1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp hình thành kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh phổ thông cấp I và II

131 720 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Trang 1

1645 % 4195 VIEN KHOA HOC GIÁO DỤC ĐỂ TÀI B91-37-16 BÁO CÁO TỔNG KẾT _ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI "PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA

CHO HOC SINH PHO THONG CAP I VA II"

Chủ nhiệm Đề tài: PGS.PTS Vũ Trọng Rÿ Thư ký khoa học : PTS Tô Bá Trượng

Trang 2

BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU DE TAI

"Phương pháp hỉnh thành kí năng làm việc với sách giáo khoa ở học sinh trường PTCS"

1 Vài nét về hoàn cành ra đời của đề tài

Đề tài được đưa vào hệ thống đề tài cấp 36 do Vién Khoa

học Giáo dục chủ trÌ tử năm 1991 với tên ban đây )là:

“Những phương pháp hinh thành kỹ năng học tập cho học sính, sinh viên dâm bảo nâng cao chất lương học tẬp"

Đây là đề tài do sự gợi ý của các đồng chí Lãnh đạo Vụ

KHCN và Lãnh đạo Viện; xuất phát từ tỉnh hình thực tế là

trong lĩnh vực phương pháp dạy học lâu nay chỉ chứ ý dến phương pháp của thày mà chưa quan tâm đến phương pháp của

trd

Chúng tôi được Lãnh đạo Viện giao cho chủ trì đề tài này

với mục tiêu là: Tìm kiếm những phương pháp (xây dựng qui

trình) hỉnh thành các kỹ năng học tập cho học sinh, sinh viên

theo hướng tích cực hóa quá trình học tập nhằm nâng cao chất

lương bọc tập

Sở dĩ chúng tôi lựa chọn vấn đề phương pháp hỉnh thành

các kỹ năng học tập cho học sinh, vi theo quan diém chúng tôi, mỗi học sinh là một thế giới riêng với đặc điềm năng lực, phẩm

chất riêng và điều kiện học tập riêng, do đó không thể có phương pháp học tập chung cho mọi học sinh Mỗi học sinh sẽ

tạo cho mình phương pháp học tập phù hợp với mỉnh và có

Trang 3

2 Qué trinh trién khai nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu logic, nội dung nghiên cứu và sự triển khai

trong năm 9 /

2.11 Để đạt mục tiêu nghiên cứu: Tim kiếm những

phương pháp (xây dựng qui trỉnh) hỉnh thành các kỹ năng học tập cho học sinh, sinh viên theo hướng tích cực hóa quá trình học tập nhằm nâng cao chất lương học tập, đề tài được triển khai theo logic:

Nghiên cứu lí thuyết:

- Tim hiểu kinh nghiệm, thành tựu của nước ngồi

- TÌm hiểu cơ sở Tâm lí học và lí luận dạy học của việc hỉnh thành kỹ năng học tập

Kết quà nghiên cưu lí thuyết cho phép xác định hệ thống

các kỹ năng học tập cơ bản cho mọi người học theo hướng tích

cực hóa quá trinh học tập

Điều tra khảo sát hiện trạng mức độ của các kỹ năng học tập ở người học

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và điều tra khảo sát thực

tế xây dựng qui trình hỉnh thành các kỹ năng học tập cho người

học

Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhiều vòng để kiểm tra

Trang 5

2.1.2 Nôi dung nghién cifu: Chia lam 3 mang theo cấp hoc: a Các phương pháp hỉnh thành kỹ năng học tập cho học sinh cấp 1 b Các phương pháp hỉnh thành kỹ năng học tập cho học sinh trung học (cấp 2 và cấp 3) c Các phương pháp hỉnh thành kỳ năng học tập cho sinh viên Ở mỗi nhánh đều tiến hành theo logic chung trình bày ở trên

2.1.3 Tổ chức lực lượng nghiên cứu 2.1.4 TriỀn khai trong năm 1991

Trong năm 1991 đề tài tập trung vào khâu nghiên cứu lí

thuyết Tô chức một loạt Seminar với sự tham gia của nhiễu

cộng tác viên ở trong Viện và Đại học sư phạm Hà nội L Giải quyết các vấn đề: - Kỹ năng học tập là gì ? Hệ thống kỹ năng học tập ở mỗi cấp học, bậc học như thế nào ? - Cơ sở Tâm lí học và lí luận dạy học của việc hỉnh thành kỹ năng học tap - Kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực hỉnh thành kỹ năng học tập ở người học

Qua thực tiễn triển khai cho thấy phạm ví và nội dung

nghiên cứu của đề tài q lớn, hồn tồn khơng khả thi với

điều kiện kinh phí có thể có và thời gian cho phép Thực tế Ấy

Trang 6

2.2 Điều chỉnh nội dung phạm ví nghiên cứu và sự triền khai trong 2 năm 1992-1993

2.2.1 Đề đầm bào tính khả thi, đề tài đã được điều chỉnh

lại:

- Về phạm vỉ: chỉ nghiên cứu ở cấp 1 và cấp 2 phổ thông

- Về nội dung: chỉ đề cập đến việc hỉnh thành một nhóm

kỹ năng học tập mang tính cấp bách nhất đối với học sinh phổ thông: kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Do đó tên đề tài được điều chỉnh lại như sau:

“Phương pháp binh thành kỹ năng làm việc với sách giáo

khua ở học sính trưởng PTCS”

2.2.2 Quá trình trién khai 1992-1993

2.2.2.1 Tổ chức điều tra về kỳ năng làm việc với sách

giáo khoa ở học sinh cấp 1 và cấp 2

- Soạn thảo bộ công cụ điều tra; tổ chức điều tra kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ở một số môn học Đề có bộ công

cụ điều tra, trước hết tổ chức làm thử ở bộ môn Vật lí, sau đó

làm với các môn khác

Cấp I: Tiếng Việt, Toán

Cấp II: Văn, Toán, Sử, Vật lí

- Nội dung điều tra: mức độ kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa ( chia làm 2 mức độ: mức độ 1 và mức độ 2)

"thời điêm học sinh dùng sách: Sau khi đã nghe giằng,

dùng sách học ở nhà

- Đối tượng, phạm vi điều tra: tiến hành ở 10 trường đại

diệu clo các vùng (5 trường cấp 1, 5 trường cẤp 2):

Hà nội: 3 trường

Trang 7

Nam ha: 3 trường Hà tây: 2 trường Số lượng học sinh được điều tra: 450 học sinh cấp 1 và 300 học sinh cấp 2 Lớp 1: 150 Lớp 6: 100 Lớp 3: 150 Lớp 7: 100 Lớp 5: 150 Lớp 9: 100

- Phương pháp điều tra: Dùng các bộ phiếu trắc nghiệm,

học sinh làm ngay tại lớp (bố trí thời gian riêng) Để học sinh

độc lập làm việc với sách giáo khoa và thực biện các phiếu

trắc nghiệm

Cách chọn học sinh điều tra: ở cấp 1, tại mỗi trưởng, với

mỗi khối lớp lấy 1 lớp chọn và một lớp bỉnh thường 5 mỗi

lớp lấy 15 em theo thư tự a, b, c ở số điểm đanh

Ở cấp 2: mỗi khối lớp lấy 1 lớp chọn và một lớp bỉnh

thường ở mỗi lớp lấy 10 em theo điểm tổng két hoc ki 1:

khá, trung bình, kém

_- Kết quả điều tra: Qua phân tích số liệu của 2.250 phiếu

trắc nghiệm của học sinh cấp 1 và 3.200 phiếu của học sinh

cấp 2 cho thấy:

Trinh d6 ky năng làm việc với sách giáo khoa của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, mới chỉ đạt ở mức độ 1 Với mức

độ này, học sinh chưa có khả năng tự học theo sách giáo khoa

và sách giáo khoa chưa trở thành phương (tiện giúp học sinh hiểu sâu sắc trị thức khoa học Trên thực tế, phần lớn hoc sinh

