Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
314 KB
Nội dung
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN PHỤ LỤC NỘI DUNG Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1. Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc 1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc 1.1.1 Khí hậu 1.1.2 Đất trồng lạc 1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc 1.2.1 Giá trị dinh dưỡng 1.2.2 Giá trị xuất khẩu 1.2.3 Giá trị công nghiệp 1.2.4 Giá trị nông nghiệp 2. Tình hình sản xuất lạc 2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An 2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu 2.5 Tỉnh hình sản xuất lạc ở Diễn Kỷ 3. Phương pháp nghiên cứu Chương II: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộicủa xã Diễn Kỷ 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý 1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 1.3 Thời tiết, khí hậu 1.4 Sông ngòi 2. Tình hình kinh tế-xã hội 2.1 Tình hình dân số và lao động 2.2 Tình hình sử dụng đất đai 2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất 2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng 2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh 3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở xã Diễn Kỷ 3.1 Thuận lợi 3.2 Khó khăn Chương III: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ 1 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN 1. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lạc 1.1 Tình hình đầu tư giống 1.2 Tình hình đầu tư phân bón 1.3 Tình hình đầu tư lao động 2. Chi phí trung gian của cây lạc 3. Kết qủa và hiệu quả sản xuất lạc 4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây tồng khác 5. Hiệu quả các công thức luân canh và xen canh trên đất lạc 6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất 7. Thị trường tiêu thụ Chương IV: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ 1. Giải pháp vế chính sách đất đai 2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 3. Giải pháp về giống 4. Giải pháp về thuỷ lợi 5. Giải pháp chuyển giao tiến bộ KH-KT 6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và bảo trợ sản phẩm 7. Giải pháp về vốn 8. Giải pháp về bảo trợ sản xuất 9. Giải pháp về bảo vê công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật KẾT LUẬN 2 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây công nghiệp ngắn ngày. Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đã trở thành tập quán sản xuất của bà con nông dân Việt Nam. Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, người nông đã và đang sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh có hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thế mạnh của nước ta. Sản phẩm cây công nghiệp đã sử dụng hết sức đa dạng, là nguồn thực phẩm giàu đạm và chất béo, là thành phần không thể thiếu trong những bữa ăn của con người, không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu. Các cây công nghiệp ngắn ngày này nay có vị trí quan trọng trong hệ thống nông nghiệp giúp cho hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, tăng vụ và cải tạo đất. Sản phẩm cây công nghiệp cũng là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến. Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị trí rất quan trọng. Lạc là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng trong số các loại cây có dầu hàng năm trên thế giới, sản phẩm của lạc có nguồn prôtêin cao làm thức ăn tốt cho người và gia sức, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sản phẩm lạc là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn (65-120 triệu USD). Riêng Nghệ An, hằng năm xuất khẩu khoảng 40.000 – 45.000 tấn lạc (24-26 triệu USD). Huyện Diễn Châu là một huyện sản xuất lạc trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Hằng năm xuất khẩu từ 10.000 – 14.000 tấn (6.5- 9 triệu USD). Đối với chất đất có thành phần cơ giới nhẹ, bạc màu và không chủ động được thuỷ lợi thì cây lạc là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện công ăn việc làm và sử dụng hợp lý đất đai, vốn và lao động. Diễn Kỷ là một xã nằm ở phía Bắc huyện Diễn Châu. Điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu, thuỷ nông tương đối khó khăn trong việc phát triển cây lương thực. Tuy nhiên những điều kiện đó lại thuận lợi va thích hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm gần đây, huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Kỷ nói chung, vì vậy cây lạc trở thành cây hàng hoá của các nông hộ của vùng. Năng suất lạc đã từng bước được tăng lên so với các vùng khác trong nước. Việc phát triển sản xuất cây lạc của các nông hộ của các địa phương đã và đang nhiều cấp, ngành quan tâm nghiên cứu để từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất lạc đạt hiểu quả kinh tế cao hơn . 