TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN HUY HUNG
MỌT SÓ GIẢI PHÁP LIÊN KÉT NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CAP
CHUN NGHIỆP THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, tháng 7 năm 2013
Trang 2
TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN HUY HUNG
MOT SO GIAI PHAP LIEN KET NHA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIEP TRONG DAO TAO NGANH CÔNG NGHỆ MAY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CAP
CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa hoc: TS PHAN QUOC LAM
Trang 3Túc giả chân thành kinh bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sdu sdc dén TS
Phan Quốc Lâm, người thầy đã tận tình bơi dưỡng kiến thức, năng lực tr duy, phương pháp nghiên cứu, hướng din giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Tac gia chan thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Giáo đục, các giảng viên của Trường Đại học lĩnh đã lận tình
giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn
các cơ quan, doanh nghiệp, Tổng cong ty Dét May Gia Dinh, So Gido duc
Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, các trường TCCN ở thành phố Hồ Chí
Minh Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp; Cán bộ quản lý,
giáo viên, học sinh các trường TCCN đã tận tình giúp đố, tạo điêu kiện về cơ
sở thực tế, đóng góp nhiêu ý kiến cho đê tài
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Hiệu Trưởng ThS Lương Quang Ngọc, quý thầy cô giáo, đông nghiệp ở Trường trung cắp Bến Thành đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả trong suối thời gian
học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn, người thân, gia đình, bạn bè đã tỉng hộ, giúp đồ, động viên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều có gắng nhưng luận văn không thê tránh khỏi những thiết sót Kính mong nhận được các ý liễn đóng góp của quý Thây, Cô,
các bạn đồng nghiệp và đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013
Tác giả
Trang 41.1 1.11 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.2.5 1.2.6 1.2.7 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.2.1 1.3.2.2 1.3.2.3 1.3.2.4 1.3.2.5 1.3.3 1.3.3.1 Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Lịch sử nghiên cứu van dé
Ngoài nước
Trong nước
Một số khái niệm cơ bản
Nhà trường Doanh nghiệp
Liên kết
Trường trung cấp chuyên nghiệp Đào tạo nghành công nghệ may
Quản lý và quản lý liên kết
Giải pháp và giải pháp quản lý liên kết
Một số vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
Mục tiêu liên kết
Các nội dung liên kết
Liên kết về xây dựng mục tiêu nội dung chương trình đào tạo
Liên kết về tài chính và cơ sở vật chất
Liên kết về nhân sự
Liên kết về quản lý đào tạo
Liên kết về thông tin Các mức độ liên kết
Liên kết toàn diện
Trang 51.3.4.1 1.3.4.2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.2.1 2.2.2.2 2.2.2.3 2.2.2.4 2.2.2.5 2.2.2.6 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3
Một số mơ hình liên kết nhà trường và doanh nghiệp trên thế giới
Một số mơ hình liên kết nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết luận chương l
Chương 2: Cơ sở thục tiễn của đề tài
Thực trạng hệ thống đào tạo ngành công nghệ may ở các
trường TCCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Danh sách các trường TCCN có đào tạo ngành cơng nghệ may Quy mô đào tạo ngành công nghệ may tại các trường TCCN
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Thực trạng về sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
Khái quát về nghiên cứu thực trạng Kết quả nghiên cứu thực trạng
Thực trạng chung về liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
Thực trạng liên kết về tài chính và cơ sở vật chất
Thực trạng liên kết về xây dựng mục tiêu nội dung chương trình
đào tạo
Thực trạng liên kết về nhân sự
Thực trạng liên kết về quản lý đào tạo
Thực trạng liên kết về thông tin
Nhận định về sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
Những thuận lợi Những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế
Trang 63.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.2 3.2.1 3.2.1.1 3.2.1.2 3.2.1.3 3.2.1.4 3.2.1.5 3.2.1.6 3.2.2 3.2.2.1 3.2.2.2 Kết luận chương 2
Chương 3: Các giải pháp liên kết nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo ngành công nghệ may
Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống, đồng bộ
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Một số giải pháp liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành cơng nghệ may
Nhóm giải pháp áp dụng cho cấp cơ sở
Giải pháp nâng cao nhận thức của nhà trường và doanh nghiệp trong vấn đề liên kết đào tạo
Giải pháp liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đối mới phương pháp đào tạo ngành công nghệ may
Giải pháp liên kết nhằm tăng cường nguồn nhân - tài - vật lực cho đào tạo ngành công nghệ may
Giải pháp liên kết tổ chức quá trình đào tạo ngành công nghệ may Giải pháp liên kết phát triển công nghệ ngành may
Giải pháp liên kết về thông tin — dịch vụ
Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích Liên kết nhà trường, doanh nghiệp
Giải pháp liên quan đến chính sách của Nhà nước
Giải pháp liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 8Trang
So d6 1.1 Tổ chức liên kết nhà trường và doanh nghiệp bên ngoài 30
So d6 1.2 Tổ chức liên kết nhà trường và doanh nghiệp được thành lập 31 bên trong nhà trường
Sơ đồ 1.3 Tổ chức liên kết nhà trường và doanh nghiệp thành lập bên 33
trong doanh nghiệp
Bảng2.lI Danh sách các trường TCCN có đào tạo ngành công nghệ may 35 trên dia bàn thành phó Hồ Chí Minh
Bang 2.2 Quy mô đào tạo ngành công nghệ may tại các trường TCCN 37
trên địa bàn thành phó Hồ Chí Minh
Bảng 2.3 Thực trạng liên kết của nhà trường và doanh nghiệp 38 Bảng24_ Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý nhà 39
trường về liên kết cơ sở vật chất và tài chính
Bang 2.5 Két qua diéu tra ý kiến của doanh nghiệp về liên kết cơ sở vật 4I
chất và tài chính
Bảng2.6 Kết quả điều tra ý kiến về liên kết xây dựng mục tiêu và chương 43
trình đào tạo
Bảng 2.7 Mức độ liên kết về nhân sự giữa nhà trường và doanh nghiệp 46 Bảng2.8 Mức độ liên kết về quản lý đào tạo của nhà trường và doanh 49
Trang 9
