Đánh giá việc thực hiện các giải pháp chiến lược Giải pháp 1: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục Giải pháp 2: Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục Gi
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO VIÊN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
BAO CAO TONG KET DE AN
KHAO SAT VA DANH GIA VIEC
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC 2001-2010
Chủ nhiệm dé án: PGS.TS Nguyễn Công Giáp
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2004 đến 4/2005
Hà Nội - 2006
65 3.2 AFT IDO}
Trang 2DANH MUC CAC TU VIET TAT
Chiến lược phát triển giáo dục
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất Giáo duc va Dao tao Giáo dục đại học
Tổng sản phẩm quốc nội
Giáo viên
Khoa học công nghệ Kinh tế-xã hội
Hợp tác quốc tế Nghiên cứu sinh Ngân sách nhà nước Phổ cập giáo dục tiểu học Sinh viên
Trang 3MUC LUC
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Kết quả nghiẻn cứu
A Đánh giá việc thực hiện chiến lược giáo dục giai đoạn I (2001-2005)
L Tìnb hình tổ chức thực hiện chiến !:zc
1.1 Tổ chức quán triệt chiến lược
1.2 Tình hình chỉ đạo và triển khai thực hiện chiến lược
1 Đánh giá mức độ đạt 3ược các mục tiêu số lượng
2.1 Mầm non
2.2 Giáo dục phổ thông
2.3 Dạy nghề
2.4 Trung học chuyên nghiệp
2.5 Cao đẳng, Đại học và Sau đại học
2.6 Giáo dục trẻ khuyết tật
2.7 Giáo dục không chính quy
HI, Đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu chất lượng
3.1 Chất lượng giáo dục đạo đức
3.2 Chất lượng giáo dục kiến thức và kỹ năng
3.3 Nhận xét chung về chất lượng giáo dục
IV Đánh giá việc thực hiện các giải pháp chiến lược
Giải pháp 1: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
Giải pháp 2: Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục
Giải pháp 3: Đổi mới quản lý giáo dục
Giải pháp 4: Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát
triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục
Giải pháp 5: Tăng cường nguôn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục
Giải pháp 6: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo đục
Giải pháp 7: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo đục
V Đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án
1 Đối mới chương trình, nội dung sách giáo khoa
2 Phổ cập giáo dục
3 Cải tiến công tác thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục
4 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
5 Phát triển giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số
6 Tăng cường cơ sở vật chất và Kĩ thuật trường học
Trang 47 Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
VI Nhân định chung về thực hiện chiến lược
6.1 Thành tựu
6.2 Những bất cập, yếu kém và nguyên nhân
B Các định hướng tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục-đào
tạo giai đoạn 2006-2010
1 Vẻ các mục tiêu chiến lược vào năm 2010
2 Định hướng điều chỉnh các giải pháp chiến lược phát triển giáo dục-đào
Trang 5TOM TAT BAO CAO DE AN
Tên đề án: Khảo sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược giáo duc 2001-2010
Thời gian thực hiện: 2004-2005
Chủ nhiệm để án: PGS.TS Nguy Công Giáp
Đề án Khảo sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược giáo dục 2001-
2010 tập trung nghiên cứu các vấn đề sau day:
1 Nhận thức của các cấp quản lý, của đội ngũ giáo viên về chiến lược giáo
duc 2001-2010
Sự chỉ đạo cua các cấp quản lý trong việc thực hiện chiến lược giáo dục
2001-2010
Đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu số lượng, mục tiêu chất lượng của
chiến lược theo cấp bậc học
Đánh giá các điều kiện đảm bảo thực biện chiến lược (tài chính, nhân lực,
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề án, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát tại các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Da Nang va Tra Vinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đều nhận thức được những điểm cơ bản của Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 Phần lớn lãnh đạo các cơ sở giáo dục đã tổ chức quán triệt và triển
khai thực hiện chiến lược ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Trang 6Hầu hết các mục tiêu số lượng đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cho giai đoạn 2001-2005 đều đã cơ bản đạt được Tuy nhiên, mục
tiêu chất lượng đù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
Đề án cũng đã tập trung phân tích và đánh giá việc thực hiện các giải pháp
chiến lược, cụ thể là:
m Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
Phát triển đội ngũ nhà giáo và đổi mới phương pháp giáo dục
Đổi mới quản lý giáo đục
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp
Lăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho giáo dục
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo đục
Tang cường hợp tác quốc tế về giáo dục
Trang 7SUMMARY
The project titled “ Assessment of Implementation of the Education
Development Strategic ran for 2001-2010" includes following contents:
1 Assessment of the awareness of the teachers and education managers
about Education Development Strategic Plan for 2001-2010, and_ it's implementation in 2001-2005
2 Assessment of the quatitative and qualitative strategic objectives achieved
To achieve the objectives of the project, a survey has been conducted in
provinces of Phu Tho, Ha Noi, Da Nang, Tra Vinh
The results of the research show that, most ot the teachers and education
managers are aware of the main points of the Education Development Strategic Plan for 2001-2010 Majority of the leaders of the education agencies have
organized xeminar on Education Development Strategic Plan for 2001-2010 for their staff, right after Education Development Strategic Plan for 2001-2010 approved by Prime Minister
Most of the quantitative straicgic goals in 2005 set by Education Development Strategic Plan for 2001-2010 have been achieved However, the qualitative goals have not been achieved, even though they are gradually improved
Research has also analysed how following solutions have been implemented:
1 To renovate objectives, contents, curricula of education
2 To develop teaching staff, to innovate education methods
3 To innovate education management
4 To continue improving the structure of the national education system and to develop the network of schools, classes, education institutions
5 To strengthen financial resources, infastructure for education
6 To push up social participation in education
7 To push up international cooperation in education
Trang 8PHAN 1: MG DAU
1 Tính cấp thiết của đề án
Ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược
phát triển giáo đục đến năm 2010 Trải qua 5 năm thực hiện chiến lược, ngành giáo
dục đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện các mục tiêu và giải
pháp mà chiến lược đã đặt ra Những thành tựu này uặt nền tảng cho ngành giáo dục tiếp tục mở rộng các hoạt động giáo dục-đào tạo trong giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn đầu của việc thực hiện chiến lược (2001-2005) đã kết thúc Vấn đề đặt ra là cần phải xem xét một các" toàn diện việc thực hiện chiến lược giáo dục
trong giai đoạn này đã đạt được những mục tiêu gì trên phạm vi toàn ngành, trong
