Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965). Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993).
PHẦN I : MỞ ĐẦU Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965). Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993). Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn/ ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007). Ở Việt Nam, cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ XXI. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được Chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. Cả nước hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào hoạt động với tổng công suất chế biến 2,2 - 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm và 7 nhà máy đang được xây dựng. Hướng sử dụng nguyên liệu sắn để làm cồn sinh học (bio ethanol) đang được quan tâm. Năm 2006, diện tích sắn toàn quốc đạt 474,8 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,25 tấn/ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2007). Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, thực phẩm mà còn là cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic).…Thích hợp trồng trên nhiều loại chân đất. Nhưng trái lại cây sắn là cây trồng khai thác tối đa dinh dưỡng ở trong đất và giá trị dinh dưỡng không cao, củ và lá sắn có độc tố HCN, chế biến sắn thì gây ô nhiễm môi trường. Nên trong thời gian qua cây sắn ít được chú ý để mở rộng diện tích. Mặc dù cây sắn trồng khá phổ biến từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Nhưng trong sản xuất nông nghiệp cây sắn chỉ trồng rải rát không tập trung và nông dân chỉ xác định để dùng trong chăn nuôi, nên cây sắn trong nông nghiệp chỉ là cây trồng thứ yếu. Trong những năm trở lại đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống sắn cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi trên nhiều chân đất và sắn có thể xem là cây trồng chủ lực ở một số vùng nhằm làm nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn và đã đem lại lợi ích đáng kể cho nông dân và có thể xem đây là cây trồng xoá đói giảm nghèo cho một số vùng. Vì vậy, trong khuôn khổ cuốn tiểu luận nay chúng tôi tìm hiểu: "Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất sắn bền vững" PHÂN II NỘI DUNG 2.1. Một số nguyên nhân trồng sắn có năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. 2.1.1. Trồng các giống địa phương đã bị thoái hoá và cho năng suất thấp. Trong những năm trước đây các vùng trồng sắn ở nước ta chỉ trồng các giống địa phương: Canh nông, sắn chuối, sắn xanh, nghệ, sắn quảng, sắn Đồng Nai, sắn mán….Các giống này đã trồng từ rất lâu nên đã bị thoái hoá, năng suất không cao, tinh bột ít và không chịu trình độ thâm canh cao. Vì vậy, người dân chỉ sử dụng sắn phục vụ cho chăn nuôi trong gia đình. Khi sắn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để chế biến cồn, đường, bột ngọt, tinh bột, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic) thì các giống này không còn phù hợp nữa. 2.1.2. Trồng rải rát, manh mún và không có quy hoạch. Trước thời kỳ cây sắn trở thành cây công nghiệp, thì cây sắn chỉ được trồng rãi rác ở các vùng và chủ yếu nông dân dùng để phục vụ chăn nuôi trong gia đình. Với việc phát triển không đồng bộ và không tập trung nên nông dân không thống kê giá trị kinh tế mà cây sắn mang lại do đó sắn chỉ là cây trồng thứ yếu và ít được đầu tư thâm canh cũng như ít được chú ý đến. Nhưng thói quen canh tác manh mún, dựa vào tự nhiên đã khiến một số diện tích qua những năm vắt sức nuôi cây sắn sớm trở nên nghèo kiệt đang có nguy cơ bạc màu. 2.1.3. Bón phân không cân đối và không đầy đủ Sắn là cây dễ trồng thích hợp với nhiều chân đất (kể cả giàu và nghèo dinh dưỡng), điều kiện thời tiết khác nhau như khô hạn, là cây trồng cuối cùng trong hệ thống sản xuất trước khi bỏ hóa. Nhưng cây sắn có khả năng huy động rất mạnh các dinh dưỡng có ở trong đất để tạo ra sản phẩm. Tính trung bình, để tạo được 1 tấn sắn củ tươi, cây sắn hút tới 4,5 kg N + 2,5 kg P 2 O 5 + 7,5 kg K 2 O + 1 kg Ca + 5 kg MgO . Nhiều nơi khi thấy sắn sinh trưởng kém, nông dân mới chú ý đến bón phân đạm cho sắn, mà chưa thấy