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc 1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc Với cây trồng hai yếu tố sinh thái khí hậu và đất đai được xem là hai yếu tố quyết định sự sống còn. Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế khác. 1.1.1 Khí hậu Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cũng như quyết định sự phân bố của cây lạc trên thế giới. Trong đời sống cây lạc, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tăng trưởng, đến sức sống của cây và khả năng cho năng suất. - Nhiệt độ: Cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của cây lạc biểu hiện ở yêu cầu về lượng tích ôn trong từng giai đoạn. Ở thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của cây lạc. Hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32-34 0 C. Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là 28-33 0 C và cần có tổng tích ôn từ 250-300 0 C. Thời kỳ cây con đến trước hoa, cây lạc cần tổng tích ôn khoảng 700-1000 0 C. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25-30 0 C. Thời kỳ cây lạc ra hoa, đâm tia, hình thành quả cần tổng tích ôn là 1600-3500 0 C. Đây là thời kỳ cây lạc có hoạt động sinh lý mạnh về cả sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp cho lạc là 25-28 0 C. Lúc hình thành quả là 31- 33 0 C. Nếu nhiệt độ cao trên 34 0 C kèm theo gió tây nóng, độ ẩm thấp nên khoảng 50% lạc ra hoa rất ít, quả nhỏ, một hạt. - Nước: Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của cây lạc. Mặc dù được coi là cây tương đối chịu hạn nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đều khẳng định sự thiếu hụt một lượng nước tối thiểu ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc. Trên thế giới các vùng trồng lạc có năng suất cao thường có lượng mưa từ 1000- 1300mm/năm và phân bố đều. Để cây lạc đạt năng suất tối đa cần đảm bảo lượng nước tối thiểu cho các thời kỳ sinh trưởng như nhau: + Thời kỳ nảy mầm hạt cần đủ lượng nước tối thiểu là 60-65% trọng lượng hạt, độ ẩm thích hợp là 70-75%. + Thời kỳ cây con đến trước ra hoa cần độ ẩm khoảng 65%. + Thời kỳ ra hoa làm quả cần độ ẩm đất khoảng 75-80%. + Thời kỳ quả chín cần độ ẩm đất là 65%. - Ánh sáng: ánh sáng có vai trò nhất định đối với sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Cường độ ánh sáng liên quan chặt chẽ đến cường độ quang hợp. Mối quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp là số giờ chiếu sáng trong một ngày. Các thời kỳ khác nhau thì số giờ chiếu sáng khác nhau. Thời kỳ cây con, nếu trời âm u cộng với nhiệt độ thấp sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phân hoá cảnh và mầm non, từ đó làm giảm năng suất, thời kỳ cây lạc ra hoa làm quả có số giờ chiếu sáng 200giờ/tháng là thuận lợi nhất, ra hoa nhiều và tập trung. Thời kỳ quá chín cần giờ chiếu sáng cao để tăng tích luỹ chất hữu cơ tập trung ở quả. Thời gian nắng sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch. 4 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN - Gió: Gió là yếu tố cộng hưởng làm tăng những ưu thế, hạn chế của nhiệt độ và chế độ nước. Gió làm thay đổi nhiệt độ, có thể làm tăng thêm sự hạn đất hay hạn không khí trong ruộng lạc. Ở miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên thời kỳ nảy mầm và cây con bị ảnh hưởng xấu. Miền Trung chịu ảnh hưởng của gió Tây nóng và khô lúc cây lạc đang hình thành quả và chín làm giảm năng suất lạc. Biện pháp tác động chủ yếu là bố trí thời vụ để cây lạc tránh được hai loại gió Đông Bắc và Tây nói trên. Ví dụ ở miền Trung, vụ đông xuân trồng sớm hơn ở miền Bắc để tránh gió Lào. 1.1.2 Đất trồng lạc Lạc được trồng rộng rãi trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu ôxi như đất cát pha, đất phù xa cổ…đất trồng lạc phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Đất có tầng mặt tơi xốp