1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận lần 1

10 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 61,48 KB

Nội dung

- Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là sự phát sinh quyền chiếm hữu sử dụng tài sản của 1 chủ thể đối với 1 tài sản của chủ thể khác nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT

DÂN SỰ

Danh sách nhóm…6…:

1 Vũ Hoàng Xuân Hà (nhóm trưởng) - 1055060043

2 Hoàng Thị Thu Hà - 1055060046

3 Phạm Thị Yến Ngọc - 1055060098

4 Phạm Ngọc Hà - 1055060044

5 Nguyễn Thị Minh Anh - 1055060005

6 Nguyễn Việt Dũng - 1055060033

7 Lê Hoàng - 1055060064

8 Nguyễn Quốc Ân - 1055060003

9 Võ Hoàng Thiên Lộc - 1055060081

Trang 2

Tóm tắt vụ việc: Năm 1996, bà Đầm có tuyên bố miệng sẽ cho con là anh Em

(đã chết) và vợ là chị Lệ 5000m2 đất rẫy và 2759 m2 ruộng Năm 1998, bà Đầm có kí vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị Lệ đứng tên để tách sổ Năm 1999, bà Đầm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 33440m2 có cả 5000m2 và 2759m2 cấp cho chị Lệ Năm 2003, bà Đầm lập di chúc chia đất cho các con trong đó có chia Lệ 5000m2 đất rẫy và 2759m2 đất ruộng Năm 2005, bà lập lại di chúc chia đất thì được biết 5000m2 đất rẫy nêu trên thuộc diện quy hoạch và chị Lệ đã nhận 250.750.000đ tiền đền bù (vào năm 2004) Vì vậy bà Đầm khởi kiện yêu cầu chị Lệ trả lại số tiền đền bù, riêng 2759m2 đất rẫy bà đồng ý cho chị Lệ

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Quyết định số 212/2010/DS-GĐT ngày 19/05/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

1 Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?

- Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là sự phát sinh quyền

chiếm hữu sử dụng tài sản của 1 chủ thể đối với 1 tài sản của chủ thể khác nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định

- Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một

chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa theo căn cứ do pháp luật quy định

- “Là việc tránh được những khoản chi phí để đảm bảo, giữ nguyên tài

sản mà lẽ ra tài sản phải bị giảm sút”1

trang 26.

Trang 3

2 Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? điều 281

- Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người đáng lẽ được lợi về tài

sản nhưng trên thực tế đã không được

- Đảm bảo tính bình đẳng công bằng vì trên thực tế có chủ thể đã được lợi

về tài sản nhưng pháp luật không thừa nhận quyền được hưởng lợi ích đó; cho nên cần phải có một nghĩa vụ phát sinh (như hoàn trả, bồi thường…)

3 Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?

- Sự được lợi về tài sản của 1 người đã gây ra thiệt hại cho tài sản của chủ

sở hữu (tài sản có thể bị mất hoặc giảm sút)

- Sự được lợi về tài sản đó không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định

(khoản 2 điều 5992)

- “Người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác, mà

coi tài sản đó là của mình Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng làm giảm sút một phần hoặc toàn bộ mà hành vi không trái pháp luật gây thiệt hại tài sản, có nghĩa là người được lợi về tài sản không có lỗi” 3

4 Trong vụ việc được bình luận, chị Lệ có là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Tại sao?

- Trường hợp trên chị Lệ là người được lợi về tài sản không có căn cứ

pháp luật, vì: Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản giữa chị Lệ và bà Đầm là bất dộng sản, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho loại đối tượng này phải lập thành văn bản và có chứng thực (Điều 4674 BLDS) Trong khi đó, trong vụ việc trên bà Đầm mới chỉ tuyên bố miệng là cho chị Lệ mảnh đất 5000 m2 đất rẫy và 2759 m2 đất ruộng nên hợp đồng tặng cho chưa có hiệu lực Kể cả có xét đến di chúc của bà Đầm thì do bà Đầm vẫn còn sống nên di chúc cũng chưa thể có hiệu lực

Vì thế việc chị Lệ đứng tên kê khai đăng kí quyền sử dụng đất tại

2 Điều 599 Nghĩa vụ hoàn trả.

trang 26.

4 Điều 467 Tặng cho bất động sản.

Trang 4

UBND xã chưa đủ cơ sở pháp lý chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất nói trên

5 Trong vụ việc được bình luận bà Đầm có phải là người bị thiệt hại không? Vì sao? Chủ đầu tư dự án có được coi là người bị thiệt hại không?

