vụ tranh chấp chủ quyền đền preah vihear giữa thái lan và campuchia

8 1.3K 18
vụ tranh chấp chủ quyền đền preah vihear giữa thái lan và campuchia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Bài tập thảo luận Luật điều ước quốc tế Vụ tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia 2 I. Lý thuyết liên quan: Lý do nhầm lẫn khiến điều ước quốc tế không có hiệu lực: Một điều ước tuân thủ tất cả các điều kiện về hình thức, nội dung, cách giải thích… vẫn có thể không thực hiện được nếu điều ước đó không có hiệu lực. Những cơ sở làm cho điều ước không có hiệu lực bao gồm: *Nhầm lẫn: điều 48 công ước viên 1969 quy định: “1.Một quốc gia có thể viện dẫn nhầm lẫn về một điều ước để từ bỏ việc chấp thuận sự ràng buộc của điều ước đó nếu sự nhầm lẫn có liên quan đến một thực tế hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại khi ký kết điều ước và lại là một cơ sở chủ yếu để quốc gia quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước. 2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu quốc gia đó đã góp phần vào sự nhầm lẫn này bằng chính hành vi của mình hoặc đã có những hoàn cảnh rõ ràng hơn cho quốc gia đó nhận thấy khả năng xảy ra nhầm lẫn. 3. Một nhầm lẫn chỉ liên quan đến lời văn của điều ước sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị của điều ước, điều 79 sẽ được áp dụng trong trường hợp này.” II. Nội dung vụ việc: 1.Lịch sử tranh chấp ngôi đền Preah Vihear: Ngôi đền Preah Vihear được xây dựng vào thời kỳ hoàng kim của đế chế Angkor, xây dựng từ thế kỉ thứ IX và hoàn thành vào thế kỉ thứ XI thờ thần Shiva của đạo Hindu.Ngôi đền nằm trên một mũi đất có cùng tên gọi thuộc khu vực phía Đông của vùng núi Dangrek dọc biên giới Thái Lan – Campuchia. Sau khi để chế Angkor lụi tàn vào khoảng đầu thế kỉ XV, Preah Vihear trở thành nơi thờ phụng và viếng thăm của các sư sãi và tín đồ đạo phật ở cả Campuchia, Lào và Thái Lan. Từ đó đền Preah Vihear luân phiên thuộc về sự cai quản của người Thái hoặc người Campuchia cho đến tận thế kỉ thứ XVIII. Năm 1795, người Thái giành quyền kiểm soát Preah Vihear và phải nhờ tới Pháp, Campuchia mới giành lại được chủ quyền đối với ngôi đền này vào đầu thế kỉ XX nhờ vào các hiệp định giữa Xiêm (Thái Lan) và Pháp vào các năm 1904 và 1907. Tuy nhiên, năm 1941, người Thái đã giành lại quyền kiểm soát đối với Prea Vihear sau một cuộc chiến tranh với người Pháp khi đó đang suy kiệt bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Năm 1946 Pháp quay trở lại giúp người Campuchia lấy lại đền Preah Vihear nhưng sau năm 1954, người Thái lại một lần nữa giành quyền kiểm soát ngôi đền này khi đưa quân đến chiếm giữ ngôi đền. 3 Sau nhiều nỗ lực đàm phán, đối thoại không thành công, Campuchia quyết định đưa vụ việc ra tòa ICJ nhờ phân định. 2.Lập luận của các bên: a.Phía Campuchia: *)Tư cách chủ quyền của Campuchia đối với đền Preah Vihear được thiết lập bởi các điều ước phân chia lãnh thổ được kí giữa Xiêm và Pháp: Từ năm 1863 đến 1954, Campuchia được đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, Pháp đại diện cho Campuchia trong những mối quan hệ quốc tế phù hợp với nguyên tắc của chế độ bảo hộ. Điều