1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi

79 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi

Trang 1

Điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nó được

sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người (sinh hoạt, các hoạt động kinh tế …) Nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao, cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước Công nghiệp điện lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng do điện năng là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghành kinh tế quốc dân Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống không ngừng nâng cao, các khu đô thị, dân cư cũng như các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, do đó nhu cầu về điện năng tăng trưởng không ngừng Vì vậy, hàng loạt các nhà máy Thuỷ Điện, Nhiệt Điện và nhiều Trạm Biến Áp lớn ra đời như: nhà máy thủy điện Trị An, nhiệt điện Phú Mỹ, Trạm Phú Lâm.v.v… để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng trên địa bàn Huyện Củ Chi thì ngoài trạm trung gian Củ Chi có công suất: 40MVA + 63MVA; trạm trung gian Phú Hòa Đông có công suất 1x40 MVA; năm 2011 xây dựng và đưa vào sử dụng thêm trạm Tân Quy có công suất 2x63MVA

Qua hơn 8 tuần thực tập tại Công Ty Điện lực Củ Chi, được sự quan tâm và tận tình hướng dẫn của tất cả Cán Bộ công nhân viên Điện lực Củ Chi, Tôi xin được tổng hợp lại những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian thực tập tại Điện lực Củ Chi qua Báo cáo thực tập Nội dung báo cáo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế Vì vậy, rất mong được sự đóng góp quý báo của Quý cơ quan cùng các anh chị

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

………… ………

Củ Chi, Ngày Tháng Năm 2012

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM

………… ………

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2012

Trang 4

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TẠI CÁC ĐIỆN LỰC VÀ CHI NHÁNH ĐIỆN

1 Khái quát về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ sự phối hợp hoạt động giữa các tổ: kỹ thuật, điều độ, mắc điện, tổ quản lý đường dây và trạm ở Điện lực hoặc ở chi nhánh điện

2 Nắm được nội dung công tác cụ thể của tổ kỹ thuật, tổ điều độ, quy trình phối hợp hoạt động giữa điều độ Công ty, điều độ Điện lực, điều độ chi nhánh

3 Nắm được nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho các công trình: Xây dựng mới, đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu (đường dây và trạm) bao gồm các khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, trình duyệt tổ chức thi công, nghiệm thu Tham gia từng phần hoặc toàn bộ các công đoạn trên Viết báo cáo về các đồ án thiết kế cụ thể công suất trạm đến 560KVA, đường dây trung- hạ thế đến 5km

4 Nắm được công tác quản lý, vận hành, đại tu, sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế, máy biến áp, trạm phân phối thuộc chức năng quản lý của chi nhánh

5 Tìm hiểu thực tế tổn thất điện năng và tổn thất điện áp của chi nhánh, các biện pháp giảm tổn thất điện năng, điện áp mà Điện lực và chi nhánh đang áp dụng

6 Tìm hiểu và viết báo cáo nội dung công tác an toàn, sáng kiến của Điện lực, chi nhánh, báo cáo quy trình công tác của các tổ quản lý lưới điện khi công tác trên đường dây có điện (phiếu công tác, phiếu thao tác, công tác giám sát an toàn, làm tiếp địa, bàn giao hiện trường, tái lập hiện trường…)

7 Nắm được nội dung công tác của tổ quản lý đường dây và trạm của chi nhánh, các biện pháp an toàn khi thi công Tham gia các công đoạn trong quá trình thi công xây lắp, sửa chữa hệ thống đường dây và trạm trong địa bàn chi nhánh quản lý

8 Tìm hiểu một số công tác ở đội thí nghiệm

a Phương pháp đo điện trở đất Các trị số quy định của điện trở đất đối với từng loại nối đất và nếu các biện pháp làm giảm điện trở đất khi điện trở đất vượt quá trị số quy định

b Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại chống sét (L.A) hiện có trên lưới 15KV, 22KV Các biện pháp thí nghiệm kiểm tra L.A

c Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến thế phân phối 1 pha và 3 pha trên lưới 15KV Phương pháp xác định cực tính máy biến thế 1 pha Các cách đấu ghép máy biến thế 1 pha

d Xác định các thông số kỹ thuật của máy biến thế

e Xác định điện trở cách điện của máy biến thế Các trị số điện trở đối với máy biến thế Phương pháp lọc đầu máy biến thế

Trang 5

f Tìm hiểu cấu tạo và sự hoạt động của FCO Cách tính toán chọn cỡ dây chì bảo

vệ

9 Nội dung thực tập ở phòng KT và điều độ điện lực

a Tìm hiểu chức năng và sự phối hợp hoạt động của điều độ công ty, điều độ sở và điều độ chi nhánh

b Các biện pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong lưới phân phối

c Tìm hiểu cấu tạo tụ bù 15KV Tính toán chọn dung lượng bù và xác định vị trí đặt

tụ trên dưới 15KV Tính toán chọn dung lượng bù và vị trí đặt tụ bù trên dưới 15KV

d Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trên lưới

e Tìm hiểu nội dung công tác thiết kế lưới điện Các bước thực hiện và nội dung chi tiết

10 Nội dung thực tập ở đội xây dựng

a Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên dưới 15KV

b Tìm hiểu công tác tổ chức thi công

c Các biện pháp an toàn lao động khi thi công

d Tập leo trụ và lắp đà, lắp thiết bị điện

e Đấu dây máy biến thế

f Tham gia đội thi công để tìm hiểu quá trình xây dựng đường dây và trạm

11 Nội dung thực tập ở các trạm trung gian 110KV( nếu điện lực có quản lý)

a Tìm hiểu trạm biến áp

b Tìm hiểu các thiết bị trong trạm

12 Tìm hiểu về quy trình vận hành trạm trung gian 110KV( nếu điện lực có quản lý)

Trang 6

KẾ HOẠCH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

Thời gian thực tập từ ngày 28/05/2012 đến ngày 28/07/2012

1 Phòng Tổ Chức và Nhân Sự:

- Thời gian thực tập từ ngày 28/05/2012 đến buổi sáng ngày 11/06/2012

- Phân công hướng dẫn:

Trưởng Phòng Tổ Chức và Nhân Sự hướng dẫn:

+ Chức năng nhiệm vụ, nội qui, qui định của Điện Lực Củ Chi

+ Tìm hiểu về sơ đồ tổ chức ở Điện Lực Củ Chi

+ Khái quát về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ sự phối hợp hoạt động giữa Phòng kỹ thuật, Đội Vận Hành lưới điện, Đội Quản lý điện kế và Đội Quản lý lưới điện

Văn Phòng:

Cán bộ y tế hướng dẫn:

+ Hướng dẫn thực hành các phương pháp sơ cấp cứu

2 Đội Quản lý lưới điện:

- Thời gian thực tập từ ngày 12/06/2012 đến ngày 24/06/2012

Đội trưởng hướng dẫn:

+ Nắm được công tác quản lý ,đại tu, sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế ,MBA, Trạm

phân phối thuộc chức năng quản lý của Công ty Điện Lực Củ Chi;

+ Tìm hiểu và viết báo cáo các quy trình công tác của Đội Quản lý lưới điện khi công tác trên đường dây (các qui định về phiếu công tác, phiếu thao tác, công tác giám sát, bàn giao hiện trường…);

+ Nắm được nội dung công tác của đội VHLĐ, các biện pháp an toàn khi thi công Tham gia các công đoạn trong quá trình thi công xây lắp, sửa chữa hện thống đường dây và trạm trong địa bàn huyện Củ Chi;

+ Phương pháp đo điện trở đất Các trị số qui định của điện trở đất với từng loại nối đất, các biện pháp làm giảm điện trở đất khi điện trở vượt quá trị số qui định

+ Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên lưới điện 15 và 22 kV

+ Tìm hiểu công tác tổ chức thi công;

+ Các biện pháp an toàn lao động khi thi công;

+ Đấu dây máy biến thế;

+ Tham gia đội thi công để tìm hiểu quá trình xây dựng đường dây và trạm

Trang 7

3 Đội Vận hành lưới điện

- Thời gian thực tập từ ngày 25/06/2012 đến ngày 08/07/2012

Đội trưởng hướng dẫn:

+ Nắm được nội dung công tác cụ thể của tổ Kỹ thuật, tổ Vận hành, qui trình phối hợp hoạt động giữa điều độ Tổng công ty và điều độ của Công ty Điện Lực Củ Chi;

+ Nắm được công tác vận hành sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế, MBA Trạm phân phối

thuộc chức năng quản lý của Công ty Điện Lực Củ Chi;

+ Tìm hiểu cấu tạo và sự hoạt động của FCO, cách tính toán chọn cỡ chì bảo vệ;

+ Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trên lưới điện

+ Xác định điện trở cách điện của máy biến thế, các trị số điện trở đối với máy biến thế Phương pháp lọc dầu máy biến thế

+ Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến thế phân phối 1 pha và 3 pha trên lưới điện 15kV Phương pháp xác định các thông số kỹ thuật máy biến thế 1 pha, các cánh đấu ghép máy biến thế 1 pha

4 Phòng KT &ATBHLĐ:

- Thời gian thực tập từ ngày 09/07/2012 đến ngày 28/07/2012

Cán bộ BHLĐ hướng dẫn:

+ Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện;

+ Các qui trình, qui định liên quan đến công tác an toàn;

+ Qui trình kỹ thuật an toàn điện;

+ Sơ đồ cung cấp điện của Điện Lực;

+ Tổ chức thi kiểm tra kiến thức về các nội dung đã được hướng dẫn và trắc nghiệm QTKTAT Điện

Trưởng phòng hướng dẫn:

+ Nắm được nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho công trình: Xây dựng mới, đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu Viết báo cáo về đồ án thiết kế cụ thể công suất trạm 560kVA, đường dây trung hạ thế đến 5km

Phó phòng hướng dẫn:

+ Tìm hiểu về các biện pháp giảm tổn thất điện áp, tổn thất công suất trên lưới điện phân phối + Xác định các thông số kỹ thuật của MBT, tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chống sét (LA), tụ bù 15kV, tính toán chọn dung lượng bù và xác định vị trí đặt tụ trên lưới 15kV +Tìm hiểu nội dung công tác thiết kế lưới điện.Các bước thực hiện và nội dung chi tiết

Trang 8

Phần 1

TÌM HIỂU ĐƠN VỊ THỰC TẬP, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC

PHÒNG ĐỘI, HIỆN TRẠNG CỦA LƯỚI ĐIỆN

I TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Lịch sử điện lực Củ Chi:

- Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, lưới điện thành phố Sài Gòn được Công ty Điện lực 2 tiếp quản và giao cho Sở điện lực TP Hồ Chí Minh quản lý vận hành, phân phối điện năng Trong hệ thống tổ chức của Sở điện lực TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1980 Chi nhánh điện Hóc Môn - Củ Chi thành lập được tách ra từ Chi nhánh điện Gia Định chịu trách nhiệm quản lý vận hành, phân phối điện năng ở địa bàn hai huyện Hóc Môn và Củ Chi

- Đến năm 1990 tiếp tục tách thành lập Chi nhánh điện Củ Chi ra khỏi Chi nhánh điện Hóc Môn Căn cứ quyết định số 152/NL/ĐL2.3 ngày 31/01/1990 của Giám đốc Công ty Điện lực 2 về việc tách Chi nhánh điện Hóc Môn - Củ Chi thành Chi nhánh điện Hóc Môn và Chi nhánh điện

Củ Chi trực thuộc Sở điện lực TP Hồ Chí Minh (kể từ ngày 01/02/1990 Chi nhánh điện Củ Chi được thành lập) Lúc đó Điện Lực Củ Chi gồm 67 cán bộ công nhân viên quản lý 1800 điện kế

- Năm 1995 Tổng Công ty Điện lực Việt nam được thành lập, Công ty Điện lực Thành phố

Hồ Chí Minh được thành lập trực thuộc Công ty Điện Lực Việt Nam (nay là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam) Chi nhánh điện Củ Chi được tổ chức lại thành Điện lực Củ Chi theo quyết định số 330/ĐVN/TCCB-LĐ ngày 13/5/1995 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

- Đến nay Điện Lực Củ Chi gồm 415 cán bộ công nhân viên quản lý hơn 120,000 điện kế

- Trụ sở Điện lực Củ Chi đặt tại Số 396 QL 22, ấp Tân Lập xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi

2 Chức năng, các phòng Đội và nhiệm vụ của điện lực Củ Chi :

Điện lực Củ Chi chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, quản lý

hệ thống điện trung hạ thế trên địa bàn Huyện Củ Chi từ cấp điện áp 22kV trở xuống (quản lý đến điện kế của khách hàng).Chức năng của Điện lực Củ Chi là cung cấp điện phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Củ Chi bao gồm:

- Kinh doanh điện năng, trực tiếp ký hợp đồng cung ứng sử dụng điện và tiến hành tổ chức bán điện với tất cả khách hàng dùng điện

- Vận hành ổn định, an toàn, liên tục

- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và các dịch vụ khác liên quan

- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng

- Xây lắp , quản lý vận hành hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin

Trang 9

II Sơ đồ tổ chức điện lực Củ Chi :

a Ban Giám đốc :

- Giám đốc

- Phó Giám đốc kỹ thuật

- Phó Giám đốc kinh doanh

b Khối Phòng, Ban nghiệp vụ :

- Phòng Quản Lý Đầu Tư;

- Phòng Kỹ Thuật An Toàn và Bảo Hộ Lao Động;

c Khối các Đội sản xuất trực tiếp:

- Đội Vận Hành Lưới Điện;

- Đội Quản Lý Lưới Điện 1;

- Đội Quản Lý Lưới Điện 2;

