Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực vănhoá tinh thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làmcho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê ThánhTông Nền giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ trithức đông đảo chưa từng thâý trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Do

Trang 15

đó khoa học và văn học nghệ thuật phát triển

Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiệntượng góp phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới Làmột học thuyết tích cực nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâuvào tìm hiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, phápluật và đạo đức Do đó, nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấycũng được nâng cao hơn Dựa vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩgiải thích các vấn đề ấy có lập luận và có lý lẽ đầy đủ hơn

Nhưng Nho giáo Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũngvẫn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thốngtrị và tư tưởng của giai cấp đó Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở vềtrước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối vớinhân dân Và bất cứ một giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mangtheo những vết bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những người lao động Chonên Nho giáo với tư cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho

có không ít tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế Thực rangay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cựcnghiêm trọng và chứa đựng khả năng suy yếu sau này của nó

Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủnghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng vàtrong địa hạt giáo dục khoa học Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiềntruyện của Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy nghĩ vàhành động của mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu chomọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinhxuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc Bệnh giáo điều và khuôn sáonày đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học

và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào những cáikhuôn sẵn có Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay từ khi người nho sĩphải mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp

Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi người nhất là cácphần tử tri thức đi sâu vào cải tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ,

Trang 16

dương danh thiên hạ Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho nhữngngười gia nhập tầng lớp Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sảnxuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếmxỉa đến các tri thức vè khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất vàlưu thông

Tính chất tiêu cực ấy của Nho giáo càng về sau càng gây tác hại khôngnhỏ trong việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội

Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo ViệtNam không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống

và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác Nó chỉ chú trọng đếnnhững quan hệ chính trị và đạo đức thực tế Cho nên khi xã hội phong kiến rốiloạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nhogiáo trở thành bất lực Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ conđường phát triển tư duy trừu tượng

Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặcbiệt phát triển mạnh Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹtnếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình cảm tự nhiên

và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phảnđộng, cổ hủ và lạc hậu

Tóm lại bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng đem lạikhông ít tác động tiêu cực mà cho đến nay nó vẫn còn là nhân tố kìm hãm sựphát triển văn hoá tại các vùng nông thôn Việt Nam

1.3 Sự phát triển của Nho giáo qua các triều đại Việt Nam

1.3.1 Đời Lý (1010-1225)

Nho học mới hưng phát Vua Lý Thánh tông cho lập Văn miếu, làmtượng thờ Chu công, Khổng tử, bảy mươi hai tiên hiền (1070) Vua Lý Nhântông mở khoa thi đầu tiên tên là Tam trường (1075), Lê Văn Thịnh đậu thủkhoa; mở Quốc tử giám (1076); lập Hàn lâm viện (1086), tuyển Mạc HiểnTích làm hàn lâm học sĩ Danh nho triều Lý có Lý Đạo Thành, Trương BáNgọc, Tô Hiến Thành

Trang 17

1.3.2 Đời Trần (1225-1400)

Vua Trần Thái tông mở khoa thi Thái học sinh (1232); khoa Tam giáo(1247) và mở khoa Tam khôi (1247) tuyển trạng nguyên, bảng nhãn, thámhoa Khoa ấy, Lê Văn Hưu đổ bảng nhãn, là sử gia Việt Nam đầu tiên, tác giả

Đại Việt sử ký Vua còn mở Quốc học viện (1253) giảng Tứ thư, Ngũ kinh

Văn học đời Trần rất thịnh, nhờ khoa cử thúc đẩy Danh nho có Mạc

Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn (viết Giới Hiên toàn tập), Trương Hán Siêu,

Lê Lập, Phạm Sư Mạnh (viết Hiệp Thạch tập), Chu An (viết Tứ thư thuyết ước, Tiều Ẩn thi), Hàn Thuyên

1.3.3 Nhà Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1413), Minh thuộc (1414-1427)

Hồ Quý Ly thay nhà Trần, lập nên nhà Hồ Nước loạn, quân Minh xâmlăng, cướp sách vở đưa về Kim Lăng; những gì không đem được thì đốt, thiệthại không kể xiết Nhà Minh đưa Tống Nho vào Việt Nam

1.3.4 Đời Hậu Lê (1428-1788)

Nho học rất được chú trọng, được tôn là quốc học Khoa cử thúc đẩy,hình thành tầng lớp nho sĩ trí thức đông đảo Kinh đô có Quốc tử giám, Tháihọc viện Vua Lê Thánh tông chia nước làm mười ba đạo, hầu hết các đạo ởđồng bằng đều lập trường công, ấn định quy chế thi cử Năm 1463 có chừng

1400 người thi Hội ở Thăng Long; năm 1475 tăng lên khoảng 3000 thí sinh

Từ triều Lê, người thi đậu rất vẻ vang: có lễ xướng danh, lễ vinh quy, lễ khắctên tiến sĩ vào bia đá ở Văn miếu

Danh Nho đời Lê có Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Bùi Cầm Hổ, NguyễnThiên Tích, Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận,Thân Nhân Trung, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng KhắcKhoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Giáp Hải, Nguyễn Mậu Nghi, PhạmCông Trứ, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Hãng, Phạm Đình Trọng, Lê QuýĐôn, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên

1.3.5 Đời Tây Sơn (1788-1802)

Sau khi đánh bại quân Thanh giữa năm Kỷ dậu (1879), vua QuangTrung lập Sùng chính viện, cử La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp làm viện trưởng,