từng cấp bậc học và theo các vùng miền, để trên c+ sở đó xác định những mục tiêu
gì chưa đạt được, nguyên nhân và phương hướng khắc phục, điều chỉnh
2 Mục tiêu đề án
Trên cơ sở điều tra chọn mẫu các địa phương đại diện cho các vùng khác nhau trên cả nước, đề án tập trung đánh giá mức độ thực hiện chiến lược giáo đục 2001-2010, những mặt được và chưa được, nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc
phục
3 Nội dung nghiên cứu
Đề án này được tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
1 Nhận thức của các cấp quản lý, của đội ngõ giáo viên về chiến lược giáo dục 2001-2010
2 Sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong việc thực hiện chiến lược giáo dục 2001-
4 Phương pháp nghiên cứu
Vì đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-
2005 được đánh giá trên nhiều mặt: tổ chức thực hiện, mục tiêu số lượng, mục tiêu
chất lượng, thực hiện giải pháp chiến lược, mục tiêu chiến lược năm 2010, nên phải
sử dụng các phương pháp sau đây:
Trang 9CBQLGD các cấp về tình hình thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 Đây là những ý kiến phản ánh từ thực tiễn, từ cơ sở nên việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung chiến lược mang tính khách quan
Đối tượng hỏi gồm:
1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Sở
2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng Giáo dục & Đào tao
3 Hiệu trưởng trường Đại học, CĐ, THCN và Dạy nghề
4 Hiệu trưởng trường MN, TH, THCS, THPT, các Trung tâm GIDTX
5 Giảng viên, giáo viên Cũng dựa vào phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê của các địa
phương phản ánh tình hình thực hiện các mục tiêu định lượng của chiến lược giáo
dục
2 Phương pháp phân tích thống kê: Để đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu định lượng của chiến lược, việc sử dụng số liệu thống kê giáo dục để so sánh, đối chiếu với các mục tiêu chiến lược là cần thiết
3 Phương pháp hồi cứu tư liệu: Trong thời gian qua đã có nhiều báo cáo của
Bộ GD&ĐT và các Vụ của Bộ về tình hình giáo dục các cấp, về các điều kiện phát triển giáo dục Đây là nguồn tư liệu có giá trị, và vì vậy đề án đã sử dụng phương
pháp hồi cửu tư liệu để khai thác nguồn tư liệu này
5 Phạm vỉ nghiên cứu
1 Về phạm vi đánh giá: Đây là nghiên cứu đánh giá giữa kỳ, nên nhóm nghiên cứu xác định trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiên chiến lược chứ không đánh giá hiệu quả ngoài của chiến lược, không bàn về vấn đề chiến lược giáo
duc 2001-2010 đúng hay không Dé án cũng không đặt vấn đề điều chỉnh các mục
tiêu số lượng cho năm 2010 mà chỉ lấy ý kiến đánh giá các mục tiêu đặt ra trong chiến lược cao hay thấp mà thôi
2 Về thời gian: Nghiên cứu tình hình phát triển giáo dục trong giai đoạn
2001-2005
3 Về không gian: Đánh giá trên phạm vi toàn quốc, khảo sát chọn mẫu theo
các vùng đặc trưng
Đề án đã thực hiện khảo sát tại 4 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Đà Nẵng,
Trà Vinh và CBQLGD, GV ở một số địa phương khác Quy mô mẫu khảo sát như
Sau:
Trang 10
6 Kết quả và sản phẩm mong đợi
Báo cáo đề án thể hiện kết quả nghiên cứu về các vấn đề sau đây:
- Tình hình thực tế tổ chức thực hiện chiến lược giáo dục 2001-2010,
- Kết quả thực tế thực hiện chiến lược giai đoạn 2001-2005 trên các mặt số
lượng, chất lượng
- Các biện pháp khắc phục các mặt chưa được trong việc thực hiện chiến lược
7 Hiệu quả kinh tế xã hội
Kết quả nghiên cứu của để án phục vụ điều chính chiến lược giáo đục 2001-
2010, phục vụ chuẩn bị báo cáo Chính phủ 5 năm thực hiện chiến lược giáo dục
2001-2010
8 Địa chỉ hưởng thụ kết quả của đề án
Các cấp lãnh đạo và quản lý giáo dục-đào t.„o, các cán bộ nghiên cứu về giáo dục
9 Các cán bộ tham gia nghiên cứu
1 PGS.TS Nguyễn Công Giáp , Chủ nhiệm để án
2 TS Lê Vân Anh
Trang 11PHAN 2: KET QUA NGHIEN CUU
A DANH GIA VIEC THUC HIEN CHIEN LUGC GIAO DUC GIAI DOAN I
(2001-2005)
I TINH HINH TO CHUC THUC HIEN CHIEN LUGC
1.1 Tổ chức quán triệt chiến lược
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-
2010" (ngày 28/12/2001), Bộ trưởng BO GD&DT đã ký Quyết định số 3978/QĐ- BGD&DT, ngay 29/8/2002 ban hành “Chương trình hành động của ngành giáo dục
thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng ;.hoá IX và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” Quyết định này đã được phổ
biến đến tất cả các địa phương, các trường đại học, cao đẳng và THCN để triển khai
Quốc hội) tổ chức các hội thảo bàn về các giải pháp thực hiện chiến lược
Hầu hết CBQLGD và GV đều có biết nội dung chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy có sự khác nhau về nguồn cung cấp nội dung chiến lược phát triển giáo dục cho đội ngũ CBQI GD và
nhà trường tiện thông hội thảo nghiệp
Trang 12Biểu đồ 1.1 cho thấy rằng CBQLGD, GV biết được nội dung Chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 chủ yếu là thông qua lãnh đạo cơ quan,nhà trường Điều này
chứng tỏ phần lớn lãnh dao các cấp quản lý giáo dục đã có tổ chức phổ biến Chiến lược
phát triển giáo dục 2001-2010 cho cán bộ, giáo viên trong cơ quan, nhà trường nhằm
mục đích để từng cán bộ, giáo viên năm được những điểm cơ bản của chiến lược và
tici: “hai vào công tác thực tiễn của mỗ: "sười
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp ch, hội nghị và hội thảo là những hình thức truyền đạt, phổ biến hiệu quả, nhưng tỷ lệ
CBQLGD, GV năm được nội dung Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 qua những
(Nguồn: Kết quả khảo sdt cua nhém nghién citu dé án)
Ngoài ra CBQLGD còn biết chiến lược PTIGD 2001 - 2010 qua các nguồn khác như các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, qua trang Web của Bộ GD &
ĐT, qua lớp Cao học quản lý giáo dục, qua các lớp bồi dưỡng CBQLGD
Sau khi Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo toàn ngành
giáo duc-đào tạo tổ chức quán triệt nội dung Chiến lược phát triển giáo duc 2001-
2010 cho toàn thể cán bộ, giáo viên
Trang 13Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ % CBQLGD và GV khẳng định lãnh đạo cơ quan, nhà trường
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Kết quả khảo sát thể hiện ở Biểu đồ 1.2 cho thấy:
1 Hầu hết các cơ quan, trường học đều thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức phổ biến Chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010 cho đội ngũ cán bộ cốt cán và đội ngũ cán bộ, giáo viên Tuy
vậy, vẫn còn khoảng 10% cơ quan chưa tổ chức quán triệt Chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010 cho đội ngũ cán bộ cốt cán, khoảng 30% cơ quan chưa tổ chức quán triệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ % CBQLGD khẳng định lãnh đạo cơ quan, nhà trường có
(Nguôn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
10
Trang 14
Biểu đồ 1.3 cho thấy tình hình tổ chức quán triệt CLPTGD 2001-2010 giữa
các địa phương có khác nhau Hầu hết các địa phương chủ yếu tập trung quán triệt
CLPTGD 2001-2010 cho đội ngũ cán bộ cốt cán hơn là cho cán bộ, giáo viên Trà Vinh và Hà Nội là hai địa phương ít tổ chức phổ biến CLPTGD 2001-2010 cho cán
bộ, giáo viên Mặc dù lãnh đạo các cấp quản lý đã tổ chức phổ biến Chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 cho đội ngũ cán bộ cốt cán và đội ngũ cán bộ, giá ' iên,
