Tuy nhiên, công trình Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chủ yếu tập trung vào hai vị vua tiêu biểu của thời Lê Sơ là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông màchưa phản ánh được tư tưởng trị nước
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng về đường lối trị nước, hay còn gọi là tư tưởng trị nước là một hìnhthái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Mặtkhác, nó đóng vai trò chỉ đạo thực hiện các chủ trương quản lý xã hội, quản lý nhànước về mọi mặt đời sống xã hội của một thể chế chính trị nhất định Nghiên cứu tưtưởng trị nước, theo chúng tôi, xuất phát từ hai yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu về mặt lý luận, coi tư tưởng trị nước là sự phản ánh ý chí,
chủ trương của các triều đại phong kiến trong lịch sử, đồng thời quyết định sự tồnvong của mỗi triều đại Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng trị nước đượchình thành và phát triển cùng với sự thiết lập và hoàn thiện của bộ máy nhà nướcphong kiến Ngoài sự phái sinh từ tồn tại xã hội, sự phản tư triết học với tư cách ýthức xã hội bao giờ cũng có tính độc lập tương đối, tính vượt trước, nhờ đó mà thểchế chính trị xác định đường lối phát triển đất nước trong các thời đoạn tiếp theo.Mặt khác, tư tưởng trị nước cũng có thể được kế thừa biện chứng từ các học thuyếtchính trị - xã hội vốn có từ trước trong lịch sử, từng là công cụ hệ tư tưởng củanhiều triều đại phong kiến Chính vì vậy nghiên cứu tư tưởng trị nước trong mộtgiai đoạn cụ thể không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử hào hùng
đó của dân tộc mà còn thấy được ở đó tư tưởng của các giai đoạn trước đó
Nhờ có sự kế thừa những hạt nhân hợp lý, đồng thời tích hợp các hạt nhân
đó từ một số học thuyết mà nhà Lê Sơ đã hình thành nên đường lối trị nước khá phùhợp với hoàn cảnh cụ thể của một đất nước vừa mới được giải phóng khỏi sự chiếmđóng của nhà Minh suốt hơn 20 năm, với những nhiệm vụ vô cùng cấp bách trongviệc xây dựng vương triều cũng như khôi phục và phát triển đất nước Những thànhtựu mà nhà Lê Sơ đã đạt được về các mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và kinh tế lànhờ đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị Đường lối trịnước đó chính là kho tàng lý luận vô cùng quý báu của dân tộc ta, nhưng cho đến nay
nó vẫn chưa được khai thác triệt để Mặt khác những kết quả nghiên cứu sẽ là luận cứkhoa học đóng góp vào lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và lĩnh vực lịch sử tưtưởng nói riêng
Trang 2Thứ hai, yêu cầu về mặt thực tiễn từ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước ta hiện nay Đó là làm thế nào để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng và văn minh" Nghiên cứu tư tưởng về đường lối trị nướctrong lịch sử theo tinh thần "ôn cố nhi tri tân" để rút ra những bài học cụ thể cho sựnghiệp to lớn đó của đất nước, tức là làm rõ không chỉ những giá trị mang tínhtrường tồn và phổ biến từ các học thuyết chính trị - xã hội, mà cả những hạn chế cầnphải khắc phục, theo chúng tôi, rõ ràng là có ý nghĩa cấp thiết
Chúng ta đang xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa vốn chưa có tiền lệ trong lịch sử, thì việc đánh giá lại những kinh nghiệm trịnước, cách thức tổ chức và quản lý xã hội để khắc phục những hạn chế và tiếp thunhững kinh nghiệm tiến bộ của cha ông là việc làm cần thiết Việc làm sao để hiệnthực hóa được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và vănminh" tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước luôn là vấn đềquan tâm không chỉ của Đảng, Nhà nước mà là của tất cả những ai có ý thức tráchnhiệm đối với quốc gia, dân tộc Ở Trung Quốc cũng có những vấn đề tương tựđược đề cập trong tài liệu "25 vấn đề lý luận cán bộ và quần chúng quan tâm" doCục Lý luận Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản gần đây cóhai vấn đề liên quan trực tiếp đến biện pháp lãnh đạo và quản lý xã hội là: "Trị quốctheo pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa" (vấn đề thứ 12) và
"kết hợp trị quốc theo pháp luật với trị quốc bằng đạo đức" (vấn đề thứ 13) Trong
đó các nhà nghiên cứu không quên nhắc lại tư tưởng của các triết gia Trung Quốcnhư Khổng Tử, Quản Trọng, Hàn Phi về tư tưởng trị nước, trong đó "chủ trươngcủa Khổng Tử đã gợi mở cho chúng ta rằng tự giác đạo đức và ràng buộc pháp luậtliên hệ với nhau, là điều không thể thiếu trong quá trình trị quốc" [xem:15, tr 148]
Về vấn đề này Văn kiện Hội nghị lần thứ Chín khóa IX của Đảng ta cũng đã chỉ ra:
Điều làm cho nhân dân còn bất bình và lo lắng nhiều là tình trạngquan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởngchính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một số cán bộ đảng viên vẫncòn nghiêm trọng và khá phổ biến Thực trạng trên đây cùng với tình trạng
Trang 3buông lỏng kiểm tra đánh giá là điều bức xúc nhất hiện nay và đang hạnchế việc phát huy những thắng lợi mà chúng ta đã đạt được [31, tr 72]
Có thể nói, đó là những vấn đề muôn thuở của chính trị học mà việc giảiquyết nó không thể thiếu kinh nghiệm lịch sử mà thời Lê Sơ đã để lại cho chúng tangày nay Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài "Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó" với hy vọng
góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về lịch sử tư tưởng triếthọc Việt Nam cũng như sự nghiệp đổi mới về mọi mặt đời sống chính trị - xã hội củađất nước ta hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Một là, trình bày một cách khái quát và có hệ thống các điều kiện, tiền đề
cho sự hình thành và thực hiện tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ
Hai là, làm rõ nội dung và thực chất của tư tưởng trị nước thời Lê Sơ, sự cụ
thể hóa tư tưởng đó trong đời sống hiện thực của xã hội, từ đó đánh giá những mặttích cực và hạn chế của nó
Ba là, làm rõ vai trò và rút ra những bài học lịch sử của tư tưởng trị nước
thời Lê Sơ đối với việc lãnh đạo và quản lý đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận:
Để xác định đúng những giá trị và hạn chế của tư tưởng trị nước trong cáctriều đại phong kiến, đồng thời khẳng định những giá trị có thể kế thừa vận dụngvào quản lý xã hội hiện đại, trong việc nghiên cứu tư tưởng trị nước thời Lê Sơ,luận án xuất phát từ quan niệm duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
Trang 4hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện qua sựtác động tích cực của nó đối với tồn tại xã hội và sự tương tác giữa các hình thái ýthức xã hội làm cơ sở lý luận chủ yếu Ngoài ra, chúng tôi có dựa trên tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
để đánh giá về tính hạn chế và tích cực của tư tưởng trị nước thời Lê Sơ làm cơ sở
để rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước thời này
* Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp của lịch sử triết họcmácxít, chủ yếu là phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống nhất giữa tínhlịch sử cụ thể và lôgíc, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng về đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ (1428 - 1527) và ý nghĩalịch sử của tư tưởng đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, trình bày một cách hệthống và phân tích chuyên sâu tư tưởng trị nước của triều đại Lê Sơ dưới góc độlịch sử tư tưởng triết học Cụ thể luận án có những điểm mới sau:
- Luận án khẳng định những tư tưởng, quan điểm và cách lựa chọn đườnglối trị nước của triều đại Lê Sơ (1428 - 1527) là sản phẩm nảy sinh từ tồn tại xã hộihiện thực của thế kỷ XV - XVI, trên cơ sở có sự kế thừa những học thuyết, quanđiểm trị nước của Trung Hoa và các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó
- Luận án hệ thống hóa và phân tích những quan điểm trị nước cũng nhưcách thức trị nước của triều đại Lê Sơ để khẳng định tính qui định của tồn tại xã hội
Trang 5đối với ý thức xã hội, cụ thể là tính tất yếu của đường lối cai trị dựa trên sự kết hợpđức trị với pháp trị đương thời.
- Luận án chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế trong tư tưởng trị nướccủa triều đại Lê Sơ, đồng thời rút ra những bài học lịch sử về chính sách an dân bằng
đề cao nhân nghĩa, trọng dân; trị nước bằng sự kết hợp đức trị với pháp trị nhưngkhông kém phần nhân bản, nhân văn; bài học về xây dựng đội ngũ cán bộ v.v đốivới việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận án gồm 4 chương, 13 tiết
Trang 6Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thời Lê Sơ.Tuy nhiên, các công trình đó thường chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định, thậmchí một khía cạnh nổi bật nào đó của triều đại này, hoặc về cá nhân một vị hoàng đế
cụ thể mà chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về tư tưởng trị nướccủa cả thời kỳ như một chỉnh thể Dù thế nào đi nữa, những công trình nghiên cứu
đi trước về thời Lê Sơ đều là cơ sở và nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hoànthành được luận án của mình Do đây là một giai đoạn thịnh trị, mang tính khuônmẫu và điển hình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cho nên số lượng cáccông trình nghiên cứu về nó khá lớn Nghiên cứu về giai đoạn này, ngoài những bộ
sử đương thời còn có một số công trình nghiên cứu mang tính tập trung được các
nhà nghiên cứu tiến hành từ cuối thế kỷ XIX đến nay Từ tình hình nghiên cứu nhưvậy, chúng tôi phân định một cách sơ bộ các công trình nghiên cứu về thời Lê Sơtheo các lĩnh vực sau đây
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỜI LÊ SƠ CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC
Những công trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử về thời Lê Sơ:
Đặc điểm của các công trình nghiên cứu này được thể hiện ở chỗ, các tácgiả hệ thống hóa các sự kiện diễn ra trong thời đại Lê Sơ theo trình tự thời gian vàđặt nó trong toàn bộ tiến trình lịch sử Ở lĩnh vực này ngoài những bộ sử lớn như
Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… còn có một số công trình tiêu biểu khác, cụ thể:
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu vào năm 1919.
Trong công trình này, khi đề cập đến thời Lê Sơ, đặc biệt giai đoạn Lê Thánh Tông,tác giả Trần Trọng Kim đã đưa ra nhận xét, cho rằng: "Xem những công việc của vuaThánh Tông thì ngài thật là một đấng anh quân Những sự văn trị và sự võ công ở nướcNam ta không có đời nào thịnh hơn đời Hồng Đức" [51, tr 267] Về cách thức cai trịbằng sự kết hợp "võ công với văn trị" như một tất yếu lịch sử dưới thời Lê Sơ, ôngnhận xét: "Trong nước bấy giờ có nhiều người du đãng cứ rượu chè cờ bạc, không
Trang 7chịu làm ăn tử tế, vậy nên đặt ra phép nghiêm để trừng trị (…) sự nghiêm phạt nhưthế, thì có thái quá thật, nhưng mà cũng có công hiệu, khiến cho trong nước bớt cóthứ người cả đời không chịu làm gì, chỉ đi đánh lừa người mà kiếm ăn" [51, tr 253].
Trần Trọng Kim cũng đánh giá cao những đóng góp của các vị vua đầutriều đại này, đặc biệt là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông về các phương diện kinh tế,văn hóa, giáo dục và tình hình lập pháp Đó là việc "Vua Thái Tổ định ra phép quânđiền, để lấy công điền, công thổ mà chia cho mọi người, từ quan đại thần cho đếnnhững người già yếu cô quả, ai cũng có một phần ruộng khiến cho sự giàu nghèotrong nước khỏi chênh lệch lắm" [51, tr 253]; vua Lê Thánh Tông "nối nghiệp lớnkhông ngừng mở mang bờ cõi (…) mở nhà tế bần để nuôi dưỡng người đau yếu, saiquan đem thuốc đi chữa bệnh cho người đau yếu… Ngài lại đặt ra 24 điều, sứcgiảng cho dân xã để giữ lấy thói tốt" [51, tr 260]
Tuy nhiên, công trình Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chủ yếu tập
trung vào hai vị vua tiêu biểu của thời Lê Sơ là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông màchưa phản ánh được tư tưởng trị nước của cả triều đại này với tư cách là một hệthống, nghĩa là chưa làm rõ cơ sở hình thành cũng như nguyên nhân sâu xa của sựsuy vong của triều đại này từ Lê Uy Mục về sau, cho nên những hạn chế trong tưtưởng trị nước thời kỳ này không được tác giả đề cập đến một cách cụ thể
Trong cuốn Việt Nam lịch sử giáo trình của tác giả Đào Duy Anh, xuất bản
năm 1951 cũng đề cập đến triều đại Lê Sơ nhưng không đi sâu vào phân tích về mặt
tư tưởng trị nước mà chỉ đưa ra những nhận xét khá chung về cả triều đại này, chorằng "thời Lê Sơ là đỉnh cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam" [1, tr 42]
Một công trình khác của Đào Duy Anh là cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, xuất bản lần đầu năm 1956, đã dành một dung lượng lớn để đánh
giá bước phát triển của nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ Nhận xét vềnhững điều kiện thành công của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, tácgiả viết:
Một trong những yếu tố quan trọng của cuộc thành công là sựủng hộ của nhân dân Quân đội thì kỷ luật rất nghiêm, không giết càn,không xâm phạm đến mảy may của dân cho nên đến đâu là nhân dân nônức hoan nghênh và ủng hộ Đối với nhân dân thì Lê Lợi chăm chú vỗ
Trang 8về, và rất lưu ý gây tình đoàn kết giữa quan và dân [2, tr 323].
