+ Đoạn quyết định cho câu trả lời: Đoạn 5 của phần xét thấy: “…Trong trường hợp này, do phía nguyên đơn là chị Hoài anh Trung có nghĩa vụ phải thanh toán một số tiền 107.000.000 đồng c
Trang 1Vấn đề 1: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng
Câu 1: Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng trong tranh chấp
trên có hiệu lực pháp luật?
Trả lời:
Đoạn của bản án cho thấy hợp đồng trong tranh chấp trên có hiệu lực pháp luật là:
Giữa đoạn 3 của phần xét thấy: “…Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 14/02/2006 được ký kết giữa vợ chồng anh Lục chị Thủy với chị Hoài anh Trung, ghi tên bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Sô
và bên nhận chuyển nhượng là chị Nguyễn Thị Hoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị Nguyễn Thị Hoài nên đây là hợp đồng có hiệu lực…”
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán không muốn tiếp tục
thực hiện đúng hợp đồng?
Trả lời:
Đoạn của bản án cho thấy bên bán không muốn tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng:
Đoạn 8 của phần nhận thấy: “Nay phía nguyên đơn yêu cầu phải tiếp tục
thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chúng tôi không đồng
ý mà chỉ chấp nhận trả lại cho họ số tiền đặt cọc là 13.000.000 đồng.”
Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án buộc bên bán tiếp tục
thực hiện đúng hợp đồng?
Trả lời:
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng:
Trang 2Đoạn 13 của phận nhận thấy: “Buộc anh Trương Quốc Lục và chị
Hoàng Thị Thủy phải thực hiện nghĩa vụ giao đất và giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số AD 64823 do UBND thành phố Pleiku cấp ngày 16/05/2006 đứng tên chị Nguyễn Thị Hoài cho chị Nguyễn Thị Hoài và anh Nguyễn Trọng Trung.”
Câu 4: Có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực
hiện đúng hợp đồng trên không?
Trả lời:
Quy định cho phép Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trên là:
Không có quy định nào trong BLDS cho phép Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng mà chỉ có nhưng quy định bên có quyền buộc bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng dưới hình thức cưỡng chế của nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi do pháp luật quy định Cụ thể, được quy định tại khoản 2 Điều 9; khoản 1, 2 Điều 303; khoản 2 Điều 304; khoản 1 Điều 305 BLDS 2005; khoản 2 Điều 297 luật thương mại 2005
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tòa thuyết phục, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với Điều 9, khoản 1 Điều 303, khoản 1, khoản 2 Điều 304, khoản 1 Điều
305 đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn và khoản 2 Điều 305 đảm bảo quyền lợi cho bị đơn Trong thực tiễn xét xử có nhiều tranh chấp có thể buộc bên
có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc chấm dứt nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, chấm dứt nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại lại gây hậu quả lớn cho các đương sự thì Tòa án cần xem xét và lựa chọn
phương án phù hợp về mặt kinh tế dù nguyên đơn yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng
Trang 3Ở vụ việc trên Tòa đã buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng
là phù hợp và cần áp dụng vào các trường hợp tương tự
Câu 6: Theo bản án, kể từ thời điểm bên bán yêu cầu bên mua thanh
toán tiền chuyển nhượng, bên mua có phải chịu thêm một khoản tiền nào nữa không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trả lời:
Theo bản án, kể từ thời điểm bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền chuyển nhượng, bên mua phải chịu thêm một khoản tiền Đó là số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án
+ Đoạn quyết định cho câu trả lời:
Đoạn 5 của phần xét thấy: “…Trong trường hợp này, do phía nguyên
đơn là chị Hoài anh Trung có nghĩa vụ phải thanh toán một số tiền
107.000.000 đồng cho anh Lục chị Thủy nên kể từ khi anh Lục chị Thủy có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong khoản tiền trên thì hàng tháng chị Hoài anh Trung còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian thi hành án…”
Đoạn 6 của phần quyết định: “Kể từ ngày anh Lục chị Thủy có đơn yêu
cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền trên thì hàng tháng chị Hoài anh Trung còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành
án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án.”