nhưng chất lượng các buổi phổ biến này được đánh giá không cao
Biểu 1.2: Tỷ lệ % ‹ #QLGD, GV đánh giá mức độ tổ chức quán triệt
CLPTGD 2001-2010
Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt |
1.2 Tình hình chỉ đạo và triển khai thực hiện chiến lược
a) Xây đựng kế hoạch triển khai thực hién:
Sau khi có chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý,
các cơ sở giáo dục trong ngành đã tiến hành xây đựng kế hoạch triển khai thực hiện
CLPTGD 2001-2010 Khoảng 84,2% CBQLGD và 79,6% GV được hỏi đã trả lời là
lãnh đạo các cấp quản lý đã có xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược
11
Trang 15Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ % CBQLGD khẳng định lãnh đạo cơ quan, nhà trường
chưa xây dựng kế hoạch thực hiện CLPTGD 2001-2010
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Tuy nhiên, nếu xem xét tính hình xây đựng kế hoạch triển khai thực hiện
chiến lược theo các địa phương thì có thể thấy rằng mức độ thực hiện có khác nhau
Thật vậy, trong 4 tỉnh được khảo sát, Trà Vinh là địa phương có tỷ lệ CBQLGD trả
lời cao nhất về việc cơ quan, trường học chưa xây dựng kế hoạch thực hiện chiến
lược, tiếp theo là Phú Thọ Những khó khăn của các địa phương trong quá trình tổ
chức thực hiện chiến lược PTGD thường tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý (Hà Nội 72%, Trà Vinh 81.5% ý kiến)
- CBQL chủ chốt ở địa phương chưa quan tâm ( Hà Nội 44%, Trà Vinh
55.6%)
- Thiếu kinh phí ( Phú Tho 88%, Ha Noi, Da Nang 76% )
Biểu 1.3: Tỷ lệ % CBQLGD trả lời về những khó khăn trong tổ chức thực hiện
Trang 16
~ | luc thuc hién K.dúng | 54.5 96.0 56.0 100.0 46.2 [74.1
7 | Thiếu kinh phí Đúng 88.0 176.0 76.0 40.7 100 73.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Ngoài những khó khăn trên còn có các khó khăn khác như:
- Chiến lược PTGD chưa được phổ biến rộng rãi
- Hiểu biết về chiến lược PTGD không đồng đều
- Nhận thức của CBQL địa phương chưa đồng đều, chưa sâu sắc
và tự vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình Đến năm 2005, tỷ lê trẻ dưới 3 tuổi di nhà trẻ sẽ đạt 15%, tỷ lê trẻ 3-5 tuổi đi mẫu siáo sẽ đạt 5Ñ%; riêng trẻ 5 tuổi di i hoc mau gido dat 85%
b) Tinh hinh thuc hién
Mạng lưới trường lớp mầm non phát triển rộng khấp, kể cả vùng nông thôn
và vùng xa Năm học 2004-2005, cả nước có 9.715 trường mầm non và mẫu giáo, tăng 2l6 trường so với năm học 1998-1999 (tăng 2,3%), có 2.547.430 học sinh mầm non, trong đó theo học ở các trường ngoài công lập có 75,9% các cháu nhà trẻ
và 59,6% học sinh mẫu giáo
13
Trang 17Biểu 1.4 : Quy mô học sinh nhà trẻ và mẫu giáo giai đoạn 2001-2005
(Nguồn: Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD&ĐÐT)
c) Nhận định, đánh giá về qui mô phát triển
- Quy mô học sinh mầm non tăng trong giai đoạn 2001-2005
- Số lượng trẻ đi nhà trẻ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2005 Trong
đó, số lượng trẻ đi nhà trẻ công lập có xu ổn định, còn số lượng trẻ di nhà trẻ ngoài
công lập có xu hướng tăng
-_ Số lượng học sinh mẫu giáo tăng trong giai đoạn 2001-2005 Trong đó, số
lượng học sinh mẫu giáo công lập tăng chậm hơn so với số lượng học sinh mẫu
giáo ngoài công lập ‘
- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp mầm non trên phạm vi quốc gia đã vượt mục tiêu chiến lược (xem biểu đồ 1.5 và 1.6) Tuy nhiên nếu xem xét theo từng vùng thì còn
có nhiều vùng chưa đạt mục tiêu chiến lược Cụ thể là: Đối với nhà trẻ có cdc, ving Tây Bắc, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Đối với mẫu giáo có các vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long
14
Trang 18Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo năm 2005, %
(Nguần: Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD& ĐT)
Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp mầm non năm 2005 theo vùng, %
nước ông bắc bác T.Bộ T.BO [Nguyé} Nam Cửu tiêu
GAN ha tré l6 36 17.1 13.2 17.2 8.8 5.4 12.6 5.3 15 MEM du giáo 62.6 82.5 67.1 61.9 72.5 58.5 52.9 62.6 49.5 58
(Nguân: Thong ké gido duc-dao tao B6 GD&PT)
15
Trang 192.2 Giáo dục phổ thông
a) Mục tiêu chiến lược:
e© Mục tiêu tiểu học: Tỷ lé huy đông học sinh trong đô thổi đến trường năm
2005 1a 97%
e_ Mục tiêu trung học cơ sở: Đạt chuẩn pho cap THCS 6 cdc thanh pho, đô thị,
vùng kính tế phát triển vào năm 200% Tỷ lệ hoc sinh THCS trong độ tuổi năm 200% là 80%
e Mục tiêu trung học phổ thong: Thực hiện chương trình phân bạn hợp lý, Tỷ
lê học sinh trong độ tuổi vào THPT năm 200% là 45%
nếu năm học 2000-2001, THCS có 5.918.153 học sinh và THPT có 2.199.814 học
sinh thì đến năm học 2004-2005 tăng lên 6.670.714 hoc sinh THCS va 2.802.101
học sinh THPT, tương ứng tăng 12,7% và 27,4%
Quy mô học sinh ngoài công lập ở tiểu học và THCS có xu hướng giảm: nếu
so sánh năm học 2004-2005 với năm học 2000-2001 thì quy mô học sinh ngoài
công lập ở THCS giảm 66.099 học sinh (giảm 35,5%) Trong khi đó quy mô học sinh ngoài công lập ở THPT tăng lên đáng kể: nếu so sánh năm học 2004-2005 với
năm học 2000-2001 thì quy mô học sinh ngoài công lập ở THPT tăng 89.151 học
Tổng số | Ngoài Tổng số | Ngoài Tổng số | Ngoài
L— công lập công lập công lập_ 2000-2001 9751413 27490 | 5918153 186336 | 2199814 755438 2001-2002 9311010 31662 | 6253525 168883 | 2333069 782485 2002-2003 8841004 29886 | 6497548 161226 | 2458446 801504
(Nguồn: Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD&ĐT)
c) Nhận định, đánh giá về qui mô phát triển
- Quy mô giáo dục tiểu học giảm
- Quy mô giáo dục THCS và THPT tăng
- Số lượng học sinh ngoài công lập giảm ở tiểu học và THCS, tăng ở THPT
16
Trang 20- Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS năm 2005
đã vượt mục tiêu chiến lược đề ra Riêng trung học phổ thông mới đạt 43%
trong khi mục tiêu đề ra là 45% (xem Biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 1.7: Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học các cấp học phổ
2.3 Dạy nghề
a) Mục tiêu: Thu hút học sinh sau THCS vào học các trường dạy nghề dat 10% vào năm 2005 Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, THCNvào học các
chương trình đạy nghề bác cao năm 2005 là 5%
b) Tình hình thực hiện: Đào tạo nghề được phát triển dưới nhiều hình thức,
đặc biệt là đạy nghề ngắn hạn Cụ thể là: đào tạo nghề trong các doanh nghiệp; các
trung tâm dạy nghề ở quận, huyện, thị xã; các cơ sở đạy nghề tư nhân; các trường đạy nghề của Nhà nước
Trong giai đoạn 2001-2005, hệ thống dạy nghề đã đào tạo 5.326.400 người, trong đó hệ dài hạn là 881.700 người, hệ ngắn hạn là 4.444.700 người Tốc độ tăng hàng năm đạt 6,5%, trong đó hệ dài hạn bình quân tang hang nam 1a 15% Nam
2005, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt khoảng 19%
Biểu đồ 1.8: Số lượng học sinh học nghề giai đoạn 2001-2005
Trang 212.4 Trung hoc chuyén nghiép
a) Mục tiêu: Tỷ lê học sinh trong dé tudi yao THCN 2005: 10%
b) Tinh hinhthuc hién:
Các trường TCCN được bố trí đều khắp các vùng, trực thuộc tỉnh hoặc các bộ
-| Số lượng học sinh, nghìn người 255,3 271/1 309,8 360.4 1 466,5
(Nguon Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD&ĐT)
Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù số lượng trườ::z không tăng không đồng
