[25] Ngày nay, cùng với hiện trạng của xí nghiệp cơ khí luyện kim với đội ngũ công nhân phải làm việc rất nặng nhọc, trong điều kiện nhà xưởng già cỗi, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công ngh
Trang 1CONG NHAN CO KHi LUYEN KIM
THUOC DUAN:
Điều tra cơ bản về thực trạng sức khỏe cho người lao động
làm một số nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI : TS NGUYỄN THỊ TOÁN
Trang 2BAO CAO TONG KET DE TÀI
KHOA HOC CONG NGHE CAP BO
DIEU TRA CO BAN VE THUC TRANG SUC KHOE CONG NHAN
CƠ KHÍ - LUYEN KIM
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS LÊ NGỌC TRỌNG - Thứ trưởng Bộ Y tế Cấp quản lý dé tai: BO Y TẾ
Cơ quan chủ trì: VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN THỊ TOÁN
VIEN Y HOC LAO DONG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
CÁC CƠ QUAN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1 Khoa Bệnh Nghề nghiệp - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
2 Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
Khoa Vệ sinh lao động - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Trung tâm Y tế môi trường lao động - Bộ Công nghiệp
Trung tâm Y tế Công ty Gang thép Thái Nguyên
Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tây
Trang 3CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Trang 4BANG CHU VIET TAT
ATLD : An toan lao dong
BP-SL : Bụi phổi - Silic
CKLK : Co khi luyén kim
ILO : Tổ chức lao động thế giới
MTLD : Môi trường lao động
OSHA : Cơ quan an toàn sức khỏe Mỹ
TCVSCP : Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
THNL : Tiêu hao năng lượng
TNLĐ : Tai nan lao động
VSLD : Vé sinh lao dong
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Trang 5MỤC LỤC
I Dat van de
IL Sơ lược tình hình điều tra, nghiên cứu trong và ngoài nước
IL.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
H.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
IIL 1 Đối tượng
HI.2 Phương pháp nghiên cứu
1V Kết qua nghiên cứu
1V.L Điều Kiện lao động
IV.2 Kết quả khảo sát về sức khỏe bệnh tật
IV.3 Kết quả phỏng vấn công nhân qua bảng câu hỏi
Trang 6I DAT VẤN ĐỀ
Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hóa góp phần
xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước thì công nghiệp nặng giữ vị trí
hết sức then chốt mà một trong những ngành công nghiệp này là cơ khí - luyện kim
Ngành cơ khí Việt Nam đã được hình thành trên 30 năm, hiện nay có khoảng 460 xí nghiệp cơ khí quốc doanh, 50 000 máy công cụ các loại,
trong đó có khoảng 10 000 máy đã hư hỏng nặng, phần lớn đã sử dụng quá
thời gian và đội ngũ lao động khoảng 105 000 người Ngoài ra còn lực lượng
cơ khí ngoài quốc doanh, hộ sản xuất tiểu cơ khí.[3]
Vẻ trình độ công nghệ chế tạo sản phẩm của ngành cơ khí Việt Nam hiện nay rất lạc hậu, độ chính xác kém Máy móc qua nhiều nam str dung
thiếu sự bảo dưỡng sửa chữa Khâu tạo phôi - một khâu rất quan trọng trong sản xuất cơ khí cũng lạc hậu từ ba thế hệ Công nghệ đúc khuôn cát là chủ
yếu, tỷ lệ phế phẩm cao, chưa có khả năng đúc chính xác cao và đúc thép
hợp kim [25]
Gò rèn sản phẩm vẫn chủ yếu là thủ công Tuy nhiên, cũng có một vài
khâu sử dụng các máy móc rèn, đập và công nhân cũng vẫn phải chịu đựng
tiếng ồn lớn trong môi trường làm việc
Tuy nhiên, trong “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến
năm 2010” cũng đánh giá được tổng quát thực trạng và những thách thức đối với ngành là: Ngành cơ khí hiện tại có tài sản cố định ước tính là 300 triệu
đô la Hàng năm, làm ra giá trị sản lượng khoảng 200 triệu đô la, đáp ứng
khoảng 8- 9 % nhu cầu của đất nước Để phấn đấu đạt đáp ứng 35 - 40 %
nhu cầu trong nước năm 2001, trong đó có nhu cầu về thép khoảng 3,3 triệu tấn, thì vấn đề đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, cơ chế chính sách mới, trong
đó con người lao động cũng là một khâu hết sức quan trọng [25]
Ngày nay, cùng với hiện trạng của xí nghiệp cơ khí luyện kim với đội
ngũ công nhân phải làm việc rất nặng nhọc, trong điều kiện nhà xưởng già cỗi, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu và phải tiếp xúc với điều kiện