Câu 7: Theo bản án, kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán tiến
hành giao tài sản bên bán có phải chịu thêm một khoản tiền nào không?
Trả lời:
Theo bản án, kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán tiến hành giao tài sản bên bán phải chịu thêm một khoản tiền đó là 50.000 đồng tiền án phí dân
sự sơ thẩm,tiền chi phí định giá
Trang 4+ Đoạn quyết định cho câu trả lời:
Đoạn đầu mục 2 của phần quyết định: “Anh Trương Quốc Lục và chị
Hoàng Thị Thủy phải chịu 50.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm…”
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời cho hai câu hỏi vừa nêu
trên?
Trả lời:
Quyết định của Tòa án ở 2 câu vừa nêu trên là hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho các đương sự Tuy nhiên, Tòa lại không nói rõ khoản tiền thẩm định giá
là do nguyên đơn hay bị đơn chịu trách nhiệm Theo bản án sơ thẩm thì không nêu rõ vấn đề này mà chỉ nói chung chung Còn Tòa phúc thẩm thì có nêu: “Anh Lục chị Thủy đã nộp đủ án phí dân sự sơ thẩm” và án phí này đã hoàn trả lại cho vợ chồng anh Vậy khoản tiền chi phí định giá Tòa sơ thẩm lại không nói rõ Theo em nghĩ, anh Lục chị Thủy đã nộp đủ án phí dân sự
sơ thẩm nghĩa là đã có khoản tiền chi phí định giá với khoản tiền án phí dân sự
Trang 5Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng
Câu 1: Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng
được giới hạn như thế nào?
Trả lời:
Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn theo Luật thương mại chứ không theo hợp đồng
Cụ thể, Điều 301 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định mức phạt vi
phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt
đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Câu 2: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định
có thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời:
So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục
Vì Tòa đã dựa vào Điều 301 Luật thương mại Việt Nam 2005 và vì mức thỏa thuận cao hơn nên Tòa lấy giá trị 8% là phù hợp, đảm bảo quyền lợi
cho bên vi phạm Mặt dù khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 có quy định: “Mức
phạt vi phạm do các bên quy định.” Quy định về mức phạt trong BLDS để
cho thấy các bên được tự do về mức phạt còn việc viện dẫn Luật thương mại cho thấy các bên bị giới hạn trong việc định đoạt mức phạt Do vậy, Luật thương mại được ưu tiên hơn
Câu 3: Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi
phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Trang 6Trả lời:
Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại nếu các bên không thỏa thuận
về vấn đề này
+ Cơ sở pháp lý:
Đoạn 2 khoản 3 Điều 422 BLDS Việt Nam 2005 quy định: “Trong
trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”
Khoản 1 Điều 307 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Trường
hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định.”
Câu 4: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với
bồi thường thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Trả lời:
Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm được kết hợp với bồi thường thiệt hại
+ Đoạn của quyết định cho câu trả lời:
Đoạn cuối của phần nội dung tranh chấp: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật
thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường ở mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thực tế cho nguyên đơn Song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”
Câu 5: Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi
thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng?
Trả lời:
Trang 7Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng là:
Giống nhau:
Cả hai đều có thể áp dụng khi có vi phạm và điều có thể được áp dụng
mà không cần có sự thỏa thuận
Khác nhau:
Chỉ áp dụng khi các bên có
thỏa thuận
Là một chế tài có thể áp dụng
không cần quan tâm đến thực
tế
Bồi thường thiệt hại áp dụng ngay cả khi không có thỏa thuận
Cần quan tâm đến thực tế
Câu 6: Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi
thường thiệt hại có bị giới hạn không? Vì sao?
Trả lời:
Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn
Vì:
Theo Bộ luật quy định mức vi phạm do các bên thỏa thuận, nghĩa là pháp luật đã giới hạn mức phạt chính bằng mức mà các bên thỏa thuận
Câu 7: Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của
anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này?
