1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo

47 6,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

phát triển nghề nuôi ốc nhồi bổ sung thêm một loài ốc nước ngọt có giá trị kinh tế cao vào danh mục các loài động vật thân mềm nuôi của ngành thủy sản Việt Nam.. Vì vậy, trong thời gian

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh

tế thế giới, ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng

cả về số lượng lẫn chất lượng con giống, cũng như mở rộng mô hình nuôi Ngoài việc cung cấp thực phẩm, sản phẩm còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, nó trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta

Việt Nam có vị trí thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và cho nghề nuôi cá nói riêng Với chiều dài bờ biển 3620 Km, 112 của sông có hệ thống sông ngòi, kênh mương, đầm phá dày đặc, diện tích mặt nước ruộng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản Để phát huy được những lợi thế đó đòi hỏi phải đầu tư quy hoạch và nghiên cứu sản xuất con giống cung ứng cho nhu cầu của người nuôi

Trong những năm gần đây NTTS nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao Sản phẩm của nghề NTTS nước ngọt góp phần cải thiện đời sống nhân dân,góp phần vào xóa đói giảm nghèo

Ngoài các đối tượng nuôi nước ngọt truyền thống như cá Chép, cá Mè, cá

Trắm,… thì một đối tượng nuôi như loài ốc nhồi (Pila polita) là khá mới mẻ,

nhưng lại là một đối tượng rất triển vọng do đây là loài có giá trị kinh tế tương đối cao Những món ăn được chế biến từ ốc nhồi có chất lượng thơm ngon, cung cấp một lượng đạm, canxi, axit amin,… và đặc biệt là chứa các chất béo không

no có lợi cho sức khoẻ cho nên được thị trường rất ưa chuộng

Do nguồn cung cấp ốc nhồi hiện tại hầu hết là do bắt ngoài tự nhiên nên nguồn cung còn chưa ổn định, tăng áp lực khai thác nguồn ốc từ tự nhiên dẫn đến sự suy giảm về số lượng loài này Hiện nay, đã có một vài nơi tiến hành nuôi thử loài ốc nhồi với nguồn giống được thu ngoài tự nhiên có kết quả khá khả quan, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người nuôi

Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu về xây dựng quy trình công nghệ

sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài ốc nhồi Pila polita Việc nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất loài ốc nhồi Pila polita thành công sẽ tạo cơ sở để

Trang 2

phát triển nghề nuôi ốc nhồi bổ sung thêm một loài ốc nước ngọt có giá trị kinh

tế cao vào danh mục các loài động vật thân mềm nuôi của ngành thủy sản Việt Nam Mặt khác, đây cũng là một giải pháp nhằm giảm áp lực khai thác nguồn ốc

tự nhiên góp phần bảo tồn nguồn lợi loài ốc này

Vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại thực nghiệm nước ngọt Hưng Nguyên – Trường Đại Học Vinh, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Tạ

Thị Bình tôi đã chọn đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (Pila polita –

Deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo”

Mục tiêu nghiên cứu

 Thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi trong điều kiện nhân tạo nhằm cung cấp con giống thúc đẩy phát triển nghề nuôi, góp phần bảo tồn nguồn lợi ốc tự nhiên

 Thông qua đề tài để thử nghiệm quy trình sản xuất giống ốc nhồi nhân tạo nhằm tạo ra con giống cung cấp cho thị trường

Trang 3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Order : Architaenioglossa - Haller, 1892

Superfamily : Ampullarioidea - J.e Gray, 1824

Family : Ampullariidae

Genus : Pila - Röding, 1798

Specific name : polita - (Deshayes, 1830)

Scientific name : Pila polita - (Deshayes, 1830).

Tên tiếng Anh : Apple Snail

Tên tiếng Việt : ốc nhồi, ốc đồng, ốc bươu đen

Trong giống Pila đến nay trên thế giới đã phân loại được 23 loài bao

gồm : P africana, P africana martens, P ampulacea, P ampullacea, P

angelica, P cecillei, P congoensis, P conica, P globosa, P gracilis, P leopoldvillensis, P letourmenxi, P luzonica, P occidentalis, P ovata, P pesmei, P pesmi, P polita, P saxea, P scutata, P speciosa, P virens, P wernei

1.2 Đặc điểm sinh học loài ốc nhồi

1.2.1 Hình thái ngoài

Là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím Số vòng xoắn 5,5 - 6, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông Lỗ miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài vỏ bóng Vòng xoắn cuối lớn, chiếm

Trang 4

tới 5/6 chiếu cao vỏ Các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài Lỗ miệng vỏ hẹp, dài, chiều rộng bằng nửa chiều cao Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài Nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong.