đều nhưng quy mô đào tạo THCN tăng lên đáng kể Quy mô đào tạo THƠN năm 2004-2005 so với năm 2000-2001 tăng lên 211,2 nghìn học sinh (tăng 82,7%)
c) Nhận định, đánh giá về qui mô phát triển
Mặc đù trong những năm gần đây, số lượng học sinh đi vào THCN có tăng
nhưng có thể nói rằng trung học chuyên nghiệp là một ngành học gặp nhiều khó khăn trong phương hướng phát triển Xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học đang tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh vào THCN
2.5 Cao đẳng, Đại học và Sau đại học:
a) Mục tiêu: Tăng tính liên thông TỶ lê sinh viêm] van dân năm 2010 là
200
b) Tình hình thực hiện:
Trong giai đoạn 2001-2005, quy mô đào tạo cao đẳng và đại học không ngừng tăng lên Thật vậy, nếu so năm học 2004-2005 với năm học 2000-2001 thì quy mô đào tạo cao đẳng tăng 86740 sinh viên (tăng 46,4%), trung bình cả giai đoạn 2001-2005 tăng 9,3%; quy mô đào tạo đại học tăng 314786 sinh viên (tăng 43%), trung bình cả giai đoạn 2001-2005 tăng 8,6%
Biểu 1.7: Số lượng sinh viên CÐ, DH trong giai đoạn 2001-2005
Trang 22
Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dan tang tit 118 SV nam 2000 lén 128 SV nam 2002 và
156 SV năm 2005 Như vậy, tốc độ tăng tỷ lệ SV/1 vạn dan trung bình trong giai
đoạn 2001-2005 là 7,3%/năm Nếu dân số nước ta phát triển ổn định thì tỷ lệ SV/1
vạn đân đến năm 2010 sẽ đạt 213 SV, nghĩa là vượt chỉ tiêu chiến lược đề ra là 200
SV
Quy m6 dao tao sau dai hoc tang đều hàng năm, cao học trung binh tang
51,9%/măm, nghiên cứu sinh tăng 61,1%/năm Như vậy nếu so với cao dang và đại
học thì quy mô đào tạo sau đại học tăng quá nhanh và đã vươt chỉ tiêu chiến lược đặt ra ( mục tiêu chiến lược: cao học 22,4%/năm, NCS 28,8%/năm)
Biểu đồ 1.9: Quy mô đào tạo sau đại học trong giai đoạn 2001-2005
40000
Nghiên cứu sinh
(Nguồn: Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD&ĐT)
Tính đến tháng 12 năm 2005, số học sinh được gửi đi đào tạo ở nước ngoài theo đề án 322 là khoảng 2392 người, trong đó có 726 nghiên cứu sinh, 677 thạc sĩ,
178 thực tập sinh và 811 sinh viên
2.7 Giáo dục không chính quy
a) Mục tiêu chiến lược: Củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người
lớn, đặc biết ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa Thực hiện có hiệu quả các chương
trình sau xóa mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ
cấp giáo dục THCS vào năm 2010
b) Tình hình thực hiện:
Trong giai đoạn 2001-2005, số lượng học viên theo học các lớp bổ túc văn
hóa THCS và THPT tăng đều hàng năm (xembiểu đồ 2.6), trong đó số học viên bổ
túc văn hóa THCS tăng bình quân 45,9%/năm và THPT là 14,3%/năm
19
Trang 23Tính đến tháng 8/2004, tỷ lệ người biết chữ trong đệ tuổi 15-35 đạt 97%
Các vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ có 100% xã,
phường, thị trấn duy trì được chuẩn XMC-PCGDTH Tỷ lệ này ở các vùng Tây Bắc
và Đông Bắc là 99,6% Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có I197/1198 xã,
phường, thị trấn duy trì được chuẩn XMC-PCGDTH
c) Nhận định, đánh giá về qui mô phát triển
- Việc duy trì kết quả XMC chưa đồng đều giữa các địa phương, nhất là ở
các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, Các vùng này có tỷ lệ
người mù chữ ở độ tuổi từ 15-35 cao hơn mức trung bình của cả nước, đặc biệt là
các tỉnh Lào Cai 11,9%, Đắc Nông 12,2%, Sơn La 10%, Lai Châu 9,3%, Điện Biên
- Số người lớn mù chữ trong độ tuổi 15-34 tham gia các chương trình xoá mù
chữ mới chỉ đạt 7,7% Số huyện chưa có trung tâm giáo dục thường xuyên là 176 huyện, số xã có trung tâm học tập cộng động mới chiếm 5,7% Vì vậy, ngành giáo
dục không chính quy còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội
Biểu đồ 1.10: Tình hình phát triển giáo dục không chính quy
(Nguồn: Thống kê giáo dục-đào tạo Bộ GD&ĐT)
II ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
3.1 Chất lượng giáo dục đạo đức
Trong giai đoạn 2001-2005, cùng với sự ổn định chính trị và sự phát triển về
kinh tế, công tác giáo dục chính tri-tư tưởng trong trường học được tăng cường Nội
dung giảng dạy các môn học chính trị-xã hội được cải tiến, có định hướng cho từng
20
Trang 24cấp học, tăng cường giáo dục các giá trị truyền thống cách mạng trong nhà trường,
kết hợp giáo dục chính khoá và giáo đục ngoại khoá, tạo chuyển biến tích cực về mặt đạo đức và ý thức công dân trong học sinh, sinh viên
Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên trong mấy năm gần đây có nhiều chuyến biến tiến bộ Niềm tin của học sinh, sinh viên vào Đảng
và sự nghiệp đói mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được củng cố vững chắc Số đông học sinh, sinh viên có hoài bão lập thân, lập nghiệp Trong mỗi học sinh, sinh viên, lòng yêu xước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, tụt hậu, thực hiện đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh cũng được nâng cao hơn
Hầu hết học sinh, sinh viên Việt Nam có lối sống lành mạnh, năng động,
sáng tạo và có ý chí vươn lên mạnh mẽ Tỷ lệ smh viên được kết nạp vào Đảng ngày càng cao, đặc biệt là sau khi có Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về "tăng
cường công tác chính trị tư tuởớng, củng cổ tổ chức Đảng, đoàn ti:ể quần chúng và
công tác phát triển đảng viên trong các trường học”
Trong điểu kiện mở cửa, được giao lưu, tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá,
nghệ thuật bên ngoài, nhưng đa số học sinh, sinh viên vẫn giữ được phong cách,
truyền thống dân tộc và lối sống lành mạnh, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động
gây mất ổn định chính trị-xã hội Hiện tượng học sinh, sinh viên vi phạm đạo đức,
luật pháp ở nhiều trường so với trước đã giảm hẳn ở nhiều nơi, học sinh, sinh viên
đã tích cực tham gia chăm sóc, cải tạo, làm đẹp cảnh quan môi trường trong nhà trường và khu vực xung quanh Trật tự an toàn về tính mạng và tài sản của học sinh, sinh viên và của nhà trường được đảm bảo tốt hơn trước
Tính tích cực xã hội của học sinh, sinh viên ngày càng rõ nét Các hoạt động
từ thiện, "tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách" được học sinh, sinh viên tích cực tham gia đạt được hiệu quả giáo dục, có ý nghĩa xã hội sâu sắc
Bên cạnh những mặt tốt của đại đa số học sinh, sinh viên như đã trình bày ở
trên, còn có một bộ phận học sinh, sinh viên mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại
tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, với cái chung của đất
nước, của tập thể, ý chí phấn đấu chưa cao
Một số học sinh, sinh viên vẫn còn lười học, có một số vi phạm pháp luật, vi
phạm nội quy, qui chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử Vẫn
còn một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên chỉ đòi quyền hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao
Một số ít học sinh, sinh viên ở một số trường còn biểu hiện lối sống thực
dụng, đua đòi än diện, xa hoa quá mức sống cho phép Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu có xu hướng thực dụng, phóng túng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam Tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, cờ bạc trong học sinh, sinh viên có giảm nhưng chưa triệt để Tình hình mê tín đị đoan trong một số học
sinh, sinh viên có chiều hướng tăng lên Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của một số học sinh, sinh viên