ước 13/02/1904 là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp hiện tại, trong đó điều 1 mô tả đường biên giới giữa Thái Lan và Campuchia song không đề cập đến vị trí của đền Preah Vihear. Năm 1907 một nhóm công chức Pháp (3 người trong đó là thành viên của ủy ban phân định biên giới đã ngừng hoạt động trước đó vài tháng) đã hoàn thành một bộ gồm 11 bản đồ và trao đổi với chính phủ Xiêm về những bản đồ này. Theo phụ lục 1 của bản đồ, đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Campuchia. Sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện, ngày 27/06/1947, một ủy ban hòa giải đặc biệt ( thành lập năm 1946 với nhiệm vụ “kiểm tra những tranh cãi về dân tộc, đại lý, kinh tế của các bên thiên về việc xem lại những xác nhận của các điều khoản điều ước 13/2/1904 và điều ước 23/3/1907 được duy trì hiệu lực theo điều 22 điều ước 7/12/1937”) đã thông qua một báo cáo ghi nhận sự thỏa thuận của chính phủ Xiêm và Pháp về đường biên giới là hợp pháp, không ủng hộ bất cứ một đòi hỏi nào về lãnh thổ của Thái Lan. Yêu cầu của Thái Lan đệ trình lên ủy ban hỏa giải không đề cập đến vấn đề đường biên giới ở dãy Dangrek và đền Preah Vihear, đồng thời phần bản đố được thêm vào theo yêu cầu của Thái Lan đệ trình ngày 12/5/1947 lên ủy ban chỉ ra một cách rõ ràng rằng Preah Vihear năm bên phía lãnh thổ Campuchia, không phải ở biên giới Thái Lan. Căn cứ theo những thỏa thuận, những biên bản liên quan đến việc phân định biên giới và những bản đồ được vẽ bởi thỏa thuận chung hay bởi bộ phận vẽ bản đồ của một trong các bên được chấp nhận bởi bên kia, chủ quyền của phần lãnh thổ nơi có đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. *)Campuchia chưa bao giờ bỏ trống chủ quyền của mình tại vùng lãnh thổ tranh chấp và đã xác định năng lực lãnh thổ một cách hiệu quả, trong khi đó Thái Lan đã không thi hành bất cứ hoạt động nào để khẳng định chủ quyền thay thế chủ quyền của Campuchia. Campuchia đệ đơn lên ICJ ngày 20/3/1962, yêu cầu Tòa phân xử và tuyên bố: 1.Bản đồ của khu vực Dangrek ( phụ lục 1 theo bản ghi nhớ của Campuchia) đã được vẽ và thông qua trên danh nghĩa của ủy ban chung về phân định biên giới được thành lập theo hiệp đinh 13/2/1904, được dựa trên quyết định của ủy ban này. Bởi những lí do trên và những thỏa thuận sau đó cũng như hành vi của các bên, bản đồ trên có giá trị ràng buộc như một hiệp định. 2. Đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, tại khu vực tranh chấp gần đền PV chính là đường biên giới được vẽ trên bản đồ của ủy ban chung về phân định biên giới của Xiêm và Pháp ( Phụ lục I theo bản ghi nhớ của Campuchia). 3. Đền PV nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của vương quốc Campuchia . 