Vỏ ốc có lớp canxi ở phía trong và lớp vỏ sừng màu xanh đen hay ánh vàng ở phía ngoài

Hình 1 : Ốc nhồi nhìn từ mặt bên Hình 2 : Ốc nhồi nhìn từ mặt bụng

1.2.2 Tập tính sống

Khi di chuyển, ốc mở nắp vỏ, xoè làm cơ bụng dạng lưỡi uyển chuyển trên nền đáy hoặc trên vách giá thể, khi di chuyển ốc tiết ra một lớp nhầy để giảm ma sát Trong lúc di chuyển đầu ốc nhô ra, thuỳ miệng ở giữa, bên trái là ống xiphong hút lớn thông với xoang phổi, bên phải là ống xiphong thoát bé thông với xoang mang Đôi khi ốc thải phân cùa với bọt khí qua ống thoát ra

Trang 5

ngoài Khi ốc nổi từ từ lên mặt nước thì ống hút nhô lên, mở rộng miệng ống ra

để lấy không khí dự trữ vào khoang áo

Nếp da trước miệng của ốc kéo dài thành 2 mấu lồi miệng, kế đó là 2 tua râu cảm giác có khi vươn dài tới 5cm Ở kề 2 gốc tua là 2 mắt, cuống mắt ngắn,

cử động linh hoạt

Khối cơ chân rụt vào trong vỏ khi đóng nắp và duỗi ra khi bò, gập nắp

vỏ về phía lưng

1.2.3 Phân bố và môi trường sống

Đây là loại ốc nước ngọt, sống phổ biến trong các ao, ruộng, hồ, đầm ở vùng đồng bằng và trung du, chúng thường bò trên rong, bèo, ăn mùn bã hữu cơ, bám vào xơ mít vứt xuống ao hay bám vào cỏ trong ruộng

Ốc thường nổi lên mặt nước để thở, khi có tiếng động liền thu mình lại vào vỏ và lặn xuống sâu Mùa nóng hay mùa lạnh, ốc hay nổi lên mặt nước, ốc nhồi vừa có mang vừa có phổi nên chịu được khô, bỏ ở tro bếp, ốc cũng sống được 3-4 tháng, buổi sáng ốc thường ở gần bờ ao, ruộng, trưa rút xuống sâu và

ra xa bờ hơn

1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Ốc nhồi là loài ăn tạp, có phổ thức ăn đa dạng, chúng ăn lá của thực vật bậc cao, rêu bám trên đá, thực vật phù du, và cả mùn bã hữu cơ, phân trâu-bò Ngoài ra, ốc nhồi còn ăn cả những thức ăn nhân tạo như bột cám gạo, bột đậu tương, bột ngô,…

Trong giai đoạn còn non, ốc kiếm ăn gần như cả ngày, cường độ bắt mồi lớn, thức ăn chủ yếu trong giai đoạn này là thực vật phù du, các loại rêu, tảo, bèo (bèo tám, bèo hoa dâu,…) và các loại thức ăn tinh bổ sung Ốc ăn nhiều, nhanh lớn, tăng trưởng nhanh về kích thước Giai đoạn về sau, ốc chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm tời lúc gần sáng, thức ăn trong giai đoạn này có thêm lá các loài thực vật bậc cao, mùn bã hữu cơ Giai đoạn này ốc ít tăng trưởng về kích thước, chủ yếu tăng về khối lượng (tích luỹ cho sinh sản)

Trang 6

Cách thức ăn của ốc nhồi cũng khá đa dạng, tuỳ thuộc vào loại thức ăn mà chúng ăn vào Khi ăn lá các loài thực vật bậc cao, lá bèo, rêu bám trên giá thể,…

ốc sử dụng lưỡi bào (radula) để bào nhỏ thức ăn, sau đó cuốn vào miệng rồi tiêu hoá thức ăn Khi ăn mùn bã hữu cơ có kích thước nhỏ chìm dưới đáy, ốc sẽ bò trên nền đáy và đưa vòi miệng ra thu lấy thức ăn, đối với các loại thưc ăn tinh nổi trên mặt nước thì ốc có cá ăn là bò lên sát mặt nước rồi đưa vòi ra thu lấy thức ăn hoặc treo mình lên trên mặt nước rồi thu thức ăn Trong khi ăn ốc còn tiết nhớt để keo dính thức ăn lại, thuận tiện cho việc hút thức ăn vào trong miệng, lúc treo ngược người trên mặt nước loài này còn sử dụng cách thức vận động chân bụng kết hợp tiết nhớt để gom thức ăn vào giữa chân bụng, sau đó cuộn chân bụng lại rồi đưa vòi vào giữa thu lấy thức ăn

1.2.5 Đặc điểm sinh sản

Hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề này

1.3 Tổng quan tình hình thuộc lĩnh vực đề tài :

1.3.1 Trên thế giới

Trong sản lượng thuỷ sản hàng năm trên thế giới thì động vật thân mềm đóng vai trò khá quan trọng Theo số liệu thống kê của FAO năm 2000, động vật thân mềm chiếm 30% về sản lượng và 19% về giá trị tổng sản lượng nuôi thuỷ sản thế giới Sản lượng động vật thân mềm tăng từ 3,6 triệu tấn năm 1990 lên 10,7 triệu tấn năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 11,5%/năm

Các nước có sản lượng động vật thân mềm nuôi lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, CHND Triều Tiên, Pháp và Italia

Các đối tượng nuôi chính chủ yếu tập trung ở các loài sống ở vùng ven biển như Hầu TBD, Vẹm Xanh, Ngao, Sò, Điệp, Bào Ngư