- Trong trường hợp trên, bà Đầm là người bị thiệt hại Vì việc bà Lệ được

nhận 250.750.000đ đã làm giảm sút về lượng tài sản của bà Đầm

- Còn về chủ đầu tư, không thể coi là người bị thiệt hại, nếu không trả cho

chị Lệ số tiền đó thì chủ đầu tư vẫn phải thanh toán cho bà Đầm

6 Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, chị Lệ có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đền bù cho bà Đầm không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?

- Theo TAND tối cao thì chị Lệ phải có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền

đền bù cho bà Đầm

- Theo Quyết định số 212/2010/DS-GĐT có nêu: “Vì vậy, việc chủ đầu tư

dự án phải trả tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất cho chị Lệ là không đúng quy định của pháp luật Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu của bà Đầm và những người có quyền, và nghĩa vụ lien quan đòi tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đối với 5.015 đất rẫy nêu trên là không có căn cứ.”

7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự đối với chế định được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

- Hướng giải quyết của tòa dân sự khá hợp lý Rõ ràng người được lợi về

tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu Quyền năng sở hữu của chủ sở hữu trong luật Dân sự rất được đề cao

8 Nếu sau khi nhận tiền đền bù, chị Lệ gửi khoản tiền này vào Ngân hàng để lấy lãi thì chị Lệ có nghĩa vụ hoàn trả tiền lãi không? Vì sao?

- Nếu sau khi nhận tiền đền bù, chị Lệ gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi

thì chị Lệ có nghĩa vụ hoàn trả tiền lãi cho bà Đầm Vì đó là lợi tức thu được từ tài sản mà chị Lệ được lợi không có căn cứ pháp luật Nên chị

Lệ phải có nghĩa vụ hoàn trả theo Điều 6015 BLDS

5 Điều 601 Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức.

Trang 5

Tóm tắt bản án: Ngày 06/09/2005, bà Lương Quốc Hùng đã kí kết hợp đồng

bán căn nhà số 32 Phú Thọ, phường 2, quận 11 cho ông Lưu Mộc Triều với giá

là 200 lượng vàng SJC Sau khi kí kết hợp đồng, ông Triều đã đặt cọc cho bà Hùng là 200.000.000đ và sẽ trả tiếp 80% giá trị nhà khi hoàn tất thủ tục đăng

ký sở hữu Tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà, bà Hùng chưa được đứng tên sở hữu nhà mà chỉ là thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, khi kí kết hợp đồng cả hai bên đều biết rõ tình trạng thực của ngôi nhà Theo thỏa thuận của hai bên thì sẽ thực hiện hợp đồng trong 6 tháng nhưng vì giá vàng biến động nên hợp đồng vẫn chưa thực hiện được Sau khi bà Hùng được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà thì bà đã yêu cầu bên mua thực hiện HĐ trong vòng 1 tháng nhưng do không thỏa thuận được giá nên đã xảy ra mâu thuẫn

-Hết Vấn Đề 1

 -Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện

Bản án số 971/2006/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

- Theo Khoản 6 điều 4066 BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”

- Một số vấn đề về hợp đồng ta vẫn có thể tham khảo ở điều 1257 BLDS

2005 về “Giao kết hợp đồng có điều kiện”

- Căn cứ vào điều 3898, 3919, 40110, 40211 BLDS 2005, bất kể một hợp đồng nào muốn có hiệu lực phải đảm bảo tất cả điều kiện nhất định của

PL như điều kiện về ý chí, chủ thể, nội dung, mục đích và hình thức hợp đồng

- Trong BLDS chỉ quy định một cách rất ngắn gọn về giao dịch dân sự có

điều kiện (tham khảo khoản 6 điều 406) Khoản 1 điều 125 quy định về

giao dịch dân sự có điều kiện chỉ nêu: “Trong trường hợp các bên có

6 Điều 406 Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu.

7 Điều 125 Giao dịch dân sự có điều kiện.

8 Điều 389 Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự.

9 Điều 391 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực.

10 Điều 401 Hình thức hợp đồng dân sự.

11 Điều 402 Nội dung của hợp đồng dân sự.

Trang 6

thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự chỉ phát sinh hay hủy bỏ”.

2 Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

- Căn cứ điều 16412 BLDS 2005 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có

đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản Theo nguyên tắc quy định trong luật thì chỉ có chủ sở hữu và những đối tượng khác được sự đồng ý hay ủy quyền của chủ sở hữu mới có được quyền năng định đoạt tài sản của chủ sở hữu Việc chuyển nhượng (định đoạt tài sản) ở đây chỉ có thể thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu (trực tiếp thông qua chủ sở hữu hay thông qua đối tượng khác) Vì vậy việc bên chuyển nhượng chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu BLDS không coi đây là giao kết hợp đồng có điều kiện

- Căn cứ thêm theo khoản 2 điều 43913 thì đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền

sở hữu đối với tài sản đó

3 Tòa án có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của bản án trên cho câu trả lời?

- Tòa án coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện.