Trong công trình này Đào Duy Anh đã chú trọng việc trình bày cách thức tổchức và điều hành của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ của triềuđại Lê Sơ, tuy nhiên, theo tác giả, "chế độ quan liêu do Lê Lợi đặt còn sơ sài Trảiqua các đời Nguyên Long và Bang Cơ có thay đổi ít nhiều Nhưng đến Tư Thànhthì các chế độ đều được chỉnh đốn lại rất chu đáo thành một hệ thống phiền phức vàchặt chẽ" [2, tr 328] Tính chặt chẽ của chế độ đó thể hiện ở sự thiết lập và vậnhành hệ thống luật pháp để thực hiện mục đích tối thượng là "bảo vệ đặc quyền củagiai cấp quý tộc quan liêu, tức là giai cấp thống trị phong kiến" [2, tr 331]
Nhìn chung, công trình nghiên cứu của Đào Duy Anh đã phác họa được khánhiều khía cạnh trong đường lối cai trị, nhưng với công trình nghiên cứu dưới góc
độ sử học thì tác giả mới chỉ dừng lại ở sự liệt kê các sự kiện mà chưa đi vào phântích cụ thể những nội dung trong các khía cạnh đó Tác giả cũng không đề cập đếnnhững điều kiện và tiền đề cho việc ra đời, sử dụng đường lối cai trị của thời Lê Sơ
Một học giả sống dưới chế độ cũ trước năm 1975 là Phạm Văn Sơn trong cuốn
Việt sử tân biên - Trần Lê thời đại, xuất bản năm 1958 cũng có những nhận xét khá
tinh tế về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa…đặc biệt là thời vua Lê Thái Tổ và
Lê Thánh Tông Khi đề cập đến Quốc triều hình luật, bộ luật dưới thời Lê Thánh
Tông, tác giả chú trọng đến việc trình bày các quy định của bộ luật này về các quyềnlợi của quan lại và người dân, khẳng định "một xã hội có trật tự là xã hội <mà ở đó>…luật pháp phải giới hạn quyền lợi cá nhân và điều hòa quyền lợi cá nhân với quyềnlợi công cộng" [99, tr 554] Từ đó tác giả khẳng định vai trò của Quốc triều hìnhluật là nhằm đề phòng sự nhũng nhiễu dân chúng của quan lại cũng như giới hạn hành
vi của dân chúng
Trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam xuất bản trướcnăm 1975, khi đề cập đến thời Lê Sơ các học giả cũng đưa ra những nhận xét ítnhiều liên quan đến tư tưởng trị nước hoặc các lĩnh vực nhất định của thời kỳ này
Chẳng hạn, trong lời tựa của bản dịch Hồng Đức thiện chính thư, do Trường Luật
khoa Sài Gòn dịch và xuất bản năm 1959, tác giả Vũ Văn Mẫu viết:
Song song với những chiến công oanh liệt (…), các vua nhà Lê,nhất là trong thế kỷ XV còn hướng mọi sự cố gắng vào việc trị nước an
Trang 9dân, ban hành một nền pháp chế có một tinh thần đặc sắc Việt Nam, vừaphù hợp với nhu cầu của quốc gia, vừa thỏa mãn các nguyện vọng chânchính của quốc dân [116, tr 29]
Tác giả Phan Huy Lê trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, xuất bản năm
1959, thì đưa ra nhận xét:
Các vua thời Lê Sơ, đặc biệt là Lê Lợi có chăm lo đến đời sốngnhân dân và đề ra được một số chính sách biện pháp cứu tế xã hội ít nhiều
có tác dụng thực tế <…> các đời vua sau cũng có tiếp tục chính sách
"khinh hình bạc liễm" <…> Trong một xã hội phong kiến tất nhiênnhững chính sách tốt đẹp ấy không thể thực hiện được đầy đủ nhưng ítnhất cũng phản ánh một thái độ quan tâm của nhà nước đối với đời sốngnhân dân [55, tr 38]
Cuốn Lịch sử Việt Nam, (tập 1) do Ủy ban Khoa học xã hội xuất bản năm
1971, nhận xét về thời Lê Sơ cũng có đánh giá về tính tích cực trong đường lối caitrị của triều đại này đối với nhân dân như sau: "Trong thế kỷ XV, khi nền sản xuấtđang phát triển, chính quyền còn chăm lo đến kinh tế thì đời sống của nông dân vànhân dân lao động nói chung còn tương đối ổn định" [118, tr 274]
Trong bài viết Thử căn cứ vào Bộ luật Hồng Đức để tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lê Sơ của tác giả Văn Tân, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 46 -
1963, tác giả đã xuất phát từ những điều luật trong Quốc triều hình luật để phân
tích xã hội thời Lê Sơ trên các phương diện như chế độ sở hữu ruộng đất, sự pháttriển của giai cấp địa chủ, hạn chế sự bành trướng của Phật giáo và trọng Nho,chống tham ô, nhũng nhiễu dân của quan lại, trách nhiệm của quan lại đối với dân,bảo vệ quyền con người… Khi phân tích về việc nhà Lê hạn chế Phật giáo và Đạogiáo, tác giả viết:
Yêu cầu phát triển của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ XV là phảihạn chế sự bành trướng của Phật giáo… Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế
So với đời Trần số chùa cũng ít đi, số tăng nhân lại càng ít nữa Nhà nướcphong kiến chú ý kiểm soát sự đi lại của tăng nhân và đạo sĩ, có lẽ vì nhữngngười này không thỏa mãn với chế độ mới của nhà Lê [105, tr 29] Trong bài viết của tác giả Văn Tân, đáng lưu ý nhất là phần đánh giá sự
Trang 10phát triển về quyền con người trong pháp luật nhà Lê Về điều này tác giả viết:
Trong xã hội phong kiến ở phương Đông, con người bị trói chặtvào các quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng (tam cương); bầy tôi phảiphục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng, kẻ dướiphải theo kẻ trên, quyền lợi của kẻ dưới không được coi trọng Quyền lợi
cá nhân trong xã hội phong kiến, vì vậy, ít được xem trọng Nhưng xétpháp luật thời Lê Sơ, chúng ta đã thấy lấp ló những quyền lợi của cánhân, con người, cụ thể là con người bị áp bức đã được coi trọng mộtphần nào [105, tr 28]
Đồng thời, trong bài viết này, tác giả đã căn cứ vào những điều khoản của
Quốc triều hình luật để đánh giá xã hội Lê Sơ Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ
căn cứ vào bộ luật mà bộ luật đó lại do giai cấp thống trị thời đó ban hành thì tấtyếu không tránh được sự phiến diện
Tóm lại, những công trình nghiên cứu lịch sử khi đề cập đến thời Lê Sơ dù
ít nhiều có đưa ra những nhận xét về tư tưởng trị nước của triều đại này, nhưngnhững nhận xét đó thường gắn với một số vị vua tiêu biểu và còn mang tính rời rạc,chủ quan, chưa thành hệ thống cũng như chưa chỉ ra được cơ sở cho việc hình thànhđường lối cai trị của triều đại này
Những công trình nghiên cứu về nhà nước, luật pháp và bộ máy cai trị thời Lê Sơ:
Đặc điểm của loại hình này là các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu
về khía cạnh thay đổi của bộ máy hành chính và bộ luật hình ra đời trong thời Lê Sơ
mà hầu như không đề cập đến các khía cạnh khác của xã hội thời Lê Sơ Ở loại hìnhnày có thể kể đến các công trình như:
Bài viết Suy nghĩ về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, của tác giả Trương Hữu Quýnh cho Hội thảo Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và sự nghiệp đã lý giải nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách bộ máy hành chính của vua Lê
Thánh Tông Theo tác giả, nguyên nhân cải cách của Lê Thánh Tông vừa là yêu cầucủa thực tiễn, vừa thể hiện ý chí chủ quan của vị vua này Lê Thánh Tông đã tiến
hành cải cách bộ máy hành chính trên năm nội dung: Một là, bỏ hết các quan chức
và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành; hai là, tách sáu bộ Lại, Lễ,
Trang 11Binh, Hình, Hộ, Công khỏi Thượng thư sảnh theo mô hình như nhà Minh đã làm;
ba là, Lê Thánh Tông đề cao công tác thanh tra, giám sát bằng cách đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát hành động của các cơ quan sáu bộ; bốn là, đặt sáu tự để phụ trách các công việc phụ; năm là, bỏ chế độ bổ dụng các vương hầu, quý tộc vào
các trọng chức của triều đình, lấy những người đỗ đạt qua khoa cử không phân biệtthành phần xuất thân Tuy nhiên, cuộc cải cách này cũng chứa đựng nhiều nhữnghạn chế của nó và ít nhiều không phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ [xem: 21]
Bài viết của Trương Hữu Quýnh, đúng như tên gọi của bài viết này, chỉdừng lại ở việc tìm hiểu cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông mà không đềcập đến các lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa cũng như luật pháp của thời Lê Sơ vìvậy công trình này chưa thể thể hiện được toàn bộ nội dung tư tưởng trị nước củathời Lê Sơ
Bài viết Cải cách quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông của tác giả Nguyễn Hoàng Anh trong hội thảo khoa học Lê Thánh Tông (1442-1497) con người và sự nghiệp, tác giả Nguyễn Hoàng Anh đã tập trung phân tích công cuộc
cải cách quan lại của Lê Thánh Tông, chủ yếu trên phương diện tuyển dụng, quản
lý, sử dụng quan lại địa phương và phân định chức năng, quyền hạn và chế độ đãingộ đối với quan lại của triều đại Lê Thánh Tông
Về vấn đề tuyển dụng quan lại địa phương, tác giả nhận xét rằng, thời LêThánh Tông quan lại địa phương chủ yếu được lựa chọn thông qua con đường khoa
cử Ngoài ra, việc lựa chọn quan lại còn thông qua con đường khác như tiến cử, bảo
cử và nộp thóc Đánh giá chung về cách tuyển dụng quan chức thời Lê Thánh Tông,tác giả viết: "Quy chế tuyển chọn, bổ dụng quan lại của Lê Thánh Tông đã thấmnhuần tư tưởng: một mặt nâng cao chất lượng quan lại, mặt khác tích cực ngăn ngừanạn cát cứ bè cánh địa phương nhằm tạo lập đội ngũ quan lại địa phương mạnh vàtuân phục triều đình" [3, tr 176]
Việc phân định chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của quan lại địa phươngcũng được các vua Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông phân định khá cụ thể và rạch ròi
Đi kèm với nó là chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho quan lại, đồng thời đem lại nhiều giátrị tích cực cho xã hội Tuy nhiên, bộ máy quan lại dưới thời Lê Thánh Tông, theotác giả, "vẫn chỉ là bộ máy mang tính cai trị thuần túy, ít mang tính tổ chức - xây
Trang 12dựng đời sống xã hội đương thời" [3, tr 177].