Theo Dillon RT, 2000[11], Pila polita là loài ốc nước ngọt phổ biến Chúng

Phân bố ở Đông Dương, Inđônêxia, Trung Quốc (Quảng Đông, Vân Nam), Thái Lan và Việt Nam Chúng sống trong ao, ruộng, vùng đồng bằng và trung du

Đã có những nghiên cứu khác nhau về sinh thái, phân bố, vai trò và tác

hại của một số loài ốc nước ngọt trong đó có ốc nhồi Pila polita Theo Burch và

Trang 7

Lohachit, 1983; Kaewjam, 1986[12], Pila polita được xem là một trong 8 loài

ốc nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong y học THAEWNON-NGIW Bet

all, 2002 cho biết Pila polita hiện đang được biết đến như là một biệt dược để

chữa bệnh về da của người dân địa phương miền nam Thái Lan[9]

Loài ốc Pila polita hiện chưa được nghiên cứu về khả năng sinh sản trong

điều kiện nhân tạo Việc nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo loài ốc nhồi

Pila polita thành công sẽ tạo cơ sở để phát triển nghề nuôi ốc nhồi thương phẩm

bổ sung thêm một loài ốc nước ngọt có giá trị kinh tế vào danh mục các loài ốc nước ngọt nuôi của ngành thủy sản thế giới Mặt khác, đây cũng là một giải pháp nhằm giảm áp lực khai thác nguồn ốc tự nhiên, góp phần bảo tồn nguồn lợi

tự nhiên đang gần bị khai thác cạn kiệt

1.3.2 Ở trong nước

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều ao hồ, sông suối, nhiều Cửa sông đổ ra biển với nền đáy đa dạng tạo nên một khu hệ động vật thân mềm phong phú Tuy nhiên, tập đoàn các đối tượng nuôi nước ngọt, còn nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng sinh học và sự đa dạng về điều kiện sinh thái của đất nước cũng như nhu cần của sản xuất[3]

Theo Bách Khoa toàn thư Việt Nam, Pila polita là loài ốc nước ngọt thuộc họ Ốc nhồi (Pilidae), phân lớp Ốc mang trước (Prosobranchia), lớp chân

bụng, ngành động vật thân mềm Vỏ tương đối lớn Mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5

- 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông; vòng xoắn cuối rất lớn chiếm tới 5/6 chiều cao vỏ, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài Nắp khe miệng dài Ăn mùn bã hữu cơ Phân bố ở Đông Dương, Inđônêxia, Trung Quốc Sống trong ao, ruộng, vùng đồng bằng và trung du Hiện nay chúng được sử dụng làm các món ăn được ưa chuộng phổ biến (vd bún ốc, ốc xào, ốc hấp gừng, ốc om chuối đậu, ốc hấp thuốc bắc vv…)

Trong những năm gần đây, ở một số địa phương người dân đã nuôi thử loài ốc nhồi này từ việc sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên bằng hình

Trang 8

thức nuôi kết hợp trong ao với cá quả, lươn, ba ba và ốc nhồi ở Thanh Hoá, Ninh Bình với giá bán thương phẩm khoảng 40-50 ngàn đồng/kg nên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao

Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu chính thức nào về xây dựng quy

trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài ốc nhồi Pila polita.

1.3.3 Trích dẫn một số tài liệu về nuôi ốc nhồi ở nước ta

1.3.3.1 Sản xuất ốc đồng giống và nuôi ốc thịt (Trích đẫn từ tài liệu của trung

tâm khuyến ngư quốc gia)

Ốc đồng sống ở nước ngọt, thích sống ở nơi có nhiều chất hữu cơ mục nát như ao, mương, ruộng, rừng Nhiệt độ thích hợp nhất 20 - 28ºC Khi nhiệt

độ nước trên 40ºC, ốc sẽ chết; dưới 10ºC, ốc ở trạng thái ngủ ở nhiệt độ không thích hợp (mùa đông), ốc thường chui vào hang, mùa khô chui xuống bùn để trú nóng

Vào mùa khô, ốc thường vùi dưới mặt đất 5 - 20cm; khi có nước ngập thì trồi lên sinh sống và phát triển ở môi trường nước ốc ăn tạp, thức ăn là sinh vật phù du, rêu, rau xanh, cám gạo, nội tạng gia súc, gia cầm và cả phân trâu -

bò ốc cái thường lớn hơn ốc đực ốc cái có 2 râu duỗi thẳng ra phía trước, ốc đực có râu bên phải cuộn về bên trái ốc đẻ nhiều lần ở nhiệt độ thích hợp, sinh sản tập trung vào tháng 6-7 khi nhiệt độ nước 20-25ºC và điều kiện sống phù hợp

Cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực nước trung bình 0, 5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu - bò trộn lẫn với rơm rạ băm nhỏ (tỷ lệ 1/3) Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày Mật độ thả 15 -20 con/m2

ao, tỷ lệ ốc đực - cái 1/1 Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc Sau 10 -