- Theo Bản án số 971/2006/DS-PT có nêu: “Án sơ thẩm đã xác định giao

dịch nêu trên là giao dịch dân sự có điều kiện là có căn cứ quy định tại khoản 1 điều 125 BLDS 2005 và “điều kiện” ở đây chính là chấp nhận mua bán nhà trong tình trạng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của người bán và chấp nhận việc tiến hành thủ tục mua hóa giá nhà thì tiến hành việc mua bán.”

4 Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu rõ những quyết định nào và đoạn nào của các quyết định này cho câu trả lời.

12 Điều 164 Quyền sở hữu.

13 Điều 439 Thời điểm chuyển quyền sở hữu.

Trang 7

- Ngoài ra còn có các quyết định:

+ Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18-8-2006 của Tòa dân sự

Tòa án nhân dân tối cao: “Đây là loại giao dịch dân sự (về việc mua

bán nhà ở) có điều kiện và giao dịch này chỉ phát sinh sau khi ông Dũng, bà Huyền có quyền sở hữu hợp pháp căn nhà, giao dịch trên phù hợp với các Điều 131; Điều 134 BLDS 1995 nên là giao dịch hợp pháp

và có hiệu lực thi hành.”

+ Quyết định số 26/2007/DS-GĐT ngày 12-7-2007 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao: “Việc các bên thỏa thuận “…khi bà Tao

đã làm thủ tục mua bán cho bên B tại Phòng công chứng nhà nước…”

là giao dịch dân sự có điều kiện phù hợp với Điều 134 BLDS 1995.”

5 Hệ quả pháp lý khi bên chuyển nhượng có chủ quyền sở hữu Phân tích

hệ quả này với những tình tiết của bản án được bình luận.

- Khi bên chuyển nhượng có chủ quyền sở hữu, lúc này bên bán đã thực

sự có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu (bao gồm quyền định đoạt tài sản) Theo những tình tiết của bản án đã nêu, các bên hoàn toàn biết

rõ tình trạng pháp lý của căn nhà và chấp nhận giao dịch; điều kiện các bên đã thỏa thuận để giao dịch được xác lập là “tiến hành thủ tục mua hóa giá nhà” Vì vậy khi bên bán xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà trên thì điều kiện “tiến hành thủ tục mua hóa giá nhà” coi như đã xuất hiện nên giao dịch bắt buộc giao dịch đã thỏa thuận phải được xác lập

- Khi bên chuyển nhượng có quyền sở hữu thì khi thực hiện giao kết hợp

đồng dân sự bên chuyển nhượng sẽ chuyển toàn bộ quyền sở hữu sang bên mua

6 Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện.

- Giao kết hợp đồng có điều kiện là một chế định tương đối “mở”; nó cho

phép các bên tự thỏa thuận với nhau nhằm đạt được một tiên lượng trong tương lai mà từ đó phát sinh giao dịch khi “điều kiện trong tương lai” này thỏa mãn Trong thực tiễn, không phải lúc nào các bên cũng sẵn sàng tham gia giao kết hợp đồng mà chỉ khi một sự kiện nào đó xuất hiện làm phát sinh một hệ quả nhất định thì các bên mới thực sự có nhu cầu giao kết hợp đồng và/hoặc đủ điều kiện giao kết hợp đồng Tuy nhiên BLDS 2005 vẫn chưa quy định đến mức chi tiết cụ thể và rõ ràng

Trang 8

Tình huống: Ngân hàng cho công ty Thiên Minh vay một số tiền Việc vay

này được bà Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng bà Quế Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”

về loại giao dịch này cũng như loại hợp đồng này mà chỉ dừng lại ở việc quy định chung chung Việc này cũng dẫn tới việc một số bản ản tuyên

xử một hợp đồng là vô hiệu do không xác định hợp đồng đó là một giao dịch dân sự có điều kiện Điều này có thể dẫn đến quyền và lợi ích của các bên bị tổn hại Từ đó cho thấy cần có những quy định rõ ràng hơn

đề việc áp dụng chế định này được hợp lý; ví dụ cần giải thích rõ hơn thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện; thế nào mới được xem là điều kiện của một giao dịch sân sự, các đặc điểm cụ thể của hợp đồng có điều kiện…

-Hết Vấn Đề 2

 -Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

1 Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với từng loại hợp đồng.