TT Viết tắt Viết đầy đủ
AAAS Hiệp hội vì sự phát triển khoa học Mỹ
American Association for the Advancement of Science
BGDDT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBGV Cán bộ giáo viên
CHLB Cộng hòa liên bang
CNH - HDH Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa DNSX Doanh nghiệp sản xuất
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GD&DT Giáo dục và Đào tạo
KH-CN Khoa học - Công nghệ TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THPT Trung học phô thông
TP Thành phố
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
WTO Tổ chức thương mại thé gidi
World Trande Organization
Trang 10nhuận cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, và lúc này nguồn nhân lực đang trở
thành yếu tố cơ bản đề tạo lập lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, của một doanh nghiệp Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế quốc tế đã mở ra rất
nhiều cơ hội cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các quốc gia cần phải nỗ
lực rất nhiều trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh Trong bối cảnh đó, điều
quyết định cho sự tổn tại và phát triển của mỗi quốc gia là đào tạo được
những con người có học vấn cao, có chun mơn tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết cách làm việc hiệu quả
Theo điều tra xã hội học, nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đã cải
thiện hơn so với nhiều năm trước đây Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt dé nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn cịn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011, phê duyệt “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Liệt
Nam thời kỳ 2011 — 2020”, với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành
nên tảng và lợi thế quan trọng nhất dé phát triển bền vững đất nước, hội nhập
quốc tế và ôn định xã hội Thủ tướng cũng chỉ đạo đến năm 2020 đạt được
một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55% Thông qua chiến lược này, Chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, có khả năng thích
Trang 11việc tại Việt Nam Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần phải chú trọng đến
các giải pháp thiết thực dé phát triển nhân lực, đào tạo nhân lực phải gắn với
nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động: sử dụng đánh giá và đãi
ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực và kết quả, hiệu quả công việc; khắc
phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng, đề cao “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyên dụng và đánh giá nhân lực
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức xây dựng quy hoạch, để án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý: lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương và
đơn vị
Ngành Dệt - May Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 2,5 triệu lao động Đề đáp ứng với mục tiêu phát triển của ngành, trong vòng 2 năm tới,
số lao động của ngành dự kiến sẽ tăng khoảng 3,5 triệu Trong khi đó, hiện
nay lao động ngành Dệt - May đang rất thiếu và yếu cả lao động trực tiếp, quản lý, kinh doanh và chuyên môn nghiệp vụ Trong các doanh nghiệp Dệt - May nói chung, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng chưa được quan tâm đúng mức Đối với ngành Dệt - May Việt Nam, nguồn nhân lực đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt đề giải bài toán năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp cơ bản và cần được ưu tiên số một đề
nguồn nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn
Hiện nay, chất lượng đào tạo ngành công nghệ may chưa đáp ứng nhu
cầu xã hội, với nhiều qui mô khác nhau ở các trường đại học, cao đẳng,
Trang 12Nhà trường giảng dạy ngành công nghệ may chủ yếu dựa trên khả năng cung dao tao cia minh mà chưa quan tâm tới nhu cầu tương ứng từ các doanh nghiệp may Do đó luật cung - cầu đào tạo mất cân bằng về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng làm giảm hiệu quả đào tạo, gây ra những lãng phí Mặt khác các doanh nghiệp may rất mong muốn sở hữu nguồn nhân lực có kỹ năng, có chất lượng cao nhưng cũng chưa chủ động tham gia vào quá
trình liên kết đào tạo
Vì vậy, để phát huy được thế mạnh của ngành Dệt - May trong nền kinh tế, đồng thời để hội nhập được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì vấn đề nhà trường liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời giúp cho ngành Dệt - May trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam nói chung và của thành phố Hỗ Chí Minh nói riêng
Trong quá trình hoạt động, các trường TCCN ở thành phố Hồ Chí
Minh đã khơng ngừng nâng cao quy mô và chất lượng, nâng cao hiệu quả
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt - May của thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên chất lượng nhân lực ngành Dệt - May vẫn chưa được như mong muốn do mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp của các trường TCCN trong thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắc, bat cập Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện phương thức kết hợp đào tạo, xây dựng các giải pháp
phù hợp khả thi dé tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong thực tiễn của các trường TCCN ở thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trong giai
Trang 13kết nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may ở các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh"
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
3 KHACH THE, DOI TUONG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu
Van đề quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp liên kết nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
4 GIA THUYET KHOA HỌC
Nếu đề xuất và thực thi được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính
khả thi, phù hợp với thực tiễn thì có thê tăng cường sự liên kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản và những vấn dé lý luận liên
quan đến đề tài như: Nhà trường, doanh nghiệp, liên kết, trường trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo ngành công nghệ may, giải pháp
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Trang 14Đề xuất một số giải pháp liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tơng hợp tài liệu, phương pháp hệ thống hóa