21
Trang 25Biểu 1.8: Thống kê về kỷ luật sinh viên giai đoạn 2000-2002
Đơn vị tính: người
3.2 Chất lượng giáo dục kiến thức và kỹ năng
3.2.1 Chất lượng giáo đục mầm non
Ngành mầm non đã có nhiều biện pháp chỉ đạo để đảm bảo và nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ như chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ theo độ tuổi, giáo dục vệ sinh, phòng chống suy đinh đưỡng, bảo vệ an toàn cho trẻ, tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ và cộng đồng chăm sóc giáo dục trẻ
Nhìn chung chất lượng giáo dục mầm non có chuyến biến tốt, được xã hội
thừa nhận, tạo nên nhu cầu của nhân đân đưa con em đến trường ngày càng cao,
đặc biệt là ở những trường trọng điểm, tiên tiến Tỷ lệ trẻ suy đinh dưỡng ngày càng giảm
22
Trang 26Biểu đồ 1.11: Tỷ lệ suy đỉnh đưỡng ở trẻ mầm non giai đoạn 2001-2005, %
(Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục mẫn: "on)
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nên
chất lượng nuôi dạy trẻ nhìn chung còn hạn chế, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, những nơi còn học theo chương trình mẫu giáo 36 buổi
3.2.2 Chất lượng Giáo dục phổ thông
Để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông chúng tôi dựa trên 2 chỉ báo sau
đây:
1 Chỉ báo hoàn thành cấp, bậc học và tỷ lệ lưu ban
2 Chỉ báo về kết quả thi tuyển vào THPT và đại học
Về Chỉ báo hoàn thành cấp, bậc học và tỷ lệ lưu ban: Kết quả phân tích tỷ lệ
hoàn thành cấp học và lưu ban giai đoạn 2001-2004 cho thấy: (a) tỷ lệ hoàn thành
cấp học ở tiểu học và THCS có xu hướng tăng lên, trong khi đó ở THPT có xu hướng giảm; (b) Tỷ lệ lưu ban cũng có xu hướng tương tự, cụ thể là ở tiểu học và THCS có xu hướng giảm, ở THPT có xu hướng tăng
Biểu đồ 1.12: Tỷ lệ hoàn thành cấp học giai đoạn 2001-2004, %
2002 71-4 72.7 78.3
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính, Bộ GD&ĐT)
23
Trang 27Biểu đồ 1.13: Tỷ lệ học sinh lưu ban giai đoạn 2001-2005, %
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính, Bộ GD&ĐÐT)
Biểu 1.9: Tỷ lệ hoàn thành cấp học 2001-2005 ở một số địa phương, %
Tỷlệ | Týlê | Tỷ lệhoàn | Tyle | Tyle | Tyle
hoàn | lưu ban | thành cấp | lưu hoàn lưu
thành học ban thành | ban cấp học cấp học
Trang 28(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Tuy tỷ lệ hoàn thành cấp học và tỷ lệ lưu ban của các cấp học phổ thông ở 4 tỉnh được khảo sát đều có xu hướng tăng giảm như bình quân cả nước, nhưng có sự khác biệt về mức độ hoàn thành cấp học và lưu ban giữa các địa phương So với các tỉnh thì Trà Vinh có tỷ lệ hoàn thành cấp học thấp nhất và tỷ lệ lưu ban khá cao, điều đó có nghĩa chất lượng giáo dục phổ thông thấp hơn các tỉnh khác
Về Chỉ báo kết quả thị tuyển vào THPT và đại học: Kết quả thì tuyển vào
THPT và Đại học cũng phản ánh chất lượng giáo đục phổ thông
- Kết quả thi tuyển vào lớp 10 năm 2006 ở Quảng Nam cho thấy chỉ có 17%
điểm thi môn toán và 37% điểm thi môn văn đạt yêu cầu Điều này cũng có nghĩa
có đến 83% bài thi môn Toán và 63% bài thị môn Văn là không đạt yêu cầu (đưới
điểm 5) Theo thống kê của Sở GD và ĐT Quảng Ngãi cho thấy: 12,71% bài thi môn Toán và 1,94% bài thi môn Văn đạt điểm 0; 57% bài thi môn Toán và 35.4%
bài thi môn Văn đat điểm dưới 2
- Kết quả thi tuyển vào Đại học: Theo thống kê của Trung tâm công nghệ
thông tin Bộ GD&ĐT có 67% số thí sinh có tổng điểm 3 môn thi < 10 điểm, 87.7%
số thí sinh có tổng điểm 3 môn < 15 điểm
Dưới đây là biểu đồ phân bổ điểm thi tuyển đại học của thí sinh cả nước cho năm học 2002-2003 Biểu đồ cho thấy mức điểm tập trung nhất của thí sinh (tổng điểm 3 môn) là từ 2 đến 5 điểm Cũng cần lưu ý thêm rằng đây là Kì thi tuyển chọn nên sự phân bổ điểm được trải rộng chứng tỏ đề thi ra có độ phân biệt cao, nhưng dựa vào đây để đánh giá chất lượng giáo dục THPT cần có thêm nhiều cơ sở nữa để
phân tích, bởi lẽ tiêu chí cho 2 kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học là khác nhau, nhưng đù sao với đề thi được cho là phù hợp, đúng hướng đã được chọn kĩ và
chuẩn bị tốt mà đỉnh của phân bổ điểm thi địch về phía 3-4 điểm là điều rất đáng
được coi là một chỉ số rất quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu kĩ
25
Trang 29Biểu đồ 1.14 Phân bổ điểm thi của thí sinh trên toàn quốc
SGOLIBU QUGC GIA
(Nguồn: Báo cáo về công tác tuyển sinh đại học Trung tâm CNTT, Bói GD&ĐT)
Điểm trúng tuyển trung bình của tất cả các trường là 13/30 điểm Không có
thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối 30/30 (thủ khoa của một số trường là 29.9 điểm)
Trong tốp đầu có 25 trường có điểm tuyển nguyện vọng 1 là từ 18 điểm trở lên (trung bình mỗi môn 6.0 điểm) Trong tốp dưới có 8 trường với điểm xét tuyển
nguyện vọng 1 từ 8 đến 11 điểm (trung bình mỗi môn đưới 4 điểm) thậm chí có
trường chỉ lấy điểm sàn là § điểm mà vẫn không tuyển đủ được chỉ tiêu được giao Các cơ sở còn lại điểm tuyển NVI từ 12 đến 17 điểm (trung bình mỗi môn từ 4-5
điểm)
So với mức đầu tư giáo dục như hiện nay, có thể khẳng định, ngành giáo dục
đã có cố gắng lớn trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, nhưng vẫn còn thấp so
với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và so với sự phát triển giáo dục ở khu vực và
quốc tế Đến nay, giáo dục tiểu học đã bắt đầu đi vào ổn định, nhất là ở các địa phương có kinh tế phát triển; giáo dục THCS không có nhiều việc phức tạp; giáo
dục THPT còn nhiều lúng túng, nhất là trong việc xác định qui mô phát triển, tổ chức phân ban, hướng nghiệp
Hoạt động học tập trong các nhà trường ở mọi cấp học bị chi phối nặng nề
bởi tâm lý khoa cử, chưa thực sự làm cho người dạy, người học, người quản lý coi trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn Phương pháp giáo dục nặng về áp đặt,
chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học Đây là hạn chế lớn nhất
cân khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục Có tình trạng quá chênh lệch về
chất lượng giáo dục ngay trong cùng một loại hình, một phương thức giáo dục
(chính quy và tại chức) Tồn tại lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, yêu cầu đân trí, nhân lực, nhân tài trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội chưa được giải quyết thoả đáng Các tồn tại đó ở giáo dục phổ thông là thiếu điều kiện để đạy học 2
26
Trang 30buổi/ngày; còn dạy thêm, học thêm và quá tải trong giảng dạy, học tập; lúng túng trong việc giải quyết phân ban, hướng nghiệp và phân luồng
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, vấn để cốt lõi nhất là đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp giáo dục Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng thực hiện đổi mới trong lĩnh vực này, đã tổ chức, huy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các Ban Chỉ đạo tổ chức việc nghiên cứu, biện soạn, thử nghiệm trên cơ sở đó ban hành chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông, triển khai, sử dụng đại trà ở tiểu học và THCS từ năm học 2002-
2003 theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTE của Thủ tướng Chính phủ
Vấn đề giáo dục toàn diện đã được thể hiện trong nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục ở giáo dục phố thông, đã từng bước khắc phục tình trạng thiên về "dạy chữ”, coi nhẹ "đạy người”