4 4. Vương quốc Thái Lan có nghĩa vụ rút hết các lực lượng quân đội đóng trên lãnh thổ Campuchia kể từ năm 1954, gần khu vực đền PV. 5. Các công trình điều khắc, bia, đài kỷ niệm, mẫu vật sa thạch và gốm cổ, những vật đã bị lấy khỏi đền hay khu vực đền bởi chính quyền Thái Lan từ năm 1954 phải được vương quốc Thái Lan trả lại cho vương quốc Campuchia. b. Thái Lan: *)Lập luận thứ nhất: Đáp lại những đệ trình của Campuchia ở mục 1, Thái Lan đưa ra những điểm sau đây: - Toàn bộ những chứng cứ trình trước tòa cho thấy tấm bản đồ ở khu vực Dangrek ( phụ lục I) không được thực hiện hay công nhận trên danh nghĩa của ủy ban phân định biên giới được thành lập theo hiệp định 13/2/1904, trong khi ủy ban này bao gồm một hội đồng của Pháp và một hội đồng của Xiêm thì bản đồ này chỉ do ủy ban người Pháp thực hiện và được công bố dưới danh nghĩa của ủy ban người Pháp. - Những viên chức người Pháp đã thực hiện bản đồ phụ lục I không có thẩm quyền để đưa ra bất cứ một quyết định chính thức cuối cùng nào thay cho ủy ban chung, và cho tới thời điểm đó thì ủy ban chung chưa đưa ra bất cứ kết luận nào. - Ủy ban chung chưa hề đưa ra bất cứ kết luận nào về biên giới ở khu vực PV. Nếu có thì kết luận đó cũng đã không được thể hiện chính xác trong bản đồ phụ lục I. - Không có bất cứ thỏa thuận tiếp theo nào của hai bên quy định tính ràng buộc song phương của bản đồ phụ lục I. - Hành vi của hai bên cũng cho thấy là hai bên chưa từng công nhận đường vẽ trên bản đồ phụ lục I như là đường biên giới chính thức ở vùng Dangrek, Thái Lan vẫn duy trì tranh chấp ở vùng núi Dangrek. Nếu như có đường vách núi đá ở vùng Dangrek thì vách đá đó tạo nên một đường biên giới theo đường phân nước theo như điều I của hiệp định năm 1904. - Ngay cả khi phụ lục I được cho là có tính ràng buộc và quy ước thì đường biên giới được vẽ trên khu vực tranh chấp trong bản đồ đó cũng không thể ràng buộc các bên vì nó dựa trên nghiên cứu địa hình không chính xác.=> bản đồ chứa sai sót. *)Lập luận thứ 2:hoặc giả Thái Lan đã từng chấp nhận tấm bản đồ đi chăng nữa cũng chỉ do nhầm lẫn mà thôi. Dẫn chứng của sự nhầm lẫn mà Thái Lan đưa ra là: - Bản đồ do người Pháp đưa ra chỉ được xem xét bởi những viên chức không quan trọng và không có trình độ chuyên môn về bản đồ địa lí. - Những người xem xét tấm bản đồ vào thời điểm đó không nhận thức được tầm quan trọng và lưu tâm đến đền PV. - Bản đồ phụ lục I đã có chứa sai sót và chính quyền Xiêm lúc đó đã không nhận ra khi chấp nhận tấm bản đồ đó, vì họ cho rằng đường biên giới được vẽ trên bản đồ đi theo đường phân nước nhưng thực tế không phải như vậy. Vì vậy, Thái Lan cho rằng những cáo buộc của phía Campuchia là thiếu xác đáng và khu đền Phra Viharn (Preah Vihear) thuộc lãnh thổ Thái Lan. c. Lập luận của Tòa: *) Đáp lại lập luận thứ nhất của Thái Lan: tòa khẳng định bản đồ có tính ràng buộc 5 - Tòa thừa nhận ủy ban phân định biên giới đã tạm ngừng hoạt động trước khi bản đồ được hoàn thành, đồng thời các tài liệu không hề chỉ ra rằng bản đồ được hoàn thành dựa trên bất kì căn cứ hay hướng dẫn nào từ phía ủy ban chung, vì vậy khẳng định bản đồ không có tính chất rằng buộc tại thời điểm mà nó được đưa ra(1907). Song tòa khẳng định vấn đề ở đây không phải là bản đồ đó có phải do ủy ban phân định biên giới thông qua hay không, mà là việc các bên đã chấp nhận nó, và hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn việc có chấp nhận bản đồ đó, hay không. Hơn nữa, chắc chắn rằng bản đồ đó phải được dựa trên một cơ sở nào đó, và có thể không cần phải nghi ngờ rằng bản đồ đó đã dựa trên những khảo sát chính thức, có nguồn