ở nhà không học theo sách giáo khoa mà chỉ học theo vở ghi,

sách giáo khoa thường chỉ dễ học sinh lấy đầu bài tập (đối với

mơn Tốn và khoa học tự nhiên) hoặc đề soạn bài văn

Ở học sinh cấp 1, kỳ năng làm việc với sách giáo khoa

trước hết phải thể hiện ở kỉ thuật đọc: đọc đúng và đàm bào

tốc độ (lớp 1: 30 tiếng/ phút trở lên; lớp 3: 90 tiếng/ phút trở

lên; lớp 5: 100 tiếng/ phút trở lên) Đây là trinh độ thấp nhất

Trang 8

Kết quà điều tra khảo sát cho thấy còn 15,3 % số học sinh

lớp 1; 7 % học sinh lớp 3 và 10 % học sinh lớp 5 chưa đạt được mức độ tối thiểu về kỹ thuật đọc

Mức độ thự 7 của kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ở

học sinh cấp 1 biểu hiện ở việc tỉm các thành phần nội dung

của sách giáo khoa dé trà lời các câu hồi gợi ý của giáo viên

hoặc ở sách giáo khoa, xác định nội dung cơ bàn và ý chủ yếu của văn bàn (tức là nói lên đại ý của đoạn văn của cả bài)

Kết quà điều tra cho thấy 28 % học sinh lớp 1, 18 % học

sinh lớp 3 chưa đạt được mức độ thứ 2 của kỹ năng làm việc Với sách giáo khoa

Ở học sinh cấp 2, kỹ năng làm việc với sách giáo khoa bao gồm kỹ năng làm việc với kênh chứ và kỹ năng làm việc với kênh hỉnh và cũng phân thành 2 mức độ:

- Mức độ 1 biểu hiện ở sự hiểu điều trình bày trong văn

bàn và đọc được hình vẽ, biểu bang, đỗ thị

- Mức độ 2 biểu hiện ở việc biết rút ra nội dung chủ yếu của văn bản, biết lập dàn ý, đặt tên cho tửng đoạn, tóm tắt văn

bản và biết rút ra những thông tin cần thiết từ các hình vẽ, đồ

thị, biểu bằng, sơ đồ

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn học sinh chưa đạt

được mức độ 2 của kỹ năng làm việc với sách giáo khoa (ví

dụ, ở môn Vật lí 94 % học sinh chưa đạt mức độ 2 của kỹ

ning làm việc với kênh chữ, 80 % chưa đạt mức độ 2 của kỹ

năng làm việc với kênh hình Ở môn Văn kết quả tương tự:

trên 80 % bọc sinh chưa đạt mức độ 2 của kỹ năng làm việc

với sách giáo khoa)

PMLA

2.2.2.2 Xây dựng qui trinh hinh thành kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ở một số môn học

- Căn cứ kết quả nghiên cứu lí luận và điều tra thực tế đề

Trang 9

trinh hinh thanh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ở học

sinh

- Dựa trên khung chung, các cộng tác viên thiết kế qui trỉnh hỉnh thành kỹ năng làm việc với sách giáo khoa môn học

cụ thể

2.2.2.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 1992-1993 và 1993-1994 trên cùng đối tượng ban đầu ở tại 2

trường: cấp 1 Nhân chính và cấp 2 Ngô Sỹ Liên Hà nội

Quá trinh thực nghiệm điều tra theo các bước sau:

a

b

Xác định đối tương thực nghiệm

Đo đầu vào: bằng các bố phiếu trắc nghiệm đo trình

độ kỹ năng làm việc với sách giáo khoa của đổi

tượng thực nghiệm

Soạn bài mẫu, hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy học

có tính đến việc hỉnh thành ky năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh

Đo đầu ra: bằng các bộ phiếu trắc nghiệm đo trỉnh độ

kỳ năng làm việc với sách giáo khoa của học sinh sau từng học kỳ tổ chức thực nghiệm

Đánh giá kết quà thực nghiệm: Theo dõi tiến trỉnh

thực ngiệm qua dự giờ liên tục các giáo viên ghi

biên bản, trên cơ sở so sánh số liệu đầu ra với đầu

Trang 10

9 3 Kết quà nghiên cứu

3.1 Kết quà nghiên cứu lí thuyết

Trước hết cần khẳng định đề tài của chúng tôi tiến hành

không phải thuộc loại khám phá mà là thuộc loại ứng dụng - triển khai Việc nghiên cứu lí thuyết ở đây nhằm tiếp thu

những thành tựu nghiên cứu của một số nước về lĩnh vực hình

thành kỹ năng học tập nói chung và kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa nói riêng cho học sinh, rôi áp dụng thử vào nhà

trường Việt nam

Phần đóng góp của đề tài là sự phân tích kinh nghiệm

nước ngoài, tiếp thu có chọn lọc, khái quát các kinh nghiệm lè

tÈ tạo dựng cho mỉnh một cơ sở khoa học để đi đến xây dựng

khung chung của qui trỉnh hỉnh thành kỹ năng làm việc với

sách giáo khoa ở học sinh PTCS (cấp 1 và cấp 2) Cơ sở khoa học ấy là:

a Lí luận về kĩ năng học tập

a1 KĨ năng học tập là gỉ, bàn chất của kĩ năng

Khái niệm kỉ năng học tập: Kĩ năng, theo quan niêm của Tâm lí học, đó là khả năng thực hiện hành động phù

hợp với các mục đích và các điêu kiện mà trong đó con

người được định hướng

BẤt ki ki năng nào cũng có cấu trúc:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác và bành động cấu thành kĩ năng đó

- Mục đích hỉnh thành kĩ năng

- Các thao tác tương ứng cùng với những phương tiện

thực hiện các thao: tác

Trang 11

10

a2 Sự phân loại của các kí năng học iập

Trong các ki nắng học tập có những kĩ năng có tính

khái quát, chung cho mọi môn học (gọi là các kĩ năng

chung), và có những kỉ năng đặc thù cho mỗi môn học Đề tài này chỉ quan tâm đến các kĩ năng chung có tính

khái quát

Có nhiều quan điểm phân loại các kí năng chung của hoạt động học tập Chúng tôi, theo quan điềm của tác giả A Usova , trong ung voi c4c dang hoạt động hoc © tập là 4

nhóm ki năng học tập:

- Nhóm kĩ năng nhận thức; - Nhóm kĩ năng thực hành; - Nhóm kí năng tổ chức;

- Nhóm kĩ năng tự kiểm tra đánh giá

Xuất phát từ điều kiện thực tế, trong 4 nhóm ki ning

trên chúng tôi lựa chọn nhóm kỉ năng thư nhất, trong

nhóm này cũng lại chưa có điều kiện giải quyết tất cà nên

chúng tôi chỉ tập trung giải quyết kĩ năng làm việc với sách giáo: khoa, Đây là kĩ năng quan trọng nhất, nếu học sinh có được kĩ năng này thÌ có nhiều khả năng tự học

theo tài liệu sách báo Và như vậy, hàng năm nhà xuất bàn phát hành hàng chục triệu bàn sách sẽ trở nên không vô dụng, chất lượng học tập sẽ được nâng lên

a3 Căn cứ xác định kí năng học tập cơ bản

- Căn cứ lựa chọn: theo 3 nguyên tắc:

+ Có liên hệ trực tiếp, mật thiết với chất lượng và hiệu quả dạy học

Trang 12

ii

+ Có tính thiết thực, khả thi đối với học sinh và

giáo viên trong điều kiện dạy học hiện nay

a4 Cấu trúc của kỉ năng làm việc với sách giáo khoa

Thành phần bao gồm:

- Các kĩ năng tâm-vận động như là các nguyên tố ban đầu:

kĩ xào đọc, viết

- Các kí năng tiếp xúc với sách: đọc lướt, đọc thầm, tra

cứu các sơ đồ, ban đồ, biéu bang chi dẫn

- Các kÏ năng xử lí nội dung văn bàn: đọc phân tích và

suy nghĩ trên văn bàn; xác định ý chủ yếu, xác định bố cục; lập dàn ý, đặt tên cho từng văn bản, tớm tắt văn bản