- Đội Quản Lý Điện Kế;

- Đội Thu Ngân;

EVNHCMC;

2.Nhiệm vụ:

- Quản lý nhân sự

- Quản lý hồ sơ CB-CNV; Quản lý phần mềm quản lý nhân sự

Công tác bảo vệ: bảo vệ trật tự cơ quan, phòng chống cháy nổ

Trang 10

- Tổ chức phổ biến, truyền đạt những chủ trương, chính sách, nghị quyết, các văn bản pháp luật, pháp quy của đơn vị, Công ty và Nhà nước

- Kết hợp cùng Phòng Kỹ thuật và an toàn bảo hộ lao động, Phòng Kinh doanh tổ chức bồi huấn tay nghề cho công nhân kỹ thuật, bồi huấn thi nâng bậc, thi trưởng ca, trưởng phiên, thi quy trình kinh doanh…

- Lưu trữ hồ sơ tài liệu thuộc lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng theo qui định

- Tổng hợp, thống kê, báo cáo các danh hiệu thi đua trong Công ty Điện lực Củ Chi

4.2 Phòng tài chính kế toán:

1.Chức năng:

- Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác quản lý tài chánh kế toán phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các qui định của nhà nước và các qui định của công ty

- Quản lý sử dụng tiền vốn, tài sản Công ty cấp theo chế độ quản lý tài chính của nhà nước

và các qui trình quy định của Công ty, định kỳ báo cáo hoạt động sản suất kinh doanh và tình hình thu chi tài chính phát sinh tại đơn vị

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Điện Lực, đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của phòng TC-KT Công ty

2 Nhiệm vụ:

- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản tiền vốn theo mức độ phân cấp của Công Ty Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê tài sản cố định hàng kỳ

- Thực hiện công tác kế toán tiền lương Tính thuế thu nhập theo qui định của nhà nước để công ty trích nộp

- Quản lý hạch toán các khoản thanh toán về doanh thu bán điện và các khoản doanh thu khác Quản lý việc thu nộp tiền bán điện và tiền chuyên thu khác giữa đơn vị và Công ty, phân tích tình hình thu ngân, tồn nợ, bán điện, số dư tiền chuyên thu gởi Ngân hàng Kiểm tra đối chiếu số trưng thu, truy thu, hủy bỏ theo kỳ và tháng, quý, năm…

4.3 Phòng KT&ATBHLĐ:

1 Chức năng:

- Tham mưu cho BGĐ trong công tác quản lý và điều hành về kỹ thuật trong công tác vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới điện, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất trong đơn vị

- Tham mưu cho BGĐ trong công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, phòng chống cháy

nổ, phòng chống lụt bão, công tác môi trường, hành lang an toàn lưới điện cao áp trong Đơn vị và theo dõi, thực hiện các nội dung trong TT 14

Trang 11

- Lập phương án giảm sự cố lưới điện, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, khôi phục nhanh sự cố, tổ chức điều tra sự cố lưới điện và thiết bị điện Thống kê, phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây sự cố lưới điện và đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kỹ thuật

- Theo dõi tình hình vận hành vật tư thiết bị trên lưới, đánh giá phân tích chất lượng vật tư thiết bị

- Thực hiện báo cáo QLKT hàng tháng và báo cáo đột xuất các diễn biến sự cố và các hiện tượng bất thường theo qui định của Công ty

- Tổ chức thực hiện việc chấp hành các qui trình vận hành thiết bị, qui phạm kỹ thuật Biên soạn qui trình kiểm tra phù hợp với phương thức vận hành

- Tổ chức biên soạn và triển khai áp dụng các mạch chu lưu liên quan đến công tác cung cấp và vận hành lưới điện

- Quản lý và cập nhật các tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị, biên bản đại tu sửa chữa, thử nghiệm định kỳ thiết bị, đảm bảo lưu trữ đầy đủ và kịp thời

- Quản lý, kiểm kê tài sản lưới điện, MBT

- Tổ chức thống kê cập nhật, khai thác hiệu quả các chương trình GIS, PSS/ADEPT

- Theo dõi, kiểm tra công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công tác sửa chữa thường xuyên, phương án bảo trì mùa khô của các đội Tổ chức giám sát, nghiệm thu và quyết toán đúng thời hạn

- Khảo sát đề xuất thực hiện các công trình XDCB

- Tham gia Hội đồng Xét thầu tư vấn thiết kế, xây lắp, mua sắm vật tư …

- Tổ chức phối hợp nhu cầu công tác, đáp ứng kịp thời hợp lý nhu cầu công tác trong và ngoài Đơn vị

- Kiểm tra phương án kỹ thuật các di dời lưới, trụ điện, trạm biến thế không làm ảnh hưởng cấu trúc lưới điện và phương thức vận hành

- Tổ chức theo dõi, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng mới, TCCS, di dời lưới điện, phân phối nguồn vốn khách hàng và các công trình SCL trên địa bàn quản lý

- Kiểm tra và trình Ban Giám Đốc duyệt các tờ trình di dời, hoán chuyển MBT, TCCS TBT

và tổ chức quản lý tài sản, vận hành MBT an toàn, hiệu quả

- Cập nhật và báo cáo đầy đủ số liệu phụ tải, các biến động trạm, MBT hàng tháng Tổng hợp số liệu từ các phòng đội báo cáo QLKT hàng tháng

- Tính toán và lập phương án đề xuất các biện pháp thực hiện giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật

- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của báo đài liên quan đến lĩnh vực vận hành điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa

- Tổ chức phúc tra gắn mới điện kế

- Nghiên cứu và triển khai áp dụng các đề tài khoa học, sáng kiến … thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Hội đồng Sáng kiến của Đơn vị

Trang 12

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo nhanh, định kỳ và đột xuất công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, sửa chữa lớn lưới điện

- Tổ chức lập phương án khai thác tải các tuyến dây mới đưa vào vận hành và các trạm trung gian mới đưa vào vận hành hoặc mới TCCS

- Tổ chức biên soạn quy cách VTTB phục vụ công tác đấu thầu mua sắm tại đơn vị

- Thẩm định, thẩm tra và lập quyết định phê duyệt TKKTTC (BCKTKT) các công trình điện

- Tổ chức xét thầu thi công xây lắp các công trình có liên quan, xét thầu mua sắm VTTB

b/Tổ KTAT – BHLĐ

- Xây dựng chương trình, kế hoạch trong công tác KTAT-BHLĐ, PCCN, PCLB, BVMT,

đề ra các biện pháp để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị

- Tổ chức sinh hoạt an toàn định kỳ hàng tháng, kiểm tra việc thực hiện công tác BHLĐ ở các phòng đội Tổ chức phân công và đôn đốc các phòng, đội thực hiện các chế