gốc rõ ràng, được in và ấn hành bởi một công ty lớn của Pháp. Tòa đã đưa ra các lí do sau đây để khẳng định rằng bản đồ tính đến thời điểm này là có hiệu lực: + Vào thời điểm đó, Xiêm đã không có đủ điều kiện về phương tiện kĩ thuật để đo đạc khảo sát và đã đề nghị Pháp tiến hành công việc này. + Tấn bản đồ đã được phát hành rộng rãi và được sự chấp nhận của các nước Anh, Đức, Nga, Mỹ cũng như các thành viên của ủy ban chung Pháp và Xiêm, bao gồm khoảng 160 bộ bản đồ, mỗi bộ gồm 11 tấm. 50 bộ trong số đó đã được trao cho chính phủ Xiêm. Việc những tấm bản đồ trên được đưa ra với tư cách biểu trưng cho kết quả công việc của ủy ban chung đã được ghi rõ trong bức thư của bộ trưởng Xiêm tại Paris gửi cho ngoại trưởng Xiêm ở Bangkok vào ngày 20/8/1908, trong bức thư ông này viết:”Căn cứ vào việc ủy ban chung về phân định biên giới và các thành viên người Xiêm của ủy ban này yêu cầu các thành viên người Pháp hoàn thành các bản đồ phân định biên giới, các thành viên của úy ban người Pháp đã hoàn thành công việc của mình”. Ông còn nói thêm rằng nhiều bộ bản đồ đã được đưa cho ông để gửi nó cho ngoại trưởng Xiêm. Thực tế là nếu như Thái Lan muốn phản đối những bản đồ này hoặc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến kĩ thuật của bản đồ thì trong một khoảng thời gian hợp lí Thái Lan phải có những phản hồi nhất định, nhưng Thái lan đã không có bất cứ phản hồi nào, trong suốt 50 năm sau đó, mặc dù đã có nhiều tình huống và sự kiện tiếp theo mà trong đó Thái Lan hoàn toàn có cơ hội để thể hiện sự phản đối của mình. Sự im lặng của Thái Lan có thể coi là việc chấp nhận những tấm bản đồ đó như là kết quả phân định của ủy ban chung. +Bộ trưởng bộ nội vụ của Xiêm còn cảm ơn Bộ Trưởng Pháp ở Bangkok về những tấm bản đồ và còn đề nghị được gửi thêm 15 bản nữa để gửi cho các chính quyền địa phương. + Năm 1909, một ủy ban chung của Xiêm và Pháp đã được thành lập để tổng kết công việc phân định biên giới, và việc làm trước tiên là chuyển những tấm bản đồ đó về dạng atlas cầm tay, và dịch ra cả hai thứ tiếng của mỗi bên. Trong suốt quá trình làm việc đó, cũng không hề có bất cứ ý kiến nào về việc bản đồ có sai sót hay không. *)Đáp lại lập luận thứ 2 của Thái Lan về sự nhầm lẫn: - Thứ nhất, về những viên chức người Xiêm đã xem xét tấm bản đồ trên: + Việc chọn ra những ai để xem xét bản đồ là hành vi chủ quan của phía Xiêm, do chính quyền Xiêm tự quyết định và vì vậy những lí lẽ của Thái Lan là khó có thể chấp nhận để viện dẫn cho sự nhầm lẫn. +Những chứng cứ lịch sử cho thấy rằng những viên chức đã xem xét bản đồ không phải là những viên chức không quan trọng: Hoàng tử Devawongse, ngoại trưởng, hoàng tử Damrong, 6 Bộ trưởng bộ nội vụ của Xiêm và những thành viên người Xiêm của ủy ban chung về phân định biên giới, cùng với một số quan chức địa phương khác, những người hoàn toàn có hiểu biết về bản địa. + Việc thay đổi và chỉnh sửa một đường biên giới đã được phân định lại càng không thể dựa trên cơ sở rằng tầm quan trọng của khu vực nằm ở đường phân chia đó đã không được nhận ra. - Thứ 2, về sai sót của bản đồ mà Thái Lan cho rằng đã không nhận ra chỉ vì lầm tưởng rằng đường biên