- Hợp đồng chính:

+ Là hợp đồng mà hiệu lực không lệ thuộc vào hợp đồng phụ (Khoản 3,điều 40614 BLDS 2005)

+ Là hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của HĐ phụ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

+ Ví dụ: Hợp đồng vay thế chấp tài sản đảm bảo Hợp đồng vay tiền là

một hợp đồng độc lập, mà không nhất thiết phải có việc đảm bảo bằng thế chấp tài sản hay không, ngay cả khi điều khoản thế chấp hoặc hợp

14 Điều 406 Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu.

Trang 9

đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu thì hiệu lực của hợp đồng vay vẫn không bị ảnh hưởng.

- Hợp đồng phụ:

+ Là một loại hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (K4, điều 406 BLDS 2005)

+ Hợp đồng phụ có hiệu lực lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính Hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực nếu hợp đồng chính có hiệu lực Khi hợp đồng chính vô hiệu, hợp đồng phụ cũng bị vô hiệu hoặc khi hợp đồng chính vi phạm, thì hợp đồng mới có thể thực hiện nếu hợp đồng phụ có nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ phụ giữa các bên

+ Ví dụ: hợp đồng vay tiền có bảo lãnh Ở đây hợp đồng chính là hợp

đồng vay tiền còn hợp đồng phụ là hợp đồng bảo lãnh.

2 Các quy định về hợp đồng chính/phụ vô hiệu có tồn tại trong BLDS năm 1995 không?

- Các quy định về hợp đồng chính/phụ vô hiệu không tồn tại trong BLDS

năm 1995 Trong BLDS năm 2005 chỉ tồn tại Điều 410 quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu

3 Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?

- Chủ thể có nghĩa vụ trả tiền ngân hàng là Công ty Thiên Minh vì đây là

chủ thể thực hiện hợp đồng chính là vay ngân hàng còn việc thế chấp tài sản là hợp đồng phụ Nếu công ty Thiên Minh không vay tiền thì sẽ không có việc Bà Quế phải đứng ra bảo lãnh

4 Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách gì? Vì sao?

- Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách là bên có nghĩa vụ bảo lãnh vì bà

Quế đã đứng ra bảo lãnh với Ngân hàng bằng một bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng bà cho công ty Thiên Minh

5 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?

- Việc tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu là hợp lý vì khi muốn thế

chấp tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, thế nhưng tài sản bà Quế thế chấp ở đây là tài sản chung vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân Việc công chứng tài sản để thế chấp không dược chồng bà

Trang 10

Quế đồng ý tức là Bà Quế đã vượt quá giới hạn tài sản của mình đem thế chấp một nữa tài sản không phải là của mình

6 Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì với Ngân hàng không?

- Theo tòa án bà Quế không có trách nhiệm gì với ngân hàng "không có

cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản

nợ nêu trên".

7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế.

- Hướng giải quyết của Tòa án về vụ việc trên là không hợp lí, vì: trong

vụ việc trên có tồn tại 3 hợp đồng, hợp đồng thứ nhất là hợp đồng vay giữa công ty Thiên Minh và ngân hàng, hợp đồng thứ 2 là hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế với ngân hàng (hợp đồng này làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh), hợp đồng thứ 3 là hợp đồng thế chấp giữa bà Quế với ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh  như vậy, nghĩa vụ chính được bảo đảm bởi nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bởi hợp đồng thế chấp  hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ của hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ của hợp đồng vay Khi hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm điều kiện về nội dung (tài sản thế chấp không có sự đồng ý của chồng bà Quế) thì không ảnh hưởng đến hợp đồng bảo lãnh, căn cứ theo khoản 3 điều 41015 BLDS 2005  Tòa tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu là đúng nhưng

việc Tòa tuyên là “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách

nhiệm dân sự đối với khoản nợ nêu trên” đồng nghĩa với việc Tòa mặc

nhiên công nhận hợp đồng bảo lãnh là vô hiệu  không thuyết phục Tuy nhiên, người bảo lãnh là bà Quế vẫn chịu thiệt thòi vì phải trả nợ cho người khác Có lẽ, nên thiết lập một giải pháp trung hòa: người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm đối với phần nghĩa vụ tương đương với tài sản

mà họ sử dụng đề thế chấp Ở đây, hợp đồng thế chấp vô hiệu bà Quế vẫn còn trách nhiệm nhưng chỉ ở phạm vi phần bảo lãnh

-Hết Vấn Đề 3

 -15 Điều 410 Hợp đồng dân sự vô hiệu.

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w