Xuất phát từ thực tế đó, hầu như hiện nay các nhà quản lý đều đã tự xây dựng cho trang trại chăn nuôi của mình một quy trình vệ sinh phòng bệnh riêng tùy theo tình hình dịch tế ở địa phư
Trang 1
Đề tài KC 06.06.NN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ VÀ THỊ TRƯỜNG NHẰM MẠNH XUẤT KHẨU
THỊT LỢN
Nguyễn Như Pho `
XÂY DỰNG QUY TRINA Yi SINH PHONG
BENH AP DUNG CHO TRANG TRAI CHAN
NUOI LON XUAT KHẨU
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2004
Trang 2Phân 2 Tổng quan - các biện pháp vệ sinh phòng bệnh ở trại
chăn nuôi heo công nghiỆp .c Hee 2 Phần 3 Nội dung và phương pháp thực hiện . - 10
Phần 4 Kết quả điểu tra quy trình vệ sinh phòng bệnh tại một số
trại chăn nuôi heo công nghiỆp SH ng g4 1222 set 11
Phần 5 Để xuất quy trình . (5-5522 + tre HH re 32
Phần 6 Kết quả thử nghiệm quy trình tại trại chăn nuôi số 2 44
Phần 7 Kết luận . - <1 2 1212121211111 212 1101110111101 11kg r re 46
Trang 31.1 Đặt vấn để
Trong những năm trở lại đây, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng phát triển rất mạnh mẽ với nhiều quy mô khác nhau từ chăn
nuôi hộ gia đình đến các trang trại lớn đã làm cho số lượng heo của cả nước tăng lên
đáng kể Đây là một thành quả rất đáng khích lệ Tuy vậy, tình trạng bệnh tật cũng `
theo đó mà có chiểu hướng ngày càng gia tăng và gây thiệt hại rất lớn không chỉ
riêng cho ngành chăn nuôi mà kể cả các ngành có liên quan như xuất khẩu, chế biến
thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc Xuất phát từ thực tế đó, hầu như hiện nay các
nhà quản lý đều đã tự xây dựng cho trang trại chăn nuôi của mình một quy trình vệ sinh phòng bệnh riêng tùy theo tình hình dịch tế ở địa phương kết hợp với khuyến cáo
của các nhà khoa học tại trang trại đó Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra
và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chăn nuôi Với mục tiêu xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh thích hợp trên cơ sở điều tra và tổng kết quy trình từ các trai
chăn nuôi heo công nghiệp đồng thời kết hợp với các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do bệnh tật, tạo nên đàn heo khỏe mạnh, chúng tôi tiến hành thực hiện để tài: “Xây dựng quy trình vệ sinh
phòng bệnh áp dụng cho trang trại chăn nuôi heo xuất khẩu ”
1.2 Mục đích
Xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
thiệt hại do bệnh (tật, tạo nên đàn heo khỏc mạnh, đáp ứng tiêu chuẩn thịt xuất khẩu
áp dụng cho trang trại chăn nuôi heo xuất khẩu
1.3 Yêu cầu
Tiến hành điều tra quy trình vệ sinh phòng bệnh tại một số trại chăn nuôi heo
công nghiệp từ đó tổng hợp và xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh thích hợp
Trang 4CAC BIEN PHAP VE SINH PHÒNG BỆNH Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO
CÔNG NGHIỆP
Trong thực tiển chăn nuôi, để nâng cao được sức chống chịu và sức miễn dịch, giúp
phòng ngừa các bệnh trên heo các nhà chăn nuôi thường kết hợp áp dụng các biện
pháp sau: Giữ chuồng trại thường xuyên sạch sẽ, luôn tiến hành tiêu độc khử trùng và
áp dụng các biện phấp an toàn sinh học tránh bớt các stress cũng như khả năng tiếp
xúc với các tác nhân gây bệnh thì sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh ở heo.Việc áp
dụng biện pháp “nhập, xuất đàn đồng loạt” Giữ cho heo ở trong môi trường thoải mái, ấm và khô để giảm stress giá lạnh và ẩm ướt đến mức tối thiểu Cần có công tác chẩn đoán đúng đắn và đánh giá được tổng thể tình hình dịch bệnh để vạch ra các kế
hoạch phòng trị bệnh, có kế hoạch tiêm phòng các bệnh thường xảy ra trong điều
kiện có vaccin đã được nhiễu cơ sở chăn nuôi triển khai trong thời gian gần đây
(George W Meyerholz va Jack M.Gaskin, Dai hoc Florida, din liéu Tran Trong
Chién, 1994)
2.1 Vé sinh
Công tác vệ sinh là cơ sở của biện pháp phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả cho
cả đàn heo Theo nghĩa rộng thì công tác vệ sinh là thực hiện các biện pháp vệ sinh
nhằm tăng cường sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh Công tác vệ sinh không chỉ là làm sạch và khử trùng, nó bao hàm cả các biện pháp khử vi sinh vật Mọi người đều
biết rằng, việc phát sinh dịch bệnh ở heo thường do nhiễu nguyên nhân như các tác nhân vi trùng, virus, kí sinh trùng phối hợp với tác động của các yếu tố như stress,
dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý Chính sự tác động qua lại của các yếu tố
này sẽ tạo nên dich bệnh và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh
Vệ sinh gồm các biện pháp tác động đến những yếu tố của môi trường sống nhằm bảo vệ và cải thiện những điều kiện sống của con vật khỏe, bao gồm:
- Cải thiện điều kiện ăn uống về số lượng và chất lượng (vệ sinh thức ăn, nước uống).