giới được vẽ trên bản đồ phụ lục I là đường biên giới đi theo lưu vực sông Căn cứ theo luật thì một sai lầm không thể được viện dẫn như một lí do để phủ nhận một điều ước nếu như sai lầm đó là do hành vi của chính bên viện dẫn hoặc sai lầm đó đã có thể tránh khỏi. Tòa đưa ra các lí do sau để cho rằng viện dẫn về việc không nhận ra được sai sót của Thái Lan là khó chấp nhận : + Các viên chức đã xem xét tấm bản đồ đó có đủ trình độ và phẩm chất để thẩm định bản đồ. + Một điều tra đã chỉ ra rằng vào thời điểm đó tấm bản đồ khá thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và dư luận, và không có nhà chuyên môn nào quan tâm đến vấn đề này lại không thể nhận ra được một sai sót nào đó trong bản đồ. Hơn nữa Thái Lan cho rằng địa hình của khu vực cho thấy rằng đường phân nước đi dọc theo dãy núi đá, vì vậy đã dẫn đến hiểu nhầm cho TL. Song bản đồ đã chỉ ra rõ ràng rằng dãy núi đã không trùng với đường lưu vực nước, điều này thì không một ai nhìn vào bản đồ lại có thể không hiểu được điều đó. + Chính quyền TL biết rõ rằng công việc vẽ bản đồ đã được giao cho các thành viên người Pháp của ủy ban chung thực hiện, và họ đã chấp nhận điều này mà không hề tổ chức bất cứ một cuộc điều tra đo đạc riêng nào và vì vậy không thể viện dẫn được sự sai sót của bản đồ. +Thái Lan đã không có bất cứ phản ứng nào về tấm bản đồ, thậm chí năm 1937 còn tự cho xuất bản một tấm bản đồ của mình trong đó đền PV nằm ở phía lãnh thổ CPC. 3. Phán quyết của Tòa: Phán quyết của tòa án Tư pháp quốc tế trong vụ liên quan đến tranh chấp đền Preah Vihear ngày 15/6/1962. Qua tất cả những cơ sở lập luận trên, Tòa kết luận rằng Thái Lan đã chấp thuận phụ lục I của tấm bản đồ.( Thậm chí có bất kể sự ngờ vực nào về vụ việc này, Thái Lan cũng ko thể khẳng định rằng họ không chấp nhận tấm bản đồ vì Pháp và Cam phụ thuộc vào sự chấp thuận của Thái Lan và Thái đc hưởng những lợi ích như vậy trong vòng 50 năm khi hiệp định 1904 đã bàn bạc về họ. Ngoài ra, việc chấp thuận tấm bản đồ phụ lục I buộc họ phải xem xét hiệp định hòa giải; vào thời điểm đó các Đảng phái đã chấp nhận một sự giải thích/ cách hiểu về thỏa thuận quy định đường biên giới trên bản đồ để chiếm ưu thế trong các điều khoản của hiệp ước và ko có lí do để xét thấy các Đảng phái xem trọng đường lưu vực sông theo đúng nghĩa, so sánh với tầm quan trọng hơn cả của quy định ranh giới cuối cùng, Tòa thấy rằng cách hiểu/ cách giải thích đưa ra bây giờ là như nhau). Do đó, đường biên giới tại khu vực tranh chấp sẽ được áp dụng theo sự phân định như bản đồ phụ lục I và không cần thiết phải xem xét ranh giới đó liệu có tương thích với đường lưu vực sông theo quan điểm của Thái Lan hay không 7 Bằng 9 phiếu thuận và 3 phiếu chống, tòa xác nhận rằng đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền củaCampuchia. Thái Lan phải có nghĩa vụ rút lực lượng quân đội và cảnh sát, cũng như lính canh gác, hoặc những người canh giữ đã đóng quân ở ngôi đền, hoặc ở vùng lân cận trên lãnh thổ Capuchia. Bằng 7 phiếu thuận trên 5 phiếu chống , Tòa tuyên bố : Thái Lan phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho Capuchia bất kì loại hiện vật nào trên danh