và tầng đất mặt càng dày càng tốt. + Đất phải sạch cỏ dại và nguồn sâu bệnh. Ruộng phẳng, giữ và thoát nước tốt. Để nâng cao năng suất khi trồng lạc trên từng loại đất khác nhau cần chú ý đầu tư các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và bồi dưỡng đất. 1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc 1.2.1 Giá trị dinh dưỡng Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to và có chứa nhiều dinh dưỡng. Trong hạt hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hoá học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ như lipid, protein, glucid, và các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó là protein và glucid. Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt lạc cung cấp 590kcal, trong khi trị số ở đậu tương là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt lợn nạt là 286kcal… 1.2.2 Giá trị xuất khẩu Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều mặt của hạt lạc nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của FAO 1999, hiện đang có 100 nước đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm 60% giá trị xuất khẩu. Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu, đó là: Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ và Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản, Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao động từ 100-130 nghìn tấn. Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990 đến nay có chiều hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp nên giá trị chưa cao. Năm 1990, sản lượng của xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 70 nghìn tấn trong khi tổng sản lượng sản xuất ra là 213 nghìn tấn. 1.2.3 Giá trị công nghiệp Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trong. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang, nấu xôi, làm bánh kẹo, chao dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng khác. Gần đây nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao,phomat sữa, sữa lạc… được sử dụng chế biến nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục xe, loại dầu xấu dùng để nấu xà phòng. 1.2.4 Giá trị nông nghiệp Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Sản phẩm phụ của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu sản phẩm phụ là khô dầu với lượng dinh dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm tăng sản lượng trứng của gà, làm lợn tăng trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47% 5 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc cũng có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì vậy trồng lạc có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng suất là đối với đất bạc màu, ở vùng Trung Du và đất bồi dốc, trồng lạc thu đông có tác dụng vừa sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây trồng có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công nghiệp khác cho năng suất và hiệu quả cao. Tóm lại, lạc là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cần phải nghiên cứu phát triển để phát huy lợi thế của nhiều vùng để góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Tình hình sản xuất lạc 2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieo trồng trên diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 1998-2000 Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000 Thế giới 21,23 21,63 21,35 1,4 1,35 1,43 29,82 29,14 30,58 Trung Quốc 4,04 4,03 4,5 2,94 2,94 2,78 11,89 12,6 12,5 Ấn Độ 8,10 8,00 7,5 0,92 0,69 0,96 7,45 5,50 7,20 Nigiêria 1,19 1,20 1,21 1,20 1,21 1,21 1,43 1,45 1,47 Inđônêxia 0,65 0,65 0,65 1,43 1,52 1,54 0,93 0,99 1,00 Việt Nam 0,27 0,27 0,27 1,44 1,44 1,44 0,39 0,39 0,39 Nguồn: Kỹ thuật đạt năng xuất cao ở Việt Nam, NXB Hà Nội 2000 Qua bảng 1 ta thấy, diện tích lạc trên thế giới đạt trên 20triệu ha được tập trung chủ yếu ở Châu Á. Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc với 7,5 triệu ha. Trung Quốc đứng thứ hai sau Ấn Độ với trên 4 triệu ha, chiếm 16% tổng diện tíc trồng lạc của thế giới. Ở Việt Nam, tình hình sản xuất lạc có chiều hướng phát trển ngày càng gia tăng. 2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Ở Việt Nam, gần 10 trở lại đây, việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực vào ngành sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ thiều lương thực trở thành một nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo. Do giải quyết được vấn đề lương thực nên nông dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa nước sang sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng như góp phần cải tạo và sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1999-2004 Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000tấn) 1999 247.6 12.8 318.1 2000 244.9 14.5 355.3 2001 244.6 14.8 363.1 2002 246.7 16.2 400.4 2003 243.8 16.7 406.2 2004 258.7 17.4 451.1 6 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005 Trong thời kỳ này, diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần tuy nhiên dao động không lớn, đến năm 2004 diện tích tăng. Tốc độ tăng trưởng của lượng lạc trong thời kỳ này chủ yếu là do sự nhảy vọt về năng suất, từ 12.8 tạ/ha năm 1999 lên 17.4 tạ/ha năm 2004. Đây là kết quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác mới. 2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An Tỉnh Nghệ An, lạc được trồng ở tất cả các huyện và được trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đồng bằng, đồi núi, nương rẫy. đất cao có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt. Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An giai đoạn 2001-2004 Năm 2001 2002 2003 2004 So sánh 2004/2001 + _ % Diện tích (ha) 26628 23198 22625 24086 -2542 90,5 Năng suất (tạ/ha) 13,5 17,5 16,2 20,2 + 6,7 149,6 Sản lượng (tấn) 36009 40719 36702 48704 + 12695 135,3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Qua bảng 3, diện tích lạc tỉnh Nghệ An có chiều hướng giảm dần từ 26,628 ha năm 2001 xuống còn 22,625 ha năm 2003. Năng suất bình quân tăng lên từ 13,5 tạ/ha năm 2001 lên 17,5 tạ/ha năm 2002 tuy nhiên năm 2003 do thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên năng suất giảm xuống còn 16,2 tạ/ha nhưng đến năm 2004 tăng 1461 ha so với năm 2003 và năng suất đạt 20,2 tạ/ha, sản lượng 48,704 tấn tăng 12,002 tấn so với năm 2003. Nguyên nhân năm 2004 sản lượng tăng nhiều so với các năm do giá trị kinh tế lạc cao. 2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Huyện Diễn Châu Diễn Châu là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh, cây lạc cũng dần trở thành cây công nghiệp ngắn ngày chủ đạo của huyện. Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu giai đoạn năm 2001-2004 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Diện tích lạc ở Diễn Châu có chiều hướng tăng. Nguyên nhân này do năm 2004 đã chuyển đổi một diện tích lúa cao cưỡng sang làm cây màu và chuyển dịch ngô đông sang làm lạc đông nhằm mục đích làm giống cho vụ động xuân. Năng suất lạc bình quân tăng lên 15,5 tạ/ha năm 2001 lên 24,7 tạ/ha năm 2004. 2.5 Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ 7 Năm 2001 2002 2003 2004 So sánh 2004/2001 + - % Diện tích (ha) 3,587 3,546 3,626 3,880 + 293 108,2 Năng suất (tạ/ha) 15,5 23,6 21,3 24,7 + 9,2 159,4 Sản lượng (tấn) 5,564 8,510 7,730 9,600 + 4036 172,5 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN Diễn Kỷ là một trong những xã trọng điểm sản xuất lạc của huyện Diễn Châu. Trong 4 năm gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nổ ra mạnh mẽ. Theo đó cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao được người dân của xã chú trọng. Bảng 5: Tình hình sản xuất lạc xã Diễn Kỷ giai đoạn 2001-2004 Năm 2001 2002 2003 2004 So sánh 2004/2001 + - % Diện tích (ha) 92,65 92,65 100,8 113 + 20,35 122 Năng suất (tạ/ha) 20 24 25 30 + 10 150 Sản lượng (tấn) 185,3 222,3 252 339 + 153,7 183 Nguồn: Thống kê xã Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ tăng lên từ 92,65 ha năm 2001 tăng lên 2004 trong vòng 4 năm. Kết quả sản xuất lạc gia tăng cho thấy sự phát triển đúng hướng của bà con nông dân. Họ không ngừng sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là dùng phương pháp làm luống, trỉa 2hạt/bụi và phủ ni lông, điều này góp phần tăng năng suất lạc. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập tài liệu - Các số liệu thứ cấp: Thu thập dựa vào các báo cáo thống kê, các tài liệu được điều tra, các tạp chí và công trình nghiên cứu trước. Các thu thập chủ yếu là để nghiên cứu tài liệu và trích dẫn. - Các số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu theo thứ tự chon hộ điều tra, soạn thảo nội dung, biểu mẫu và hệ thống câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. 