1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe nhân viên X Quang chuẩn đoán

71 348 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Trang 1

~“

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Cấp quản lý đề tài: BỘ Y TẾ

Cơ quan chủ trì: VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VSMT

DIEU TRA CO BAN

THUC TRANG SUC KHOE

NHAN VIEN X QUANG CHAN DOAN

Trang 2

, MỤC LỤC Trang bìa phụ Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ĐẶT VAN DE .Q Q00 TT TT ng key

- Mục tiêu nghiên cứu

CHƯƠNG I1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . ccccSẰ:

1.1 Sự phát hiện tia X và bản chất của tia X ca

1.2 Tình hình sử đụng X quang để chẩn đoán ở trong nước và

trên thẾ BIỚI con HH HH TH HH TK nà nà kh kệ,

1.3 Công tác vệ sinh an toàn bức xạ Ion hố

1.4 Tình hình cơng tác vệ sinh an toàn bức xạ !on hoá tại các CƠ SỞ X QUANE e cece cence eect ete SH ng Tnhh nh nh vn 1.5 Tình hình nghiên cứu ở nước ta

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 2.1 Đối tượng nghiên CỨU Hs nh nà và xà 2.2 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN -

1.1 Kết quả đo nhiễm xạ môi trường

1.2 Kết quả đo nhiễm xạ môi trường khu vực phòng X quang

1.3 Kết quả đo liều suất các vị trí trên cơ thể nhân viên X quang 1.4 Kết quả đo liều hấp thu cá nhân

1.5 Kết quả đo vi khí hậu, chiếu sáng

1.6 Kết quả điều tra công tác phòng hộ tại cơ sở X quang

1.7 Chế độ đối với nhân viên X quang

1.8 Tình hình sức khoẻ nhân viên X quang

Trang

G

02

Trang 3

*

DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT

ICRP: Ủy ban phòng chống bức xạ quốc tế NIOSH: Viện sức khoẻ an toàn lao động -

Trang 4

DAT VAN DE

*

X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng của

ngành y tế Ở nước ta, các cơ sở X quang ngày càng phát triển về số lượng và

chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Ngoài các cơ sở X quang của các bệnh viện trung ương, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, các ngành và của quân đội còn có nhiều trạm xá, công ty, xí nghiệp có máy X quang Đặc biệt từ khi có cơ chế thị trường, các cơ sở X quang tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều Uoe tinh cả nước có trên 2000 cơ sở X quang và hàng chục vạn người đến chiếu, chụp hàng năm bị ảnh hưởng của tia X

Từ lâu, người ta đã biết đến những tác hại của tia X đối với sức khoẻ con người, đặc biệt đối với các nhân viên chiếu, chụp X quang liên tục phải tiếp xúc với tia X Từ năm 1896, người ta đã thấy tình trạng viêm da ở bệnh nhân được chụp X quang và các thầy thuốc chuyên khoa X quang [19] Nước ta đã có 1 số trường hợp thầy thuốc làm việc lâu năm với tia X bị mắc bệnh nhiễm

xạ với các biểu hiện giảm bạch cầu máu tuần hoàn, loãng xương, ung thư, Trong thời gian qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn để này như

Ngô Đức Hương, Nguyễn Đức Cảnh trước năm 1975, Dinh văn Trình trước năm 1985, Nguyễn Xuân Hiên, Đặng Ngọc Tuấn [6], [11] từ năm 1990 đến nay, nhưng các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhiễm xạ môi trường, ít

nghiên cứu ảnh hưởng của tia X tới sức khoẻ nhân viên X quang Vì vậy, điều tra cơ bản về thực trạng sức khoẻ nhân viên X quang chẩn đoán từ tuyến cơ sở tới tuyến trung ương là rất cần thiết, làm cơ sở đề ra tiêu chuẩn khám tuyển,

Trang 5

Muc tiéu nghiên cứu :

1 Khảo sát và đánh giá thực trạng môi trường (nhất là nhiễm xạ môi trường) làm việc của nhân viên X quang

2 Điều tra đánh giá thực tế tình trạng sức khoẻ của,nhân viên X quang 3 Đề xuất các biện pháp phòng hộ, bảo vệ sức khoẻ nhân viên X quang

và bảo vệ môi trường xung quanh

4 Đề xuất tiêu chuẩn khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ cho nhân

Trang 6

` CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Sự phát hiện tia X và bản chất của tỉa X:

Ta X được phát minh năm 1895 do Roentgen (người Đức) dựa trên sự

phát hiện tình cờ tính chất làm đen phim ảnh của tia X Sau đó, tia X dần dần

được nghiên cứu kỹ và ứng dụng rộng rãi trong thực tế

Tia X là những bức xạ hãm và bức xạ đặc trưng có năng lượng photon ti | KeV cho dén 1 MeV: chúng là sóng điện từ, không có khối lượng, không

có điện tích có khả năng đâm xuyên lớn và khả năng ion hoá (nên được xếp

vào loại bức xạ ion hoá) khi tương tác với môi trường vật chất Tia X được phát ra từ vành điện tử ; năng lượng tia X phụ thuộc vào điện thế giữa hai cực của bóng Roenftgen

Tia X là sóng điện từ nên khi tương tác với vật chất nó bị hấp thu, một

phần xuyên qua và một phần phản xa lại tuỳ theo năng lượng của tia và tính chất của vật chất mà nó tương tác

Các ứng dụng của tia X: Từ năm 1895 cho đến nay, tia X ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong khoa học, sản xuất và đời sống, nhất là trong

lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong v học: sử dụng tia X để chẩn đoán đã trở thành phổ biến trên thế giới và là phương tiện chẩn đốn khơng thể thiếu được trong các cơ sở khám

và chữa bệnh Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới, các bệnh viện từ tuyến huyện và tương đương trở lên đều có máy X quang chẩn đoán

Tia X cũng được ứng dụng trong xa trị cùng với các chất phóng xa khác (Coban, radi ) để điều trị các khối u ác tính

Trong công nghiệp dùng tia X để phát hiện khuyết tật của các mối hàn,

khuyết tật của các máy móc và thiết bị ; đặc biệt dùng tỉa X để kiểm tra hàng

Trang 7

Tronẻ khoa học sử dụng các phương pháp quang phổ tia X, nhiéu xa tia X, huỳnh quang tia X để phân tích các chất

1.2 Tình hình sử dụng X quang để chẩn đoán ở trong nước và

trên thế giới:

Trên thế giới hiện nay, máy X quang chẩn đoán ngày càng được nghiên cứu, cải tiến sao cho chụp được các chi tiết của các bộ phận trong cơ thể con người để có hình ảnh rõ và trung thực, giúp chẩn đoán bệnh được chính xác

Các máy X quang được cải tiến từ máy cũ, nửa sóng đến các thế hệ máy mới, hiện đại như máy chụp cắt lớp (CT Scanner)

Theo tài liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO- 1986) chỉ tính riêng máy

chụp cắt lớp ở Nhật là 44 máy, ở Đức 10 máy, Mỹ 24 máy, Pháp 7 máy trên 1

triệu đân Điều đó cho thấy sự sử dụng phổ biến máy X quang trong chẩn

đoán

Tại Việt Nam trong thời Pháp thuộc chỉ có các nhà thương lớn mới có

máy X quang Đến cuối năm 1954, khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, theo bác sĩ Hoàng Sử, cả miền Bắc mới có 8 cơ sở X quang bao gồm 18 máy

X quang trong đó có 17 máy nửa sóng, một máy cả sóng và chỉ có một bác sĩ chuyên khoa X quang duy nhất

Từ 1954-1975 bằng nhiều nguồn khác nhau: viện trợ, xin hoặc mua, số

máy X quang trên miễn Bắc đã lên tới 350 máy trong đó có 100 máy cả sóng

và 250 máy nửa sóng Trừ một số ít máy của Pháp, còn lại thời kỳ này ở miễn Bắc chủ.yếu là các loại máy của các nước xã hội chủ nghĩa, nhiều nhất là của

Trang 8

Từ năm 1975 (cả nước thống nhất) cho đến nay, số lượng máy X quang

và nhân viên X quang tăng lên nhiều lần Hiện nay, tất cả các bệnh viện từ

tuyến quận, huyện trở lên đều có máy X quang Theo thống kê của Bộ y tế, cả nước ta có 29 bệnh viện trung ương, 58 bệnh viện ngành, 22 bệnh viện quân đội, 695 bệnh viện tỉnh và các quận, huyện đều có máy X quang Nơi có ít nhất là 1 máy, nơi nhiều 5-6 máy Ngoài ra còn có các máy X quang ở y tế các công ty nhà máy, xí nghiệp, nông trường và một số cơ quan khác, thậm

chí ngay tuyến xã và một số trạm xá xã cũng đã có máy X quang Từ năm

1990 đến nay do thực hiện cơ chế mở cửa, nhất là từ khi pháp lệnh hành nghề y tế tư nhân được ban hành, cơ sở X quang tư nhân xuất biện và phát triển ngày càng mạnh Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Hà Nội hiện có khoảng L5 cơ

sở, Hà Tây 10 cơ sở, Nghệ An 6 cơ sở, Thanh Hoá 2 cơ sở, Vĩnh Phúc l cơ

sở Đa số các cơ sở X quang tư nhân chỉ chụp và đứng tên riêng, một số cơ sở

nằm trong Phòng khám đa khoa hoặc Trung tâm y học công nghệ cao

Qua số liệu của Bộ y tế và điều tra sơ bộ của chúng tôi, ước tính cả nước

có khoảng 2000 máy X quang chẩn đoán từ loại lạc hậu nhất (có huyện vẫn

sử dụng máy của quân đồng minh cho từ đại chiến thế giới lần thứ II) đến loại

máy hiện đại nhất như máy chụp cắt lớp CT Scanner Như vậy, ở nước ta

trung bình có khảng 25 máy X quang trên một triệu đân Ở nhiều tỉnh chỉ có khoảng 7-8 máy trên 1 triệu dân, một tỉ lệ quá thấp so với thế giới Hiện nay, ngoài các loại máy có từ giai đoạn trước năm 1975, còn có một số loại máy

của các nước tư bản, phần lớn là các loại máy của hãng SIEMENS-CHLB Đức,

hãng SHIMADZU-Nhật và GENERAL-Mỹ

1.3 Công tác vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá:

Các nguồn bức xạ ion hoá của nước ta hiện nay còn ít và nhỏ bé Các

nguồn lớn bao gồm lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt, máy gia tốc 15 MeV của