V.V

Cơ sơ khoa học của phương pháp hình thành kĩ năng làm

việc với sách giáo khoa

b1 Cơ sở Tâm lí học: cơ sơ Tâm lí học của phương pháp

hình thành kĩ năng học tập chung là Hí thuyết về hoạt động

học tập

Cơ sở định hướng là thành phần quan trọng nhất của cơ

chế tâm lí học của hành động

Có 3 loại cơ sở định hướng hành , dong

- Kiều thứ nhất: Thành phần của kiều định hướng này bao gồm các mẫu hành động và sản phầm của hành động Ở dây không có sự chỉ dẫn phải thực hiện hành động như thế nào Học sinh tỉm kiếm con đường hoàn thiện nhiệm vụ một cách mò mẫm, theo phương pháp thử sai Kết quả là nhiệm vụ có thể được hoàn thành, nhưng hành động không được củng cố vững chắc, nhất là khi thay đổi điều kiện, hoặc khi di chuyển sang nhiệm vụ khác

- Kiểu thư hai: bao gôm không chỉ các mẫu hành động mà còn cả những điều chỉ dẫn phải thực hiện hành động như thế nào cho đúng Trong trường hợp này, dạy học diễn ra

nhanh hơn và không có những sai lầm Học sinh sẽ có

được kĩ năng phân tích tài liệu nhất định với quan niệm về hành động sắp diễn ra Hành động được củng cố vững chắc mặc dù có sự thay đổi điều kiện

Trang 13

12

'[ùy theo trỉnh độ kĨ năng cần đạt được mà phương

pháp hỉnh thành kĩ năng dựa trên cơ sở định hướng hành động kiểu nào,

b2 Cơ sơ lÍ luận dạy học của việc hình thành kĩ năng làm

việc với sách giáo khoa:

Hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa nằm

trong khuôn khổ của việc ưng dụng tư tưởng công nghệ

day hoc ma bàn chất nó là, cùng với việc chuyền hóa vào thực tiễn dạy học những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ, khoa học giáo dục và sử dụng các phương tiện kỳ thuật, thiệt kế những hệ dạy học vận hành theo

nguyên lÍ: phân hóa - cá thể hóa cao độ, tự học có hướng

dẫn tiến lên theo nhịp độ cá nhân

KĨ năng làm việc với sách giáo khoa là một trong

những kí năng học tập chung quan trọng, là cơ sở dé hoc sinh có thể tự học ngay cà sau khi đa tốt nghiệp phổ thông Để hình thành được các kĩ năng học tập chung cho học sinh trước hết người giáo viên phải tiến hành phân

tích cấu trúc của hành động, hÌnh dung chuẩn xác việc

thực hiện hành động được tổ thành tử các thao tác nào

Khi đã xác định được các bước trong cấu trúc của hành

động thỉ cần phải xác định trình tự hợp lí tiến hành chúng

và lựa chọn hệ thống bài luyện tập giúp học sinh hoàn

thành một cách vững chắc và gần như tự động các hành

động đơn giản, sau đó là tổ chức thực hiện các hành động

Trong quá trỉnh hỉnh thành các kĩ năng học tập chung

(trong đó có kĩ năng làm việc với sách giáo khoa) cho học

sinh phân ra các giai đoạn như sau:

1 Học sinh ý thức được ý nghĩa của việc nắm được kĩ

năng thực hiện hành động nhất định nào đó

2 Xác định mục đích của hành động

Trang 14

13

4 Xác định các thành tố cấu trúc của hành động không

phụ thuộc vào các điều kiện thực hiện hành động

5 Xác định trình tự hợp lí việc tiến hành các thao tác mà

hành động được cấu thành tử các thao tác đó

6 Tổ chức luyện tập với số lượng bài luyện tập không lớn, trong các bài luyện tập này giáo viên có thể kiểm tra

được các hành động

7 Day hoc sinh phương pháp ty kiểm tra

8 Tổ chức các bài luyện tập đòi hỏi học sinh vận dụng kĩ

năng đã được hỉnh thành trong điều kiện đã thay đổi

9 Vận dụng kĩ năng đã được hỉnh thành vào việc thực hiện hành động để nắm các kỉ năng mới phưc tạp hơn

trong các đạng hoạt động phức tạp hơn

3.2 Xây dựng qui trình bình thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

Làm việc với sách, trước hết đó là đọc hiểu và nhớ văn

bản Để dạy học sinh làm việc với sách, người giáo viên phải

biết các thủ thuật làm việc nãa cần dạy và làm như thế nào Nghĩa là người giáo viên phải biết nội dung tâm lí học của kỉ

năng này và qui luật hình thành nó

Nội dung tâm lí học: Sách và học sinh thâm nhập vào

nhau tử 2 phía; phía sách và phía học sinh Trong quá trình

dẫn đến sự hiểu có hai lực tác động tương hỗ: văn bản và cái

Trang 15

14

văn ban tác động lên người đọc thông qua các tín hiệu ĐỀ hiểu, người đọc phải nhận được các tín hiệu này và phải

phản ứng lại các tín hiệu này một cách đúng đắn Thời điểm

nhận tín hiệu đó là sự bắt đầu của quá trỉnh, còn phản ứng của

người đọc đối với các tín hiệu tạo nên chính quá trinh, kết quả

của quá trình đó là người đọc hiéu

Văn bàn tác động đến người đọc theo từng phần: hết tử này đến từ khác, hết đoạn này đến đoạn khác, hết câu này đên câu khác, nghĩa là thông tin đến người đọc qua từng tín hiệu

theo tiến trỉnh đọc Do đó phải cho học sinh đọc từng từ và

hiểu từng tử từng câu

Trong quá trinh này cần chú ý đến hai điều sau:

- Việc hiểu văn bàn còn phụ thuc trực tiếp vào sự phong phú của kinh nghiệm cá nhân người đọc

cơ Việc hiểu văn bàn còn phụ thuộc vào các đặc điểm, tính

chất của văn bàn (đặc thù của mỗi môn học và đặc thù của mỗi

kiều bài học)

Do đó khi thiết kế phương pháp hinh thanh ki ning lam

việc với sách giáo khoa phải tính tới các đặc điểm này

KĨ năng làm việc với sách giáo khoa là loại kỉ năng được hỉnh thành và phát trién liên tục tử thấp đến cao, theo thời gian học tập của học sinh ở trường phổ thông từ lớp 1 đến hết trung học

Từ những điều trỉnh bày ở trên, chúng tôi vạch ra một

khung chung cho việc rèn luyện hỉnh thành kĩ năng làm việc

với sách giáo khoa của học sinh PTCS

Quá trỉnh hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoan đầu: Rèn luyện kỹ thuật đọc

Giai đoạn này đành cho các lớp đầu Tiểu học và hoàn

Trang 16

15

Nhiệm vụ của giai đoạn này là rèn luyện kỹ thuật doc, ban

đầu là đọc to, từng tử, sau chuyển sang đọc thầm, cuối cùng là đọc cà cậu một cách có ý thức và điên cầm Đồng thời với

việc rèn luyện kỹ thuật đọc, bắt đầu rèn luyện hỉnh thành kĩ

năng phân chia văn bàn thành từng phần theo đại ý Dưới sự

hương dẫn của giáo viên tập thé lớp lập dàn ý văn bản da doc

Phương pháp cơ bàn ở giai đoạn này là giáo viên làm

mẫu từng thao tác, từng bài tập (dựa trên cơ sở định hướng

hành động kiểu thứ nhất)

Các kĩ năng được hỉnh thành chủ yếu thông qua các giờ

Tập đọc và Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Quá trỉnh hỉnh thành kĨ năng làm việc với sách giáo khoa

ở đây chia làm 3 bước:

- Trước khi học trên lớp: học sinh chuẩn bị ở nhà theo sự

hướng dẫn của giáo viên ở giờ học trước Yêu cầu chủ yếu ở đây là định hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung văn bàn