Trang 5mặt trong chuồng trại (vệ sinh chuồng trại)
~- Tránh gieo rắc mầm bệnh từ ngaòi vào trong trại (An toàn sinh học)
2.2 Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp
2.2.1 Tiêu độc sát trùng
Tiêu độc là biện pháp nhằm loại trừ và tiêu diệt mầm bệnh ở ngoại cảnh và
bên ngoài cơ thể thú nuồi
(U Vệ sinh chuông trại
- Chuồng trại mới xây thì có rất ít vi sinh vật gây bệnh vì vậy những đợt heo nuôi đầu tiên bao giờ cũng cho năng suất cao, ít bệnh, nhưng với sự hiện điện thường xuyên
của heo nuôi thì mật độ vi sinh vật có hại sẽ dẫn tăng cao, chúng tấn công đàn heo gay ra những tổn thất ngày càng tăng, có khi gây thành dịch lớn Do vậy cần có biện
pháp làm giảm mật độ vi sinh vật có hại trong chuồng nuôi Đó là việc sát trùng
chuồng trại định kỳ trên quy mô lớn, đồng loạt, triệt để Ngoài việc làm cho môi
trường chăn nuôi sạch sẽ cồn giúp tiêu diệt phần lớn vi sinh vật có hại nhờ đó sức
khỏe đàn thú tốt hơn, tăng trưởng tốt, ít bệnh tật
- Cần cải tiến khâu khử trùng một khi khu vực chuông trại được làm vệ sinh thật tốt
Các chất hữu cơ như phân, rác rưổi có thể làm nơi trú ngụ cho vi sinh vật và làm mất
tác dụng của một số chất khử trùng do đó sau khi dọn phân, chà rửa rồi phun xả bằng
một đồng nước mạnh thì việc khử trùng có thể được làm tuyệt đối
- Việc khai thông cống rãnh quanh chuồng thường xuyên giúp thoát nước tốt đồng thời phát hoang xung quanh chuẳng trại để muỗi và các loại côn trùng khác không
còn nơi trú ẩn
Quan điểm hiện nay trong sát trùng chuồng trại phải bao gồm sát trùng định kỳ
và sát trùng cuối kỳ Tuỳ theo tình hình dịch bệnh, việc sát trùng định kỳ được áp
dụng hàng 3 ngày, hàng tuần hoặc hàng 2 tuần lúc có heo trong chuồng Sát trùng
cuối kỳ được áp dụng khi đã xuất bán heo (chuồng trống)
(2) Hố tiêu độc chân ở đầu dấy chuồng
Trang 6ngăn ngừa sự lan truyền dịch bệnh từ cơ sở sẵn xuất này sang cơ sở sản xuất khác
hoặc từ trại này sang trại khác Nó còn thường xuyên nhắc nhở sự cân thiết của các
biện pháp vệ sinh, nếu không xây dựng hoặc không bảo dưỡng tốt hố tiêu độc chân
thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ rất cao Hố cần phải có chiểu dài và chiễu rộng thích
hợp để buộc mọi người phải đi qua Chiểu sâu hố ít nhất 10cm Do vậy, các hố tiêu độc phải được thay rửa thường xuyên, tốt nhất là sau mỗi ngày (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 1998)
(3) Hố tiêu độc xe ở cổng ra vào
Phải bố trí hố tiêu độc cho xe ra vào ở cổng trại, hố phải chứa đầy thuốc sát trùng và không bị nhiễm bẩn Thay thuốc khi thấy hố sát trang da do ban, thuốc bị
pha loãng đi sau cơn mưa lớn hoặc định kỳ thay thuốc sau 2-3 ngày sử dụng Nếu
dùng phương pháp phun xịt vào xe cần lưu ý đến các bánh xe và các chổ dơ bẩn trên
xe
(4) Tiêu chuẩn thuốc sát trùng
- Phải có phổ điệt khuẩn rộng đối với vi trùng Grami dong, Gram 4m, bao tif vi trùng, các loài virus đặc biệt là các virus không có vỏ bọc (Gumboro), nấm mốc
- Tuyệt đối an toàn cho gia súc và cho người sử dụng, không gây ung thư
- Không gây kích ứng da, không ăn mòn dụng cụ (phenol, vôi, các chất acid thường
ăn mòn dụng cụ, gây kích ứng da)
- Có thể phun xịt trực tiếp vào chuồng trại lúc có gia súc để xử lý mầm bệnh trong
trường hợp bệnh đang phát ra trong đàn thú
2.2.2 An toàn sinh học
(1) Cách ly trại với khu vực xung quanh Trại phải có tường cao xung quanh ngăn cách với bên ngoài để hạn chế sự di chuyển qua lại của người và các loài động vật khác như chó, mèo, chuột từ đó hạn
chế được sự lan truyền mầm bệnh từ bên ngoài vào trại Trại lớn cần phân chia thành nhiều dãy chuồng khác nhau và mỗi dãy chuồng nên phân chia thành từng khu nhỏ
Trang 7chữa, khu nuôi heo nái nuôi con, khu nuôi heo con cai sữa, mỗi khu nuôi cùng một
loại heo
(2) Cách ly heo nhập về Heo mua về có khả năng tạo ra nguồn gây dịch bệnh mới, từ đó lây lan bệnh vào trại, do đó người chăn nuôi cần chú ý:
- Nên mua heo khỏe mạnh từ trại an toàn dịch bệnh, người lái xe không được
tiếp xúc với con vật