3.2 Phương pháp phân tích tài liệu: - Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã được xử lý, hệ thống tìm ra bản chất, chiều hướng vận động của tổng thế. - Phương pháp so sánh: trên cơ sở nguồn số liệu đã xử lý, chúng tôi tiến hành so sánh các chỉ tiêu với nhau để tìm ra thực trạng vấn đề. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ DIỄN KỶ 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý Diễn Kỷ là một xã nằm về phía Bắc huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An cách thị xã Diễn Châu 4,5 km. - Phía Bắc: giáp xã Diễn Hồng, Diễn Tháp - Phía Nam: giáp xã Diễn Hoa - Phía Tây: giáp xã Diễn Xuân, Diễn Hạnh - Phía Đông: giáp xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Ngọc Diễn Kỷ có các tuyến đường 1A, đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua, ngoài Diễn Kỷ có đuờng Tỉnh lộ 38 đoạn Cầu Bùng đi Yên Thành và nhiều đường liên thôn, liên tỉnh khác. Hệ thống đường giao thông nói trên tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, giao lưu và tiếp xúc văn hoá với các xã phụ cận, phát triển các loại hình dịch vụ vận tải. Địa hình đồng bằng là điều 8 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN kiện khá thuận lợi để phát triển sản xuất đa dạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1.2 Địa hình – Thổ nhưỡng Diện tích tự nhiên toàn xã 623 ha trong đó hầu hết đất dùng cho sản xuất Nông-Diêm-Ngư. Đất Diễn Kỷ được quy tụ thành vùng, theo hướng tập trung chuyên canh: Vùng lúa có năng suất bình quân trên 5tấn/ha, vùng màu trồng rau các loại và nhiều loại cây có giá trị cao như lạc, kê, vừng, đậu…Diễn Kỷ là một trong những xã có diện tích và sản lượng lạc lớn trong toàn huyện. 1.3 Thời tiết – Khí hậu Diễn Kỷ nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm nhận được lượng nhiệt rất lớn của Mặt trời. Nhiệt độ trung bình từ 22-25 0 C, tổng nhiệt cả năm lên đến 8.000 0 C, trong mùa hè có tháng tới 200 giờ nắng, trong mùa đông có 70 giờ đến 120 giờ. Đây là một loại tài nguyên thiên nhiên mà nhiều nước không có, nhất là nước nằm ở vĩ tuyến cao hơn. Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ trong cảnh quan địa lý tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của địa phương. Quanh năm độ ẩm thường dao động từ 80-100% vì nơi đây lượng mưa hàng năm khá lớn. Nhờ có lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm phong phú nên cây cối quanh năm xanh tươi, đơm hoa kết trái, cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng cao. Ruộng động của Diễn Kỷ có thể thâm canh từ 2-3 vụ/năm. Điều kiện tự nhiên ở Diễn Kỷ có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn, do đó phải triệt để khai thác mặt tích cực để hình thành một cơ cấu sản xuất Nông – Diêm – Ngư thích hợp, làm tăng sản phẩm xã hội, đồng thời phải tìm mọi cách hạn chế mặt tổn hại đến đời sống của nông dân. 1.4 Sông ngòi: Diễn Kỷ có con sông Bùng chảy qua đổ ra Biển Đông, cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất nông nghiệp – Diêm nghiệp và thuỷ sản. 2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1 Tình hình dân số, lao động Từ bảng 6 ta thấy xã Diễn Kỷ có số lượng dân cư và lao động tương đối dồi dào, đặc biệt là lao động nông nghiệp. Năm 2004, tổng nhân khẩu 9.552 khẩu, bình quân mỗi năm tăng 1,036%. Cùng với tăng nhân khẩu sổ hộ cũng tăng theo, từ 1.982 hộ năm 2001 lên 2.169 hộ năm 2004 (bình quân mỗi năm tăng 1,09%). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các loại khá rõ, hộ nông nghiệp giảm, tăng hộ phi nông nghiệp, sỡ dĩ như vậy là do hai nguyên nhân: - Do chính sách kinh tế xã hội của Nhà Nước đang khuyến khích thay đổi cơ cấu sản xuất. - Do khu vực sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp không bằng khu vực sản xuất công nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nên đã thu hút số hộ và khẩu nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Nhìn chung sự phân công lao động trong xã qua 4 năm qua cũng có nhiều thay đổi Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có chiều hướng giảm dần, lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Số lao động phi nông nghiệp năm 2001 là 1782 người tăng lên đến 2207 người năm 2004 (bình quân mỗi năm tăng 