Học sinh thực hiện các thao tác: + Đọc ghi nhớ tên văn bản

+ Đọc toàn bộ văn bàn và phần chứ giải, câu hồi luyện tập

+ Tra mục lục để tìm chủ điểm bài đọc

- Khi học ở trên lớp: học sinh thực hiện các thao tác:

+ Đọc to, đọc thầm toàn bài

+ Đánh đấu lại những từ, những câu, chỉ tiết

chưa rõ (hiểu) đề yêu cầu giải đáp

+ Tỉm câu trà lời các câu hỏi từ trong văn bàn

Trang 17

16 - Sau khí đã đọc bài mới trên lớp: học sinh thực biện các thao tác: + Đọc lại toàn văn bàn, đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu về tốc độ + Tự lập lại đàn ý văn bản và đặt tên cho từng đoạn

Giai đoạn 2: Rèn luyện kĩ năng phân chia ý chính của văn bản đã đọc trên cơ sở nắm được (có tri thức) các thành tố cấu trúc cơ bản cia wi thức khoa học (theo các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giáo dục công dân) và trỉ thức của

các thành tố cơ bản bài khóa văn học

Ở giai đoạn này, trong các giơ Vật lí, Sinh học, Địa lí

hình thành kĩ năng tìm kiếm trong văn bàn câu trà lời cho các

câu hỏi do giáo viên đặt ra hoặc những câu hỏi nêu ra ở cuối

bài, hoặc khi làm việc với các biểu bang, đồ thị, hỉnh vẽ dưới sự hương dân của giáo viên theo các Angori (các bàn chỉ

An)

Đề đưa ra được các Angorit hướng dẫn học sinh, giáo

viên phải dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc - lôgic nội dung

môn học Tử sự phân tích cho phép vạch ra các thành tố cấu

trúc cơ bàn của trị thức Các thành tố cấu trúc đó là: các sự

kiện khoa học, các khái niệm, định luật và thuyết khoa học Sau đó xác định những yêu cầu chung đối với việc lĩnh hội mỗi một thành tố cấu trúc trí thức tức là xác định phải hiểu

điều gỉ về các hÌnh thức cấu trúc của vật chất, về các hiện

tượng, về các đại lượng v.v Làm việc này chúng tôi gọi là

xây dựng các sơ đồ định hướng khái quát

Vi dụ, với môn Vật lí, sơ đồ định hướng khái quát dùng

đề nghiên cứu về hiện tượng vật lí như sau:

Cần phải hiểu biết gi về hiện tượng ?

1 Các dấu hiệu bên ngoài của hiện tượng

2 Các điều kiện trong đó hiện tượng diễn ra

Trang 18

17

4 Định nghĩa hiện tượng

5 Mối liên hệ với hiện tượng khác 6 Đặc trưng định lượng

7 Ứng dụng hiện tượng trong thực tế

8 Các biện pháp khắc phục tác động có hại của hiện

tượng

Với môn Địa lý, sơ đồ định hướng khái quát dùng để

nghiên cứu bàn đồ như sau: 1 Tên bàn đỗ 2 Phạm vi lanh thổ biểu hiện trên bàn đồ (thế giới, châu lục, quốc gia ) 3 Hệ thống kinh vĩ tuyến được biểu hiện thế nào ? 4 Tỷ lệ bản đồ -

5 Những sự vật và hiện tượng địa lí gì được biểu hiện thông qua các kí hiệu và màu sắc trên bản đồ

Với môn Lịch sử, sơ đồ định hương khái quát để làm cơ

sở nghiên cứu một dạng bài (sự kiện lịch sử - cuộc khởi

nghĩa) như sau:

1 Nguyên nhân nỗ ra cuộc khởi nghĩa 2 Diễn biến cuộc khởi nghĩa

3 Kết quà

4 Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi (thất bại)

Đối với nghiên cứu Văn học, do đặc thù bộ môn mà sơ đồ định hướng khái quát dùng cho việc cằm thụ văn bản nghệ

thuật như sau:

1 Tiếp xúc văn bản với 2 thao tác:

- Đập vỡ vd âm thanh vật chất của ngôn ngữ dé tiếp xúc với tầng nghĩa thứ nhất (ý nghĩa ngôn ngữ)

- Hỉnh thành ngữ điệu đọc theo mạch cảm xúc

Trang 19

18

3 Phân tích tác phẩm:

- Phân đoạn văn bàn

- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

- Phân tích mạng lưới các quan hệ trong tác phẩm: quan hệ giữa các các nhân vật, giữa nhân vật với không gian

và thời gian, các biến cố, các sự kiện

Các sơ đỗ định hướng khái quát có ý nghia quan trọng chỉ đối với việc hình thành kĩ năng vạch ra các ý chính của văn bàn mà còn là cơ sở định hướng trong việc lĩnh hội các thành tố cấu trúc của tri thức Ngoài ra, các sơ đồ định hướng

khái quát còn là phương tiện để học sinh tự kiểm tra điều đã

lĩnh hội và đề giáo viên kiềm tra tính logic và đầy đủ của việc

hình thành tài liệu học tập đã lĩnh hội ở học sinh

Giai đoạn 2 chủ yếu diễn ra ở các lớp học cấp 2

Giai đoan 3: Hình thành các kỉ năng làm việc với văn bản

phức tạp hơn, chứa đựng tài liệu về một số thành tố cấu trúc của hệ thống tri thức Ở giai đoạn này, rèn luyện cho học sinh

ki năng tự vạch ra các thành tố cấu trúc của hệ thống tri thức

và lựa chọn các sơ đồ định hướng khái quát tương ứng với chúng, sau đó tự lực nghiên cứu văn bản theo các sơ đổ định

hướng khái quát

Ở giai đoạn này cũng xuất hiện sự cần thiết phải hình

thành cho học sinh cuối cấp ki năng tự lực làm việc với sách

tham khảo Các bỉnh thức tô chức để phát triền kỉ năng này là

các Hội thảo học tập Trong các Hội thào học tập (Seminar) học sinh chuẩn bị báo cáo hoặc thông báo về một vấn đề gỉ đó

Giai đoạn thư 3 chủ yếu diên ra ở các lớp học cấp 3

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới triển khai đến giai đoạn thứ 2 của quá trình hinh thành ki năng làm việc với

sách giáo khoa

Trên đây là khung chung của phương pháp hỉnh thành ki

năng làm việc với sách giáo khoa Từ khung chung vận dụng

Trang 20

19

vao day cho học sinh qua từng môn học được cụ thể hóa thành

các chuỗi việc jàm của giáo viên và học sinh ở trên lớp và ở

nhà

Ở bậc tiểu học Chuỗi việc làm của học sinh được thể hiện

trong các phiếu học tập (hệ thống bài tập in sẵn) được phát đến

từng học sinh

Ở bậc THCS Chuỗi việc làm của học sinh được thể hiện

qua Angorit việc làm theo trật tự:

- Công việc tiến hành trước khi đọc văn bàn

- Công việc trong quá trỉnh đọc văn bản

- Công việc sau khi đọc văn bàn

Về chỉ tiết được trỉnh bày trong 4 báo cáo:

- Phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo

khoa Vật lí cho học sinh THCS

Tác già: Phạm Thế Dân

- Phương pháp hỉnh thành kĨ năng làm việc với sách giáo

khoa cho học sinh Tiểu học

Tác già: Nguyễn Thị Hạnh

- Phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo

-_ khoa môn Văn cho học sinh THCS Tác gia: Hoang Dan

- Phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo

khoa môn Lịch sử ở trường THCS

Trang 21

20 3.3 Kết quà thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Mục đích

Để xác nhận tính hiệu quả của phương pháp hình thành ki

năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh PTCS chúng tôi

tổ chức thực nghiệm sư phạm tại 2 trường: cấp 1 Nhân chính,

Từ liêm Hà nội và cấp 2 Ngơ Sy Liên quận Hồn kiếm Hà nội 3.3.2 Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm việc

với sách giáo khoa các môn Vật lí, Sử, Văn ở cấp 2 và Tập đọc ở cấp 1 (phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa các môn là sự cụ thể hóa khung chung của

phương pháp do chúng tôi đề xuất)