các thơng tin để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận về các vấn để có
liên quan
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp phỏng vấn, phương pháp an-két để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn về các vấn đề có liên quan
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học đề xử lý các số liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu
7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7.1 Về mặt lý luận
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
7.2 Về mặt thực tiễn
Phân tích thực trạng của các trường TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp quản lý giúp tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ may
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
À z
Trang 161.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Ngoài nước
Van đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía Hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu, chuyên giao các thành tựu khoa học công nghệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp đã, đang và sẽ ngày càng có vai trị quan trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học cho cả nhà trường và sự
phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, các nước trên thế giới đều quan tâm thúc đấy các hoạt động hợp tác này và thực tiễn cho thấy có nhiều kinh
nghiệm quý đối với Việt Nam
Tại Mỹ đầu tư của Chính phú cho khoa học công nghệ (KH-CN) cao hơn tổng đầu tư tương tự ở các chính phủ các nước Châu Âu và Nhật Bản cộng lại, trong khi đó, đầu tư cho KH-CN của các cơng ty Mỹ cịn cao hơn gấp 3 lần giá trị đầu tư của chính phủ Theo Hiệp hội vì sự phát triển khoa học Mỹ (AAAS), trong năm 2013 ngân sách đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học là 130,5 tỷ USD với mục tiêu sáng chế ra những sản phẩm của tương lai, kiểm soát những ngành thông tin liên lạc Ngân sách khoa học liên bang sẵn sàng tài trợ cho cả các phịng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu tư nhân thông qua hợp động nghiên cứu Bất kỳ một nhà khoa học nào cũng có quyền nộp đơn xin tài trợ cho những dự án nghiên cứu do mình đề xuất Việc
tuyển chọn dự án đề tài trợ sẽ được tiến hành, nếu có từ 2 dự án đăng ký trở
lên và mức độ giải ngân sẽ được gia tăng tỷ lệ thuận với kết quả nghiên cứu
Trang 17cũng tích cực hỗ trợ trong việc huấn luyện kỹ thuật, nâng cao trình độ văn
hóa cho người lao động Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho những công nghệ có thể tăng hiệu quả đào tạo ở các trường chính thống, đào tạo trong công nghiệp và tại nhà: tăng thêm đầu tư của Nhà nước cho các soạn thảo chương trình nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết về toán, khoa học và kỹ thuật
trong các trường phố thông, đại học, sau đại học và dạy nghề: thúc day
chuyển giao kinh nghiệm đào tạo trong các trường quốc phòng sang các trường dân sự
Tại Italia, hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp diễn ra
chủ yếu dưới 2 hình thức: Thực hiện các hợp đồng chuyên giao công nghệ: Các doanh nghiệp tuyên mộ các nhà khoa học của các trường đại học vào
làm việc tại các doanh nghiệp theo thời hạn
Từ những năm 1960, Chính phú Italia đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thực hiện các hợp đồng nghiên cứu hỗ trợ thành lập các cơ quan chuyền giao cơng nghệ Năm 1977, Chính phủ Italia đã đưa ra một loạt biện pháp mới nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DNVVN, tập trung vào việc khuyến khích các DNVVN tuyển mộ các nhà khoa học có
trình độ tiến sĩ và những người được giải thưởng vào thực hiện các hoạt động nghiên cứu trong doanh nghiệp, với thời hạn làm việc tối thiểu là 2
năm và mức lương lên tới hàng chục ngàn USD/năm Gần đây, Chính phủ Italia có một số cải cách giao nhiều quyền tự chủ để các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học được độc lập hơn trên phương diện quy chế, tổ chức và
tài trợ vốn, từ đó tạo động lực khuyến khích các trường đại học đóng vai trò
Trang 18phát triển khác, Italia cũng xây dựng một số công viên KH-CN và thực hiện
chuyển giao công nghệ qua các công ty chuyên trách, mà thành viên sáng lập của chúng thường là từ các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khác
Tại Pháp chính phủ rất quan tâm đến sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên
doanh nghiệp và mở rộng trao đổi nhân sự giữa các trường đại học, viện
nghiên cứu và doanh nghiệp là một trong những ưu tiên của sự hợp tác này Luật Đôi mới năm 1999, các nhà nghiên cứu được nhà nước tuyên dụng có thể tham gia nghiên cứu tại các công ty vệ tinh Trong 6 tháng đầu năm đó, họ có thể giữ ngun vị trí cơng tác nêu họ thành lập doanh nghiệp và quản lý nó Sau đó, họ có thể làm cố vấn và duy trì quyên lợi tài chính của mình tại các doanh nghiệp này nếu muốn Pháp đã thành lập các trung tâm đổi mới và chuyển giao công nghệ thực hiện chức năng những “rng tâm nguồn lực công nghệ” trong chuyển giao công nghệ theo hợp đồng cho ngành và doanh
nghiệp Từ đầu những năm 1990, Pháp đã phát triển mạng lưới phố biến
công nghệ nhằm thúc đây hợp tác, phối hợp tốt hơn giữa các chủ thể chuyển giao công nghệ nhà nước và bán công, đặc biệt là DNVVN ở cấp độ vùng Một số trường đại học đã tách riêng các cơ sở nghiên cứu theo các hợp đồng nghiên cứu hoặc thành lập các trung tâm ươm công nghệ đề hỗ trợ cho cơ sở phụ hay vệ tinh của các công ty mới
Tại Anh, tỷ lệ vốn tài trợ nghiên cứu từ các doanh nghiệp (so với tông
số vốn hoạt động nghiên cứu khoa học) trong các trường đại học chiếm
khoảng 11%, trong khi tỷ lệ này ở Thụy điển là 4% và ở Đức là 8% Sự tham gia tài trợ của ngành trong các trường đại học khác nhau khá lớn Năm 1997
Trang 19các ngành Các trường đại học đa số có văn phòng liên lạc nghiên cứu Mục đích của các văn phòng liên lạc nghiên cứu này là hỗ trợ chuyên giao công nghệ giữa các viện và ngành Các văn phòng đề xuất đàm phán về các điều
khoản tài chính và điều khoản khác, các điều kiện hợp đồng nghiên cứu tư
vấn và các dịch vụ khác Các trường đại học cũng có lợi từ hoạt động của các
văn phòng liên lạc nghiên cứu thông qua tư vấn về việc thương mại hóa