Ngành giáo dục đã chú ý chỉ đạo giáo dục toàn diện ở phổ thông theo đúng
nội dung, chương trình và số môn học quy định Tuy vậy, vẫn còn một số trường không thực hiện hoặc không có điều kiện thực hiện, thiếu quan tâm chỉ đạo quán
triệt các nguyên lý giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, đời sống, học đi đôi với hành vào các hoạt động trong trường và ngoài trường; việc điều chỉnh cơ cấu giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình giảng dạy vẫn chưa được quan tâm đứng mức; ngành giáo dục chưa kịp thời nghiên cứu, đưa vào vào chương trình giáo dục những nội dung học
cần cho sự hội nhập quốc tế và tiếp cận kinh tế tri thức, như quy định về đạy bắt buộc ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), tin học ở phổ thông.v.v một số nơi, nhất là
các vùng khó khăn cồn chưa dạy đủ các môn học ở phổ thông
3.2.3 Chất lượng giáo dục đại học và chuyên nghiệp
a) Những kết quả đạt được:
Về tr tưởng - chính trị, đạo đức, lối sống: Trong những năm gần đây tư tưởng,
đạo đức của sinh viên có chuyển biến tiến bộ Niềm tin của sinh viên vào Đảng và
sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ngày càng được củng cố Số
đông sinh viên có lòng tự tôn dân tộc, giữ được phong cách, truyền thống dân tộc,
có ý chí, quyết tâm tham gia đẩy lùi đói nghèo, tụt hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tỷ lệ sinh viên được kết nạp vào Đảng
ngày càng cao, nếu năm học 1998-1999 mới có 681 sinh viên được kết nạp vào Đảng thì năm học 2002-2003 con số này đã là 1047
Đa số sinh viên nước ta có lối sống lành mạnh, hiện tượng sinh viên vi phạm đạo đức, luật pháp ở nhiều trường so với trước đã giảm hẳn Tính tích cực xã hội
của sinh viên ngày càng rõ nét Có khoảng 70% sinh viên tham gia các phòng trào tình nguyện tại chỗ, từ 5 - 10% sinh viên tham gia các đội tình nguyện Đặc biệt có
27
Trang 31tới trên 90% sinh viên tham gia phong trào giáo dục an toàn giao thông, pháp luật, phòng chống AIDS va ma túy Các hoạt động tình nguyện "tương thân tương ấi”,
"lá lành đùm lá rách" được sinh viên tích cực tham gia và đạt được hiệu quả giáo dục có ý nghĩa xã hội sâu sắc Sinh viên còn tích cực tham gia các hoạt động thể
dục thể thao phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở trong nhà trường
Về kiến thức, kỹ năng: Do trong mấy nam gan đây nhiều trường đại học, cao
đẳng thực hiện những biện pháp có hiệu quả để nâng cao trình độ đội ngũ giảng
viên, cập nhật chương trình đào tạo cũng như tăng cường cơ sơ ›¿t chất, thiết bị dạy học nên chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng đã có sự cải thiện bước đầu Sinh viên được tiếp cận với một số lĩnh vực kiến thức hiện đại thuộc ngành nghề được đào tạo, có tiêm điều kiện để từng bước làm chủ công nghệ thông tin và ngoại ngữ, phục vụ cho học tập và làm việc sau này Trình độ kiến thức và kỹ năng của một bộ
phận sinh viên ở các khoa, lớp kỹ sư, đặc biệt là cử nhân tài năng của một số trường đại học được nâng cao rõ rệt Chất lượng đào tạo của một số trường Đại học lớn,
có truyền thống vẫn được giữ vững
Kết quả đợt khảo sát của Hội đồng Quốc g:a siáo dục thực hiện cho thấy:
Đối với số cán bộ có trình độ tiến sĩ
+ Về chuyên môn: có 71% thuộc loại tốt, 25% loại khá, 4% thuộc loại trung
Đối với số cán bộ có trình độ đại học
+ Về chuyên môn: có 57% thuộc loại tốt, 29% loại khá, 11% loại trung bình và 3% thuộc loại yếu
+ Về tỉnh thần trách nhiệm: có 64% thuộc loại tốt, 26% loại khá, 8% loại trung bình và 2% thuộc loại yếu
Đối với số cần bộ có trình độ cao đẳng
+ Về chuyên môn: có 49% thuộc loại tốt, 41% loại khá, 8% loại trung bình và 2% thuộc loại kém
+ Về tỉnh thần trách nhiệm: có 76% thuộc loại tốt, 18% loại khá, 6% thuộc loại trung bình và yếu
28
Trang 32Nhu vậy, nhìn chung về trình độ chuyên môn thì đa số người học sau khi tốt
nghiệp đại học và đạt các trình độ sau đại học đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm
vụ được giao và có tỉnh thần trách nhiệm trong công việc
b) Những yếu kém, khuyết điểm:
- Một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mại: ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, với tình hình chung của đất nước, ý
chí phấn đấu thấp Nhiều sinh viên chưa tích cực học tập và rèn luyện, thiếu trung thực trong liẹc tập, gian lận trong thi cử; vi phạm nội quy, quy chế, sống thực dụng, đua đòi, thậm chí ví phạm pháp luật Tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, cờ bạc rượu chè
trong sinh viên tuy có giảm song vẫn còn rất đáng lo lắng tình hình mê tín dị đoan
có chiều hướng tăng lên
- Chất lượng đào tạo ĐH có sự phân tầng rõ rệt giữa các hệ chính quy và không chính quy, giữa các trường công lập trọng điểm so với một số trường công lập địa phương và các trường dân lập Trong khi ở phổ thông đa số học sinh, đặc biệt là ở các đô thị phải học tập căng thẳng thì ở đại học nhiều sinh viên lại lười học, dẫn đến tình trạng phần lớn sinh viên học tập chỉ ở mức trung bình Việc kiểm tra, thi
cử, đánh giá còn nhiều biểu hiện thiếu nghiêm túc, không trung thực Điểm thi các
học phần và thi tốt nghiệp thường rất cao, song chưa phản ảnh đúng chất lượng đào tạo Hiện tượng mua bằng, bán điểm vân tiếp tục tồn tại Nhìn chung, sinh viên còn
yếu về khả năng tự học, tự nghiên cứu Số đã tốt nghiệp cũng bộc lộ sự thiếu hụt về kiến thức hiện đại, về kỹ năng thực hành, về khả năng giao tiếp, hợp tác trong công
việc Trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về công nghệ hiện đại của đa số sinh viên còn
có khoảng cách khá xa so với yêu cầu hội nhập quốc tế Chất lượng đào tạo sinh
viên tại chức, từ xa còn rất thấp, đây là điểm yếu nhất về chất lượng đào tạo hiện
nay Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học còn nhỏ bé và chất lượng nghiên
cứu khoa học của sinh viên thấp
- Chất lượng đào tạo sau đại học:
Về đào tạo cao học, trừ một số ít ngành, còn đối với đa số các ngành thì chương
trình và nội dung đào tạo chưa được mở rộng thực sự hoặc chưa vượt hẳn so với nội
dung đào tạo các chuyên ngành tương ứng ở đại học Điều kiện cần thiết để nghiên
cứu khoa học của học viên cao học rất thiếu (người hướng dẫn, tài liệu tham khảo, yêu cầu thực hành thí nghiệm .) Chất lượng đào tạo cao học nói chung còn hạn chế
Về đào tạo tiến sĩ, một số ít nghiên cứu sinh có luận án tiến sĩ đạt chất lượng
cao, góp phần giải quyết một số vấn đề trong khoa học cơ bản, công nghệ, sản xuất,
quản lý kinh tế, xã hội Nhiều luận án chưa cập nhật trình độ phát triển khoa học,
công nghệ, chưa phục vụ thiết thực các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và phát
triển khoa học ở nước ta
29
Trang 333.3 Nhận xét chung về chất lượng giáo dục
Như trên đã nói, đánh giá chung về chất lượng GD hiện nay trong xã hội còn
có những ý kiến khác nhau Song có điều rất rõ chất lượng GD liên quan chặt chế với yêu cầu phát triển KT-XH Sản phẩm của giáo dục-đào tạo được xem là có chất lượng khi đáp ứng được mục tiêu đào tạo do yêu cầu phát triển KT-XH đặt ra Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển đổi cả về cơ cấu và cơ chế quản lý, từ nền kinh