Mặc dù Nguyễn Hoàng Anh tập trung nghiên cứu chuyên sâu về bộ máyquan lại và vấn đề cải cách bộ máy này, song công trình này chỉ dừng lại ở việc xemxét việc cải cách quan lại địa phương, do đó vấn đề qui định chính sách tuyển dụng
và sự cụ thể hóa nó dựa trên những điều khoản luật pháp mà nhà Lê sử dụng đểtrừng trị quan lại khi vi phạm chưa được làm rõ
Bài viết "Vài nét về sự thay đổi hành chính và tổ chức chính quyền địa phương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497)" của tác giả Nguyễn Đức Nhuệ in trong cuốn Lê Thánh Tông (1442-1497) con người và sự nghiệp Trong bài viết này,
tác giả đã nghiên cứu cách thức chia cắt địa phận hành chính trên phạm vi cả nướcdưới thời Lê Thánh Tông Nguyên do chủ yếu của việc làm này theo tác giả là vì thời
đó lãnh thổ luôn được mở mang thêm, buộc triều đình phải phân định lại địa giớihành chính Theo đó, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên, so với thời Lê Thái Tổchỉ có 5 đạo Tuy nhiên, bài viết này chủ yếu mô tả về cách chia định địa giới hànhchính mà không bàn về những biến đổi về cách thức cai trị tương ứng của nhà Lê
Nghiên cứu về cải cách hành chính của nhà Lê Sơ, còn có cuốn "Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Văn Tạo, Nhà xuất bản Đại
học Sư Phạm Hà Nội ấn hành năm 2006 Trong cuốn sách này Văn Tạo xếp cảicách hành chính của Lê Thánh Tông vào mười cuộc cải cách lớn của lịch sử ViệtNam, bên cạnh các cuộc cải cách của họ Khúc, của Hồ Quý Ly, của Minh Mệnh…Theo tác giả, thời Lê Sơ giai đoạn trước Lê Thánh Tông triều đình rơi vào khủnghoảng sau sự kiện Lê Nghi Dân cướp ngôi và sự lộng hành của triều thần Sau khilên ngôi, Lê Thánh Tông thực hiện việc cải cách gồm năm khâu: đẩy mạnh pháp trịKhổng giáo; đặt ra Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng; xóa bỏ cơ chế hành chính nhiều tầngnhiều cấp với các lộ, trấn, phủ, châu;… thống nhất chia đất nước thành 13 xứ thừatuyên; cải cách chế độ quan lại, tuyển dụng quan nha qua khoa cử và tiến cử; pháttriển văn hóa, xã hội, phát huy tác dụng của Quốc Tử Giám, lập hội Tao Đàn, sử dụngchữ Nôm, phát triển thơ văn yêu nước [103, tr 116-145] Theo tác giả cải cách hànhchính của Lê Thánh Tông là cuộc cải cách thành công sau cải cách hành chính của
họ Khúc, đưa xã hội Đại Việt thịnh trị vào bậc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến
Vấn đề pháp luật thời Lê Sơ, cũng có khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm
Trang 13Những công trình nghiên cứu về pháp luật giai đoạn này chủ yếu tập trung vào bộ
Quốc triều hình luật của nhà Lê theo những khía cạnh khác nhau trong vấn đề lập
pháp, sử dụng pháp luật và giá trị của bộ luật này Trong số đó đáng chú ý là các cuốn
sách "Quốc triều hình luật: lịch sử hình thành, nội dung và giá trị" do tác giả Lê Thị Sơn làm chủ biên; Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
kết hợp với trường Đại học Hồng Đức biên soạn Trong các công trình này, nhiều tác giả
đã cố gắng lý giải, làm rõ thêm vấn đề về sự hình thành nhà nước, cách cai trị, kinh tế
-xã hội, v.v Trong đó đáng chú ý đến những bài viết đề cập đến tư tưởng trị nướcnhư:
"Nước Đại Việt thời Lê Sơ - một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội" của tác giả Nguyễn Hải Kế Khi nghiên cứu về thời Lê
Sơ, Nguyễn Hải Kế đã đi tìm hiểu triều đại này từ bối cảnh chung đến những đặcđiểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Tác giả đã chia triều đại Lê Sơ thành bagiai đoạn cơ bản: giai đoạn thứ nhất từ năm 1428 đến 1459, tức là từ khi Lê Thái Tổlên ngôi đến hết thời Nghi Dân Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của triềuđại, ở đó đã xuất hiện những khủng hoảng chính trị như việc giết hại các công thần
và binh biến cung đình; giai đoạn thứ hai tính từ khi vua Lê Thánh Tông lên ngôiđến hết thời vua Lê Hiến Tông (năm 1504) Đây là giai đoạn thịnh trị của triều đại
Lê Sơ; giai đoạn thứ ba từ 1504 đến 1527 là giai đoạn suy thoái của triều đại nàyvới những vua quỷ, vua lợn để đưa đến sự chấm dứt của triều đại
Có thể nói, đây là bài viết trình bày tổng quan khá đầy đủ về triều đại Lê
Sơ, nhưng đó mới chỉ là những gợi mở về tiến trình lịch sử từ khi triều đại này hìnhthành đến khi kết thúc Thực tế, tác giả không đi sâu vào phân tích những chínhsách cụ thể nên chưa thể đưa đến một cách nhìn toàn diện về xã hội ở giai đoạn này
Tiếp đến là bài viết "Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật"
của Vũ Thị Nga trong cuốn sách nói trên lại có cách tiếp cận khác khi nghiên cứu
về thời Lê Sơ Trong bài viết này, tác giả đã chú trọng phân tích tư tưởng đức trị của
Nho gia được thể hiện trong bộ luật Theo tác giả, Quốc triều hình luật đã thể chế tư
tưởng kính thiên, ái dân của Nho gia; quy định trách nhiệm cụ thể của từng quan lạiđối với vua, với đồng liêu và với dân; thể chế hóa lễ để cai trị, giáo hóa dân chúng
Trang 14và trừng phạt nặng các hành vi xâm hại lễ nghi; đề ra những biện pháp trừng phạtnặng để uốn nắn quan lại và dân chúng tuân thủ pháp luật [xem: 79]
Bài viết cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Lê Thánh Tông và những giá trị đương đại của tác giả Bùi Xuân Đức trong cuốn Quốc triều hình luật những giá
trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.Trong bài viết này tác giả đi vào tìm hiểu: bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước;những cải cách bộ máy nhà nước; từ đó rút ra những bài học và giá trị đương đại vềnhững cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông trên các phương diện: tưtưởng cải cách đổi mới, tổ chức hợp lý bộ máy nhà nước, kiểm soát bộ máy quanlại, chống tham nhũng Tác giả đã đi đến kết luận: "Lê Thánh Tông đã có những cảicách táo bạo, sửa lại những phép cũ của tổ tiên để phù hợp với điều kiện mới…hyvọng lớp con cháu chúng ta sẽ noi gương nhà vua Lê Thánh Tông kiên quyết vàkhôn khéo để đẩy mạnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước cho phù hợp với điềukiện xứ ta" [125, tr 71-73]
Bài viết của tác giả Uông Chu Lưu: Kết hợp giữa pháp trị và đức trị trong đạo trị quốc an dân của Lê Thánh Tông trong cuốn Quốc triều hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam,
sau phần giới thiệu về vua Lê Thánh Tông, khi bàn về tư tưởng trị nước tác giả viết:
Những gì Lê Thánh Tông để lại qua lịch sử cho thấy, trong rấtnhiều cách trị quốc, ông đã lựa chọn những phương cách phù hợp vớithời đại mà các thế hệ trước để lại, phát triển lên ở mức cao hơn và làmthành cách riêng của mình, tạo nên một sự đặc sắc trong giai đoạn lịch sửcủa vương triều Lê Sơ Sử dụng hài hòa mối quan hệ giữa pháp trị và đứctrị là vấn đề nổi lên trong phép cai trị của ông [125, tr 44]
Từ việc khẳng định phương cách trị nước của Lê Thánh Tông là pháp trị kếthợp với đức trị, tác giả đã chỉ ra nét đặc sắc trong phương cách trị nước của vị vuanày trên bốn phương diện: xây dựng chế độ chuyên chế tập quyền mạnh lấy pháp
luật làm trọng; chủ trương kính thiên ái dân; coi lễ là biện pháp chủ yếu để cai trị
giáo hóa dân chúng thông qua quy tắc, chuẩn mực hóa; Quốc triều hình luật giảiquyết vấn đề "phép vua" thua "lệ làng" [125, tr 47-51] Tuy nhiên, do giới hạn
nghiên cứu của tác giả chỉ là Quốc triều hình luật mà bộ luật này ra đời dưới thời Lê
Trang 15Thánh Tông nên những tư tưởng và vấn đề khác của thời Lê Sơ trước đó khôngđược tác giả đề cập đến.
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Thời Lê Sơ được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ của giáo dục, đào tạotheo mô hình Nho giáo trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Chính vì vậy,nghiên cứu về giáo dục và đào tạo được khá nhiều nhà nghiên cứu tiến hành, đángchú ý về lĩnh vực này là luận án tiến sĩ sử học của tác giả Đặng Kim Ngọc với đề tài
"Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428 - 1527)" bảo vệ năm
1997 Trong luận án này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về nền giáo dục, đào tạo
và tuyển dụng quan chức cho bộ máy chính quyền của nhà Lê Sơ trên các khía cạnhnhư hình thức, nội dung đào tạo và thi cử; tiêu chuẩn cách thức tuyển dụng quanchức Với bốn chương của luận án, tác giả Đặng Kim Ngọc đã khái quát đượcnhững nét cơ bản của nền giáo dục giai đoạn này cũng như chỉ ra được những ảnhhưởng của nó đến đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước
Thứ nhất, luận án làm rõ sự ra đời của nhà nước Lê Sơ với tư cách là chủ
thể của nền giáo dục giai đoạn này, đồng thời chỉ ra rằng, nền giáo dục của thời Lê
Sơ đã kế thừa, phát triển nền giáo dục của các triều đại trước đó trên cơ sở hệ tư
tưởng Nho giáo Đó là nền giáo dục khoa cử với các hình thức tiến cử, bảo cử Thứ hai,
đánh giá về nền giáo dục trong giai đoạn này, tác giả cho rằng, việc "thường xuyên
tổ chức các kỳ thi tuyển nhân tài, cung cấp cho bộ máy quan chức, đáp ứng được nhucầu, đòi hỏi lúc đó của triều đình và xã hội… Hầu hết số này đã tham gia vào bộ máyquan chức của triều đình, điều này nói lên sự thịnh trị của giáo dục khoa cử cũng
như vai trò của nó trong đời sống xã hội thời đó" [83, tr 91] Thứ ba, tác giả trình
bày quá trình nhà Lê Sơ tuyển dụng và bổ nhiệm quan chức cho bộ máy chính quyền.Theo đó, từ chỗ nhà Lê Sơ sử dụng quan lại chủ yếu thông qua công lao chiến trậncủa các cá nhân trong cuộc kháng chiến chống Minh, đến chỗ tuyển dụng và bổ nhiệm
chủ yếu thông qua con đường khoa cử Nho học Thứ tư, tác giả phân tích những hạn
chế trong nền giáo dục và cách thức tuyển dụng quan chức của nhà Lê Sơ, cho rằng:
Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ đã đẻ ratầng lớp trí thức Nho giáo, hình thành đội ngũ quan chức quan liêu Lấykhoa cử làm hình thức đào tạo và tuyển dụng quan chức chủ yếu của nhà
Trang 16nước Đó là một chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của các vị vuathời Lê Sơ Tuy nhiên khoa cử không phải là sản phẩm của thời Lê Sơ
mà nó là sự kế thừa lịch sử phát triển có tính truyền thống của dân tộc ta
ở các thời đại trước [83, tr 163]
Nhìn chung, luận án của tác giả Đặng Kim Ngọc là công trình nghiên cứucông phu về nền giáo dục và cách tuyển dụng quan chức của thời Lê Sơ Tuy nhiên,
do đây là công trình chuyên khảo về lịch sử, nên tác giả chỉ tập trung vào vấn đềgiáo dục và tuyển dụng quan chức mà không bàn đến vấn đề về chủ trương cai trịcũng như chính sách thúc đẩy phát triển xã hội và nền giáo dục khoa cử đó Mặc dùvậy, đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi Những số liệu, đánh giáđược tác giả rút ra là tài liệu hữu ích để chúng tôi tham khảo, kế thừa khi tìm hiểu
về nền giáo dục và quá trình tuyển dụng quan chức giai đoạn này để rút ra nhữngbài học cho việc phát triển nền giáo duc, quản lý đội ngũ cán bộ giai đoạn hiện nay
Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế:
Ở loại hình này, nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu về chế độ sởhữu ruộng đất, chính sách phân chia ruộng đất của nhà nước cho nhân dân, cácchính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của nhà nước Lê Sơ Đáng chú ý là công
trình nghiên cứu của tác giả Phan Huy Lê về Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ Trong công trình này tác giả đã làm rõ một số phương diện của
kinh tế nông nghiệp như chế độ chiếm hữu ruộng đất của nhà nước và tư nhân; quátrình bóc lột địa tô của nhà nước và những người có đất đối với nông dân; sự pháttriển của sức sản xuất trong thời Lê Sơ và từ đó tác giả đi đến những kết luận về đặcđiểm của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung và thời Lê Sơ nói riêng Theo tácgiả, nhà Lê Sơ chú trọng đến phát triển nông nghiệp nhưng lại hạn chế sự phát triểncủa kinh tế hàng hóa, đặc biệt là kinh tế ngoại thương vì lý do an ninh, từ đó dẫn đếnviệc thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" Điều đáng chú ý là nhận xét của tác giảcho rằng: "Về mặt chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, đó là thời kỳ kết thúc sựphát triển của kinh tế đại điền trang với chế độ nông nô, nô tì, mở đầu thời kỳ thốngtrị của kinh tế địa chủ" [59, tr 179]
Bài viết của tác giả Đỗ Đức Hùng Tư tưởng kinh tế thời Lê Thánh Tông, đăng trong kỷ yếu hội thảo Lê Thánh Tông (1442 -1497) con người và sự nghiệp Trong
Trang 17bài viết này, tác giả khẳng định Lê Thánh Tông đã tiếp tục tư tưởng trọng nông của các
vị vua trước ông và không ngừng tăng cường vai trò, chức năng kinh tế của nhànước "Các vua Lê nhiều lần ban hành chiếu khuyến nông nhằm khôi phục đồngruộng bị bỏ hoang sau chiến tranh, khôi phục lễ cầy tịch điền, mở rộng và củng cố hệthống đê ngăn lũ và đắp đê ngăn mặn mở rộng diện tích đất trồng ở vùng ven biển…chính sách lập đồn điền, thực hiện chính sách ngụ binh ư nông" [43, tr 212] Khôngchỉ bàn về lĩnh vực kinh tế, Đỗ Đức Hùng còn đề cập đến tư tưởng trị nước của LêThánh Tông, cho rằng, trị nước theo tinh thần Nho giáo, dùng lễ nghĩa để giáo hóadân, tìm kế sách để dưỡng dân vì mục tiêu tiến tới một xã hội ổn định thuần phác,không có sự đua chen gian dối Tuy nhiên, "để đạt được mục tiêu đó trong thực tế
Lê Thánh Tông đã chấp nhận và áp dụng tư tưởng và biện pháp của Pháp gia Hay
có thể nói, đó là sử dụng theo công thức "ngoại Nho, nội Pháp" [43, tr 220]
Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực quân sự:
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Dũng Chính sách ngụ binh
ư nông các thời Lý - Trần - Lê Sơ (thế kỷ XI - thế kỷ XV) đề cập đến lĩnh vực quân
sự, quốc phòng Tác giả đã tìm hiểu và phân tích chính sách quân sự của các triều đại
từ thời Lý đến thời Lê Sơ trên các phương diện như: nội dung chính sách ngụ binh ưnông; điều kiện, cơ sở của chính sách ngụ binh ư nông và tác dụng của chính sáchnày đối với Việt Nam từ thời Lý - Trần đến thời Lê Sơ Theo tác giả, chính sách ngụbinh ư nông mà nhà Lê Sơ sử dụng trong kháng chiến và thời bình là sự kế thừa từ cáctriều đại trước đó Chính sách này được xây dựng trên cơ sở là do chúng ta luôn phảichống lại các thế lực xâm lược hùng mạnh với quân số đông hơn nhiều so với chúng ta
và do nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động cũng như do chính sáchđảm bảo lương thực cho binh lính Tuy nhiên, tác giả hầu như không làm rõ vai tròcủa chính sách đó với tư cách là bộ phận cấu thành tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ
Bài viết của tác giả Nguyễn Đình Sĩ, Những cải cách trên lĩnh vực quân sự đăng trong cuốn Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và sự nghiệp đã tập trung
làm rõ những điều chỉnh về mặt quân sự của vua Lê Thánh Tông cũng như việc banhành những quy định và luật pháp về quân sự của Lê Thánh Tông Theo tác giả,
"để xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, biện pháp quan trọng nhất mà Lê ThánhTông đã thực hiện là cải cách toàn diện nền binh bị nhà nước, làm cho quân đội gọn
Trang 18nhẹ nhưng tinh nhuệ, có quân thường trực tại ngũ mạnh và có lực lượng dự bị đôngđảo khi cần thiết" [100, tr 244].