15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng ốc giống có thể bắt ngoài tự nhiên về nuôi Cần làm nhẹ nhàng, tránh ốc bể vỏ, chết

Trang 9

Ốc nuôi ở ruộng, nước sâu 0,7-1m, nơi cạn 0,2-0, 3m Có thể nuôi ốc ở mương, ao, ruộng trũng, sông cụt, rừng nước hoặc khoanh vùng đất khi nước lũ tràn về; nên nuôi ghép ốc với cá Vùng nuôi cần trồng bông súng, rong để tăng

độ mát và độ bám của ốc trong môi trường nước Nước nuôi ốc không bị nhiễm độc nông dược, giàu chất hữu cơ, nước có lưu thông nhẹ càng tốt Nếu không có

bờ bao thì dùng lưới cước bao quanh 10 ngày trước khi thả ốc cần băm rơm rạ cùng với phân chuồng thả đều ao với tỷ lệ 2kg/m2, bón xong đợi đến khi có bọt nước nổi lên mới thả ốc giống Mật độ thả 100 - 150 con/m2, ốc cỡ lớn hơn thả

80 - 120 con/m2 Hàng ngày cho ốc ăn cám gạo, bắp, khoai, rau xanh, thịt hến,

cá, rắc đều trên phần nông của ao Có thể cho ốc ăn thức ăn hỗn hợp như bột bắp, cám gạo nấu với bột cá Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng

ốc dưới ao Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào giờ nhất định ốc lớn, tăng dần lượng thức ăn

Thu tỉa ốc lớn để lại ốc nhỏ nuôi tiếp trong mùa nước Vào cuối mùa nước, thu toàn bộ; chọn ốc bố mẹ để nuôi năm sau Nơi có nhiều phù sa bồi lắng nên thu hoạch vào mùa khô, khi đó chỉ cần cào mặt đất, bắt từng con ốc Đây cũng là lúc ốc mập nhất

1.3.3.2 Kỹ thuật nuôi ốc nhồi (Trích dẫn từ trang thông tin điện tử cơ sỏ dữ liệu

KH&CN nông nghiệp)

Ốc nhồi là loại ốc nước ngọt, sống phổ biến trong các ao, ruộng, hồ, đầm ở vùng đồng bằng và trung du, chúng thường bò trên rong, bèo, ăn mùn bã hữu cơ, bám vào xơ mít vứt xuống ao hay bám vào cỏ trong ruộng

Ốc thường nổi lên mặt nước để thở, khi có tiếng động liền thu mình lại vào vỏ và lặn xuống sâu Mùa nóng hay mùa lạnh, ốc hay nổi lên mặt nước, ốc nhồi vừa có mang vừa có phổi nên chịu được khô, bỏ ở tro bếp, ốc cũng sống được 3-4 tháng, buổi sáng ốc thường ở gần bờ ao, ruộng, trưa rút xuống sâu và

ra xa bờ hơn Muốn bắt ốc dễ dàng đêm đến có thể bỏ rơm rạ hoặc cỏ thối rữa xuống ao, hồ để ốc bám vào, sáng hôm sau ra bắt

Nuôi ốc ở ao cần có phần sâu và phần nông theo tỷ lệ 3/2

Trang 10

Phần sâu giữ nước 50-80cm, phần nông quanh ao mức nước 20-30cm Vây lưới quanh ao ở độ sâu 50cm để không cho ốc bò đi Nước ao không bị ô nhiễm, có điều kiện lưu thông tốt, độ pH 6-7, nhiệt độ nước thích hợp nhất là 20-2500C, giống ốc con thả với mật độ 100-150con/m2, trước khi thả 10 ngày, rắc rơm rạ băm nhỏ xuống ao, sau đó đổ phân gà khoảng 300/m2, khi thấy nước nổi bọt lên thì thả ốc con.

Cần cho ốc ăn liên tục, thức ăn gồm cám gạo, rau xanh, thịt hến, bột cá trộn cám gạo, bột ngô ngày cho ăn một lần, lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng ốc dưới ao, rải thức ăn đều ở phần nông của ao

CHƯƠNG II : ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Tại trại thực nghiệm nước ngọt Hưng Nguyên, Nghệ An, thuộc khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại Học Vinh

2.2 Vật liệu nghiên cứu

 Bể : Bể tròn 1,5m3 : 2 bể ;bể xi măng 1,5m3 : 1 bể

Bể hình chữ nhật 0.5m3 : 2 bể

 Giai 1m3 : 2 giai

 Máy đo các yếu tố môi trường : nhiệt độ (tºC), pH

 Các vật liệu đất, đá, gạch,…để tạo bờ đất trong bể sinh sản của ốc

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Ốc nhồi (Pila polita) bố mẹ đạt kích cỡ tham gia sinh

sản

Trang 11

 Trứng ốc nhồi thu tự nhiên để tiến hành ấp.

