1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (15)

5 6,2K 142

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Tại sao nói chu trình Krebs là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể.. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực h

Trang 1

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI HSG VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ LẦN THỨ 3

MÔN THI: SINH HỌC LƠP 10

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề)

Câu 1 (2 đ)

a Lipit và cacbon hiđrat đêù có thành phần hoá học là C, H, O Để phân biệt 2 loại hợp chất trên người ta căn cứ vào đâu?

b Thế nào là axitamin không thay thế ? Axitamin thay thế? Nguồn axitamin không thay thế trong cơ thể người lấy từ đâu?

c Bậc cấu trúc nào của Pr quyết định đến cấu trúc không gian của nó?

Câu 2 (2 đ)

a Nêu cấu trúc của enzim?

b Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của 1 enzim thì hoạt tính của enzim bị giảm hoặc bị mất đi? Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

Câu 3 (2 đ)

a So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?

b Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực bằng con đường thực bào Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên?

Câu 4 (2 đ)

a Trình bày diễn biến quá trình hô hấp hiếu khí hoàn toàn từ nguyên liệu glucozơ?

b Tại sao nói chu trình Krebs là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể?

c Có ý kiến cho rằng: 1 phân tử Glucozo bị phân giải hoàn toàn giải phóng 40 ATP, đúng hay sai? Tại sao?

d Màng trong ti thể bị hỏng dẫn đến hậu quả gì? ATP được giải phóng là bao nhiêu?

Câu 5 (2 đ)

a Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?

b Căn cứ vào đặc điểm nào người ta chia các phương thức vân chuyển các chất qua màng là: Thụ động, chủ động, xuất nhập bào?

Câu 6(2 đ)

Một học sinh nói rằng "Oxy là chất độc đối với vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí" Bằng kiến thức của mình em hãy giải thích tại sao bạn học sinh đó nói như vậy?

Câu 7 (2 đ)

a Vì sao vi khuẩn kị khí bắt buộc chỉ phát triển trong điều kiện không có ôxi?

b Một cốc rượu nhạt (5%->6% etanol) hoặc bia, cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng vải màn, để nơi ấm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi trường Rượu đã biến thành giấm

- Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau:

CH3CH2OH + O2 -> ………+ H2O + Q

- Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao?

- Nhỏ một giọt nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính rồi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào giọt trên

sẽ thấy hiện tượng gì?

- Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ như thế nào? Tại sao?

Câu 8 (2 đ)

Người ta có 2 dịch huyền phù trực khuẩn cỏ khô (Baccillus subtilis) trong hai ống nghiệm A và B.

Ống nghiệm A trong nước cất còn ống nghiệm B trong dung dịch saccaro 0,3 mol/l Sau đó cả hai ống nghiệm đều xử lý bằng lượng lyzozim như nhau, dịch trong ống A trở nên trong suốt rất nhanh, độ hấp thụ giảm đi 97% trong 20 phút, trong khi đó độ hấp thụ của dịch B chỉ giảm đi 20% sau 20 phút

Quan sát tiêu bản sống dưới hiển vi điện tử người ta sơ đồ hóa các dạng từ ống nghiệm B

Trang 2

a Giải thích kết quả quan sát được nêu trên sơ đồ và chỉ rõ tác dụng của lyzozim?

b Chú thích và bình luận hình vẽ sơ đồ trên?

c Vai trò của thành tế bào?

d Nếu dùng penixilin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim, kết quả như thế nào?

Câu 9 (2 đ)

Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương

a Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?

b Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?

Câu 10 (2 đ)

Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi sinh vật cố định N2 Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố định N2 ở các loại vi khuẩn

sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam), Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium (một loại vi

khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu)

Hết

-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)

Trang 3

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a Căn cứ:

- Thành phần hoá học: Cacbonhyđrat có tỉ lệ H;O = 2;1

- Tính chất: Cacbonhyđrat không kị nước, Lipit kị nước

b Khái niệm aa không thay thế…

c Bậc 1 của pr quyết định cấu trúc không gian của pr

1

0,5 0,5

Câu 2:

a Cấu trúc của enzim:

- Enzim có bản chất là protein nên có cấu trúc phức tạp đặc biệt là cấu trúc hình thù không

gian

- Mỗi enzim có cấu trúc không gian đặc thù, có một vùng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi

là trung tâm hoạt tính, hình thù của trung tâm hoạt tính có thể bị thay đổi

- Một số enzim còn có thêm trung tâm điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh thù hình của

trung tâm hoạt tính

0.25 0,5 0,25

b - Khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính enzim bị

giảm hoặc mất đi, do protein của enzim bị biến tính cấu hình trung tâm phản ứng bị thay

đổi

- Tế bào có thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất bằng cách:

+ Sản xuất hoặc không sản xuất enzim tương ứng

+ Điều chỉnh hoạt tính của enzim

0.5

0.25 0.25

Câu 3:

a * Giống nhau:

- Đều có cấu trúc màng kép

- Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP

* Khác:

- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong

gấp khúc trên có đính các enzim hô hấp

- Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt

động của tế bào

- Có trong mọi loại tế bào

- Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm

hệ thống túi tylacoid, trên đó có đính các sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử

- Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối của quang hợp

- Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

0.25 0.25 0.25

0.25

b * Về cấu trúc

- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực -> màng ngoài là màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào

- Có 1 AND vòng, kép, có riboxom riêng…, do đó có thể tự tổng hợp protein riêng -> có thể

tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn

- Riboxom 70S

* Về chức năng

- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc

từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng

- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị dưỡng hiếu khí

0.25 0.25

0.25 0.25

Câu 4:

Trang 4

+ Đường phân: 1 glucozo -> 2 A.Pyruvic + 2 NADH + 2 ATP

+ Chu trình Krebs: 2A.P -> 2 Axetyl CoA + 2 CO2+ 2 NADH

Krebs -> 6 NADH + 2 FADH2 + 2 ATP + Chuỗi truyền điện tử: Tạo ra 34 ATP

- Tổng cộng: hô hấp hiếu khí hoàn toàn từ Glucozo tạo ra 36 – 38 ATP

b Vì:

- Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống

- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp

- Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa

- Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa

0.5

c Đúng: giai đoạn 1: 4ATP, giai đoạn 2: 2 ATP, chuỗi truyền điện tử : 34ATP 0.5

d Màng trong ti thể bị hỏng thì không xảy ra chuỗi truyền điện tử, chỉ tạo ra được 6 ATP 0.5

Câu 5:

a Chức năng chính của prôtêin màng gồm:

- Ghép nối 2 tế bào với nhau 0,25

- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin 0,25

- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin) 0,25

- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng 0,25

b Căn cứ:

- Năng lượng có sử dụng hay không 0,5

- Màng có biến dạng hay không 0,5

Câu 6:

- Khi oxy nhận e thì tạo thành O

-2 2O

-2 + 2 H+ -> H2O2 + O2

H2O2 là chất độc đối với VK-> O2 là chất độc đối với vi khuẩn

- Tuy nhiên đối với vi khuẩn hiếu khí có E catalaza chúng phân giải H2O2 khử độc cho tế

bào.-> VK hiếu khí không bị chết khi có O2

- VK kị khí không có E catalaza-> trong môi trường hiếu khí chúng bị chết vì nhiễm độc

1,0 0,5

0,5

Câu 7:

a Vì vi khuẩn kị khí bắt buộc không có enzim catalaza, SOD do đó không loại bỏ được các sản

phẩm độc hại cho tế bào trong điều kiện có O2 như: H2O2, ion superoxid 0.5

b - Chất được tạo thành là giấm

CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q

- Váng trắng là do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra Ở đáy cốc không có loại

vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc

- Khi nhỏ 1 giọt H2O2 vào giọt nuôi cấy vi khuẩn axetic sẽ thấy bọt nhỏ li ti hình thành do O2

thoát ra do dưới tác dụng của catalaza, H2O2 bị phân hủy thành H2O và O2

- Khi để giấm lâu ngày độ chua của giấm giảm do vi khuẩn Axetobacter có khả năng tiếp tục

biến giấm thành CO2 và H2O làm pH tăng lên, giấm mất dần độ chua

0,25 0,25 0,5 0,5

Câu 8:

a Lyzozim cắt liên kết β 1-4 glycozit của murein  vi khuẩn A, B mất thành nhưng vk A sống trong mt nhược trương  nước vào làm tế bào vỡ  huyền phù trong suốt VK B môi trường gần cân bằng  tế bào trần ………0,5

b Vi khuẩn mất thành biến thành tế bào trần đối với các vi khuẩn G+ ………0,5

c Thành tế bào chống lại áp suất thẩm thấu và giữ cho hình dạng tế bào ổn định ……… 0,5

d Penixilin chỉ tác động lên vi khuẩn đang sinh trưởng do ức chê sự hình thành liên kết peptit trong murein  đây là chất ức chế còn lyzozim có tác dụng làm tan thành tế bào vi khuẩn ………0,5

Câu 9:

a

- Các vi khuẩn đều có hình cầu: ……….0,5

Trang 5

- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:……… 0,5

b

- Tỉ lệ S/V lớn  hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh………0,25

- Hệ gen đơn giản  dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình……… 0,25

- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu……… 0,25

- có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi………0,25

Câu 10:

- Nostoc:

+ Có các dị bào nang (heterocyte), màng rất dày  ngăn không cho O2 xâm nhập vào  thực hiện cố định đạm……….0,25 + Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng quang hợp  không giải phóng O2………0,25 + Nostoc có các không bào khí  chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều O2 hoặc tìm nơi có ánh sáng 0,25

- Azotobacter:

+ Tế bào có màng dày  ngăn không cho O2 vào ồ ạt……….0,25 + Màng sinh chất hình thành nếp gấp  tạo túi  nitrogenaza hoạt động trong đó……….0,25 + Túi có enzim hydrogenaza  xúc tác phản ứng H+ + O2  H2O  không ảnh hưởng đến hoạt động của enzim cố định đạm………0,25

- Rhizobium:

+ Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây  hình thành thể giả khuẩn: Bacterioid, thể giả khuẩn tiết hem; tế bào

rễ cây tiết pr Noduline……….0,25 + Noduline + Hem  leghemoglobin  hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho thể giả khuẩn hoạt động cố định đạm và hô hấp……… 0,25

Hết

Ngày đăng: 27/08/2014, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w