Phân viện Vật lí hạt nhân - Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc

Trang 9

nguyên tử Quốc gia Các Bộ, ngành khác sử dụng nguồn phóng xạ rất ít, đa số là các nguồn của Bộ y tế: các nguồn xạ trị bằng coban, radi và các máy X

quang

Vì vậy, một thời gian rất dài, công tác vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá ít được quan tâm Thực hiện công tác này chủ yếu là Viện vé sinh dich té học Hà Nội (từ năm 1960) và sau này là Viện YHLĐ và VSMT - Bộ Y tế, Viện ` Pasteur - Nha Trang Viện vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và

một vài Trung tâm v tế dự phòng tỉnh

-_ TỲ sau năm 1990, Viện năng lượng nguyên tử quốc gia thành lập Ban an toàn bức xạ Bộ khoa học công nghệ và môi trường có Ban thanh tra an toàn bức xạ Viện NCKHKT BHLĐ có Phòng thí nghiệm an toàn bức xạ cùng với Viện YHLĐ và VSMIT tiến hành nghiên cứu công tác vệ sinh an toàn bức xạ lon hoá

Về cơ sở pháp lý :

- Năm 1976, bệnh do bức xạ lon hố được Nhà nước cơng nhận là bệnh

nghề nghiệp được bảo hiểm đầu tiên cùng với 7 bệnh nghề nghiệp khác [ 19]

- Trước năm 1987 có qui định tạm thời của Bộ y tế qui định tiêu chuẩn liểu chiếu xạ Ngàv 13/4/1992, Bộ y tế ra Quyết định 505 trong đó có Qui

phạm an toàn bức xa lon hoá [25]

- Năm 1987, Nhà nước ban hành "Qui phạm an toàn bức xạ lon hoá” TCVN 4397 - 87 qui định chi tiết về liều cho phép đối với người lao động, vùng kiểm soát, vùng giám sát, các tiêu chuẩn chiếu ngoài, chiếu trong Hiện nay, công tác vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá vẫn dựa trên tiêu chuẩn này [23]

Trang 10

Như vậy, hiện nay cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ giúp các cơ quan có cơ sở đảm bảo cơng tác an tồn vệ sinh bức xạ ion hố

1.4 Tình hình cơng tác vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá tại các cơ

sở X quang:

X quang là phương tiện chẩn đốn phổ thơng, có ở khắp các vùng của đất nước Số người tiếp xúc với X quang rất lớn: Nhân viên X quang, bệnh

nhân, người nhà bệnh nhân, những người xung quanh Do đó, cơng tác an tồn vệ sinh bức xạ ion hoá trong lĩnh vực X quang phải đảm bảo an toàn cho các đối tượng nêu trên

_ Trước năm 1985, công tác kiểm tra, đo đạc tại các cơ sở X quang chỉ nhằm xây dựng chế độ bồi dưỡng chống độc hại cho nhân viên X quang Từ năm 1985 và nhất là từ năm 1990 đến nay, công tác kiểm tra và thực hiện vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá được đẩy mạnh đo có sự chỉ đạo của Bộ y tế, thanh tra Bộ v tế và sự cố gắng của Viện YHLĐ và VSMT, các Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh cũng như các ngành hữu quan khác Đến nay, hầu hết các khoa X quang của bệnh viện trung ương, phần lớn bệnh viện tỉnh, khoảng 30£¿ bệnh viện tuyến huyện, 100% cơ sở tư nhân đã được che chấn đảm bảo vệ sinh an toàn bức xa ion hoá theo TCVN 4397-87

Tuy nhiên, công tác này còn nhiều khó khăn đo máy móc cũ, phòng ốc

không có thiết kế, không có qui định cụ thể Công tác khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm máu hầu như chưa làm được Công tác điều tra,

nghiên cứu vệ sinh an tồn bức xạ ion hố đối với bệnh nhân và cộng đồng chưa được tiến hành

Mục tiêu trước mất là đảm bảo an toàn vệ sinh bức xạ ion hoá cho nhân viên X quang và những người xung quanh bằng các biện pháp tăng cường

kiểm tra, xây dựng phòng ốc đúng tiêu chuẩn, trang bị đẩy đủ phương tiện

Trang 11

1.5 Tình hình nghiên cứu ở nước ta:

Nghiên cứu trong lĩnh vực này chủ yếu là về an toàn bức xạ ion hoá cho

các cơ sở X quang còn các nghiên cứu ảnh hưởng của tia X tới cơ thể con

người được thực hiện rất ít

Trước năm 1975 có nghiên cứu của Ngô Đức Hương, Nguyễn Đức Nhuận (Viện vệ sinh dịch tế); Định Văn Trình, Nguyễn Xuân Hiên, Đặng Ngọc Tuấn (Viện vệ sinh dịch tễ-1978) Trong các năm 1993 đến 1995 có nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiên, Đặng Ngọc Tuấn (Viện YHLĐ và VSMT) về vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá trong các cơ sở X quang của bệnh

viện, của tư nhân [6], [i1] Năm 1995 có nghiên cứu của Vũ Manh Hùng

(Viện NCKHKT BHLĐ) về phòng hộ cho các cơ sở X quang [12] ; Trần Văn

Quang (Trạm vệ sinh phòng dịch tỉnh Nam Hà) và Nguyễn Xuân Hiên (1994)

về nhiễm xạ môi trường và ảnh hưởng của tia X đối với nhân viên X quang

tại các cơ sở X quang của tỉnh Nam Hà [9] Mai Trung Sơn (1990) nghiên cứu và chế tạo thành công cao su chì ứng dụng trong phòng chống tia X [3]

Mặc dù nhiều tiến bộ kỹ thuật an toàn đã được ứng dụng song các kết

quả nghiên cứu cho thấy nhiễm xạ môi trường vẫn đang ở mức báo động

Ảnh hưởng của tia X tới sức khoẻ con người còn ít được nghiên cứu ở nước ta Người chết do tia X được biết đầu tiên trên thế giới là nhà bác học Pháp Bergonie bị ung thư do tia X Các nghiên cứu của Pháp năm 1954 cho thấy, bác sĩ X quang bị bệnh bạch cầu gấp 10 lần bác sĩ thường, trung bình hấp thụ I Rem tia X giảm thọ 15 ngày Ở các nước tiên tiến do máy tốt và

công tác phòng hộ tốt nên tác hại của tia X đối với nhân viên X quang rất Ít,

đo vậy, người ta đi sâu vào nghiên cứu tác hại của nó với người bệnh được chiếu, chụp X quang

Trang 12

một số nhân viên X quang chét do ung thu, bi bénh bach cau, suy tuy, sùi tay và có phản ứng với tia X mà chúng tôi sẽ báo cáo ở phần sau

Ảnh hưởng của tia X đáng chú ý nhất là " Hiệu ứng ngẫu nhiên " rất khó

Trang 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu :

+ Toàn bộ các cơ sở X quang của tỉnh Nam Định + Một số cơ sở X quang ở Hà Nội:

3 bệnh viện trung ương

3 bệnh viện thành phố và huyện 3 cơ sở tư nhân

; Tổng cộng 43 phòng máy X quang

- Đối tượng tiếp xúc 100 nhân viên X quang

- Nhóm đối chứng 57 người là nhân viên ở các bệnh viện không tiếp xúc Với tia X

- Gửi phiếu điều tra về vệ sinh an toàn lao động và sức khỏe nhân viên X quang của 61 tỉnh, thành phố và các ngành

2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu theo phương pháp dịch tễ học cất ngang, kết hợp hồi cứu

- Điều tra thực trạng vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang được chọn Áp dụng phương pháp quan trắc kết hợp với đùng bản câu hỏi

- Gửi phiếu điều tra về công tác phòng hộ tại các cơ sở X quang của 61 tỉnh,

thành phố và các ngành

- Khảo sát môi trường lao động của nhân viên X quang

+ Đo nhiễm xạ môi trường: Sử dụng máy PDR-Anh Don vi do mRem/h

+ Do vi khi hau va chiéu sang:

® Đo vi khí hậu: Sử dụng máy Thermohygrometer Model SK 90 TRH-

Nhật Bản và máy đo gió kiểu cánh quạt Casella- Anh

e© - Đo độ chiếu sáng: Sử dụng máy Luxmeter - CHLB Đức

Phương pháp đo và đánh giá theo thường quy kỹ thuật của Viên YHLĐ

Trang 14

- Ðo liều Hấp thụ cá nhân :

Sử dụng phương pháp nhiệt huỳnh quang (TLĐ) của Trung tâm an toàn bức xạ Viện năng lượng nguyên tử quốc gia Đơn vị đo mSv

- Điều tra đánh giá thực trạng tình hình sức khoẻ của nhân viên X quang: + Khám phân loại sức khoẻ nhân viên X quang theo quy định của Bộ Y tế

+ Xét mghiệm công thức máu và huyết sắc tố + Điều tra tác hại của tia X bằng phiếu điều tra

+ Điều tra đối tượng nhóm đối chứng bằng phiếu điều tra

- Đo kích thước liên quan tới nhân trắc của máy X quang

- Biên soạn và xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên X quang

Trang 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đức xạ lon hoá được sử dụng trong các bệnh viện để chẩn đoán và điều trị bệnh, bao gồm X quang chẩn đoán, soi huỳnh quang, chụp X quang mạch máu, X quang khoa rang hàm mặt, chụp cắt lớp; Trong điều trị bệnh, khoa da liễu, khoa y học hạt nhân chẩn đoán và điều trị, khoa ung-bướu và các phòng thí nghiệm dược phóng xạ, .Việc dùng bức xạ ion hóa trong khám, chữa bệnh đã cứu sống hàng trăm triệu con người kể từ khi phát hiện ra tia xạ

những đồng thời cũng đóng góp 1 liều chiếu xạ chiếm 95 % tổng liều do các

bức xạ nhân tạo gây ra [5] Tác hại của bức xạ ion hoá còn gặp ở những nơi bảo quản và thải bỏ các chất phóng xa [16] Trong phạm vì của dé tai nay, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu tác hại của X quang chẩn đoán đối với sức

khoẻ của cán bộ, nhân viên khoa X quang 1.1 Kết quả đo nhiễm xạ môi trường:

Kết quả đo nhiễm xạ mơi trường ngồi khu vực phòng Ä quang:

Bảng 3.1: Kết quả đo bức xạ mơi trường ngồi khu vực làm việc của phòng X quang Ngoài tường Ngoài cửa ra vào

Tuyến Có chắn Không chắn Thang

n | Trungbình | n | Trungbình | n | Trungbình Trungbình

(mRem/h) (mRem/h) (mRem/h) (mRemih) Trung ương 16 0,040 15 0,09 4 0,90 + 0,008 + 0,066 + 0,74 Tinh, thanh 27 0,046 18 ‘0,07 8 1,71 9,30 phố -— + 0,027 0,061 +1,43 +115 Quan, huyén | 40 0,084 6 | 0,07 19 3,14 6,50 £0,110 £0,027 +1,59 +2,06 —_ Cơ sở tưnhân | 12 | 0,039 6 0,06 ee + 0,010 + 0,023

Tại các cơ sở X quang chẩn đoán, do ảnh hưởng của bức xạ chiếu ngoài

Trang 16

Nhiễm xạ mơi trường ngồi cơ sở X quang và trong môi trường làm việc của phòng X quang Qua khảo sát các vị trí của 43 phòng máy X quang (bảng

3.1) cho thấy:

, Ngoài tường: Liêu suất trung bình ngoài tường phòng X quang của các bệnh viện trung ương là 0,04 mRem/h, các bệnh viện tỉnh-thành phố 0,046 mRem/jh, tuyến quận-huyện 0,084 mRem/h, các cơ sở tư nhân 0,039

mRem/h Liều suất trung bình ở hầu hết các vị trí đều thấp hơn mức cho phép

theo TCVN 4397-1987 (0,12 mRem/h) Tuy vậy, kết quả đo cụ thể cho thấy,

các cơ sở X quang ở tuyến trung ương và tư nhân, tất cả các vị trí đo ngoài

tường của phòng X quang đều thấp hơn mức cho phép Kết quả đo của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Xuân Hiên và Đặng Ngọc Tuấn Tuyến tỉnh có I cơ sở cao hơn mức cho phép (0,15 mRem/h) Tuyến huyện có 2 phòng máy đo liều suất ngoài tường cao hơn mức cho phép (0,2-0.6 mRem/h) [7] Những vị trí liều suất cao hơn mức cho phép là do chụp phổi tia X chiếu thẳng về hướng đó

Kết quả điều tra cho thấy, tường phòng X quang đều xây bằng gạch,

day 20-30 cm, c6 trat barit, liéu suat thdp 1A do da s6 chan tia thit (béng hướng xuống đất) Các phòng chụp chỉ có một hướng chụp phổi là tia X chiếu thẳng thường vượt mức cho phép Cần tăng cường phòng hộ ở vị trí này

Tại vị trí ngoài cửa ra vào: những cửa có chắn tia X bằng chì, cao su chì, liều suất đo được đều dưới mức cho phép, đảm bảo an toàn Những cửa

không chắn chì, liều suất đều cao hơn mức cho phép từ 8-25 lần Đặc biệt, tại

các cơ sở bố trí chụp phối tia X chiếu thẳng vào cửa, liều suất rất cao, từ 6,5-

9,3 mRem/h gấp khoảng 54-80 lần mức cho phép, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Hiên và Đặng Ngọc Tuấn [7] Vì

vậy, cần bố trí máy hợp lý để tránh tia X chiếu trực tiếp vào cửa ra vào, tránh

được chỉ phí phòng chống tốn kém và bất tiện khi sử dụng

Trang 17

Bang 3.2: Kết quả đo bức xạ môi trường

ngoài khu vực làm việc của phòng X quang Ngoài cửa số

Tuyến Có chắn Không chắn Thang

n | Trung bình | n ¡ Trung bình Trung bình

(mRem/h) (mRem/h) (mRem/h) Trung wong 4 | 0,08040,089 | 3 2,07+2,54 0

Tỉnh, thành phố | 7 | 0,077+0,099 | 1 2,00 10,00 Quan, huyén 6 |0,090+0,110| 19 | 4,35+2,66 40,29+18,10

Ngoài các cửa sổ (bằng 3.2) có chắn chì - cao su chì, liều suất đều thấp

hơn mức cho phép (0,077-0,09 mRem/h) Các cửa sổ không chắn chì liều

suất từ 2-4,35 mRem/h, cao gấp 15-36 lần mức cho phép Đặc biệt, khi chụp phổi, liều suất rất cao từ 10-40,29 mRem/h, gấp khoảng 80- 300 lần mức cho phép

Bang 3.3: Kết quả đò bức xạ mơi trường ngồi khu vực làm việc của phòng X quang

Sát sàn tầng II Tường phòng lan can

Tuyến n Trung bình n Trung bình (mRem/h) (mRem/h) Trung ương 7 0,025 + 0,005 15 0,031 + 0,008 Tỉnh, thành phố 13 0,038 + 0,010 27 0,032 + 0,012 Quận, truyện 10 | 0,025 + 0,005 19 0,038 + 0,015 Sát sàn tầng 2 (bảng 3.3): Đa số các phòng X quang đặt ở tầng 1, vi vậy sàn tầng 2 bị ảnh hưởng của tia thứ: Riêng có 1 cơ sở đặt máy X quang ở tầng 3 nhưng sàn bẻ tông, có chấn chì, mặc dù tia X chiếu thẳng nhưng tại vị

Trang 18

Tường phòng lân cận: liều suất đo được từ 0,031-0,038 mRem/h, thấp

hơn mức cho phép

Bảng 3.4 - Kết quả đo liều suất tỉa X khu vực ngoài phòng X quang

so với mức giới hạn cho phép Chitêu | Sàntầng | Ngoài | Cửara | Cửa số | Phòng lân 2 tường vào cận Tổng số mẫu đo 30 95 85 49 6] Vượt mức cho phép 0 3 40 32 1 -TDưới mức cho phép 30 92- 45 L7 60

Qua bảng so sánh trên cho thấy, phần lớn các vị trí ngoài cửa ra vào và cửa sổ có liều suất vượt giới hạn cho phép (chiếm tỷ lệ 47- 65%) Nguyên

nhân đo cửa không chắn chì, cao su chì và bố trí máy chụp phổi chiếu thẳng

tia X về hướng đó Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Mạnh Hùng [12] “Thực trạng an toàn bức xạ tại các cở sở X quang là đáng lo ngại,

còn nhiều yếu kém nhất là tuyến quận, huyện”

1.2 Kết quả đo nhiễm xạ môi trường khu vực phòng X quang:

Trang 19

-O quan sắt khỉ chụp: tại các bệnh viện trung ương đều có ô quan sát và

có kính chì nên liều suất thấp (0,09 mRem/h) Tại truyến tỉnh-thành phố, có 12/15 ô quan sát có chan kính chì, liễu suất 0,06 mRem/h (80 %); 3/12 6

quan sat khong có kính chì che chắn, liều suất 1,4 mRem/h cao hơn mức cho phép Tại các bệnh viện quận, huyện có 9/13 (69 %) ô quan sát có kính chì,

liều suất 0.09 mRem/h thấp hơn mức cho phép; 4/13 (31 %) ô quan sát

không có kính chì, liều suất 2,13 mRem/h cao hơn mức cho phép Các cơ sở tư nhân không có ô quan sát, nhân viên chụp đứng ngoài phòng X quang, tuy an toàn nhưng khi chụp không quan sát được bệnh nhân