nghĩa nằm trong bản đệ trình lần thứ 5 của Capuchia tính từ ngày Thái lan kiểm soát ngôi đền năm 1954, đã rút quân khỏi ngôi đền hoặc khu vực xung quanh ngồi đền bởi chính quyền Thái. Phán quyết được ở in bằng Tiếng Anh và tiếng Pháp bởi những người có thẩm quyền, tại Peace Palace, tòa án Lahay, ngày 15/6/1962, với 3 bản copy, một được giữ tại Tòa và hai bản còn lại được giao cho Thái lan và Campuchia. Tổng thống B. Winiarski và người giữ hồ sơ Garnier- Coignet đã ký. III. Bài học: Như vậy, trong vụ việc này khi đưa ra phân xử ở tòa ICJ, Thái Lan đã đưa ra hai luận điểm chính: - Thái Lan không thừa nhận tính ràng buộc của bản đồ. - Hoặc giả Thái Lan bị cho là đã chấp nhận tấm bản đồ đi nữa thì sự chấp nhận đó cũng chỉ là do nhầm lẫn mà thôi. Liên quan đến phần lí thuyết của Luật điều ước quốc tế, trong trường hợp này tòa đã áp dụng khoản 1 và 2 của điều 48 cong ước Viên 1969.Theo khoản 1 điều 48 thì :” Một quốc gia có thể viện dẫn nhầm lẫn về một điều ước để từ bỏ việc chấp thuận sự ràng buộc của điều ước đó nếu sự nhầm lẫn có liên quan đến một thực tế hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại khi ký kết điều ước và lại là một cơ sở chủ yếu để quốc gia quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước.”  Ở đây, Thái Lan đã đưa ra một số thực tế mà Tl cho rằng vì những thực tế đó mà TL mới dẫn đến hiểu nhầm và chấp nhận tấm bản đồ. Tuy nhiên, những lập luận và thực tế mà TL đưa ra lại vấp phải 2 vấn đề được nêu trong khoản 2, đó là:” Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu quốc gia đó đã góp phần vào sự nhầm lẫn này bằng chính hành vi của mình hoặc đã có những hoàn cảnh rõ ràng hơn cho quốc gia đó nhận thấy khả năng xảy ra nhầm lẫn.”  Như vậy, Thái Lan đã: - Tự gây ra nhầm lẫn bằng chính hành vi của mình - Đã có những hoàn cảnh rõ ràng để Thái Lan nhận ra khả năng xảy ra nhầm lẫn, hoặc tránh khỏi nhầm lẫn, nhưng TL đã im lặng trong suốt 50 năm mà không hề có bất cứ ý kiến nào. 8 *)Tóm lại, những viện dẫn mà Thái Lan đưa ra cho sự nhầm lẫn là khó có thể chấp nhận. *)Câu hỏi thảo luận: 1. Tranh cãi chủ yếu của vụ việc xoay quanh những vấn đề nào? 2. Thái Lan đưa ra những lí do gì để cho rằng bản đồ không có tính ràng buộc? 3. Tòa lập luận những lí do nào để khẳng định bản đồ có tính ràng buộc? 4. Thái Lan đã viện dẫn những sự nhầm lẫn nào? 5. Tòa đưa ra những luận điểm nào để không chấp nhận lí do nhầm lẫn của Thái Lan? 6. Tóm lại, Thái Lan đã vi phạm vào những điểm gì được quy định trong điều 48 công ước Viên về lí do nhầm lẫn là không chính đáng? . người Thái giành quyền kiểm soát Preah Vihear và phải nhờ tới Pháp, Campuchia mới giành lại được chủ quyền đối với ngôi đền này vào đầu thế kỉ XX nhờ vào các hiệp định giữa Xiêm (Thái Lan) và. 1 Bài tập thảo luận Luật điều ước quốc tế Vụ tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia 2 I. Lý thuyết liên quan: Lý do nhầm. bên được chấp nhận bởi bên kia, chủ quyền của phần lãnh thổ nơi có đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. * )Campuchia chưa bao giờ bỏ trống chủ quyền của mình tại vùng lãnh thổ tranh chấp và đã

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan