1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai

106 3,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Quá trình thực hiện quy hoạch trên 10 năm qua đã giúpcho công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đi vào nề nếp và mang lại hiệu quảthiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững tài

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề:

Đất là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu vừa là đối tượng sản xuất vàcũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninhquốc phòng Quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của

xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đó đất đailại có hạn và ngày càng trở nên quý giá Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng vàhoạch định khoa học

Luật Đất đai năm 2003, tại chương I, Điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đấtđai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” Trong Luật Đất Đai năm 2003, tạiChương II, Điều 25 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được thựchiện ở 4 cấp là cấp cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Quy hoạch cấp trên phân khaicác chỉ tiêu sử dụng đất cho quy hoạch cấp dưới, quy hoạch cấp dưới cụ thể hóa cácchỉ tiêu phân khai của cấp trên và xác định các chỉ tiêu cho phát triển kinh tế – xã hộicủa cấp đó

Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010 đã được triển khai xây dựng từnăm 1998, sau đó tiến hành điều chỉnh vào năm 2003 và gần nhất là năm 2008 Trên

cơ sở quy hoạch cấp huyện, cấp xã cũng được xây dựng và điều chỉnh quy hoạch theotừng mốc thời gian tương ứng Quá trình thực hiện quy hoạch trên 10 năm qua đã giúpcho công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đi vào nề nếp và mang lại hiệu quảthiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tạo điều kiện thuậnlợi cho các ngành phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.Tuy nhiên, đến hết năm 2010 thì quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc cũng như các

xã, thị trấn đều hết thời gian thực hiện, trong khi dự báo giai đoạn 2011 – 2020 kinh tế– xã hội sẽ phát triển với tốc độ cao và có nhiều biến đổi so với giai đoạn 2001-2010

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và tạo cơ sởpháp lý cho công tác quản lý đất đai một cách bền vững, cần thiết phải tiến hành xâydựng mới “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳđầu (2011 – 2015)”

2 Mục đích quy hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có các mục đích chính sau:

(1) Kiểm kê đánh giá thực trạng sử dụng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch vàphương án sử dụng thích hợp cho mỗi loại đất, theo từng thời kỳ phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương

(2) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch kỳ trước nhằm rút ra những kếtquả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong quy hoạch kỳ này

Trang 2

(3) Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trênnguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất đai.

(4) Xác lập hệ thống các giải pháp về sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xãhội, trong đó có tính toán đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong cả giai đoạn quyhoạch và cho từng kỳ kế hoạch của các ngành kinh tế trên địa bàn với phươngchâm: tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả kinh tế cao và lâu bền

3 Nội dung quy hoạch sử dụng đất:

Thực hiện theo quy định tại thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm

2009 quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất Cụ thể như sau:

- Mở đầu

- Phần 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

- Phần 2: Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai

- Phần 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất

- Phần 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

- Kết luận và kiến nghị

4 Cơ sở pháp lý làm căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất:

- Điều 18 - Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Nhànước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụngđúng mục đích và có hiệu quả"

- Luật Đất đai năm 2003 (26/11/2003)

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004) của Chính phủ về thi hành luật đất đainăm 2003

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP (13/8/2009) của Chính phủ quy định bổ sung về quyhoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đấttrồng lúa

- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT (02/11/2009) Quy định chi tiết về việc lập, điềuchỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ (16/4/2012) hướng dẫn về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềviệc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ (04/8/2009) của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sửdụng đất 2011-2015

- Quyết định số 1764/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh ĐồngNai về việc phê duyệt dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai

Trang 3

- Thông báo số 5710/TB-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về Chỉtiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đối với địa bàn các huyện, thị

xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà

- Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ huyện Xuân Lộc lần thứ V nhiệm kỳ 2010 –2015

- Các quy hoạch, dự án có liên quan, còn hiệu lực thi hành của tỉnh Đồng Nai vàhuyện Xuân Lộc

5 Sản phẩm giao nộp:

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai, kèm theocác loại bản đồ A4 và phụ biểu số liệu 04 bản

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 (1/25.000) 04 bản

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai năm 2020 (1/25.000) 04 bản

Trang 4

Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

HUYỆN XUÂN LỘC

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 Điều kiện tự nhiên:

1.1 Vị trí địa lý:

Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai Ranh giới Huyện tiếp giápvới các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận

- Phía Tây giáp huyện Long Khánh

Toàn Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 14 xã Diện tích

tự nhiên toàn Huyện 72.719 ha, dân số: 228.353 người, chiếm 12,3% về diện tích và9,0% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 314 người/km2 Huyện có Quốc lộ1A và đường sắt chạy qua, trung tâm Huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu mối củacác tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát

triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bà Rịa-Vũng Tàu.

1.2 Địa hình, địa mạo:

Có 2 dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng

- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm

khoảng 6-7% tổng diện tích toàn Huyện, trong đó lớn nhất là Núi Chứa Chan, với độ

cao 844 m, tuy không thích hợp cho bố trí công nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm năng về phát triển du lịch và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quốc phòng.

Ngoài Núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như : Núi Mây Tào, Núi Sa Bi, Núi BàSót, Núi Hok, Núi Hòa Hưng

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% tổng diện

tích toàn Huyện Độ dốc phổ biến từ 3 đến 8 o

, Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm và cho xây dựng các công trình phi nông nghiệp.

Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần chú trọng biện pháp bảo vệ để hạnchế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa

Trang 5

tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271 oC/năm ) Hầu như không có những thiên tainhư : bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956-2.139 mm/năm), có xu thế giảm dần theohướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kếtthúc vào cuối tháng 11 Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường cónhững đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7đến tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất vụmàu thứ 2 thường thấp Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bịmất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuấtcần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao

và ổn định

2 Các nguồn tài nguyên:

2.1 Tài nguyên đất:

a) Phân loại đất:

Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của huyện Xuân Lộc được phúc tra thành lập từ bản đồđất 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất lần trước, toàn Huyện

có 6 nhóm đất chính, bao gồm 15 phân loại đất

+ Đất xám vàng (AC): Đất xám vàng là nhóm đất có diện tích lớn (41,98% DTTN),

phân bố tập trung ở phía Đông của Huyện và ven sông La Ngà, thuộc các xã XuânThọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Thành,Xuân Tâm, Xuân Hưng Phần lớn (85,3%) diện tích có độ dốc <80 ; 67,5% diện tích cótầng dày từ 70 cm trở lên Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn,đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém Đất được hình thành trên 4 loại mẫu chất

chính là granit, đá phiến, phù sa cổ, dốc tụ, trong đó các loại đất phát triển trên đá phiến có chất lượng tốt nhất, kế đến là trên dốc tụ và phù sa cổ, kém nhất là trên granit Phần lớn diện tích có kết von hoặc gley và tầng đá nông Dựa vào các chỉ tiêu phụ đã phân nhóm đất này thành 3 phân loại: Đất xám vàng kết von, đất xám vàng gley, đất xám vàng điển hình.

+ Đất đá bọt núi lửa (AN): Đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng có diện tích nhỏ

(194 ha), phân bố trong phạm vi hẹp thuộc các xã Lang Minh, Xuân Tâm

+ Đất đỏ vàng (FR): Đất đỏ vàng có diện tích 8.807ha chiếm 12,11% diện tích tự

nhiên Phân bố trên hầu hết ở các xã, nhưng tập trung và có diện tích lớn nhất thuộccác xã: Xuân Tâm, Xuân Định, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Xuân Trường, Xuân Hưng

Hầu hết diện tích có độ dốc cấp I, tầng đất rất dày, kết cấu tơi xốp, thoát nước tốt, độ phì cao Nhìn chung chất lượng của đất đỏ thẫm cao hơn hẳn so với đất vàng đỏ và

các loại đất khác trên phạm vi toàn Huyện Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này làmột số diện tích bị kết von

BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN XUÂN LỘC

Trang 6

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN

+ Đất tầng mỏng (LP): Nhóm đất tầng mỏng chiếm 3,85% tổng diện tích toàn Huyện,

Phân bố ở các xã: Xuân Thọ, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, XuânThành, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Hoà Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hìnhthành trên trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan Hầu hết diệntích có độ dốc >150, tầng dày dưới 30 cm Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng.

+ Đất nâu thẫm (LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất

nông nghiệp của Xuân Lộc Nhóm đất này có diện tích 18.550ha, chiếm 25,51% tổngdiện tích toàn Huyện Phân bố tập trung ở khu vực tây, tây nam của Huyện và phíaBắc núi Chứa Chan, Tập trung nhiều ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân

Trường, …Đất phát triển trên đá bazan có độ dốc phổ biến <8 0 , kết cấu đất tơi xốp,

độ phì nhiêu khá cao (Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali khá cao) Hiện là địa bàn sản

xuất cây lương thực trọng điểm của Huyện, với các loại cây ngắn ngày cho năng suấtcao như: bắp, đậu đỗ, mía, lúa nước Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là kếtvon và một số diện tích có tầng đá nông Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng kếtvon, tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 4 nhóm đất chính

+ Đất xám nâu (LX): Đất xám nâu phân bố tập trung ở phía Đông Nam của Huyện

thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa Đất hình thành trên đá granit, hầu hết

Trang 7

diện tích có độ dốc <80 , chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡngchất), ít thích hợp với phát triển nông nghiệp.

Nhìn chung trong 6 nhóm đất, nhóm đất đỏ vàng có nhiều ưu điểm nhất, khá thích hợp với các loại cây lâu năm Kế đến là đất nâu thẫm và đất đá bọt núi lửa, nhưng do bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn Đất xám vàng có độ dốc nhỏ, tầng đất dày, nhưng độ phì thấp, có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng biện pháp cải tạo

và tăng cường thâm canh Đất xám nâu và đặc biệt là đất tầng mỏng có chất lượng kém, cần được khôi phục lại thảm rừng.

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN

2.2 Tài nguyên nước:

a.Nước mặt:

Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc thường ngắn và dốc nên khả năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông-công nghiệp của Huyện.

Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông suối chính: sông La Ngà, sông Ray, cácnhánh suối của Sông Dinh

Sông La Nga: Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng Diện

tích lưu vực: 4.100 km2, mô-đun dòng chảy khá (38,4 l/s/km2), lưu lượng trung bình:

113 m3/s, lưu lượng kiệt: 3,5-4,0 m3/s Chiều dài sông chính 290 Km, đoạn chảy quahuyện Xuân Lộc dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km2 Các suối nhánh củasông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm có: suối Gia Huynh, Suối Cao, SuốiRết, suối Gia Ray Các suối có nước quanh năm là suối Gia Huynh, SuốiRết Theo Quy hoạch thủy lợi hệ thống sông Đồng Nai và dự án khả thi xây dựng

công trình thủy lợi Tà Pao, sau năm 2005 sẽ đưa nước ngọt từ đập Tà Pao (hoặc đập

Trang 8

Võ Đắc) về tưới cho khu vực các xã: Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc

và phần phía bắc của xã Xuân Thọ.

Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu

vực trong phạm vi huyện Xuân Lộc khoảng 458,92 km2 với các nhánh suối chính như:Suối Mon Coum, Suối Cát, Suối Sáp, Suối Sách, Chiều dài sông chính: 60km, đoạnchảy qua huyện dài 15-20 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s Ngoại trừ dòng chính

có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô

Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Dinh: Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu

vực phía Đông Nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực :200 km2, bao gồm các suốichính như : Suối Gia Ui, Suối Da Công Hoi, Suối Da Kriê Mô-đun dòng chảy tươngđối khá(khoảng 32,6 l/s/km2) nhưng do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô Hiện đã xây dựng Hồ Núi Le và hồ Gia

Ui, các hồ này đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước vào mùa khô.

So với các khu vực khác ở Đông Nam bộ thì Đồng Nai nói chung và Xuân Lộc nóiriêng có hạn chế lớn về thiếu nguồn nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô, đòihỏi phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, kếthợp với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng cường thâm canh, nâng caohiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, đất đai và nguồn lực

2.3 Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, toàn Huyện còn khoảng 9.382ha đất lâmnghiệp, bao gồm:

- Rừng sản xuất: 4.389ha, toàn bộ là rừng trồng sản xuất có trữ lượng gỗ còn thấp

- Rừng phòng hộ: 4.994ha, phân bố ở núi Chứa Chan và các xã Xuân Thành, XuânTrường, Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm

Tỉ lệ che phủ rừng như hiện nay là khá thấp (12,9%), nhưng nếu cộng thêm phần diệntích đất cây lâu năm thì tỉ lệ che phủ ở Xuân Lộc thuộc diện khá (khoảng 46,5%) Tuynhiên còn một số khu vực xung yếu (núi Chứa Chan, đất tầng mỏng ) cần phải được

ưu tiên cho khôi phục lại thảm rừng

2.4 Tài nguyên khoáng sản:

Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản và dự báo triển vọng khoáng sản trên địabàn tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi huyện Xuân Lộc đã phát hiện được một số loạikhoáng sản có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói

Trang 9

- Đá xây dựng: Bao gồm mỏ đá Granít ở khu vực núi Le, trữ lượng 12 triệu tấn, chất

lượng tốt có thể khai thác làm đá ốp lát Mỏ đá ở Xuân Phú có trữ lượng lớn và các

mỏ đá mác ma nằm rải rác trên các ngọn đồi trong huyện cũng có thể khai thác làmvật liệu xây dựng, ngoài khả năng đáp ứng yêu cầu vật liệu của huyện còn có thểphục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu (đá ốp lát)

- Đất sét: Tại Xuân Hưng có mỏ đất sét với trữ lượng khoảng vài trăm triệu tấn,

chất lượng tốt, có thể khai thác làm gạch ngói

- Đá kết von: Đá kết von có nhiều ở xã Xuân Hiệp với trữ lượng khoảng trên 1triệu

tấn, có thể khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung, vật liệu rảimặt đường

- Cát xây dựng: Có ở Xuân Bắc, Suối Cao hiện đã được cấp phép khai thác.

Các loại khoáng sản khác cũng đã được phát hiện như: chì, kẽm, molipđen, thiếc,arsen, mangan, nhưng với trữ lượng nhỏ và phân tán, ít có giá trị khai thác

3 Thực trạng môi trường:

Xuân Lộc là huyện nông nghiệp nên môi trường nhìn chung là khá tốt, tuy nhiên cũngxuất hiện một số hiện tượng ô nhiễm môi trường cần được quan tâm để ngăn chặn kịpthời các tác hại đến môi trường Theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và xâydựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Xuân Lộc đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020, thực trạng môi trường ở Xuân Lộc như sau:

- Môi trường nước mặt: Nhìn chung còn tốt, cơ bản đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN

08:2008/BTNMT, cột A1, A2, nhưng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về chất hữu

cơ do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi

- Chất lượng nước ngầm: Còn tương đối tốt, tuy nhiên có một số giếng chỉ tiêu

Coliform không đạt tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể Ô nhiễm vi sinh là

do sử dụng các giếng chưa hợp vệ sinh (chưa được lát nền, chưa có che chắn cẩnthận và khoảng cách giếng chưa hợp lý so với các chuồng trại, công trình vệ sinh,

…)

- Chất lượng không khí xung quanh huyện tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạttiêu chuẩn cho phép, chỉ một số khu vực gần đường giao thông ô nhiễm tiếng ồncục bộ

- Chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh BYT, tuy nhiên tại khu vực gần các trang trại chăn nuôi, chế biến hạt điều bị ônhiễm mùi hôi do các khí NH3, H2S, mecarptan,… và khí thải hạt điều có phenol

3733/2002/QĐ Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi là một trong những vấn đề bứcxúc và nổi cộm nhất về ô nhiễm môi trường, mặc dù một số cơ sở có xây hầmbiogas nhưng mùi hôi và nước thải vẫn còn gây ảnh hưởng rất lớn đến người dânsống chung quanh Huyện đã tiến hành quy hoạch vùng khuyến khích phát triểnchăn nuôi nhưng khâu tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi trong và gần các khudân cư vào các vùng quy hoạch diễn ra còn chậm

4 Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất:

Trang 10

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ

21 Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trườngtrên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gâynhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với côngnghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành tháng 6/2009, kịch bản phát thải trung bình B2 đã được chọn đểxây dựng các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Theo đó,nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng đối với khu vực Nam bộ Việt Nam quacác mốc thời gian như sau:

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam – Bộ TN&MT 6/2009.

Kịch bản phát thải trung bình B2, khu vực Nam bộ

Theo kịch bản trên, lượng mưa và nhiệt độ khu vực Nam bộ sẽ ngày càng tăng, đặcbiệt là mực nước biển sẽ dâng cao Tuy nhiên tác động của biến đổi khí hậu sẽ tácđộng rất lớn đến các vùng ven biển, ven sông lớn do xâm nhập mặn và vùng đất thấp

do ngập lụt, riêng đối với Đồng Nai và huyện Xuân Lộc biến đổi khí hậu ít gây tácđộng rõ nét, do phân bố trên địa hình khá cao, không tiếp giáp với biển Vấn đề gâytác động nhiều đến sử dụng đất là nhiệt độ tăng cao, sẽ gây thiếu nước trong mùa khô,đặc biệt trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước mặt như Xuân Lộc, tình trạng thiếunước sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có những giải pháp về xây dựng hồ chứa,đập dâng phù hợp

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2006 – 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng

hoảng tài chính thế giới tác động nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàndân huyện Xuân Lộc đã mang lại những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế Tốc

độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đạt 16,6%, cao gấp 1,26 lần so với tăng trưởngbình quân toàn Tỉnh (13,2%) và gấp 2,31 lần so với bình quân toàn quốc (7,2%) Đạtđược thành quả trên là nhờ công nghiệp tăng trưởng nhanh, đạt 37,9%; dịch vụ đạt18,5% trong khi nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định 5,4%

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế ở Huyện chưa lớn, hiện chỉ chiếm 5,8% nền kinh tếtỉnh Đồng Nai Thu nhập bình quân đầu người đã được nâng lên khá nhanh trong thờigian gần đây nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với bình quân của Tỉnh và cả nước.Năm 2010, GDP bình quân đầu người ở Xuân Lộc ước đạt 999,2 USD trong khi bìnhquân toàn Tỉnh đạt 1.629 USD và bình quân cả nước đạt 1.226USD

Trang 11

BẢNG 3: TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KỲ 2006-2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

1 GDP trên địa bàn

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch khá nhanh theo

hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 19% năm 2005 lên 40%năm 2010 và hiện là ngành chiếm tỷ trọng hàng đầu ở Huyện, dịch vụ chuyển dịchchậm từ 24% lên 26%, tương ứng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 57% xuống còn34%

Là huyện nông nghiệp, tuy quy mô nền kinh tế còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu trong 05 năm qua là đúng hướng và rất tích cực, cần phát huytrong những năm tới để từng bước hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa của tỉnh Đồng Nai và của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng lâm nghiệp, thủy sản do ít có lợithế phát triển nên tăng trưởng chậm Tỷ trọng của lâm nghiệp và thủy sản rất khiêmtốn trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông lâm thủy sản Tuy nhiên, việc pháttriển của hai ngành này cũng đã đóng góp vào việc nâng cao thu nhập cho nông hộ,cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và cung cấp mộtphần cho nhu cầu thực phẩm trong Huyện

BẢNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010

HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI

Trang 12

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.

Mặc dù điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn các huyện khác ở khu vực Nam bộ, cơ sở

hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà nhất là thủy lợi còn hạn chế, nhưng do làmtốt công tác chỉ đạo sản xuất nên nông nghiệp của Xuân Lộc trong những năm qua liêntục tăng trưởng với GTSX toàn ngành nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ 1,5-1,8 lần mức tăng bình quân của ngành nông nghiệp cả nước

Trong nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi đều có tốc độ tăng trưởng cao, trình độsản xuất luôn được nâng cao theo hướng công nghiệp hoá và tập trung đầu tư theochiều sâu Riêng chăn nuôi, đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, nên tỷ trọng GTSX ngànhchăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 22,8% năm 2000 lên 34%năm 2005 và chiếm khoảng 43% năm 2010, cao hơn nhiều so với tỷ trọng bình quâncủa ngành chăn nuôi cả nước (khoảng 25%) và của Tỉnh (khoảng 33%) Để tạo điềukiện cho chăn nuôi phát triển bền vững và dần trở thành ngành sản xuất chính tronglĩnh vực nông nghiệp, Huyện đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi vàxây dựng các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung đãđược tiến hành và được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 Kết quả xác định 25 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôigiai đoạn I với tổng diện tích 3.982ha trên địa bàn 14 xã thuộc Huyện Trong giai đoạn

từ nay đến năm 2015 sẽ triển khai các dự án ưu tiên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ởnhững vùng trọng điểm di dời và phát triển Bên cạnh đó, cũng đã quy hoạch 6 cơ sởgiết mổ tập trung, phân bố trên địa bàn các xã: Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Bắc,Xuân Hiệp, Xuân Hưng, Xuân Thành, Suối Cao, với quy mô về diện tích khoảng 2ha/

cơ sở giết mổ

Trang 13

2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp:

Công nghiệp phát triển tương đối nhanh trong thời kỳ 2006-2010, hiện chiếm đến 40%

cơ cấu GDP toàn Huyện Tốc độ tăng GTSX thời kỳ 2006-2010 rất cao, đạt 37%/năm.Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, dệt may giày dép, cơkhí, chế biến gỗ

BẢNG 5: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010

HUYỆN XUÂN LỘC -TỈNH ĐỒNG NAI

T

1 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.