Trang 18

với trọng trách chấn chỉnh lại Nho học Việt Nam La Sơn Phu tử dịch xong

các sách Tiểu học, Tứ thư và Ngũ kinh ra chữ Nôm, chưa kịp cải cách thì vua

Quang Trung mất

1.3.6 Đời Nguyễn (1802-1945)

Nền học thuật gắn liền khoa cử ngày càng suy Thực dân Pháp xâmchiếm đất nước Cái học theo phương Tây khởi sự chen vào Nền Nho học cửnghiệp cổ truyền dần dần mai một, chấm dứt năm 1915 ở miền Bắc, rồi 1918

ở miền Trung

Sự phát triển của Nho giáo trong thời Lê Nguyễn sẽ được nói kỹ ởchương sau

Trang 19

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA NHO GIÁO

THỜI KỲ LÊ - NGUYỄN Ở VIỆT NAM 2.1 Thời Lê

Thời Lê là một giai đoạn lịch sử có diễn biến phức tạp cả về chính trị

xã hội và hệ tư tưởng Qua các nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy rằng, trongthời kỳ nhà Lê cực thịnh (1428-1527), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởngchính thống của vương triều và phổ cập trong đại bộ phận dân cư làng xã

Tài liệu lịch sử đã ghi nhận Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từrất sớm Ngay từ thời Bắc thuộc, những hoạt động xã hội mang màu sắc Nhogiáo như việc mở các trường học dạy kinh điển Nho gia, tiến hành các nghithức cúng tế thần linh đã xuất hiện Nhưng có lẽ mãi đến thời Lê, Nho giáomới thực sự xác lập một cách vững chắc và có ảnh hưởng một cách toàn diệnđến xã hội Đại Việt Lịch sử phát triển của nó, có thể nói, bắt nguồn từ thờiMinh thuộc Với dã tâm biến Đại Việt thành quận huyện của “thiên triều”,nhà Minh thực hiện một cách mạnh mẽ công cuộc đồng hóa Một trong nhữngbiện pháp quan trọng là dùng lễ giáo Nho gia để giáo hóa dân Điều đó thểhiện trước hết ở việc vua tôi nhà Minh tiến hành thiêu hủy, đập phá nhữngcông trình liên quan đến học vấn và những di sản văn hóa của người Việt.Bên cạnh đó chúng đưa hàng loạt thư tịch làm tài liệu giảng dạy, lập nhà học

để phổ biến kinh điển Nho gia ở khắp các quận huyện nước ta, đào tạo nêntầng lớp quan lại mang đậm tư tưởng Tống Nho

Có thể nói, Nho giáo thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyếtTống Nho Học thuyết này do các nhà nho đời Tống xây dựng trên cơ sở họcthuyết của Khổng Tử nhằm phục vụ yêu cầu phát triển mới của chế độ phongkiến Trung Quốc lúc bấy giờ Về mặt triết học, Tống Nho là một thứ lý luậnduy tâm bảo thủ, còn về phương diện chính trị, xã hội thì nó ra sức biện hộcho chế độ quân chủ chuyên chế, củng cố sự phân biệt đẳng cấp và các trật tựphong kiến trong xã hội.Đây là học thuyết chính trị xã hội, là hệ thống giáo lý

về đạo đức nhằm tổ chức xã hội với phương châm “lễ trị”, được các triều đạiphong kiến sử dụng như một công cụ để trị nước thời quân chủ Thời kỳ này,

Trang 20

Nho giáo đã trở thành yếu tố chủ đạo trong đời sống tư tưởng của người Việt,với các quan niệm về nhân, lễ, nghĩa, tín, trung, hiếu nó giữ vị trí độc tôn vềmặt tư tưởng, và từ một hệ tư tưởng đã trở thành một tôn giáo.

Tuy nhiên, Nho giáo khi truyền bá sang nước ta cũng đã ít nhiều biếnđổi cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm phát triển của xã hội thời bấy giờ.Thiết lập và vận hành bộ máy chính quyền ở một nước mà tinh thần yêu nước,

ý thức độc lập từ lâu đã thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân và là nguồn sứcmạnh của dân tộc, nhà Lê trong thời kỳ hưng thịnh, vừa chịu chi phối của hệ ýthức ấy vừa tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống Như vậy, trong lúc sửdụng Nho giáo làm chuẩn mực để xây dựng chế độ xã hội, làm công cụ để trịnước, nhà Lê đã gắn bó quyền lợi giai cấp của mình với lợi ích của dân tộc

2.1.1 Luật pháp thời nhà Lê

Qua một số bộ luật, các điều giáo huấn và một số hương ước hiện cònlưu giữ được, chúng ta nhận thấy rất rõ nhiều điều luật, điển chế mang đậm

nét tư tưởng của Nho giáo như Quốc triều hình luật, còn được gọi là Luật Hồng Đức, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư, 24 điều Huấn dân đại cáo của Lê Thánh Tông.

Các vua Lê rất chú ý đến việc xây dựng hệ thống điển chế pháp luật,kết hợp chặt chẽ giữa lễ và pháp Nhà nước đưa lễ vào luật, luật và lễ hỗ trợnhau tạo ra một xã hội hướng Nho Trong những bộ luật đó có nhiều điều đề

cao vấn đề lễ của Nho gia, bao gồm các lễ giáo và nghi lễ Nhìn chung, vấn đề

lễ rất được coi trọng, bởi hình thái ý thức này giúp khuôn mẫu hóa và ổn địnhcác hành vi đạo đức, lối sống của con người, khiến xã hội đi vào trật tự, dễquản lý Thuyết “chính danh” được tôn trọng thực hiện đã giúp cho mỗi conngười trong xã hội đều có những chuẩn mực hành vi riêng (được gọi là khuônmẫu văn hóa) do địa vị xã hội của mình quy định Như vậy, triều Lê đã cụ thểhóa giáo lý Nho gia bằng các luật lệ và những giáo điều khá chi tiết, bao gồm

cả việc giảng giải các đạo lý về cương thường, điều chỉnh các hành vi trong

ứng xử của mỗi cá nhân trong đời sống cho hợp “lễ” như: trung hiếu, tiết

nghĩa; các quy định về tôn ti trật tự ; quy định về các nghi lễ cúng tế giỗchạp, ma chay, cưới xin; quy định các nghi tiết về trang phục, ăn uống, quy

Trang 21

chế nhà cửa, xe kiệu cho đúng với phận vị của từng lớp người trong xã hội.

Qua các điều quy định trong Quốc triều hình luật - bộ luật được coi là quan

trọng bậc nhất của triều Lê, chúng ta thấy rất rõ việc nhà nước đề ra nhữngđiều lệ cụ thể nhằm thể chế hóa lễ để cai trị, giáo hóa dân chúng và trừng phạtnhững hành vi làm ảnh hưởng đến lễ nghi ấy trong đời sống xã hội theo tưtưởng của Nho gia

Từ TK XVI trở đi, do nhiều biến động của lịch sử, những quy định chặtchẽ của pháp luật theo tinh thần của đạo Nho đã dần không còn hiệu lực hoặckhông được thực hiện một cách nghiêm chỉnh Các triều đại sau này, mà cụthể là năm 1663, triều vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc tiếp tục đưa ra 47

điều giáo hóa bên cạnh bộ Quốc triều hình luật Nghĩa của từ giáo huấn hay

giáo hóa ghi trên các văn bản trên cho chúng ta thấy đây chỉ là những điều răndạy, khuyên con người ta nên theo, không có ý nghĩa bắt buộc Nhiệm vụ của

nó là củng cố lại trật tự xã hội theo tinh thần của Nho gia một cách mềm mạihơn trong lúc những điều luật cứng nhắc của các bộ luật đương thời đã khôngcòn phù hợp nữa với tình hình xã hội bấy giờ Đó cũng là lý do vì sao đạoPhật, đạo Nho lại được dân chúng quan tâm phụng thờ trong các TK XVI-XVIII

Bước sang thời Lê sơ, TK XV, trong lúc đạo Nho được nhà nước suytôn và sử dụng làm hệ tư tưởng chính thống để duy trì trật tự xã hội thì đạoPhật, đạo Lão bị lấn át Thế lực của nhà sư về mọi mặt - kinh tế, chính trị, vănhóa - bị sa sút và địa vị của nho sĩ hết sức được đề cao Sở dĩ nhà Lê hạn chếPhật giáo và Đạo giáo vì hai tôn giáo này làm người ta thoát ly trần tục tức làthoát ly sự quản chế của chế độ quân chủ độc đoán

Vào thời Lê mạt, trong bối cảnh xã hội loạn lạc, chiến tranh nội chiếnliên miên của các TK XVI-XVIII, những giáo điều mang màu sắc Nho giáo

đã không còn giữ được địa vị độc tôn trong đời sống đương đại: cươngthường bị đảo lộn, trung chinh bị lung lay; do vậy, tư tưởng từ bi, bác ái củaPhật giáo, trạng thái thăng hoa của Lão giáo đã hấp dẫn đời sống tinh thần củađông đảo tầng lớp nhân dân thời bấy giờ Nhà nghiên cứu Nguyễn Du Chinhận xét: Nhiều người tìm đến với đạo Phật, đạo Lão trong đó có cả trí thức

Trang 22

đương thời và những ông hoàng bà chúa của giai cấp thống trị Sự tự do tínngưỡng này đã tạo nên cho xã hội từ trong thành đến ngoài nội một không khí

đỡ nghẹt thở hơn thời Lê sơ độc tôn Nho giáo

Có thể nói, ngay từ đầu thời Lê, mặc dù Nho giáo được coi là quốcgiáo, song Phật giáo vẫn được dân chúng ngưỡng mộ

Có thể nói, nhìn một cách tổng quan, hệ tư tưởng thời Lê có những diễnbiến khá phức tạp Thời kỳ đầu Nho giáo độc tôn và trở thành công cụ trịnước quan trọng của chính quyền phong kiến thời Lê sơ Ở giai đoạn Lê -Mạc, Lê trung hưng, hệ tư tưởng chuyên chế này trở nên lỏng lẻo, tạo điềukiện phục hồi cho các hệ tư tưởng khác Chẳng hạn, sau một trăm năm thựchiện chủ trương “dương Nho, ức Phật” của nhà nước Lê sơ, vào những TKXVI-XVIII Phật giáo đã chấn hưng trở lại, đạo Lão được tầng lớp dân chúngquan tâm phụng thờ “Tam giáo đồng nguyên” là đặc điểm nổi bật của hệ tưtưởng nước ta ở thời Lê mạt