2.4 Nội dung nghiên cứu :

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.5.1.1 Phương pháp thu thập ốc bố mẹ, nuôi thuần dưỡng và cho sinh sản

Thu thập ốc bố mẹ: Nguồn ốc sẽ được chọn lọc và thu mua từ ốc của các ngư dân khai thác tại các địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên ốc thu mua khỏe mạnh, kích cỡ 20-30 con/kg, được chuyển về nghiên cứu thuần dưỡng trong điều kiện nuôi bể

Nuôi thuần dưỡng: Thí nghiệm nuôi ốc bố mẹ trong các bể composite (thể tích 1,5m3/bể) với 2 nghiệm thức:

 Nuôi trong bể có thả bèo hoa dâu

 Nuôi trong bể có tạo bờ đất xung quanh và thả bèo hoa dâu Mỗi đơn

vị thí nghiệm 12 cặp ốc bố mẹ

 Thức ăn dùng cho ốc bố mẹ là bột cám gạo

* Kích thích sinh sản bằng cách kích thích nhiệt khô :

 Nguyên lý vật lý : dưới tác động của ánh sáng, nhiệ độ không khí ở điều kiện nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến quá trình mất nước do bốc hơi của các cơ quan sinh sản Điều này kiến cho áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường nước Khi đưa cơ quan sinh sản về môi trường nước, cơ thể hút nươc tăng lên đột ngột đã thúc đẩy quá trình đẻ trứng của ốc

giao tử chín muồi đồng loạt

Trang 12

 Ốc bố mẹ sau quá trinh nuôi vỗ, đã thành thục (quan sát mặt chóp nhọn của ốc thấy có màu vàng nghệ thì ốc đó đã thành thục), được đặt vào 1 chậu nhựa khô, để vào nơi có bóng râm (hoặc có nắng nhẹ) trong vòng 30 phút đến 1 giờ Sau đó được đưa lại vào bể đã được thay nước (50% - 70%), nếu kích thích thành công tối hôm đó ốc sẽ lên sinh sản

2.5.1.2 Phương pháp thu trứng và ấp trứng

Quan sát hoạt động sinh sản của ốc trong điều kiện sinh sản nhân tạo, thu các chùm trứng ốc đã sinh sản ngoài tự nhiên, rửa sạch, đếm số lượng trứng rồi cho vào dụng cụ ấp

Thí nghiệm ấp trứng với 2 hình thức :

 Ấp trứng trong các khay nhựa, để khô trong phòng và thỉnh thoảng có tưới nước giữ ẩm

 Ấp trứng trên các thân cây chuối: thu các chùm trứng Đem sắp lên các thân cây chuối chẻ đôi, sau đó dùng lá chuối che lại và để trong phòng

Các chỉ tiêu theo dõi : Thời gian ấp nở, tỷ lệ nở, theo dõi nhiệt độ môi trường

2.5.1.3 Phương pháp ương từ ốc con mới nở lên ốc giống

Để tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi cần tiến hành thử nghiệm ương nuôi

với 2 nghiệm thức:

 Thử nghiệm ương ốc trong giai đặt trong ao số 7

Mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần

Thức ăn: bột cám gạo

Chỉ tiêu theo dõi:

 Tăng trưởng của ốc giống

 Tỷ lệ sống của ốc giống

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu môi trường :

Trang 13

 Đo pH : Dùng máy đo pH/Nhiệt độ và dùng bộ Test pH.

Số liệu tăng trưởng:

 Định kỳ đo tốc độ tăng trưởng của ôc con 7 ngày/lần, mỗi lần đo 30 con

2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu

 Các số liệu về tỷ lệ nở, tỷ lệ sống được xử lý bằng các công thức toán học

Trang 14

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Quy trình kỹ thuật nuôi thuần dưỡng và cho sinh sản ốc nhồi

3.1.1 Chuẩn bị bể nuôi

Bể nuôi được chuyển từ trong kho ra, vệ sinh sạch sẽ trước khi vào giai đoạn tạo các điều kiện cho bể đẻ

Bao gồm 4 bể : 3 bể composit và 1 bể xi măng :

Bể composit có thể tích 1,5 m3, trong bể có lót 1 lớp gạch dày khoảng 30cm để năng độ cao của đáy bể tiện cho việc chăm sóc, quản lý Bên trên bể tạo ghè đá, đắp đất vượt lên mặt nước 30cm, là nơi cho ốc sinh sản Đáy bể phủ

1 lớp đất khoảng 10cm và 1 lớp bùn non mỏng làm nơi trú ẩn cho ốc

Bể xi măng có thể tích 1,5m3, trong bể có lóp 1 lớp gạch dày khoảng 20cm để nâng độ cao của đáy bể Bên trên tạo ghè đá, đắp đất vượt trên mặt nước khoảng 30cm Đáy bể cũng được phủ 1 lớp đất dày khoảng 10cm và 1 lơpfs bùn non mỏng

Bể có thể tích 1m3, trong bể tạo một ghè đá, có đắp đất bao phủ, là nơi

để ốc sinh sản Đáy bể là đáy trơ (không bỏ chất đáy), bên dưới ghè đá được xếp một lớp gạch cao để giảm hiện tượng đất bên trên sạt lở xuống dưới bể