vai trò bón cân đối các chất dinh dưỡng đặc biệt là phân Kali đối với sắn [1,7] Ví dụ: Tại vùng trồng sắn của HTX Câu Nhi - xã Hải Tân - huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị, nông dân trồng sắn chỉ bón lót 300 - 450kg phân chuồng/500m 2 , đến sắn 30 ngày tiến hành làm cỏ và bón thêm 2 kg đạm urê, ngoài ra không bón thêm một loại phân nào nữa cả. 2.1.4. Trồng sắn trên đất dốc không có biện pháp chống xói mòn Sắn thường là cây trồng một năm, có khoảng cách hàng x hàng rất rộng và độ khép táng nhỏ, nên việc xói mòn trên đất trồng sắn là lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Mặt khác, đặc thù trồng sắn ở nước ta chủ yếu trồng trên đất dốc và đất nghèo dinh dưỡng, mà lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (80 - 90% lượng mưa cả năm). Vì vậy, việc xói mòn làm cạn kiệt dinh dưỡng trên đất trồng sắn là điều tất nhiên. Tính trung bình lượng đất bị xói mòn hàng năm ở các điểm nghiên cứu từ 40 tấn đất khô/ha đến 100 tấn/ha ( Tùy theo độ dốc và thành phần cơ giới ) [1,6] 2.2. Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất sắn bền vững Để nâng cao năng suất và phẩm chất săn một cách bền vững thì cần phải thực hiện đồng bộ một nhóm các giải pháp sau: 2.2.1. Áp dụng giống sắn mới và kỹ thuật canh tác bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu của đất. 2.2.1.1. Sử dụng giống mới. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để lai tạo và chọn lọc ra các giống sắn mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi trên nhiều chân đất và các điều kiện thời tiết bất thường, để đưa vào sản xuất nhằm thay thế các giống đã bị thoái hoá là việc làm trước tiên và cả nay mai. Không ngừng thay đổi cơ cấu bộ giống, chọn các giống có năng suất cao và hàm lượng tinh bột cao để đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Thời gian qua nước ta đã du nhập nhiều giống sắn mới của Trung Quốc, Thái Lan như: HL23, HL24, KM94, KM95, KM60, SM937-26, HN124,…Các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn (210-300 ngày), năng suất cao (35-40 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt năng suất 80-120 tấn) và đặc biệt có hàm lượng tinh bột cao (25,5-28,6%). Trong các giống sắn trên thì giống KM94 là giống chủ lực được nông dân ưa chuộng cho năng suất bột cao ổn định và phạm vi thích ứng rộng. Nhưng có nhược điểm tán lá không gọn và hơi dài ngày. Hiện nay các nhà chọn tạo đang tuyển chọn và giới thiệu các giống sắn mới đa dụng ngắn ngày, có năng củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, vừa thích hợp chế biến công nghiệp vừa có thể ăn tươi và làm thức ăn gia súc nhằm bổ sung cho giống sắn chủ lực KM94 [2,37] Quá trình áp dụng các giống sắn mới vào sản xuất được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam (1999–2006) Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích 1000 ha 227 235 250 337 372 384 426 475 Năng suất tấn/ ha 7,9 8,6 8,3 13,2 14,3 14,5 15,8 16,2 Sản lượng triệu tấn 1,8 2,0 2,0 4,4 5,3 5,6 6,7 7,7 Nguồn: Niên giám Thống kê, 2007. Qua bảng 1 nhận thấy: Một trong những yếu tố chính góp phần hiệu qủa trong việc nâng cao năng suất và sản lượng sắn là sự tăng cường nghiên cứu, nhập nội, lai tạo, ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim và ctv, 2006). Trước năm 1985, Gòn, H34 và Xanh Vĩnh Phú là những giống sắn phổ biến ở Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) đã thu thập, tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất ba giống sắn HL20, HL23 và HL24 được canh tác mỗi năm ở các tỉnh phía Nam khoảng 70.000 - 80.000 ha (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy 1990). Giai đoạn 1988 -2000, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) phối hợp với Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) và Công ty Vedan - Việt Nam (VEDAN) đã nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất năm giống sắn tốt: KM60; KM94, KM95; SM937-26 (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995); KM98-1 (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999); Giai đoạn 2001-2005, song song với việc nhập nội hạt giống sắn lai, Chương trình Sắn Việt Nam đã thực hiện việc lai tạo và ứng dụng các công nghệ mới trong chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim, 2003), đã chọn tạo và giới thiệu bổ sung hai giống sắn mới vào cơ cấu giống là KM98-5 và KM140 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2005;Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2006). Việc canh tác các giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn đã mang lại năng suất và lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều nông hộ trồng sắn. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp đôi . Tổng diện tích trồng các giống sắn mới ở Việt Nam năm 2005 ước đạt 270.000 ha, chiếm 69,2% tổng diện tích sắn của cả nước. Giá trị bội thu do những giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn mang lại ước đạt hơn 120 triệu USD/ năm (270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn), tương đương 2.000 tỷ đồng VN mỗi năm (Hoang Kim, Pham Van Bien, Reinhardt Howeler, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Kazuo Kawano, Hernan Ceballos 2005). 2.2.1.2. Các kỹ thuật canh tác. Bên cạnh sử dụng các giống mới vào sản xuất thì các kỹ thuật canh tác cũng cần bàn đến như: - Các biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệ đất Đặc thù nghề trồng sắn ở nước ta chủ yếu trồng trên đất dốc và đất nghèo dinh dưỡng, mà nước ta lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (80 - 90% lượng mưa cả năm). Vì vậy, việc xói mòn làm cạn kiệt dinh dưỡng trên đất trồng sắn là điều tất nhiên. Do đó khi trồng sắn trên dất dốc nhất thiết phải chống được xói mòn. Hàng rào chống xói mòn trên đường đồng mức Các cây dùng làm hàng rào xanh: có thể là cây cốt khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa tùy thuộc vào khả năng thích ứng của cây làm hàng rào đối với từng vùng sản xuất. Hàng rào xanh vừa có tác dụng cản dòng chảy, cung cấp chất xanh làm phân bón tại chổ cho cây sắn và hiệu quả kinh tế cao nhất 15,0-17,2 triệu đ/ha so với không chống xói mòn. Lượng đất xói mòn giảm và độ cao chênh lệch giữa 2 băng sắn tăng lên theo thời gian. Lý và hoá tính đất ở băng cốt khí với dứa được cải thiện rõ rệt, đảm bảo sản xuất sắn bền vững [4]. - Thiết kế và trồng các hàng rào xanh theo đường đồng mức trên đất dốc : + Đất dốc < 15 0 khoảng các giữa các băng cây xanh từ 8 – 10 m + Đất dốc 15 – 20 0 khoảng các giữa các băng cây xanh 4 – 6 m. Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài ra còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độ xốp của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của đất. Một tác dụng quan trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng. Vật liệu dùng để che phủ rất đơn giản và dễ kiếm: Sản phẩm phụ sau thu hoạch (rơm, rạ, thân cây…), các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây hoang dại, bán hoang dại và các loại cây đã thích nghi cao. - Trồng xen với các loại cây họ đậu Sắn là cây trồng hàng năm, khoảng cách trồng rộng, giai đoạn sinh trưởng của sắn lúc đầu rất chậm, vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế vừa để bảo vệ đất, ở những vùng có điều kiện nên xen sắn với cây họ đậu : đậu xanh, đậu đen , đậu tương. Trồng xen tăng được thu nhập lên từ 1,5 – 2 lần so với trồng thuần. Thân lá cây họ đậu làm phân bón cho sắn rất tốt , bên cạnh đó cây họ đậu còn có khả năng cải tạo đất rất có hiệu quả. Trồng xen lạc trong sắn KM98-1 trên đất cát pha, vùng gò thấp cho lãi cao nhất: 16,8 triệu đ/ha cao hơn một số loại đậu khác và trồng thuần, hệ số sử dụng đất cao đạt 1,79; 3 hàng lạc trồng xen là thích hợp nhất. Đậu đen và đậu đỏ vượt trội về năng suất và lãi thu được trên đất đồi; chất xanh trả lại cho đất khá lớn 9,5 tấn thân lá lạc/ha. Đậu đen tại huyện Lệ Thuỷ và lạc ở Bố Trạch, Quảng Bình xác định trồng xen thích hợp nhất với sắn. Các phương thức trồng xen trên góp phần đa dạng hoá sản phẩm giảm rủi ro, tăng hệ số sử dụng đất, cải thiện lượng mùn, kali dễ tiêu, limon, độ xốp, giữ ẩm đất giúp sản xuất sắn bền vững [4]. Lạc hoặc đậu tương được trồng 1 - 2 hàng vào giữa 2 hàng sắn và được trồng cùng với sắn, thường vào tháng 2. Lạc và đậu tương sẽ thu hoạch vào tháng 6, còn sắn thu cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Trồng xen như vậy có rất nhiều tác dụng: Sau trồng lạc và đậu tương phát triển nhanh, cùng với cây sắn non tạo thành lớp thực vật che phủ dày đặc trên bề mặt đất, chống được xói mòn trong đầu mùa mưa. Cây họ đậu cũng cạnh tranh và hạn chế được cỏ dại. Khi thu hoạch lạc, đậu tương, toàn bộ thân lá, rễ phủ lại bề mặt nương sắn vừa có tác dụng che phủ chống xói mòn, vừa là nguồn hữu cơ giàu đạm cải tạo đất. Ngoài ra, nông dân lại có thêm một vụ thu hoạch vào giữa năm (Khoa học và phát triển, số 15/2004). 