Mặc dù có những diễn biến nêu trên về ý thức hệ, song chúng ta nhậnthấy rất rõ rằng từ tầng sâu, tức trong tiềm thức, hệ tư tưởng của cư dân thời

Lê vẫn được xây dựng trên nền tảng của đạo Nho Đó là ý thức về trật tự đẳngthứ, là tư tưởng trọng xỉ, trọng tước, là hiếu, đễ Rõ ràng, mặt tích cực củaNho giáo vẫn tồn tại và được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc

“tề gia, trị quốc”

Như vậy, hệ tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, nóquyết định sự ổn định hay bất ổn của một triều đại Quá trình phát triển củachế độ phong kiến Việt Nam cho thấy, sự lựa chọn hệ tư tưởng phù hợp với

sự phát triển của thời đại đã có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát

triển đất nước Có thể nói, đó là kim chỉ nam, là đường lối để trị nước của mỗi thời đại hướng tới mục đích quốc thái, dân an.

Tài liệu sử cho biết, một ý thức hệ độc tôn Nho giáo thời Lê sơ TK XV,một mặt đã tạo nên một xã hội trật tự, kỷ cương và phát triển; mặt khác, đãtạo ra một tầng lớp quan lại có một sự nhất trí hình thức, giả tạo về hệ tưtưởng Bởi muốn thi đỗ ra làm quan, họ phải nhận thức một cách rập khuônnội dung sắp đặt sẵn trong các giáo trình của Nho giáo Nếu không, họ sẽ

Trang 23

không đạt được vị thế mong muốn Sự độc tôn về Nho giáo thời kỳ này cònlàm cho tầng lớp quan lại thoái hóa, hình thức, mất sự sáng tạo, vì vậy, phầnlớn quan lại chỉ quan tâm đến danh và lợi Như vậy, sự ổn định của Nho giáo

là sức mạnh, nhưng cường điệu sự ổn định sẽ là trì trệ Và, sự thống nhấttrong hệ tư tưởng Nho giáo là lợi thế, nhưng cường điệu sự thống nhất sẽ làhình thức, khuôn sáo và làm mất khả năng nhạy bén với cuộc sống Có thểnói, đây là hạn chế lớn nhất của Nho giáo khiến vào thời Lê - Mạc, Lê trunghưng, TK XVI-XVIII hệ tư tưởng này không còn vai trò độc tôn trong xãhội Sự phục hưng trở lại của đạo Phật, đạo Lão là một bằng chứng

ưu tú tuyển chọn trong dân Thày dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên

bác trong xã hội.Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn

Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám

sinh lưu trú từ nơi xa đến. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, khôngcấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần Tại các lộ đều

có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh Chỉ trừ con nhà hát xướng và

người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tạiđây Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ

Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương.Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấynhững Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì

Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên

Trang 24

khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làmquan về dạy học.

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng

và trừng phạt bằng roi vọt Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân

và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng

Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nóiriêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế Phậtgiáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại đượccoi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, hệ thống Nho giáo này

do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc Người họckhông được phát huy ý kiến riêng của mình Kiểu người điển hình do phươngpháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độquân chủ nhà Lê

c/Việc tuyển dụng quan lại vào bộ máy chính quyền có 3 đường

1.Đỗ đạt qua thi cử

2.Nhờ quan lại đề cử có bảo đảm (bảo cử)

3.Lấy con cháu công thần hưởng tập tước

Trong 3 con đường trên, con đường khoa cử là quan trọng nhất, đượctriều đình đề cao, chú trọng

Ngay từ năm 1426, khi khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc, Lê Lợi tiến

ra Bồ Đề đã mở kỳ thi đặc biệt, lấy đỗ 30 người Từ khi nhà Lê chính thức

Trang 25

thành lập, việc tổ chức các khoa thi diễn ra đều đặn định kỳ.

Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình

Thi Hương

Từ thời Lê Thánh Tông, thi Hương có quy định chặt chẽ, rõ ràng, vớiyêu cầu: người thi Hương phải là người dân có đạo đức, cấm người bất hiếu,loạn luân, gian ngoa; cấm con nhà phản nghịch, con phường chèo, hát xướng

Người thi Hương phải qua 4 kỳ:

1.Kỳ 1 thi kinh nghĩa về Tứ thư

2.Kỳ 2 thi Ngũ kinh

3.Kỳ 3 thi chiếu, chế, biểu mỗi môn 1 bài

4.Kỳ 4 thi một bài văn trường thiên 1000 chữ

Qua 4 kỳ thi, ai trúng được 3 kỳ gọi là Sinh đồ, khoa sau lại vào thi; aitrúng 4 kỳ thì gọi là Hương cống Đỗ Hương cống rồi năm sau mới được thiHội Các tên gọi Sinh đồ, Hương cống bắt đầu từ năm 1462 niên hiệu QuangThuận[5] Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần

Thi Hội

Thi Hội thuộc hàng đại khoa để các Hương cống cả nước đua tài Thờigian đầu, người đang làm quan dù chưa đỗ Hương cống vẫn được thi Hội, nhưng

từ năm 1486 người làm quan cũng phải đỗ thi Hương mới được thi Hội

Định kỳ 3 năm tổ chức 1 lần thi Hội, sau năm thi Hương Từ thời LêNhân Tông, thi Hội gồm có 4 kỳ:

1.Kỳ 1 thi Tứ thư, Luận ngữ; 4 đề về Mạnh Tử (thí sinh được chọn 4trong 8 đề) Về Ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề cho thí sinh chọn làm 1 đề; riêngkinh Xuân Thu có 2 đề nhưng phải gộp vào làm thành 1 bài văn[6]

2.Kỳ 2 thi chế, chiếu, biểu, mỗi thể loại có 3 đề

3.Kỳ 3 thi thơ phú, mỗi thể 2 đề Thơ dùng thể Đường luật, phú dùngthể Lý Bạch thường viết

4.Kỳ 4 ra bài văn sách, hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và

Tứ Thư cùng chính sự xấu, tốt của các đời trước

Người đỗ thi Hội gọi là trúng cách, người đạt điểm cao nhất gọi là Hộinguyên

Trang 26

Suốt thời Lê sơ, từ thời Lê Thái Tông tổ chức thi Hội; tổng cộng đếnnăm 1526 thời Lê Cung Hoàng, nhà Lê tổ chức 26 khoa thi.

Thi Đình

Là cuộc thi dành cho những người đỗ thi Hội, tổ chức tại sân điện, donhà vua đích thân ra đề Trong số những người đỗ, chọn ra 3 người cao nhất(gọi là Tam khôi) là Đệ nhất giáp đệ nhất danh (Trạng nguyên), Đệ nhất giáp

đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám hoa)

Người đỗ hạng nhì, tức là Đệ nhị giáp, gọi là Hoàng giáp hay Tiến

sĩ xuất thân Người đỗ Đệ tam giáp gọi chung là Tiến sĩ, hay Tiến sĩ xuấtthân

Những người đỗ thi Đình rất được trọng vọng, được vua ban thưởng áo

mũ, thết tiệc, các quan hồng lô làm lễ xướng danh ở nhà Thái học, Bộ Lễ ghitên vào bảng vàng treo trước cửa Đông hoa, làm lễ vinh quy bái tổ Đặc biệt,vua Lê Thánh Tông còn cho tạc bia tiến sĩ dựng trong nhà Thái học Họ đượctriều đình bổ dụng làm quan Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy

đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổchức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở VănMiếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sungthêm các tấm bia vinh danh mới

2.1.3 Đội ngũ quan lại xuất thân từ khoa cử Nho học ngày càng chiếm số lượng đông đảo và vị trí quan trọng

Khi cuộc kháng chiến vào giai đoạn quyết liệt, năm 1426, Bộ chỉ huynghĩa quân đã tổ chức ký thi đầu tiên của triều Lê ngay tại doanh Bồ Đề (GiaLâm ngày nay) Ngay sau ngày hòa bình, Lê Thái Tổ đã hạ chiếu cho các nơixây dựng nhà học Tuy vậy, trong giai đoạn này, mới chỉ có các khoa thi bấtthường, chưa thành lệ thường xuyên Từ năm 1434 định lệ 6 năm một lần thiđại ty Đến triều Lê Thánh Tông, từ năm 1463 chính thức rút ngắn khoảngthời gian này thành 3 năm một kỳ thi hội

Trước ngày toàn thắng, trong đội ngũ quan thời Lê Thái Tổ, bộ phậnquan lại xuất thân từ Nho học qua thi cư chưa nhiều (như Đào Công Soạn và

Trang 27

trên 30 người đỗ ở kỳ thi Bồ Đề).Vị trí của Nho quan nói chung còn thấp kém

so với đội ngũ công thần Cùng thời gian, tầng lớp Nho quan càng ngày càngtăng cường về số lượng và vị trí trong bộ máy trung ương, đặc biệt là các địaphương Đến hai thập kỷ cuối của thế kỷ XV, trong triều đình nhà Lê nhữngngười nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều như kiểu “Tể thần như LêKhuyên, Lê Sát thì dốt đặc (ít chữ)” nhắc ở trên không còn nữa mà thay thếvào đó là đội ngũ quan lại xuất thân từ đỗ đạt Nho học

Một số quan liêu cao cấp thời Lê sơ xuất

thân từ Tiến sĩ Nho học

S

T

đỗ

1 Đào Công Soạn 1426 Nhập nội hành khiển Lê Nhân

Tông

2 Nguyễn Thiên Tích 1431 Phó sứ viện Nội mật

3 Nguyễn Trực 1442 Trung thư lệnh

Tri tam quán

Lê ThánhTông

4 Nguyễn Như Đồ 1442 Lần lượt làm thượng

thư các bộ Lễ, Lại

Lê NhânTông

5 Lương Như Hộc 1442

Tông

7 Lương Thế Vinh 1463 Thi thư viện Hàn lâm kiêm Sùng

văn quán cục Tú lâm

Lê ThánhTông

8 Quách Đình Bảo 1463 Thượng thư bộ Hình Lê Thánh

11 Đào Cử 1466 Thượng thư bộ Hộ kiêm tri Sùng

văn quán Tú lâm cục

Lê ThánhTông

12 Thân Nhân Trung 1469 Thượng thư bộ Lại kiêm Quốc

tử giám tế tửu

Lê ThánhTông

13 Đàm Văn Lễ 1469 Thượng thư bộ Lễ kiêm chưởng Lê Thánh

Trang 28

14 Nguyễn Bảo 1472 Tả Thị lang bộ Lễ Lê Hiến

Tông

Tông

16 Bùi Xương Trạch 1478 Thượng thư bộ Binh kiêm đô

Ngự sử tế tửu Quốc Tử giám

Lê HiếnTông

17 Lương Đắc Bằng 1499 Thượng thư bộ Lại Lê Tương

Dựcv.v

Đối diện hay so với lớp quan lại – thế hệ công thần từ trong khángchiến đi ra, thế hệ quan lại Nho học bây giờ được coi là “trí thức” hơn Khitâm bia đầu tiên được dựng ở Quốc Tử Giám năm 1484, nhân danh Vua Lê