Tóm lại, thời Lê Sơ là một giai đoạn thịnh trị của chế độ phong kiến ViệtNam Vì vậy các công trình nghiên cứu về nhiều mặt của xã hội thời Lê Sơ khánhiều, tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu của tác giả mà những công trình đó mới chỉ
đề cập đến một số mặt khác nhau của giai đoạn này mà chưa có công trình nàonghiên cứu trực tiếp về tư tưởng trị nước
1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ
Mặc dù chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam đã đượctiến hành mấy chục năm nay, nhưng mảng vấn đề về tư tưởng trị nước trong lịch sử ViệtNam còn ít được quan tâm nghiên cứu Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ tập trungvào một vài cá nhân trong lịch sử Việt Nam mà chưa nghiên cứu một cách có hệ thống
và chưa có những kiến giải thực sự sâu sắc Những công trình nghiên cứu về lịch sử tưtưởng và tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ được xuất bản có thể kể đến dưới đây:
Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, do Nguyễn Tài Thư làm chủ biên,
xuất bản năm 1993 Trong công trình này, các tác giả đã dành riêng chương XIV đểbàn về thế giới quan và tư tưởng chính trị xã hội của Lê Thánh Tông, khẳng định:
Thời Lê Thánh Tông là lúc triều đại nhà Lê đã trưởng thành, lúc
ấy chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã được củng cố Lê ThánhTông mở rộng đất đai khai hoang, lập đồn điền, khuyến khích nôngnghiệp Việc làm của Lê Thánh Tông và của triều đình nhà Lê lúc bấygiờ đã đưa chế độ nhà Lê đến chỗ cực thịnh Trong nước luôn được mùa,nhân dân no đủ, không có trộm cướp, không có chiến tranh Bên ngoàithì được các nước láng giềng kính nể [110, tr 300]
Khi nhận xét về tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông, các tác giả cho rằng:
Đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông là xây dựng được mộtđường lối trị nước có thể đáp ứng được sự phát triển xã hội lúc bấy giờ
Đó là đường lối trị nước kiểu "văn trị" hay nói cách khác là "lễ trị" hay
"đức trị" <…> Ở Lê Thánh Tông chủ trương giáo dục con người theo
Trang 19những nguyên tắc của Nho giáo, chủ trương dùng lễ nghĩa để ràng buộccon người vào triều đình, vào chế độ, coi trọng và sử dụng những ngườixuất thân từ Nho gia <…>, song ở ông lễ nghĩa đó phải được xây dựngtrên cơ sở đời sống ấm no của dân [110, tr 303-304].
Như vậy, ở công trình nghiên cứu này các tác giả đã chú trọng nghiên cứuthời trị vì của vua Lê Thánh Tông và đưa ra những nhận xét khá chính xác về tưtưởng chính trị - xã hội của ông vua này Tuy nhiên, do mục đích và giới hạn nghiêncứu mà các tác giả chỉ tập trung vào phân tích một triều đại Lê Thánh Tông màkhông nghiên cứu các triều đại trước và sau đó, do đó sẽ không phác họa được bứctranh tư tưởng tổng thể về thời Lê Sơ Mặt khác, mặc dù tập trung nghiên cứu về LêThánh Tông nhưng sự phân tích cũng chỉ mang tính khái quát những nội dung tưtưởng cơ bản cũng như những thành tựu thời Lê Thánh Tông đạt được
Trong cuốn Đức trị và pháp trị trong Nho giáo, Vũ Khiêu đã tập trung vào
lý giải các quan điểm của Nho gia và Pháp gia về đức trị và pháp trị cũng như việc
sử dụng chúng trong quá trình cai trị Theo ông, "Ở phương Đông chủ yếu là cácnước Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, những quan điểm đức trị vàpháp trị đã từng chống đối nhau và có khi đã kết hợp với nhau trong việc quản lýđất nước và cai trị nhân dân" [48, tr 9] Khi lý giải về thời Lê, tác giả cho rằng, Nhogiáo đi dần vào giai đoạn cực thịnh của nó Về tư tưởng trị nước, ông tập trung vàohai nhà tư tưởng lớn của nhà Lê là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông Đối với NguyễnTrãi, tác giả Vũ Khiêu nhận xét: "Xuất phát từ lợi ích của nhân dân, Nguyễn Trãi đã
có những suy nghĩ sâu sắc về đức trị và pháp trị Theo ông, một xã hội được duy trì vàphát triển không thể không có pháp luật và đạo đức Nhưng pháp luật và đạo đức phảiđược xây dựng trên cơ sở của một nền văn hiến ngày một cao của dân tộc" [48, tr 31]
Khi đề cập đến tư tưởng cai trị của Lê Thánh Tông, tác giả Vũ Khiêu cho rằng:
"Về mặt pháp trị, Lê Thánh Tông đã ban hành một bộ luật nổi tiếng của Việt Nam, đó là
Bộ luật Hồng Đức… Về mặt đức trị, ông luôn luôn viết những lời răn dạy các quan vànhân dân Ông đặt một nền tảng văn hóa cho cả đức trị và pháp trị" [48, tr 32-33].Tuy nhiên, theo tác giả:
Cả đức trị và pháp trị đều bộc lộ những mặt tiêu cực Pháp luật
Trang 20không còn nghiêm minh như trước, đạo đức suy thoái nhất là ở giới cầmquyền Đối với họ đạo đức trở thành giả dối, là cái mặt nạ để che đậynhững tội lỗi xấu xa Pháp luật là vũ khí của giới cầm quyền để đổi trắngthay đen, yếu thua mạnh được Người ta nói nhiều đến đức trị và nhândanh đạo đức để can thiệp vào pháp luật và để xử lý mọi việc theo sự tùytiện của giới nho sĩ cầm quyền [48, tr 33].
Mặc dù có đề cập đến vấn đề cai trị của thời Lê Sơ, nhưng công trình của
Vũ Khiêu dường như không đề cập đến cơ sở xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đếnđức trị và pháp trị, cho nên ở đó tác giả mới chỉ tập trung vào làm rõ biểu hiện của
tư tưởng đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị của các triều đại phong kiến ViệtNam Vì vậy, theo chúng tôi, cần có cách tiếp cận lịch sử triết học để làm rõ thêmtồn tại xã hội Đại Việt đương thời và nhu cầu về sự kết hợp hai yếu tố cơ bản củađường lối trị nước là đức trị và pháp trị, đặc biệt là sự kết hợp này trong thời Lê Sơ
- Bài viết Hệ tư tưởng Lê của tác giả Nguyễn Duy Hinh, đây là một trong số
những bài viết nằm trong chuỗi các công trình nghiên cứu liền mạch về hệ tư tưởngcác triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6
năm 1986 Trong bài Hệ tư tưởng Lê, tác giả không tách riêng nghiên cứu về thời
Lê Sơ mà đặt nó trong tiến trình của cả thời Lê bao gồm cả giai đoạn Lê Sơ và giaiđoạn Lê trung hưng, ông chia triều đại này thành giai đoạn hợp - phân (trong đó giaiđoạn Lê Sơ tác giả gọi nó là giai đoạn hợp) Tác giả viết:
Đặc trưng của giai đoạn hợp là sự thống nhất của chính quyềntương đối ổn định với hai nhà vua nổi bật - Lê Thái Tổ và Lê ThánhTông Hai vị vua này ở ngôi trong thời điểm đã trưởng thành, trên tuổithành niên, có đủ trí lực và thể lực cần thiết để điều hành và tổ chứcchính quyền một cách chững chạc Chính nền tảng nhà Lê Sơ nói riêng
và nhà Lê nói chung do hai nhà vua này quyết định [42, tr 42]
Đánh giá chung về tư tưởng của thời Lê, tác giả khẳng định: "Đặc điểmquán xuyến về hệ tư tưởng trong thời Lê là sự thống trị của tư tưởng cá nhân vượtlên trên sự thống trị của tông tộc" [42, tr 44]
Khi phân tích về hệ tư tưởng của thời Lê, tác giả Nguyễn Duy Hinh đi vàophân tích quá trình nhà Lê sử dụng Nho giáo, hạn chế Phật giáo và đem đối chiếu
Trang 21với các triều đại Lý - Trần trước đó Mặc dù không khẳng định thời Lê Sơ độc tônNho giáo như nhiều tác giả khác, Nguyễn Duy Hinh đưa ra nhận định, đặc điểm hệ
tư tưởng Nho giáo thời Lê là Nho giáo hàm chứa những yếu tố tư tưởng của Nhogiáo Mạnh Tử với những lý luận về Nhân Nghĩa, Pháp và Dân chứ không phải làNho giáo Khổng Tử với Lễ, Nhạc và Chính danh Vì vậy, theo ông, Nho giáo đượclấy làm hệ tư tưởng của thời Lê là Nho giáo mang tư tưởng cá nhân với các nho gia
đã thoát khỏi tư tưởng tông pháp rất chặt chẽ của Khổng giáo
Khi nhận xét về chủ trương cai trị của thời Lê, Nguyễn Duy Hinh cho rằng:
Lê Lợi cùng các vua Lê khác thường khuyên răn quan lại khôngnên cướp bóc nhân dân, không quấy nhiễu nhân dân, nên chăm lo nôngtang, cầu đảo khi hạn, đắp đê cứu khi lụt, chủ trương trị dân bằng phápluật một cách công minh… những tư tưởng và hành động đó gần với tưtưởng nhân chính và nhân nghĩa của Mạnh Tử hơn là tư tưởng lễ, nhân củaKhổng Tử [42, tr 45]
Tóm lại, đây là bài viết ở mức độ nhất định mang tính nghiên cứu chuyênsâu về tư tưởng, nhưng ở đó vẫn có những giới hạn khi tác giả không đề cập đếnnhững tư tưởng của các nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và cácnhà nho khác của thời Lê Chúng tôi cho rằng, đây là một hạn chế đáng tiếc, bởi lẽnghiên cứu về tư tưởng thời Lê, đặc biệt giai đoạn đầu mà không đề cập đếnNguyễn Trãi hay Lê Thánh Tông sẽ không thể trình diện bức tranh tư tưởng củatriều đại mà hai nhà nho ấy chính là những "họa sĩ" chính và tiêu biểu được côngnhận phổ biến Mặt khác, mặc dù đề cập đến hệ tư tưởng của triều đại, song nhữngyếu tố pháp luật, văn hóa của giai đoạn này lại không được tác giả làm rõ
