Dự phòng nhiễm trùng tại khoa hồi sức cấp cứu (Prevention of Infection in the Intensive Care Unit) Amy M. Richmond Các nhiễm trùng mắc phải tại khoa Hồi sức tích cực là một yếu tố đóng góp có ý nghĩa vào tỷ lệ tử vong và tàn phế của bệnh nhân nằm viện. Các nhiễm trùng mắc phải tại khoa Hồi sức tích cực làm tăng thời gian nằm viện của bệnh nhân và có thể làm gia tăng thêm chi phí tới > 50.000$ cho một lần xẩy ra. Cần áp dụng nhiều biện pháp để dự phòng sự lan truyền của vi sinh vật gây bệnh tại khoa Hồi sức tích cực. Các biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở cơ chế lây truyền của vi khuẩn (Transmission-based precautions)- bao gồm lây qua đường tiếp xúc, lây qua các giọt chất tiết (droplets) và mang qua đường không khí (airborne)- cần được thực hiện nếu cần, và phải giám sát sự tuân thủ quy tắc chuyên môn của các nhân viên y tế tham gia chăm sóc bệnh nhân. Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm do tiếp xúc (mặc áo phòng hộ và tay đi găng) phải được áp dụng khi thăm khám cho các bệnh nhân là đối tượng bị nhiễm các vi khuẩn kháng kháng sinh như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) kháng methicillin, cầu khuẩn ruột kháng vancomycin, trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc (multiple-drug resistant Gram negative bacterium) và Clostridium difficile. Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua giọt chất tiết (thực hiện đeo khẩu trang ngoại khoa) là cần thiết để phòng ngừa lây truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bằng các giọt hạt lớn như cúm (influenza) và não mô cầu (meningococcus). Các biện pháp phòng ngừa tác nhân gây bệnh mang qua đường không khí (mặt nạ thở N95 và buồng thông gió áp lực âm) được áp dụng để phòng ngừa các tác nhân gây nhiễm khuẩn được mang qua đường không khí như trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) và thủy đậu (varicella). Để dự phòng nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế và các bệnh nhân khác, các biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở cơ chế lây truyền của vi khuẩn phải được thực hiện ngay sau khi có các nghi vấn lâm sàng đầu tiên. Cần tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các trường hợp xẩy ra tình trạng phơi nhiễm với bệnh nhân hoặc nhân viên y tế. Đứng hàng đầu trong dự phòng nhiễm trùng là vệ sinh bàn tay thỏa đáng trước khi đặt và/hoặc đung chạm tới một thiết bị gây xâm lấn hoặc khi khám xét bệnh nhân. Chất sát khuẩn tay có thành phần cồn (alcohhol-based hand rubs) được đặt ngay tại giường đã chứng minh làm tăng sự tuân thủ cũng như duy trì được tính nguyên vẹn da của bàn tay của nhân viên y tế và cần được khuyến khích áp dụng. Dịch rửa tay bằng cồn có thể được sử dụng bất kể bàn tay có bẩn rõ ràng hoặc không. Xà phòng sát khuẩn cũng phải có sẵn để sử dụng tại các khoa HSCC khi bàn tay của người chăm sóc bệnh nhân bị bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với các chất tiết của cơ thể bệnh nhân. Làm sạch và khử khuẩn hữu hiệu môi trường của khoa HSCC cũng đóng một vai trò quan trọng trong hạn chế sự lan truyền của vi sinh vật. . Dự phòng nhiễm trùng tại khoa hồi sức cấp cứu (Prevention of Infection in the Intensive Care Unit) Amy M. Richmond Các nhiễm trùng mắc phải tại khoa Hồi sức tích cực là một. một lần xẩy ra. Cần áp dụng nhiều biện pháp để dự phòng sự lan truyền của vi sinh vật gây bệnh tại khoa Hồi sức tích cực. Các biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở cơ chế lây truyền của vi khuẩn. nhân nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện thường gặp đứng hàng thứ hai chỉ sau nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan với đặt xông tiểu Foley. Nhiễm trùng theo dòng máu liên quan với catheter