vi khí hậu khắc nghiệt, các yếu tố độc hai là nguy cơ gây lên các bệnh nghề
nghiệp như: bụi, tiếng ôn, hơi khí độc (theo báo cáo dự án chăm sóc sức khoẻ công nhân ngành công nghiệp 1995) [ 2] Để đáp ứng với phương thức
chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí Việt Nam trong những năm tới là
“Đổi mới thiết bị và công nghệ, hiện đại hoá một bước các nhà máy cơ khí
Trang 7-luyện kim hiện có “ như lò điện l5 tấn/mẻ của Công ty Thép Đà Nẵng, day chuyển cần thép của Công ty Thép Miền nam, dự án cải tạo Công ty
Gang thép Thái nguyên thì công tác chuẩn bị cho đội ngũ công nhân lành
nghề có sức khoẻ để tiếp nhận công nghệ mới và tăng năng xuất sản phẩm
phục vụ nhân dân là rất quan trọng Trong ngành cơ khí luyện kim có nhiều
loại nghề được xếp vào loại nghề độc hại, nguy hiểm, nhưng trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng sức khoẻ của công nhân một số nghề như: đúc, gò rèn và luyện cán thép
e Mục tiêu của đề tài:
1 Khảo sát hiện trạng môi trường lao động, bệnh tậi, bệnh nghề nghiệp ở công nhân đúc, gò rèn luyện cán thép thuộc ngành cơ khí - luyện kim
2 Đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho người lao động
3 Đề xuất dự thảo các tiêu chuẩn về khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ
cho công nhân thuộc các nhóm nghề trên
II SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
H.L TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC:
Công nhân ngành cơ khí - luyện kim phải làm việc trong điều kiện nóng, mức tiêu hao năng lượng cao, những thao tác lao động trong các công việc đúc, gò rèn, luyện cán thép từ nặng đến rất nặng, tư thế lao động không
hợp lý và đạc biệt là công nhân phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như bụi, tiếng ôn, hơi chì và khí CO gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi
phổi - silic, bệnh điếc nghề nghiệp là hai loại bệnh nghề nghiệp phổ biến và
mang tính đặc trưng nghề
Từ năm 1056, Agricola [49] đã nói đến bệnh bụi phổi của công nhân
mỏ và luyện kim Cho đến thế kỷ XX nhờ các phương pháp và kỹ thuật tiến
bộ hơn nhất là X quang nên công tác nghiên cứu bệnh bụi phổi nói chung và
bệnh BP - SL nói riêng cũng đạt được các kết quả trên nhiều mặt
Năm 1930 Hội nghị quốc tế đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh BP
- SL đã được tiến hành ở Nam Phi, trong hội nghị này bảng phân loại các bệnh BP đầu tiên đã được thông qua Qua nhiều lần chuẩn hóa vào các năm
1950, 1958, 1960, 1971 và đến năm 1980 ILO đã đưa ra bảng phân loại
Trang 8kèm theo bộ phim mẫu được áp dụng cho đến ngày nay đối với các nước có bệnh BP - SL
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 7 về bệnh bụi phdi nam 1998 cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh ở một số quốc gia như: Nam Triều Tiên 3,5% (khai thác mỏ);
Ấn Độ 30,4% (mỏ kẽm và chì); Thái Lan 21% (khai thác đá); Zimbabuê 20% (mỏ vàng đồng); Trung Quốc 3,5% (khai thác mỏ), 5,5% (luyện kim)
Tại Cộng hòa Pháp: Nghiên cứu trên 127 công nhân được chẩn đoán
Ở Đức, năm 1994 đã có 3 274 trường hợp mới mắc bệnh BP — SL
Trung Quốc từ 1991- 1995 số trường hợp mới mắc là 29 274
Nam 1983 6 Anh có 1 538 trường hợp mới mắc, theo báo cáo của
Alert (1992) [53] có 5,4 % số công nhân đánh bóng kim loại đã bị chết do bệnh bụi phổi - silic có hoặc không kết hợp với lao sau thời gian làm việc Š
nhưng tất cả những bệnh nhân này đã được chẩn đoán ban đầu là chỉ mắc
bệnh lao, những công nhân này làm việc trong các ngành như khoan đá,
đánh bóng bằng cát, nghiền đá, công nhân đúc, gốm và thuỷ tinh
Theo WHO tỷ lệ mắc bệnh BP - SL ở các nghề công nhân phải tiếp xúc với bụi SiO; trong các nước đang phát triển từ 21 đến 54,6%, tỷ lệ mắc
bệnh BP - SL cũng khác nhau giữa các nước và các ngành nghề
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ và sức nghe của con người như các tác giả Roger.P, Hamernik, Robert (1998), Burns, Robinson D.m (1973) [57, 411 đã thấy rõ tiếng ồn gây
Trang 9tác động xấu lên các hệ cơ quan như tiêu hoá, thần kinh, tim mạch và đặc