Nhiều bệnh viện huyện không có buồng điều khiển riêng, nhân viên

chụp đứng ngoài phòng X quang, đảm bảo an toàn nhưng khi chụp không quan sát được bệnh nhân

Bảng 3 6: Kết quả đo bức xạ môi trường khu vực làm việc của phòng X quang Nơi điều khiến | Buồng rửa phim |_ Nơi bệnh nhân chờ

Tuyến n | Trung bình | n | Trung bình | n | Trung bình

„| (mRem/h) (mRem/h) (mRem/h) Trung ương 14 |0,06+0,025 |13 /0,03+0,014 {15 |0,11+0,12 Tỉnh, thanh pho | 16 | 0,24+0,500 | 16 | 0,0340,013 | 13 |0,83+2,75 Quan, huyén 13 | 0,0840,024 | 16 | 0,05+0,030 |17 | 0,95 40,81 Co so tu nhan 3 |0,06+0,006 | 3 | 0,040,015 | 3 0,03 + 0,006

Vi tri diéu khién khi chup (bang 3.6): VỊ trí điều khiển khi chụp của nhân viên X quang đúng quy định phải đứng trong buồng diéu khién hodc màn chắn chì cao quá đầu người, có ô quan sát lấp kính chì bảo vệ Tuy nhiên,

Trang 20

riêng, nhận viên chụp thường đứng ngoài phòng X quang ( đây cũng là I biện pháp bảo vệ khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn)

Liều suất trung bình tại nơi điều khiển từ 0,06-0,24 mRem/h, thấp hơn mức cho phép theo TCVN 4397-1987 (1,2 mRem/h) nhiều lần Riêng có 1/46

cơ sở mặc dù đã có buồng điều khiển nhưng cửa không chắn chì, liều suất tới

2 mRem/h, vượt mức cho phép (chiếm 2 %)

Đặc biệt, trong đợt nghiên cứu này, chúng tôi không gặp tình trạng nhân viên đứng chụp ngay trong phòng X quang mà không che chắn như các

cuộc điều tra trước đây, trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiên và Đặng

Ngọc Tuấn [7], [8] [10] Điều này cho thấy, ý thức bảo vệ của cơ sở và nhân

viên X quang đã được nâng lên một bước

Tại buồng rửa phim: tất cả các kết quả đo đều thấp hơn mức cho phép, đâm bảo an toàn cho người rửa phim,'nhưng nhiều cơ sở bố trí buồng rửa phim chưa hợp lý, khơng liên hồn từ quá trình chụp-rửa phim-sấy khô- trả lời kết quả; đặc biệt là ở tuyến huyện và các cơ sở tư nhân

Nơi bệnh nhân chờ: VỊ trí bệnh nhân ngồi chờ được đặt ngoài phòng X

quang Đây là chỗ dễ bị gây nhiễm xạ cộng đồng do bệnh nhân và người nhà

bệnh nhân chờ đợi trong thời gian lâu (nhất là tuyến trung ương và tuyến tỉnh)

Đo tại 15 vị trí bệnh nhân chờ của các bệnh viện trung ương cho thấy,

có 11/15 vị trí liều suất đưới mức cho phép chiếm tỷ lệ 73,3 %; 4/15 vị trí cao

hơn mức cho phép, liều trung bình là 0,11 mRem/h

Do-13 vị trí của các bệnh viện tỉnh có 2 vị trí vượt mức cho phép (15,4%) trong đó có 1 vị trí cao tới I0 mRem/h Nguyên nhân do bế trí bệnh

nhân ngồi chờ bị chiếu thẳng khi chụp phấi Còn lại 11 vị trí liều suất thấp dưới mức cho phép (84,6 %)

Điều đáng lưu ý là tại tuyến huyện, 10/17 vị trí có liều suất từ 0,15-2.5 mRem/h vượt quá mức cho phép (chiếm 58,8 %), còn lại 7 vị trí liều suất dưới

mức cho phép (chiếm 41,2 %)

Trang 21

Tại các cơ sở tư nhân, liều suất đo được ở nơi bệnh nhân chờ thấp dưới mức cho phép Đặc biệt, bệnh nhân ở đây không phải chờ đợi lâu

Những vị trí bệnh nhân chờ, liều suất vượt mức cho phép là do bố trí

đối điện với cửa phòng X quang (cửa ra vào hoặc cửa sổ) chưa chắn chì hoặc thắng hướng chụp phổi Cần chuyển nơi chờ của bệnh nhân sang đối diện với

tường

Trong đợt nghiên cứu này không phát hiện cơ sở nào để bệnh nhân ngồi chờ trong phòng máy (rất nguy hiểm) như các đợt khảo sát trước đây (1991-1995), chứng tỏ việc chấp hành những quy định an toàn bức xạ đã được nâng cao

1.3 Kết quả đo liều suất các vi trí trên cơ thể nhân viên X quang

1.3.1 Khi chụp:

Bảng 3.7 : Kết quả đo bức xa tại các vị trí làm việc của nhân viên X quang (máy chụp)

Dau Nguc’ Sinh duc Tay Chan Tuyén n¡ Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Trung bình

(mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) Trung ương 12 | 0.12+0.14 | 0,05+0,02 | 0,05 +0.01 | 0,25 =0,71 | 0.16 + 1,40 Tỉnh thành pho] 16 / 1/15+ 1,67 | 032+0,52 | 0/29 +0,53 | 0,96 + 1,54 | 0,67 + 1,28 Quận, huyện 12 | 0,50+0,87 | 0,28+0,70 | 0,27 + 0/70 | 0,27 + 0,70 | 0.27 +0,70 Cơ sở tư nhân 3 | 0,12 +0,03 | 0,09 + 0,02 | 0,08 + 0,02 | 0,10 = 0,00 | 0,07 + 0,03 Tinh chung 43 | 0.61 41,17 | 0,22 +0,48 | 0,20+0,48 | 0,51 = 1,08 | 0.464 1,11

Vi trí đầu nhân viên: tại các bệnh viện trung ương, liều suất trung bình

0,12 mRem/h, qua 12 điểm đo đều dưới tiêu chuẩn cho phép Tại tuyến tỉnh

Trang 22

Tuyến huyện đo 12 vị trí, liều suất trung bình 0,5 mRem/h, trong đó có

2 vị trí liều suất 2,5 mRem/h vượt mức cho phép (16,6 %) Còn lại 10/12 vi tri

thấp dưới mức cho phép

Các cơ sở tư nhân, liều suất đều thấp dưới mức cho phép

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tại tuyến trung ương khi chụp có buồng

điều khiển riêng, có kính chì chắn và ở các cơ sở tư nhân, nhân viên đứng

thao tác bên ngoài phòng máy nên liều suất không vượt quá mức cho phép Riêng tuyến tỉnh, huyện có 1 số vị trí cao quá mức cho phép, do cửa buồng

điều khiển không che chắn bảo vệ hoặc nhân viên phải đứng trong phòng máy để chụp dạ dày

VỊ trí ngực nhân viên chụp: Tuyến trung ương, đo 12 điểm, liều suất

trung bình 0,05 mRem/h, dao động từ 0,04-0,08 mRem/h, thấp hơn mức cho

phép nhiều, 100 % đảm bảo an toàn Các bệnh viện tỉnh, thành phố đo 16

điểm, liều suất trung bình 0,32 mRem/h, dao động từ 0,03-2,0 mRem/h Duy

chỉ có 1 nơi liều suất 2 mRem/h, cao hơn mức cho phép (6,2 %); nguyên nhân

do nhân viên đứng trong buồng điều khiển không có chắn chì và không sử

dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Các bệnh viện tuyến huyện, liều suất trung bình tại 12 điểm đo là 0,28

mRem/h, dao động từ 0,05-2,5 mRem/h Có I điểm 2,5 mRem/h vượt mức

cho phép (chiếm 8,3 %) do nhân viên chụp đứng ngay trong phòng máy

Tại các cơ sở tư nhân, liều suất trung bình 0,09 mRem/h, dao động từ

0,06- 0,10 mRem/h thấp hơn nhiều mức cho phép

Vị trí ngang sinh dục nhân viên chụp: Tuyến trung ương 12 điểm đo,

liều suất trung bình 0,05 mRemj/h, dao động từ 0,03-0,08 mRem/h, đảm bảo

an toàn

Tuyến tỉnh, 16 điểm đo, liều suất trung bình 0,29 mRem/h, dao dong từ 0,03-2,0 mRem/h Có 1/16 điểm đo 2 mRemjh, vượt mức cho phép (chiếm

8,3 %) do có buồng điều khiển nhưng không được che chắn bảo vệ

Trang 23

Tuyén huyén do tai 12 diém, liễu suất trung bình 0,27 mRem/h, dao động từ 0,05-2,5 mRem/h Có 1/12 điểm đo 2,5 mRem/h cao hơn mức cho phép (chiếm §,3 %) do nhân viên đứng chụp trong phòng máy