Một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về thời Lê Sơ đáng quan tâm
là cuốn Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và sự nghiệp Đây là công trình
bao gồm nhiều bài viết tham gia hội thảo về Lê Thánh Tông tại Đại học Quốc gia
Hà Nội nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông Trong công trình này,các tác giả tập trung vào nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng củariêng nhà vua Lê Thánh Tông về tư tưởng trị nước với các bài viết sau đây:
Nguyễn Thừa Hỷ trong bài Về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông đã lý
giải chủ trương cai trị, biện pháp cai trị cũng như làm rõ được cơ sở của việc lựa chọn
Trang 22đường lối trị nước của Lê Thánh Tông Đó là đường lối kết hợp giữa pháp trị với lễ trị, nhưng do triều đại này tôn sùng Nho giáo nên đường lối trị nước đó vẫn là đường
lối nằm trong khuôn khổ lễ trị chứ không hẳn nghiêng về pháp trị [xem: 45, tr 77]
Có thể nói, đây là bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu về đường lối cai trị củavua Lê Thánh Tông, vạch ra những nét cơ bản trong đường lối cai trị của vị vua nàynhưng lại chưa đi vào phân tích các mặt cụ thể của đường lối đó
Bài viết Lê Thánh Tông và Nho học - Nho giáo của Phan Đại Doãn đã nêu
ảnh hưởng của Nho giáo tới các lĩnh vực đời sống xã hội thời Lê Thánh Tông Theotác giả, vào những năm 30-40 của thế kỷ XV, sự ảnh hưởng của Nho giáo trongtầng lớp cầm quyền ở triều đình Thăng Long chưa thật sự sâu sắc, chỉ đến Lê ThánhTông, Nho giáo mới thực sự được đề cao Tác giả khẳng định, "vua quan thời LêThánh Tông đã sử dụng Nho học trên tinh thần thiết thực, có học tập kinh sử nhưngkhông hoàn toàn gò bó theo một khuôn mẫu cứng nhắc" [16, tr 304] Phan ĐạiDoãn còn cho rằng, Lê Thánh Tông tiếp nhận Nho giáo chủ yếu ở phương diện lễtrị, điều này được thể hiện trong 24 điều giáo huấn mà Lê Thánh Tông ban ra vàonăm 1470, đồng thời khẳng định đường lối cai trị của ông vua này là sự kết hợp lễtrị với pháp trị, nhờ đó mà hiệu quả cho việc cai trị của Lê Thánh Tông khá cao
Đây là bài viết mang tính chất nghiên cứu về mặt hệ tư tưởng thời vua LêThánh Tông khá sâu của tác giả Phan Đại Doãn Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ởviệc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo mà chưa đề cập đến các khía cạnhkhác trong đường lối cai trị của thời Lê Sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng
Cũng trong hội thảo khoa học Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và
sự nghiệp này, tác giả Phan Huy Lê trong bài viết Lê Thánh Tông, cũng đưa ra nhận
định về đường lối trị nước mà Lê Thánh Tông xây dựng, cho rằng:
Lê Thánh Tông xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền cao
độ nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế, hạn chế sự tham chínhcủa tầng lớp quý tộc và hoàng tộc, loại trừ khả năng lộng quyền của cáctriều thần ở trung ương và tệ nạn tập trung quyền hành của các quan lạiđịa phương Hệ thống giám sát tại triều đình cũng như hệ thống chínhquyền địa phương được coi trọng <… > Chế độ mà Lê Thánh Tông xâydựng rõ ràng là chế độ tập quyền quan liêu theo mô hình Nho giáo, lấy
Trang 23Nho giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo [61, tr 15].
Trước ý kiến của một số học giả cho rằng thời Lê, đặc biệt là Lê ThánhTông nhận sự thất bại về mặt hệ tư tưởng ngay sau khi Lê Thánh Tông mất, là dotriều đại này quá tôn sùng Nho giáo và mô phỏng quan chế nhà Minh, Phan Huy
Lê khẳng định:
Những biến chuyển về kinh tế, sự tan rã của kinh tế điền trang và
sự chuyển biến của chế độ từ quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu theo
mô hình Nho giáo là điều tất nhiên và cần được đánh giá là một bướcphát triển <…> Lê Thánh Tông tôn sùng Nho giáo, một nhà Lý học theophái Tống Nho, nhưng ông biết kết hợp tư tưởng Nho giáo, tư tưởng đức trị,
lễ trị và pháp trị trên một tinh thần và ý thức dân tộc sâu sắc [61, tr 17-18]
Có thể nói, đây là công trình mang tính khái quát cao về giai đoạn Lê ThánhTông, nhưng tư tưởng chủ đạo vẫn là mô phỏng ca ngợi về nhà vua Lê Thánh Tông
mà chưa có sự đánh giá đầy đủ về cả giai đoạn Lê Sơ Mặt khác, tác giả cũng chưaphân tích những tiền đề, điều kiện để Lê Thánh Tông thực hiện đường lối cai trị củamình cũng như chưa đánh giá về những giá trị của giai đoạn này đến các giai đoạnsau Theo chúng tôi, đây chính là khoảng trống mà chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung cho sự thiếu hụt đó
Ngoài ra, trong các nghiên cứu về tư tưởng của thời Lê Sơ còn có một sốluận văn, luận án có đề cập đến một số lĩnh vực của tư tưởng trị nước hoặc một sốnhà vua tiêu biểu của giai đoạn này, có thể kể đến:
Luận án tiến sĩ về sử học của tác giả Lê Ngọc Tạo: "Các chính sách về xã hội của nhà nước Lê Sơ (1428 - 1527)", bảo vệ năm 2001 Luận án bao gồm ba
chương, trong đó tác giả đã chỉ ra các chính sách xã hội và vai trò, tác dụng của nótrong quản lý xây dựng đất nước giai đoạn Lê Sơ Nhận xét về nhà nước và xã hộithời Lê Sơ, tác giả viết: "Xã hội Việt Nam thời Lê Sơ từ một xã hội truyền thốngđược đưa vào khuôn mẫu giáo điều của Nho giáo, trật tự xã hội được vận hành vàtồn tại theo nguyên lý của đạo Nho Kết cấu xã hội được nhìn nhận theo quan điểmcủa Nho giáo" [102, tr 63] Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu và khá côngphu về chính sách xã hội của nhà nước Lê Sơ Tuy nhiên, chính sách xã hội chỉ làmột mặt, một khía cạnh trong nội dung trị nước của thời Lê Sơ, và để hiểu rõ hơn
Trang 24thời đại Lê Sơ, theo chúng tôi, cần phải tiếp tục nghiên cứu các mặt khác của giaiđoạn lịch sử này Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Tạo cũng
là một tài liệu bổ ích để chúng tôi tham khảo về nhà nước và chính sách đối nội củagiai đoạn này Trong quá trình làm luận án, chúng tôi cũng kế thừa những kiến thức
về lịch sử từ công trình nghiên cứu của tác giả, đặc biệt là những chính sách xã hội
đã được tác giả khảo cứu và quan niệm về sự phân chia giai tầng để tìm hiểu về giaitầng xã hội Lê Sơ và đưa ra những đánh giá về mối quan hệ giữa các tầng lớp nhândân dưới thời này Từ đó chúng tôi rút ra những bài học về chính sách an dân đốivới sự nghiệp xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân giai đoạn hiện nay
Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Hoài Văn với đề tài "Tìm hiểu
tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh", bảo vệ
năm 2001 Trong luận án này, tác giả không đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ tư tưởngchính trị của thời Lê Sơ mà chỉ tập trung vào nghiên cứu tư tưởng chính trị Nhogiáo của Lê Thánh Tông trên các khía cạnh như bối cảnh lịch sử và cơ sở kinh tế -
xã hội của tư tưởng chính trị Nho giáo thời Lê Thánh Tông và những biểu hiện vềchính trị theo tinh thần Nho giáo của vị vua này
Nhận xét tổng thể về đường lối cai trị của Lê Thánh Tông, Nguyễn HoàiVăn cho rằng:
Thể chế chính trị thời Lê Thánh Tông được xác lập với sự thốngtrị tuyệt đối của hệ tư tưởng Nho giáo trong đời sống xã hội; ở sự tônvinh giáo dục khoa cử Nho học, thông qua đó mà tuyển chọn và đào tạođội ngũ quan lại các cấp, thực hiện chuyển giao quyền lực từ quý tộcsang quan liêu nho sĩ; ở sự tăng cường và hữu hiệu hóa quyền lực của bộmáy nhà nước; ở hệ thống pháp luật được ban bố,…ở việc "nho giáohóa" và "luật hóa" hầu hết các quan hệ xã hội [121, tr 106]
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Đức Minh: "Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại, giá trị và sự kế thừa trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay"
cũng bàn đến thời Lê Sơ ở khía cạnh kế thừa học thuyết pháp trị Trung Hoa Khibàn đến thời Lê Sơ, tác giả tập trung vào hai vị vua có ảnh hưởng lớn nhất của triềuđại này là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông Tác giả viết:
Do đáp ứng được nhu cầu xây dựng, củng cố nhà nước phong
Trang 25kiến trung ương tập quyền và do nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục ởnước ta thời đó nên Nho giáo thời Lý - Trần được coi trọng và giành vịtrí độc tôn vào thời Lê Sơ <…> Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểmcủa Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luậtpháp, nhằm thể chế hóa nhà nước phong kiến Đại Việt với truyền thốngnhân nghĩa và lấy dân làm gốc [76, tr 91].