3.3.3 Đối tượng thực nghiệm

Ở cấp 1: chúng tôi chọn 2 nhóm học sinh đại diện cho 2 ' giai đoạn của bậc Tiểu học:

- Nhóm học sinh lớp 1 và lớp 3 đại diện cho nhóm học

sinh ở đầu và cuối giai đoạn thứ nhất

- Nhóm học sinh lớp 4 đại điện cho nhóm học sinh ở giai đoạn thứ hai

Ở cấp 2: chứng tôi chọn học sinh lớp đầu cấp (lớp 6) và

thực nghiệm trong 2 năm học (1992-93 và 1993-94) trên cùng đối tượng này Riêng đối với môn Vật lí, chúng tôi bắt đầu thực nghiệm ở học sinh lớp 7 (bắt đầu học Vật If) và cũng kéo đài trong 2 năm học (học sinh lên lớp 8)

3.3.4 Phương pháp thực nghiệm

Hinh thành kĨ năng làm việc với sách giáo khoa cho học

sinh là một công việc khó và lâu đài Đối với giáo viên của ta,

Trang 22

21 Từ thực tế đó, các cộng tác viên của chứng tôi phải tiến hành các công việc: - Chuẩn bị thực nghiệm: + Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và do đầu vào bằng các phiếu trắc nghiệm

+ Thiết kế qui trỉnh hỉnh thành kĩ năng làm việc

với sách giáo khoa, ,

+ Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm qua việc

thiết kế cung cấp giáo án mẫu

+ Thiết kế phương tiện học tập bổ trợ cho học

sinh

- Tiến hành thực nghiệm:

Trên cơ sở được hướng dẫn, giáo viên dạy thực nghiệm

tiến hành các giờ dạy trong đó có tính đến việc hỉnh thành kĩ

năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh ( theo các giáo án mẫu)

Công việc thực nghiệm được tiến hành 2 vòng: vòng Í vào học ki 2 của năm học 1992-93, vòng 2 vào học kÌ 1 của

năm học 1993-94 Sau mỗi vòng đều có sơ kết, rút kinh

nghiệm, điều chỉnh

3.3.5 Đánh giá kết quà thực nghiệm

ĐỀ đánh giá kết quà thực nghiệm chứng tôi tiến hành 2

lần đo: đo đầu vào và đo đầu ra và so sánh kết quả Ở đây

chúng tôi so sánh số liệu để thấy sự tiến bộ của chính đối

tượng thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận về phương pháp hình

thanh ki ning lam việc với sách giáo khoa ' Chúng tôi không dùng cách đối chưng

Để đo đầu vào (trước khi tiến hành thực nghiệm) và đo đầu ra (sau khi kết thức thực nghiệm) chúng tôi sử dụng bộ

phiếu trắc nghiệm Bộ phiếu trắc nghiệm được xây dựng trên

Trang 23

22

Ngồi ra, chúng tơi cịn tiến hành trao đổi tọa đàm với

giáo viên để có thêm cơ sở khẳng định kết quà từ việc đo đạc

bằng bộ phiếu trắc nghiệm

Kết quà thực nghiệm sư phạm

Cấp 1: Qua 2 vòng thực nghiệm áp dụng phương pháp

.' hÌnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa qua phân môn

Trang 24

23 + Môn Vật lí: Thực nghiệm ở 2 lớp 7A (lớp chuyên) và 7B (lớp thường) năm học 92-93 và tiếp tục khi học sinh lên lớp 8A và §B (năm học 93-94)

Kết quà đo trình độ kĩ năng ở học sinh:

Với học sinh lớp chuyên (7A, 8A):

- Trước khi thực nghiệm: trên 70 % không đạt mức độ

2 của kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

- Sau khi thực nghiệm: chỉ còn 13 % không đạt

Với học sinh lớp thường:

- Trước khi thực nghiệm: trên 90 % không đạt mức độ

2 của kí năng làm việc với sách giáo khoa

- Sau khi thực nghiệm: chỉ còn 20 % không đạt

+ Môn Lịch sử:

Thực nghiệm ở 2 lớp 6A (lớp chuyên) và 6H ( lớp thường) năm học 92-93 và tiếp tục khi học sinh lên lớp 7A và

Trang 25

24

Két qua do:

Trang 26

25

So sánh kết quà đo đầu vào và đầu ra, kĩ năng làm việc

với sách giáo khoa môn Lịch sử của học sinh được nâng

lên đáng kể sau 2 học kỉ tổ chức đạy thực nghiệm 3.3.6 Kết luận:

Qua thực nghiệm sư phạm có thể rút ra một số kết luận sau:

+ Việc đề xuất Khung Chung củà phương pháp hỉnh thành kĩ

năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh PTCS về cơ

bàn là hợp lÍ, từ khung chung đó có khả năng cụ thể hóa

thành qui trỉnh hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo

khoa ở từng môn học Các qui trỉnh này từng bước giúp học

sinh hình thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

+ Việc dạy học có định hướng đến sự hình thành kĩ năng làm

việc với sách giáo khoa cho học sinh vửa nâng cao chất lượng nắm tri thức của học sinh, vừa tạo cho các em khả

năng tự chiếm lĩnh tri thức (tự học)

+ Hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa cho học

sinh là một công việc khó, đòi hỏi phải kiên tri, tiến hành

thường xuyên qua từng bài học và diễn ra trong suốt cà thời

gian học sinh học ở trường phổ thông Từ lớp dưới lên lớp trên kĨ năng được hÌnh thành tử thấp đến cao, phát triền liên

tục

+ Giáo viên và học sinh hết sức ủng hộ việc dạy học có tính

đến yêu cầu hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

cho học sinh

+ Để giúp học sinh hỉnh thành kĨ năng làm việc với sách giáo

khoa, trong cấu trức của sách giáo khoa cần có yếu tố chỉ

dẫn học sinh sử dụng sách

+

4 Sản phẩm khoa học của đề tài:

Trang 27

4,2 4.3 4.4 4.5 20

Tập tài liệu: "Một số vấn đề lí luận về hình thành kĩ năng học tập cho học sinh”

Tập tài liệu: "Phương pháp hỉnh thành kĩ năng học tập

cho học sinh PTCS"

Tập tư liệu kết quà điều tra về hiện trạng kĩ năng làm

việc với sách giáo khoa của học sinh PTCS Tập phụ lục

- Bộ công cụ điều tra và đánh giá kĩ năng làm việc với

sách giáo khoa

Trang 28

41 4 4199 Viện Khoa học Giáo dục Đề tài : B91-37-16 PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI SGK CHO HỌC SINH CẤPI VÀ II

Chủ nhiệm Đề tài : PGS.PTS Vũ Trọng Ry,

Thư kí khoa học : PTS Tô Bá Trượng

Trang 29

PHUONG PHAP HINH THANH

KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI SGK CHO HOC SINH PTCS

®

Làm việc với sách, trước hết đó là đọc hiểu và nhớ văn

bản Đề đạy học sinh làm việc với sách, người giáo viên phải

biết các thù thuật làm việc nào cần dạy và làm như thế nào Nghĩa là người giáo viên phải biết nội dung tâm lí học của kĩ

năng này và qui luật hỉnh thành nó

Nội dung tâm lí học của kĩ năng làm việc với sách là ở

chỗ: Sách và người đọc thâm nhập vào nhau từ 2 phía; phía

sách và phía người đọc Trong quá trỉnh dẫn đến sự hiểu có

hai lực tác động tương hỗ: văn bản và cái điễn ra trong tâm lí

con người trong thời gian đọc

Có thể diễn tà điều đó bằng sơ đồ dưới đây: Hệ thống tín hiệu —_—_— _D _ Văn bàn Người đọc Phần ứng trước các tín hiệu

Văn bản tác động lên người đọc thông qua các tín hiệu

Để hiểu, người đọc phải nhận được các tín hiệu này một cách

' đúng đấn Thời điểm nhận tín hiệu đó là sự bắt đầu của quá

trỉnh, còn phần ứng của người đọc đối với các tín hiệu tạo nên chính quá trình, kết quả của quá trỉnh đó là người đọc hiểu