- Heo mua về phải nuôi cách xa đàn heo đang có của trại để kiểm tra, theo
đõi tình hình sức khỏe, bệnh lý đồng thời tránh tình trạng lây lan bệnh từ heo mới nhập sang heo hiện có của trại hoặc ngược lại
-_ Thời gian cách ly có thể từ 30-60 ngày đối với heo nhập nội, lnăm hoặc
hơn đối với heo giống nhập ngoại
(3) Cách ly heo mắc bệnh
Heo bệnh cần được cách ly với đàn heo khỏe mạnh, đặc biệt với heo mắc bệnh
truyền nhiễm Điễu này có thể thực hiện dễ dàng đối với heo cai sữa, heo lứa nhưng
đối với heo con theo mẹ và trong trường hợp có quá nhiều heo đã phát bệnh thì biện
pháp tiêu độc, tẩy uế kỹ ô chuông thú bệnh là biện pháp cách ly tích cực, giúp hạn chế mắm bệnh lây lan
(4) Vệ sinh khu vực mổ khám tử
Đối với thú chết, việc khám tử được thực hiện ở mội nơi riêng biệt ngay trong
trại sẽ rất hữu ích cho công tác chẩn đoán, điều trị do bởi những bệnh tích phát hiện
được trong lúc mổ khám đồng thời giúp phán đoán về chất lượng thịt thú bệnh Ngoài
ra, việc khám tử còn giúp phát hiện dấu hiệu các bệnh khác hoặc kí sinh trùng để có
biện pháp điều trị kịp thời cho những con còn lại Tuy nhiên việc khám tử cần bố trí ở
xa khu vực chăn nuôi
(5) Vệ sinh công nhân và khách tham quan
- Hạn chế khách tham quan và tăng cường các điều kiện vệ sinh của công nhân
Trang 8lan truyển từ người sang heo hoặc từ heo sang người như bệnh cúm, ghẻ Sarcoptes,
nam, Leptospirosis
- Công nhân cũng như khách tham quan trước khi vào trại phải được trang bị đầy đủ
quần áo báo hộ, nón, ủng sẽ tránh được mầm bệnh lây lan
- Định kì kiểm tra sức khỏe, thử huyết thanh cho công nhân trực tiếp lao động ở trại
nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
- Tuyệt đối cấm công nhân và cán bộ kỹ thuật đi điều trị gia súc ở ngoài trại
(6) Kiểm soát chuột và các loài gặm nhấm khác
Chuột cũng như các loài thú khác là môi giới quan trọng làm lây lan các bệnh
của heo, có thể trực tiếp mang bệnh vào cơ sở chăn nuôi Chuột gieo rắc và thúc đẩy
sự phát triển bệnh từ những vùng đã nhiễm bệnh đến những vùng chưa nhiễm thông qua những thứ chúng làm rơi vãi như thức ăn, lông, nước tiểu, nước bọt, máu Ngoài
ra, chuột ở xung quanh nhà cửa, chuồng trại cũng là nguồn thức ăn hấp dẫn đối với
những con thú khác như chó, mèo, cáo, chổn và những con vật này lại trở thành
những nguồn truyền bệnh Vì vậy nếu không có biện pháp trừ chuột tốt thì cũng không thể thực hiện được việc phòng và chống bệnh một cách hữu hiệu Xác chết
heo cũng như thai chết phải được đốt hoặc chuyển ngay đến nơi quy định để chôn và
phải rãi một lớp vôi trước khi lấp kỹ Cần ngăn ngừa súc vật và côn trùng tiếp xúc
xác chết và mang xác từ trại này sang trại khác (Robert M Timm, đại học Nebraska;
dẫn liệu Trần Trọng Chiến và cộng sự, 1994)
(7) Vệ sinh thức ăn
- Thức ăn cũng có thể là nguồn lây nhiễm mâm bệnh hoặc chứa mâm bệnh Các loại
thức ăn giàu protein thường dễ bị phân hủy do nhiệt độ, ẩm độ kho chứa không phù
hợp, vi sinh vật có hại phát sinh dễ gay bệnh khi cho heo ăn
- Các loại thức ăn chứa nhiều lipid thì dé bị oxid hóa, ôi dầu, đóng vón khi tổn trữ lâu
làm cho heo không thích ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa khi ăn phải Quan trọng nhất là
Trang 9hại cho heo khi ăn phải thức ăn gia súc không được bảo quần tốt
- Kho thức ăn bế trí 6 noi an toàn, không dùng bao bì đựng thức ăn nhiều lần
- Sâu mọt, bọ, côn trùng thường phát triển số lượng trong thức ăn tổn trữ lâu, làm cho
thức ăn kém phẩm chất, chất bài tiết của chúng có thể gây độc, dị ứng cho heo khi ăn
hoặc tiếp xúc với chúng
Vì vậy kho chứa thức ăn phải thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, định kì
sất trùng loại bỏ các lô hàng tổn trữ lâu, hư mốc, đóng vón có biện pháp chống mối
mọt, chuột
(8) Vệ sinh nguồn nước
- Phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, sạch và mát
- Định kì dọn rửa, loại bỏ cặn, rong rêu trong các thiết bị chứa nước
- Kiểm tra định kì chất lượng nước, nhất là khi sức khốc đàn heo đột nhiên không tốt,
năng suất sụt giảm bất thường, tình hình dịch bệnh gia tăng