Tóm lại, tuy là công trình nghiên cứu về tư tưởng, nhưng do giới hạn củaluận án nên trong thời Lê Sơ tác giả chỉ tập trung vào nhà vua Lê Thánh Tông Luận áncũng không đề cập đến các khía cạnh khác về tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ màchỉ tập trung vào tìm hiểu tư tưởng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng của thời đại
Trong lĩnh vực tư tưởng còn phải kể đến luận án tiến sĩ triết học của tác giả
Phan Quốc Khánh "Vấn đề đức trị và pháp trị trong lịch sử tư tưởng Việt Nam" bảo
vệ năm 2004 Trong luận án này, tác giả đã khảo sát, tìm hiểu về sự biểu hiện vàtiếp biến của tư tưởng đức trị và pháp trị Trung Hoa ở các triều đại phong kiến ViệtNam thông qua tư tưởng của các nhà nho và các nhà lãnh đạo xã hội Khi bàn về thời
Lê Sơ, tác giả chú ý đến hai nhà nho tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, chorằng Nguyễn Trãi chủ trương nhất quán con đường quản lý, cai trị xã hội bằng nhânnghĩa, lấy nhân nghĩa là cơ sở để bình định và thiết lập ổn định xã hội, còn "Lê ThánhTông vẫn theo tư tưởng Nho giáo, tức là đề cao đức trị, mặt khác ông đã bổ sungnhững yếu tố có tính pháp trị vào việc trị nước" [47, tr 53] Phan Quốc Khánh cònđưa ra nhận xét cho rằng, "tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông không phải là phépcộng đơn giản đức trị với pháp trị mà là trên nền đức trị, ông đã vận dụng bổ sungnhững cái hay, cái đúng của tư tưởng pháp trị, <trong đó> … giáo dục phải đi trước,chỉ khi không thể giáo dục được nữa mới dùng đến hình phạt nặng" [47, tr 59]
Trong luận án của Phan Quốc Khánh, mặc dù có đề cập đến tư tưởng trịnước của Lê Thánh Tông, nhưng tác giả cũng không đi sâu vào nghiên cứu những nộidung của việc kết hợp đức trị với pháp trị của Lê Thánh Tông Do vậy, luận án mớichỉ dừng lại ở việc liệt kê những người có sử dụng và chịu ảnh hưởng của tư tưởngđức trị, pháp trị Mặt khác, ngoài hai nhà tư tưởng Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông,các cá nhân khác trong giai đoạn này không được tác giả đề cập đến Vì vậy, luận ántrên không thể coi là công trình nghiên cứu toàn diện về tư tưởng trị nước thời Lê Sơ
Trang 26Luận án tiến sĩ triết học "Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX)" của tác giả
Nguyễn Thanh Bình cũng đề cập đến giai đoạn Lê Sơ trên phương diện ảnh hưởngcủa Nho giáo đến đường lối cai trị giai đoạn này Tuy nhiên, cũng giống nhiều côngtrình khác khi đề cập về tư tưởng, tác giả chỉ chú trọng đến vị vua Lê Thánh Tông.Theo tác giả, thời Lê Sơ đặc biệt là thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành hệ tưtưởng chính của triều đại này Nhưng ở giai đoạn đầu, Nho giáo ảnh hưởng đến thời
Lê Sơ chủ yếu là Nho giáo Khổng Mạnh với khái niệm Nhân được đặc biệt đề cao, nhưng đến giai đoạn Lê Thánh Tông các khái niệm Lễ và Trung của Hán Nho và
Tống Nho với tất cả tính chất giáo điều và bảo thủ của nó được nhà vua đặc biệt đềcao Nhận xét về vai trò của Nho giáo đối với triều đại này, tác giả nhận xét: "Dướithời Lê Sơ, phù hợp với chế độ phong kiến đang trên đà phát triển, Nho giáo đã tỏ
ra là một công cụ phục vụ đắc lực cho giai cấp phong kiến trong việc củng cố chế
độ phong kiến và biện hộ cho địa vị thống trị của giai cấp phong kiến và duy trì trật
tự của xã hội phong kiến" [7, tr 88]
Tựu trung lại, đặc điểm chung của các công trình thuộc hai hướng nghiêncứu về thời Lê Sơ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu ảnh hưởng của hai học thuyết chủyếu là Nho gia và Pháp gia đến tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông, còn đối vớicác vị vua khác hoặc là không đề cập hoặc có đề cập thì rất sơ sài Các mặt khác về
tư tưởng trị nước, các tác giả hầu như không đề cập đến sự biểu hiện của nó trên cácmặt khác của đời sống xã hội
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến vấn
đề chính trị - xã hội của thời Lê Sơ thường chú trọng đến việc liệt kê các sự kiện
Trang 27lịch sử diễn ra trong thời Lê Sơ theo tiến trình thời gian hoặc chỉ đề cập đến một khíacạnh cụ thể trong thời gian trị vì của một vị vua cụ thể Mặc dù ở một số công trình có đềcập đến tư tưởng trị nước, nhưng do mục đích và giới hạn của tác giả trong nhữngcông trình đó, những nhận xét chưa mang tính khái quát về cả thời kỳ này dưới góc
độ triết học
Thứ hai, dù các công trình nghiên cứu về tư tưởng và ý nghĩa của tư tưởng
trị nước thời Lê Sơ có chú trọng đến việc phân tích tư tưởng Nho giáo hoặc ảnhhưởng của Nho giáo và pháp trị đến các mặt của triều đại Lê Sơ, ở đó vẫn thiếu việc
đề cập đến toàn bộ đời sống xã hội dưới ảnh hưởng không chỉ riêng Nho giáo, mà
cả toàn bộ tam giáo (Nho, Phật, Đạo)
Từ việc khảo cứu những công trình nghiên cứu đã công bố về thời Lê Sơ,
kế thừa những thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đitrước, luận án của chúng tôi cần tập trung nghiên cứu để bổ sung và làm rõ nhữngvấn đề còn tồn tại sau đây:
1 Luận án khái quát điều kiện, tiền đề cơ bản để những tư tưởng trị nướccủa thời Lê Sơ có thể ra đời và thực hiện được; Những điều kiện và tiền đề cơ bản
đó là: Điều kiện kinh tế, cơ cấu xã hội, điều kiện chính trị; tiền đề văn hóa - tưtưởng, đặc biệt là tư tưởng trị nước của các triều đại phong kiến trước đó để nhà Lê
Sơ kế thừa biện chứng và vận dụng trong quá trình xây dựng và và phát triển chế độphong kiến trung ương tập quyền của mình
2 Luận án làm rõ những nội dung cụ thể trong tư tưởng trị nước của thời Lê
Sơ trên các phương diện như chính sách quan tâm của nhà nước với các tầng lớp nhândân; biện pháp an dân và phát triển xã hội; xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước;thực chất của tư tưởng trị nước thời Lê Sơ
3 Luận án rút ra ý nghĩa của tư tưởng trị nước thời Lê Sơ đối với các triềuđại phong kiến về sau Luận án đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong từng phươngdiện của đường lối cai trị thời Lê Sơ Từ đó rút ra những bài học và đưa ra kiến nghị vềviệc kế thừa những giá trị tích cực trong tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ đối với quátrình xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân giai đoạn hiện nay
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu những nội dung trong tư tưởng trị nước củathời Lê Sơ, xem xét nó trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử cùng với cách
Trang 28tiếp cận thực tiễn đời sống chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước, luận án đưa ranhững kiến nghị cho việc vận dụng và kế thừa những giá trị và bài học kinh nghiệmcho quá trình xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.
Trang 29Chương 2NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ
2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ
2.1.1 Khái niệm tư tưởng trị nước
Tư tưởng trị nước là vấn đề mang tính cốt yếu của một nhà nước hay triềuđại, nó đóng vai trò chỉ đạo thực hiện các chủ trương quản lý xã hội, quản lý nhànước về mọi mặt đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà nhà nướchay triều đại đó tồn tại Tư tưởng trị nước là một khái niệm gồm hai thành tố: tưtưởng và trị nước
Khái niệm tư tưởng cho đến nay cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến và cũng có những sự khác nhau nhất định tùy theo góc độ và mục đích nghiên
cứu Tư tưởng trong triết học xã hội được hiểu là một hệ thống những quan điểm,
quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểucho ý chí và nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sởthực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn
Trị trong lĩnh vực xã hội và quản lý đất nước, có nghĩa là sắp xếp, chỉnh đốn Theo "Từ điển yếu tố Hán - Việt thông dụng", trị "là quản lý, giải quyết công việc, làm cho yên ổn" [128, tr 433] Khái niệm trị với tư cách là một khái niệm của triết học
chính trị, được dùng để chỉ sự sắp xếp, chỉnh đốn công việc của quốc gia, nhà nước,quản lý tốt dân và làm cho nước được bình trị Trị nước là làm cho nước được trị
Như vậy khái niệm tư tưởng trị nước dưới góc độ triết học được hiểu là hệ
thống các quan niệm, quan điểm về quốc gia xã tắc để từ đó hình thành nên chủ trương,chính sách, biện pháp mà chủ thể cai trị đưa ra nhằm thiết lập trật tự, ổn định xã hội,đồng thời đảm bảo quyền thống trị của mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Khi nói đến trị nước là nói đến mối quan hệ giữa người cai trị và người bịtrị, tức là quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cai trị Trong điều kiện xã hội cóđối kháng giai cấp, chủ thể cai trị là giai cấp nắm quyền điều khiển mọi hoạt động
xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, còn khách thể bị trị là các giai cấp
Trang 30khác có nghĩa vụ tuân thủ những chủ trương, chính sách và biện pháp mà giai cấpthống trị đó đưa ra Tuy nhiên, chủ thể trong trị nước không nhất thiết phải là toàn
bộ giai cấp thống trị trong xã hội thời đại đó mà có khi chỉ là những cá nhân trong
bộ máy nhà nước do giai cấp thống trị lập ra để duy trì sự ổn định, phát triển xã hội
và đảm bảo quyền lợi của bản thân mình và giai cấp mình Khi đó, quan hệ giữa chủthể và khách thể trong cai trị biểu hiện thành mối quan hệ giữa nhà nước với nhândân Đối với xã hội phong kiến trung ương tập quyền thì mối quan hệ này là mốiquan hệ giữa triều đình (mà trực tiếp và cao nhất là nhà vua) với thần dân của quốcgia đó Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cai trị không phải dừng lại ở sựcai trị của giai cấp, tầng lớp này đối với một giai cấp, tầng lớp dân cư khác, mà nómang tính quốc gia, dân tộc, thể hiện sự áp đặt của triều đình, nhà nước đối với toàn
bộ dân cư của quốc gia trong lãnh thổ mà triều đình hoặc nhà nước đó quản lý
Tư tưởng trị nước luôn mang tính giai cấp, nó thể hiện ý chí và nguyệnvọng của chủ thể cai trị trong việc thiết lập, duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảoquyền thống trị, lợi ích của chủ thể cầm quyền Trong những giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, tư tưởng trị nước có thể chịu ảnh hưởng tư tưởng của một cá nhân mà đôi khi
cá nhân đó lại không phải là người đứng đầu hoặc đóng vai trò quyết định trongtriều đình, nhà nước giai đoạn lịch sử đó Đó là sự biểu hiện của tính độc lập tươngđối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội
Tư tưởng trị nước khi được sử dụng trong thực tiễn nó biểu hiện thànhđường lối cai trị của nhà nước hay triều đình mang tính thống nhất trong cả quốc gia
ở giai đoạn lịch sử xác định, đồng thời đóng vai trò định hướng cho nhà nước đótrong việc xây dựng và phát triển đất nước nhằm đạt được mục đích mà chủ thểthống trị đã đặt ra Khi nó trở thành đường lối cai trị trong một giai đoạn lịch sử củanhà nước hay triều đình, thì nội hàm khái niệm tư tưởng trị nước bao gồm nhữngphương diện cơ bản sau đây:
Một là, hệ thống các chủ trương chính sách của nhà nước hay triều đình đó
đối với các giai cấp và tầng lớp nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của xã hội nhưchính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v Thông qua các chủ trương chínhsách này nó phản ánh thái độ của nhà nước hay triều đình đối với các giai cấp vàtầng lớp nhân dân Chính vì vậy mà tính tiến bộ, tích cực hay hạn chế của các chủ
Trang 31trương, chính sách đó đều phụ thuộc vào bản chất, vị trí và vai trò của giai cấpthống trị đối với tiến trình phát triển lịch sử ở giai đoạn đó
Hai là, các biện pháp và cách thức mà nhà nước hay triều đình sử dụng để
thiết lập, duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển ở giai đoạn đó Thôngqua các biện pháp và cách thức cai trị đó mà nhà nước hay triều đình có thể thựchiện an dân và đảm bảo được độc lập dân tộc hay không
Ba là, cách thức xây dựng và quản lý bộ máy chính quyền để thực hiện
nhiệm vụ cai trị Phương diện này của cai trị nó chỉ ra rằng với bộ máy chính quyềnnhư vậy nó có thể giúp cho giai cấp thống trị đó thực hiện được sứ mệnh lịch sử củamình ở giai đoạn lịch sử đó hay không
Tóm lại, tư tưởng trị nước là hệ thống các chủ trương, chính sách và biệnpháp, cách thức mà chủ thể thống trị đưa ra và sử dụng trong một giai đoạn lịch sửnhất định làm định hướng, điều chỉnh cho sự phát triển đất nước đảm bảo sự ổnđịnh xã hội và quyền lợi của chủ thể thống trị
2.1.2 Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ là một hình thái ý thức xã hội thể hiện chủ trương cai trị của triều đình Lê Sơ
Khái niệm ý thức xã hội được C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu và đúc kếttrong quá trình lý giải duy vật về lịch sử và được xác định trong mối liên hệ biệnchứng với khái niệm tồn tại xã hội Qua nghiên cứu lịch sử trước đó bằng việc phântích khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận cho rằng, ý thức xã hội là
sự phản ánh tồn tại xã hội: "Ý thức (das Bewustsein) không bao giờ có thể là cái gìkhác hơn là tồn tại được ý thức (das bewuste Sein), và tồn tại của con người là quátrình đời sống hiện thực của con người… Không phải ý thức qui định đời sống, màđời sống qui định ý thức" [70, tr 37-38]
Như vậy có thể nói, ý thức xã hội là một hệ thống phức tạp các cảm xúc, quan điểm, ý niệm, lý thuyết mà ở đó tồn tại xã hội được phản ánh Ngoài chức năng
phản ánh mang tính phái sinh, ý thức xã hội còn có tính độc lập tương đối so với tồntại xã hội, nó có thể tác động ngược trở lại tới tồn tại xã hội Chính chức năng thứhai này đã làm cho bất kỳ thể chế chính trị nào trong lịch sử thể hiện sự tiến bộ haylạc hậu hơn so với các thể chế trước đó về mọi mặt của đời sống xã hội Trongtrường hợp triều đại phong kiến Lê Sơ, hai chức năng này của ý thức xã hội đã góp
Trang 32phần hình thành nên tư tưởng trị nước phù hợp với nhu cầu thời đại, đưa xã hội thời kỳnày phát triển vượt bậc về nhiều mặt so với các triều đại phong kiến trước đó, thậmchí có nhiều lĩnh vực mà về sau chế độ phong kiến Việt Nam không thể sánh bằng.
Do đặc thù về tính chất và trình độ phát triển của xã hội phong kiến Lê Sơ,nên tư tưởng trị nước của thời kỳ này trước hết thể hiện ra là sự phản tư trong tưtưởng của những "nhân kiệt" từng giương cao ngọn cờ nghĩa để giải phóng đất nướckhỏi sự đô hộ tham tàn của nhà Minh, tiến tới xây dựng một triều đại phong kiếntrung ương tập quyền Sự phản tư đó cũng góp phần tạo đà cho xã hội phát triểntrong điều kiện hòa bình, ở đó có những hậu duệ anh minh và các nhà tư tưởngđương thời làm phong phú thêm cho ý thức hệ của triều đại
Trước hết, ý thức của Lê Lợi cũng như những người cùng chí hướng với
ông khẳng định một cách chắc chắn rằng, một dân tộc bị xâm lược, không có độclập dân tộc thì dân không thể có tự do và ngay cả nòi giống của nó cũng không đượcbảo tồn Kinh nghiệm dân tộc qua hơn nghìn năm Bắc thuộc đã chứng tỏ điều đó
Thứ hai, giành được độc lập bởi một cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ,
vấn đề xây dựng và bảo vệ đất nước còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều Chính vìvậy, việc khôi phục đất nước sau chiến tranh về kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v đốivới triều đại Lê Sơ là nhiệm vụ vô cùng cấp bách Nếu không tạo ra những điềukiện vật chất trong đời sống xã hội và các quan hệ vật chất của xã hội, tức là nhữngvấn đề căn bản của tồn tại xã hội, thì sự trường tồn của triều đại, sự ổn định đờisống xã hội chắc chắn không được đảm bảo
Tuy nhiên, nếu chỉ kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phongkiến Việt Nam trước đó cũng như lý luận về đường lối trị nước của phương Đôngtrong lịch sử cũng như đương thời là chưa đủ Bởi lẽ "mỗi thời một việc", nhu cầuthời đại luôn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn xa và phảivượt lên mọi khuôn khổ cứng nhắc, lỗi thời Điều này đòi hỏi chức năng phản tưcủa ý thức xã hội, đặc biệt là vai trò của những "kiến trúc sư" hệ tư tưởng, khôngđược áp dụng nguyên xi khuôn mẫu cai trị của triều đại trước mà phải cải biến chophù hợp với thực tiễn Do đó, ý thức xã hội có thêm một thuộc tính nữa, đó là tínhđộc lập tương đối nhờ đó mà ý thức xã hội có thể vượt trước so với những gì mà nóphản ánh tồn tại xã hội
Trang 33Sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị được hình thành
từ thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam có ý định xây dựng nhà nước phong kiếntrung ương tập quyền Song đến thời Lê Sơ, sự kết hợp đó được định hình cả về mặt
lý luận lẫn thực tiễn Về mặt lý luận, có thể thấy rõ nhà Lê Sơ đã tiếp thu tư tưởngđức trị của Nho giáo và pháp trị của Pháp gia, còn về mặt thực tiễn thì từ thời Lý -Trần sự kết hợp cả hai tư tưởng ấy đã có, nhưng ý thức hệ thời đó khác với thời Lê
Sơ Sự tôn sùng Nho giáo, sử dụng nó làm bệ đỡ hệ tư tưởng, đồng thời đẩy lùi Phậtgiáo và Đạo giáo ra khỏi lĩnh vực chính trường đã làm cho tư tưởng trị nước thời Lê
Sơ không phải là sự chiết trung tư tưởng chính trị - xã hội của hai học phái TrungHoa cổ đại, cũng không rập khuôn tư tưởng của thời Lý - Trần Đó cũng là điểmmới trong hệ tư tưởng của triều đại Lê Sơ do yêu cầu thực tiễn chính trị qui định.Chính vì vậy, chúng tôi thấy việc làm rõ những điều kiện nảy sinh tư tưởng trị nướccùng với những tiền đề cơ bản mà từ đó nhà Lê Sơ kế thừa và phát triển để hìnhthành nên tư tưởng trị nước của mình là hết sức cần thiết
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ
2.2.1 Điều kiện kinh tế thời Lê Sơ
Tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
nó nảy sinh từ tồn tại xã hội mà yếu tố trước hết và cơ bản nhất của tồn tại xã hộithời Lê Sơ là lĩnh vực sản xuất vật chất hay phương thức sản xuất vật chất của thời
kỳ này Trải qua một thời gian 20 năm chịu sự đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế đấtnước vốn đã khó khăn do sự bóc lột dã man như Nguyễn Trãi (1380-1442) đã vạchtội kẻ thù trong Bình Ngô đại cáo, lại càng khó khăn hơn do toàn dân ta phải dốc hếtsức lực của mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Bộ chỉ huyLam Sơn Sau chiến tranh, cùng với việc xây dựng vương triều, vấn đề cấp bách màtriều Lê Sơ phải chú trọng hàng đầu là khôi phục và phát triển kinh tế Chính vì vậy,lĩnh vực hoạt động của con người về thực tiễn vật chất mà ở đó các mối quan hệ xã hộiđược hình thành trong quá trình tác động qua lại của họ, có thể nói là lĩnh vực xuấthiện đầu tiên trong lịch sử loài người, thậm chí nó còn là "thủy tổ" của các lĩnh vực hoạtđộng khác của đời sống đất nước như xã hội, chính trị, tinh thần, v.v Với tư cách là hạtầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế liên kết các tiểu hệ thống còn lại của chỉnh thể xã hội
Trang 34Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất vật chất chưa phải là toàn bộ nền sản xuất của
xã hội, bởi lẽ ngoài việc sản xuất ra của cải vật chất, con người còn có lĩnh vực khác
là lĩnh vực sản xuất tinh thần; sản xuất và tái sản xuất lực lượng lao động trực tiếp(con người); sản xuất và tái sản xuất các quan hệ xã hội, v.v Do đó, nói đến lĩnhvực sản xuất vật chất của xã hội Lê Sơ, chúng tôi chỉ chú trọng phân tích một tronghai khía cạnh căn bản của nó là phương diện kỹ thuật và phương diện kinh tế củanền sản xuất đương thời Từ hai khía cạnh này, chúng tôi lại chọn lấy phương diệnthứ hai để nghiên cứu tồn tại kinh tế của giai đoạn Lê Sơ Sở dĩ có sự giới hạn cụthể này là vì chúng tôi chưa đủ căn cứ để nghiên cứu khía cạnh thứ nhất, có chăngthì đó là nền sản xuất với kỹ thuật giản đơn, phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất và
lệ thuộc vào thiên nhiên Mặt khác, khía cạnh thứ hai cho phép chúng ta tập trungnghiên cứu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến có liên quan trực tiếpđến tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ
Về đại thể có thể nói rằng, lực lượng sản xuất là hệ thống các yếu tố chủ thể(con người) và vật chất (kỹ thuật, công cụ lao động và đối tượng của quá trình laođộng) mang tính thiết yếu cho quá trình sản xuất vật chất xã hội Con người là chủthể của nền sản xuất, đồng thời là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất Tìnhtrạng thiếu hụt lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất do hậu quả của cuộcchiến tranh, ở đó quân dân Đại Việt đã bị giết hại đến hàng triệu người Mặc dùchưa tìm thấy tài liệu nào trực tiếp nói về chính sách giết sạch, đốt sạch và cướpsạch trong thời kỳ quân Minh đô hộ ở nước ta, song căn cứ vào sắc chỉ ngày 17tháng Tám năm 1406 và sắc chỉ ngày 26 tháng 6 năm 1407 của Minh Thành Tổtruyền cho bọn Chu Năng và Trương Phụ (về việc lấy lương thực của dân Đại Việt
để nuôi quân), có thể nói, quân Minh trên thực tế đã thực thi chính sách giết sạch, đốtsạch và cướp sạch đối với nhân dân Đại Việt [xem: 113] Ngoài ra còn một nguyênnhân khác vốn có từ thời Lý - Trần là lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi dưới 50
là số lượng không nhỏ các sư tăng đã lợi dụng chùa chiền làm nơi ẩn náu, trốn tránhnghĩa vụ lao động
Đứng trước những khó khăn đó nhà Lê Sơ đã làm gì để khắc phục? Ngoàinhững việc tiến hành hàng loạt các biện pháp như hạn chế số lượng tăng ni nhữngngười tu hành, chia quân về làm ruộng, khuyến khích sinh đẻ để tăng dân số,
Trang 35nghiêm cấm việc hoạn thiến trong dân, nhà Lê Sơ còn đề cao vai trò và vị trí ngườiphụ nữ coi họ như một lực lượng lao động chính ở địa phương
Nhà Lê Sơ còn chủ trương xóa bỏ chế độ điền trang thái ấp, thay vào đó làchủ trương phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, đưa nền kinh tế nôngnghiệp phát triển chủ yếu theo khuynh hướng kinh tế địa chủ Giai cấp địa chủ vàothế kỷ XV đã giành được địa vị thống trị trong xã hội dựa trên cơ sở pháp lý do nhànước ban hành, đặc biệt đến thời Lê Thánh Tông vấn đề sở hữu đã được luật hóa
trong chương Điền sản của Quốc triều hình luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức).
Đến thời Lê Thánh Tông, nhà nước đã quy định rõ rằng:
Người có ruộng đất tự tiện lập làm trạng trại, chứa chấp dân đinhtrốn tránh, quan nhất phẩm, nhị phẩm thì phạt tiền 300 quan, người coi trangthì bị xử đồ, quan tam phẩm trở xuống thì xử gia một bậc Đều phải bồi hoànthuế dịch gấp hai phần Xã quan không báo lên thì xử biếm, huyện quankhông xét biết nêu ra thì xử phạt tùy trường hợp nặng nhẹ [11, tr 120].Mặc dù thời Lê Sơ đã xuất hiện nhiều loại hình kinh tế, song kinh tế nôngnghiệp được chú trọng quan tâm hơn hẳn các loại hình kinh tế khác Kinh tế nôngnghiệp trong giai đoạn Lê Sơ có sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu tư nhân
và sự xuất hiện của giai cấp địa chủ quan lại và phi quan lại làm chỗ dựa cho nhànước Kinh tế thời Lê Sơ là một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó quan hệ sở hữu tưliệu sản xuất về thực chất là sở hữu ruộng đất
Ở cuối thời Trần, tình trạng mua bán ruộng đất đã trở nên phổ biến khôngchỉ trong nhân dân mà nhà nước cũng bán ruộng đất cho nhân dân, nó đã làm nảy sinhmột tầng lớp địa chủ mới như một lực lượng đối lập với tầng lớp nông dân và nhân dânlao động Thêm vào đó tình trạng phân phát ruộng đất của triều đình cho các vươnghầu, quý tộc và người có công của nhà Trần đã làm cho chế độ điền trang thái ấp pháttriển mạnh thu hút vào đó nhiều lao động bao gồm nông dân, thợ thủ công, nô tỳ
Về mặt quyền lợi, đứng đầu bậc thang đẳng cấp trong xã hội thời Trần là tầng lớpvương hầu quý tộc với nhiều đặc quyền đặc lợi và đáy cùng của xã hội là nông nô, nô
tỳ có nguồn gốc khác nhau xuất hiện phổ biến trong chế độ điền trang thái ấp củaquý tộc Nhưng sang thời Lê Sơ, với chính sách hạn chế sự phát triển của điền trangthái ấp làm cho quyền lợi của vương hầu quý tộc này bị hạn chế, một số điền trang
Trang 36thái ấp của chế độ cũ vẫn còn tồn tại nhưng đã bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn.Cùng với chế độ điền trang, chế độ nô tỳ cũng bị thủ tiêu, còn chăng chỉ là những tùbinh bắt được trong các cuộc chiến tranh được sử dụng chủ yếu trong công việc khẩnhoang, lập đồn điền dưới sự quản lý của nhà nước thông qua các quan lại và nô bộcphục vụ cho các thế gia phú hào tồn tại dai dẳng như một tàn dư của chế độ cũ.
Sau khi đất nước được giải phóng, triều đình Lê Sơ đã:
Cho 25 vạn quân về làm ruộng, chiếm lại ruộng đất cũ của mình
và khôi phục sản xuất, mặt khác kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê
cũ, cùng nhau xây dựng lại xóm làng, đồn điền, nghề nghiệp Để đảmbảo an toàn cho sản xuất, Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất
và trên cơ sở đó, nhà nước chủ động phân phối [96, tr 324-325]
Thời kỳ này ruộng đất được phân làm ba bộ phận chính:
- Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước (loại do nhà nước trực tiếp quản lý còngọi là quốc khố hay ruộng công; loại cấp cho các công thần hay quan lại; loại đồnđiền do nhà nước tổ chức khai hoang);
Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ trước hết là nhằmkhôi phục đất nước sau chiến tranh Nhờ có chủ trương như vậy mà đời sống nhândân được đảm bảo, tình hình chính trị - xã hội thời Lê Sơ khá ổn định, mâu thuẫngiữa địa chủ và nông dân ở mức độ nhất định được điều hòa Không phải ngẫunhiên mà nhân dân đã hết lời ca ngợi triều đại này qua câu đồng dao:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn.