Thánh Tông khắc dòng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, yếu mạnh của

nguyên khí này liên quan đến thịnh suy của triều đại, đất nước thì cũng cónghĩa là từ đó cứ Tiến sĩ Nho học chính thức được coi là “hiền tài”, là

“nguyên khí” của quốc gia Đại Việt

Vậy đội ngũ quan lại Nho học này, “nguyên khí”, “hiền tài” này đápứng được gì? Có mẫn cán, tài năng hơn so với đội ngũ công thần không? Cóđáp ứng được nhu cầu cai trị, làm cho đất nước hưng thịnh và chế độ triều Lê

sơ bền vững không?

Xưa nay khi nhìn về mối quan hệ giữa Nho giáo với tiến trình vận độngcủa lịch sử đất nước nói chung, thời Lê sơ nói riêng thường vẫn có ý kiến tráingược

Loại ý kiến thứ nhất đề cao sự tác động tư tưởng của Nho giáo, giáodục, thi cử Nho học với sự hưng thịnh của đất nước và coi thời Lê ThánhTông là một điển hình

Loại ý kiến thứ hai, ngược lại cho rằng Nho giáo là lạc hậu, lỗi thời, là

xa rời thực tiễn, là đối ngược với truyền thống văn hóa Đại Việt từ trước màthời từ Lê đến Nguyễn là minh chứng

Xã hội Đại Việt thời Lí, Trần chưa hề dựa trên nền tảng tư tưởng Nhogiáo sao vẫn tạo dựng nên văn hóa thăng long rực rỡ, nên hòa khí Đông Á?

Trang 29

Thời Lê sơ, giáo dục Nho học càng lan rộng hơn – bệ đỡ càng rộngcàng sâu hơn sao triều Lê sơ lại sụp đổ nhanh sau Lê Thánh Tông đến vậy?

Đâu phải đến thời Nguyễn sau này Nho giáo mới là “chuyện xửachuyện xưa”, chuyện của Trung Hoa, Nho giáo mới tỏ ra “lạc hậu”, “xa rờithực tế” mà ngay từ thời Đinh – Lê – Lí – Trần – Lê sơ… trước tác kinh điểnNho gia đã có gần một ngàn năm tuổi “Lạc hậu” về thời điểm hình thànhgiáo lí vốn là thuộc tính của Nho giáo

Càng không thể phủ nhận được trong 500 Tiến sĩ Nho học thời LêHồng Đức, có nhiều đấng bậc trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, văn hóa Đại Việtnhư Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên, TháiThuận, Hoàng Đức Lương…

Phải chăng việc tổ chức học tập Nho, cách thức thi cử Nho học từ thời

Lê sơ khiến cho không có người tài, là cội nguồn của những tiêu cực trongđám sĩ tử, học phong?

Không thể quên rằng từ thời Lê Thái Tổ kì thi ở Bồ Đề năm 1426 đề thi

nóng bỏng tính thời sự, gắn liền với đòi hỏi của đất nước lúc đó: “Hiểu dụ thành Đông Quan” Tinh thần ấy vẫn được tiếp tục trong đời Lê Thánh Tông.

Chẳng hạn đề thi đình năm 1463:

“Các bậc đế vương thánh thần thời thượng cổ thay trời trị đời, đạo đó rất là thuần phác Cho đến đời sau, thuyết Phật, Lão dấy lên mới bắt đầu có chuyện bàn về Tam giáo mà lòng người với trị đạo thật không còn như xưa Giáo lý Phật, dạo Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người vẫn còn ham, rất tin… Đạo của thánh nhân, lớn thì tam cương ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số đều thiết dụng cho cuộc sống thường ngày mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật, đạo Lão sao lại như thế?

Điều cốt yếu để làm nên thịnh trị không ngoài chỗ làm sáng tỏ đạo Thánh, chính đáng nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ lệ xấu, làm việc tốt Làm được những điều ấy tất có thuật của nó,

Sĩ đại phu hãy xem hết hiểu biết của mình viết ra rõ ràng, trẫm sẽ đích thân xem xét”.

Trang 30

Hay đề thi năm 1475:

“Các bậc thánh nhân thời cổ, trị hóa thịnh vượng ắt khen Nghiên Thuấn, phò tá giỏi thường có Cao Quỳ Giả sử trong 242 năm thời Xuân Thu chung một lòng với Đường Ngu, liệu có thể thống nhất được cục diện chia cắt

đó chăng?

Trời không đủ cao, đất không đủ dầy, đó là sự vĩ đại của Nho.

Lễ Nghĩa nhờ đó mà hưng, kỉ cương nhờ đó mà dựng, đó là sức của Nho Dựng chuẩn mực cho dân, mở nền thái bình muôn đời, đó là công của Nho.

Nhà Triệu Tống dùng Nho chuyên nhất so với Hán Đường thực hơn nhiều lắm nhưng binh lực trị hiệu không được thịnh bằng Hán Đường là tại làm sao? Hay là Nho thuật không bằng lưng ngựa?