Văn bản tác động đến người đọc theo từng phần: hết từ này đến từ khác, hết câu này đên câu khác, hết đoạn này đến đoạn khác Nghĩa là thông tin đến người đọc qua từng tín hiệu

Trang 30

Trong quá trình này cần chứ ý đến hai điểm sau:

- Việc hiểu văn bàn phụ thuộc trực tiếp vào sự phong

phú của kinh nghiệm cá nhân người đọc

- Việc hiểu văn bàn còn phụ thuộc vào các đặc điểm, tính

chất của văn bàn (đặc thù của mỗi môn học và đặc thù của mỗi

kiểu bài học)

Do đó khi thiết kế phương pháp hỉnh thành kĩ năng làm

việc với sách giáo khoa phải tính tới các đặc điểm này

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa là loại kĩ năng được

hình thành và phát triỀn liên tục từ thấp đến cao theo thời gian

học tập của học sinh ở trường phổ thông (từ lớp 1 đến hết

trung học)

Tử những điều trình bày ở trên, chứng tôi vạch ra một

khung chung cho việc rèn luyện hỉnh thành kỉ năng làm việc với sách giáo khoa của học sinh PTCS

Quá trỉnh hỉnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Rèn luyện kỹ thuật đọc

Giai đoạn này dành cho các lớp đầu Tiểu học và hoàn

thành ở cuối bậc học này

- Nhiệm vụ của giai đoạn này là rèn luyện kỹ thuật đọc: ban

đầu là đọc to, đúng từng tử, sau chuyển sang đọc thầm, cuối

cùng là đọc cà câu một cách có ý thức và điên càm Đồng thời

với việc rèn luyện kỹ thuật đọc, bắt đầu rèn luyện hình thành kỉ năng phân chia văn bản thành từng phần theo đại ý Dưới

sự hướng dẫn của giáo viên tập thể lớp lập đàn ý văn bàn đã

đọc

Phương pháp cơ bàn ở giai đoạn này là giáo viên làm

miu ting thao tác, tửng bài tập (dựa trên cơ sở định hướng

Trang 31

Các kĩ nắng được hình thành chủ yếu thông qua các giờ

.Tập đọc và Tim hiéu tự nhiên và xã hội Giai đoạn 2:

Rèn luyện kỉ năng phân chia ý chính của văn bin đã đọc trên cơ sở nắm được các thành tố cấu trúc cơ bàn của hệ thống

trị thức khoa học (theo các môn khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội, giáo dục công dân) và tri thức của các thành tố cơ bản bài khớa văn học

Ở giai đoạn này, trong các giơ khoa học tự nhiên hỉnh thành ở học sinh kĩ năng tỉm kiếm trong văn bàn câu trả lời

cho các câu hỏi do giáo viên đặt ra hoặc những câu hỏi nêu ra

ở cuối bài, hoặc khi làm việc với các biểu bằng, đồ thị, hinh

vẽ ,lưới sự hướng dẫn của giáo viên theo các AngoriL (các bản

chỉ dẫn)

Để đưa ra được các Angorit hướng dẫn học sinh, giáo _ viên phải đựa trên cơ sở phân tích cấu trúc - lôgic nội dung môn học Tử sự phân tích cho phép vạch ra các thành tố cấu

trúc cơ bản của hệ thống tri thức Các thành tố cấu trúc đó là:

các sự kiện khoa học, các khái niệm, đại lượng, định luật và

thuyết khoa học Sau đó xác định những yêu cầu chung đối với

việc lĩnh hội mỗi, một thành tố cấu trúc tri thức tức là xác định phải hiểu điều gỉ về các sự kiện, hiện tượng, các đại lượng

v.v Làm việc này chứn ng tôi gọi là xây dựng các sợ đồ định

hướng khái quát (Ban cht dẫn khải quát)

Các sơ đồ định hướng khái quát có ý nghĩa quan trọng

không chỉ đối với việc hinh thành kĩ năng vạch ra các ý chính

của văn bản mà còn là cơ sở định hướng trong việc lĩnh hội

các thành tố cấu trức của hệ thống tri thức Ngoài ra, các sơ đồ

định hướng khái quát còn là phương tiện để học sinh tự kiểm

tra điều đã lĩnh hội và đỂ giáo viên kiểm tra tinh logic và đầy

đủ của việc trình bày tài liệu học tập đã lĩnh hội ở học sinh

Trang 32

Giai đoạn 3:

Hình thành các kĩ năng làm việc với văn bản phức tạp,

chứa đựng tài liệu về một số thành tố cấu trức của hệ thống tri

thức Ở giai đoạn này, rèn luyện cho học sinh kí năng tự vạch ra các thành tố cấu trúc của hệ thống tri thức và lựa chọn các

sơ đồ định hướng kbái quát tương ứng với chứng, sau đó tự lực nghiên cứu văn bản theo các sơ đồ định hướng khái quát

Ở giai đoạn này cũng xuất hiện sự cần thiết phầi hỉnh

thành cho học sinh cuối cấp kí năng tự lực làm việc với sách

tham khảo Các hỉnh thức tô chức đề phát triền kĩ năng này là các Hội thảo học tập Trong các Hội thảo học tập (Seminar)

học sinh chuẩn bị báo cáo hoặc thông báo về một vấn đề gỉ đó

Giai đoạn thư 3 chủ yếu điên ra ở các lớp học cấp 3

Đề tài nghiên cứu của chứng tôi chỉ mới triỀn khai đến

giai đoạn thứ 2 của quá trỉnh hinh thành kỉ năng làm việc với sách giáo khoa

Trên đây là khung chung của phương pháp hỉnh thành kĩ

năng làm việc với sách giáo khoa Tử khung chung van dung’

vao day cho hoc sinh qua từng môn học được cụ thê hóa thành

các chuỗi việc làm của giáo viên và học sinh ở trên lớp và ở

nhà

Ở các lớp tiểu học chuỗi việc làm của học sinh được thể hiện trong các phiếu học tập (hệ thống bài tập in sẵn) được

phát đến từng học sinh

Ở các lớp cấp 2, chuỗi việc làm của học sinh được thể

hiện qua Angorit việc làm theo trật tự:

.- Công việc tiến hành trước khi đọc văn bản - Công việc trong quá trỉnh đọc văn bàn

- Công việc sau khi đọc văn bản

Trang 33

Văn và Tập đọc (cấp 1) do các cộng tác viên Phạm Thế Dân,

Nguyễn Anh Dũng, Hoàng Dân và Nguyễn Thị Hạnh tiến hành

Bốn báo cáo khoa học dưới đây của các cộng tác viên sẽ trinh

bày cụ thể qui trÌnh hÌnh thành kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

ở từng môn học và kết quả thực nghiệm tiến hành trong 2 năm học

Trang 34

_ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KI NANG LAM VIEC VỚI SÁCH ,GIÁO KHOA (BHAN TẬP ĐỌC)

0 HOC SINH TIỂU HỌC

Nguyễn Thị Hanh

Phan I: DẶT VẤN ĐỀ

Để có một sự chuyển biển cơ bản trong hoạt động học tập phẩn tập

đọc ở tiểu học cẩn có rất nhiều tác động su phạm, trên nhiều bình điện:

như đổi mới công tác chỉ đạo chuyên môn, đổi mới nội đung học tập, đổi mới hình thức tổ chức giờ học, đổi mối phương phấp dạy học của giáo

viên, đổi mối tài liệu, thiết bị học tập của học sinh Trong báo cáo này chúng tôi để cập tối mệt tac động thuộc bình điện đổi mới

phương phấp day học và hệ qua của nó trên bình diện sử dụng tài liệu

học tập của học sinh,

Đổi với phân môn tập đọc ở tiểu học, cuốn sách giáo khoa có một vị

trí đặc biệt, nó gẩn như một phương tiện quan trọng bậc nhất giúp cho

học sinh năm vững các tri thức và luyện các kĨĩ năng đọc ở từng bài Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng sách giáo khoa của học sinh đóng một

vai trỏ quan trọng trong kết quả học tập của các em Việc giúp học

sinh hình thành kÏ năng làm việc với sách giáo khoa phần tập đọc sẽ là

một phương phấp dạy học hữu hiệu ‹

Phan 2: PHƯƠNG, PHÁP, HÌNH THÀNH

KĨ NẴNG LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TIỂNG VIỆT (PHẨN TẬP ĐỌC) Ơ HỌC SINH TIỂU HỌC

1 Co ad cửa việc hình thành kĨ năng làm việc vối sách giáo khoa

tiếng Việt (phẩn tập đọc)