quyền sở hữu trí tuệ và thâm định chuyên môn
Trong những năm 1995-1997 hơn một nửa có sở giáo dục đại học tại
Anh có cơng ty (sở hữu toàn bộ hay một phần) để khai thác các kết quả nghiên cứu Nhiều trường đại học đã tham gia vào các “công viên khoa học”
với nhiều mục tiêu như: tạo doanh thu, nắm bắt nhiều hơn quyền sở hữu trí
tuệ bị rò rỉ từ các trường đại học, thu hút các công ty là khách hàng tiềm năng của mình đóng vai trò tái sinh kinh tế địa phương Tuy nhiên, do thiếu sự tham gia thực sự của các trường đại học trong chuyển giao công nghệ, nhiều “cổng viên khoa học” khơng có khả năng duy trì các cơ sở hỗ trợ tại chỗ nhằm kích hoạt hay hỗ trợ phát triển công nghệ
Tại Trung Quốc, để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu chuyền giao công nghệ phù hợp nguyên tắc thị trường, đồng thời với việc cắt giảm bao cấp tài chính từ ngân sách cho các cơ quan nghiên cứu, Trung Quốc khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư với vốn góp từ 3 nguồn: 10% từ các trường đại học; 30% từ các nhà nghiên cứu, nhà giáo, trong đó 2/3 đóng góp bằng tri thức công nghệ và 1/3 từ đóng góp đầu tư của các cá nhân: 60% từ ngân sách
nhà nước và tài trợ của các công ty Khi dự án thành công, lợi nhuận được
chia đều theo tỷ lệ góp vốn Cho đến nay, để tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, Trung Quốc đã có quỹ khoa học tự nhiên quốc gia với số vốn hơn 600 triệu nhân dân tệ Ngồi ra, cịn có hơn 50 quỹ khoa học khác với tông số
Trang 20lập Các quỹ này tập trung tài trợ cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển KH-CN và được lồng ghép với phát triển kinh tế có mục tiêu
trung và dài hạn, nhằm tăng giá trị thực tế của các nghiên cứu khoa học cơ
bản
Kinh nghiệm quan trọng trong việc tổ chức và thúc đây hợp tác khoa học và công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp, cũng như phát triển thị trường công nghệ ở Trung Quốc là việc thành lập các trung tâm (chợ
cố định) chuyên phục vụ trao đổi, chuyền giao công nghệ, tạo ra một môi
trường thơng thống cho các doanh nghiệp có thể tìm được những dự án phù
hợp để đầu tư Các viện, trường đại học có thể tìm được nhiều nguồn tài
chính nhiều cho công việc nghiên cứu của họ 1.1.2 Trong nước
Tại Việt Nam, những năm gần đây các trường đã ít nhiều quan tâm
đến vấn đề liên kết với doanh nghiệp Một số trường đại học, cao dang, TCCN 6 TP Hé Chi Minh, Ha Nội, Đà Nẵng cũng đã tiến hành các hoạt động liên kết với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước về hỗ trợ đào tạo, thực tập tốt nghiệp, tuyển dụng sinh viên ra trường Bộ Giáo dục và Đào tạo
đang thực hiện cuộc vận động “Nói khơng với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội” thì vẫn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết Chính vì thế cũng đã có rất nhiều cơng trình khoa học của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
Đề tài của tác giả Hoàng Xuân Trường, năm 2009 nghiên cứu “M⁄ộ/ số giải pháp kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghê ở Nghệ An” đã nghiên cứu tình hình thực tế của
Trang 21bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này
Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Khắc Hoàn đã phân tích và đưa ra vấn đề "Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất” là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Song, do hướng nghiên cứu của đề tài nên tác giả phân tích các cơ sở khoa học, đề cập đến các cách tiến hành tăng cường quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản
xuất, để cập phương thức kết hợp đào tạo tổng quát ở Việt nam, và đưa ra
các giải pháp đồng bộ đề thực hiện kết hợp đào tạo nghề tại trường và DNSX
Do nhiệm vụ đề tài là tập trung giải quyết các giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở thủ đô Hà Nội, nên không đi sâu vào
giải quyết lý luận và thực tiễn kết hợp đào tạo
Nghiên cứu “Gắn đào tạo sử dựng, nhà trường với doanh nghiêp ” của tiến sỹ Trần Anh Tài, năm 2009 đã nêu lên thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp gắn kết đào tạo với sử dụng, gắn nhà trường với xã hội Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả phân tích về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các trường đại học, chưa đề cập đến các trường TCCN
Nghiên cứu “Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa cơ sở đạo tạo và các doanh nghiệp dệt may trong xu hướng hội nhập WTO” của tác giả Nguyễn Thị Bích Thu, trường Đại học Đà Nẵng đã đề xuất một số giải pháp phát triển mơ hình liên kết bền vững giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may Tuy nhiên các giải pháp chưa được phân tích sâu về nội
dung và cách thức thực hiện
Trang 221.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Nhà trường
Theo tự điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) Nhà trường là nơi tiến
hành việc giảng dạy, đào tạo toàn diện hay một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho các loại học sinh Nhà trường còn có nghĩa là bộ phận lãnh đạo của
trường học
Trong khuôn khổ luận văn này, đề thuận tiện trong việc diễn đạt, khái niệm nhà trường dùng để chỉ cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân hiện hành
Theo Điều 4 của Luật Giáo dục 2005
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính qui và giáo dục khơng chính qui
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mâm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
- Giáo dục phố thơng có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phố
thông:
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghè:
- Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại hoc) đào tạo trình độ cao đăng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ
1.2.2 Doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2005
Doanh nghiệp là tơ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
Trang 23Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện các
hoạt động sản xuất cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ bằng phương pháp quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội
Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một
số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn nhằm mục tiêu
lợi nhuận