Trẫm thừa đại thống đến nay đã 16 năm, những việc trị nước quan trọng cấp thiết Trẫm vẫn thường đắn đó, suy nghĩ cùng bàn với mọi người rồi thi hành vào chính sự.

Các ngươi chớ nên phù phiếm, hay hết sức bày bỏ, thiết tha mong trị, Trẫm sẽ đích thân lựa chọn”.

Không thể nói là những đề thi, những vấn đề mà đích thân nhà vua đặt

ra cho sĩ tử trong cuộc thi là phù phiếm, xa lạ với vấn đề đương thời Có

người nghiên cứu chuyên về văn sách đình đối thời Lê sơ nhận xét: “Văn sách đình đối có mối liên hệ mật thiết với đời sống thực tế nhất, thậm chí nó còn liên hệ với thực tế nhiều hơn cả một số thể loại văn chương sáng tác tự

do khác Sách vấn của Hoàng đế thường đem vấn đề tiêu biểu của thực tế trị nước để kiểm tra tình độ hay tư duy, năng lực vận dụng Nho giáo, vận dụng sách vở vào giải quyết những vấn đề thực tế đang thúc bách trong đó có cả hi vọng vào kiến tạo của sĩ tử”.

Vấn đề mấu chốt không phải ở chỗ tri thức, tư tưởng Nho giáo lạc hậuhay tích cực, ở danh hiệu tiến sĩ hay không mà chính là vấn đề định hướng, cơchế tuyển lựa, đào tạo năng lực, phẩm chất và quan lại – phương cách gắn liềnNho học – thi cử - quan trường Ngay từ thời Lê Thái Tổ qua kì thi “ai tinhthông kinh sử thì được bổ làm quan văn”, càng về sau cách tuyển dùng ấy

Trang 31

càng cụ thể, chi tiết hơn:

Năm 1434: Thi học sinh trong cả nước lấy đỗ hơn 1000 người bậc nhất

và nhì đưa về Quốc Tử giám, bậc ba thì về học tại nhà học các lộ, đều cho miễn lao dịch Không đỗ thì đuổi về làm dân Năm 1485, tái khẳng định và bổ sung: “Nhân dân và quan sắc ai thi hương đỗ tam trường thì sung sinh đồ, đỗ

tứ trường thì sung sinh viên Nếu sinh đồ thi hương mà không trúng kì nào thì phải sung quân, trúng một kì thì về làm dân, chịu phú dịch như lệ cũ Sinh viên mà thi hội không đỗ thì sung quân”.

Đương nhiên, trong suốt thời Lê sơ còn có phương thức tuyển chọnquan lại bằng cách tiến cử, bảo cử (như trên đã nói) nhưng tuyển chọn quahọc – thi Nho là phổ biến, thường xuyên và quan trọng hơn cả

Khi nhận xét về con đường học – thi – làm quan của thời kì này, Lê

Quý Đôn (thế kỷ XVIII) nhận thấy: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở rộng khoa cử, tuyển nhiều nhân tài, sĩ tử tập lối văn bong bảy đẽo gọt từng câu, mong sao thi đỗ để ra làm quan Muốn tìm thấy những người khí tiết, khảng khái trong thời này xem ra có phần thưa thớt Nhưng con đường bổng lộc đã mở ra thì phương pháp thi cử cũng nghiêm ngặt, người điềm tĩnh được tiến lên, người cầu may bị sang sảy, cho nên người tại chức ít thói cầu cạnh

mà trong nước biết quý danh nghĩa.”

Như vậy ngay từ thời Lê, trong số Nho học mà làm quan đã có kẻ cầucạnh rồi (tuy có ít), “mong sao thi đỗ làm quan” đã trở thành hi vọng mong mỏi

Và “con đường bổng lộc” ấy đã hiếm hoi “kẻ tiết nghĩa, khảng khái” Hay nóicách khác, chính cơ chế này của Lê sơ đã tạo ra bước ngoặc lớn nhất trong chế

độ, phương thức chọn lựa quan lại kiểu này đã cuốn mọi người vào “đại lộ bổnglộc” làm nảy sinh thường xuyên và ngày một gia tăng tình trạng sau:

Công thức học Nho – đi thi – làm quan làm cứu cách vào đời, lậpnghiệp, trở thành định hướng “lí tưởng” lớn nhất của con trai Nho học đượccoi là đồng nghĩa với trí thức, là tiêu chuẩn đầu tiên, lớn nhất, bao trùm của trítuệ, Thế nhưng, đi học không phải với mục đích cao nhất, cuối cùng là tíchlũy, sử dụng tri thức vào cuộc sống, vào giải quyết những vấn đề của xã hội

mà là nhằm thay đổi thân phận, thấp nhất là thoát khỏi thân phận bạch đinh

Trang 32

(dân thường) Và từ đó, đổ xô đi học đi thi trở thành đồng nghĩa với “hiếuhọc” Học trường, đặc biệt là thi cử dần bị thương trường hóa Người ta đổ xô

đi học, số học trò ngày một nhiều; kì thi hương thường xuyên đông đúc; năm

1462 chỉ một trấn Sơn Nam cũng đã có khoảng 400 thí sinh, gần 1000 vàoTam trường, 100 người trúng tuyển Các khoa thi hội ở Thăng Long, năm ítcũng 3200 người, năm nhiều đến trên 5000 người)