AT-độ báo cáo theo qui định Đơn vị, Công ty

- Phổ biến hướng dẫn các qui trình, qui định về KTAT-BHLĐ-PCCN-PCLB-BVMT Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ, đội trong việc thực hiện các qui trình qui định để kịp thời chấn chỉnh uốn nắn xử lý

- Tổ chức biên soạn giáo trình và lập kế hoạch huấn luyện, bồi huấn về KTAT-BHLĐ, tổ chức thi sát hạch các qui trình, qui định về KTAT-BHLĐ cho CBKT và công nhân trực tiếp sản xuất định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Công ty

- Tổ chức biên soạn các quy trình thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể, trên cơ sở

đó lập kế hoạch huấn luyện, đào tạo, bồi huấn lại cho công nhân trực tiếp sản xuất Tổ chức thi sát hạch đánh giá tay nghề cũng như kiến thức chuyên môn

- Định kỳ hàng tháng lập lịch phân công cho lãnh đạo các phòng, đội kiểm tra hiện trường sản xuất về việc chấp hành các qui trình, qui định về AT-BHLĐ-PCCN của các nhóm công tác ngoài hiện trường sản xuất

- Tổ chức đoàn kiểm tra chấm điểm công tác BHLĐ trong Đơn vị và các đơn vị bạn theo lịch phân công hàng 6 tháng của Công ty Phối hợp Công đoàn tổ chức đăng ký an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cá nhân, phòng đội và đơn vị định kỳ hàng đầu năm

- Thống kê, phân tích, báo cáo, phổ biến rút kinh nghiệm các trường hợp TNLĐ trong công

ty, EVN Phối hợp điều tra sự cố, TNLĐ xảy ra trong Đơn vị (nếu có) Phối hợp với công

an xã, huyện điều tra tai nạn điện ngoài nhân dân

- Tổ chức chủ trì việc xây dựng “Kế hoạch KTAT-BHLĐ-PCCN, dụng cụ đồ nghề” hàng năm của Đơn vị, phối hợp với Phòng KH-VT mua sắm, phân bổ cho các phòng đội, theo dõi báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch KTAT-BHLĐ-PCCN, dụng cụ đồ nghề định kỳ về Công ty

- Lập hồ sơ quản lý, cấp phát dụng cụ đồ nghề, theo dõi thử nghiệm định kỳ các trang cụ an toàn bảo hộ lao động, kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT

- Khảo sát để giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của khách hàng, báo đài liên quan đến lĩnh vực an toàn điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa

Trang 13

- Thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực trong Hội đồng BHLĐ, Ban chỉ đạo phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão của Đơn vị

- Triển khai cụ thể toàn bộ các nội dung trong chương trình công tác AT-BHLĐ-PCCN hàng tháng của Công ty Thực hiện công tác báo cáo KTAT-BHLĐ-PCCN-PCLB-BVMT định kỳ và đột xuất theo qui định

- Nghiên cứu, biên soạn các qui trình, qui định, tiêu chuẩn về KTAT-BHLĐ, dụng cụ đồ nghề, trang cụ an toàn bảo hộ lao động

- Thực hiện trách nhiệm của công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp Lập kế hoạch tiến độ để tổ chức thực hiện, kiểm tra phúc tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện công tác này tại 2 Đội Quản lý lưới điện Chịu trách nhiệm các báo cáo định kỳ, đột xuất về Công ty cũng như báo cáo sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ HLATLĐCA

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, ngăn ngừa tai nạn điện trong nhân dân

- Tổ chức thành lập Hội đồng nghiệm thu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai áp dụng các

đề tài này vào thực tế tại Đơn vị, thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Hội đồng Sáng kiến Đơn vị

- Tham gia công tác đấu thầu, xét thầu trang bị BHLĐ và vật tư thiết bị của đơn vị

4.4 Phòng Kế Hoạch – Vật Tư:

1 Chức năng :

Có chức năng tham mưu cho Giám Đốc trong việc triển khai và theo dõi việc thực hiện các mặt

công tác như: công tác kế hoạch, công tác khai thác và quản lý vật tư, thiết bị

- Tổ chức tốt các kho bãi chứa vật tư

- Tổ chức quản lý tốt việc thu hồi vật tư sau đại tu – cải tạo

- Tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị và chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư thiết bị đó khi được Công Ty đồng ý

- Quyết toán vật tư đúng hạn, đúng qui định

4.5 Phòng Kinh Doanh:

1 Chức năng :

- Tham mưu cho lãnh đạo điện lực đều hành công tác kinh doanh điện năng của đơn vị

- Xây dựng kế hoạch và theo di thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị

Trang 14

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các mặt trong công tác kinh doanh của các Đội Thu ngân, Đội Quản lý khách hàng và Đội Quản lý điện kế

2 Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhu cầu sử dụng điện của khách hàng

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng trọng điểm và khách hàng tiềm năng

- Công tác quản lý tổn thất điện năng:

- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo thống kê các mặt trong trong tác kinh doanh theo yêu cầu của Công ty và đơn vị

- Vận động và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện của khách hàng

- Công tác chống câu trộm điện

- Công tác quản lý giá điện

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các mặt trong công tác kinh doanh của các Đội Thu ngân, Đội Quản lý khách hàng và Đội Quản lý điện kế

- Chịu trách nhiệm công tác quản lý và vận hành mạng máy tính điện lực

- Viết các chương trình ứng dụng theo yêu cầu của các đơn vị

- Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và đột xuất các máy vi tính, máy fax đảm bảo nhu cầu công tác tại Điện lực

- Quản lý webside của Điện lực, cập nhật thường xuyên định kỳ

4.7 Đội Quản Lý Khách Hàng:

1 Chức năng :

- Trả lời và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng

- Là nơi xử lý và giải quyết các nghiệp vụ liên quan hoặc theo yêu cầu của khách hàng

- Thực hiện theo dõi và lưu trữ các hồ sơ biến động khách hàng trong công tác kinh doanh điện năng

- Tổ Ghi điện thực hiện các công tác liên quan đến việc ghi chỉ số điện kế và các công tác phải giao tiếp với khách hàng bên ngoài theo yêu cầu của đơn vị

2 Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận hồ sơ lắp đặt, tăng cường công suất cho khách hàng

- Tiếp nhận xử lý vi phạm sử dụng điện, các đơn thư khiếu nại, tố cáo,…

Trang 15

- Cập nhật và trả lời các thông tin khiếu nại, phản ánh của khách hàng

- Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khách hàng trong công tác kinh doanh điện năng và thực hiện lưu trữ theo qui định

- Thực hiện các công tác liên quan đến việc ghi chỉ số điện kế như ghi chỉ số điện kế cho khách hàng

4.8 Đội Thu Ngân:

1 Chức năng:

- Tổ chức quản lý công tác thu tiền điện và nộp tiền điện, theo dõi nợ,nhắc nợ, cắt điện khi khách hàng vi phạm chậm trả tiền điện và tái lập điện khi đã thanh toán xong tiền điện, xử lý nợ khó đòi