Tại Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân: -_ Công ty cô phần;
- _ Công ty trách nhiệm hữu hạn: -_ Công ty hợp danh;
- Hop tac xa
1.2.3 Lién két
Theo tu dién Tiéng Viét (Vién ngén ngit hoc) Liên kết là gắn chặt với
nhau
Trong khuôn khổ luận văn này, để thuận tiện trong việc diễn đạt, khái
niệm liên kết được hiểu là liên kết đào tạo
Liên kết đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa cơ sở đảo tạo và các cơ sở sản xuất để cùng nhau thực hiện những công việc nào đó của q trình đào tạo nhằm góp phân phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước
Trang 24thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng, đại học
Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tô chức quá trình đào tạo bao gồm: Tuyên sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp
Đơn vị phối hợp đảo tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo
với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo
Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo là:
- Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm
năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương
- Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng,
hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo
dục
1.2.4 Trường trung cấp chuyên nghiệp
Theo quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT (ngày 29/07/2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường trung cấp chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
Hệ thống và loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp: Về quản lý trường TCCN bao gồm:
- Trường TCCN trực thuộc Bộ ngành:
- Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh)
Trang 25- Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên:
- Trường tư thục do các tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước
1.2.5 Đào tạo ngành cơng nghệ may
Chương trình đào tạo TCCN ngành công nghệ may được thiết kế đề đào tạo kỹ thuật viên trình độ TCCN ngành cơng nghệ may, có trình độ đạo
đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, có sức
khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế - xã hội
Chương trình trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trong việc phân tích và thiết kế sản phẩm may mặc, tính chất cơ lý của các
loại vật liệu, phối hợp màu sắc cho sản phẩm Chương trình khóa học bao
gồm những nội dung cơ bản về thiết kế và cắt may các loại trang phục từ đơn
giản đến phức tạp, quần ảo sơ mi nam, nữ và áo khốc ngồi, đọc và lập bản
vẽ chuyên ngành, kết cấu sản phẩm, quy cách tiêu chuẩn đường may và phương pháp lắp ráp sản phẩm, sử dụng các loại thiết bị, cữ gá dùng trong
ngành may, kiểm tra phân loại nguyên liệu, phụ liệu, chuẩn bị sản xuất, giác sơ đồ, tính toán định mức nguyên vật liệu, phụ liệu và kiểm tra chất lượng
Trang 26Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên ngành cơng nghệ may, có thể làm việc trong các xí nghiệp may cơng nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh về may và thời trang
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
1.2.5.1 Về kiến thức:
- Trình bày được quy trình sản xuất các sản phẩm may tại các xí nghiệp phân xưởng sản xuất may thời trang, từ khâu nhận nguyên liệu tới cắt may hoàn thiện sản phâm và đóng gói
- Trình bày được phương pháp thiết kế sản phẩm từ đơn giản tới phức
tạp
- Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên môn vào phân tích cơng việc, quy trình may thời trang và công nghệ sản xuất mới trong dây chuyên sản
xuất may
1.2.5.2 Về kỹ năng:
- Lựa chọn nguyên phụ liệu, xây dựng quy trình gia cơng phù hợp với đặc điểm sản phẩm may
- Vận hành, sử dụng, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ may thành thạo và đảm bảo an toàn
- May thành thạo, đảm bảo thời gian và tiêu chuân kỹ thuật các sản phẩm cơ bản như quần âu, áo sơ mi, áo Jacket
- Thiết kế cắt may các kiểu thời trang phù hợp với đối tượng
- Đảm nhận công việc của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng, tơ phó tổ sản
Trang 27- Có khả năng phát hiện sai hỏng về kỹ thuật, mỹ thuật của các sản phẩm may
- Lập được tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình cơng nghệ may sản pham
phù hợp với điều kiện thực tế
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền may - Có khả năng sáng tác mẫu mới từ mẫu căn bản
1.2.5.3 Về thái độ:
Có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp, có tác phong cơng nghiệp sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao ở các xí nghiệp, nhà máy sản xuất may
1.2.6 Quản lý và quản lý liên kết
1.2.6.1 Quản lý:
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức đề vận hành tô chức nhằm đạt
được mục đích nhất định
Quan ly là sự tác động có ý thức thơng qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý đề chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người phù hợp với quy luật khách
quan nhằm đạt tới mục đích
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm
đạt được mục tiêu đề ra
1.2.6.2 Quản lý liên kết:
Là sự tác động có ý thức thơng qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,
Trang 281.2.7 Giải pháp và giải pháp quản lý liên kết 1.2.7.1 Giải pháp:
Theo từ điền tiếng Việt, giải pháp là cách giải quyết những vấn đề khó khăn: phương pháp giải quyết một vấn dé
Khái niệm giải pháp rộng hơn biện pháp ở chỗ nó được sử dụng cho
những hoạt động có tính chất dài hạn như chiến lược của tổ chức, đòi hỏi sự
nỗ lực, phối hợp hoạt động bằng nhiều nguồn lực khác nhau, có tác động sâu
sắc làm biến đổi hiện trạng của một hoạt động hoặc tổ chức Một giải pháp có thê được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau
Giải pháp là việc đưa ra những cách thức, những công việc cần thực hiện đề giải quyết một vấn đề khó khăn hay những tồn đọng đang gặp phải
nhằm đạt được các kết quả tốt đẹp hơn
1.2.7.2 Giải pháp quản lý liên kết:
Là việc đưa ra những cách thức, những công việc cần thực hiện để giải quyết vấn đề quản lý liên kết
1.3 Một số vấn đề về liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
đào tạo ngành công nghệ may
1.3.1 Mục tiêu liên kết
Trong hợp tác, yếu tố quyết định thành công là các bên phải cùng có
lợi ích (Win-Win) Nếu mỗi bên theo đuôi mục tiêu lợi ích riêng của mình