Tuy nhiên về quy mô sản xuất công nghiệp ở Xuân Lộc còn nhỏ, vốn đầu tư ít, do sốlượng cơ sở chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, chiếm đến 98,3% cơ sở sản xuất côngnghiệp trên địa bàn Huyện Chỉ có một ít doanh nghiệp đầu tư có quy mô lớn là Công

ty Dona Standard, chi nhánh sản xuất nhân điều của Công ty Donafoods, 08 cơ sở sảnxuất và 02 HTX thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Về phát triển các khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn Xuân Lộc có 01 khu công nghiệp

đã được Chính phủ chấp thuận thành lập tại xã Xuân Tâm – Xuân Hiệp vào đầu năm

2006 với diện tích 109ha, trong đó đất dành cho sản xuất công nghiệp 63,9ha, trungtâm dịch vụ 1,5ha, giao thông 18,223ha, Cây xanh 17.037ha, kho bãi 7ha, khu xử lýchất thải 1,58ha Tỷ lệ lấp đầy đạt 48,29% diện tích sản xuất công nghiệp, kết cấu hạtầng đã được đầu tư, hiện có 02 dự án đăng ký đầu tư: Công ty Ajinomoto diện tích1,6ha để xây dựng trạm luân chuyển phân Ami; Công ty Dona Standard đăng ký diệntích 28ha để sản xuất giày da

Về phát triển cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện đã quy hoạch 02 cụm công

nghiệp, với tổng diện tích 40ha, đã được UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đó

là cụm công nhgiệp Xuân Hưng 19ha, cụm công nghiệp Suối Cát 20ha nhưng chưađược đầu tư cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Suối Cát đã có 02 nhà máy hoạt độngtrước khi tiến hành quy hoạch, cụm công nghiệp Xuân Hưng đã thỏa thuận địa điểmcho 02 đơn vị là Công ty TNHH Lực và Công ty TNHH Hòa Bình World

Trang 14

2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực thương mại – dịch vụ ở Huyện trongthời gian qua cũng phát triển khá nhanh Tốc độ tăng GDP của ngành trong giai đoạn2006-2010 tăng 18,5%, chiếm 26% cơ cấu GDP toàn Huyện Tổng mức bán lẻ hànghóa và dịch vụ thời kỳ 2006-2010 tăng 24,4% Số đơn vị kinh doanh thương mại –dịch vụ tăng từ 4.595 cơ sở năm 2005 lên 6.612 cơ sở năm 2010

Mạng lưới dịch vụ ở Xuân Lộc bao gồm các chợ, các cửa hàng kinh doanh, các điểmcung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, các tổ chức và hộ thu mua tiêu thụ sảnphẩm, giao thông vận tải, dịch vụ tài chính, thông tin, bưu điện Các tổ chức này hoạtđộng khá tốt nhưng chưa được hỗ trợ thỏa đáng bằng các chính sách điều tiết và chỉđạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, nên chưa tạo được mốiquan hệ lâu bền giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa kiểm soát tốt được chấtlượng hàng hóa và các vấn đề kinh doanh có liên quan đến bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ

3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

3.1 Dân số:

Trước đây, Xuân Lộc là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân di cư từ ngoàitỉnh vào nên tốc độ tăng dân số trong thời kỳ từ 1991-1995 khá nhanh (trung bình 3%/năm); giai đoạn 1996 - 2000 có chiều hướng chậm lại (2-2,32%/năm) và từ năm 2000

- 2005 chỉ còn 1,61%, gần cân bằng với tốc độ tăng tự nhiên Nhưng giai đoạn 2006 –

2010, tốc độ phát triển dân số thấp hơn tốc độ tăng tự nhiên Như vậy, trong giai đoạn

2001 - 2010 mà đặc biệt từ 2005 đến nay đã có sự chuyển dịch dân số của Xuân Lộcsang các huyện khác mà chủ yếu là sang các khu công nghiệp ngoài Huyện

Dân số toàn huyện tăng từ 197.087 người năm 2000 lên 228.353 người năm 2010,tăng 31.266 người, tương đương với dân số trung bình của 1,5 xã của Xuân Lộc Nhưvậy, trong tương lai, ngoài việc tăng cường kiểm soát về tăng dân số tự nhiên, cần chủđộng chuyển dịch lao động nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp trong Tỉnh

để chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô sản xuất và làm tiền đề cho đẩy mạnh cơgiới hoá trong nông nghiệp

Trang 15

BẢNG 6: DÂN SỐ - LAO ĐỘNG HUYỆN XUÂN LỘC THỜI KỲ 2006-2010

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Lộc – năm 2010.

3.2 Lao động, việc làm và thu nhập:

Năm 2010, Xuân Lộc có 142.120 lao động trong độ tuổi, chiếm khoảng 62,2% dân số, laođộng đang làm việc trong các ngành kinh tế 123.070 người (chiếm 86,6% lao động) Nhưvậy lực lượng lao động trong độ tuổi không làm việc trong các ngành kinh tế còn chiếm

tỷ lệ cao (13,4%), nhưng trong số này có phần lớn là lao động nông thôn đến làm việc tạicác khu công nghiệp ngoài Huyện

Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệpsang các ngành phi nông nghiệp Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 80% năm 2000xuống 54% năm 2010, nhờ vậy đã góp phần tăng bình quân đất nông nghiệp/lao độngnông nghiệp Lao động khu vực công nghiệp dịch vụ tăng tương ứng từ 7,05% lên20% và khu vực dịch vụ tăng từ 13,07% lên 26% Từ năm 2005 đến nay, mỗi nămhuyện luôn đào tạo một lực lượng lớn lao động cung cấp cho các ngành phi nôngnghiệp và cho các khu công nghiệp ngoài Huyện, bình quân mỗi năm đã tạo được 5 –

6 ngàn việc làm mới Riêng năm 2009 tạo được việc làm cho trên 8.000 lao động

Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, công bằng xã hội ngày một được chú trọngnên tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh Số hộ nghèo theo tiêu chí qui định hiện hành đếnnăm 2010 chỉ còn 2,44% Đến năm 2010, toàn Huyện chỉ còn 2.664 hộ nghèo

Tuy nhiên, xu thế tập trung đất đai ngoài những tác động tích cực đến đẩy mạnh sảnxuất theo hướng công nghiệp nhưng cũng đã tác động lớn đến phân hóa giàu nghèo,Huyện cần có biện pháp hữu hiệu để giảm dần khoảng cách về thu nhập giữa huyệnvới mức chung toàn Tỉnh và giữa các nhóm hộ trong Huyện Đây cũng là một trongnhững yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện

Trang 16

4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

- Phát triển đô thị: Mức độ đô thị hóa ở Huyện còn chậm, toàn Huyện có 01 đô thị

hiện hữu là Thị trấn Gia Ray, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5, quy mô dân số khoảng16,6 ngàn người, chiếm 7,3% dân số toàn Huyện

- Phát triển các khu dân cư nông thôn: Dân cư nông thôn sống tập trung dọc các trục

đường chính như: Quốc lộ 1, đường tỉnh 766, đường tỉnh 763, đường tỉnh 765, cáctuyến đường xã và các trung tâm xã Ngoài số hộ dân sống tập trung, vẫn cònnhiều hộ dân sống rải rác trong vườn, rẫy, gây nhiều khó khăn cho đầu tư cơ sở hạtầng, văn hóa, xã hội phục vụ đời sống người dân Tổng dân số nông thôn năm

2010 toàn Huyện lên đến 211.778 người, chiếm đến 92,7% dân số

BẢNG 7: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC

Nguồn: Quy hoạch giao thông huyện Xuân Lộc đến năm 2020 – Phòng Kinh tế Hạ tầng Xuân Lộc.

b Đường sắt: Trên địa bàn huyện Xuân Lộc có tuyến đường sắt bắc nam đoạn chạy

qua Huyện dài: 31 km với 3 nhà ga là: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh

5.2 Thủy lợi:

Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà nhất là chonâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững Lãnh đạo Huyện và người dânđều có ý thức cao về vai trò của công tác thủy lợi, rất quan tâm đến công tác này,nhưng do sự trợ giúp của Tỉnh và Trung ương còn nhỏ giọt nên công tác xây dựngcông trình thủy lợi trên địa bàn Huyện còn chậm so với mong muốn

Trên địa bàn huyện đã xây dựng được các công trình sau:

Trang 17

- Hồ Gia Ui: trữ lượng 10,8 triệu m3, tổng chiều dài kênh mương 38,64 km, năng lựctưới thực tế 1.504ha, ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt với công suất5.000 m3/ngày đêm.

- Hồ Núi Le: trữ lượng nước 4 triệu m3, hiện tưới cho 309 ha cây lâu năm và phục

vụ nước sinh hoạt cho các xã Xuân Hiệp, TT.Gia Ray, Suối Cát với công suất3.000m3/ngày đêm

- Đập Gia Liêu: hiện tưới cho 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3,55kmkênh được kiên cố hoá, tuy nhiên suối Gia Liêu chỉ có nước vào mùa mưa từ tháng

6 đến tháng 1 năm sau, vì vậy cần tăng tích trữ lượng nước đầu nguồn

- Đập suối Nước Trong: năng lực tưới thực tế được 1.021 ha trong đó tưới tự chảy

303 ha, tưới tạo nguồn 477ha, ảnh hưởng mạch nước ngầm 241 ha, tổng chiều dàikênh mương 18,9 km

- Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các công trình thuỷ lợi như: đập Lang Minhtưới cho 197 ha, đập Suối Khỉ (Xuân Thành) tưới cho 60 ha, đập Sóc Ba Buôn(Xuân Hoà) tưới 40 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 25 hộ, đập Suối Học tưới

20 ha… Nhìn chung, các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêucầu phát triển kinh tế xã hội thì còn rất nhỏ bé Nguyên nhân là do tốc độ xây dựngcác công trình thủy lợi còn chậm nên đã hạn chế đáng kể khả năng khai thác cáctiềm năng đất đai và lao động trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện

Trong những năm tới, cần tập trung mạnh mẽ hơn cho xây dựng công trình thủy lợi đểđáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và tạotiền đề cho phát triển bền vững

5.3 Mạng lưới điện:

Lưới điện truyền tải: Trên địa bàn huyện Xuân Lộc hiện tại có đường dây 110kV

Xuân Lộc – Xuân Trường dài 20km dây dẫn 3ACSR-185 được đấu nối từ đường dây110kV Long Bình – Xuân Lộc cấp điện cho trạm 110kV Xuân Trường Mặt khác trênđịa bàn Huyện cũng có đường dây 220kV Hàm Thuận – Long Thành đi qua với chiềudài 08km Trạm 110kV Xuân Trường có công suất 25MVA, Pmax 16,8MW, hiện mớichỉ mang tải đạt xấp xỉ 70%, cấp điện cho phần lớn nhu cầu ở huyện Xuân Lộc và 06

xã thuộc địa bàn huyện Cẩm Mỹ

Lưới điện trung thế: Toàn bộ lưới điện trung thế trên địa bàn Huyện được vận hành ở

cấp điện áp 22kV Phần lớn phụ tải của huyện Xuân Lộc được cấp điện từ trạm 110kVXuân Trường thông qua 04 lộ 22kV là 471- Xuân Tâm, 473 - Xuân Trường, 475 –Sông Ray và 477 – Xuân Phú Ngoài ra một số trường hợp có thể nhận điện từ trạm110kV Long Khánh thông qua lộ 475 – Sông Ray và 477 – Xuân Phú

Trạm biến áp phân phối: Các trạm biến áp phân phối trên địa bàn huyện Xuân Lộc

chủ yếu sử dụng loại trạm treo bao gồm các máy biến áp 1 pha và 3 pha Theo thống

kê toàn huyện có khoảng 405 trạm/33.511,5kVA, trong đó trạm 01 pha là 265trạm/12,487,5kVA chiếm tỷ trọng 37,3% tổng dung lượng, công suất trung bình là47kVA/trạm; trạm 03 pha là 140trạm/21.024kVA, công suất trung bình 150kVA/trạm.Công suất trung bình của trạm biến áp 01pha và 03 pha phù hợp với nhu cầu ở huyệnXuân Lộc, nơi có mật độ phụ tải không cao, dân cư sống rải rác Các trạm biến áp

Trang 18

phân phối đều được thiết kế, xây dựng bám theo các khu dân cư nông thôn nên có bánkính lưới điện hạ thế cấp điện tới các hộ dân từ 800-1.000m.

Lưới điện hạ thế: Lưới điện hạ thế ở Xuân Lộc chủ yếu dùng cấp điện áp 380/220V,

vận hành theo sơ đồ hình tia, kết cầu 03 pha 04 dây Lưới 03 pha chủ yếu tập trung ởkhu vực thị trấn, các khu vực nông thôn phần lớn là 01 pha Tổng chiều dài đường dây

hạ thế khoảng 485km, trong đó có khoảng 87,8km đường dây 03 pha và khoảng398km đường dây 01 pha Điện lực quản lý khoảng 32.673 công tơ, trong đó có 309công tơ 03 pha và 32.364 công tơ 01 pha Bán kính cung cấp điện của mạng lưới điện

hạ thế trung bình từ 800-1.000m, một số nơi lưới hạ thế có bán kính từ 1.500-2.000m

ở những khu vực này điện áp cuối đường dây không đảm bảo

Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt khoảng 99,3% tổng số hộ hiện có trên địa bàn Xuân Lộc

5.4 Giáo dục:

Được sự quan tâm của toàn xã hội nên giáo dục ngày càng phát triển, công tác xã hộihóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả Cơ sở vật chất ngành giáo dục tiếp tục đượcxây dựng theo hướng kiên cố hóa Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS,thực hiện đạt mục tiêu về phổ cập giáo dục phổ thông Tỷ lệ học sinh ra lớp: mẫu giáo

5 tuổi đạt 71,1%, 6 tuổi vào lớp một đạt 100%, số vào lớp 6 đạt 100%, học sinh tốtnghiệp THCS vào lớp 10 đạt 72% Chất lượng giáo dục có tiến bộ, số học sinh đạtkhá, giỏi và hạnh kiểm tốt hàng năm đều tăng Đội ngũ giáo viên phần lớn có phẩmchất, đạo đức, yêu nghề, trình độ chuyên môn được chuẩn hóa đạt 95,4%, trong đó đạttrên chuẩn 40,2%

Mạng lưới trường lớp được quan tâm xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện có 50%trường học đạt chuẩn quốc gia Tổng số trường học trên địa bàn Huyện hiện có là 75trường, tăng 09 trường so với năm 2005 Phân bố đều theo các xã và khu vực

Hoạt động giáo dục thường xuyên được duy trì, tổ chức các lớp dạy nghề và hướngnghiệp cho học sinh, thanh niên Các Trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được đầu

tư, trang bị về cơ sở vật chất và duy trì hoạt động ngày càng có hiệu quả Từng bướcxây dựng xã hội học tập; chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài; hoạt động củaHội khuyến học Hội phụ huynh học sinh có nhiều tích cực, góp phần phát huy tốt mốiquan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm lo sự nghiệp giáo dục

5.5 Y tế:

Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được triển khai rộng khắp và cónhiều tiến bộ Cơ sở vật chất của bệnh viện Huyện, phòng khám đa khoa khu vực vàmột sồ trạm y tế xã, thị trấn được nâng cấp mở rộng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốcgia về y tế, 100% khu ấp có cộng tác viên y tế đã qua đào tạo, cùng với mạng lưới y tế

tư nhân góp phần chăm sóc tốt hơn sức khoẻ của nhân dân trong Huyện

5.6 Văn hoá, thể dục, thể thao:

Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao có nhiều đóng góp tích cực trong việcgiáo dục, động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội Côngtác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước

Trang 19

được chú trọng, Mạng lưới truyền thanh được xây dựng ở 15 xã, thị trấn, hệ thống thưviện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng, với 73% xã, thị trấn cóTrung tâm văn hóa – thể thao.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được phát độngrộng rãi và ngày càng đi vào chiều sâu, năm 2010 có 95,6% khu, ấp được công nhận

“khu, ấp văn hóa”, trên 90% xã, thị trấn “lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, matuý”, 100% công sở “có đời sống văn hóa tốt”, 93,2% gia đình đạt danh hiệu “gia đìnhvăn hóa” Hoạt động thể dục, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một

số thành tích quan trọng, phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác hồ vĩđại tiếp tục phát triển, hàng năm có trên 26% hộ được công nhận gia đình thể thao,trên 30% người luyện tập thể thao thường xuyên

III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐKTN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG:

1 Thuận lợi:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Xuân Lộc có vị trí địa lý thuận lợicho phát triển nền kinh tế với các thế mạnh về nông nghiệp - dịch vụ - côngnghiệp

- Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xâydựng cơ sở hạ tầng

- Nhiều cảnh quan có thể phát triển du lịch

- Đất đai rộng lớn, tiềm năng chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cònnhiều nên rất thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thu hút đầu tư

- Kinh tế xã hội phát triển khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo xu hướng tíchcực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện

- Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng phát triển

- Môi trường được bảo vệ khá tốt

2 Khó khăn:

- Nguồn nước mặt bị hạn chế trong mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất công nôngnghiệp và cung cấp cho sinh hoạt

- Đất có tầng mỏng chiếm tỷ lệ lớn, độ phì không cao dễ bị rửa trôi

- Khả năng thu hút đầu tư ngành công nghiệp – dịch vụ bị hạn chế so với các huyệntrọng điểm phát triển công nghiệp của Tỉnh

- Thiếu lao động có kỹ thuật cao

- Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong những năm gần đây nhưng quy mônền kinh tế khá nhỏ Công nghiệp còn nhỏ lẻ, lạm dụng nhân công

- Cơ sở hạ tầng, văn hóa – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu và yếu Sự quantâm đầu tư từ cấp trên trong những năm qua trên địa bàn Xuân Lộc còn nhỏ

Trang 20

Phần II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính:

- Trước năm 2003, toàn Huyện có 21 xã, thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 95.424 ha

- Thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP (21/8/2003) của Chính phủ về việc thành lậphuyện Cẩm Mỹ trên cơ sở 7 xã của huyện Long Khánh cùng với 6 xã phía TâyNam của huyện Xuân Lộc Sau khi điều chỉnh ranh giới hành chính, huyện XuânLộc còn lại 15 đơn vị hành chính và tổng diện tích tự nhiên: 72.720ha (làm trònsố) Năm 2010, kết quả tổng kiểm kê đất đai diện tích tự nhiên toàn Huyện là72.720ha, cụ thể diện tích các xã như sau:

Đơn vị hành

chính D tích(ha) Tỷ lệ(%) Đơn vị hànhchính D tích(ha) Tỷ lệ(%)

* Toàn Huyện 72.719 100,00 8 Xuân Phú 3.857 5,30

5 TT Gia Ray 1.397 1,92 13 Xuân Hưng 10.496 14,43

7 Xuân Hòa 8.724 12,00 15 Xuân Trường 4.720 6,49

Đã xây dựng bộ bản đồ ranh giới hành chính cho từng xã, thị trấn nên công tác quản lýđất đai theo địa giới hành chính rất thuận lợi

3 Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính

- Đến nay đã hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính của 15/15 xã - thị trấn với100% diện tích tự nhiên toàn huyện (02 xã Xuân Phú, Xuân Bắc và TT Gia Raymới được đo đạc lại năm 2007), trong đó: đo tỷ lệ 1/500 đạt 11,88 ha, 1/1000 đạt954,01ha, 1/2.000 đạt 27.438,28ha, 1/5000 đạt 41.142,44ha, 1/10.000 đạt3.071,94ha Việc đo đạc đã phản ảnh đầy đủ về hình thể, diện tích và mục đích sử

Trang 21

dụng, là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai và đáp ứng cho

đa ngành kinh tế

- Kết quả việc lập bản đồ địa chính đã phục vụ công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấyCNQSDĐ trên địa bàn Huyện, nắm chắc diện tích các loại đất và chủ sử dụng đất.Riêng công tác đánh giá, phân hạng đất chưa được thực hiện

4 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010:

Công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được quan tâm xây dựng khá sớm(năm 1997) và qua các kỳ điều chỉnh, xây dựng kế hoạch để kịp thời đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế – xã hội của địa phương Cụ thể được xây dựng và điều chỉnh quacác kỳ như sau:

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010, được UBND tỉnh ĐồngNai phê duyệt tại quyết định số 2393/QĐ.CT.UBT (02/7/1999)

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2010, đượcUBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 6884/QĐ.CT-UBT ngày29/12/2004

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn2006-2010 huyện Xuân Lộc (cho giai đoạn 2008-2010) được UBND Tỉnh phêduyệt tại quyết định số 3314/QĐ-UBND ngày 11/11/2009

Trên cơ sở định hướng của QHSDĐ cấp Huyện, cấp xã cũng được tiến hành xây dựng

và điều chỉnh quy hoạch theo các mốc thời gian tương ứng

5 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:

- Giao đất: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, 93,85% diện tích đất đai củaHuyện đã được giao cho các đối tượng sử dụng, trong đó giao cho hộ gia đình cánhân 44.097ha, UBND cấp xã 159 ha, các tổ chức kinh tế 3.025ha, cơ quan đơn vịcủa nhà nước 20.848ha, các tổ chức khác 116 ha, cộng đồng dân cư 2ha; diện tíchgiao cho UBND các xã quản lý là 4.472ha

Trang 22

- Cho thuê đất: Đến nay, ngoài các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữuhạn trong Huyện đã thực hiện việc thuê đất, trên địa bàn Huyện có một số doanhnghiệp thuê đất để sản xuất: Công ty TOPMIL thuê 5,25 ha đất lập trại chăn nuôi

từ năm 1997 đến nay ở xã Xuân Tâm, công ty Dona Standard, công ty Ajnomoto,Donataba…

- Thu hồi đất: Được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật đất đai

6 Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ):

Nhằm xác lập những cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lýthực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, sau khi kết thúc công tác đo đạc lập bản

đồ địa chính, UBND Huyện đã chỉ đạo tiến hành công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơđịa chính và cấp giấy CNQSDĐ cho các cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất theo từngđịa bàn xã

Đến nay cơ bản công tác đăng ký đất đai ban đầu trên địa bàn huyện đã cơ bản hoànthành Thông qua công tác đăng ký đất đai đã giúp UBND các xã - thị trấn và UBNDHuyện nắm chính xác quỹ đất và quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ

sử dụng Kết quả đăng ký đất đai làm cơ sở để thực hiện công tác thống kê đất hàngnăm, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Toàn Huyện đã cấp được 45.446 giấy CNQSDĐ, diện tích đã được cấp sổ tại cấphuyện là 36.551 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 35.580ha và đất ở 971ha

7 Thống kê, kiểm kê đất đai:

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và hàng năm đều được thực hiệntheo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường

- Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm (2000, 2005, 2010) được thực hiện thốngnhất trong toàn Tỉnh nên nhìn chung chất lượng bảo đảm, phản ảnh được thựctrạng sử dụng đất vào thời điểm kiểm kê

- Công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện nhưng do công tác theo dõibiến động còn chưa chặt chẽ nên số liệu còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ

8 Quản lý tài chính về đất đai:

Nhìn chung, đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thuế chuyểnquyền sử dụng đất, sang tên… đều thông qua các đơn vị quản lý tài chính trong Tỉnh

và Huyện nên bảo đảm đúng các thủ tục và quy định về tài chính

9 Quản lý và phát triển thị trường quyền SDĐ trong thị trường bất động sản

Mặc dù là huyện nông nghiệp nhưng việc trao đổi, mua bán đất đai của huyện diễn ra

Trang 23

nhượng quyền sử dụng đất không thông qua cơ quan nhà nước (giao dịch ngầm, giaodịch giấy tay) vẫn tồn tại, vừa làm thất thu ngân sách, gây khó khăn cho cơ quản quản

lý, vừa gây ra tình trạng kiện tụng, tranh chấp đất đai Nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế

10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:

Được sự chỉ đạo của UBND Huyện nên nhìn chung công tác quản lý về đất đai đượcthực hiện khá tốt, đã hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai Tuy nhiên để thựchiện tốt hơn nữa công tác về quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương,chính sách, văn bản pháp lý về đất đai, đồng thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng nghiệp

vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu trước sự phát triển nhanh chóng của thịtrường đất đai trong bối cảnh mới

11 Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý sử dụng đất đai:

Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, phát huy mặt tíchcực, hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp của những quy định để đềxuất, bổ sung sửa đổi Trong những năm qua, UBND Huyện đã tổ chức nhiều đoànthanh tra - kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất, kiểm tra việc sử dụngđất của cá nhân và hộ gia đình tại các xã, các sai phạm chủ yếu là việc tự ý chuyển đổimục đích sử dụng đất nông nghiệp như: Đào ao, làm nhà ở, xây dựng cơ sở sản xuất Qua kiểm tra đã tuyên truyền giáo dục về pháp luật đất đai cho các đối tượng sử dụngđất có vi phạm để tự sửa chữa Một số trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy định tạiNghị định 04/CP

Tổ chức kiểm tra việc cấp phát giấy CN.QSDĐ tại các xã, xác minh cụ thể các hộnhận giấy và chưa nhận giấy CNQSDĐ tại các xã để xác định nguyên nhân tồn đọngnhằm tìm biện pháp khắc phục

12 Tình hình tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai:

12.1 Việc phát sinh tranh chấp khiếu nại phức tạp do nhiều nguyên nhân như

Việc phát triển kinh tế tại các khu vực trung tâm làm giảm đất nông nghiệp trong khuvực, nhu cầu đất xây dựng và nhà ở tăng, giá cả đất đai tăng nhanh tạo nên những biếnđộng lớn, từ đó phát sinh các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai dẫn đến tranh chấp

Tình hình quản lý sử dụng đất của các đơn vị Nông - Lâm trường, các đơn vị quân độiđóng trên địa bàn Huyện còn chưa chặt chẽ nên bị lấn chiếm

12.2 Nhìn chung, lượng đơn khiếu nại tố cáo có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có xu hướng giảm dần theo từng năm Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng cơ bản là do các nguyên nhân sau:

Trong các năm gần đây, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc sống người dân, đã giảmnhiều các trường hợp khiếu nại tố cáo sai sự thật hoặc đòi hỏi không đúng theo chủ

Trang 24

trương chính sách Nhà nước Công tác hòa giải ở cấp xã theo Chỉ thị số 26/CP ngàycàng có hiệu quả tạo được ổn định sản xuất ở nông thôn.

Thực hiện Chỉ thị 64/TTg, quyết định 2664/QĐ.UBT trên địa bàn Huyện đã có nhữngchuyển biến trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại Hầu hết các đơn vịđều đã bố trí phòng tiếp dân và phân công cán bộ tiếp dân, soát xét những nội dungnhân dân phản ảnh, trình bày hoặc khiếu tố và qua đó đã phân tích hướng dẫn hoặcchuyển đơn kịp thời đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo luậtđịnh, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lòng vòng, gây phiền hà cho dân

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân có sự chỉ đạo tập trung củaUBND Huyện và sự phối hợp giữa các ngành từ huyện đến cơ sở Việc áp dụng cácbiện pháp hành chính Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết địnhgiải quyết có hiệu lực thi hành, đã có tác động tốt đến việc chấp hành pháp luật trongnhân dân

Công tác cấp giấy CN.QSDĐ được UBND Huyện tập trung chỉ đạo và đẩy nhanh tiến

độ thực hiện đã hạn chế việc tranh chấp khiếu nại về ranh giới, diện tích đất, khônggian sử dụng Mặt khác, Tòa án cũng đã tích cực giải quyết các tranh chấp theo quyđịnh tại khoản 3 điều 38 Luật Đất đai và theo Thông Tư liên Bộ giữa Tổng Cục ĐịaChính - Tòa án ND Tối Cao - Viện Kiểm Sát ND Tối Cao

13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện những dịch vụ công về đấtđai như: đo vẽ, tách thửa khi dân có yêu cầu, đo vẽ giới thiệu địa điểm quy hoạch chocác doanh nghiệp…, nhìn chung các hoạt động dịch vụ công này hoạt động khá hiệuquả, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT:

1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất:

Căn cứ theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011 do ngành Tài nguyên vàMôi trường thực hiện, tổng diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc là 72.719ha

Căn cứ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT (02/11/2009) Quy định chi tiết về việc lập,điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Công văn số429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ (16/4/2012) của Tổng cục quản lý đất đai v/v hướng dẫn vềquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm 33 chỉtiêu sử dụng đất; được tổng hợp thành 03 nhóm sử dụng đất chính: nông nghiệp, phinông nghiệp, chưa sử dụng và 04 chỉ tiêu trung gian: Đất đô thị, đất khu bảo tồn thiênnhiên, đất khu du lịch, đất khu dân cư nông thôn

BẢNG 8: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI

Trang 25

Trong đó:

Nguồn: - Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 – Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai

- (*) Các chỉ tiêu trung gian không cộng vào diện tích tự nhiên

1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ khá lớn (79%) trong tổng diện tích tự nhiên, nêntiềm năng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là còn khá lớn Trong

đất nông nghiệp thì QHSDĐ cấp huyện quản lý 07 chỉ tiêu: Đất trồng lúa, đất cây lâu năm, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối (trên địa bàn Xuân Lộc không có 02 chỉ tiêu: Rừng đặc dụng và đất làm muối) Hiện trạng sử dụng đất từng chỉ tiêu như sau:

Trang 26

- Đất trồng lúa: Có xu thế giảm, do chuyển đổi sang các loại hình có giá trị kinh tế

cao hơn Đến năm 2010 toàn Huyện chỉ còn 6.497ha, do nguồn nước tưới bị hạnchế, trong khi các công trình thủy lợi chưa được đầu tư đúng mức nên diện tích đấtchuyên trồng lúa nước (đất 2 vụ lúa/năm trở lên) chỉ có 2.643ha (chỉ chiếm 41%)

và đất lúa nước còn lại (đất 01 vụ lúa) 3.853ha (chiếm đến 59%) Xã còn nhiều đấtlúa nước nhất là xã Xuân Phú, chiếm đến 25,1% đất lúa toàn Huyện, kế đến là xãXuân Thọ (15,8%), xã Xuân Tâm (11%), xã Xuân Bắc (10,4%), Xuân Hưng(9,3%), các xã , thị trấn còn lại có diện tích đất lúa nhỏ

BẢNG 9: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

% so với Đất lúa

Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 - Sở TN&MT Đồng Nai

- Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm hiện chiếm đến 60,7% đất nông

nghiệp và chiếm 48% DTTN toàn Huyện Trong đất trồng cây lâu năm thì câycông nghiệp lâu năm chiếm đến 65,5% với các loại cây chủ lực như: Điều13.923ha, Cao su 2.953ha, Cà phê 1.154ha, Tiêu 1.279ha; cây ăn quả chiếmkhoảng 14,1% với các loại cây chính gồm: Chôm chôm 2.154ha, Sầu riêng 308ha,Cam 180ha, Chuối 561ha, Xoài 1.645ha, Nhãn 95ha và mãng cầu 263ha; còn lại làđất cây lâu năm khác chiếm khoảng 20,4% đất cây lâu năm

- Đất rừng phòng hộ: Hiện còn 4.994ha phân bố chủ yếu ở 02 khu vực là núi Chứa

Chan do UBND huyện Xuân Lộc quản lý và khu vực rừng phòng hộ thuộc địa bàncác xã: Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hưng, Xuân Hòa do Ban quản lý rừngphòng hộ Xuân Lộc quản lý So với chỉ tiêu đất rừng trong quy hoạch 03 loại rừngthì diện tích cần phải tiếp tục trồng rừng phòng hộ trong đất lâm nghiệp là 2.364ha,

để giữ diện tích đất rừng phòng hộ ở Xuân Lộc đạt 7.357ha

Trang 27

- Đất rừng sản xuất: Hiện có 4.389ha, chủ yếu do Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân

Lộc quản lý, phân bố trên địa bàn các xã: Suối Cao, Xuân Hòa, Xuân Hưng, XuânTâm, Xuân Thành và Xuân Trường

- Đất nuôi trồng thủy sản: Có diện tích nhỏ, khoảng 414ha, chủ yếu là đất sản xuất

nông nghiệp kém hiệu quả nên người dân đã chuyển đổi sang nuôi các loại thuỷsản nước ngọt Phân bố rải rác trên khắp 15 xã, thị trấn

1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp có diện tích là 14.606ha, chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên toànHuyện, trong đó cấp huyện quản lý 14 chỉ tiêu Riêng trên địa bàn Xuân Lộc không có

02 chỉ tiêu: Đất cho hoạt động khoáng sản và đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hạinên còn 12 chỉ tiêu, được thể hiện chi tiết theo từng xã ở bảng sau

BẢNG 10: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

n v : HaĐơn vị: Ha ị: Ha

Đơn vị hành chính D tích % so với Đất Đất Đất Khu Cơ sở Đất SX Di

tích

Tôn giáo Ng trang Đất Đất PT Đất ở(ha) DTTN TSCQ QP AN CN SXKD VLXD DT TN nghĩa

địa

MNC

D hạ tầng

đô thị

4 7,7 33,7 21,1 23,8 188,7

Xuân Tâm 5.799 47,6 3,4 4.540 99,7 84,5 10,9 5,8 5,8 24,1 397,0 253,3 Xuân Thành 483 7,1 1,0 36,2 13,0 3,5 6,2 10,5 185,7 Xuân Thọ 284 7,5 1,5 5,3 18,1 6,3 16,8 3,5 100,6 Xuân Trường 856 18,1 1,1 308 76,4 1,3 3,6 2,9 2,6 9,7 125,7 139,2

Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 - Sở TN&MT Đồng Nai

Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp thì đất quốc phòng chiếm đến 55,3% diện tích, đất

an ninh chiếm đến 5,9% diện tích Các chỉ tiêu về đất trụ sở cơ quan, khu công nghiệp,

cơ sở sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng, nghĩa trang nghĩa địa, đất mặt nướcchuyên dùng và đặc biệt là đất phát triển hạ tầng còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng đủ nhucầu cho các ngành xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy

để phục vụ cho xây dựng và phát triển Xuân Lộc trở thành huyện nông thôn mới, hoàchung vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn từ nay đến năm

2020 dự báo nhu cầu cho các loại đất này sẽ tiếp tục tăng

Trang 28

Riêng chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng bao gồm 11 loại đất khác nhau, nhưng trên địabàn Xuân Lộc không có đất cơ sở nghiên cứu khoa học nên còn lại 10 loại đất, cụ thểđược thể hiện ở bảng sau:

BẢNG 11: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NĂM 2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

n v : HaĐơn vị: Ha ị: Ha

Đất PT Hạ tầng Chia theo các chỉ tiêu SDĐ

Đơn vị hành

chính D tích Tỷ lệ Giao Thủy Năng Bưu chính Văn Y Giáo Thể Dịch vụ Đất

(ha) (%) Thông lợi lượng viễn thông hóa tế dục thao xã hội chợ

Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 - Sở TN&MT Đồng Nai

Trong đất phát triển hạ tầng thì đất giao thông chiếm đến 85,1%, kế đến là đất giáodục – đào tạo chiếm 4,3%, đất thủy lợi và đất công trình năng lượng chiếm 3,9%, cácloại đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ

Để phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển xã hội, nhu cầu đất phát triển hạ tầng trong giaiđoạn 2010-2020 là rất lớn Đặc biệt là đất phát triển giao thông, đất văn hóa, thể dụcthể thao, đất giáo dục và đất y tế

Trang 29

2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất:

2.1 Biến động sử dụng đất nông nghiệp:

Trong thời kỳ 05 năm đầu 2000-2005 đất nông nghiệp tăng 1.116ha, bình quân mỗinăm tăng trên 220ha, được chuyển đổi từ quá trình khai thác đất chưa sử dụng; nhưngđến thời kỳ 2005-2010 do quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn Huyện hầu như khôngcòn (năm 2010 chỉ còn 708ha nhưng toàn bộ là đất núi đá không có rừng cây, phân bốchủ yếu ở khu vực núi Chứa Chan, chỉ có khả năng phục hồi mảng xanh để đảm bảokhả năng phòng hộ) và phải chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang phục

vụ các công trình phi nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp giảm 02ha

BẢNG 12: BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

n v : HaĐơn vị: Ha ị: Ha

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 8.954 8.212 6.497 -2.458 -743 -1.715 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 24.464 29.375 34.852 10.388 4.911 5.477 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 1.097 862 4.994 3.897 -235 4.131 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 5.614 6.944 4.388 -1.226 1.329 -2.556 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 190 290 414 224 100 124

Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 - Sở TN&MT Đồng Nai

Trong đất nông nghiệp thì xu thế biến động các loại đất như sau:

- Đất trồng lúa: Có xu thế giảm do sản xuất không hiệu quả, sản xuất 01 vụ nhờnước trời nên người dân đã chuyển đổi sang sản xuất các loại cây ngắn ngày (bắp,rau đậu…), sang nuôi trồng thủy sản và một số khu vực phù hợp sang trồng cây ăntrái

- Đất trồng cây lâu năm: tăng nhanh từ 24.464ha năm 2000 lên 29.375ha năm 2005

và đạt khoảng 34.852ha năm 2010, tăng 10.388ha, bình quân mỗi năm tăng1.039ha Diện tích cây lâu năm tăng lên chủ yếu là do chuyển đổi một phần từ đấtlúa sang trồng cây ăn quả, phần lớn từ đất chưa sử dụng sang trồng điều và mộtphần từ cây hàng năm sang trồng cao su trong những năm gần đây

- Đất lâm nghiệp: Tăng 2.671ha trong cả thời kỳ 2000-2010, chủ yếu là chuyển đổi

từ đất trống trong đất lâm nghiệp sang trồng rừng thuộc khu vực quản lý của Banquản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Trong nội bộ đất lâm nghiệp có sự chuyển đổichức năng 03 loại rừng, chủ yếu là chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang rừngphòng hộ theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai

- Đất nuôi trồng thủy sản: Tăng nhẹ (khoảng 224ha), chủ yếu được chuyển đổi từ đấttrồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá và kết hợp lấy nước tưới cho vườn câylâu năm

Trang 30

2.2 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp luôn tăng theo thời gian để đáp ứng nhu cầu xây dựng các côngtrình và bố trí dân cư Tuy nhiên qua các mốc thời gian từ 2000 – 2005 – 2010 Bộ Tàinguyên và Môi trường có những điều chỉnh các chỉ tiêu và phương pháp kiểm kê đấtđai nên giá trị tăng thêm đất phi nông nghiệp chưa phản ánh hết thực tế quá trìnhchuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai qua các kỳ thì diện tích tăng thêm đất phi nông nghiệpthời kỳ 2000-2010 là 655ha, bình quân mỗi năm chỉ tăng 65ha Trong đó có một số chỉtiêu giảm như: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 8ha; đất quốc phònggiảm 351ha; đất cho hoạt động khoáng sản giảm 38ha; đất mặt nước chuyên dùnggiảm 120ha Diện tích giảm là do các nguyên nhân sau:

- Do một số khu vực trước đây đo bao, nên sau khi đo đạc lại thì diện tích giảm

- Một số khu vực khai thác đá nhưng hết thời hạn khai thác phải san lấp mặt bằng đểchuyển trả lại địa phương

- Một số khu vực đất quốc phòng được chuyển trả lại địa phương quản lý

Trong thực tế thì các loại đất trụ sở cơ quan, mặt nước chuyên dùng luôn tăng do xâydựng trụ sở các cấp, xây dựng hồ đập

BẢNG 13: BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 110 128 128 110 19 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 26 63 167 141 38 103 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 10 21 86 76 12 65 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 38 -38 -38

3 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.681 1.902 1.949 268 222 472.1

Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 - Sở TN&MT Đồng Nai

Các loại đất: An ninh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vậtliệu xây dựng, gốm sứ, di tích, danh thắng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang,

Trang 31

nghĩa địa, đất phát triển hạ tầng và đất ở tại đô thị đều tăng theo nhu cầu Diện tíchtăng thêm được chuyển chủ yếu từ đất nông nghiệp

Nhìn chung, biến động sử dụng đất ở Xuân Lộc trong thời kỳ 2000 – 2010 theo chiều hướng tích cực, xu thế chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các loại hình kém hiệu quả về kinh tế sang các loại hình mang lại hiệu quả cao hơn.

3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất:

3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:

a Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Có rất nhiều loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc, nhưng có thể nhóm vàonhững loại hình sử dụng đất chính như sau: 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu, 1 vụ lúa + 2 vụmàu, Chuyên rau; 2 vụ màu; Mía; Khoai mỳ; Cao su; Cà phê; điều; Tiêu; chôm chôm;xoài; Mít nghệ

Các chỉ tiêu về chi phí và hiệu quả từng loại hình sử dụng đất được thể hiện trongbảng 14, qua đó có thể rút ra những đánh giá như sau:

- Loại hình 3 vụ bao gồm 2 lúa + 1 màu; 1 lúa + 2 màu; 3 vụ lúa đều cho hiệu quảcao, ổn định về hiệu quả và thị trường tiêu thụ Giữa các loại hình này tuy khôngchênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế nhưng các mô hình lúa – màu mang lại hiệu quảlớn về sử dụng tiết kiệm nguồn nước Cùng một lượng nước tưới vào mùa khô, cóthể nhân đôi diện tích trồng Bắp so với trồng lúa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vềnguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu

- Loại hình chuyên rau (chỉ tính 4 vụ/năm) cho giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tácrất lớn (trên thực tế nhiều hộ làm tới 5-6 vụ, gồm 2-3 vụ rau ăn trái và 2-3 vụ rau

ăn lá) thì giá trị sản phẩm còn cao hơn nhiều Hiệu quả cao hơn so với các loạihình sử dụng đất cây hàng năm khác và lại sử dụng được nhiều lao động (01 hacanh tác sử dụng được 8-10 lao động)

- Loại hình 2 vụ màu (bắp + đậu và 2 vụ bắp) đều cho hiệu quả cao hơn so với vụkhoai mỳ và mía, nhưng năng suất mía và khoai mỳ ổn định hơn Gần đây do giákhoai mỳ giảm quá nhiều nên hiệu quả rất thấp Tuy có thể khôi phục giá vàonhững năm tới nhưng khi diện tích trồng khoai mỳ đã chuyển sang trồng cây lâunăm thì khó có thể khôi phục diện tích như hiện nay Mặt khác, mì là cây trồngkhông có lợi cho cải thiện độ phì nhiêu đất đai, bên cạnh đó lại lệ thuộc vào thịtrường của Trung Quốc nên không bền vững

- Các loại hình cây lâu năm thường cho hiệu quả cao hơn so với đất chuyên màu, cótác dụng tích cực cải thiện môi trường, nhất là về khí hậu và nguồn nước ngầm.Nhưng để phát triển cần phải có vốn lớn và khéo léo kết hợp lấy ngắn nuôi dài

Trang 32

Với mặt bằng giá như hiện nay thì cây tiêu cho hiệu quả cao nhất, kế đến là cà phê

và cao su Về lâu dài cao su sẽ vượt cà phê trên địa bàn của Xuân Lộc cũng nhưĐông Nam bộ

- Trong các loại hình cây lâu năm, cây điều cho hiệu quả kém hơn cả Mặt khác,năng suất điều phụ thuộc nhiều vào thời tiết từng năm nên những năm khôngthuận, hiệu quả rất thấp Cây cao su trước đây cho hiệu quả rất cao, hiện nay tuyđang trong thời điểm khó khăn về thị trường tiêu thụ nhưng nếu quản lý tốt, giảmgiá thành xuống khoảng 12-15 triệu đồng/tấn thì vẫn cho lãi khá

BẢNG 14: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC

(Tính trên 01ha/n m) ăm)

Nguồn: Quy hoạch nông nghiệp – nông thôn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2010-2020

- Cây ăn quả thường cho hiệu quả cao hơn cây công nghiệp lâu năm, nhưng phải sửdụng nước tưới Trong đó, cây xoài vừa cho hiệu quả cao vừa có mức độ thích nghirộng hơn các loại cây ăn quả khác Cây mít nghệ, chỉ tính giá bán 2.500 đồng/kgnhưng vẫn cho hiệu quả cao

- Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt đã thực hiện thành công với cây xoài và điều, chắcchắn sẽ ứng dụng được cho các loại cây lâu năm khác

b Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất:

Như đã trình bày trong phần thực trạng môi trường ở phần trên, môi trường ở Xuân Lộchiện khá tốt, các chỉ số trong các môi trường: Đất, nước, không khí đều trong giới hạn cho

Trang 33

phép Quá trình sử dụng đất của con người cũng làm cho chất lượng đất đai ở một số khuvực bị suy giảm do bào mòn…nhưng nhờ ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiệnđại trong sản xuất nên cũng làm cho chất lượng đất đai ngày được nâng cao Các mô hìnhkết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi trang trại không những nâng cao năng suất cây trồng

mà còn nâng cao độ phì của đất; các mô hình tưới tiết kiệm đã giúp sử dụng hợp lý nguồntài nguyên nước mặt vốn bị hạn chế về trữ lượng…

Tuy nhiên, quá trình sử dụng đất cũng đã có những tác động nhất định làm ảnh hưởng tiêucực đến môi trường, đó là:

- Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không hợp lý dẫn đến dư lượng ngày càngtăng trong môi trường đất và nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Rác thải, chất thải, nước thải trong sinh họạt và trong công nghiệp chưa được xử lýtriệt để cũng làm cho môi trường ngày càng xấu đi

- Mô hình phối kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá caonhưng nếu không kiểm soát ở một tỷ lệ phù hợp cũng sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặcbiệt là môi trường không khí và môi trường nước

3.2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất:

a Cơ cấu sử dụng đất:

- Đất nông nghiệp chiếmđến 78,94% DTTN toànHuyện, trong đó xã códiện tích đất nông nghiệplớn nhất là xã Xuân Hòavới 8.190ha (chiếm đến93,9% DTTN toàn xã),đơn vị có diện tích đấtnông nghiệp nhỏ nhất là

TT Gia Ray 822ha(chiếm 58,8% DTTN thịtrấn)

- Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 20,09% DTTN toàn Huyện

- Đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,97% DTTN

Qua cơ cấu sử dụng đất có thể rút ra các nhận định sau:

- Tiềm năng đất đai cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp ở Xuân Lộc là rất lớn

Tiềm năng khai thác đất chưa sử dụng vào phục vụ các mục đích phát triển kinh tế

-xã hội trên địa bàn Huyện là gần như không còn vì quỹ đất chưa sử dụng còn lại rấthạn chế và gần như không có khả năng khai thác do diện tích còn lại chủ yếu là núi đákhông có rừng cây, phân bố trên địa hình độ dốc cao (núi Chứa Chan)

b Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:

Qua phân tích hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất cho thấy quá trình sử dụng đất ở Huyệnphản ánh rõ nét quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là huyện nôngnghiệp, công nghiệp – dịch vụ còn kém phát triển, quá trình đô thị hóa chậm nên đấtnông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sử dụng đất (78,9%), đất phi nông nghiệp chỉ

Biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Xuân Lộc

Đất CSD 0,97%

Đất PNN 20,09%

Đất NN 78,94%

Trang 34

chiếm 20,1% thấp hơn rất nhiều so với các huyện phát triển công nghiệp, đô thị thuộc tỉnhĐồng Nai và vùng KTTĐPN Vì vậy, trong tương lai để thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển theo hướng công nghiệp hóa, để Xuân Lộc không tụt hậu so với các địa phương kháctrong Tỉnh cần thiết phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổimạnh mẽ hơn nữa cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để thu hút đầu

tư và chuyển đổi nội bộ trong ngành nông nghiệp theo hướng mang lại hiệu quả cao vàbền vững

c Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất:

Đồng Nai nói chung và Xuân Lộc nói riêng có lợi thế rất lớn trong ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sử dụng đất nhờ nằm gần Tp HCM, trung tâm nghiên cứu khoahọc kỹ thuật lớn nhất cả nước Hơn nữa, Xuân Lộc nằm trong vùng KTTĐPN nơi thu hútđầu tư mạnh nhất nước nên nguồn lực về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật được thu hút khámạnh Với những lợi thế đó, cùng với nội lực khá, người sử dụng đất ở Xuân Lộc đãkhông ngừng đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao hiệuquả sản xuất và giá trị đất đai

4 Những tồn tại trong việc sử dụng đất:

- Bên cạnh những loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao vẫn còn nhiềuloại hình sử dụng đất cho hiệu quả thấp và chiếm diện tích khá lớn (lúa 01 vụ,khoai mì, điều, cây lâu năm khác….)

- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hạn chế nên chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm

- Bên cạnh những đối tượng sử dụng đất quan tâm đầu tư khai thác về chiều sâu vẫncòn nhiều đối tượng sử dụng đất theo phương thức quản canh, làm đất đai có nguy

cơ bị thoái hóa cao

- Quá trình sử dụng đất gây tác hại đến môi trường (dư lượng thuốc trừ sâu, phânbón hóa học, chất thải, nước thải, mùi hôi….)

- Một số tổ chức được giao đất với diện tích lớn nhưng quản lý không chặt đã dẫnđến tình trạng sản xuất không hiệu quả, lấn chiếm đất đai…

III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QHSDĐ KỲ TRƯỚC:

Trong thời kỳ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, huyện Xuân Lộc đã có

03 lần xây dựng, điều chỉnh quy hoạch (đã trình bày trong mục 4.1 – điểm 4 – mục I –Phần II) Tuy nhiên lần quy hoạch năm 1998 (được UBND Tỉnh phê duyệt tại quyếtđịnh số 2393/QĐ.CT.UBT ngày 02/7/1999) được xây dựng trên phạm vi ranh giớihuyện Xuân Lộc cũ (bao gồm cả 06 xã đã chuyển về huyện Cẩm Mỹ); lần điều chỉnhquy hoạch cho giai đoạn 2008-2010 (được UBND Tỉnh phê duyệt tại quyết định số3314/QĐ-UBND ngày 11/11/2009) chỉ điều chỉnh và thực hiện trong 01 năm nênkhông thể đưa vào đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước Do vậy, trong phầnnày các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước sẽ được trích theo quyết định số 6884/

Trang 35

QĐ.CT-UBT ngày 29/12/2004 (phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đấthuyện Xuân Lộc đến năm 2010) để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ kỳtrước.

1 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:

1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp thực hiện năm 2010 còn cao hơn so với chỉ tiêu trong quy hoạch cũ1.368ha, lệch +2,4% Chủ yếu là do quá trình chuyển đổi sang đất phi nông nghiệpcòn chậm, các công trình dự án phi nông nghiệp bị động trong thu hút vốn đầu tư nênchưa triển khai xây dựng theo kịp quy hoạch dẫn đến việc giao đất còn chậm

BẢNG 15: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KỲ TRƯỚC

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

Đơn vị tính: Ha

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=’(5)-(6) (8)=(5)*100/(6)

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 8.212 6.497 5.646 851 115,1 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 29.375 34.852 23.827 11.025 146,3 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 862 4.994 2.429 2.565 205,6

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 6.944 4.388 10.539 -6.151 41,6 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 290 414 398 16 104,1

Ghi chú:- Chỉ tiêu QH cũ theo QĐ số 6884/QĐ.CT.UBT ngày 29/12/2004

- Chỉ tiêu thực hiện theo kết quả kiểm kê năm 2005, năm 2010

- Chỉ tiêu đất rừng sản xuất QH cũ có 3.392ha đất nông lâm kết hợp.

Trong đất nông nghiệp thì tình hình triển khai thực hiện quy hoạch các loại đất nhưsau:

- Đất trồng lúa: Chuyển đổi khá nhanh từ 8.212ha năm 2005 xuống còn 6.497ha

năm 2010, giảm 1.715ha nhưng vẫn còn cao hơn chỉ tiêu quy hoạch 851ha, lệch+15,1%

- Đất cây lâu năm: Diện tích thực hiện cao hơn so với quy hoạch 11.025ha, lệch

+46,3% Nguyên nhân chỉ tiêu đất cây lâu năm lệch cao là do:

+ Khi quy hoạch các ngành, các địa phương đề nghị bố trí đủ đất cho phát triển các

ngành, các lĩnh vực Nhưng kế hoạch triển khai xây dựng các công trình thì cácngành, các địa phương thuộc huyện gần như bị động hoàn toàn về nguồn vốn đầu

tư nên tiến độ xây dựng các công trình dự án phi nông nghiệp rất chậm so với quyhoạch

+ Phong trào trồng cao su trong một vài năm vừa qua ở Xuân Lộc khá mạnh nên

nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp chuyển đổi từ đất cây hàng năm sang trồng cao

su nên đất cây lâu năm năm 2010 tăng đột biến so với các năm trước, cao hơn hiệntrạng 2005 đến 5.477ha

- Đất lâm nghiệp: Chỉ tiêu thực hiện quy hoạch thấp hơn so với quy hoạch khoảng

Trang 36

+ Quy hoạch kỳ trước xác định đất lâm nghiệp cao hơn so với quy hoạch 03 loạirừng được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 4505/QĐ-UBNDngày 29/12/2008 (12.967ha so với 11.583ha, cao hơn 1.384ha)

+ Tuy có nhiều nỗ lực trong trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đã tăng từ7.806ha năm 2005 lên 9.382ha năm 2010 (tăng 1.576ha) nhưng công tác trồngrừng trong các khu vực được phân định cho lâm nghiệp còn chậm so với quyhoạch

- Đất nuôi trồng thủy sản: Thực hiện cao hơn quy hoạch 16ha, lệch +4,1%.

1.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp:

Bắt đầu từ nửa cuối 2007 đến nay khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động rất lớnđến phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các công trình, dự án Nguồn đầu tư từngân sách, từ thu hút nước ngoài và của dân doanh suy giảm đến mức thấp nhất do đóviệc triển khai xây dựng các công trình diễn ra rất chậm, ảnh hưởng đến việc chuyểnđổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp Kết quả thực hiện quyhoạch sử dụng đất phi nông nghiệp kỳ trước chỉ đạt 88,6% so với quy hoạch, diện tíchthực hiện thấp hơn diện tích quy hoạch 1.888ha

BẢNG 16: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KỲ TRƯỚC

HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

n v tính: HaĐơn vị: Ha ị: Ha

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 110 128 686 -558 18,7

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 63 167 132 35 126,2

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 21 86 19 67 453,8

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 43 -43 0,0

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 0 15 -15 0,0

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 49 91 50 41 181,2

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 120 123 115 8 106,8

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 660 605 918 -313 65,9

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.902 1.949 2.859 -910 68,2

Ghi chú: - Chỉ tiêu QH cũ theo QĐ số 6884/QĐ.CT.UBT ngày 29/12/2004

- Chỉ tiêu thực hiện theo kết quả kiểm kê năm 2005, năm 2010

Trang 37

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Thực hiện thấp hơn quy hoạch

24ha, chỉ đạt 46% quy hoạch Chỉ tiêu đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp đạtthấp là do việc chia tách xã trong giai đoạn vừa qua chưa thực hiện được nên chưatriển khai xây dựng trung tâm hành chính cho các xã mới tách Đồng thời việc triểnkhai xây dựng trụ sở các khu phố, ấp còn chậm so với quy hoạch (đến năm 2010chỉ có 50% khu, ấp có trụ sở (46/91 khu ấp))

- Đất an ninh, quốc phòng: Cơ bản thực hiện theo đúng quy hoạch, tuy nhiên diện

tích thay đổi qua các kỳ kiểm kê là do trước đây trong đất an ninh, quốc phòng chủyếu được đo bao nên diện tích kiểm kê thực trạng chưa chính xác, đến nay toàn bộranh giới của Xuân Lộc đã được đo đạc bản đồ địa chính ở tỷ lệ lớn nên có sự điềuchỉnh về diện tích đất an ninh – quốc phòng Đồng thời một số diện tích đất anninh – quốc phòng đã chuyển trả cho địa phương quản lý

- Đất khu công nghiệp: Diện tích thực hiện đến năm 2010 chỉ mới 128ha, trong khi

diện tích quy hoạch đất khu công nghiệp lên đến 686ha (lệch -558ha) Nguyên dotrong những năm qua Đồng Nai tập trung phát triển công nghiệp ở các huyện phíaTây Nam (Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và Tp Biên Hòa) nên thu hút đầu

tư phát triển công nghiệp ở Huyện còn hạn chế Hiện tại trong khu công nghiệpXuân Lộc với tổng diện tích giai đoạn I là 109ha mới lấp đầy khoảng 50% diệntích đất cho thuê, còn lại các cụm công nghiệp ở các xã phần lớn là chưa có nhàđầu tư

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Thực hiện vượt chỉ tiêu quy hoạch 35ha, (lệch

+26,2%)