- Tổ chức thực hiện công tác thu tiền điện đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu Công ty giao, không gây phiền hà khách hàng

hộ, hành thu … đúng qui trình, qui định

- Tổ chức tốt công tác thu tiền qua ngân hàng (Ủy Nhiệm Thu, Ủy Nhiệm Chi, Chuyển Khoản …)

- Tổ chức thu tiền điện tại nhà khách hàng và nộp tiền đạt và vượt năng suất của Công ty giao và nộp tiền đạt và vượt năng suất của Công ty giao, quản lý tiền mặt thu được theo đúng qui trình kinh doanh của Công ty

- Báo cáo các phản ánh của khách hàng, các trường hợp bất thường như: khách hàng có dấu hiệu vi phạm câu trộm điện, sai mã giá, sai số hộ, hóa đơn sai … cho các bộ phận khác có liên quan

- Tổ chức theo dõi nợ, nhắc nợ, cắt điện đòi nợ khi khách hàng vi phạm chậm trả tiền điện

và tái lập điện khi khách hàng đã thanh toán xong tiền điện

4.9 Đội Quản Lý Điện Kế :

- Tổ chức gắn mới điện kế, thay bảo trì điện kế hư, cháy…

- Tổ chức công tác kiểm chứng điện kế

- Lập kế hoạch thay bảo trì định kỳ điện kế

Trang 16

- Thực hiện các công tác khác do đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị

4.10 Đội Vận Hành Lưới Điện:

1 Chức năng :

- Quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 22kV trở xuống, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn, ổn định cho khách hàng Kịp thời phát hiện những sự cố bất thường, nhanh chóng loại trừ sự cố

- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Đơn vị về sự hoạt động bình thường của thiết bị và cung cấp điện

- Tham mưu cho lãnh đạo Đơn vị trong việc lựa chọn phương thức vận hành lưới, đề xuất thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự cố có hiệu quả

- Chỉ huy vận hành, thao tác đóng cắt đường dây, thiết bị trên lưới theo phân cấp thao tác của Điều độ Công ty và đề xuất với lãnh đạo Đơn vị tăng cường nhân sự để giải quyết nhanh chóng các sự cố lớn xảy ra nếu có

2 Nhiệm vụ:

+ Xử lý sự cố :

- Phản ánh kịp thời tình trạng bất thường của thiết bị đến lãnh đạo đơn vị và trung tâm điều

độ thông tin để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự cố

- Xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, nhanh chóng tái lập điện cho khách hàng

+ Vận hành lưới điện :

- Tổng hợp hàng ngày về tình hình vận hành thiết bị, thay đổi cấu trúc lưới và tình hình cung cấp điện để báo cáo cho lãnh đạo đơn vị và Trung Tâm Điều Độ Thông Tin Công ty

- Thông báo kịp thời các khu vực cắt điện cho khách hàng

- Thực hiện thao tác đóng cắt thiết bị điện theo phân cấp của Công Ty để thay đổi phương thức vận hành khi cần, chấp hành tốt việc thực hiện PCT, PTT và các qui trình, qui định của Công ty về công tác đóng cắt điện cho đơn vị ngoài thi công

4.11 Đội Quản Lý Lưới Điện :

1 Chức năng :

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác quản lý, thi công các công trình lưới điện phân phối từ 22 kV trở xuống nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn liên tục, góp phần phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Củ Chi

- Thay mặt Điện lực Củ Chi trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong Đội

Trang 17

2 Nhiệm vụ :

- Trực tiếp tổ chức và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa giảm sự cố gây mất điện

- Trực tiếp tổ chức thi công các công trình đại tu, cải tạo, xây dựng mới

- Tổ chức và thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối Củ Chi

- Tổ chức kiểm tra lưới điện định kỳ và đột xuất tình trạng vận hành lưới điện và phối hợp với các Phòng

- Đội xây dựng kế hoạch bảo trì lưới điện , SCTX LĐ hàng năm

- Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì lưới điện

- Thực hiện các biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa TNLĐ trong công nhân

- Kiểm tra phát hiện và kịp thời phối hợp các phòng, đội trong Đơn vị và chính quyền địa phương tiến hành xử lý các công trình vi phạm hành lang an tồn lưới điện cao áp

- Thực hiện các công tác khác do Đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Đơn vị

- Triển khai áp dụng mô hình quản lý kỹ thuật của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực TP.HCM

4.13 Ban Quản Lý Dự Án:

1 Chức năng :

Ban QLDA Điện lực là một đơn vị trực thuộc Điện lực, tham mưu cho Ban Giám Đốc Điện lực trong việc quản lý, theo dỏi thực hiện các dự án công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý theo các qui định hiện hành

2 Nhiệm vụ :

- Kiểm tra các đề cương và dự toán chi phí lập báo cáo khảo sát; báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án đầu tư xây dựng công trình do tư vấn lập và trình Điện lực thẩm định ký duyệt hoặc trình Công ty duyệt theo phân cấp

- Tổ chức đấu thầu xây lắp và tham gia tổ chuyên gia xét thầu xây lắp

- Theo dõi việc thực hiện hợp đồng xây lắp, kiểm tra và đôn đốc thực hiện tất cả các hợp đồng trừ hợp đồng mua sắm vật tư thiệt bị (VTTB)

- Kiểm tra VTTB A cấp và thực hiện kiểm tra VTTB B cấp tại công trường trưóc khi thi công lắp đặt

- Tổ chức phân công cán bộ theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện của các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình xây dựng có tham gia nhận thầu các công trình ĐTXD thực hiện trên địa bàn quản lý

- Tổ chức phân công cán bộ theo dõi, giám sát tiến độ, khối lượng, chất lượng tiến độ thi công của các nhà thầu có tham gia gia nhận thầu các công trình ĐTXD thực hiện trên địa bàn quản lý

- Cập nhật kịp thời và lập báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quí cho Ban Giám đốc về tình hình thực hiện các công trình ĐTXD trên địa bàn quản lý, đồng thời thực hiện cac báo cáo định

kỳ theo phân công

Trang 18

Phòng QLĐT

Phòng

CNTT

Đội

Thu ngân

Đội

QLĐK

Phòng Kinh doanh

Phòng

KT &

ATBHLĐ

ĐỘI QLLĐ BAN

Văn Phòng

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Phòng TCNS

- Sơ đồ tổ chức :

III Hiện trạng lưới điện của điện lực Củ Chi:

1/ Khối lượng lưới điện quản lý:

Công ty Điện lực Củ Chi đang quản lý vận hành 26 tuyến dây trung thế 15/22kV xuất phát từ

4 trạm trung gian: trạm Củ Chi, trạm Phú Hoà Đông , trạm Tân Qui và trạm Tân Hiệp Các tuyến dây này đang cung cấp điện trên toàn bộ địa bàn huyện Củ Chi và một phần huyện Hóc Môn