2.1.4 Tăng cường tư tưởng Nho giáo trong các mặt của đời sông kinh tế - xã hội

Nếu nét nổi bật trong tất cả mọi chính sách cai trị của nhà Lê sơ – đượcthành tựu tập trung vào thời Lê Thánh Tông, là cố gắng pháp điển hóa đếnmức tối đa mọi quan hệ xã hội thì nội hàm chủ yếu của pháp điển ấy không có

gì khác hơn chính là tư tưởng Nho giáo

Không phải đến thời Lê sơ mô hình quân chủ, tập trung có ảnh hưởngNho giáo mới có ở Việt Nam Hệ tư tưởng Nho giáo, vốn đã thẩm thấu bằngnhiều phương cách từ các thể kỉ trước, được gia tăng mạnh qua 20 năm thuộcMinh (1407 – 1427) Tuy nhiên, chỉ đến thời Lê sơ, mô hình đó mới đượctăng cường mạnh mẽ thành hướng tập trung, chủ đạo với tất cả những cố gắngtrên mọi phương diện của nó Sau ngày Bình Ngo, lại xảy ra hiện tượng – màmột số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam coi đó là “nghịch lý vănhóa” Nếu Nguyễn Trãi (1380 – 1442) tự hào về “phong tục Bắc Nam cũngkhác” thì đối với bộ phận trực tiếp cai trị đất nước, từ vua Trần đến Hồ Quý

Ly, từ thế kỉ thứ XIII – XIV lòng tự hào, tự tôn dân tộc lại là “vô tốn Hoa hạ”– “không thua kém Hoa hạ” – muốn sánh ngang bằng triều đình Trung Hoa.Thời Lê sơ đã chủ động tiếp thu và mô phỏng ở mức cao nhất so với trước,những thể chế, hệ tư tưởng và lễ nghi của văn hóa Đông Á – vốn thấm đậmtrong xã hội Đại Việt từ lâu thì nay bị coi là không hợp lễ, là thô lậu Bản thân

Lê Thánh Tông “sớm khuya không lúc nào rời sách vở” – những bộ sử sách

về Hán, Đường, kinh điển Nho giáo

Trong đời sống xã hội, chính quyền Lê sơ mà tiêu biểu là triều LêThánh Tông rất chú trọng đến chuyển tải giáo lí Nho giáo xuống đến tận cơ

sở xã – thôn, gia đình, đến các giai tầng xã hội Năm 1461 – tức chỉ hơn một

Trang 33

năm sau khi lên ngôi, vị vua trẻ này đã cho ban bố 24 điều “Huấn dân đại cáo” (24 điều cốt yếu để giảng dạy, tuyên truyền trong dân).

Hơn 33 năm sau, năm 1499, con ông, vua Lê Hiến Tông lại trân trọng

nhắc lại những điều này với mong muốn cho “đạo đức ngày một tiến, phong tục ngày thêm hay”, “việc trị an được lâu dài, công nghiệp tiến lên mãi mãi”.

Như vậy, mô hình Nho giáo với những nguyên tắc cơ bản nhất củacương, thường đã được ngưỡi lãnh đạo cao nhất của triều Lê sơ không ngừngvận dụng thành những điều “huấn” – khuyên răn vào đời sống xã hội ĐạiViệt, coi đó là việc quan trọng nhằm thiết lập, duy trì trật tự kỉ cương xã hội

Có thể thấy rằng tinh thần Nho giáo mà Lê Thánh Tông muốn phổ cậpxuống đến tận gia đình – cơ sở của xã hội mạng đậm yếu tố Lễ Con ngườisống với nhau ít bằng tình thương yêu mà thông qua hay thể hiện qua nhữngquy phạm, công thức Đó là khuôn mẫu, nó có thể đem lại một trật tự, ổn địnhsong nếu sự dụng quá mức “Lê sẽ thành đầu mối của hỗn loạn” (Lão Tử - ĐạoĐức kinh)

2.1.5 Nhà nước Lê sơ từng bước xây dựng theo hướng trung ương tập quyền và đạt tới mức độ cao vào triều Lê Thánh Tông

Những nội dung, hoàn cảnh lịch sử trên chính là những tiền đề, điềukiện vật chất – xã hội, tư tưởng tác động mạnh đến khuynh hướng tập quyềnchuyên chế của thời Lê sơ Và đến thời Lê Thánh Tông những điều kiện đóhội tụ, chín muồi Thông qua hàng loạt biện pháp cải cách liên tục và lâu dàithành bộ máy nhà nước thời Lê sơ (triều Lê Thánh Tông) đã đạt đến tổ chứcnhà nước quân chủ tập quyền mạnh Đó là nhà nước quân chủ, quan liêu, chỉhuy quản lý và can thiệp vào mọi mặt đời sống của dân chúng từ kinh tế,chính trị đến xã hội, tư tưởng

Trong 2 năm 1465 – 1466, thông qua việc đổi tên, lập thêm cơ quanmới triều đình, thực chất là tách 6 bộ ra khỏi Sành thượng thư để hình thành 6

cơ quan riêng biệt phụ trách các mặt công việc khác nhau của triều đình, chịutrách nhiệm thừa hành các công việc cụ thể được quy định trước vua

Các cơ quan này dù trách nhiệm cụ thể khác nhau nhưng “lớn nhỏ lại ràngbuộc nhau” trong quản lí, điều hành, thực hiện các công việc chính trị,

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng vàng - sự phát triển của nho giáo thời lê – nguyễn
Bảng v àng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w