Bể có thể tích 1,5m3, được phủ 1 lớp bùn đáy dày khoảng 5cm

Cả 4 bể đều có tấm che để hạn chế khoảng 50% ánh nắng trực tiếp chiếu vào bể, nhằm giảm nhiệt độ nước trong những ngày nắng nóng Và có thiết kế nâng cao lù xả đáy để phù hợp với điều kiện nền đáy mới được tạo ra

Trang 15

Hình 3 : Bờ đá cho ốc sinh sản Hình 4 : Tấm che nắng trên bể Cấp nước vào bể với độ sâu khoảng 30cm Cấp nước vào ra khoảng 5-6 lần để loại bỏ chất bẩn lơ lửng trong nước, sau đó để sa lắng phù sa, nước sẽ có

độ trong đủ điều kiện cho việc thả ốc bố mẹ Tiếp đó tiến hành thả bèo hoa dâu vào tỷ lệ phủ bèo khoảng ½ diện tích mặt nước trong bể (phần không phủ bèo để thuận tiện cho việc cho ốc ăn thức ăn nhân tạo)

bố mẹ bằng các yếu tố cảm quan là chính Ốc có chiều dài toàn thân trung bình

từ 48mm đến 56mm Vỏ còn nguyên vẹn, có màu sắc đặc trưng của loài

Nuôi thuần dưỡng

Trang 16

Ốc bố mẹ được nuôi thuần dưỡng ở các bể composit từ ngày 5/4, sau vài ngày nuôi, số lượng ốc chết xảy ra rất nhiều.

không đảm bảo, ốc có sức khoẻ yếu, có thể đã có những tổn thương bên trong

mà mắt thường không quan sát được Mặt khác trong thời gian này có sử dụng lá sắn làm thức ăn cho ốc nhồi dẫn tới việc nước trong bể nuôi đã bị ô nhiễm đã làm chết ốc hàng loạt

 Khắc phục : Tiến hành thay nước cho bể nuôi, loại bỏ những con ốc chết, tiếp tục nuôi thuần dưỡng những cá thể còn khoẻ mạnh, ngừng cho ăn thức

ăn xanh (lá sắn), chuyển sang chỉ sử dụng thức ăn tinh là bột cám gạo

Ngày 21/4 đi mua thêm ốc bố mẹ bổ sung vào và tiếp tục nuôi thuần dưỡng, từ ngày 22/4 dến ngày 29/4 một số ốc bố mẹ bị chết

khác trong thời gian này thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến việc một số ốc bố

mẹ bị chết

 Khắc phục : Tiến hành loại bỏ những con bị chết, thay nước rồi ổn định lại môi trường nước, tiếp tục nuôi để chọn lọc những con ốc bố mẹ khoẻ mạnh

½ diện tích mặt bể, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu vào

 Kích thước trung bình ốc bố mẹ tham gia sinh sản :

Chiều cao vỏ (mm)

Chiề

u rộng vỏ (mm)

Chiều dài vỏ (mm)

K.lượ

ng toàn thân (g)

Bể xi măng

34.389 167

35.9 07917

50.4683 33

30.436 542

Trang 17

composit 1,5m³ 6625 17 958

Bể

composit 1m³

36.326 667

37.9 34583

53.1637 5

32.419 625

tương đối hợp với yêu cầu Ốc đực và ốc cái có kích thước khác nhau (ốc đực nhỏ hơn ốc cái có cùng độ tuổi) nên khi chọn ốc bố mẹ tham gia sinh sản phải lưu ý tới điều này

3.1.3 Chăm sóc và quản lý

3.1.3.1 Chăm sóc

Thời gian đầu cho ốc ăn bột cám gạo 2 lần/ngày vào buổi sáng lúc 6h và buổi chiều lúc 17h, nhưng sau 1 thời gian nuôi (từ ngày 6/5 đến ngày 11/5) thì thấy ốc chủ yếu bắt mồi vào ban đêm (khoảng từ 19h-5h sáng hôm sau – đã có theo dõi và đoạn phim thu lại), hầu như ít có hoạt động kiếm ăn vào ban ngày nên giai đoạn sau chỉ cho ăn 1 buổi trong ngày là buổi chiều (lúc 17h) Khối lượng thức ăn cho vào bể khoảng 3-5% khối lượng cơ thể, ngoài ra còn có bèo hoa dâu trong bể là nguồn thức ăn xanh bổ sung

Bể composit 1m³ Sáng

T B

26.1545 4545

26.377272 73

26.18095 238

M in-Max

27.9863 6364

28.452380 95

28.35454 545

M in-Max

Trang 18

u B 9091 82 455

M in-Max

28.15909 091

M in-Max

30.23

 Trong thời gian nuôi ốc bố mẹ tham gia sinh sản, nếu tính nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian nuôi thì nhiệt độ của các bể tại 1 thời điểm đo là tương đương nhau Nhiệt độ trung bình buổi chiều cao hơn buổi sáng khoảng 3ºC Mặt khác, tuỳ từng ngày mà nhiệt độ cùng một buổi cũng có sự sai khác lớn, đây chỉ là sự thay đổi do yếu tố thời tiết (gió mùa, mưa, )