biệt tiếp xúc lâu đài với tiếng ồn sẽ giảm sức nghe, dần dần dân đến điếc nghề nghiệp Nhiều năm qua, các tổ chức đã có cố gắng để xây dựng mức tiếng ồn cho phép trong thời gian dài, sự tranh cãi vẫn tập trung vào giới hạn
85dBA hay 90đBA cho 8 giờ làm việc một ngày Tùy theo mức độ phát triển
công nghiệp và sự tiến bộ xã hội và kinh tế của từng nước rnà có quy định mức tiếng ồn cho phép Thí dụ: ở Liên Xô cũ là 85đBA, Mỹ 85 - 90dBA, ISO 90dBA, Viet Nam 90dBA (TCVN 3985 ~ 85) Tuy nhiên tiêu chuẩn mới
được ban hành là 85đBA cho 8 giờ làm việc (TCVN 3985 — 1999)
Theo nghiên cứu của ngành luyện kim Liên Xô cũ cho thấy 7.2% công nhân luyện kim bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp [30]
Ở Uc (1989) tỷ lệ giảm sức nghe ở các ngành nghề cao, giảm sức
nghe ở tần số 4000Hz trên 55 dB chiếm 33%, trong đó công nhân rèn là
62%, công nhân gò là 38%.[34]
Theo Annual report Singapore 1999: Cho đến năm 1999 có 659 trường
hợp mới mắc bệnh điếc nghề nghiệp với tỷ lệ là 3,5% cho 10 000 người, trong đó công nhân sản xuất thép là 28/10 000 người [40]
NIOSH 1981 ước tính ở Mỹ có khoảng 7,9 triệu công nhân tiếp xúc với mức tiếng ồn trên 80 dBA và 1998 thì có hơn 9 triệu công nhân tiếp xúc với tiếng ồn hàng ngày có mức tiếng ồn trên 85 đBA, trong đó công nhân cơ
khí là 32,7% và đến năm 1999 là 37% [50]
Nhiều tác giả như Sataloff RT 1984, Paul LM 1985 [59] cũng có đưa
ý kiến về sự biến đổi trong hệ thần kinh do ảnh hưởng của tiếng ồn gây các biểu hiện như suy nhược thần kinh (đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ )
Chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp cho nên có rất nhiều ngành nghề phải tiếp xúc với Pb vô cơ như sản xuất pin, ác quy, que hàn,
ống dẫn nước, sản xuất đạn và trong luyện kim
Ở thế kỷ 20, có nhiều tác giả như Deburein (1967), Wanon (1968),
Grume Wald (1972) đã có các công trình nghiên cứu về nhiễm độc chì thông qua sự biến đổi về sinh hóa và huyết học do chì, giúp phát hiện sớm bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
Việc phát hiện sớm bệnh nhiễm độc chì chủ yếu dựa vào các nghiệm pháp tiếp xúc và các tổn thương sinh hóa Việc xác định chì trong máu và
Trang 10rằng tại hàm lượng chì trong máu > 44ug/dÌ ở người lớn và ở trẻ em là 7ug/dl đã tìm thấy sự ảnh hưởng tới hoạt độ của enzym erythrocyte pynimidine 5 nucleolidase Khi tiếp xúc với chì ở giới hạn cao 50 - 80 ng/dl thấy hiện tượng giảm hemoglobin và gây thiếu máu Phần lớn các tác giả cho
rằng, tất cả những tổn thương sinh hóa trong quá trình tạo máu luôn kèm theo hiện tượng tăng chì huyết
Philip J Landrigan 1994 cho biét 6 MY cé khoảng hơn 3 triệu công
nhân tiếp xúc nghề nghiệp với chì và năm 1978 OSHA đã có tiêu chuẩn cho
phép tiếp xúc chỉ tại nơi làm việc trong không khí 14 50 g/m’ cho 8 gid làm
việc, cũng theo OSHA nếu mức chì trong máu lớn hơn hoặc bằng 50ug/dl
phải chuyển vị trí công tác cho đến khi mức chì máu dưới 40ug/dl
Ngoài nguy cơ nhiễm độc chì công nhân luyện gang còn phải tiếp xúc với oxyt cacbon (CO) tuy rằng bệnh nhiễm độc CO chưa phải là bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm Khí CO xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô
hấp rồi nhanh chóng kết hợp với hemogiobin (Hb) của hồng cầu tạo HbCO
để theo máu đi khắp cơ thể; khả năng kết hợp của CO với Hb lại mạnh hơn
200 - 300 lần của oxy (O,) với Hb, chính vì vậy mà tổ chức của cơ thể thiếu
O; do nó không được vận chuyển đến đầy đủ (bình thường hàm lượng O;
trong máu dao động từ 18 - 20 % nhưng khi bị nhiễm độc do CO chiếm chỗ
thì nồng độ này có thể giảm xuống dưới 18%, đôi khi chỉ còn 6- 7%) Bởi vậy tiếp xúc với nồng độ CO cao hơn TCVSCP nhiều lần nạn nhân dễ bị bất tỉnh đo tình trạng MetHb trong máu nếu không được cấp cứu kịp thời thì dé dẫn đến tử vong (INRS, 1992),
I2 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:
Trong thời gian qua, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu đề cập tới sức khoẻ của công nhân ngành cơ khí - luyện kim
