CƠ CẤU TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 26)

3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Giám đốc

P. Giám đốc

Phịng

Tín Dụng Kế Tốn – Ngân QuỹPhịng Huy động vốnPhịng Hành ChánhPhịng

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.2. Chức năng, nghiệm vụ của các phịng, ban

3.2.2.1. Ban Giám đốc

Gồm một Giám Đốc và một Phĩ Giám Đốc.

- Ban giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh. Hướng dẫn chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.

- Quyết định những vấn đề quan trọng cĩ liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, nhân viên của đơn vị.

- Ban giám đốc đại diện cho Chi nhánh trong mọi quan hệ với ngân hàng cấp trên, đồng thời là người xét duyệt cuối cùng trong việc quyết định cho vay đối với khách hàng.

- Ban giám đốc cĩ thẩm quyền xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh và phương hướng phát triển cho Chi nhánh. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

3.2.2.2. Phịng Tín dụng

- Đây là nơi mà khách hàng sẽ giao dịch trực tiếp với nhân viên tín dụng khi cĩ nhu cầu vay vốn. Cho vay là nghiệp vụ rất quan trọng trong Ngân hàng, vì vậy nhân viên tín dụng được đào tạo và huấn luyện về kỹ năng cũng như nghiệp vụ rất tốt. Mỗi nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách một xã, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục vay vốn và thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng, hồn tất hồ sơ trước khi trình lên ban giám đốc xét duyệt, cĩ trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ lúc cho vay đến khi thu nợ.

- Kết hợp với phịng kế tốn theo dõi tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn… tiến hành báo cáo định kỳ cho ban giám đốc, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng.

- Tổng hợp, thống kê, phân tích thơng tin số liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh trình lên Ban Giám đốc.

3.2.2.3. Phịng Kế tốn – Ngân quỹ

- Trực tiếp hạch tốn kế tốn, thanh tốn theo qui định của NHNo& PTNT Việt Nam.

- Tổ chức giao dịch với khách hàng cĩ quan hệ thanh tốn vay vốn và trả nợ trên địa bàn huyện. Thực hiện kết tốn các khoản thu chi hàng ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Chi nhánh.

- Thu thập, tổng hợp số liệu, lưu trữ thơng tin từ khách hàng làm cơ sở cho sự hoạt động của Chi nhánh.

- Cĩ trách nhiệm quản lý an tồn ngân quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nguồn vốn, thu chi vận chuyển tiền.

- Kiểm tra, kiểm sốt tiền mặt, ngân phiếu… trong kho hàng ngày, trực tiếp thực hiện thu ngân, giải ngân khi cĩ nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày cĩ nhiệm vụ khĩa sổ thu chi chuyển sang ngày mới. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thơng, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ.

3.2.2.4. Phịng Huy động vốn

Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của Chi nhánh, hướng dẫn khách hàng lập thủ tục xin mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ thu chi chuyển tiền nhanh, thanh tốn các dịch vụ tài khoản khác.

3.2.2.5. Phịng Hành chánh

- Phịng hành chánh là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong cơng tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, đề xuất các vấn đề liên quan đến cơng tác nhân sự, ngồi ra cịn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng và kỷ luật của đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội qui cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an tồn lao động, quyết định phân phối quỹ tiền lương, xác định chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Thực hiện cơng tác mua sắm tài sản và cơng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên.

3.3. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự hịa nhập vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế của Việt Nam đạt được thành quả như hiện nay khơng thể khơng kể đến sự đĩng gĩp của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng phát triển hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Hệ thống ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong đĩ, Việt Nam là một nước cĩ hơn 80% dân số sống bằng nghề nơng, vì vậy hoạt động của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam là rất cần thiết.

Hịa chung với sự phát triển của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam, NHNo& PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vị đã và đang cố gắng để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho các thành kinh tế, đặc biệt là nơng dân trên địa bàn huyện phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHNo& PTNT huyện Lấp Vị:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân bằng nội tệ và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức v à cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để tài trợ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh tốn, chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trong và ngồi nước.

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0& PTNT HUYỆN LẤP VỊ TỈNH ĐỒNG THÁP QUA BA NĂM (2006-2008)

NHNo& PTNT huyện Lấp Vị là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Ngân h àng khơng như các tổ chức kinh doanh khác luơn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà nĩ hoạt động vì mục đích xã hội. Mục tiêu của Chi nhánh là đầu tư phát triển tín dụng dưới mọi hình thức, gĩp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân. Đồng thời cịn gĩp phần thúc đẩy sản xuất hàng hĩa phát triển, cải thiện thu nhập cho người dân. Mục tiêu sâu xa là nhằm đưa nền kinh tế huyện nhà tăng trưởng cùng với sự phát triển của xã hội. Để thực hiện được điều này thì bản thân Ngân hàng phải đứng vững, cĩ nghĩa là phải hoạt động thực sự cĩ hiệu quả.

Chỉ tiêu lợi nhuận luơn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nĩ là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợi nhuận tăng sẽ tạo điều kiện trích lập dự phịng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự cĩ. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN H ÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008) Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Thu nhập 31.230 43.448 58.645 12.218 39,1 15.197 35,0 Chi phí 25.192 35.220 52.259 10.028 39,8 17.039 48,4 Lợi nhuận 6.038 8.228 6.386 2.190 36,3 -1.842 -22,4 (Nguồn: Phịng kế tốn)

Qua bảng trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua tuy hiệu quả nhưng chưa cao, đang cĩ xu hướng tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

Với mức thu nhập năm 2007 là 43.448 triệu đồng tăng 12.218 triệu so với năm 2006, đồng thời với sự gia tăng về thu nhập là sự gia tăng khá cao của chi phí, mặc dù vậy năm 2007 vẫn đạt mức lợi nhuận cao hơn năm 2006 là 2.190 triệu đồng. Sang năm 2008, tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục gia tăng với tỷ lệ 35,0 % so với năm 2007. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chi phí năm 2008 lại rất cao 52.259 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Tỉ lệ tăng thu nhập của năm 2008 so với năm 2007 là 35,0% trong khi đĩ t ỉ lệ tăng chi phí là 48,4% với số tuyệt đối là

17.039 triệu đồng, làm lợi nhuận của năm 2008 giảm xuống cịn 6.386 triệu đồng, giảm 1.842 triệu so với năm 2007 với tỉ lệ giảm 22,4%. Nguyên nhân của sự tăng chi phí là do năm 2008 Ngân hàng gia tăng lãi suất tiền gửi, phát hành giấy tờ cĩ giá nhằm thu hút khách hàng phục vụ hoạt động huy động vốn, lãi tiền vay cũng tăng lên, chi cho hoạt động kinh ngoại tệ và vàng tăng cao, chi phí quản lý, chi phí cho nhân viên cũng ngày càng tăng. Đồng thời cũng do tăng các chi phí về tài sản như: khấu hao tài sản cố định, bảo dưỡng sửa chữa, mua cơng cụ

lao động…, chi dự phịng bảo hiểm. Triệu đồng 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2006 2007 2008 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Năm

Hình 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006-2008)

3.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT HUYỆN LẤP VỊ TỈNH ĐỒNG THÁP VỊ TỈNH ĐỒNG THÁP

3.5.1. Thuận lợi

- Thuận lợi đầu tiên của NHNo& PTNT Lấp Vị là được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh, huyện đối với cơng tác tín dụng. Bởi vì, đây là nhân tố rất quan trọng để tăng trưởng hoạt động và xã hội hĩa cơng tác ngân hàng.

- Các chương trình tín dụng đã xây dựng từ những năm trước đã tạo điều kiện cho Ngân hàng định hướng đầu tư phát triển ngày càng hiệu quả.

- Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Ngân hàng phối hợp cùng chính quyền các đồn thể đã tạo được sự đồn kết nhất trí trong tồn thể cán bộ nhân viên gĩp phần đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

- Chi nhánh cĩ đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, được huấn luyện về chuyên mơn nghiệp vụ, cĩ tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình phục vụ khách hàng.

- Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng quy mơ và hiện đại hơn. Ngân hàng cĩ một bộ phận khách hàng truyền thống cĩ uy tín, sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả và gắn bĩ lâu dài với Ngân hàng.

- Các thủ tục hành chính đã được đơn giản hĩa cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của nhân viên nên khách hàng dễ hiểu và thuận lợi hơn trong giao dịch với Ngân hàng.

- Trụ sở của Ngân hàng đặt tại thị trấn Lấp Vị cũng là trung tâm của huyện nên về mặt kinh tế xã hội và tình hình an ninh trật tự rất ổn định và an tồn, đời sống người dân ngày một nâng cao, sản xuất nơng nghiệp, chăn nuơi phát triển mạnh, nhiều tổ chức kinh tế ra đời và hoạt động cĩ hiệu quả. Vì vậy đã tạo được uy tín và an tồn cho việc đảm bảo tiền vay và mở rộng đối tượng cho vay của Ngân hàng.

3.5.2. Khĩ khăn

- Hiện tại Ngân hàng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với Ngân h àng phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng chính sách xã hội làm cho khả năng mở rộng thị trường và khả năng huy động vốn của Ngân h àng đang hạn chế.

- Bên cạnh một bộ phận khách hàng truyền thống trung thành với Ngân hàng vẫn cĩ một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến rủi ro trong tín dụng, gặp khĩ khăn trong cơng tác quản lý và thu hồi nợ.

Mặc dù khơng thể tránh khỏi những khĩ khăn trong quá trình hoạt động nhưng với kinh nghiệm qua hơn 19 năm hoạt động NHNo& PTNT huyện Lấp Vị đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiền tệ, tín dụng nơng thơn.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO& PTNT HUYỆN LẤP VỊ TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải cĩ một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, gĩp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng luơn tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân c ư với các hình thức như: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi cĩ kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm như sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008) Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi khơng kỳ hạn 60.482 48.908 34.546 -11.574 -19,1 -14.362 -29,4 Tiền gửi cĩ kỳ hạn 55.054 119.333 92.063 64.279 116,8 -27.270 -22,9 Tiền gửi tiết kiệm 1.594 3.199 3.500 1.605 100,7 301 9,4 Tổng vốn huy động 117.130 171.440 130.109 54.310 46,4 -41.331 -24,1

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Những năm vừa qua việc huy động vốn của Ngân hàng tuy cĩ tăng nhưng khơng ổn định do cĩ sự thay đổi, tăng giảm khác nhau của các nguồn hình thành vốn. Năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 117.130 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 171.440 triệu đồng, tăng 54.310 triệu so với năm 2006 với tỉ lệ tăng 46,4%. Đến

năm 2008, giảm 41.331 triệu so với năm 2007, tỉ lệ giảm 24,1%. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phân tích các nguồn hình thành vốn.

Triệu đồng 140.000 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0 2006 2007 2008 Khơng kỳ hạn Cĩ kỳ hạn Gửi tiết kiệm

Năm

Hình 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006-2008)

4.1.1. Tiền gửi khơng kỳ hạn

Do nhu cầu phải thanh tốn thường xuyên với đối tác và khách hàng nên đa phần các tổ chức kinh tế chọn hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách hàng loại này là sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Hoặc khi khách hàng cĩ lượng tiền tạm thời nhàn rỗi, họ gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích sinh lãi. Lượng tiền gửi này ngày càng giảm trong ba năm gần đây. Chênh lệch số dư tiền gửi của nguồn tiền huy động này qua các năm như sau: Năm 2007 giảm 11.574 triệu đồng so với năm 2006, tỉ lệ giảm 19,1%. Sang năm 2008 loại tiền gửi này lại giảm 14.362 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ giảm 29,4%.

Tình hình kinh tế xã hội luơn biến động phức tạp khơng ngừng trong những năm gần đây, cho nên đứng trên gĩc độ đảm bảo rủi ro thì tiền gởi khơng kỳ hạn luơn tiềm ẩn những rủi ro mà Ngân hàng khơng thể lường trước, khách hàng cĩ thể rút tiền trong thời điểm mà Ngân hàng khơng chủ động trong nguồn vốn của mình, dễ làm Ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

4.1.2. Tiền gửi cĩ kỳ hạn

Đối với những cá nhân thuộc thành phần khá giả, họ gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi và an tồn. Thơng thường đối tượng này chọn hình thức gửi tiền cĩ kỳ hạn. Do xác định trước được thời gian khách hàng rút tiền nên Ngân hàng chủ động được nguồn vốn này và sử dụng nĩ một cách cĩ hiệu quả.

Trong hai năm 2007, 2008 nguồn vốn từ loại tiền gửi này tăng lên khá nhanh so với năm 2006, tạo nguồn vốn rất lớn cho Ngân hàng. Mặc dù năm 2008 cĩ giảm so

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w