2.2.2. Áp dụng kỹ thuật chế biến sắn và phối hợp thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm sắn. 2.2.3. Ứng dụng dây chuyền công nghệ chế biến sắn hiện đại, tận dụng phế phụ phẩm sắn để làm thức ăn gia súc, phân bón, thường xuyên đánh giá tác động môi trường. 2.2.4. Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn. Cần có quy hoạch vùng trồng sắn tập trung, gần các tuyến giao thông hoặc có các tuyến giao thông đi vào vùng trồng sắn để khi thu hoạch sắn một cách dễ dàng tránh tình trạng gom góp nguyên liệu lại một vị trí rồi mấy ngày sau mới chở làm giảm chất lượng của sắn. Hơn nữa, việc quy hoạch tập trung thành vùng nguyên liệu thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh. Song song với việc quy hoạch vùng sản xuất thì việc hợp đồng thu mua sản phẩm cho người sản xuất sắn củng phải tính đến, phải có chính sách thu mua thoả đáng, hay hợp đồng bao tiêu sản phẩm với phương châm đôi bên đều có lợi nhằm động viện cho người trồng sắn. 2.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn. Luôn luôn coi trọng việc cái tiến bộ giống, các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và công nghệ chế biến để tạo ra các sản phẩm từ sắn thật đa dạng về chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện giá cả để đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây sắn để có tính cạnh tranh mạnh mẻ, tránh tình trạng độc quyền về thu mua và xuất khẩu. 2.2.6. Hình thành và phát triển chương trình sắn quốc gia để liên kết mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, khuyến nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sắn. Có chiến lược phát triển toàn diện về cây sắn và chế biến các sản phẩm từ sắn có mục tiêu rỏ ràng, có hệ thống, xem đây là một chiến lược phát triển kinh tế để cùng nhau thực hiện không chỉ riêng của một riêng ai mà là của toàn xã hội. Khuyến khích các nhà khoa học, các tổ chức chính trị trong và ngoài nước, các tổ chức cá nhân và các doanh nghiệp tham gia để cùng nhau hợp tác nghiên cứu và phát triển cây sắn một cách toàn diện 2.2.7. Năm vững các yêu cầu về sinh thái. 2.2.7.1. Khí hậu - Nhiệt độ Cây sắn có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới, cho nên sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng và phát triển của sắn là 23 – 27 0 C. Sắn không sống được ở những vùng có tuyết và sương muối, nên không trồng được ở những vùng cao nước ta có mùa Đông rét đậm. Sắn trồng ở vùng nhiệt độ cao có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với khi trồng ở vùng có nhiệt độ thấp. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây sắn yêu cầu nhiệt độ khác nhau, thời kỳ phát triển của mầm yêu cầu nhiệt độ 20 – 27 0 C. Ở thời kỳ cây lớn yêu cầu nhiệt độ 20 – 30 0 C. Thời kỳ củ chín 25– 35 0 C. Sắn sinh trưởng và phát triển chậm khi nhiệt độ vượt quá 40 0 C. Ở nhiệt độ dưới 10 0 C sắn ngừng sinh trưởng. - Ánh sáng Sắn là cây ưa sáng. Khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường bột và tích lũy chúng về củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, sắn phát triển củ tốt. Khi bị che khuất ánh sáng, thân lá sắn có hiện tượng bị vống, lá bị rụng sớm, tuổi thọ cúa lá bị giảm sút. Thiếu ánh sáng cây phân hóa chậm, năng suất giảm rỏ rệt. Cường độ ánh sáng là một trong những nhân tố quyết định mật độ trồng sắn. Khi lượng chiếu sáng giảm đi ½ thì việc tạo ra và tích kũy chất khô trong cây sắn giảm đi 30% [2,56] - Nước Sắn có khả năng chịu hạn cao, nhưng chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với cây sắn 1000 – 2000 mm. Ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cây sắn yêu cầu lượng nước khác nhau. Hom sắn ở thời kỳ đầy mới trồng cần độ ẩm đất 70 – 80 %. Cây sắn non khi có 5 – 20 lá nhu cầu nước có tăng lên, nhưng ở thời kỳ này sức chịu hạn của cây sắn khá cao. Khi sắn bước vào thời kỳ sinh trưởng thân lá nhu cầu nước tương đối cao 75 – 85 % lúc này cần nước để vận chuyển vật chất từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cây. Thời kỳ phình to củ lúc này cây sắn tập trung vào việc tích lũy tinh bột vào củ, nhu cầu về nước giảm, độ ẩm đất ở thời kỳ này là 60 – 70%. 2.2.7.2. Đất đai Sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất phù sa, đất cát, đất than bùn, đất bạc màu, sắn rất kém chịu các loại đất đọng nước, có thể chịu được đất chua đến pH = 4 và có thể phát triển tốt trên đất trung tính, với đất kiềm. Thích hợp nhất đối với sắn là pH = 5,5. Tuy sắn có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng muốn có năng suất cao, chất lượng tốt và phát triển sắn bền vững cần tiến hành các biện pháp cải tạo đất. Đồng thời cần áp dụng chế độ canh tác hợp lý, chế độ chăm sóc bón phân đầy đủ để vừa nâng cao hiệu quả của việc trồng sắn vừa bảo vệ đất đai, vừa không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của toàn bộ nền nông nghiệp. 2.2.8. Nắm vững các biện pháp kỹ thuật chủ yếu. 2.2.8.1. Làm đất trồng sắn và bảo vệ đất. Làm đất trồng sắn để hạn chế sự phát triển của cỏ dại, cải tiến các tính chất vật lý - hóa học của đất. Đối với vùng đất mới khai hoang, dọn sạch cỏ dại, cày bừa theo đường đồng mức, áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc để chống xói mòn rữa trôi đất. Không nên khai hoang trắng, nên giữ lại các cây tự nhiên để hạn chế các dòng chảy khi gặp mưa to. Làm đất trồng sắn tùy thuộc vào loại đất và điều kiện địa hình. Ở những nơi đất quá dốc có thể không cày bừa mà chỉ bổ hốc rồi đặt hom sắn, đất có độ dốc thấp thì nên làm luống theo đường đồng mức. Vùng đất cát ven biển không nên cày sâu mà chỉ cần lên luống to rồi đặt hom. Những vùng đất bằng cần cày bừa để đất ải rồi mới lên luống trồng. Công việc làm đất trồng sắn cần thực hiện vào đầu mùa mưa, khi đất có độ ẩm. * Bảo vệ đất Việc chống sói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất cần thiết, vì vậy khi trồng sắn trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp sau: - Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc. - Trồng các băng cây chống sói mòn theo đường đồng mức: cỏ vetiver, cây cốt khí hoặc các cây phân xanh khác. - Trồng xen các cây họ đậu: lạc, đậu xanh, đậu đen…cũng có tác dụng chống sói mòn, đồng thời làm tăng dinh dưỡng đất, giúp đất phục hồi độ phì sau khi trồng sắn, đây là việc cần phải làm lâu dài đối với các khu vực canh tác sắn. - Phủ bằng rơm rạ hoặc các nguồn phụ liệu khác sẳn có từ địa phương. 2.2.8.2. Thời vụ trồng sắn Trong cơ cấu cây trồng của nhiều vùng, sắn không được xem là cây trồng chính, vì vậy thời vụ trồng sắn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: Thời vụ gieo trồng của các cây trồng chính, khả năng và điều kiện lao động, điều kiện vật tư kỹ thuật. Về thời vụ trồng sắn, các nhà khoa học đã đi đến kết luận “ Trong những hệ thống canh tác hiện đại, khi cây sắn trở thành một loại cây công nghiệp mà không còn là cây thức phẩm như trước đây, khi trình độ cơ giới của nền nông nghiệp được nâng lên, cần rãi vụ sắn để có thể thu hoạch sắn quanh năm’’. Cho đến nay các vùng trồng sắn nước ta thời vụ trồng sắn như sau: [...]