Khối lượng quản lý lưới điện (tính đến tháng 09 năm 2011):

* Đường dây trung thế: 835,842 km

+ Đường dây 22kV: 30,848 km (nổi: 22,898 km & ngầm: 3,950 km)

+ Đường dây 15kV: 804,994 km (nổi: 791,051 km & ngầm: 13,943 km)

* Đường dây hạ thế: 1.265,994 km (nổi: 1.264,819 km & ngầm: 1,175 km)

Trang 19

1 LBS (loại kín): thiết bị đóng cắt có tải và có buồng dập hồ quang bằng SF6;

2 LBS (loại hở): thiết bị đóng cắt có tải và có buồng dập hồ quang bằng cơ khí;

3 Recloser: thiết bị đóng cắt có tải, có bộ phận bảo vệ quá dòng, có chức năng tự đóng lại;

4 DS: Dao cách ly đóng cắt không tải dùng để gắn kèm với LBS, Recloser để tạo ra khe hở nhìn thấy được (đảm bảo an toàn khi cắt điện công tác);

5 FCO: thiết bị đóng cắt không tải MBT hoặc có tải nhỏ (Imax =100A), bảo vệ quá dòng bằng cầu chì tự rơi;

6 LBFCO: thiết bị đóng cắt có tải nhỏ (Imax 200A), bảo vệ quá dòng bằng cầu chì tự rơi, có cấu trúc cơ khí để dập hồ quang nhỏ;

7 Tụ bù: thiết bị bù công suất phản kháng trên lưới điện nhằm giảm tổn thất điện năng;

8 LA: thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây, bảo vệ cho các thiết bị khác như LBS, Recloser, MBT

Trạm Tân Hiệp: 110/15kV, (2x40)MVA:

- Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110KV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ Chi

- Điện áp thứ cấp: 2 thanh cái 15kV, 22kV

- Các phát tuyến 15kV: gồm 2 phát tuyến đi song song cung cấp điện chuyên dùng cho Trạm Bơm Nước Thô Hòa Phú

 Hòa Phú 1 (MC871) : Mã đường dây H29C

 Hòa Phú 2 (MC873) : Mã đường dây H29D

- Tuyến Hoà Phú 1: tiết diện VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 280A bằng 70% định mức

- Tuyến Hoà Phú 2: tiết diện VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 90A bằng 22.50% định mức

- Tuyến Cầu Xáng: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, mang tải 290A bằng 47,93% định mức

Trạm Phú Hoà Đông: 110/15kV, (1x40)MVA, đang vận hành với phụ tải max 995A đạt

65% so với định mức của trạm biến thế;

- Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110KV Gò Đậu - Phú Hòa Đông và đường dây 110kV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ Chi

- Điện áp thứ cấp: 1 thanh cái 15kV

Trang 20

- Các phát tuyến: 5 phát tuyến 15kV

 Bến Than : Mã đường dây K19A

 An Nhơn Tây : Mã đường dây K19B

 Củ Chi : Mã đường dây K19C

 SamYang : Mã đường dây K19D (cấp điện cho Cty SamHo)

 Trung An : Mã đường dây K19E

- Tuyến 15kV Bến Than: tiết diện VXAs240-24kV, ACV70, AC50, mang tải 320A bằng 52.89% định mức

- Tuyến 15kV Củ Chi: tiết diện VXAs240-24kV, ACV 240/95-3kV, mức mang tải 200A bằng 33,06% định mức

- Tuyến 15kV An Nhơn Tây: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, VXAs70-24kV, ACV240-3kV, ACV150-3kV, ACV70, AC50, mang tải 110A bằng 18,18% định mức

- Tuyến 15kV SamYang: tiết diện ACV150, mang tải 130A bằng 24,30% định mức

- Tuyến 15kV Trung An: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 235A bằng 38,84% định mức

Trạm Tân Qui: 110/22/15kV, 2x63 MVA:

- Tuyến 15 KV Hòa Phú 3 tiết diện VXAs240-24kV (MC871) ;

- Tuyến 15 KV Bình Mỹ tiết diện VXAs240-24Kv (MC874) ;

- Tuyến 15 KV Tân Thạnh Tây tiết diện VXAs240-24kV (MC878) ;

- Tuyến 22 KV Đông Nam 1 (MC477);

- Tuyến 22 KV Đông Nam 2 (MC478)

Trạm Củ Chi: 110/22/15kV, (1x40 + 1x63)MVA, đang vận hành với phụ tải max 2.840A

đạt 72% so với định mức của trạm biến thế, cung cấp điện cho 11 pháp tuyến trung thế (7 pháp tuyến 15kV và 3 pháp tuyến 22kV) ;

- Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110kV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ Chi

và đường dây 110kV Trảng Bàng - Củ Chi

- Điện áp thứ cấp: 2 thanh cái 15kV, 22kV Trong đó:

+ MBT 1T (40MVA): cung cấp cho các phát tuyến sau:

Các tuyến 15kV:

 Tân Thông (MC873) : Mã đường dây V19J

 Cầu Bông (MC875) : Mã đường dây V19K đang lên 22KV

 Ấp Đình (MC871) : Mã đường dây V19I

Tuyến 22 kV:

 KCN Tây Bắc (MC477) : Mã đường dây V19G + MBT 2T (63MVA): cung cấp cho các phát tuyến sau:

Các phát tuyến 15kV:

 An Hạ (MC872) : Mã đường dây V19A

 Tân Qui (MC874) : Mã đường dây V19B

 Phước Vĩnh An (MC876) : Mã đường dây V19H

 Vân Hàn (MC878) : Mã đường dây V19F

Trang 21

Các tuyến 22kV:

 Trung Lập Hạ (MC478) : Mã đường dây V19E

 Cây Sộp (MC476) : Mã đường dây V19M

- Tuyến 22kV Cây Sộp: tiết diện ACV240-3kV, mang tải 396A bằng 65,45% định mức

- Tuyến 15kV Thầy Cai: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, ACV240-3kV, AC95, mang tải 200A bằng 33,06% định mức

- Tuyến 15kV Phước Thạnh: tiết diện VXAs240-24kV, ACV240-3kV, ACV70-3kV, VXAs150-24kV, ACV150-3kV, mức mang tải 180A bằng 29,75% định mức

2/ Vị trí giao đầu các tuyến dây:

Trạm Tân Hiệp:

 Tuyến Cầu Xáng:

- LBS Láng Chà : giao đầu nối tiếng Tân Thạnh Đông

giao đầu tuyến Bình Mỹ

- LBS Bà Đề : giao đầu tuyến Trung An

- LBS(hở) :giao đầu nối tuyến Nhà Máy Nước

- LBFCO UB Bình Mỹ : giao đầu tuyến Trung An

 Tuyến Hòa Phú 1,2:

- LBS Láng Chà :

- DS TTĐ – Hòa Phú : giao đầu tuyến Trung An;

- DS Thạnh Đông : giao đầu tuyến PVA;