10,7%). Điều này chứng tỏ tình hình phân công lao động xã Diễn Kỷ qua 4 năm đã có những chuyển biến tốt, nhưng điều đó cũng đòi hỏi các nhà quản lí phải có những biện pháp giải quyết công ăn việc làm ổn định cho những người lao động phi nông nghiệp, tránh tình trạng lao động không có việc làm dẩn đến những bất ổn cho xã hội. Như vậy, tình hình dân số, lao động xã Diễn Kỷ đã có thay đổi theo chiều hướng gia tăng trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều này chứng tỏ sản xuất nông nghiệp có nguồn lao động dồi dào, bảo đảm được nguồn nhân lực cho xã để phát triển sản xuất. 9 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN 2.2 Tình hình sử dụng đất đai: Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Trong nông nghiệp đất đai hết sức quan trọng. Quy mô và trình độ sản xuất nông nghiệp. Để phát hiện những khả năng, tiềm năng nhằm sử dụng hợp lí đất đai chúng ta phân tích tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Kỷ qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã Diễn Kỷ không thay đổi qua 4 năm. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Diễn Kỷ 628.11 ha, chiếm 2.06% diện tích đất tự nhiên của huyện Diễn Châu. Tuy nhiên diện tích đất đang sử dụng của xã Diễn Kỷ chiếm trên 90% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổng diện tích đất sử dụng của xã Diễn Kỷ thì đất nông nghiệp có chiều hướng tăng giảm không đều; cụ thể từ năm 2001 đến năm 2003 diện tích đất nông nghiệp là 382.36 ha. Điều này cho thấy rõ vai trò và chiến lược đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của xã. Đất nông nghiệp tăng vì trong thời gian qua xã đã phát động phong trào khai hoang, phục hoá số diện tích bị nhiễm mặn. Với chủ trương không thu thuế trên đất khai hoang 5 năm. Điều đó đã khuyến khích bà con nông dân khai hoang, mở rộng diện tích. Diện tích đất nông nghiệp tăng làm cho bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu, trên một lao động, trên một lao động nông nghiệp và trên một hộ nông nghiệp tăng. Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm 79,85% tuy nhiên diện tích đất này có xu hướng giảm, từ 305.34 ha năm 2001 xuống còn 303.10 ha năm 2004. Đặc biệt vào năm gần đây khoa học phát triển người ta đã nghiên cứu được các loại giống tôm, cá phù hợp với khí hậu, chất đất để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Kỷ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, hợp lí, đảm bảo được quỹ đất sản xuất nông, diêm, ngư nghiệp. Tuy nhiên đất bình quân nhân khẩu thấp điều này đặt ra cho người dân của xã làm thế nào để nâng cao hiệu quả nguồn đất đai ít ỏi đó. 2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Qua bảng 8 ta thấy số lượng máy cày kéo tăng lên từ 5 cái năm 2002 lên 8 cái năm 2004. Các loại máy như: máy thổi, máy xay xát, máy bơm nước…cũng tăng theo các năm. Trâu bò cày kéo năm 2004 đạt 244 con, tăng 35 con so với năm 2002. Nhìn chung tư liệu sản xuất của xã có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên tư liệu sản xuất của xã vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đòi hỏi xã cần có chiến lược khuyến khích HTX và nông dân đầu tư tư liệu sản xuất đặc biệt là máy móc thiết bị, góp phần nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Bảng 6 – Tình hình trang bị tư liệu chủ yếu của xã Diễn Kỷ qua 3 năm 2002-2004 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 Máy cày kéo Cái 5 7 8 Máy thổi lúa Cái 7 9 11 Máy xay xát Cái 62 68 68 Máy bơm nước Cái 38 41 43 Bình bơm thuốc có động cơ Cái 3 5 5 Máy xay lạc Cái 8 11 12 Trâu bò cày kéo Cái 209 231 244 2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng 2.4.1 Giao thông Giao thông là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở xã Diễn Kỷ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là mạng lưới GTNT. Tính đến năm 2004, 90% số thôn đã có đường bê tông hoá. Bên cạnh đó tuyến đường quốc lộ 1A có chiều dài 3km đi qua Cầu Bùng nối với Thị trấn Diễn Châu, 10 [...]