tế bao cấp sang nên kinh tế mở nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; Các lĩnh vực của đời sống xã hội đang đổi mới toàn diện và sâu sắc, cả nước đang ra sức đẩy mạnh công cuộc CNH, HDH đòi hỏi GD phải tạo ra chất
lượng nguồn nhân lực khác trước và cao hơn trước Trên thực tế trong những năm qua, GD cũng đã cố gắng thực hiện được một số chủ trương và biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình giáo dục-đào tạo, từng bước tăng cường điều kiện, phương tiện đảm bảo chất lượng
Tuy nhiên, với yêu cầu GD phải tạo ra được những con người có bản lĩnh chính trị, yêu nước, yêu CNXH có kiến thức cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh,
có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng vận dụng lý thuyết vào công việc
chuyên môn, có năng lực trí tuệ sáng tạo, năng động, chủ động thích ứng với những
thay đổi phát triển KT-XH; có năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực phê phán,
giấm quyết định và: giám chịu trách nhiệm trước xã hội và có năng lực làm việc cùng đồng nghiệp, tập thể Với cách nhìn nhận và những tiêu chí kể trên, đưới đây
có thể nêu ra những nhận xét, đánh giá chung về chất lượng GD ở nước ta như sau: 4) Những thành tựu
- Đã hình thành được một hệ thống các cơ sở giáo dục rộng khắp trong cả nước với các loại hình đa dạng, phong phú
- Giáo dục những năm qua đã tạo ra được nguồn nhân lực tuy chất lượng chưa cao, nhưng bước đầu cũng đã đáp ứng được quá trình phát triển KT-XH
- Trong những năm đổi mới với chính sách mở cửa và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế, chất lượng giáo dục bước đầu đã có những chuyển biến và tiến
bộ, đã ít nhiều gắn được với thị trường lao động Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường số lớn bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, làm việc được và có
tiềm lực để tự phát triển
b) Những hạn chế
- Hạn chế lớn nhất và cũng là hạn chế đầu tiên của việc nâng cao chất lượng giáo dục chính là sự trì trệ của toàn ngành về đổi mới tư duy, đổi mới cách suy nghĩ
về giáo dục Sức ỳ của cách nghĩ, cách dạy, cách học cũ đã trở thành thói quen khó
bỏ của các nhà quản lý, của giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và một bộ
phận không nhỏ của toàn xã hội
- Tuy giáo dục đã thành một hệ thống, song trên thực tế có thể nói còn có
"trường chưa thật ra trường”; cơ sở hạ tầng, thư viện và điều kiện giảng dạy, nghiên
cứu, học tập, thực hành, thí nghiệm còn nghèo và quá lạc hậu, không ít trường, ngành nghề vân trong tình trạng “dạy chay” Nhiều trường chưa tạo ra được uy tín,
Ay?
chưa tạo ra được “thương hiệu” riêng cho trường mình
30
Trang 34- Chương trình, giáo trình, nội dung giảng dạy, tuy có phần nào đổi mới để
thích ứng với những đòi hỏi của quá trình phát triển KT-XH, song nhiều phần trong chương trình vẫn còn cũ, lạc hậu, thiếu cập nhật và còn thiếu thiết thực Nhiều trường vẫn nặng về dạy những gì mà nhà trường có, chứ chưa phải dạy những gì mà
xã hội đang cần Kết quả không ít những sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể đáp
ứng được những gì thực tiễn đang đòi hỏi, thậm chí không thể làm được việc
- Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới, phần lớn vẫn giảng dạy theo kiểu độc thoại, thày truyền đạt, học sinh, sinh viên thụ động ghi chép, ít động não, lười suy
nghĩ, thiếu sáng tạo
- Người thầy đóng vai trò then chốt và quyết định đến chất lượng GD Nhưng đội ngũ giảng viên, giáo viên hiện đang ở tình trạng hãng hụt cả về số lượng lấn trình độ, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên quá lớn dẫn đến ở hầu hết các trường giảng viên đều phải dạy quá tải Mặt khác số giảng viên có trình độ cao thì nay hoặc đã
về hưu, hoặc tuổi đã quá lớn, số còn lại phần lớn trình độ chưa cao, một số không ít trong họ thiếu tâm huyết và trách nhiệm với nghề, họ trở thành những “thợ giảng”, thiếu kiến thức thực tế, không cập nhật được những tri thức hiện đại Học không đi đôi với hành, giảng đạy chưa gắn với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất
- Kiểm tra, thi cử, đánh giá còn nhiều biểu hiện thiếu nghiêm túc, trung thực
- Phương tiện giảng dạy, thiết bị thí nghiệm, thực tập, nghiên cứu cồn quá cũ
và lạc hậu so với thực tiễn
- Cơ sở vật chất thiếu thốn và hạn chế
IV ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Giải pháp 1: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
1 Tình hình thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
1.1 Giáo dục mầm non:
Trong giai đoạn 2001-2005, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều công trình
nghiên cứu và thử nghiệm về đổi mới chương trình giáo đục mầm non, trong đó tập
trung chủ yếu vào đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non Đặc biệt đã triển khai chương trình làm quen công nghệ thông tin cho trẻ mầm non thông qua
các trò chơi trên máy vị tính Kidsmart
1.2 Giáo dục phổ thông
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 vẻ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc
hội Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành
kế hoạch triển khai tổng thể biên soạn chương trình giáo dục phổ thông Hội đồng
chỉ đạo biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và Ban chỉ đạo cho mỗi cấp học
31
Trang 35đã được thành lập và chọn lựa các tác giả tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa, đanh mục thiết bị dạy học
Hiện nay, bộ chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm chương trình khung
và chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học từ tiểu học đến THPT, đã được Hội đồng
quốc gia thẩm định trong tháng 8 năm 2005 Đến nay, chương trình tiểu học và
THCS đã chính thức được ban hành Chương trình phân ban ở THPT đã được thí
điểm và chuẩn bị triển khai đại trà vào năm 2006-2007 Sách giáo khoa đã được
biên soạn mới và được sử dụng giảng dạy trên phạm vi toàn quốc cho các lớp 1, lớp
2, lớp 3, lớp 4, lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9
: Song song với đổi mới chương trình và sách giáo khoa, ngành giáo dục cũng
đã triển khai từ năm học 2002-2003 chương trình thiết bị giáo dục nhằm phục vụ
tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Tại các địa phương, việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục cũng đã được quan tâm, mặc dù với mức độ khác nhau
- Về mục tiêu giáo dục toàn điện: Tất cả các địa phương được khảo sát đều tổ
chức dạy văn hóa, thể dục thể thao và mỹ thuật trong tất cả các trường học, được
đánh giá là đã thực hiện tốt Tuy nhiên, trong khi Hà Nội, Đà Nắng và Phú Thọ được đánh giá chủ yếu là tốt thì Trà Vinh được đánh giá là khá
Biểu 1.10: Tỷ lệ % ý kiến trả lời về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
- Về chỉ đạo các trường ứng dụng CNTT vào giáo dục: Ứng dụng CNTT vào giáo dục là một chủ trương quan trọng của ngành giáo duc nhằm đổi mới phương
pháp dạy học và năng cao chất lượng giáo dục Trong giai đoạn 2001-2005, ngành
giáo dục đã triển khai Để án ứng dụng CNTT và truyền thông vào các trường phổ thông Tuy nhiên tiến độ thực hiện Đề án chưa đáp ứng theo mục tiêu đặt ra, hiệu quả Đề án chưa thể hiện rõ rệt
Đối với các địa phương, đã có nhiều địa phương ban hành các văn bản chỉ
đạo ứng dụng CNTT vào nhà trường (như Hà Nội, Đà Nắng, Quảng Nam .) Tuy