... [2,28] và Việt Nam là nước đang có nhiều tiềm năng về đất đai để phát triển cây sắn Cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ở nhiều vung đất đai, nhất là những vùng trung du và miền núi Thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, phẩm chất sắn là việc làm cần thiết, dần dần chuyển dịch cây sắn trở thành cây trồng chính trong hệ thống... cây sắn một cách bền vững trong thời gian tới thì mổi một người dân, các ban ngành có liên quan và các nhà khoa học không ngừng thực hiện các bịên pháp tối thiểu nhằm giúp cho cây sắn phát triển toàn diện cho năng suất cao, phẩm chất tốt, bảo vệ hệ sinh thái đất, trong chế biến thì phải chú ý bảo vệ môi trường và không ngừng cải tiến các dây chuyền chế biến sắn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Trần Ngọc Ngoạn Kỹ. .. khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 – 1,2m, giữa 2 hàng lạc và đậu xanh là 0,25 – 0,30m và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0,15 – 0,20m - Luân canh: Nên luân canh với cây họ đậu, lúa và các cây ngắn ngày khác 2.2.8.6 Thu hoạch và bảo quản - Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống sắn mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đãm bảo năng suất và tỷ lệ bột cao như: giống sắn KM 94 có thể thu hoạch... Ngoạn Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc, Nhà xuất bản nông nghiệp 2/ Gs.Ts Đường Hồng Dật Cây sắn từ cây lương thực chuyển thành cây công nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội 3/ Sắn Việt Nam hiện trạng định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc, năm 2001 4/ Trích yếu luận án,... giống sắn KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao và chất lượng bột tốt - Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của tường giống sắn) , khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 – 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 – 9 lá) và lá chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt - Thu hoạch đến đâu chế biến hoặc vận chuyển đến các cơ sỡ... thiệt hại và áp dụng theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách 2.2.8.5 Trồng xen và luân canh - Sắn là loại cây sử dụng nhiều dinh dưỡng Vì vậy, việc trồng nhiều vụ sắn liên tiếp trên một mảnh đất thì phải đầu tư phân bón nhiều, nhất là phân hữu cơ - Đất bằng và đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%) trồng xen lạc và đậu xanh, giữa hai hàng sắn xen 2 hàng lạc và đậu xanh,... hom đứng và hom xiên Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng Khoảng cách và mật độ trồng - Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m, tương đương với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8m (tương đương với 12500 cây/ha và 16.000 cây/ha) - Ở các diện tích trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây sắn là... 11.000 cây và 14.000 cây/ha) 2.2.8.4 Chăm sóc 2.2.8.4.1 Dặm hom Từ 10 – 13 ngày sau khi trồng sắn, hom nảy mầm Cần kiểm tra đồng ruộng Khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nảy mầm hoặc hom yếu 2.2.8.4.2 Bón phân - Cây sắn là một trong những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để có năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ và cân đối Lượng phân sử dụng cho 1ha: - Phân hữu cơ: (phân chuồng,... Bắc : Vụ sắn chính là vụ Xuân – Hè trồng vào tháng 2 – 4 Vụ trái là vụ Thu trồng vào tháng 9 - 10 * Ở miền Trung : vụ sắn chính trồng trong tháng 1 không nên trồng sớm vì có thể gặp các trận mưa lớn vào cuối mùa mưa làm thối hom Đối với các vùng cát không nên trồng muộn vào các tháng 2 – 3 vì vào thời kỳ cây con phát triển dễ gặp gió tây nam nóng làm xoăn lá * Ở niềm Nam : - Đất đỏ trồng vào mùa mưa... nên chia thành hai thời vụ trồng để rải vụ thu hoạch và giảm áp lực về công lao động * Vụ 1: Trồng từ tháng 4 – tháng 5 và thu hoạch và tháng 1 – tháng 3 năm sau Ở vụ này nên tranh thủ sớm khi đất đủ độ ẩm, khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn * Vụ 2: Trồng vào tháng 10 – tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 – 10 năm sau 2.2.8.3 Phương pháp và mật độ trồng Phương pháp trồng; - Trồng hom nằm ngang . thành phần cơ giới ) [1,6] 2.2. Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất sắn bền vững Để nâng cao năng suất và phẩm chất săn một cách bền vững thì cần phải thực hiện đồng bộ một. " ;Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất sắn bền vững& quot; PHÂN II NỘI DUNG 2.1. Một số nguyên nhân trồng sắn có năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. 2.1.1 giống sắn mới và kỹ thuật canh tác bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu của đất. 2.2.1.1. Sử dụng giống mới. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để lai tạo và