- DS BETH/153C : giao đầu tuyến Bến Than;

Trang 22

Trạm Phú Hòa Đông :

 Tuyến Củ Chi:

- LBS Bến Mương : giao đầu tuyến PVA;

- DS Bà Thiên : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

- LBS Đức Hiệp : giao đầu tuyến PVA;

- DS Ấp Tây : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- LBS Cổ Cò : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- LBS Cầu Ô Qui : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

- DS Phú Lợi : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

 Tuyến An Nhơn Tây:

- LBS Bà Thiên : giao đầu tuyến Củ Chi;

- DS Phú Lợi : giao đầu tuyến Củ Chi;

- LBS Cầu Ô Qui : giao đầu tuyến Củ Chi;

 Tuyến Bến Than:

- DS Đông Mỹ Hiệp : giao đầu tuyến PVA;

- DS Thạnh An 6S : giao đầu tuyến Trung An;

- DS Trung An : giao đầu tuyến Trung An;

- DS Trang Long : giao đẩu tuyến PVA;

- DS Tân Qui – Đồng Dù : giao đầu tuyến PVA;

- DS BT/99/28 : giao đầu tuyến Trung An;

- DS BETH/152 : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2;

 Tuyến Trung An:

- LBS Trung An : giao đầu tuyến Bến Than;

- LBS Thạnh An 6S : giao đầu tuyến Bến Than;

- LBS TTĐ – Hòa Phú : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2;

- DS Bà Đề : giao đầu tuyến Cầu Xáng;

- DS BT/99/28 : giao đầu tuyến Bến Than;

- LBFCO UB Bình Mỹ : giao đầu tuyến Cầu Xáng;

 Tuyến SamYang:

Trang 23

Trạm Củ Chi:

 Tuyến An Hạ:

- DS Ngân Hàng : giao đầu tuyến Tân Quy;

- DS Bàu Tre : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

- DS Đoàn 646 : giao đầu tuyến Thầy Cai;

- DS AH/184 : giao đầu tuyến Tân Thông;

- DS Ấp Tiền : giao đầu tuyến Thầy Cai;

- DS Tân Phú Trung : giao đầu tuyến Tân Quy;

- DS Kênh Thầy Cai : giao đầu tuyến Thầy Cai;

- DS Trạm Bơm : giao đầu tuyến Tân Quy;

 Tuyến Tân Quy:

- LBS Ngân Hàng : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBFCO 3 T.Lập 2 : giao đầu tuyến Tân Thông;

- DS Mũi Tàu : giao đầu tuyến Ấp Đình;

- LBS T.P.Trung : giao đầu tuyến An Hạ;

- DS An Hạ : giao đầu tuyến dây địa phận Hóc Môn;

- LBS Bắc Đoàn : giao đầu tuyến Tân Thông;

 Tuyến Trung Lập Hạ:

- DS 5T/1 : giao đầu tuyến KCNTB;

- DS Thế Kỷ : giao đầu tuyến Cây Sộp;

- LBFCO CS/19/1/13 : giao đầu tuyến Cây Sộp;

 Tuyến Vân Hàn:

- DS Củ Chi – Đồng Dù : giao đầu tuyến PVA;

- DS Trung Viết : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

- DS Ấp Tây : giao đầu tuyến Củ Chi;

- DS Cổ Cò : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

- LBS An Lộc : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

 Tuyến KCNTB:

- DS 5T/1 : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ;

- LBS D3 : giao đầu tuyến Cây Sộp;

 Tuyến PVA:

- LBS Củ Chi – Đồng Dù : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- DS Đức Hiệp : giao đầu tuyến Củ Chi;

Trang 24

- DS Bến Mương : giao đầu tuyến Củ Chi;

- LBS Đông Mỹ Hiệp : giao đầu tuyến Bến Than;

- DS Vĩnh An : giao đầu tuyến Ấp Đình;

- LBS Trang Long : giao đầu tuyến Bến Than;

- LBS Tân Qui-Đồng Dù : giao đầu tuyến Bến Than;

- DS Thạnh Đông : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2;

- DS Thạnh Tây : giao đầu tuyến Ấp Đình;

 Tuyến Ấp Đình:

- DS Vĩnh An : giao đầu tuyến PVA;

- LBS Mũi Tàu : giao đầu tuyến Tân Quy;

- LBS hở TPT : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBS Thạnh Tây : giao đầu tuyến PVA;

 Tuyến Tân Thông:

- LBFCO 3 Tân Lập 2 : giao đầu tuyến Tân Quy;

- DS BĐTT/154 : giao đầu tuyến An Hạ;

- DS Bắc Đoàn : giao đầu tuyến Tân Qui;

 Tuyến Cầu Bông:

- DS : giao đầu tuyến Bến Đò

 Tuyến Bến Đò:

- DS Bắc Đoàn1 : giao đầu tuyến Cầu Bông

 Tuyến Cây Sộp:

- DS D3 : giao đầu tuyến KCNTB;

- LBS Thế Kỷ : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ;

- LBFCO CS/19P/1/13 : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ;

 Tuyến Thầy Cai:

- LBS Đoàn 646 : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBS Ấp Tiền : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBS Tân An Hội : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

- LBS Kênh Thầy Cai : giao đầu tuyến An Hạ;

 Tuyến Phước Thạnh:

- LBS Trung Viết : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- LBS Bàu Tre : giao đầu tuyến An Hạ;

- DS Tân An Hội : giao đầu tuyến Thầy Cai;

- DS Phước Hòa :

- DS An Lộc : giao đầu tuyến Vân Hàn

Trang 25

Trạm Tân Qui

 Đông Nam 1

 Đông Nam 2

 Tân Thạnh Tây:

- DS Tân Thạnh Đông trụ BETH /158C tuyến Cầu Xáng

- LBS Tân Qui trụ PVAN /257 tuyến Phước Vĩnh An

- LBS Ngã Tư Tân Qui trụ BETH /102 tuyến Bến Than

-LBS Láng The trụ 253-254 tuyến Phước Vĩnh An

Trên địa bàn huyện Củ Chi có các đường dây cao thế sau:

- Đường dây: 110kV Gò Đậu - Phú Hòa Đông

: 110 kV Hóc Môn - Củ Chi do XN Điện Cao Thế quản lý

- Đường dây 500 kV Bắc Nam, đường dây 220 kV Bình Hòa-Tân Định-Trảng Bàng, đường dây 110 kV Phú Hòa Đông -Trảng Bàng do XN Truyền Tải Điện 4 quản lý

Trang 26

PHẦN 2

THỰC TẬP TẠI ĐỘI QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN

Tìm hiểu các nội dung sau:

I Chức năng và nhiệm vụ của đội quản lý lưới điện

II Công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây trung hạ thế

III Công tác quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa máy biến áp

IV Tìm hiểu công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên trên lưới điện

V Những biện pháp an toàn khi làm việc

VI Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên lưới 15-22kv

VII.Những biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao áp đang vận hành và gần đường dây đang có điện