... liệu ở bảng 17 ta thấy rằng sản xuất lạc của các hộ điều tra mang lại hiệu quả kinh tế cao Các chỉ tiêu như VA/IC, VA/GO, VA/công LĐ là rất cao Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ nông dân ngoài phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, đất đai, ra còn phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ thâm canh của các hộ Vậy để 14 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN đạt được hiệu quả. .. đang được ứng dụng khà phổ biến trên địa bàn xã Diễn Kỷ KẾT LUẬN Xã Diễn Kỷ là một trong những xã sản xuất lạc trọng điểm của huyện Diễn Châu Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong đó hướng dẫn sản xuất lạc được chú trong là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong vùng Từ việc phân tích thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất lạc hàng hoá của. .. của xã Diễn kỷ - huyện Diễn Châu, chúng tôi có một số kết luận sau: Thứ nhất, sản xuất lạc ở nước ta nói chung và xã Diễn Kỷ nói riêng phát triển qua các năm với tốc độ ngày một nhanh do việc chế biến, xuất khẩu lạc của nước ta được đẩy mạnh Nông dân xã Diễn Kỷ đã nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây lạc cao hơn nhiều so với cây khác nhưng vẫn chưa mạnh giạn đầu tư vào sản xuất do tập quán canh tác của. .. để từ đó làm cho kinh tế - xã hội của xã ngày càng phát triển nhanh chóng, cân đối và toàn diện 3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Diễn Kỷ 3.1 Thuận lợi Diễn Kỷ là xã có vị trí khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời có vị trí quan trọng trong chiến lược Quốc phòng – An ninh của huyện Diễn Châu Lợi thế này đã phát huy tác dụng trong việc thu hút vốn... quán sản xuất Cho nên việc xác định các công thức luân canh, xen canh không hợp lý chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà cón sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, làm môi trường sinh thái được cân bằng 15 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN Trên chân đất có thàh phần cơ giơí nhẹ, bạc màu và kh hạn của xã Diễn Kỷ, cây lạc được trồng luân canh và xen canh với nhiều loại cây... Thái Lan Qua điều tra chúng tôi nhìn thấy đa số các hộ sử dụng lạc sau khi thu hoạch để trồng Tuy địa bàn Diễn Kỷ là nơi làm lạc đông để giống cho vụ đông xuân nhưng có nhưng hộ họ vẫn để làm giống dự phòng 10,47% sở dĩ như vậy là do phong tục tập quán và truyền thông sản xuất của các hộ CHƯƠNG IV GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ DIỄN KỶ Sản xuất lạc ở Diễn Kỷ bên... góp phần tiêu thụ sản phẩm cho dân Các thông tin giá cả do chính những tư thương cung cấp nên trong khi bán lại cũng bị giảm giá 17 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN Người thu gom và các Doanh nghiệp tư nhân mua lạc của các hộ sau đó nhập cho Doanh nghiệp lớn để xuất khẩu hoặc chuyển sang các nhà máy chế biến phần lớn lạc của Diễn Châu được xuất khẩu ra Hải... quả kinh tế cao không còn cách nào khác là các hộ phải đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lạc 4 So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây trồng khác của các hộ điều tra Muốn đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra, thì cần so sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây trồng khác như: ngô, vừng, đậu trên cùng một loại đất Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh. .. thời kỳ sinh trưởng và phát triển Vì vậy, khi nói đến việc đầu tư 12 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN thâm canh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và thâm canh cây lạc nói riêng thì không thể không nói đến đầu tư phân bón, vì phân bón là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến năng suất và sản lượng lạc Muốn có tăng năng suất cây lạc cần bón đủ phân...HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN ngoài ra Diễn Kỷ còn có 5,2km đường tỉnh lộ 538 đi qua nối với thị trấn huyện Yên Thành là một thuận lợi to lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm tới 2.4.2 Thuỷ lợi Cùng với mạng lưới giao thông, mạng lưới kênh mương nội đồng và các công trình thuỷ lợi của xã cũng được xây dựng . nhiên, kinh t - xã hội ở xã Diễn Kỷ 3.1 Thuận lợi 3.2 Khó khăn Chương III: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ 1 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU –. hình sản xuất lạc 2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An 2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu 2.5 Tỉnh hình sản xuất. các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất lạc đạt hiểu quả kinh tế cao hơn . 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN PHẦN II NỘI