2.2.2 Cơ cấu xã hội và cơ cấu giai tầng xã hội thời Lê Sơ
Chúng ta đều biết rằng, xã hội loài người không phải là tổng số cơ học các
cá thể, mà là tổng hòa các quan hệ xã hội tạo thành hệ thống xã hội với phương thức
Trang 37sản xuất vật chất của nó được xem là bộ phận cấu thành nền tảng của xã hội Trongphạm vi của hệ thống đó các cộng đồng và các nhóm xã hội lớn nhỏ như họ hàng,
bộ lạc, giai cấp, dân tộc, gia đình, tập thể được hình thành và hoạt động trong cáclĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội
Cơ cấu xã hội trong triết học xã hội được xem là tổng thể những bộ phận,những thành tố cấu thành xã hội, chúng luôn tác động qua lại với nhau như chủngtộc, dân số, dân cư, giai cấp, v.v được hình thành trong quá trình phân công laođộng xã hội và quá độ sang chế độ tư hữu và giai cấp Để phân tích cặn kẽ cấu trúc
xã hội với tư cách là những yếu tố của tồn tại xã hội, lẽ ra trước hết cần chú trọngđến nguồn gốc cơ cấu xã hội, tức tới nguồn gốc sinh học xã hội như chủng tộc với
bộ tộc và bộ lạc, đó là cộng đồng xã hội đầu tiên Tuy nhiên, trong công trình củachúng tôi, đối tượng là xã hội phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển theohướng trung ương tập quyền, do đó nhiệm vụ đặt ra là tập trung trình bày tồn tại xãhội với tư cách là tiền đề cho sự lựa chọn tư tưởng trị nước của triều đại Lê Sơ chứkhông phải việc truy nguyên nguồn gốc nói trên
Nói đến cơ cấu xã hội, có thể thấy vấn đề giai cấp là căn bản bởi lẽ giai cấp
là yếu tố quan trọng của cơ cấu xã hội trong tất cả các xã hội từ sau chế độ công xãnguyên thủy Các giai cấp được xác định một cách trực tiếp bởi phương thức sảnxuất cũng như những mối liên hệ trực tiếp giữa chúng Sự phân chia giai cấp của xãhội tạo nên dấu ấn đối với sự phát triển tất cả các nhóm và cộng đồng xã hội khác
Trong sự phân chia cấu trúc xã hội, con người luôn chiếm vị trí trung tâm,bởi lẽ trong các bộ phận cấu thành xã hội đều có sự hiện diện của cá nhân conngười Nó đồng thời vừa thực hiện hoạt động sống của mình, vừa là thành viên củagia đình, của giai cấp, của nghiệp đoàn, v.v Chính vì vậy nghiên cứu cơ cấu xã hội
ở giai đoạn này chúng tôi coi cơ cấu xã hội là một tổng hòa toàn bộ các cộng đồng hoạt động của xã hội bao gồm trong nó cả các giai cấp và những tầng lớp nhân dân mà sự phân chia nó dựa vào các tiêu chí khác với tiêu chí phân chia giai cấp.
Ở thế kỷ XV - XVI, cơ cấu xã hội thời Lê Sơ về cơ bản, là sự duy trì hìnhthức cơ cấu xã hội từ các triều đại phong kiến trước đó Do truyền thống phươngthức sản xuất châu Á, đồng thời lại nằm trong giai đoạn hình thành và phát triển chế
độ phong kiến trung ương tập quyền, trong xã hội đương thời tồn tại hai giai cấp cơ
Trang 38bản, đó là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân Theo chúng tôi, khái niệm giaicấp hay tầng lớp được sử dụng trong khuôn khổ luận án nhằm làm rõ cơ cấu xã hội,cần được thiết định cụ thể trong sự phù hợp với thực tế tồn tại xã hội đương thời.Chính vì vậy, có thể xác nhận một cách ước lệ rằng, khái niệm tầng lớp dường nhưthích hợp hơn khi nói về cơ cấu xã hội thời Lê Sơ với tính cách là một phạm trù cơbản phản ánh tồn tại xã hội bởi lẽ, phạm trù này có nội hàm rộng hơn.
Đề cập đến vấn đề giai cấp trong thời Lê Sơ, các tác giả công trình Đại cương lịch sử Việt Nam viết:
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân, sống chủ yếu ở cáclàng xã, bao gồm nông dân tư hữu, tá điền và một ít nông nô Phần lớn nôngdân được chia ruộng công, cày cấy sinh sống, làm nghĩa vụ cho nhà nước
và ít nhiều được học hành <…> Tầng lớp thợ thủ công và thương nhânngày càng đông hơn nhưng chưa trở thành một lực lượng lớn mạnh <…>
Nô tì vẫn còn là một tầng lớp đáng kể trong xã hội, số đông trong họ làngười Hoa hoặc các dân tộc ít người Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặtviệc bán mình làm nô hoặc bức dân đinh tự do làm nô tì <…> Cuộc đấutranh của nô tì (bỏ trốn) và các lệnh cấm bắt, mua bán người thiểu số làm
nô đã làm giảm dần số lượng nô tì và cuối cùng xóa bỏ nó [96, tr 331]
330-Như vậy, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp dưới thời Lê Sơ không mangtính phổ biến, mà là đặc thù bởi lẽ, nhà nước chủ trương chia ruộng đất cho người nghèo,khuyến khích họ khai khẩn đất hoang và số đất mà nông dân sử dụng vào canh tácđược nhà nước thừa nhận quyền sở hữu, ngoài ra còn cấm đoán việc mua bán nô tì
Theo cách tiếp cận như vậy về cơ cấu xã hội, chúng tôi nhận thấy nét đặctrưng của chế độ phong kiến phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, luôn tồntại hai tầng lớp chủ yếu, đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị Tầng lớp thống trịbao gồm vua chúa và bộ máy quan lại với lực lượng nhân sự có phẩm hàm khácnhau, hưởng thụ các bổng lộc khác nhau tùy thuộc vào các chức vụ mà họ đảmnhiệm Tầng lớp bị trị là những người không có địa vị chức quyền trong xã hội, bổnphận của họ là chấp hành vô điều kiện các qui định của nhà nước và tuân thủ sựlãnh đạo, quản lý của bộ máy quan lại Tầng lớp bị trị này gồm: nho sĩ, nông dân,
Trang 39thợ thủ công, thương nhân và binh lính.
Việc phân chia dân cư trong xã hội phong kiến việt Nam nói riêng vàphương Đông nói chung thành các giai cấp là việc làm không dễ, bởi vì sự biểu hiệncủa nó trên thực tế không rành mạch Chính vì vậy, việc dựa theo cách truyền thống
là căn cứ vào nghề nghiệp để chỉ ra cơ cấu xã hội gồm quan và tứ dân, tức là sĩ,nông, công, thương, theo chúng tôi, chỉ mang tính ước lệ Bởi lẽ, không phải kẻ sĩnào cũng được làm quan Đây cũng là nét đặc trưng của xã hội Việt Nam và một sốnước Đông Á, nó khác biệt với cách phân tầng xã hội của Ấn Độ về đẳng cấp xã hội(varna) và nghề nghiệp (kasta) Do đó, nếu phân định theo phương diện tổng thể vềtầng lớp xã hội phong kiến Việt Nam, theo chúng tôi, có thể đưa ra cách phân tầngkhác mà hệ quả là tầng lớp thống trị và bị trị
Tầng lớp thống trị dưới thời Lê Sơ là vua và các bậc quan lại Tất cả quyềnlực tập trung vào tay nhà vua, theo đó nhà vua tự mình giữ quyền ban bố luật lệnhhoặc bãi bỏ luật lệnh Quan lại dưới thời Lê Sơ dù thời đầu hay giai đoạn sau họ đều
có điểm chung là xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội thông qua haicon đường chủ yếu là công huân và tài năng (thi cử hoặc tiến cử) của từng người
Dù xuất thân từ tầng lớp nào thì khi bước vào quan trường họ đều được xếpvào bậc "cha mẹ của dân", với dân họ có nghĩa vụ "chăn dắt" Quan và dân là hai tầnglớp cùng tồn tại trong xã hội, trong đó quan có nhiều cấp bậc, dân có nhiều tầng lớp,nhưng có một điểm chung đó là họ đều là thần dân của vua, tất cả đều là đối tượng
xã hội của nhà nước quân chủ do nhà vua đứng đầu Đội ngũ quan chức thời Lê Sơrất đồ sộ gồm quan trong và ngoài triều với phẩm hàm xếp sắp thành 18 bậc (chánh
và tòng) từ nhất phẩm đến cửu phẩm, tập hợp trong bộ máy nhà nước có nhiệm vụquản lý đất nước, cai trị nhân dân, tuyệt đối trung thành với nhà vua
Tầng lớp bị trị là tứ dân, bao gồm sĩ, nông, công, thương Sĩ dưới thời Lê
Sơ là tầng lớp xuất hiện ngày càng nhiều Họ là những người học hành đỗ đạt xuấtthân từ nhiều tầng lớp của xã hội và là nguồn để tuyển vào đội ngũ quan lại Nếukhông làm quan thì họ về làm thầy gắn chặt với đời sống làng xã, được xếp vàohàng đầu của tứ dân Chính vì vậy mà dù ở chốn quan trường hay nơi thôn xã họđều được xã hội trọng vọng Tầng lớp nông dân là bộ phận chiếm đa số trong xã hộiphong kiến Việt Nam, đồng thời là lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra của cải cho xã
Trang 40hội, đồng thời là nguồn cung cấp binh lính, lao dịch cho đất nước Dưới thời Lê Sơtầng lớp này bị phân hóa mạnh mẽ bao gồm nhiều hạng từ người có ruộng tư hữu,địa chủ, tiểu nông đến những người không có ruộng đất phải đi lĩnh canh nộp tô chongười khác Sau nông dân là tầng lớp nô tỳ, mặc dù không nhiều nhưng vẫn tồn tạinhư một tàn dư của chiến tranh Tiếp đến là thợ thủ công Mặc dù dưới thời Lê Sơ,thủ công nghiệp chưa tách rời nông nghiệp để trở thành một ngành kinh tế độc lập,nhưng nó vẫn tồn tại Số lượng thợ thủ công dưới thời Lê Sơ không nhiều và gắnvới hoạt động kinh tế làng xã Cuối cùng là thương nhân, tầng lớp này chiếm một sốlượng không nhiều và về cơ bản họ vẫn chỉ là những người buôn bán nhỏ, trao đổigiữa các địa phương với nhau Họ bị xem là những kẻ "bỏ gốc theo ngọn", nghĩa là
bỏ lối sống "dĩ nông vi bản" truyền thống theo quan niệm của Nho giáo
Như vậy, các tầng lớp xã hội trong xã hội thời Lê Sơ là những nhóm xã hội
có quyền và nghĩa vụ được thiết định trong tập quán hoặc luật lệ và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Các tầng lớp đó được phân định trên cơ sở
giai cấp và thể hiện những đặc quyền, đặc ân khác nhau (đối với tầng lớp phongkiến thống trị) và nghĩa vụ tuân thủ, phục tùng (đối với tầng lớp bị trị) Sự phân chianày cũng có cơ sở từ học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, ở đó con người bịphân thành hai hạng cơ bản, đó là quân tử, trượng phu (thuộc tầng lớp thống trị) vàtiểu nhân (những người thuộc tầng lớp bị trị) Khổng Tử từng nói: "Quân tử nhưgió, tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp"; rằng "quân tử là kẻ động khẩu, tiểu nhân
là kẻ động thủ", nghĩa là người quân tử chỉ nói, chỉ là kẻ lao tâm, còn tiểu nhân là
kẻ lao động chân tay, kẻ lao lực" Mạnh Tử cũng cho rằng, "kẻ lao lực làm ra của cảinuôi kẻ lao tâm" Sự phân chia tầng lớp mang tính phổ biến đối với chế độ phongkiến (cả phương Đông và phương Tây) mà tàn dư của nó vẫn còn tiếp tục duy trìtrong chế độ tư bản chủ nghĩa
2.2.3 Về giáo dục - đào tạo
Ngoài cơ cấu giai tầng nói trên, tồn tại xã hội còn được thể hiện ở cơ cấu tổchức của nền giáo dục - đào tạo Trong xã hội thời Lê Sơ, nền giáo dục nghề nghiệprất hạn chế bởi triều đình chủ trương độc tôn Nho giáo trên lĩnh vực chính trị, nghĩa
là dành cho Nho giáo một địa hạt quan trọng nhất trong thượng tầng kiến trúc xãhội, có đủ quyền lực chi phối các lĩnh vực hoạt động nhà nước và đặc biệt là lĩnh