Trang 8Trả lời:
Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn
Đoạn cuối của phần nội dung tranh chấp: “Tuy nhiên, Điều 301 luật
thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường ở mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thực tế cho nguyên đơn Song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”
Hướng giải quyết của Tòa khá thuyết phục, đảm bảo quyền lợi của bên bị
vi phạm, phù hợp với các điều khoản được nêu trên Tòa tôn trọng quyền tự
do quyết định trong giao kết hợp đồng, quyền thỏa thuận vi phạm hợp đồng
và Tòa đã xem xét để đúng với quy định của pháp luật
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm
mức phạt vi phạm hợp đồng khi mức phạt quá cao so với thiệt hại thực tế?
Trả lời:
Việc viện dẫn một lúc hai văn bản về mức vi phạm này rất khó hiểu Biện pháp phạt vi phạm được thiết lập vì lợi ích của bên bị vi phạm do đó bên bị
vi phạm lựa chọn hay kết hợp với bồi thường thiệt hại để đảm bảo quyền lợi của mình Tuy nhiên, mức phạt đó phải không quá mức thỏa thuận Việc Tòa
án áp dụng hai chế tài này là phù hợp, quyền lợi bên bị vi phạm được bảo vệ Xong, vấn đề đặt ra là nên áp dụng văn bản nào để thuyết phuc, đảm bảo quyền lợi cho các đương sự, Tòa đã áp dung văn bản là Luật thương mại Theo em nghĩ, hướng giải quyết của Tòa là phù hợp vì không những đảm bảo quyền lời của bên bị vi phạm mà đảm bảo quyền của bên vi pham
Trang 9Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng
Câu 1: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không?
Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình
huống trên?
Trả lời:
Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng hay không chúng ta cần xem xét và phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng
Đoạn 2 khoản 1 Điều 161 BLDS 2005 quy định: “Sự kiện bất khả kháng
là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Như vậy, theo Bộ luật sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn ba điều kiện sau:
Thứ nhất: Đây phải là “Sự kiện xảy ra một cách khách quan”.
Thứ hai: Đây phải là sự kiện “Không thể lường trước được”.
Thứ ba: Sự việc xảy ra “Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
+ Xét vụ việc cần bình luận ta thấy:
Thứ nhất: Gió là sự kiện xảy ra một cách khách quan.
Thứ hai: Tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng tuy là sự kiện khách
quan nhưng thật sự không thể lường trước được hay không thì bản án không nói rõ Nhưng nếu thông tin đại chúng có cho biết là có gió lớn, nguy cơ có thể xảy ra thiệt hại vào thời điểm này thì dường như điều kiện này không thỏa mãn
Thứ ba: Tàu chìm làm hàng hư hỏng toàn bộ có thật sự “Không thể khắc
phục được” hay không bản án cũng không nói rõ Nếu biết rõ thiệt hại xảy ra
có thể tránh được, hạn chế được, khắc phục được phần nào thiệt hại mà bên vận chuyển cứ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì điều kiện này dường như không được thỏa mãn
Trang 10Theo em, sự kiện này là sự kiện bất khả kháng.
Câu 2: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có
phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời?
Trả lời:
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn không phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng
+ Cơ sở pháp lý cho câu trả lời:
Khoản 2 Điều 302 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Khoản 3 Điều 546 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bất khả
kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị huỷ hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2003 về vận tải đa phương thức quốc tế quy định: “Điều 20 Miễn trừ trách
nhiệm
Mặc dù có quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 và khoản 4 Điều 18 Nghị định này, người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm đối với hàng hoá được vận chuyển nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
1 Bất khả kháng;”
Trang 11Câu 3: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn
thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn
có được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ gốc độ văn bản và thực tiễn xét xử?
Trả lời:
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn được yêu cầu Công
ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này
+ Cơ sở pháp lí:
Điều 580 BLDS 2005 quy định:
“1 Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2 Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền
mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm
mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.”
Tuy vậy, thực tiễn xét xử vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau
Cụ thể được nêu tại hai bản án sau:
- Bản án số 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb CTQG 2001(tái bản lần ba), Bản án số 77, tr 376 đến 379)
+ Bản án được tóm tắt như sau:
Anh Lê Văn Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy Anh Khen có mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình Trên đường vận chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây thiệt hại đến tài sản hàng hóa Trong hợp đồng nhận chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận chịu trách nhiệm trường hợp này và đã bồi thường cho chủ hàng