1.1 Cơ sở thực tiễn hay thực trạng sử dung sách giáo khoa phẩn

tập dọc của học sinh tiểu học hiện nay

Trên thực tế từ lâu, cuốn sách "Tập dọc" trước đây và cuỗn sách

“tiếng Việt” trong đó cáo bài tập đọc mà học sinh đã và đang đùng rất

Trang 35

-T-

trả lồi câu hỏi và làm theo các yêu cẩu của giáo viên trong gid tap đọc Lâu nay cả giáo viên và học sinh đều dường như bắng lòng với cách sử dụng đó Và thể là một loạt những thông tin trong sắch trở nên như "thừa", đó là các phẩn : tên chủ điểm và hình minh hoạ cho mỗi chủ điểm, phẩn ghi tên tác giả ở sau mỗi bài và phẩn mục lục ở sách, ở một số địa phương, các thống tin trong phan hướng din đọc, trong các câu hỏi kèm theo kí hiệu "sao" cũng gẩn như bị lãng quên Dén day thay

xuất hiện một nghịch lí: Người làm sách cứ viết đủ các phan vì hình

như việc viết sách tất yếu phải như thể, còn người học khổng cẩn đọc

hết các phẩn vẫn đạt kết quả tốt Cố đúng như vậy chăng? Câu trả lời sẽ là : Nếu chỉ coi mục đích của việc học đọc là đọc một bài cụ thể, tách biệt, là tra lời và đấp ứng một số câu hỏi hay yêu cẩu của giáo viên thì nghịch lí trên vẫn còn tổn tại Song nêu hiểu mạc đích của việc học đọc là học cách đọc các loại văn bản (cách đọc thành tiéng và

cách đọc thẩm) khác nhau để hiểu những điểu đã đọc được một cách chủ

động thì nghịch 1Í trên sẽ bị loại trù ngay túc khắc

Chắc chăn rắng cách hiểu thứ 2 về mục đích đọc mới dich thực là

mục tiêu dạy học ở tiểu học Như vậy là đã từ lâu trong trường tiểu

học, học sinh đã sử dụng sách tập doc một cách thụ động, chỉ thấy ở dé

nguồn ngữ liệu mà không thấy đố là một phương tiện giúp mình chủ động lĩnh hội các tri thức về văn bản và giúp mình luyện kĩ năng dọc và hiểu các loại văn bản Hậu quả của tình hình này là các giờ học đọc

của học sinh tiểu học hiện nay mang nặng tính thực hành dọc thành tiếng ở các mức độ chuẩn mực và nghệ thuật (diễn cam), còn việc học sinh hiểu nội dung bài đọc đến mức nào đã không được chú ý đúng mức Yêu cẩu đọc hiểu chưa đạt ra một cách có hệ thông trong giò tập đọc Việc đọc hiểu chưa được kiểm sốt chặt chế thì cơng lao tích hợp các nổi dung giáo dục trong bài tập dọc của các nhà biên soạn sách Ít có tác dụng đối với học sinh, đây cũng chính là một nguyên nhân khiến cho

cả học sinh, giáo viên (và đổi khi gồm ca người dự gid) cam hay

“sượng" khi giáo viên thực hiện phẩn liên hệ, rút ra bài học về giáo đục học sinh ở cuỗi mỗi bài tập đọc

Để có những nhận xét về thực trạng sử dung sách tập đọc mang tinh định lượng, chúng tôi đã khao sất kết quả học đọc ở 2 nhóm học sinh : nhóm học ginh lốp 1 và nhóm học sinh lớp 3

' — Nội dung khảo sất bao gổm (xem phiêu điểu tra kèm theo) a 0 lốp 1:

- Khao s&t ki năng đọc thành tiếng và tốc độ dọc thành tiếng

Khảo sắt sự ghi nhớ nhân vật và sự kiện chính của bài đọc

Khảo sát việc hiểu ý nghĩa rút ra từ bài đọc

Trang 36

~B8-

~ Khao s4t k¥ thuật đọc thành tiếng và bốc độ đọc thành tiếng - Khảo sắt ghi nhớ nhân vật và sự kiện chính trong bài đọc - Khảo sắt các mức hiểu bài đọc: chọn được những từ ngữ, chi

tiết thể hiện các ý chính của bài, trình tự các ý trong bài

KET QUA CHUNG CUA KHAO SAT Lép Yếu trung bình Khá Giỏi Lớp 1 3% 23,4% 73,6% 0 Lép 3 9,5% 33,8% 42,2% 13,5% Phân tích kết qua của khảo sát d&u vào nay, chúng tôi có nhận xét sau : :

- Kết qua đã phản ánh đúng nhận xét của chúng tôi đã nêu ở trên,

mặc đù tỉ lệ học sinh dạt yêu cẩu cao song điểm số tôi da chu yếu

thuộc phẩn kĩ thuật và tốc độ dọc, điểm số thuộc phẩn đọc hiểu còn

thấp, cụ thể là : :

* Học sinh lớp 1 chưa nhớ hết tên nhân vật và các sự kiện trong

bài dọc, ý nghĩa giáo dục rút ra từ các bài đọc, các em còn hiểu lơ mơ,

không rõ ràng và chắc chăn

* Học sinh lốp 3 tuy đọc nhanh song không biết ngắt hơi ở những chỗ cẩn tách ý, gẩn 40% em chưa nhớ trình tự các ý trong bài, chứng tỏ

hiểu nội đưng bài ở các em còn yêu

Thực trạng trên dây cho thay hoc sinh tiểu học chưa có ki nang sử đụng sách tập đọc để phục vụ cho việc học đọc của chính các em

1.2 Cơ sở lÍ luận của phương phấp hình thành kĨ năng làm việc

với nách giáo khoa phẩn tập đọc ở học sinh tiểu học

1.2.1 Đặc điểm của sách giáo khoa phẩn tập dọc

.Nội dung sấch giáo khoa tập dọc được thể hiện trên 2 kênh: kênh

hình và kênh chữ ⁄

Kênh hình: - Bao gỗm các hình ảnh minh hoạ chung cho các bài trong một chủ điểm, các Hình ảnh minh hoạ cho từng bài cụ

Trang 37

Kénh chit: Bao gốm:

_— Tên các chủ điểm

- Từng bài đọc cụ thể: tên bài, nội dung bài, tên

tắc giá, phẩn chú giai, phẩn câu hoi và luyện tập - Phan muc luc ở cuổi sách

Câu trúc tri thức trong sách tập doc gém :

- Phẩn tri thức chung: đố là các chủ điểm, mỗi chủ điểm là một

để tài lớn của một tập hợp bài, chủ điểm được coi là tri thức thể hiện

mỗi liên hệ về nội dung của các bài đọc trong cùng một tập hợp

- Phẩn tri thức của từng bài cụ thể : đố là các tri thức vể thể

loại văn (thơ hay văn xuôi ), tri thức về cầu trúc của văn bản (đàn ý

và ý của mỗi đoạn, đại ý của bài, sự chuyển tiếp giữa các đoạn .),

tri thức về ngữ âm (sửa lỗi phát âm), tri thức về từ nett (ding từ đặt

câu, tìm từ đổng nghĩa, trái nghĩa), tri thức về ngữ pháp (hiện tượng

tu từ cú phấp, ngắt hơi đúng chỗ để tách ý .)