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Thực hiện vượt chỉ tiêu quy hoạch 67ha,

do chuyển khu vực khai thác đá ốp lát Đồi Mai – TT Gia Ray từ chỉ tiêu khai tháckhoáng sản sang chỉ tiêu đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ và khai thác một

số khu vực đất có địa hình cao sang làm vật liệu san lấp phục vụ nhu cầu xây dựngcông trình, nhà ở…

- Đất khai thác khoáng sản: Quy hoạch cũ là 43ha, nhưng trong kỳ kiểm kê 2010 đã

chuyển toàn bộ chỉ tiêu này sang đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

- Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: Quy hoạch cũ là 15ha, thực hiện đến năm

2010 trên địa bàn Huyện hiện có bãi xử lý rác ở Xuân Tâm với diện tích khoảng2,02ha (trong số liệu kiểm kê 2010 chưa tính bãi rác này) Dự kiến lâu dài sẽ mởrộng khu vực này lên 20ha để làm bãi xử lý rác tập trung

- Đất tôn giáo tín ngưỡng: Chỉ tiêu quy hoạch cũ là 50ha, thực hiện đến năm 2010

đạt 91ha, cao hơn 41ha, lệch +81,2%

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện cao hơn quy hoạch 8ha, lệch +6,8%, do một

số nghĩa địa chưa giải tỏa được theo tiến độ quy hoạch (nghĩa địa Xuân Hiệp quy

Trang 38

hoạch giải tỏa làm khu văn hóa xã nhưng chưa thực hiện) đồng thời một số nghĩađịa điều chỉnh lại diện tích trong đợt kiểm kê 2010.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Trong thời kỳ thực hiện quy hoạch, Xuân Lộc đã và

đang xây dựng một số hồ đập lớn trên địa bàn nhằm cung cấp nguồn nước mặt chosản xuất và sinh hoạt như: Hồ Gia Măng, hồ Gia Ui 1, các đập dâng… tuy nhiên sovới số lượng hồ đập được quy hoạch thì thực hiện vẫn còn chậm Diện tích mặtnước chuyên dùng thực hiện thấp hơn quy hoạch 313ha, chỉ đạt 65,9%

- Đất phát triển hạ tầng: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư phát triển hệ thống

hạ tầng nhưng so với nhu cầu thì vẫn còn thiếu và so quy hoạch thì vẫn còn chậm.Kết quả kiểm kê đất phát triển hạ tầng thực hiện chỉ đạt 1.949ha, so với chỉ tiêuquy hoạch cũ là 2.859ha, thấp hơn 910ha

BẢNG 17: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỲ

TRƯỚC HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

n v tính: HaĐơn vị: Ha ị: Ha

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=’(5)-(6) (8)=(5)*100/(6)

1 Đất giao thông DGT 1.612 1.658 2.404 -746 69,0

3 Đất công trình năng lượng DNL 97 75 75

4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 4 1 3 363,2

Ghi chú: - Chỉ tiêu QH cũ theo QĐ số 6884/QĐ.CT.UBT ngày 29/12/2004

- Chỉ tiêu thực hiện theo kết quả kiểm kê năm 2005, năm 2010

Đất phát triển hạ tầng thực hiện không đạt quy hoạch là do:

+ Đất giao thông: Trong quy hoạch cũ đều xác định rõ lộ giới từng tuyến đường từ

quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường nội thị và đường nông thôn theo quyđịnh tại nghị định 186/2004/NĐ-CP trước đây, nhưng khi kiểm kê đất đai thì chỉxác định phần đất sử dụng cho mục đích giao thông (phần nền đường) mà khôngtính phần diện tích đất dành cho hành lang an toàn đường bộ (đặc biệt là hệ thốngđường nông thôn gần như chưa tính phần diện tích này) nên diện tích thực hiện đất

Trang 39

+ Đất thủy lợi: Công tác thủy lợi còn chưa được đầu tư đúng mức nên tiến độ thực

hiện các dự án thủy lợi chậm rất nhiều so với quy hoạch sử dụng đất ở huyện vàquy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đãđược UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 11321/QD-UBND ngày29/12/2006 Nên đất thủy lợi thực hiện thấp hơn quy hoạch 207ha

+ Các loại đất: Cơ sở văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, đất chợ chỉ tiêuthực hiện đều thấp hơn quy hoạch là do các ngành chậm triển khai xây dựng các dự

án Nên đến nay nhiều xã thuộc huyện vẫn còn thiếu cơ sở văn hóa, thể thao, giáodục đào tạo, chợ…

+ Trong đất phát triển hạ tầng chỉ có chỉ tiêu đất công trình năng lượng, đất bưuchính viễn thông, cơ sở y tế và đất dịch vụ xã hội thực hiện vượt chỉ tiêu quyhoạch

- Đất ở tại đô thị: Mặc dù đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển dân cư

thị trấn Gia Ray nhưng kết quả thực hiện mới chỉ đạt 42,7% so với kế hoạch, lệch 106ha

-2 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất:

Nhìn chung, về cơ bản đã tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu quy hoạch, việc giao cấpđất trên địa bàn Huyện trong những năm qua đều bám sát quy hoạch, một số chỉ tiêuchưa đạt chủ yếu do ảnh hưởng khách quan từ khủng hoảng tài chính thế giới, do thiếuvốn đầu tư Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và sau đó là tiến hành ràsoát bổ sung cho kỳ kế hoạch 2006-2010 là lần đầu tiên nước ta tiến hành xây dựngquy hoạch sử dụng đất một cách bài bản theo quy định và hướng dẫn thống nhất trênphạm vi toàn quốc nên còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm…

Công tác dự báo và quy hoạch các ngành làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất cònnhững hạn chế nhất định Nhu cầu sử dụng đất của một số ngành có liên quan để sửdụng đất phi nông nghiệp còn nặng về định hướng lâu dài mà chưa cân nhắc đầy đủđến khả năng thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch nên dẫn đến mức độ thực hiệncòn thấp so với chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch triển khai xâydựng các công trình, dự án của các ngành Khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất thì cácngành yêu cầu bố trí quỹ đất cho danh mục công trình dự án rất nhiều nhưng kế hoạchtriển khai xây dựng dự án thì các ngành lại bị động về nguồn lực đầu tư nên quy hoạch

sử dụng đất còn bị động trước những nhu cầu chưa thực sự thiết thực của một sốngành dẫn đến kết quả thực hiện thấp so với chỉ tiêu đề ra

Trang 40

Phần III ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

I ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp:

1.1.Tiềm năng mở rộng đất nông-lâm nghiệp:

Theo số liệu kiểm kê sử dụng đất năm 2010 của huyện Xuân Lộc :

Tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện : 72.719 ha (100%)

để khôi phục lại thảm rừng phòng hộ ở khu vực này

1.2 Tiềm năng mở rộng diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp:

Do có sự cách biệt rất lớn về hiệu quả kinh tế giữa các loại hình sử dụng đất nên việcđánh giá mức độ thích nghi của từng loại hình sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho quyhoạch sử dụng đất trong tương lai

Kế thừa kết quả đánh giá thích nghi đất đai trong quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, tiếnhành soát xét lại yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình để thích nghi với xu thếchuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời kỳ mới, đồng thời bổ sung đánh giá thích nghiđất đai cho cây Cao Su Kết quả xác định được quy mô diện tích tối đa của từng loạihình sử dụng đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc theo từng cấp độ thích nghi như bảngsau:

BẢNG 18: DIỆN TÍCH THEO MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA TỪNG LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT

Ghi chú: Không gian thích nghi được thể hiện trong bản đồ đánh giá thích nghi đất đai kèm theo.

Ngày đăng: 29/08/2014, 19:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN XUÂN LỘC - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 1 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN XUÂN LỘC (Trang 5)
BẢNG 3: TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 3 TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 10)
BẢNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 11)
BẢNG 5: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC -TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 5 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2006-2010 HUYỆN XUÂN LỘC -TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 12)
BẢNG 6: DÂN SỐ - LAO ĐỘNG HUYỆN XUÂN LỘC THỜI KỲ 2006-2010 - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 6 DÂN SỐ - LAO ĐỘNG HUYỆN XUÂN LỘC THỜI KỲ 2006-2010 (Trang 15)
BẢNG 7: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 7 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC (Trang 16)
BẢNG 8: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 8 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 24)
BẢNG 9: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 9 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26)
BẢNG 10: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 10 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27)
BẢNG 11: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 11 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NĂM 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27)
BẢNG 12: BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 12 BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 29)
BẢNG 13: BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 13 BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 2001 - 2010 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30)
BẢNG 14: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT  TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 14 HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC (Trang 32)
BẢNG 19: DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 19 DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 50)
BẢNG 20: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT LÚA ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 20 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT LÚA ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 52)
BẢNG 21: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 21 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 53)
BẢNG 23: NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC PHềNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 23 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC PHềNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 56)
BẢNG 24: QUY HOẠCH ĐẤT GIAO THÔNG DO QUỐC GIA, TỈNH QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 24 QUY HOẠCH ĐẤT GIAO THÔNG DO QUỐC GIA, TỈNH QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 60)
BẢNG 25: QUY HOẠCH ĐẤT GIAO THÔNG DO HUYỆN QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 25 QUY HOẠCH ĐẤT GIAO THÔNG DO HUYỆN QUẢN LÝ ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 61)
BẢNG 26: QUY HOẠCH HỒ THUỶ LỢI, ĐẬP DÂNG VÀ KÊNH MƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 26 QUY HOẠCH HỒ THUỶ LỢI, ĐẬP DÂNG VÀ KÊNH MƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 62)
BẢNG 27: NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 27 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65)
BẢNG 28: CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI KHU TRUNG TÂM TT. GIA RAY ĐẾN NĂM 2020 - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 28 CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI KHU TRUNG TÂM TT. GIA RAY ĐẾN NĂM 2020 (Trang 66)
BẢNG 30: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT CẤP HUYỆN QUY HOẠCH  HUYỆN XUÂN LỘC  –  TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 30 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT CẤP HUYỆN QUY HOẠCH HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 69)
BẢNG 31: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC  –  TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 31 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 70)
BẢNG 32: PHÂN BỔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020  CHO CÁC XÃ, THỊ TRẤN TRỰC THUỘC HUYỆN XUÂN LỘC - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 32 PHÂN BỔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 CHO CÁC XÃ, THỊ TRẤN TRỰC THUỘC HUYỆN XUÂN LỘC (Trang 74)
BẢNG 34: PHÂN KỲ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH TRONG KỲ QUY HOẠCH HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 34 PHÂN KỲ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH TRONG KỲ QUY HOẠCH HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 79)
BẢNG 35: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2010 – 2015 DO CẤP TỈNH PHÂN BỔ CHO HUYỆN XUÂN LỘC - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 35 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2010 – 2015 DO CẤP TỈNH PHÂN BỔ CHO HUYỆN XUÂN LỘC (Trang 80)
BẢNG 36: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2010 – 2015 DO CẤP HUYỆN XÁC ĐỊNH - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 36 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2010 – 2015 DO CẤP HUYỆN XÁC ĐỊNH (Trang 81)
BẢNG 37: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2011 - 2015 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 37 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2011 - 2015 HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 82)
BẢNG 39: KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG TRONG KỲ ĐẦU HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI - quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện xuân lộc tỉnh đồng nai
BẢNG 39 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG TRONG KỲ ĐẦU HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w