mà khơng tính đến lợi ích thoả đáng của bên kia thì rất khó hợp tác được với nhau Các bên phải nhìn nhận rất rõ là “khách hàng” của nhau thì mới có được các “g xử” theo nguyên tắc cùng có lợi
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo còn
khá mới mẻ ở nước ta Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau để thực hiện nguyên tắc cùng có lợi còn rất hạn chế Các doanh nghiệp là tổ chức lợi nhuận nên họ
Trang 29hợp tác với nhà trường nếu thấy không đem lại lợi ích thiết thực
Lợi ích lớn nhất mang lại từ liên kết là doanh nghiệp có được nguồn
nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển Các doanh nghiệp thay vì phải tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, mất thời gian và chi phi dé dao tao lại, các doanh nghiệp “đặ/ hàng” với nhà trường để đào tạo ra những cán bộ, chuyên viên đáp ứng được nhu cầu phát triển của mình Như vậy, nhà trường sẽ đem lại lợi ích rất lớn, tạo nguồn “vi sản” quí giá trong tương lai cho các doanh nghiệp
Ngoài ra, nhà trường là nơi đào tạo lại nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý điều hành sản xuất ở các doanh nghiệp
Nhà trường là nơi nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm: nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhà trường là trung tâm nghiên cứu ứng dụng các phat minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật và các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp Liên kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường Trước hết, sản phâm đầu ra đã có nơi đặt hàng, nhờ đó nắm bắt được cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, số lượng, qui mô cần phải đào tạo Các thơng tin này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung các
chương trình đạo tạo và tuyển chọn, phát triển đội ngũ giảng viên Mặt
khác, nhờ có đơn đặt hàng, nhà trường có được nguồn kinh phí đồi dào, tăng cường cơ sở vật chất Những lợi ích này sẽ giúp nhà trường có được thương
hiệu mạnh, thu hút đầu vào gidi, nhiéu don dat hang, nhận được nhiều tài trợ (đặc biệt là tài trợ của các cựu sinh viên thành đạt)
Nhà trường liên kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang
Trang 30trường và doanh nghiệp ở nhiều nước khai thác triệt đề
Nhà trường sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, liên tục cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm việc làm, tăng cường các nguồn lực cho đào tạo sản xuất thực tiễn, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho người học ngay trong quá trình đào tạo, cập
nhật công nghệ sản xuất hiện đại trong đào tạo, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên tốt nghiệp, hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển nhà
trường có hiệu quả hơn
Doanh nghiệp có cơ hội tham gia định hướng mục tiêu đào tạo, chủ
động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ
thuật, có cơ hội tuyên chọn được đội ngũ lao động kỹ thuật đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu, giảm chi phí đào tạo, doanh nghiệp có nhu cầu, điều
kiện nâng cao trình độ, hay đào tạo lại nguồn nhân lực để đổi mới công nghệ
sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh
1.3.2 Các nội dung liên kết
1.3.2.1 Liên kết về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo có vai trị là điều kiện tiên
quyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp
Tuy theo từng vị trí cơng việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế mục tiêu, nội
dung chương trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết Các doanh nghiệp cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình Trong nhóm xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo
cin có một số thành viên của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là những
Trang 31ngoài đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhà trường còn phải đảm
bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo mà các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc ít quan tâm và quan trọng hơn là việc đào tạo ra những
con người có khả năng tự học để học suốt đời Đây chính là điểm khác
biệt quan trọng giữa đào tạo TCCN và đảo tạo nghề
Khi có được các chương trình đào tạo đạt chuẩn thì việc xây dựng
học liệu khơng q khó khăn Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin đề viết các nghiên cứu tình huống Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cá nhân trong từng vị trí cơng việc sẽ là những bài học vô cùng quý giá cho sinh viên Nhà trường rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của doanh nghiệp và hồn tồn có thê tham gia được việc này Doanh nghiệp càng đầu tư đúc kết rút những kinh nghiệm thành công, thất bại của những người đi trước bao nhiêu để tham khảo cho những người đi sau thì càng tăng được giá trị và giảm bớt những tốn thất cho mình trong tương lai Điều này đã được các giám đốc điều hành nồi tiếng trên thế giới đúc kết qua nhiều cuốn sách về
lãnh đạo, quản trị nhân sự
1.3.2.2 Liên kết về tài chính và cơ sở vật chất
Cơng nghệ đào tạo có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc quan
trọng vào nguồn tài chính Chất lượng đào tạo tốt phụ thuộc vào nguồn tài chính tốt Nguồn tài chính của phần lớn các nhà trường ở nước hiện nay vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và một phần nhỏ vốn tự có từ học phí Cả hai nguồn vốn này, về cơ bản mới chỉ đủ cho nhà trường duy
trì các hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao
Kinh nghiệm thành công của nhiều đại học lớn trên thế giới cho thấy,
muốn có “nguon tai chinh manh” can phai dua vao doanh nghiép va tai tro
Trang 32hoc bồng cho sinh viên, trả học phí dưới dạng tài trợ cho nhà trường đề
đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cung cấp tài chính cho nhà trường thông qua việc ký các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và đầu tư
mạo hiểm (phát minh, sáng chế, ý tưởng mới ) Mặt khác, các doanh
nghiệp có thể đóng góp tài chính với nhà trường để thành lập các công ty, vườn ươm doanh nghiệp, khu công nghệ cao Các nhà trường, doanh nghiệp ở thành phố Kawasaki (Nhật Bản) rất thành công trong mơ hình liên kết nhà trường và doanh nghiệp Doanh nghiệp, nhà trường, chính quyền thành phố cùng góp vốn để xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp, khu công nghệ cao
Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp còn được thể hiện rất rõ
qua việc tăng cường năng lực về cơ sở vật chất cho nhà trường Các trường ở nước ta đang gặp khó khăn rất lớn về thiếu trầm trọng giảng đường, phòng thí nghiệm, phịng thực hành và thiết bị dạy học Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thơng qua việc hiến tặng
giảng đường, phịng thí nghiệm, thiết bị dạy học và đào tạo tại doanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp) Nhờ đó, sinh viên có cơ hội
được làm quen với môi trường doanh nghiệp, các thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ hội để lựa chọn, hướng nghiệp cho những học sinh có năng lực tốt phục vụ cho doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp
1.3.2.3 Liên kết về nhân sự
Trang 33quan của giáo viên Phương pháp dạy học, thực tập cua hoc sinh ciing
phải thay đối theo hướng phục vụ người học, đảm bảo được sự linh hoạt và bám sát thực tế Yêu cầu này đã buộc các giáo viên và học sinh phải đi
khảo sát, gắn bó với doanh nghiệp Mặt khác với phương thức đào tạo gắn
kết này các doanh nghiệp có nhiều cơ hội và trách nhiệm trong việc báo
cáo thực tiễn, trực tiếp tham gia hướng dẫn thực tập, khoá luận, luận văn
tốt nghiệp của học sinh
Ngòai ra nhà trường cũng có thê mời các chuyên gia tại doanh nghiệp đến trực tiếp đào tạo Hình thức này giúp cho các học sinh có thê được tiếp cận với những kiến thức thực tế trong môi trường công việc Ngược lại các học sinh tốt nghiệp lại là nguồn cung ứng lao động tốt nhất đề đáp ứng nhu
cầu của doanh nghiệp Như vậy, việc liên kết về nhân sự rõ ràng mang lại lợi ích cho cả hai bên
1.3.2.4 Liên kết về quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là thành tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết
định thành công hoặc thất bại việc vận hành công nghệ đào tạo gắn với nhu
cầu của doanh nghiệp Nội dung này bao gồm các qui định có liên quan đến
tất cả các nội dung của qui trình đào tạo Đối với đào tạo theo nhu cầu
Trang 34trường cần thiết lập mối quan hệ chặt chế và thường xuyên với các doanh nghiệp để có những thông tin về nhu cầu nhân lực của họ cả về số lượng lẫn chất lượng Ngoài ra việc liên kết thông tin với doanh nghiệp giúp cho nhà trường biết được nhu cầu về số lượng và chất lượng của lao động ngành
may, từ đó xây dựng các kế hoạch đào tạo và tổ chức được các chương trình
đào tạo cũng như tuyến sinh phù hợp với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động
Việc liên kết thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp còn cung cấp thông tin cho nhà trường về sự phù hợp của các chương trình đào tạo, những nội dung cần cải tiến, bố sung hoặc cần thay đối cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất
Đối với học sinh, việc liên kết thông tin giúp họ có định hướng tốt hơn và có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn khi tốt nghiệp ra trường
Về phía doanh nghiệp, liên kết thông tin giúp doanh nghiệp biết được những thông tin đầy đủ về khả năng đào tạo của nhà trường, hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng được những nhân viên phù hợp với yêu cầu của mình
1.3.3 Các mức độ liên kết
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo rất đa dạng,
có thê thực hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu và
điều kiện của các bên tham gia liên kết với mục tiêu liên kết này sẽ mang lại
lợi ích cho cả hai bên, có thể chia sự liên kết này thành các mức độ như sau
tùy thuộc vào yêu cầu và khả năng của mỗi bên
Trang 35Thường chỉ có ở các mơ hình tổ chức doanh nghiệp trong trường hoặc trường trong doanh nghiệp Đối với các mơ hình tổ chức độc lập giữa nhà
trường và doanh nghiệp thì khó đạt được mức độ liên kết toàn diện song trên
thực tế chỉ có một số trường thiết lập được hợp đồng liên kết toàn diện và
thường xuyên Liên kết toàn diện có sự tham gia phối hợp của phía nhà trường cùng với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của quá trình đào tạo Doanh nghiệp sẽ góp phần đầu tư trang thiết bị, tổ chức các phân xưởng đào tạo đề nhà trường và doanh nghiệp cùng sử dụng, cử kỹ sư và các công nhân lành nghề cùng tham gia vào việc giảng dạy, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tham gia với nhà trường từ khâu hướng nghiệp học sinh phổ thông chọn nghề phù hợp để học, tham gia đào tạo đánh giá kết quả
học tập của học sinh, giới thiệu việc làm cho học sinh
1.3.3.2 Liên kết từng phần
Liên kết chỉ được thực hiện trong một số lĩnh vực của quá trình đào Vị dụ: doanh nghiệp hàng năm nhận học sinh của trường vào thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiép
Với mức độ liên kết ting phan, co thé chia ra làm hai loại là liên kết thường xuyên và liên kết không thường xuyên Liên kết thường xuyên là hai
bên duy trì sự liên kết một cách liên tục, đều đặn trong thời gian dài ở một số
nội dung nhất định Liên kết không thường xuyên là sự liên kết khơng đều
đặn, mang tính thời điểm và chỉ thực hiện khi các bên có nhu cầu và điều kiện
Trang 36Hiện nay ngay cả ở các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng đang có những biến đối mạnh mẽ trước sức ép của xu hướng toàn cầu hóa
Tại Phần Lan đại học khoa học ứng dụng Seinajlki UAS đã ứng dụng
mơ hình doanh nghiệp ảo vào giảng dạy Mơ hình doanh nghiệp ảo là phương pháp học tập dựa trên thuyết kiến tạo xã hội được mô tả qua các từ
khóa như trao đối thơng tin, hợp tác học tập và các thành tố xã hội Phương
pháp này mô phỏng các hoạt động diễn ra trong một doanh nghiệp trong cuộc sống thực tế, giúp sinh viên tạo ra doanh nghiệp của chính họ, quyết
định lĩnh vực kinh doanh và tổ chức kinh doanh như một công ty thực sự
Công việc kinh doanh ảo diễn ra ở một văn phịng hay vị trí doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp ảo chọn ra bộ máy nhân sự vững vàng để vận hành công
ty như Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính Mơ
hình này đã thực sự phát huy hiệu quả đối với sinh viên Bằng chứng là sinh viên ra trường họ đã bắt nhịp rất nhanh với môi trường công việc tại các doanh nghiệp Nhờ hiệu quả ứng dụng cao nên hiện nay, mơ hình doanh
nghiệp ảo này đang được nhân rộng ra một số trường đại học khác tại Phần
Lan