Theo Nguyễn Ngọc Ngà và cộng tác viên Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho thấy tại nhiều vị trí lao động, công nhân phải làm việc trong môi trường vi khí hậu nóng, nhiệt độ không khí trong phân xưởng có
thể cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 3 - 4°C phân xưởng luyện thép hoặc từ 5 -
6°C ở phân xưởng cán thép Trong điều kiện như vậy thì sau ca lao động
công nhân có thể mất từ 3 - 4lít mổ hôi Tỷ lệ sút cân trên thể trạng trung
bình từ 0,7 - 1,7%, có trường hợp tới 3% hay cao hơn nữa Trong các xưởng
cơ khí, các thao tác ở mức trung bình thì tiêu hao năng lượng từ 2,5 - 3 Kcal/phút, nhưng trong công việc đúc, gò rèn, cán luyện thép thì có các thao
Trang 11tác từ nặng đến rất nặng và cực nặng do vậy sự tiêu hao năng lượng có thể từ
4 - § Kcal/phút
Trong nghiên cứu quá trình lao động tại các môi trường nóng, Lê Gia
Khải và cộng tác cho thấy sự tiêu hao năng lượng trong một số thao tác của
công nhân cơ khí luyện kim như: cán thép là 2,07Kcal/phút; luyện thép 3.21Kcal/phút, gò tay: 3,45Kcal/phút, kéo vật đúc, làm khuôn đúc, làm sạch vật đúc thì THNL khoảng 3,22Kcal/phút, quai búa rèn tuỳ theo loại từ nhỏ
đến lớn thì THNL là từ 2,75 đến 6,ð7Kcal/phút [21]
Nguyễn Đức Trọng, Phùng Văn Hoàn và cộng tác viên khi nghiên cứu
về vi khí hậu của các phân xưởng rèn đúc luyện kim cũng thấy nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời từ 6 - 80C [13,36]
Theo khảo sát nhiếu năm của tác giả Nguyễn Huy Đản và cộng tác có nhận xét: Nồng độ bụi môi trường trons các phân xưởng đúc dao động từ 6,9
đến 11,7 mg/m’, nồng độ bụi hô hấp chiếm 55,2% nồng độ bụi toàn phần
t8]
Tác giả Bùi Tuyết Mai đã theo dõi sức khoẻ của công nhân đúc nhà
máy cơ khí Trần Hưng Đạo cho biết: Nồng độ bụi trong môi trường lao động
của phân xưởng đúc từ 2,3 cho đến 75mg/mỶ, hàm lượng silic trong bụi là từ
18 đến 50,7% Tỷ lệ bệnh bụi phối - silic năm 1976 là 42,9%, năm 1978 là 41,3 %, năm 1980 là 31,8% với các thể bệnh chủ yếu ở loại p và q [17] Theo tác giả Thái Quách Hoè - 1982, qua nghiên cứu trên 608 công
nhân đúc thì thấy số công nhân bị bệnh bụi phổi - silic có tuổi nghề càng cao
thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều và cao nhất ở lứa tuổi từ 4l đến 50 (64,2%)
[14
Diệp Ngọc Chức và cộng tác [7] cho biết tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phối - silic đã được giám định tại các cơ sở luyện cán thép khá cao so
với các cơ sở sản xuất khác tại Thái Nguyên (1997 - 1998)
Lê Trung - 1991 cũng thấy nồng độ bụi có hàm lượng silic tự do cao
trong Nhà máy Gang thép và tỷ lệ bệnh bụi phổi - silic là 21,37% với các thể bệnh từ 1/0p đến 2/1p và các trường hợp nghĩ ngờ loại 0/1p là 14,88% [35] Năm 1999 tại các cơ sở cơ khí, đúc, luyện kim có 50% số mẫu đo bụi toàn
phần vượt TCVSCP nhiều lần, 37,5% mẫu do có nồng độ bụi hô hấp vượt
TCVSCP, hàm lượng S¡O; trung bình trong bụi ở các cơ sở này trong khoảng
13,1 + 7,6 mg/m không khí
Bùi Quốc Khánh và cộng tác của Bộ Công nghiệp cho thấy nồng độ
bụi tại khu vực làm khuôn của Công ty Sông Công vượt quá TCVSCP nhiều lần với hàm lượng silic tự do tir 12 - 40% và tỷ lệ bệnh bụi phổi - silic tại
Trang 12xưởng đúc năm 1995 là 25,49% và năm 1996 là 25% Tỷ lệ có rối loạn chức
năng hô hấp là từ 25 đến 58%.[22]
Phạm Đác Thủy -1980 nghiên cứu bệnh BP- SL trên công nhân đúc
thủ công tỷ lệ mắc bệnh là 6,2%.[28]
Đặng Xuân Kết - nghiên cứu trên 250 công nhân tại các lò luyện kim
ở Thái Nguyên cho thấy có 10% mắc bệnh BP - SL những công nhân có tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ mắc bệnh là 64% [20]
Nguyễn Văn Hoài và cộng tác viên nghiên cứu bệnh BP - 5L trong công nhân đúc ngành cơ khí trung bình là 40%, nơi thấp nhất là 25% [11]
Đã có nhiều nghiên cứu vẻ tiếng ồn và ảnh hưởng của nó đến sức nghe của công nhân tiếp xúc trong các ngành nghề Nguyễn Sỹ, Nguyễn Huy Thiệp (1990 - 1993), đã nghiên cứu trong ngành dệt cho thấy người công nhân phải tiếp xúc với tiếng ồn từ 98 - 102 đBA, tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp
là 12%
Dương Công Hoành và cộng tác — 1992 khảo sát tiếng ồn của đầu máy
hơi nước và diezen thấy tiếng ồn dao động từ 90 - 101 đBA, tỷ lệ bị điếc nghề nghiệp là 9,27%
Nguyễn Thị Toán, Lê Trung và cộng tác (1992 - 1994), nghiên cứu sức nghe của công nhân một số ngành công nghiệp cũng thấy tỷ lệ điếc nghề
nghiệp là 11,59%
Bùi Quốc Khánh - 1996 đo tiếng ồn tại Công ty Sông Công cho thấy
tiếng ồn tại xưởng rèn luôn cao trên 95dBA và các trường hợp giảm sức nghe nam 1995 1a 5/5 và năm 1996 1411/30 [22]
Trong nam 1999 Trung tâm y tế môi trường lao động công nghiệp da
kiểm tra môi trường lao động với tổng số 18.600 mẫu thì thấy ô nhiễm về
tiếng ồn là 24,96% và tiếng ồn cao nhiều ở khu vực cơ khí luyện kim [23]
Kết quả quan trắc và phân tích môi trường Công ty Cơ khí Hà nội
1999 cũng cho thấy tiếng ồn của phân xưởng cán thép là 91đBA, phân xưởng đúc nơi tháo đỡ khuôn và đầm khuôn có tiếng ồn từ 90 đến 101đBA,
phân xưởng rèn cũng tới 90dBA, tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công
nhân là 18% Tuy nhiên, tình trạng điếc ở mức độ nhẹ, tổn thương cơ thể từ 5
đến 11% [4]
Ở Việt Nam từ những năm 60 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát hiện và điều trị nhiễm độc chì Trần Hữu Chi và cộng tác viên Viện Y học lao động đã nghiên cứu và công bố nồng độ ö6ALA niệu bình thường ở Việt Nam và đề nghị giới hạn bình thường là dưới 5mg/
Trang 13Lưu Ngọc Hoạt và cộng tác viên (1985 - 1990) đã nghiên cứu đặc điểm của 145 bệnh nhân tiếp xúc với chì vô cơ điều trị tại BV Thanh Nhàn
cho thấy chì niệu trung bình là 92,0 + 36,5 tp /24h, ŠALA niệu trưng bình là
4,86 + 2,67 mg/24h, dao động từ 1,56 đến 13,28 mg/24h, tỷ lệ huyết sắc tố trung bình là 11,85 + 1,7 g/1, với các triệu chứng lâm sàng hay gặp là hoa
mắt chóng mặt 71,1%, nhức đâu 63%, đau khớp 62%, chảy máu chân răng
61,5%
Nguyễn Đức Trọng (1992) và cộng tác viên nghiên cứu nhiễm độc chì
của công nhân ngành in và sản xuất ac quy cũng thấy đa số các công nhân
có biểu hiện thiếu máu và ŠALA niệu > 5mg/1 là 20 - 25%
Hoàng Xuân Thảo (1993 - 1994) nghiên cứu tình trạng nhiễm độc chì của những người tiếp xúc chì với vô cơ trong các cơ sở sản xuất nhỏ ở Hà
Nội thấy chì niệu trung bình của nhóm tái tạo chì là 114,02 + 43,1 ug/l, của nhóm sản xuất mới và sửa chữa ác quy là 65,04 + 31,1ug/1 và ALA niệu là
9,62 + 2,5mgil
Gần đây Viện YHLĐ & VSMT và Bệnh viện gang thép Thái Nguyên
đã có nghiên cứu về tình hình nhiễm chì ở 70 công nhân luyện gang thuộc
công ty gang thép Thái Nguyên cho thấy:
+ VỊ khí hậu ở lò luyện gang có nhiệt độ từ 40 - 44°C cao hơn nhiệt độ ngoài
trời tại thời điểm là 11 - 15°C
+ Hàm lượng chì cách máng gang 1,5m là 0 ;00002mg/1 cao gấp 2 lần TCVSCP
+ Kết quả xét nghiệm öALA niệu thấy có 12 trường hợp lớn hơn 1Ômg/1
(17,14%), trong đó nhóm công nhân trước lò là cao nhất 9 trường hợp, nhóm
sàn đúc là 3 trường hợp
Viện YHLĐ & VSMT cũng kết hợp với Trung tâm y tế môi trường lao
động công nghiệp (2002) nghiên cứu tình hình bệnh nhiễm độc oxyt cacbon trong công nhân luyện gang thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên cho thấy:
+ Nồng độ CO trong không khí ở lò cao lúc ra gang là 60 mg/m? và ở khu
vực trước lò là 160 mg/m? nhu vay cao hon TCVSCP (30mg/m’) tir 2- 5 lần + Trong 300 công nhân tiếp xúc với CO, 6 trường hop có tiền sử nhiễm độc
CO cấp, có 1 trường hợp đã tử vong
+ So sánh các triệu chứng bệnh thì thấy những trường hợp có đủ cả 3 triệu
chứng (mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt) sau khi vào nghề đều cao hơn trước khi vào nghề một cách rõ rệt và cao hơn hẳn nhóm chứng
+ Kết quả cận lâm sàng cho thấy hàm lượng HbCO trong máu của nhóm
tiếp xúc nghề nghiệp không có trường hợp nào bằng 0%, đao động từ 0,2 - 6,9%
Trang 14Il ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IIL.1 DOI TUGNG
- Công nhân tại 3 cơ sở sản xuất
+ Công ty Gang thép Thái Nguyên
+ Công ty Cơ khí Hà Nội
+ Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp Hà Tây
- Tổng số 927 công nhân, trong đó:
+ Công nhân đúc : 293 cong nhân
+ Công nhân luyện thép : 227 công nhân
+ Công nhân cánthếp : 246 công nhân
+ Công nhân gò rèn : 161 cong nhân
HI.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá được hiện trạng về điều kiện lao
động và sức khoẻ, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp của các công nhân thuộc 4
nghề trên
e® Cỡ mẫu: Lấy toàn bộ công nhân gò rèn của Công ty máy kéo, máy nông
nghiệp Hà Tây, Công ty cơ khí Hà Nội, Xí nghiệp cơ khí gang thép Thái Nguyên, công nhân đúc ở phân xưởng đúc thuộc Công ty cơ khí máy kéo, máy nông nghiệp Hà Tây, Công ty cơ khí Hà Nội, công nhân luyện thép,
can thép của phân xưởng luyện, cán thép Công ty gang thép Thái
Nguyên
2.1 Điều kiện lao động của công nhân đúc, luyện cán thép và gò rèn 2.1.1 Mô tả các thao tác lao động và quy trình công nghệ
2.1⁄2 Môi trường lao động: Khảo sát vi khí hậu, bụi, tiếng ồn tại nơi
làm việc theo Thường quy kỹ thuật Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993
e Thiết bị đo:
~_ Đo vị khí hậu : Máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ẩm kế ASSMAN
- Máy đo tốc độ gió ANEMOMETTER - RS212 - 57§AM - 4201 (Anh)
Trang 15- Đo tiếng ồn : Bằng máy đo tiếng ôn có phân tích các dải tần số
- Chụp phim X - quang phổi để chẩn đoán bệnh bụi phổi - silic Phân
loại bệnh theo bảng phân loại quốc tế các bệnh bụi phổi ILO 1980
- Đo sức nghe để chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp bằng máy do sức
nghe Audiometer SD25
- Tính % thiếu hụt sức nghe theo bảng Fowler — Sabine
- Tinh % tén thuong co thé theo bang Fellmann - Lessing (thong tt
12/LD (1995)
2.4 Phong vấn các triệu chứng chủ quan tiếp xúc với bụi và tiếng ồn qua bảng câu hỏi
2.5 Sơ bộ fìm hiểu vẻ tình hình tai nạn lao động
2.6 Xử lý số liệu: Theo chương trình thống kê dịch tễ học Epi 6.0
Trang 16IY KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
TV.1 Điều kiện lao động
ngạt và bụi nhiều gây khó thở Ngoài ra còn có tác động của nhiều hơi khí
độc hại khác do các công đoạn của công nghệ thải ra ở quá trình nấu thép, hàn, đúc - đó là một tình trạng phổ biến của công nghệ đúc không sạch hiện
nay
e Cong viéc tại phân xưởng công nghệ nhà máy luyện thép
Khâu nguyên liệu: Công nhân bốc vật liệu thủ công, sau đó cần trục cầu các gầu nạp liệu vào lò (1 gầu: 10 - L7 tấn), công nhân khu vực này phải làm việc trong điều kiện nóng, bụi của phế liệu, tiếng ồn, dễ bị tai nạn do các vật sắc nhọn, gỉ, hoá chất của phế liệu
Khu vực lò: Công việc gồm chuẩn bị phụ gia silic, mangan, vôi, than,
que oxy cần trục kéo lên sàn lò đổ ra sàn công nhân phải dùng xẻng để hất
vào lò, sau 180 phút phải ra xỉ thủ công, sau đó mới ra thép
Tiếp sau là công việc sửa chữa, ra lò, phá đỡ lò cao cũng dễ mắc bệnh bụi
phổi - silic vì tiếp xúc với bụi gạch chịu lửa có hàm lượng silic tự do cao và ở nhiệt độ cao thì các loại thạch anh, silic vô định hình chuyển thành tridymid
va cristobalyd
Nói chung vật liệu chịu lửa đều phát sinh bụi nguy hiểm vì vậy điều kiện
làm việc của công nhân luyện kim rất nặng nhọc và độc hại họ phải tiếp xúc
với nóng, ồn, bụi, hơi khí độc, nguy cơ đễ bị mắc bệnh bụi phổi - silic va tai
nạn lao động như bỏng hoặc bị nổ trong khâu chuẩn bị phế liệu
e_ Công việc của công nhân cán kim loại
Chuẩn bị phôi: Khâu chuẩn bị phôi phải làm việc ở ngoài trời, công nhân
phải ngồi xốm dùng mỏ hàn để cắt phôi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lửa
hàn và tiếng ồn Sau khi cất thành phôi này được đưa đến bệ lò nung để
chuyển vào lò nung có nhiệt độ 1300°C
Kéo phôi để cán: Công nhân dùng kìm kéo phôi, với tư thế cúi trên 90°,
xoay vặn người đưa phôi vào lỗ hinh của máy cán thô có từ § đến 12 lễ hình,
cứ như vậy tiếp tục chuyển tới máy cán tỉnh qua nhiều lỗ hình theo yêu cầu của sản phẩm, các sản phẩm này được để nguội tự nhiên, sau đó được đưa
Trang 17lên máy cắt, qua máy nắn để nắn theo yêu cầu của sản phẩm Như vậy công
nhân cán phải làm việc trong môi trường nóng, bụi, khói lò nung, tiếng ồn từ các máy cán có khi cao trên 100dBA Bình quân một công nhân phải thao
tác cho khoảng 200 phôi với tổng trọng lượng lên tới 1000kg với các tư thế
lao động xấu vì vậy công nhân cán thép rất có nguy cơ bị bệnh điếc nghề
nghiệp, bụi phổi - silic và rối loạn cơ xương
e_ Công việc của công nhân gò rèn
Gò rèn là một khâu quan trọng trong ngành cơ khí, gò rèn được sử dụng
trong nhiều khâu của quá trình sản xuất các sản phẩm kim loại, từ các sản phẩm nhỏ đến lớn Gò rèn chủ yếu là thủ công bằng cách sử dụng búa vừa
nung nóng vừa rèn các sản phẩm từ các thỏi sắt nung thành các sản phẩm
hoặc rèn thép khi vừa ra lò hoặc gò các tấm kim loại như tôn, thép theo hình
của sản phẩm
Thợ gò rèn còn có thể sử dụng các búa loại 250kg hoặc hơn, thường thì
có kết hợp giữa công việc gò rèn và rèn dập cắt nên phải sử dụng hoặc phải
còn chịu tiếng ồn lớn từ máy cưa sắt, máy đột dập 60 tấn hoặc hơn Như vậy
công nhân gò rèn với tư thế bất lợi như cúi, xoay người, trong thao tác thì tay còn phải chịu sức nặng của búa và đặc biệt công nhân gò rèn này phải chịu
đựng tiếng ồn từ các búa máy, gò đập kim loại có khi còn phái chui người hoàn toàn vào trong các thùng sắt, thép, thiếc để gò đó là nguy cơ gây
nghénh ngãng, suy nhược thần kinh và dần dan dan đến bệnh điếc nghề
nghiệp
1.2 Môi trường lao động
Bảng 1: Kết quả vị khí hậu trong luyện thép, cắn thép
Cabin can truc (1) 33 - 34 76-67 0-0,4
Cán thép :
Cần thép (1) 33-34 71-62 0
Trang 18
- Nhiệt độ khu vực cán thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 7 — 89C
- Nhiệt độ khu vực luyện thép cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 6 — 13°C
- Chỉ có buồng điều khiển nhiệt độ xấp xi nhiệt độ ngoài trời
Bảng 2: Vì khí hậu trong đúc, gò rèn
Tiêu chuẩn cho phép 30 <80 L5
- Nhiệt độ tại các vị trí thao tác của các khâu đúc cao hơn nhiệt độ ngoài
trời từ 1 - 4'C, nhưng cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 5 - 8°C
Trang 19- Nhiệt độ tại khu vực gò rèn cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ I - 8°C và cao nhất là ở khu vực rèn phôi
Bảng 3: Nông độ bụi tại các phân xưởng luyện thép, cán thép
oo, Nông độ bụi | Nong d6 bui | Ham Ivong |
Vi tri lay mau toan phan ho hap SO, |
Trang 20
Bảng 4: Nông độ bụi tại các phân xưởng đúc và rèn
tới 2 lần (dao động tối đa)
- Nồng độ bụi của bộ phận rèn dưới tiêu chuẩn cho phép
Trang 21Bảng 5: Tiếng ôn trong các phân xưởng luyện thép, cán thép
Áp âm Phân tích các đải tân số (Hz)
chung | 63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 | 8000 (dBA)
TCVN 90 | 103 96 | 91 | 88 | 85 | 83 | 81 | 80 3985-85
Giàn cán to! 100 | 102 | 84 | 90 | 103 | 98 | 93 | 90 | 86 (thô)
Daođộng | 91-100 | 74- | §1- | 84- | 82- | 81- | 79- | 75- | 66-
102 | 87 | 93 | 103 | 98 | 93 | 90 | 86
Hầu hết ở các vị trí lao động đều chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và mức
độ dao động tối đa đều vượt TCVSCP và từ tần số 500Hz trở lên tiếng ồn tối
đa đều vượt TCVSCPtrên 10đB
Trang 22Bảng 6: Tiếng ôn trong các phân xưởng đúc và gò rên
- Tiếng ồn tại phân xưởng đúc có áp âm chung cao hơn TCVSCP, nhưng
chỉ có ở các dải tần số 1000Hz cho dén 4000Hz vuot TCCP tir 1 — 8dB
- Hầu hết tiếng ồn ở phân xưởng gò rèn đều vượt TCVSCP, từ tần số 500Hz trở lên tiếng ồn dao động tối đa vượt TCVSCP từ 2 đến 14dB
Trang 23IV 2 Kết quả khảo sát về sức khoẻ, bệnh tật
2.1 Phân bố tuổi đời — tuổi nghề
Bảng 7: Phân bố đối tượng theo tuổi đơi
SỐ
Nghe (nguai)| <30 | Tyle | 30- | Tỷlệ | >40 | Tỷ!
Luyện thép 227 32 | 140 | 101 | 444 | 94 | 414 Cán thép 246 2 101 | 92 | 373 | 129 | 524 Đúc 293 46 | 156 | 91 | 31,0 | 156 | 53,2
Gò rèn 161 15 93 56 | 34,7 | 90 | 55,9 Téng cong | 927 | 118 | 12,7 | 340 | 36,6 | 469 | 50,5
Bảng 8: Phân bố đối tượng theo tuổi nghề
Nghề (người |<10| Tỷlệ | 11- | Tỷlệ | >20 | Týk
Luyện thép 227 28 | 12,3 | 135 | 598 | 64 | 282 Cán thép 246 l6 | 65 | 125 | 508 | 105 | 426 Đúc 293 31 | 10,5 | 132 | 450 | 130 | 443
Gò rèn 161 13 | 80 64 | 397 | 84 | 521 Tổng cộng 927 88 | 9,5 | 456 | 49,2 | 383 | 413
- Tudi doi cha cdc cong nhan chi yéu 1& trén 40 tudi chiém 50,5%; Tuổi
đời từ 31-40 tuổi là 36,6% và độ tuổi dưới 30 thi it hơn nhiều
- Tuổi nghề thì tập trung vào nhóm tuổi từ 11 — 20 nam chiếm 49,2%
Trang 24
Hô hấp 25 |11,0| 31 1246) 61 |20,8| 22 | 13,6) 139 | 14,9 Xương khớp 70 130/8) 78 |3L7| 52 279) 46 128,5] 276 129/7
Tim mạch 16 | 70 | 31 !12/6] 24 | 8,1 | 23 |14,2] 94 | 10,1
Ngoài da 20 | 88 | 25 |10,1| 43 | 14,6! 16 | 9,9 | 104 | 11,2
- Bénh vé mai họng thì ngành đúc mắc cao nhất: 72%
- Bệnh về mắt ở các ngành tương tự, tuy nhiên tỷ lệ mắc ở công nhân
luyện thép có cao hơn (30,8%)
- Bệnh tiêu hoá chủ yếu là hội chứng dạ dày tá tràng, nhóm gò hàn bị
Le
Trang 25
- Công nhân luyện thép có sức khoẻ loại II là cao nhất 42,7%
- Trong tổng số 927 công nhân thì 51,9% có sức khoẻ loại I và 35,0% là
sức khoẻ loại H
- Không có trường hợp nào có sức khoẻ loại V
2.3 Bệnh nghề nghiệp
2.3.1 Bệnh bụi phối - silic
Bảng 11: Tình hình bệnh bụi phổi — silic của công nhân luyện thép
- Tý lệ mắc bệnh bụi phổi — silic là 17,9%
Bảng 12: Tình hình bệnh bụi phổi — silic của công nhân cán thép
Trang 26
Tỷ lẹ bệnh bui phdi — silic của công nhân cán thép là 10,57%, tập
trung cao nhất ở nhóm tuổi nghề trên 20 năm
Bảng 13: Bệnh bụi phổi — silic của công nhân luyện kim theo
các nhóm tuổi tiếp xúc
- Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi — silic của công nhân luyện kim là 14%
- Ở nhóm tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 19,4%
Bảng 14: Tình hình bệnh bụi phổi — silic của công nhân đúc
Trang 27
Bảng 1ó: Phân bố bệnh điếc nghề nghiệp theo các nhóm tuổi đời
của toàn bộ công nhân tiếp xúc
Tỷ lệ % | 6,0 120 15,4 12,3
Số công nhân bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp cao nhất ở nhóm lứa tuổi
trên 40 năm, chiếm 15,4%
Trang 28
Hình ]: Phân bố số công nhân mắc bệnh điếc nghề nghiệp
theo các nhóm tuổi đời
Từ 30 - 40 (28 CN) 50,9%
<30 tuổi (4 CN)
7,3%
>40 tuổi (23 CN)
41,8%
Số công nhân bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp từ 31 — 40 tuổi là nhiều
nhất, chiếm 50,9% và nhóm tuổi đời > 40 là 41,8%
Bảng 17: Phân bố bệnh điếc nghề nghiệp theo các nhóm tuổi nghề
của toàn bộ công nhân tiếp xúc
Nghề <10 năm | 11-20 năm | >20 năm Tổng số
Trang 29Hình 2: Phân bố số công nhân mắc bệnh điếc nghề nghiệp
theo các nhóm tuổi nghề tiếp xúc
1-20 năm (22 CN) 40,0% ~
127%
Số công nhân bị điếc nghề nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi nghề trên 20
năm, chiếm 47,3% và so với cùng nhóm tuổi nghề của toàn bộ công nhân cũng cao nhất chiếm 18,3%
IV.3 Kết quả phỏng vấn công nhân qua bảng câu hỏi
Bảng 18: Kết quả phỏng vấn công nhân tiếp xúc với bui
Trang 30
- Với triệu chứng ho kéo dài trên 3 tháng là 15,5%
- Số công nhân có sử dụng khẩu trang chỉ có 75,4%
Bảng 19: Kết quả phỏng vấn công nhân tiếp xúc với tiếng ôn
Trang 31
- Qua câu hỏi phỏng vấn thì thấy 100% công nhân than phiền vì phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn
- Tỷ lệ ù tai và có cảm giác nghe kém khá cao 65 — 61%
- Tỷ lệ về đau đầu, mất ngủ cũng đáng lưu ý 57 — 53%
- Số công nhân sử dụng nút tai chống ồn là quá ít chỉ có 12,5%
VỊ.4 Tai nạn lao động
Qua tìm hiểu về tình hình tai nạn lao động của ngành cơ khí, luyện kim chúng tôi thấy một số loại tai nạn đặc trưng và một số nguyên nhân dẫn
đến tai nạn lao động, trong đó phải nói đến trang thiết bị máy móc có chỗ
còn thô sơ, chưa đồng bộ và điều kiện lao động trong môi trường có nhiệt
độ, tiếng ồn và nồng độ bụi cao
e Luyén kim : Trong năm 1998 và 1999 số trường hợp bị tai nạn lao động
là 95 công nhân tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, trong đó :
Như vậy tai nạn lao động của luyện kim là bỏng (12,6%) — cần lưu ý;
Chấn thương xương khớp (gãy chân, tay ) là 42,1%
e© Cơ khí: Qua điều tra hồi cứu tai nạn lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội
trong 3 năm cho thấy:
, - Ty lệ tai nạn lao động hàng năm là 7,65% (tính theo số lần tai nạn lao động) và 4,81% (tính theo số người bị tai nạn lao động)
- Tai nạn lao động theo nghề: Rèn: 42,9%; Cán thép: 32,5%; Đúc : 22,8%
- Chấn thương phổ biến là: Phần mềm: 65,9%; Tay: 38,63%;
Chân : 36,36%; Bỏng : 29,5%; Gãy xương : 4,5%
- Tai nạn lao động thường xảy ra ở thời điểm cuối ca: 56,8%;
giữa ca : 34,09% và đầu ca : 9,1%