Tại các cơ sở tư nhân, liều suất trung bình 0,08 mRem/h thấp hơn

nhiều mức cho phép

VỊ trí bàn tay nhân viên (tay điều khiển máy): Tại các bệnh viện trung

ương liều suất trung bình là 0,25 mRem/h, dao động từ 0,04-2,5 mRem/h Có

1/12 vị trí đo là 2,5 mRem/h cao hơn mức cho phép (chiếm 8,3 %), do khi chụp dạ dày, nhân viên không đeo găng tay cao su chì Các vị trí khác, liều suất thấp hơn mức cho phép (92,7 %)

Tại các bệnh viện tỉnh, thành phố, đo 16 điểm, liều suất trung bình 0,96

mRemjh, dao động từ 0,03-5 mRem/h; có 4 nơi liễu suất 2-5 mRem/h cao hơn mức cho phép (chiếm 25 %) Các vị trí có liều suất cao do chụp dạ dày và

buồng điều khiển không được che chấn, bảo vệ

Tuyến huyện do tại 12 điểm, liều suất trung bình 0,27 mRem/h, dao động từ 0,05-2,5 mRem/h Có 1/12 điểm đo 2,5 mRem/h cao hơn mức cho phép (chiếm 8,3 %) do nhân viên đứng chụp trong phòng máy

Ở các cơ sở tư nhân liều suất trung bình 0,1 mRem/h, không có điểm

đo nào liều suất vượt mức chỏ phép

Vị trí chân nhân viên chụp: Tại các bệnh viện trung ương, liều suất

trung bình là 0,46 mRemi/h, dao động từ 0.03-5 mRem/h Có I vị trí đo là 5

mRem/h cao hon mức cho phép (chiếm 8,3 %), do khi chụp đứng gần máy

Tại các bệnh viện tỉnh, thành phố, đo 16 điểm, liều suất trung bình 0,67

mRem/h, dao động từ 0,03-5 mRemjh; có 2 nơi liều suất 2-5 mRem/h cao hơn mức cho phép (chiếm 12,5 %) Các vị trí có liều suất cao do đứng chụp

Trang 24

Tuyến huyện đo tại 12 vị trí, liều suất trung binh 0,27 mRem/h, dao

động từ 0,06 -2,5 mRem/h Có 1/12 điểm đo 2,5 mRem/h cao hơn mức cho

phép (chiếm 8,3 %)

Tại các co sở tư nhân, liều suất trung bình 0,07 mRem/jh, không có

điểm nào vượt mức cho phép

Tóm lại : Kết quả đo liều suất các vị trí trên nhân viên chụp, tại các cơ sở X quang tư nhân đểu nằm dưới mức cho phép đo nhân viên đứng ngoài phòng X quang, thủ thuật chụp đơn giản Một số vị trí tại tuyến huyện và quận, liều suất vượt mức cho phép do nhân viên còn đứng chụp trong phòng máy Tuyến trung ương đòi hỏi 1 số kỹ thuật chụp nhân viên phải đứng gần

máy (không đứng trong buồng điều khiển được) Tuyến tỉnh và thành phố, do buồng điều khiển chưa được chắn tia, do kỹ thuật chụp phải đứng gần máy

hoặc cá biệt phải đứng chụp ngay trong phòng máy, liều suất đo được tại các vị trí đầu, tay, chân thường vượt mức cho phép do không có đủ phương tiện phòng hộ cá nhân

1.3.2 Khi chiếu :

Bảng 3.8: Kết quả (trung bình) đo bức xạ tại các vị trí làm việc

của nhân viên X quang (máy chiếu) Sát màn

Tuyến n Đầu Ngực Sinh dục Tay Chân huỳnh quang

(mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) | (mRem/h) Trung uong 3 2,53 0,87 0,16 1,32 0,35 0,30 Tinh, thank-pho | 7 14,8 0,83 - 0,50 78,89 8,09 17,39 Quan huyén 10} 0,45 0,44 0,10 0,48 0,16 0,36 Tinh chung | 20 5,79 0,64 0,25 28,05 2,96 6,03

Vi tri ddu nhân viên chiếu: tại các bệnh viện trung ương, liều suất trung bình 2,53 mRem/h cao hơn mức cho phép, chủ yếu do kỹ thuật chiếu đặc biệt, nhân viên không được chắn bởi màn huỳnh quang và phương tiện cá nhân

Trang 25

Tại tuyến tỉnh và thành phố, 7 cơ sở có chiếu, liều suất trung bình là

14,8 mRem/h, dao động từ 0,12-50 mRem/h, trong đó 2/7 cơ sở liều suất tới

ã0 mRem/h cao hơn mức cho phép, do chất lượng màn huỳnh quang hoặc chất lượng máy kém khi chiếu phải đặt điện thế cao nên màn huỳnh quang không cản được tia

Tuyến huyện và quận đo 10 cơ sở, liều suất trung bình 0,45 mRemjh,

dao động từ 0,12-2 mRem/jh, trong đó có 1 cơ sở liều suất 2 mRem/h vượt mức cho phép (9 %)

Các cơ sở tư nhân không chiếu

VỊ trí ngực nhân viên chiếu: Tuyến trung ương, liễu suất trung bình

9,87 mRem/h, dao động từ 0,07-2,3 mRem/h, đa số thấp hơn mức cho phép, chỉ có 1 điểm 2,3 mRem/h cao hơn mức cho phép do khi chiếu đạ đày, nhân viên chỉ chắn tạp đẻ chì

Các bệnh viện tỉnh và thành phố, liều suất trung bình 0,83 mRem/h,

dao động từ 0,06-2.Š mRem/h Có 2 nơi liều suất 2 và 2,5 mRem/h, cao hơn

mức cho phép do chất lượng màn huỳnh quang kém nên áo chì không đảm bảo an toàn cho nhàn viên chiếu

Tuyến quận và,huyện, liều suất trung bình là 0,44 mRem/h, dao động từ 0,07-1,0 mRem/h trong giới hạn cho phép Ngực nhân viên chiếu thường

được chấn bởi màn huỳnh quang và tạp để cao su chì, nếu chúng kém chất lượng, liều suất sẽ cao vượt mức cho phép

Vi trí ngang sinh dục nhân viên chiếu: Tuyến trung ương, liều suất

trung bình 0,16 mRem/h, dao động từ 0,05-0,30 mRem/h, thấp hơn nhiều

mức cho phép

Tuyến tỉnh và thành phố, liều suất trung bình 0,5 mRemi/h, dao động từ 0,05-2,0 mRem/h Có 1 điểm đo 2 mRem/h, vượt mức cho phép do không có

màn chắn chì mà chi có tạp đề chi

Tuyến huyện và quận, liều suất trung bình 0,1 mRem/h, đao động từ

Trang 26

Vi trí ngang sinh dục nhân viên chiếu thường được bảo vệ tốt bằng màn chắn chì và tạp đề cao su chì, hầu hết đều thấp dưới mức cho phép, chỉ có 1 số điểm cao hơn mức cho phép do chi sit dung tap dé cao su chi mà không có

màn chắn chì

Vị trí bàn tay nhân viên chiếu: bị ảnh hưởng không phải do bấm nút mà thường do di chuyển, giữ màn hình Tại các bệnh viện trung ương, liều suất trung bình là 1,32 mRem/h, dao động từ 0,15-2,0 mRem/h Có 2 vị trí đo cao hơn mức cho phép do phải làm thủ thuật khi chiếu

Tuyến tỉnh và thành phố, Hều suất trung bình 78,89 mRem/h, dao động

từ 0.,18-500 mRemi/h; có 2 nơi liều suất rất cao là 50 và 500 mRem/h do vị trí

tay nhân viên không được che chắn, tia chiếu thẳng vào tay khi di chuyển màn hình

Tuyến huyện và quận, liễu suất trung bình 0,48 mRem/h, dao động từ

0,12-2,0 mRem/h Có 1 điểm cao hơn mức cho phép

Khi chiếu, tay là vị trí trên cơ thể nhân viên X quang bị chiếu nhiều nhất do phải hoạt động giữ, di chuyển màn huỳnh quang hoặc giữ bệnh nhân Các cơ sở thường không có găng tay cao su chì (chiếm 58 %) hoặc không sử dụng khi chiếu (75 “£) Đặc biệt nguy hiểm khi thiết kế tay cầm ngoài màn huỳnh quang ;

Vi trí chân nhân viên chiếu: Tại các bệnh viện trung ương, liểu suất

trung bình là 0,35 mRem/h, dao động từ 0,15-0,5 mRem/h thấp hơn mức cho

phép

Tại các bệnh viện tỉnh và thành phố, liều suất trung bình 8,09 mRem/h,

đao động từ 0,1-50 mRemijh; có 2 nơi liều suất 5 và 50 mRem/h cao hơn mức

cho phép

Tuyến huyện và quận, liều suất trung bình 0,16 mRem/h, dao động từ

0,06 -0,5 mRemjh, thấp hơn mức cho phép

Trang 27

Bàn chân nhãn viên chiếu ở các điểm liều suất cao do không có màn chắn hoặc màn chắn cách xa nền nên chân không được bảo vệ Các cơ sở có

màn chắn sát nền, liều suất tại bàn chân đều thấp hơn nhiều mức cho phép

Sát màn huỳnh quang: Màn huỳnh quang vừa là phương tiện kỹ thuật

(hiện hình khi chiếu) vừa là phương tiện chắn tia bảo vệ đầu và cổ nhân viên

đà 2 nơi không có phương tiện phòng hộ cá nhân bảo vệ) khi chiếu Liều suất sát màn huỳnh quang phải thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép 1,2 mRem/h