Tại CHLB Đức phương thức kết hợp đào tạo “ Dales Sysfem” (Hệ thống song hành, Hệ thống kép, Hệ thống đôi) được áp dụng rất thành công
Việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình: Chương trình đào tạo lý thuyết được các Bang xây dựng theo căn cứ vào chương trình khung thống
nhất toàn liên bang (các Bộ trưởng Văn hóa, Khoa học và Giáo dục các Bang
họp lại để thống nhất chương trình khung theo định kỳ 5 năm /lần), gồm ba
khối kiến thức: các môn giáo dục đại cương, các môn kỹ thuật cơ sở, các môn
Trang 37bang, có định hướng theo yêu cầu phát triển công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp
Cơ sở vật chất - trang thiết bị thực hành: Đào tạo được tiến hành cả ở
trường dạy nghề và DNSX, nên cơ sở vật chất - trang thiết bị đào tạo gồm cả của nhà trường và của DNSX đóng góp ln đáp ứng yêu cầu, cập nhật công nghệ mới, rút ngắn thời gian học việc (học lý thuyết tại trường, thực hành tại doanh nghiệp)
Cán bộ giáo viên (CBGV) gồm cả CBGV của trường và cán bộ kỹ thuật của DNSX tham gia đào tạo Trong đó CBGV nhà trường dạy các môn
lý thuyết, cán bộ kỹ thuật (biên chế của DNSX, không do ngành GD & ĐT
quản lý) dạy các môn thực hành
Về mặt tài chính: Ngồi các nguồn tài chính của trường, DNSX đóng
góp một khoản hỗ trợ (ở CHLB Đức chi phí cho đào tạo nghề 25.000 DM / HS/ năm Hằng năm các doanh nghiệp chỉ hơn 30 tỷ DM cho đào tạo nghề
Đánh giá tốt nghiệp: Theo nhà giáo dục người Đức Waterkamp, kết quả bài thi thực hành mới quyết định việc tốt nghiệp, còn bài thi lý thuyết chỉ có giá trị tham khảo Các phịng Cơng nghiệp có trách nhiệm ra đề thi thực hành
Vấn đề việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp: đa số có việc làm tại
các DNSX theo hợp đồng đào tạo
Hiện nay, hệ thống đào tạo kép ở CHLB Đức đang phải đối mặt với
những thách thức, khó khăn như: Cán bộ kỹ thuật ở các DNSX ngày càng cho rằng họ không phải vào DNSX để giảng dạy: Khó khăn khi học sinh bắt
đầu thực tập sản xuất vì không qua thực hành cơ bản, việc chuyền đổi nghề khó khăn, học sinh khơng có điều kiện học lên cao nữa theo yêu cầu của phát
Trang 38thức đào tạo này vào đào tạo nghề Tuy nhiên, ưu điểm nồi trội của phương thức này vẫn được UNESCO đánh giá cao và định hướng cho các nước tiễn hành cải tiến để áp dụng vào đào tạo nghề
Các trường đại học châu Á đang cố gắng có được một hệ thống giáo
dục đại học đạt chuẩn quốc tế ở mọi cấp độ Trong khi đó, hệ thống đại học
Singapore thậm chí đưa ra mức lương cạnh tranh với những đại học tốt nhất
của Mỹ (giáo sư trẻ có thể được trả 180.000 USD/năm) Các trường cao đẳng
kỹ thuật tổng hợp ở Singapore có chương trình đào tạo rất rộng dành cho sinh viên thích học các ngành thiên về thực hành ở cấp độ cao đẳng Các trường này có mối liên hệ chặt chẽ với các công ty và xí nghiệp, giúp chuẩn bị chỗ làm cho sinh viên Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên có thé tiếp
tục theo học các khóa tại các trường đại học Nhiều đại học châu Á bắt đầu
đưa ra chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh Chất lượng đại học châu Á ngày càng được nâng cao, song song với số lượng
O My, tai nhiéu trường đại học, mơ hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã được thành lập Tại CHLB Đức, từ lâu các phịng thí nghiệm
đã hoạt động theo mơ hình cơng ty Mơ hình các cơng ty con trong trường đại học và các công viên khoa học mới đây được phát triển mạnh ở Trung
Quốc
1.3.4.2 Một số mơ hình liên kết nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam cũng xác định đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó: “Tăng đâu tr cho giáo đục từ ngân sách nhà nước và đầy
mạnh xã hội hóa giao duc, dao tao Khuyến khích mạnh mẽ các thành phan
kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp tứng nhu cầu đa
dạng của xã hội ” Vì vậy, việc khảo sát nghiên cứu một số mơ hình và kinh
Trang 39a) Mơ hình lên kết nhà trường và doanh nghiệp bên ngoài
Với loại hình tổ chức này, nhà trường và doanh nghiệp là những đơn
vị hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào nhau, có sứ mệnh và chức năng riêng của mình, nhưng tự nguyện liên kết cùng nhau để thực hiện đào tạo nhân lực kỹ thuật vì lợi ích chung của cả đơi bên
Loại hình tơ chức này có ưu điểm là tận dụng được thế mạnh của mỗi
bên đề góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm phục vụ cho
lợi ích của đơi bên mà không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của nhau Chính nhờ sự mềm dẻo, linh hoạt này mà mối liên kết có tính
khả thi và mang lại hiệu quả cao Đây cũng là mối quan hệ giữa nhà trường và các khách hàng của mình để phân tích được yêu cầu của từng loại khách hàng khác nhau để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của họ trong cơ chế thị trường
Tuy nhiên với loại hình tổ chức liên kết này nhà trường cũng có những
khó khăn trong việc thực hiện Trước hết là do nhiều đầu mối nên sẽ gặp khó
khăn trong việc quản lý cũng như tổ chức thực hiện liên kết đào tạo
Mặt khác, do trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp có thể khác nhau với các chuẩn chất lượng khác nhau làm cho nhà trường khó khăn trong
việc xác định chuẩn đào tạo và do vậy, trình độ học sinh tốt nghiệp cũng sẽ
Trang 40DOANH NGHIEP
ĐẦU VÀO DAU RA) —
Sơ đồ 1.1: Tổ chức liên kết nhà trường và doanh nghiệp bên ngồi
b) Mơ hình doanh nghiệp được thành lập bên trong nhà trường Nguyên lý học tập kết hợp lao động sản xuất ở nhiều nước, trường đạy nghề được phép tổ chức các đơn vị sản xuất trong trường Đơn vị sản xuất này chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường và thường do một Phó Hiệu
trưởng của trường chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động đào tạo và
sản xuất của đơn vị sản xuất này Với hình thức tổ chức này nhà trường là chủ thể của việc liên kết giữa đào tạo và sản xuất Doanh nghiệp là do nhà trường đầu tư, xây dựng và được coi như xưởng thực hành của trường Chỉ
khác là doanh nghiệp này đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ, vừa đào tạo
vừa sản xuất ra các sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ như một xí nghiệp Như vậy, doanh nghiệp này cần xây dựng hai kế hoạch là kế hoạch đào tạo và kế hoạch sản xuất đồng thời phải biết phối hợp chặt chẽ hai kế