 Nhìn vào biểu bảng ta thấy nhiệt độ trung bình ngày tại thời điểm 11/5 và 15/5 có sự hạ thấp nhiệt độ so vời nền nhiệt những ngày xung quanh, nguyên nhân là do trong 2 ngày này có xuất hiện mưa rào làm nhiệt độ trong ngày giảm xuống đáng kể Ngày 9/5-10/5 và ngày 15/5 là 3 ngày ốc bố mẹ có hoạt động đẻ trứng, đặc biệt lưu ý khi ngày 9/5 và 10/5 là vào đợt sinh sản chưa

có tác động kích thích Vì vậy có thể việc sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt của

ốc nhồi có liên quan tới việc đón những cơn mưa rào này

Trang 19

 Bảng số liệu pH trung bình trong quá trình cho sinh sản :

Sá ng

C hiều

Sá ng

C hiều

S áng

Ch iều

7.8 1364

 Do suốt trong quá trình nuôi nguồn nước cấp cho bể đẻ được lấy từ

ao số 5, và những lần thay nước kích thích sinh sản thì sự thay đổi pH không đáng kể biến động pH từ 7,6 đến 7,9, còn lại thường ổn định trong khoảng 7,7

3.1.4 Cho sinh sản nhân tạo ốc nhồi

3.1.4.1 Cho ốc sinh sản mà không kích thích

Khi nuôi ốc trong bể có thiết kế tạo bờ cho ốc sinh sản thì ốc đã sinh sản, như vậy về cơ bản có thể cho ốc sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt mà không cần dùng các biện pháp kích thích sinh sản

Trang 20

Hình 5 : Cặp ốc bố mẹ sinh sản Hình 6 : Ốc mẹ cùng tổ trứng mới đẻ

 Bảng số liệu ốc bố mẹ sinh sản khi tạo bờ nhân tạo

Ngày

Số ốc bố mẹ đưa vào sinh sản (cặp)

Số ốc bố mẹ tham gia sinh sản (cặp)

B

ể composit 1m³

B

ể xi măng

Bể composit 1,5m³

B

ể composit 1m³9/5/2

010

12

12

12

1

Trang 21

 Tỷ lệ ốc bố mẹ tham gia sinh sản rất thấp, những cặp này trước khi đưa vào nuôi trong bể đã thành thục khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ (đã phân tích ở phía trên) và có bờ đất thích hợp để sinh sản nên ốc đã sinh sản.

3.1.4.2 Cho ốc nhồi sinh sản bằng biện pháp kích thích sinh sản

Từ ngày 11/5 đến ngày 27/5 tiến hành kích thích sinh sản cho ốc nhồi, chia làm 2 đợt là đợt 1 từ ngày 11/5 đến ngày 15/5 và đợt 2 từ ngày 21/5 tới ngày 25/5, việc kích thích sính sản được tiến hành đối với ốc bố mẹ ở cả 3 bể :

 Bắt ốc bố mẹ ra, đem đi kích thích khô, cụ thể như sau : đem ốc bố

mẹ đặt vào một chậu khô, để trong bóng râm khoảng 30 phút đến 1 tiếng, sau đó bắt thả lại vào bể, chờ dền tối theo dõi xem ốc có sinh sản hay không

 Trong lúc bắt ốc thì tiến hành cấp nước vào bể, mực nước như cũ là khoảng 30cm, trong lúc chờ kích thích sinh sản xong thì nước cũng được sa lắng, sẵn sàng để thả lại vào bể

Các hoạt động trên được làm theo tứng đợt, trong mỗi đợt thì cứ 2 ngày kích thích 1 lần, vào đợt 1 là các ngày 11/5, 13/5 và 15/5 và đợt 2 là các ngày 21/5, 23/5 và 25/5

Việc kích thích được tiến hành 2 ngày/lần để tránh gây tổn hại nhiều đến sức khoẻ của ốc bố mẹ và khoảng cách giữa 2 đợt kích thích là 5 ngày cũng nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ cho ốc bố mẹ và tiếp tục nuôi vỗ tái phát dục

để ốc sinh sản

Thường thì ốc sẽ sinh sản trong buổi tối sau khi kích thích, thời gian ốc sinh sản có thể kéo dài từ 20h đến 5h sáng hôm sau

Trang 22

Hình 7 : Ốc nhồi đang sinh sản Hình 8 : Tổ trứng mới được sinh sản

 Bảng số liệu ốc bố mẹ sinh sản nhờ kích thích nhiệt khô :

Bể composit 1m³

Bể

xi măng

Bể composit 1,5m³

Bể composit 1m³

Trang 23

sinh sản có hiệu quả nhất Do ở bể này không thiết kế bùn đáy, vì ốc có tập tính vùi mình trong bùn như vậy sẽ hạn chế sự hoạt động của ốc dẫn tới hạn chế sự tham gia sinh sản.