1.2.2 Trên cơ sở đặc điểm của sách giáo khoa tập đọc xét trên bình điện cấu trúc tri thức, trên cơ sở xắc định mục tiêu của việc học tập dọc của học sinh tiểu họo (như đã nêu ở phẩn trên), chúng tôi xác định các yếu tổ sau tạo nên kĨ năng lầm việc với sách tập đọc của học

sinh

- Yếu tổ thứ nhất (kí hiệu Y1): Năng lực giải mã và tốc độ giải

mã (chuyên từ tín hiệu văn tự sang tín hiệu âm thanh) ở ca dạng ngon ngữ thành lời và ngôn ngữ không thành lời

- Yếu tổ thứ hai (kí hiệu Y2) : Năng lực hiểu các tín hiệu trong bai

- Yếu tổ thứ ba (kí hiệu Y3) : Năng lực hiéu cau trúc của bài

— = Yêu tố thứ tư (kí hiệu Y4) : Năng lực hiểu một sổ môi liên hệ

giữa bài dọc với các yêu tô có liên quan đến việc hiểu rõ bài

đọc

- Yếu tổ thứ năm (kí hiệu Y5) : Hiểu nghĩa hàm ẩn bậc một của

toàn bài đọc(nghĨa còn thiết lập được mỗi liên hệ với nghĩa hiển

Trang 38

~ 1U =

1.2.3 Dưới đây chúng tôi xác định mức độ của từng yêu tổ trên cho

hoc sinh ở từng.giai đoạn của bậc tiểu học (xem bảng) Yếu tổ | Mức để ở giai đoạn thứ nhật | Mức độ ở giai đoạn thứ hai (lốp 1, 2, 3) (lốp 4, 5)

~ Đọc to, rõ (không gây nhần |- Đọc to, rõ, biết thể hiện

lẫn đo phát âm),ngất nghỉ hơi |tình cảm trước các tình huống

Y1 ở dấu câu và ở chỗ cẩn tách ý [trong bài đọc, đọc liên mach - Tếc độ đọc thành tiếng 60 - Téc dé doc thành tiếng 150

chử/phút chit/phit

- Téc độ đọc thẩm 60-70 chữ/ph|- Tốc độ đọc thẩm 170 chữ/ph

- Hiểu nghĩa của các tín hiệu |- Hiểu nghĩa hiển ngôn và hàm thể hiện các ý chính trong bài |ngôn bậc một của tất cả các Y2 (nghĩa hiển ngồn của các từ |tín hiệu trong bài

ngữ, hình ảnh trong bài và một|- Không bỏ sót các tín hiệu phẩn nghĩa hàm ẩn bậc một) có trong bài

- Nhớ được trình tụ các sự - Nhớ trình tự các sự kiện kéc kiện trong bài đọc trong bai và mỗi liên hệ giữa

chúng

- Biết sử dụng các thông tin |- Biết sử dụng thêm các thông Y4 về chủ điểm, vé tac gia để tin về thể loại văn, về phạm

hiển bài đọc vi cuộc gỗng thuộc để tài của bài để hiểu bài đọc

~ Dự vào gợi ý của giáo viên

Y5 tự tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn

của bài đọc

Kết quả của sự phân định mức đệ trên sẽ tạo cho chúng tôi những

cơ sở để xác định những nội dung phd hợp mà giáo viên cẩn tác động

tới học sinh để các em đẩn đẩn hình thành qui trình làm việc với sách

giáo khoa tập dọc

2 Phuong pháp hình thành kĩ năng làm việc vối sách giáo khoa tập

đọc 6 hoc sinh

Việc học tập của học sinh khoong chi diễn ra ở trên lớp mà

còn diễn ra ở ngoài lớp (ở nhà, ở giờ ôn bài, truy bài trước khi lên

lớp) Chỉ có trong giờ học, học sinh mới được sự hướng dẫn trực tiếp

Trang 39

- 11 ~

giãn tiếp, định hướng, học sinh phải tự mình lầm việc với tài liệu học

tập VÌ vậy nên chúng tôi chia quá trình làm việc với sách.tập đọc của học sinh thành 3-giai đoạn: làm việc trước khi học trên lốp, làm việc khi học trên lốp được giáo viên hướng dẫn trực tiếp, lầm việc sau khi

đã học ở trên lớp

` ` x es 7

Sau đây là yêu cẩu của mỗi giai đoạn và các thao tác cụ thể của học sinh ở từng giai đoạn (ở trên lớp chúng tôi chỉ chọn một số thao

tác phù hợp với dé tudi cua hoc sinh, xin xem tiép phan III)

2.1 Giai doạn làm việc trước khi học trên lớp

Giai đoạn này được diễn ra ở khâu chuẩn bị bài mối ở nhà của học

sinh và trong hoạt động giới thiệu bài mới của giáo viên ở giờ học

trên

việc

lớp

2.1.1 Yêu cẩu của giai đoạn này

- Định hướng sự chú ý của học sinh vào nọi dung bài học

- Nhận ra môi quan hệ giữa bài mới và các bài trước đó có cùng chủ điểm

2.1.2 Các thao tác cụ thé của học sinh: - Đọc và ghi nhớ tên bài

- Đọc toàn bộ bài và phẩn chú giải, câu hỏi luyện tập

- Tra mục lục sách để tìm chủ điểm của bài mới và nhớ lại nội dung các bài trước có chung chủ điểm với bài mới

?

2.2 Giai đoạn làm việc khi hoffe ở trên lốp

Giai đoạn này diễn ra ở khẩu học bài mới trên lớp, hoc sinh lam dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên :

2.2.1 Yêu cẩu của giai đoạn này:

- Đọc đúng kĩ thuật và nâng dẩn tốc độ

- Phất hiện những tín hiệu chưa rõ

- Ghi nhớ các nhân vật và sự kiện chính trong bài - Dân ý hoá bài đọc

- Nêu ý chính của bài

- Thể hiện bai bang giọng đọc phù hợp với nội dung

2.2.2 Các thao tác cụ thể của học sinh trong giai đoạn nay la: - Đọc to, đọc thẩm toàn bai

Trang 40

-12- - Tra lời các câu hỏi về những nhân vật và sự kiện chính trong bài ~ Tìm đàn ý và đại ý bài - Nghe giáo viên hướng dẫn, trao đổi với bạn bè về cách đọc bài - Luyện dọc cá nhân

2.3 Giai đoạn làm việc sau khi đã học bài mối trên lốp

Giai đoạn này được thể hiện ở các khâu giáo viên củng cổ bài mới,

ở khâu học bài củ ở nhà của học sinh, ở khẩu giáo viên kiểm tra bài cũ

trên lốp

2.3.1 Yêu cẩu của giai đoạn này

- Nhế và thể hiện đúng cách đọc bải (ngữ điệu, điểu chỉnh giọng `

` đọc phù hợp với tình huỗng trong bài .) ~ Nhớ dàn ý và đại ý của bài

- Nhân xét hoặc bình giá đúng các nhân vật, sự kiện trong bài

- Liên hệ nội dung bài với thực tiễn để tự xây dựng thái độ và

hành vi của cá nhân hợp với tình huỗng tương tự như tình huống trong bài

2.3.2 Các thao tác cụ thể của học sinh trong giai doạn này

- Đọc lại toàn bài với giọng dọc phù hợp và đúng kĩ thuật, - đạt yêu cẩu về tốc đệ

~ Tự nêu đại ý và đàn ý của bài

- Tự nêu ý kiến nhận xết, bình giá của cá nhân vể nhân vật và sự kiện trong bài

- Tự phất biểu ý kiến cá nhân về bài học hoặc kinh nghiệm rút ra

từ nội dung bài

Dua trén toàn bộ gia định trên, chúng tôi tổ chức thực nghiệm

sư phạm đề kiểm chứng

Phan III THỤC NGHIỆM SƯ PHAM 1 Mục đích

Muc dich thực nghiệm hình thành phương phấp làm việc với sách

giáo khoa ở học sinh tiểu học bao gồm:

Ngày đăng: 27/08/2014, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w