Tuyến trung ương, liều suất trung bình là 0,3 mRem/h, đao động từ

0,2-0,4 mRem/h, thấp hơn mức cho phép

Tại các bệnh viện tỉnh-thành phố, liều suất trung bình 17,39 mRem/h,

dao động từ 0,15-100 mRem/h; có 2 nơi liều suất 2,5 và 100 mRem/h vượt

mức cho phép đo chất lượng kính chì kém, khi chiếu rất nguy hiểm

Tuyến huyện và quận, liều suất trung bình 0,36 mRem/h, dao động từ 0,12 -1,2 mRem/h, trong giới hạn cho phép

Tóm lại khi chiếu, các vị trí đầu, bàn tay, bàn chân nhân viên X quang

thường bị chiếu liều cao hơn, đặc biệt khi màn huỳnh quang cản tia kém, bố trí vị trí tay cầm trên màn huỳnh quang không hợp lý và màn chắn chì không

sát nền hoặc không có màn chắn chì

Nhận định chung các vị trí trên cơ thể nhân viên X quang khi chiếu và chụp:

Tuyến trung ương đo 75 mẫu chỉ có 4 mẫu ở tay, chân vượt mức cho

phép (chiếm 5,3 %): dưới mức cho phép 94,7 % Số mẫu đo vượt mức cho phép ít hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiên và cs là 19,7 % [10]

Tuyến tỉnh và thành phố, đo 125 mẫu có 21 mẫu vượt mức cho phép (chiếm 16,8 %); đạt tiêu chuẩn 83,2 % Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiên va Dang Ngoc Tuấn số mẫu vượt mức cho phép là 26,6 % [10]

Tuyến huyện và quận đo 115 mẫu, có 7 mẫu vượt mức cho phép (chiếm

Trang 28

Các cơ sở tư nhân không chiếu Kết quả đo liều suat khi chup 100 %

mẫu nằm dưới mức cho phép so với 8 % vượt mức cho phép trong báo cáo của

Nguyễn Xuân Hién [11]

Qua các số liệu trên cho thấy, có sự tiến bộ rõ rệt trong công tác bảo hộ lao động tại các cơ sở X quang cũng như ý thức tự bảo vệ của nhân viên X quang So sánh bảng 3.4 và 3.5 cho thấy, nhân viên X quang khi chiếu bị

nhiễm xạ cao hơn khi chụp đo làm việc trực tiếp với máy, thời gian chiếu lâu

hơn Do vay, ngoài giải pháp bảo hộ lao động cần tránh chiếu khi không

cần thiết hoặc điều khiển từ xa qua màn hình

1.4 Kết quả đo liều hấp thu cá nhân:

Hai loại liều kế được sử dụng để quan trac sự tiếp xúc bức xạ ton hoá là

phim và liều kế quang nhiệt (TLD) Ca 2 được chấp nhận nhưng TLD ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trên thế giới vì tương đối đễ xử lý [28] Card đo TLD của Vinatom đã được sử dụng vì độ chính xác cao, giá thành rẻ Hơn

Bảng 3.9: Liêu hấp thu cá nhân Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm II Nhóm IV Số lượng ˆ 2 8 9 91 Liéu cá nhân| 23-35 mSv 1-1,94 mSv 0,3-1 mSv 0,01-0.3 mSv Nhóm I 2% - Nhóm II Nhóm IV N hưng 83% ° fNhom I BNhomY | ONhém III ONhém IV

Hình 3.1: Liêu hấp thu cá nhân được chia làm 4 loại dựa trên nguy cơ

nhiễm xạ theo TCVN 4397-87 và khuyến cáo 60 của ICRP năm 1990

Trang 29

nữa card đo TLD của Vinatom nghiên cứu, sản xuất đã được IAEA (Co quan năng lượng nguyên tử quốc tế) và ICRP (Uỷ ban phòng chống bức xạ quốc tế)

nghiệm thu và cho phép sử dụng ở Việt Nam [13] Liêu đo là liễu hấp thu trên cơ thể nhân viên X quang ở độ sâu 10 mm, viết tắt là Hp [10]

Sử dụng card đo TLD của Vinatom đeo cho nhân viên X quang ở túi ngực áo công tác trong 30 ngay (1 tháng) sau đó thu lại và đọc tại Vinatom Như vậy, liều hấp thu cá nhân ở đây được coi là liều tồn thân, nhưng khơng đánh giá được liều ở đầu, cổ và bàn tay của nhân viên X quang [14], [15] Liễu hấp thu trung bình theo TCVN 4398-87 là 4 mSv/1 tháng; Theo khuyến

cáo của ICRP là 1,5 mSv/1 tháng [29]

Nhóm ï: Liều hấp thu cá nhân bằng và vượt mức cho phép theo TCVN 4398-87, có 2/110 mẫu, chiếm 2 % Đặc biệt, cả 2 đều có liều hấp thu cao 23

và 35 mSv/tháng, gấp gần 6 - 9 lần mức cho phép của Việt Nam Một trong 2 nhân viên này sau đó đã bị ung thư máu, do đó nhân viên còn lại cần được

theo dõi đặc biệt

Nhóm 1l; Liều hấp thu cá nhân từ 1-1,94 mSv/(tháng dao động xung

quanh liều khuyến cáo của ICRP Cé 8 người cần được theo dõi (chiếm 7 %), trong đó có 5 người vượt mức cho phép theo khuyến cáo của ICRP

Nhóm II: Liều hấp thu cá nhân từ 0,3 -1.0 mSv/tháng là nhóm trung

bình; có 9 người (chiếm 8 %)

Nhám IV: Liêu hấp thu cá nhân thấp từ 0,01-0,3 mSv/tháng,chiếm 83% So với kết quả của Đặng Thanh Lương, Trung tâm kỹ thuật an toàn bức xạ và vật lý hạt nhân cho thấy, ở nhóm I là I,l1 %; trong nghiên cứu của

chúng tôi chiếm 2 % không những cao hơn về số lượng mà liều suất cũng rất

cao như đã nêu trên Nhóm H: 7 % so với 5,6 % tương ứng; nhóm II: 8 % so với 6,9 % tương ứng; nhóm IV là §3 % so với 81,9 % tương ứng

Trang 30

suất trên vị trí cơ thể nhan vién X quang [13], [14] No ciing phi hợp với tần

suất chiếu chụp và thời gian tiếp xúc thực sự của nhân viên X quang với tia X

còn thấp (chụp chỉ khoảng 0,5 - Is/ca ; chiếu từ 10 - 30s/ca)

Hai nhân viên có liều hấp thụ cao do tần suất chiếu chụp trong tháng -

nhiều hơn trong điều kiện phòng hộ kém Theo điều tra của Viện NIOSH,

Hoa kỳ [28], các nhân viên làm việc trong những khoa có phóng xạ trong bệnh viện tiếp nhận 1 liều trung bình hàng năm 260-540 mRem, 12 % nhân viên nha khoa tiếp xúc trung bình hàng nam 41 mRem va 98 % tiếp xúc thấp hơn 500 mRem (0.5 Rem) Chụp X quang mạch máu tiếp xúc 1-10 mRem

sau tạp để chì và mắt tiếp xúc là 57 mRem Những kết quả nghiên cứu này

phù hợp với các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 83 % liều hấp thu cá nhân từ 0,01-0,3 mSv/tháng tương đương 360mRem/năm

Tuy đa số (83%) liều hấp thu thấp 0,01-0,3 mSv/tháng và đến 98 % liều

hấp thu dưới mức cho phép, điều đó cho thấy công tác phòng hộ có tiến bộ, tỷ lệ chiếu so với chụp ngày càng thấp (nhiều cơ sở bỏ chiếu) và tần suất chiếu, chụp còn thấp nhưng không có nghĩa là đảm bảo an toàn hoàn toàn do trong chiếu xạ không có ngưỡng nào được coi là an toàn Do đó, cần đo liều hấp thụ cá nhân cho nhân viên X quang trên diện rộng và thường xuyên hon, va lai trong thời gian nghiền cứu, một nhân viên X quang bi ung thư máu trong khi có liễu hấp thu cá nhân rất cao cũng là tiếng chuông cảnh báo để tăng cường cơng tác an tồn vệ sinh bức xạ ion hoá hơn nữa

1.5 Kết quả đo vi khí hậu và chiếu sáng:

Ngoài ảnh hưởng do bị chiếu tia X, nhân viên X quang còn chịu ảnh hưởng môi trường làm việc bất lợi như trong phòng kín, tiếp xúc với nhiều

đối tượng, độ chiếu sáng chênh lệch lớn 1.5.1 VÌ khí hậu nơi làm việc:

1.3.1.1 Nhiệt độ:

Trang 31

‘Bang 3.10: Kết quả đo nhiệt độ tại các cơ sở X quang Nam Định i Ha Noi | Nhiệt độ chung ( Mùa nóng) ( Mùa lạnh )

VỊ trí đo ¡ Dao động | n Trungbình | Dao động | n | Trungbình | Dao động | n | Trungbình

on) CO) CC) CC) eo CoQ) Phong may | 28,5-31.4 | 16 | 30,340,8 | 24,2-32,5 | 9 | 26,742,5 | 24,2-32,5 | 25 | 29,0+24 Phong 28,5-31.7 16 | 30,240,9 | 24,9-33,2 | 9 | 27,342,4 | 24,9-33.2 | 25 |29.1+2/2 hanh chinh Phong rua | 28,1-31.6 16 } 30,24+0,9 | 24,8-33,4 | 9 |27,142,5 | 24,8-33,.4 | 25 } 29,.142,3 phim Ngoài trời | 27,7-32.4 16 | 30,3+1,1 | 23,6-33,8 | 9 | 27,542,7 | 23,6-33.8 | 25 | 29,3423

Nhiệt độ nơi làm việc của nhân viên X quang đo vào hai mùa, tại Nam Định mùa nóng tháng 7/1997 và Hà Nội mùa lạnh tháng 10-11/1997 Nhiều ngày đo tại Hà Nội mặc dù mùa đông mà trời vẫn nắng nóng như mùa hè (do thời tiết chung)

Chúng tôi đo tại 3 vị trí: phòng máy phòng rửa phim, phòng hành chính và ngoài trời để so sánh Kết quả cho thấy cả 3 vị trí, nhiệt độ chênh lệch không đáng kẻ và phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, các cơ sở X quang không có nguồn phát sinh nhiệt 1.5.1.2 Độ am:

Bảng 3.11: Kết quả đo độ ẩm tại các cơ sở X quang

Trang 32

Kết quả trên cho thấy, độ ẩm trong phòng máy, phòng hành chính xấp

xỉ với độ ẩm ngoài rời, sự khác biệt không lớn nhưng độ ẩm trong phòng rửa

phim cao hơn rõ rẻt so với 3 vị trí trên Độ ẩm về mùa nóng cũng cao hơn mùa lạnh rõ rệt So sánh độ ẩm giữa phòng rửa phim với các phòng khác và giữa 2 mùa có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Trừ phòng rửa phim có độ ẩm trưng bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép

còn lại xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép và phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm ngoài trời

1.5.1.3 Tốc độ gió:

Tốc độ gió tại các điểm đo phản ánh mức độ thông gió của phòng X quảng và chống nóng cho nhân viên

Qua kết quả trên cho thấy khi có quạt, tốc độ gió đạt yêu cầu vệ sinh (TCVN 5508-1991) Hầu hết các phòng làm việc của cơ sở X quang đều có

quạt hoặc điều hoà nhiệt độ đảm bảo thông gió và chống nóng cho nhân viên

Về mặt vị khí hậu, tại các cơ sở X quang phần lớn phụ thuộc vào khí

hậu trong ngày Nhưng đa số các cơ sở đều có trang bị quạt, điều hoà chống nóng nên điều kiện vi khí hậu đảm bảo yêu cầu vệ sinh, riêng phòng rửa phim

cả hai mùa, độ ẩm đều cao hơn mức cho phép do rửa phim bằng phương pháp

thủ công (không có máy rửa phim tự động, máy sấy)

Trang 33

2 1.5.2 Chiếu sáng : Bảng 3.13: Kết quả đo ánh sáng tại các cơ sở X quang Dao động n Trung bình Vị trí đo (ux) (lux) | Phong may 20 - 240 44 78,7 + 43,6 Phong hanh chinh 56-1300 | 26 276,5 + 33,9 Phòng rửa phim (tắt đèn) 0-5 26 14+ 14 Phòng rửa phim (sáng đèn) 10 - 72 22 43,5 + 12/7 Bảng đọc phim 820 - 4500 31 1875 + 1068,5

Chiếu sáng đo ở 5 điểm tại cơ sở X quang cho thấy tại phòng máy dao

động tit 20-240 lux do cách chiếu sáng khác nhau (loại đèn và công suất khác nhau) Có 11/44 phòng máy chiếu sáng thấp hơn 50 lux không đạt yêu cầu so với tính chất công việc (chiếm 25 %)

Trong phòng hành chính, độ chiếu sáng dao động từ 56-1300 Lux, sở đi đao động lớn là do một số phòng có chiếu sáng tự nhiên lớn Có 9/26 phòng chiếm 34% cơ sở có độ chiếu sáng thấp hơn 100 lux, không đạt yêu cầu chiếu sáng đối với công việc hành chính (100 lux) Tại phòng rửa phim, khi tất đèn dao động từ 1-5 lux, trung bình 1,4lux, khi có đèn đao động từ 10 -72 lux; trung bình 43,5 lux, rất tối Tuy phù hợp với công việc rửa phim nhưng có sự chênh lệch lớn về độ sáng trong phòng rửa phim và ngoài phòng

gây chói, loá mắt và ảnh hưởng tới thị lực của nhân viên X quang

Trang 34

Chiếu sáng tại cơ sở X quang y tế là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân viên X quang nhất là thị giác do độ tương phân rất lớn giữa nơi quá tối (phòng rửa phim) và nơi quá sáng (bảng đọc phim)

1.6 Kết quả điều tra về công tác phòng hộ tại các cơ sở X quang:

Các cơ sở X quang y tế là nguồn phát xạ ion hoá nên theo Luật lao động và Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh kiểm sốt và an tồn bức

xạ, các vị trí tại cơ sở X quang phải đạt mức quy định theo TCVN 4397 - 87 [231, [25] [26)] đo vậy, các cơ sở X quang phải có các biện pháp phòng hộ chấn tia X bảo vệ nhân viên X quang, bệnh nhân và những người xung quanh Công tác phòng hộ này cần được kiểm tra định kỳ hàng năm

Chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng hai phương pháp :

- Gửi phiếu điều tra đến 61 tỉnh, thành phố và các ngành trong cả nước - Trực tiếp điều tra theo phiếu (mẫu 2) tại 1 tỉnh đồng bằng Bắc bộ [Nam Định) và một số cơ sở X quang ở Hà Nội

1.6.1 Kết quả điều tra về công tác phòng chống bức xạ tại các tỉnh, thành phố và các ngành:

Qua bang 3.14 cho thấy, số phòng máy của 1 cơ sở giảm dần từ tuyến

trung ương đến tuyến quận, huyện (5 phòng đến 2 phòng) Diện tích 1 phòng

cũng giảm dần như trên từ 24 mỶ đến 12 m?

Đối với cơ sở tư nhân, phòng 12 mỶ theo chúng tôi là tạm được vì chỉ chụp không chiếu, người chụp đứng ngoài phòng máy

Về trát Barit tường phòng X quang, qua điều tra tuyến trung ương và

tỉnh có 77 % đã được trát Barit; riêng tuyến huyện còn thấp, chỉ có 53 % Các cơ sở tư nhân đạt tới 90% là do yêu cầu bất buộc phải đảm bảo an toàn mới

được thành phố cấp giấy phép

Cửa số và cửa ra vào, yêu cầu bắt buộc phải chắn chì và cao su chì Tuyến trung ương và tuyến tỉnh xấp xỉ như nhau 68 % và 69 %, tuyến huyện chỉ có 47 %, các cơ sở tư nhân 80 % do yêu cầu bất buộc Khác với tường

Trang 35

(nếu tường dầy có thể vẫn đảm bảo an tồn), cửa nếu khơng chấn chì hoặc

cao su chì (như các đợt kiểm tra chúng tôi thấy) sẽ không đảm bảo an toàn

theo qui định của TCVN 4397 - 87

Bang 3.14: Kết quả điều tra vệ sinh an toàn bức xạ tại các tỉnh , thành phố và các ngành

Chỉ tiêu Trung Tỉnh- Quận - Cơ sở tư Tính

tương thành phố huyện nhân chung Số phòng/ | so so 5 4 2 2 2 Diện tích (m?) 24 22 20 12 20 Tường barI : - Có 10 (77%) | 24(77%) | 69(535o) | 18 (90%) | 124 (63%) - Không 3(23%) | 7(23%) | 61(47%) |2(10%) | 74 (37%) Ctra chan chi: - Có 9 (69%) | 21 (68%) | 61 (47%) | 16 (80%) | 89 (45%) - Không 3(31Ø) | 10(32%) | 69 (53%) | 4(20%) | 109 (55%) Buồng điều khiển | - C6 975%) | 19 (76%) | 66 (56%) | 8 (40%) | 93 (51%) - Không | 3(25%) | 6 (24%) | 52 (44%) | 12 (60%) | 89 (49%) Chat luong may - Tốt _Ø(60%) | 17(41%) | 53 (40%) | 12 (60%) | 96 (45%) _ - Trung binh 1 (6%) 9 (20%) | 21(17%) | 3(15%) | 32 (15%) - Xấu 5 (34%) | 16 (39% | 57 (43%) | 5 (25%) | 84 (40%) Kiểm tra bức xa định kỳ : - Có 8(62%) | 15(56%) | 34(27%) | 18 (90%) | 78 (41%) - Không 5 (38 %) | 12 (44%) | 90(73%) | 2(10%) |113 (59%)

Do vậy, ta thấy về mặt phòng ốc, tuyến trung ương tới 31 %, tuyến

Trang 36

gidy phép-+hanh nghẻ nhưng theo phiếu điều tra còn 20 % phòng ốc vẫn chưa đảm bảo an toàn, điều này cũng phù hợp với điều tra của Nguyễn Xuân Hiên

và Trần Đình Phùng [II] còn 28 % cơ sở tư nhân, cửa ra vào không có chắn

tia X

Số cơ sở có buồng điều khiển cũng giảm dần từ tuyến trung ương tới cơ sở tư nhân, tỷ lệ có buồng điều khiển tương ứng là 75 % ; 76 % ; 56 % ; 40% Tuy nhiên, đối với tuyến huyện và tư nhân do sử dụng nhiều máy nửa sóng nên đa số đứng chụp ngoài phòng X quang vẫn đảm bảo an toàn nhưng không quạn sát được bệnh nhân khi chụp

Về chất lượng máy, số lượng máy tốt cũng giảm dần từ tuyến trung

ương tới quận, huyện tương ứng là: 60 % ; 41 % và 40 % Máy X quang có chất lượng kém, tuyến trung ương là 34 %, tuyến tỉnh 39 %, tuyến quận huyện 43 %, cho thấy ảnh hưởng tới chất lượng chuyên mơn và an tồn vệ sinh đối với người sử dụng Đặc biệt là gánh nặng lớn đối với ngành y tế về cải tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng máy X quang

Kiểm tra an toàn bức xạ ion hoá định kỳ hàng năm (theo yêu cầu bắt buộc) thì tỷ lệ không kiểm tra còn cao: tuyến trung ương 38 %; tuyến tỉnh thành phố 44 %; quận, huyện 73 %; cho thấy công tác kiểm tra an toàn bức xạ lon hoá chưa tốt cần phải đẩy mạnh hơn nữa Đó cũng là trách nhiệm của các cấp quản lý và chuyên môn, của ngành y học lao động trong công tác bảo vệ sức khoẻ người lao động, đặc biệt người lao động lại là nhân viên y tế

Điều tra theo phiếu về trang bị phòng hộ tại các tỉnh, thành phố, ngành, (bang 3:15) , & day chúng tôi chỉ điều tra các phương tiện phòng hộ thiết yếu để tăng thêm khả năng bảo vệ cho nhân viên X quang, nhất là trong điều kiện

ở Việt Nam, phòng ốc chưa đảm bảo, máy chất lượng xấu Về tạp đề chì là phương tiện phổ biến và thiết yếu nhất trong phòng X quang chỉ có tuyến

thành phố là đủ 100 %; không có ở tuyến trung ương chiếm I7 %; quận huyện 19 %; cơ sở tư nhân 20 % Riêng cơ sở tư nhân đa số chỉ chụp nên nơi chụp an tồn thì khơng cần tạp đề chì

Trang 37

Rang 3.15: Két qua điều tra theo phiếu vẻ trang bị phòng hộ tại các tỉnh, thành phố, ngành Chỉ tiêu Trung ương | Tỉnh -T.Phố | Quận - huyện | C§.tư nhân | Tính chung Tap dé - Có 1Ô (83%) | 31(100%) 105 (81%) 16 (80%) | 167 (84%) - Không 2(17%) 25 (19%) 4 (20%) 33 (16%) Găng tay - Có - 6 ( 50%) 23( 74%) 46 (37%) 5 (25%) 79 (42%) - Khong 6 ( 50%) 8 (26%) 78 (63%) 15 (75%) | 108 (58%) Màn chắn chì - Có 9( 75%) 30 ( 97%) 74 ( 59%) 13(65%) | 125 (67%) - Không 3( 25%) 1(3%) 52 (41%) 7 (35%) 63 (33%) Kính chì buồng điêu khiển - Có 7t 358%) 17 (55%) 33 ( 26%) 13 (15%) | 60(31%) - Không 5( 42%) 14 (45%) 95 (74%) 17 (85%) | 132 (69%)

Tỷ lệ không có găng tay chỉ còn cao hơn nữa, từ tuyến trung ương xuống là 50 %, 26 -63 %, 75 % ; về găng tay chì đối với tuyến huyện, cơ sở tư nhân ít quan trọng vì chiếu-chụp đơn giản, nhưng tuyến trung ương, tỉnh bắt buộc phải có vì làm các thủ thuật phức tạp, tay thường bị chiếu tỉa trực tiếp nên cần có găng tay chì

Màn chắn chì chỉ quan trọng với 3 tuyến đầu vì cơ sở tư nhân không

chiếu, nhưng cũng thiếu Tỷ lệ thấp nhất tuyến tỉnh 3 %, tuyến huyện 41 %, trung ương 25 %

Kính chì buồng điều khiển, tỷ lệ có giảm từ trung ương tới cơ sở tư

nhân Ngay tuyến trung ương chỉ có 58 % cơ sở có

Qua phiếu điều tra cho thấy phương tiện phòng hộ còn thiếu nghiêm

Trang 38

1.6.2 Kết quả điều tra trực tiếp về công tác phòng hộ:

Bảng 3.16: Kết quả điều tra về công tác phòng chống bức xạ ion hoá

tại Hà Nội và Nam Định

Chỉ tiêu Trung Tỉnh- Quận- | Cơ sở tư | Tính chung ¡ _ ƯƠng Thành phố |_ Huyện nhân Số phòng/]sơsở | 4 2 L5 1 2 Diện tích (m°) _— 30 24 22 12 24 Tường barit :-Có 3(100%) | 5 (63%) | 9(75%) |3(100%)| 20 (77%) -Không L 3(37%) | 3 (25%) - 6 (23%) Cửa chắn chì: - Có | 3(100%) | 6(75%) | 3(25%) |3(100%)| 14 (54%) - Không Ì _ - 2(25%) | 9 (75%) - 12 (46%) _ Buồng điều khiển ị | -Có _ 3(100%) | 7(88%) | 7(58%) |3 (100%) | 20(77%) - Không - 1(12%) | 5 (42%) - 6 (23%) Kinh chi buồng ĐK ~ 1 —.- - -Có — 3(100%) | 5(63%) | 5 (42%) - 13 (30%) _ - Không - 3(37%) | 7(58%) |3(100%)| 13(50%) - Chất lượng máy _ - Tốt 3(100%) | 4(50%) | 6(50%) - 13 (50%) -Trung bình - 4(50%) | 4(33%) |3(100%), 11 (42%) | - Xấu i - 2 (17%) - 2(8%) _ Kiểm tra bức xa định kỳ : -~Có _3(100%) | 7(87%) | 9(75%) |3 (100%) | 22 (85%) - -Không ` - 1(13%) | 3(25%) - 4 (15%) Đo liễu cá nhân- Có ' — - - - - ¬" - Khơng - 3 (100%) | 8 (100%) | 12 (100%) | 3 (100%) | 26 (100%)

Trang 39

Dién tích phòng cũng rộng hơn, tương ứng là 30; 24; 22; 12 m'/1 phòng máy Tường trát Barit, tuyến trung ương là 100 %; Tỉnh, thành là 63 % (thấp hơn diéu tra chung theo phiếu); Quận, huyện 75 % (cao hơn so với 53 % theo

phiếu): Cơ sở tư nhân là 100 % (cao hơn so với 90 % theo phiếu) Cửa ra vào,

cửa số có chắn tia X cũng cao hơn so với điều tra theo phiếu (bảng 3.14) Buồng điều khiển cũng có đủ hơn, tuyến trung ương 100 % (so với 75 %); tuyến tỉnh, thành phố 88 % (so với 76 %); tuyến quận, huyện 58 % (so với 56%), các cơ sở tư nhân 100 % (so với 40 %)

- Kính chì buồng điểu khiển ở các cơ Sở trung ương có 100 %; tuyến

tỉnh, thành phố 37 % không có; tuyến quận, huyện 58 % và cở sở tư nhân 100% không có

Về chất lượng máy: máy tốt chiếm tỷ lệ cao hơn so với kết quả điều tra

chung theo phiếu Tương ứng, tuyến trung ương 100 % (so với 60 %); tuyến

tỉnh, thành phố 50 “¿ (so với 41 %); tuyến quận, huyện 50 % (so với 40 %),

cơ sở tư nhân 100 % (so với 60 %)

Kiểm tra nhiễm xạ môi trường, nhóm nghiên cứu cũng đầy đủ hơn Tuyến trung ương 100 % (so với 62 %); tuyến tỉnh, thành phố 87 % (so với 56 %): tuyến quận huyện 75 % (so với 27 %}; Cơ sở tư nhân 100 Ce (so với 90 %) Do liều hấp thu cá nhân chưa có cơ sở nào đo

So sánh với kết quả điều tra của Nguyễn Xuân Hiên [7], tại tuyến trung ương 100 % cơ sở tường có trát barit; cửa chắn chì 85,7 %; buồng điều khiển 100 % Tuyến tỉnh 67 % tường có trát barit, cửa chắn chì 33,5 %: buồng

điều khiển 67 % Tuyến quận , huyện , tường có trát barit 40 %; cửa chắn chì

20 %; buồng điều khiển riêng 73,3 % Kết quả điều tra trực tiếp trên cho thấy,

Trang 40

Bang 3.17: Tinh hinh trang bi phong hé

tại các cơ sở X quang ở Hà Nội và Nam Định

Ngày đăng: 29/08/2014, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w