- Giữ không để thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân và nước bọt của heo cũng
như phân của chim và động vật gặm nhấm
(9) Vệ sinh trang bị, dụng cụ
- Mỗi dãy chuồng cần được trang bị những vật dụng riêng như chổi, xô, xẻng, máng
ăn, máng uống riêng biệt Những vật dụng này phải làm vệ sinh hằng ngày
- Các loại dụng cụ thú y cũng phải trang bị riêng cho từng khu chuông, sát trùng kỹ
sau khi sử dụng Tốt nhất nên thay kim tiêm cho từng cá thể, tránh sử dụng một kim duy nhất để tiêm cho nhiều heo trong cùng một thời gian để tránh lây lan mâm bệnh
- Quần áo, giày ủng cũng phải định kỳ tẩy uế, sát trùng
(10) Sự chuyển đàn
Sự chuyển đàn trong nội bộ trại cũng hết sức hạn chế theo khá năng sắp xếp
cao nhất
Trang 10- Có những bệnh xảy ra trên heo và gây hậu quả rất nghiêm trọng, mức tổn thất cao hoặc không có thuốc điều trị hữu hiệu, cần phải được tiêm phòng Một số bệnh được
chú trọng trong khi xây dựng lịch tiêm phòng như dich ta, Mycoplasma, FMD, PRRS,
Aujeszky, E.coli, thương hàn, tụ huyết (rùng
- Khi chúng ngừa cho heo con cần chú ý hiện tượng trung hòa kháng thể nếu heo mẹ
đã được tiêm chủng đây đủ, đúng liều Cần hạn chế các tác động gây stress cho heo
khi chủng ngừa như dời chuồng, thiến, xổ giun, thay đối khẩu phần Phải tăng dưỡng chất để cơ thể đủ sức đáp ứng miễn dịch
- Phải bảo quần vaccin đúng kỹ thuật, pha chế đúng chỉ dẫn, tiêm đúng liễu, tránh bỏ
sót Phần vaccin dư thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vứt bỏ bừa bãi,
nhất là vaccin sống, dễ tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng chống bệnh sau
này Vaccin chết không dùng chung bơm tiêm với vaccin sống Dùng ngay vaccin sau
khi pha chế hoặc mở nắp Tốt nhất trong vòng 2 giờ đối với vaccin sống và không
quá 10 giờ đối với vaccin chết
- Tạo bầu tiểu khí hậu thích hợp cho heo vừa mới tiêm chủng Một số vaccin sống có thể gây sốt cao cho heo do vậy cần chú ý thời điểm tiêm, tốt nhất vào buổi chiều (Võ
- Đối tượng tiêm phòng: chỉ tiêm cho heo khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt, không
tiêm cho gầy yếu, đang mắc bệnh, nái mang thai gần đẻ, thiến chưa lành (Lê Anh
Phụng, 2003).
Trang 11- Định kỳ tẩy ký sinh trùng bao gồm ghẻ và các loại giun tròn do kí sinh trùng ở dạ dày, ruột và các cơ quan khác tranh giành trực tiếp thức ăn, tiết độc tố, hút máu làm giảm tăng trọng, tăng tiêu tốn thức ăn, giám sức kháng bệnh
- Thuốc được ưa chuộng hiện nay là Ivermectin dùng tiêm dưới da cho heo ở mọi lứa
tuổi
2.2.5 Các biện pháp khác
- Cán bộ thú y làm công tác chẩn đoán thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng
sức khỏe của heo để phát hiện và khống chế kịp thời nhất là bệnh truyền nhiễm
Việc phát hiện bệnh sớm thường có lợi cho công tác điều trị vì thông thường
phát hiện bệnh trễ thì mâm bệnh sinh sản, tăng số lượng tấn công cơ thể mãnh liệt,
càng phát hiện trễ thì cơ thé thú bệnh càng suy nhược hơn, khó khăn cho việc điều trị
- Hằng ngày phải khám bệnh cho toàn đàn heo trong trại để phát hiện ngay những
con chớm bệnh và có kế hoạch điều trị thích hợp Quan trọng nhất là phải phát hiện được bệnh số nhất là khi heo bệnh có những triệu chứng giống nhau, sau khi kiểm soát bệnh số cần theo dõi tử số, đây là trị số báo động mức nguy hiểm của bệnh
- Khi điều trị heo bệnh, ngoài việc dùng thuốc chuyên trị phải bổi dưỡng cơ thể để tăng sức chịu đựng của cơ thể với thuốc và tăng sức để kháng của cơ thể đối với mầm
bệnh Phải cho heo ăn đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu kết hợp cung cấp thêm một số vitamin để tăng sức để kháng của cơ thể như vitamin A, C, B1, B2, B6, B12
- Trong trường hợp cần thiết có thể làm các xét nghiệm vi sinh vat hoc, ki sinh tring
học, hóa sinh học, huyết thanh học để có kết quả chẩn đoán chính xác từ đó có kế hoạch điều trị và phòng bệnh thích hợp
Trang 12Phần HI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP THUC HIEN
1) Tiến hành khảo sát qui trình vệ sinh phòng bệnh
Qui trình vệ sinh phòng bệnh tại 6 trại chăn nuôi lợn xuất khẩu và các trại chăn nuôi qui mô vừa được khảo sát theo phương pháp ghi nhận việc qui
trình hiện có, kết hợp với sự theo đỏi việc thực hiện qui trình tại trại
2) Tổng kết qui trình vệ sinh phòng bệnh của các trại, kết hợp với các tiến bộ
kỹ thuật gần đây để xây dựng qui trình và áp dụng thử qui trình trên qui mô
toàn trại tại một trại chăn nuôi lợn theo hứơng xuất khẩu Số lượng heo dự
kiến theo đõi là 50 bẫy heo nái từ lúc sinh cho đến lúc heo con đạt 60
kg/con và 200 heo nuôi thịt giai đoạn từ lúc 60 kg/con đến khi đạt trọng lượng bình quân 90kg/con với sũ so sánh 10 chỉ tiêu sau đây:
Tỉ lệ chết heo con theo mẹ(%)
TỈ lệ tiêu chảy trong thời gian theo mẹ(%)
Trọng lượng heo cai sữa (24-28 ngày- Kg/con)
TỈ lệ heo nái mắc hội chứng MMA(%)
Trọng lượng heo con lúc 60 ngày tuổi(Kg/con)
Tỉ lệ tiêu chảy từ sau cai sữa đến lúc 60 ngày tuổi(%)
Tỉ lệ chết từ sau cai sữa đến lúc 60 ngày tuổi(%)
Thời gian nuôi từ lúc 6o ngày tuổi đến lúc đạt trong lượng bìng quân 90
Kg/con(ngày)
Tỉ lệ mắc bệnh hô hấp và các bệnh khác trong thời gian nuôi thịt(%)
Tỉ lệ chết trong thời gian nuôi thịt(%)
Trang 13Phan IV KET QUA DIEU TRA QUY TRINH VE SINH PHONG
BỆNH TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP
4.1 Xí nghiệp chăn nuôi heo 1
4.1.1 Tiêu độc sát trùng
(1) Vệ sinh chuồng trại
- Hằng ngày quét đọn phân, rác xung quanh chuồng trại, tắm heo llần/ ngày vào
buổi trưa những ngày nắng ấm, không tắm cho heo con theo mẹ, tắm heo kết hợp với
đội rửa chuồng sạch sẽ
- Tiêu độc chuồng trại: sau khi chuyển heo đi chuồng được quét vôi 20% xung quanh vách và nên chuồng để 2-3 ngày sau đó phun thuốc sát trừng TH4 0,5% (glutaraldehyde két hdp ammonium) xung quanh các lối đi và trên chuồng đang có
- Thay thuốc sát trùng ở các hố tiêu độc chân đầu các dãy chuồng !lần/ ngày
- Thay thuốc sát trùng hố tiêu độc xe ở cổng ra vào 2lần/ tuần Thuốc sát trùng sử
dụng ở các hố tiêu độc là NaOH 5%
4.1.2 An toàn sinh học
(1) Cách ly
- Trại có tường cao xung quanh ngăn cách với bên ngoài
- Heo bệnh: chỉ tiến hành cách ly khi nghi ngờ thú mắc bệnh truyền nhiễm hoặc khi
có dịch
- Heo mới nhập: thường nhập heo hậu bị (khoảng 60 ngày tuổi) và thực hiện tiêm
phòng theo quy trình của trại
(2) Vé sinh công nhân, khách tham quan
Trang 14- Trước khi vào khu vực chăn nuôi phải thay quần áo, ủng bảo hộ lao động và để đỗ
dùng cá nhân tại phòng thay quần áo
- Tuyệt đối không mặc đồ báo hộ lao động ra khói khu vực chăn nuôi
- Khách hàng và khách tham quan không được vào khu vực chăn nuôi trừ khi có sự
chấp thuận của Ban giám đốc và phải mặc đồ bảo hộ lao động theo quy định khi vào
khu vực chăn nuôi
(3) Đối với xưởng chế biến thức ăn gia súc
- Công nhân vào làm việc phải mặc đồ bảo hộ lao động
- Kiểm tra chặt chẻ chất lượng nguyên liệu khi nhập hàng, kiểm tra hàng tổn kho
định kỳ llần / tuần
- Quét dọn vệ sinh khu vực xay trộn liần/ ngày
- Vệ sinh và phun thuốc sát trùng khu vực bên ngoài llần/ tuần bằng TH4 0,5%
- Diệt mọt đối với hàng tổn kho khi phát hiện có sâu mọt
(4) Vệ sinh thiết bị, đựng cụ
- Dụng cụ thú y như kim, kéo, kẹp, ống tiêm và dụng cụ gieo tỉnh được hấp khử
trùng sau mỗi lần sử dụng
- Các vật dụng khác như xô, cuốc, xẻng được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng
(5) Kiểm tra chuột
Định kì kiểm tra và diệt chuột trong toàn trại 6 tháng/ lần bằng bả diệt chuột
BIORAT (mẫm lúa + men vi sinh)
(6) Vệ sinh phương tiện vận chuyển
- Tất cả các phương tiện trước khi vào xí nghiệp phải được sát trùng triệt để khi qua cổng bảo vệ, đặc biệt lưu ý đối với xe của khách hàng, công ty
- Xe chở nguyên liệu thức ăn gia súc phải được phun thuốc sát trùng tại cổng và chỉ
được vào khu vực xưởng chế biến thức ăn gia súc
- Trường hợp heo chết đột xuất vào ban đêm, xe vào chở heo phải được phun thuốc sắt trùng tại cổng, tài xế phải mặc đỗ bảo hộ lao động và mang ủng
Sử dụng thuốc sát trùng Lenka 2-4% để sát trùng phương tiện vận chuyển
Trang 15(7) Xử lý xác chết, phân, nước thải
- Thú chết do các bệnh thông thường hoặc không do bệnh được bán
- Thú chết nghi ngờ do bệnh truyền nhiễm—*> chôn sâu và lấp vôi kỹ ở nơi quy định
- Trại chưa có hệ thống xử lý nước thải Phân đi qua hầm lắng sẽ lắng lại được vớt
lên, đóng bao và bán cho nhà vườn
4.1.3 Quy trình tiêm phòng
Tên bệnh Loại heo
- Thường xuyên trộn kháng sinh trong thức ăn cho heo con theo mẹ, heo sau cai sữa,
heo thịt để phòng ngừa các bệnh hô hấp và tiêu hoá
- Hằng ngày, trong khi cho heo ăn kết hợp kiểm tra sức khỏe đàn heo bằng cách ghi
nhận những con có triệu chứng bất thường như bỏ ăn, tiêu chắy, ói mửa đánh dấu, điều trị và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của những con này vào những ngày sau đó,
- Những heo bị bệnh ngoài việc dùng thuốc chuyên trị còn kết hợp bỗi dưỡng bằng
cách tiêm thêm các loại vitamin A,C, B.complex
Trang 164.2 Xí nghiệp chăn nuôi heo 2
4.2.1 Tiêu độc sát trùng
(1) Vệ sinh chuồng trại
- Quét đọn sạch sẽ chuồng trại hằng ngày Đối với heo lớn như heo thịt, heo hậu bi
thì dội phân kết hợp tắm 2lần/ ngày, heo cai sữa tắm llần/ ngày, không tắm heo con
theo mẹ và heo nái mới đẻ
-'§au khi chuyển heo đi hoặc xuất bán, chuồng được, rửa sạch bằng vôi nước, bỏ trống chuồng Ingày rồi phun thuốc sát trùng, bổ trống thêm 1-2 ngày, trước khi cho
heo mới vào
- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại llẫn/ tuần Các loại thuốc thường dùng để
sát trùng chuồng trại: Bioxide (glutaraldehyde kết hợp ammonium)
(2) Hố tiêu độc
- Thay thuốc sát trùng ở hố tiêu độc xe 2 lần/ tuần, hố tiêu độc chân ngày l lần,
nhưng không thường xuyên, thuốc sử dụng là NaOH 5%
4.2.2 An toàn sinh học
(1) Cách ly
- Trại có tường cao xung quanh để ngăn cách với bên ngoài
- Heo mới nhập từ ngoài vào thực hiện cách ly 15-30 ngày
- Heo bệnh: tiến hành cách ly và điều trị nếu nghi ngờ bệnh truyền nhiễm
(2) Vệ sinh nhân lực
Khách tham quan khi vào trại được trang bị quần áo bảo hộ, nón, ủng, vào
phòng tắm sát trùng và qua chậu ngâm ủng ở cửa chuồng trước khi vào chuồng, riêng
Công nhân chỉ thay đồ và ngâm ủng vào hố sát trùng
(3) Kiểm soát chuột
- Chuột: trại có hệ thống cung cấp thức ăn khép kín, thức ăn không rơi vãi nên hầu
như ít có chuột, khi có chuột xuất hiện trại dùng bẫy để diệt chuột
(4) Xử lý chất thải, xác chết
- Thu gom phân phơi khô, đóng bao, trại chưa có hệ thống xử lý nước thải
Trang 17- Thú chết do các bệnh thông thường hoặc không do bệnh được bán
- Thú chết nghi ngờ do bệnh truyền nhiễm được chôn sâu và lấp vôi kỹ ở nơi quy
định
4.2.3 Quy trình tiêm phòng
Heo con 1 Mycoplasma 2ml Fe +
3 Mycoplasma (tiêm nhắc) 2mlADE/ con
Heo nái mang
thai 10 tuần sau khi phối
12 tuần sau khi phối
Dich ta FMD
- Thường xuyên trộn kháng sinh trong thức ăn cho heo con theo mẹ, heo sau cai sữa,
heo thịt để phòng ngừa các bệnh hồ hấp và tiêu hoá.
Trang 18- Hằng ngày, trong khi cho heo ăn kết hợp kiểm tra va phát hiện những con có biểu
hiện khác thường, ghi nhận và điều trị Theo dõi chặt chẽ số heo bị bệnh nhất là các
- thời điểm cho ăn trong ngày nhằm phát hiện heo bệnh sớm nhất,
- Tiêm thêm các loại vitamin A, C, B.complex khi điều trị cho heo bị bệnh
4.3 Xí nghiệp chăn nuôi heo 3
4.3.1 Tiêu độc sát trùng
{1U Vệ sinh chuồng trại
- Hằng ngày, dọn vệ sinh khu vực xung quanh chuồng trại, tắm và dội phân cho heo lớn 2lẫn/ ngày, heo cai sữa I lần/ ngày, không tắm cho heo con và heo nái nuôi con
- Hằng tuần, vào thứ hai và thứ sáu dọn sạch cổ ra xa nền móng chuồng Im Vào thứ
sáu phải tổ chức phun xịt sát trùng bằng BIOXIDE 1% ra xa móng nên 2m khu vực xung quanh các đãy chuồng và đường lùa heo
- Tiêu độc chuồng trại: sau khi chuyển heo đi chuồng được quét vôi 20% xung quanh vách và nên chuồng để trống 3 ngày sau đó phun thuốc sát trùng Bioxide
(glutaraldehyde kết hợp ammonium), để trống chuồng thêm 3 ngày trước khi cho heo mới vào
(2) Hố tiêu độc
- Khi bước vào khu chăn nuôi phải nhúng ủng qua hố sát trùng ở hàng rào cách ly Hố
sat trùng ở hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi được thay hằng ngày bằng dung dịch
NaOH 5%
- Khi bước vào hoặc ra khỏi dãy chuồng, phải nhúng ủng vào khay sát trùng đặt ở đầu
dãy chuồng Khay sát trùng được thay mới hằng ngày bằng dung dich BIOXIDE 1%
- Người đi xe 2 bánh vào hoặc ra cổng đều phải dẫn bộ đi ngang qua hố sát trùng,
giày dép phải giẫm lên tấm bố sát trùng ở nhà sát trùng Thuốc sử dụng là dung dịch NaOH 5% và được thay thay hằng ngày
- Người đi xe 3 bánh trở lên phải xuống xe giẫm giày dép lên tấm bố sát trùng Xe
phải được bảo vệ phun xịt toàn bộ bằng BIOXIDE 1%, đặc biệt là các bánh xe
Trang 19Thuốc sát trùng dùng cho hố sát trùng xe làdung dịch NaOH 5%, thuốc được thay 2
- Heo mới nhập: nuôi cách ly ở khu vực riêng, sau 3 ngày tiến hành lấy máu kiểm tra
bệnh dịch tả và Aujeszky, những con có kết quả kiểm tra dương tính với lhoặc cả 2 bệnh thì trả lại cho nơi đã xuất những heo này, chỉ giữ lại những con cho kết quả âm tính Sau đó, tiêm phòng theo quy trình của trại Thời gian cách ly là 30 ngày
- Heo bệnh: nếu nghi bệnh truyền nhiễm thì đưa sang chuồng trống cách ly, bệnh
thông thường thì điều trị tại chổ
(2) Vệ sinh kho thức ăn và thuốc thú y
- Người không có trách nhiệm không được tự ý vào kho Khi vào kho phải mặc áo blouse, mang dép của kho theo sự hướng dẫn của thủ kho
- Nhân viên bốc xếp mặc quần áo riêng đã đăng kí tại kho
- Không để bất cứ vật lạ nào ngoài thức ăn rơi vào hố tiếp thức ăn
- Thủ kho chịu trách nhiệm quét dọn và kiểm tra vệ sinh khu vực kho thức ăn hằng ngày
- Hằng tuần, vào chiều thứ sáu, thủ kho phải phun thuốc sát trùng Virkon 1% vào
trong kho và xung quanh kho
(3) Vệ sinh công nhân và khách tham quan Tất cả công nhân viên của xí nghiệp và khách tham quan khi vào khu vực chăn
nuôi phải tắm gội bằng xà phòng diệt khuẩn, thay đổ bảo hộ lao động hoặc quần áo
tiệt trùng, rửa từ khuỷu tay đến bàn tay bằng dung dịch Virkon 1% và mang ủng
Trang 20(4) Nha thay dé
- Khi đi chuyển trong nhà thay đổ phải đi đúng luỗng quy định: ngõ cửa trước dành
cho nhân viên đã thay đồ bảo hộ, ngõ cửa sau dành cho nhân viên chưa thay đồ bảo
hộ
- Nhà thay đồ phải được tổ chức vệ sinh hằng ngày Vào chiều thứ bảy, phải phun xịt
sát trùng bằng BIOXIDE 1% bên trong và xung quanh
(5) Nhà nghỉ và bếp ăn
- Nhân viên nhà bếp không được mang thịt tươi sống không có dấu kiểm dịch của thú
y vào xí nghiệp để chế biến
- Khi chế biến tất cả phế phẩm thừa phải cho vào túi nilon và chôn đúng nơi quy
định
- Nhân viên nhà bếp phải tổ chức vệ sinh sạch sẽ
- Thứ bảy hàng tuân phải phun xịt sát trùng ở khu nhà nghỉ, bếp ăn và khu vực xung
quanh
(6) Đối với khu xử lý nước thải
- Nhân viên khu xử lý nước thải không được bước qua khu chăn nuôi Nhân viên các
bộ phận còn lại cũng không được bước qua khu xử lý nước thải nếu không có nhiệm
vụ
- Thứ sáu hàng tuần, phải tổ chức phun xịt sát trùng bằng BIOXIDE 1% toàn bộ mặt
bằng khu xử lý nước thải
Trang 214.3.3 Quy trình tiêm phòng vaccin và các loại thuốc khác
[ Leai heo Tuân tuổi Tên bệnh Thuốc khác
- Hằng tuân, phun xịt thuốc trị ghẻ Taktic (Amitraz) trên heo thịt để diệt ngoại ký
sinh, đối với heo nái và heo con trại chỉ bôi thuốc lên vùng da bị ghẻ khi có bệnh xây
ra Tẩy nội ký sinh trùng cho heo hậu bị ở tuần tuổi thứ 27 và 29 bằng cách chích
Ivermectin 1% , Hều Iml/ 30 kg thé trong
4.3.5 Các biện pháp khác
- Thường xuyên trộn kháng sinh trong thức ăn cho heo con theo mẹ, heo sau cai sữa, heo thịt để phòng ngừa các bệnh hô hấp và tiêu hoá
Trang 22- Vào các thời điểm cho ăn trong ngày, cán bộ thú y của trại tiến hành kiểm tra, theo
dõi tình trạng sức khỏe đồng thời ghi nhận các trường hợp heo bị bệnh, nếu nghỉ bệnh truyền nhiễm thì đưa heo sang khu vực cách ly
- Bên cạnh việc dùng thuốc chuyên trị như kháng sinh để điều trị bệnh, trại còn kết
hợp tăng sức để kháng cho heo bằng cách tiêm thêm các loại thuốc bồi dưỡng như
glucose 5%, các loại vitamin như vitamin A, C, B complex
4.4 Xí nghiệp chăn nuôi heo 4
4.4.1 Tiêu độc sát trùng
(1) Vệ sinh chuồng trại
- Hằng ngày, quét đọn khu vực xung quanh chuồng trại, phân được dọn khô trước khi
đội chuỗng và tắm heo, tắm heo 1 lần/ ngày vào buổi trưa đối với heo lớn, không
tim cho heo nhỏ và heo nái nuôi con
- Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chung quanh 2 lần/ tuần bằng
- Trại có tường cao cách ly với khu vực xung quanh
- Heo mới nhập: nếu nhập heo trong nước thì cách ly 2 tuần, nhập từ nước ngoài về cách ly 45 ngày Nắm rõ lý lịch, quy trình tiêm phòng Nếu nhập heo ở nơi chưa tiêm
Trang 23phòng đầy đủ, trong thời gian cách ly trại sẽ tiến hành tiêm phòng 5 loại bệnh: FMD,
Dich tả, Parvo, Aujeszky, tụ huyết trùng Mỗi loại tiêm cách nhau 5-7 ngày
- Heo bệnh: đối với các bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp không cách ly và tiến hành điều trị tại chổ, nếu điều trị không hiệu quá trong vòng 3-
5 ngày thì bán Nếu nghi ngờ bệnh truyển nhiễm, đưa heo đến chuồng cách ly và nếu điều trị không có kết quả sẽ bán, trường hợp chết sẽ đốt bỏ
(2) Vệ sinh thức ăn
- Dọn thức ăn dư thừa hằng ngày, rửa máng ăn
- Kho thức ăn: Khử trùng định kỳ 3 tháng/ lần bằng glutaraldehyde + amonium bậc 4
(3) Vệ sinh công nhân Công nhân và khách tham quan khi vào xí nghiệp phải được trang bị đây đủ nón, ủng, đồ bảo hộ, tắm thay đổ và mang ủng đi qua hố sát trùng trước khi vào trại
(4) Vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ thú y
- Tất cả các dụng cụ thú y như kim tiêm, kéo, kẹp được luộc bằng nước sôi hằng
ngày trước khi sử dụng
- Các dụng cụ chăn nuôi khác được rửa sạch sau khi sử dụng
(5) Xử lý nước thải, xác chết -Trại kết hợp với Viện sinh học nhiệt đới xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh học Nước thải sẽ qua các hồ lắng, đến hổ cuối cùng có lục bình, tảo để hấp phụ các chất
hữu cơ còn lại trong nước
- Xác chết được tiêu hủy bằng cách đốt
(6) Diệt chuột
Dùng thuốc diệt chuột sinh học BIORAT (mầm lúa + men vi sinh) khi có chuột
Trang 244.4.3 Quy trình tiêm phòng vaccin và các loại thuốc khác
Tụ huyết trùng S$ ml ADE/ con
- Cán bộ thú y của trại tiến hành kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe, khả năng
ăn uống của heo hằng ngày, ghi nhận những trường hợp heo bị bệnh và điều trị Nếu nghi bệnh truyền nhiễm thì tiến hành đưa heo sang khu cách ly
- Bổ sung thêm các loại thuốc trợ sức, trợ lực như glucose, vitamin A,B.complex, C
khi điều trị heo bị bệnh
4.5 Xí nghiệp chăn nuôi heo 5
4.5.1 Tiêu độc sát trùng
(1) Vệ sinh chuông trại
Trang 25- Chuồng trại được dọn phân, quét rác sạch sẽ hằng ngày
- Sau khi chuyển heo sang khu vực khác theo quy trình “cùng nhập cùng xuất”, tất cả
các chuồng trống được rửa sạch, sát trùng bằng dung dịch formol 5% và quét vôi, để trống 3-5 ngày trước khi nhận heo mới
- Định kỳ phun thuốc sát trùng toàn trại 2 lần / tuần bằng formol 5% hoặc BIODINE 1% (iodine), phun xung quanh lối đi và khu vực quanh chuồng
- Phun thuốc sát trùng BIODINE 0,5% trực tiếp lên đàn heo định kỳ llần/ tuần
-Thường xuyên nạo vét cống rãnh và dọn cổ xung quanh chuồng nuôi
(2) Hố tiêu độc
- Có hố tiêu độc xe ở cổng được thay rửa 2 lần/ tuần, thuốc sát trùng sử dụng là
NaOH 5%
- Đầu và cuối mỗi dấy chuồng đều được bố trí hố tiêu độc chân với dung dịch sát
trùng NaOH 5% được thay rửa sau mỗi ngày
3.5.2 An toàn sinh học
(1) Cách ly
- Heo mới nhập: cách ly 45 ngày, tiến hành tiêm phòng khi đã cách ly được 2 tuần
các bệnh Dịch tả, FMD, Parvo, Lepto, Aujeszky Mỗi bệnh tiêm cách nhau I tuần
- Heo bệnh thông thường: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp không cách ly mà điều
trị tại chổ Nghi bệnh truyền nhiễm: cách ly và điều trị trong vòng 3-5 ngày, nếu
không có kết quả thì loại thải
(2) Vệ sinh công nhân và khách tham quan
- Công nhân cũng như khách tham quan khi vào xí nghiệp phải tắm rửa, thay đổ bảo
hộ, mang ủng đi qua hố sát trùng ở cổng và đầu mỗi dãy chuồng
- Công nhân không được mặc đồ bảo hộ lao động ra khỏi xí nghiệp
(3) Phương tiện vận chuyển
- Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào xí nghiệp phải phun thuốc sát trùng ở cổng bằng formol 5% và phun toàn bộ xe