vậy, nhiều địa phương khác do điều kiện thiếu nhân lực và kinh phí nên việc triển
khai chỉ đạo ứng dụng CNTT vào nhà trường chưa thực hiện nghiêm túc (như Trà Vinh và một số địa phương khác)
32
Trang 36Biéu d6 1.15: Ty lé % ý kiến về việc lãnh đạo các địa phương đã ban hành các
văn bản chỉ đạo ứng dụng CNTT vào nhà trường phổ thông
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề ân)
Mặc dù các địa phương đã có văn bản chỉ đạo, nhưng trong thực tế việc thực
hiện ứng dụng CNTT vào giáo dục thực hiện chưa được tốt
Biểu 1.11: Tỷ lệ % ý kiến về mức độ thực hiện ứng dụng CNTT vào giáo dục:
Mức độ | Phú Thọ | Đà Nẵng | HàNội | Trà Vinh | — Khác Bình thực hiện quân
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
- Về tính đổi mới chương trình theo hướng mêm đẻo nâng cao kỹ năng thực
hành: Như ở trên đã trình bày, trong giai đoạn 2002-2005 ngành giáo dục đã triển khai chương trình giáo dục mới, và chương trình này đã được thực hiện tại các cơ
sở giáo dục phổ thông Theo ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên, chương trình giáo dục mới có tính mềm dẻo và nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, khắc phục được một phần nào tính hàn lâm của chương trình giáo dục trước đây
33
Trang 37Biểu đồ 1.16: Tỷ lệ % ý kiến về việc đã thực hiện đổi mới nội dung, chương
trình giáo dục mới theo hướng mềm dẻo nâng cao kỹ năng thực hành
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Biểu 1.12: Tỷ lệ % ý kiến về tính đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mới
theo hướng mềm dẻo nâng cao kỹ năng thực hành
Mức độ Phú Đà Nẵng | HàNội | Trà Vinh | Khác Bình thực hiện Thọ quân Yếu 8,0 9,1 2,8
Kha 16,7 16,0 26,1 57,7 54,5 32,1 Tốt 62,5 60,0 69.6 15,4 9,1 46,8 Rất tốt 42 16,0 43 5,5
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
- Về sự kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất: Một trong những nội
dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là tăng cường gắn kết lý luận với
thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và thực tiễn sản xuất
Để thực hiện mục tiêu này nhà trường phải phối hợp với các cơ sở sản xuất, thông qua các cơ sở sản xuất này để giáo dục kiến thức thực tiễn cho học sinh, đồng thời khai thác sự hỗ trợ của các cơ sở sản xuất về vật chất, tài chính phục vụ quá trình đạy học Tuy nhiên, qua khảo sát ở các địa phương cho thấy mức độ thực hiện
Trang 38Năm 2003, Bộ Lao động-Thương bình va xã hội đã ban hành Quyết định số
212/2003/QĐ-LĐTBXH vẻ " Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề” nhằm đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình dạy nghề
Theo tỉnh thần của Quyết định này thì chương trình dạy nghề phải được thiết kế
theo hướng linh hoạt, gắn với thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Tính đến nay, đã xây dựng được 75 bộ chương trình dạy nghề dài hạn (bao gồm 31 bộ chương trình cao đẳng nghề, 44 bộ chương trình trung cấp nghề); 46 bộ
Oa xay dung M Chua xay dung 0
(Nguôn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Biểu 1.14: Tỷ lệ % ý kiến đánh giá mức độ thực hiện xây dựng chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới
Trang 39
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
1.4 Trung học chuyên nghiệp
Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 8 Bộ, ngành ban hành chương trình khung THCN, bao gồm Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo thông vận tải, Bộ Thương mại
Hiện nay đã có hàng trăm chương trình đào tạo đang được sử dụng giảng đạy trong
các trường THCN Tuy nhiên, do chưa ban hành được danh mục ngành nghề đào
tạo mới nên nhiều Bộ ngành thiếu cơ sở để thực hiện chuẩn hóa chương trình đào
tạo THCN
1.5 Giáo dục đại học
Nhằm đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học Đến cuối năm 2005, Bộ Giáo đục và Đào tạo đã ban hành gần 90 chương trình khung giáo dục đại học và cao đẳng Trên cơ sở bộ khung chương trình này, các trường đại học và cao đẳng đã triển khai xây dựng mới chương trình đào tạo cho từng ngành học của trường mình Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1269/CP-KG ngày 6-9-2004, Bộ Giáo đục và Đào tạo đã
chỉ đạo các trường đại học trọng điểm triển khai tổ chức đào tạo thí điểm theo chương trình, giáo trình của các trường tiên tiến trên thế giới Đến nay đã có 14 trường đại học đăng ký triển khai tổ chức đào tạo theo các chương trình, giáo trình
tiên tiến
Tuy vậy, số lượng làm được còn quá ít, tốc độ biên soạn còn chậm Các chương trình giáo dục đã xây đựng chưa bảo đảm tính liên thông giữa các cấp, bậc
học; tình trạng chung là còn thiếu giáo trình ở bậc đại học, nhất là các giáo trình có
chất lượng, cập nhật với trình độ khoa học, công nghệ và quản lý hiện đại; nhiều giáo trình còn xa mới đạt chuẩn khu vực và quốc tế Một thực tế cần tập trung giải quyết tích cực là phương pháp giáo dục còn lạc hậu, học sinh, sinh viên còn học chay, chép bài giảng do thày đọc; nặng về nhồi nhét kiến thức, chưa coi trọng việc bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên năng lực độc lập tư duy và năng lực thực hành
Bộ GD&ĐT đã có chủ trương là cả chương trình, giáo trình đại học, sau đại học mới cần phải được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp đào tạo Có qui định cụ thể thời gian lên lớp lí thuyết, số giờ thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu, tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cùng với việc khống chế số giờ lên lớp lí thuyết một cách chặt chẽ Khi đạy các học phần cần cung cấp cho người học những tài liệu tự nghiên cứu cần thiết; Tăng cường kiểm tra phần tự học, thí điểm cải tiến các phương pháp đào tạo ở một số cơ
sở sau đó nhân rộng ra các cơ sở khác
36
Trang 402 Những khó khăn và giải pháp khắc phục trong việc thực hiện đổi mới mục
tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
a Những khó khăn: Tập trung là cơ sở vật chất thiếu về số lượng, chất lượng không đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới Đội ngũ giáo viên không đống bộ, hạn chế về nhận thức, yếu về chuyên môn, kinh phí quá hạn hẹp Sự phối hợp giữa các đơn vị còn bất cập Chỉ đạo thực hiện thiếu thống nhất
Biểu 1.15: Tỷ lệ % ý kiến đánh giá khó khăn trong thực hiện đổi mới mục tiêu,
nội dung và chương trình giáo dục
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứa đề án)
b Biện pháp: Hầu hết ý kiến cho rằng cần tập trung vào các biện pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường nguồn lực tài chính cho giáo dục
Ngoài ra có một số ý kiến nêu lên sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác XHHGD, việc phối hợp với các đơn vị hữu quan và tăng cường việc tổ chức thực hiện
Biểu 1.16: Tỷ lệ % ý kiến đề xuất các biện pháp khác phục khó khăn
1 | Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên 215
2 | Tăng cường ngân sách và đầu tư CSVC cho GD 40.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề án)
Giải pháp 2: Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục
1 Việc thực hiện phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo
dục
a) Về phát triển đội ngũ nhà giáo: Trong giai đoạn 2001-2005, Đảng, Chính phủ và ngành giáo dục-đào tạo đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy
37