3.2 Quy trình ấp trứng ốc

Do trong giai đoạn đầu nuôi thuần dưỡng ốc gặp nhiều khó khăn, việc nuôi thuần dưỡng kéo dài nên việc ấp trứng được đưa vào tiến hành trước cho kịp tiến trình thực tập Nguồn trứng ốc được thu từ tự nhiên nên thời gian nở của trứng sẽ không đồng nhất (do thời gian từ lúc ốc đẻ đến khi thu mỗi tổ trứng là khác nhau), số trứng thu được từ sinh sản nhân tạo chỉ được đưa vào ấp để theo dõi chính xác thời gian nở và quá trình phát triển phôi của ốc

Thu trứng sinh sản nhân tạo rồi tiến hành ấp thử nghiệm Theo dõi sự phát triển của ốc thì sau 13 ngày ấp trứng đã bắt đầu nở, sau 16 ngày thì trứng

nở hoàn toàn (trừ một số trứng không nở được)

Thử nghiệm 2 hình thức ấp khác nhau là ấp trong bẹ chuối và ấp trong khay để khô trong phòng (thỉnh thoảng có tưới nước giữ ẩm)

3.2.1 Chuẩn bị dụng cụ ấp

Sử dụng các khay nhựa có kích thước 5x5x2cm (đồ dùng trong phòng thí nghiệm) làm khay ấp trứng Các khay được vệ sinh sạch sẽ, đặt lên chậu nhựa có đổ nước ở phìa dưới để thuận tiện cho việc chuyển ốc con xuống môi trường nước Trong chậu có thả 1 ít bèo hoa dâu để ốc con khi mới nở có thể trú

ẩn và lấy bèo làm thức ăn

Dùng thân chuối non (vừa đủ kích thước chậu cũng như số lượng trứng

ấp trên đó) làm nơi để ấp trứng Thân chuối được chẻ làm đôi, rửa sạch rồi sau

đó đặt vào chậu làm nơi đặt trứng lên tiến hành ấp Bên dưới bẹ chuối cho vao 1

ít nước, ngập ½ thân bẹ chuối, tạo điều kiện để ốc con sau khi nở có thể bò

Ngày đăng: 28/08/2014, 15:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3 : Bờ đá cho ốc sinh sản                     Hình 4 : Tấm che nắng trên bể     Cấp nước vào bể với độ sâu khoảng 30cm - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 3 Bờ đá cho ốc sinh sản Hình 4 : Tấm che nắng trên bể Cấp nước vào bể với độ sâu khoảng 30cm (Trang 15)
Hình 5 : Cặp ốc bố mẹ sinh sản             Hình 6 : Ốc mẹ cùng tổ trứng mới   đẻ - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 5 Cặp ốc bố mẹ sinh sản Hình 6 : Ốc mẹ cùng tổ trứng mới đẻ (Trang 20)
Hình 7 : Ốc nhồi đang sinh sản    Hình 8 : Tổ trứng mới được sinh  sản - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 7 Ốc nhồi đang sinh sản Hình 8 : Tổ trứng mới được sinh sản (Trang 22)
Hình 11 : Ấp trứng trong bẹ chuối               Hình 12 : Ấp trứng trong khay     Đưa 1 tổ trứng ra cân thử, rồi tách cân thử 1 quả, từ đó tính dược số  lượng trứng trong tổ - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 11 Ấp trứng trong bẹ chuối Hình 12 : Ấp trứng trong khay Đưa 1 tổ trứng ra cân thử, rồi tách cân thử 1 quả, từ đó tính dược số lượng trứng trong tổ (Trang 25)
Hình 13 : Ốc mời nở sống trong chậu         Hình 14 : Ốc con bám trên bèo    Nếu ấp trứng trên bẹ chuối thì ôc con nở ra sẽ bò trực tiếp xuống nước,  còn nếu ấp trong khây thì hầu hết ốc con nở ra đều không tự bò xuống mặt nước  được (do thành khay quá ca - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 13 Ốc mời nở sống trong chậu Hình 14 : Ốc con bám trên bèo Nếu ấp trứng trên bẹ chuối thì ôc con nở ra sẽ bò trực tiếp xuống nước, còn nếu ấp trong khây thì hầu hết ốc con nở ra đều không tự bò xuống mặt nước được (do thành khay quá ca (Trang 28)
Hình 17 : Ốc con đưa đi ương                    Hình 18 : Môi trường bể thả ốc - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
Hình 17 Ốc con đưa đi ương Hình 18 : Môi trường bể thả ốc (Trang 31)
Hình : Ốc mẹ đã thành thục                            Hình : Tổ trứng đẻ đầu tiên - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
nh Ốc mẹ đã thành thục Hình : Tổ trứng đẻ đầu tiên (Trang 39)
Hình : Ốc mới nở bò xuống nước                   Hình : Trứng không nở được - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
nh Ốc mới nở bò xuống nước Hình : Trứng không nở được (Trang 40)
Hình : Ốc con bám vào bèo                           Hình : Ốc con bám vào thành  bể - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
nh Ốc con bám vào bèo Hình : Ốc con bám vào thành bể (Trang 41)
Hình : Đo kích thước ốc                                             Hình : Test NH 3 - thử nghiệm sản xuất giống ốc nhồi (pila polita – deshayes 1830) trong điều kiện nhân tạo
nh Đo kích thước ốc Hình : Test NH 3 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w