VIII Phương pháp đo điện trở đất

IX Tổ chức thi công một công trình đường dây và trạm

I Chức năng và nhiệm vụ của đội quản lý lưới điện :

1 Chức năng :

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác quản lý, thi công các công trình lưới điện phân phối từ 22 kV trở xuống nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn liên tục, góp phần thực hiện các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên đia bàn huỵện Củ Chi

- Thay mặt Điện lực Củ Chi trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả trong Đội

- Kiểm tra phát hiện và kịp thời phối hợp các phòng đội trong đơn vị và chính quyền địa phương tiến hành xử lý các công trình vi phạm hành lang ATLĐ cao áp

Trang 27

- Thực hiện các công tác khác do đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Triển khai áp dụng mô hình quản lý kỹ thuật của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty điện lực TP.HCM

II Công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây trung hạ thế:

1 Công tác quản lý, vận hành:

- Quản lý hồ sơ đường dây nổi trung thế

- Điều tra, phân tích nguyên nhân, thống kê tình hình mất điện và hiện tượng bất thường của đường dây theo đúng quy định điều tra sự cố

- Trong quá trình vận hành đường dây phải tiến hành bảo trì, đại tu nhằm đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn

- Tiến hành kiểm tra đường dây, phát hiện hư hỏng của thiết bị trên lưới và kịp thời sửa chữa

2 Kiểm tra đường dây:

2.1 Kiểm tra định kỳ:

Nhằm mục đích nắm vững tình hình lưới, thiết bị trên đường dây

- Kiểm tra ngày: 1 tháng 1 lần

- Kiểm tra đêm: 3 tháng 1 lần

2.2 Kiểm tra kỹ thuật: do cán bộ lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật kiểm tra để hiểu tình hình

dọc tuyến dây và chất lượng kiểm tra đường dây của công nhân

- Kiểm tra trước mùa mưa sét 1 năm 1 lần

2.3 Kiểm tra đặc biệt:

- Kiểm tra sau khi có mưa bão và thời tiết bất thường

2.4 Kiểm tra sự cố: Nhằm mục đích phát hiện sự cố trên đường dây

- Kiểm tra khi đường dây xảy ra sự cố

3 Sửa chữa đường dây:

3.1 Bảo trì:

- Tuỳ theo tình hình kiểm tra đường dây mà tiến hành bảo trì nhưng ít nhất 1 năm 1 lần

3.2 Đại tu:

- Đường dây cột bê tông: 6 năm 1 lần

- Thời hạn trên thay đổi tuỳ theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ kết quả kiểm tra

mà tiến hành đại tu

3.3 Cải tạo:

- Tuỳ theo tình hình vận hành của đường dây, tình hình phát triển của lưới điện mà tiến hành cải tạo đường dây để đáp ứng nhu cầu phân phối điện năng của LĐ

Trang 28

III Công tác quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa máy biến áp:

1 Công tác quản lý, vận hành:

- Nắm được thông số kỹ thuật và thông số vận hành máy biến áp

- Tổ chức kiểm tra đo tải máy biến áp…., nếu phát hiện bất thường lên kế hoạch sửa chữa

2 Kiểm tra máy biến áp:

2.1 Kiểm tra định kỳ:

- Đối với MBA phân phối dung lượng  1000 kVA: 1 tháng 1 lần

- Đối với MBA phân phối dung lượng < 1000 kVA:

 3 tháng 1 lần đối với MBA đặt trên nền, trên giàn và trong phòng

 6 tháng 1 lần đối với MBA trạm treo

- Đối với MBA quá tải, nóng hay có hiện tượng bất thường, thời hạn kiểm tra phải thường xuyên hơn, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng

2.2 Kiểm tra kỹ thuật:

- Kiểm tra kỹ thuật mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hàng năm

2.3 Kiểm tra đặc biệt:

- Những lúc MBA bị sự cố hoặc vận hành bất thường

3 Sửa chữa MBA:

- Tiểu tu: 1 năm 1 lần

- Đại tu: ít nhất 10 năm 1 lần

- Những trường hợp đại tu bất thường phải tùy theo kết quả thử nghiệm và tình trạng của

máy biến áp mà quyết định

IV Tìm hiểu công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên trên lưới điện:

1 Lưới trung thế, hạ thế:

Dọc theo đường dây:

- Tổ chức khai quang mé nhánh triệt để dọc tuyến đường dây

1.1 Cột điện:

- Đắp lại các móng trụ

- Tu bổ lại các trụ bê tông bị nứt nẻ, hư hại nhẹ

- Sơn cột thép bị rỉ

- Đánh lại số cột điện từ trạm xuất phát tới cuối đường dây, sơn biển báo AT

- Thu hồi các trụ không còn sử dụng, thu hồi bớt trụ tại các vị trí có quá nhiều trụ không đảm bảo mỹ quan

Trang 29

- Thay các sứ xấu, bị nứt, có dấu hiệu phóng điện

- Vặn lại ty sứ, thay boulon ty sứ

- Buộc lại dây trên cổ sứ

- Kéo lại các chuổi sứ bị lệch

- Vệ sinh sứ

- Thu hồi các sứ hư cũ không còn sử dụng còn trên đầu trụ

1.4 Dây dẫn điện và dây chống sét:

- Căng dây chùng đảm bảo độ võng cho phép

- Xử lý dây tưa, dây câu tạp, điểm mất an toàn…

- Kéo dây trung hòa cho đầy đủ

- Sửa chữa tạ chống rung không đúng vị trí

- Siết chặt các khóa đở dây tránh bị lỏng, tuộc ra khỏi vị trí

- Thay dây có tiết diện nhỏ hoặc nhiều mối nối

1.5 Các mối nối tiếp địa:

- Xử lý tất cả các mối nối không đúng kỹ thuật, tiếp xúc xấu trên đường dây, phát nhiệt

- Hàn lại, nối lại dây tiếp địa bị đứt, hỏng

- Xử lý chỗ nối có tiếp xúc xấu

- Cũng cố tăng cường tiếp địa đảm bảo trị số nối đất đúng quy định

1.7 Cầu dao, LBFCO, FCO:

- Theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa dao cách ly trung thế số 404/ĐVN/HCM.IV ngày 07/5/97 và theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa LBFCO và FCO số 405/ĐVN/HCM.IV ngày 07/05/97 của Công ty

Trang 30

1.8 Máy biến điện áp, biến dòng, Recloser, LBS:

- Theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa máy biến điện áp, máy biến dòng điện, máy

cắt tự đóng lại, LBS do Công ty ban hành

2 Bảo trì máy biến áp trung gian và máy biến áp phân phối:

- Sửa chữa tất cả các thiếu sót có thể sửa chữa được

- Kiểm tra cò đầu cosse hạ thế, trung thế, cao thế của máy biến thế,

- Boulon các chổ rỉ dầu, xử lý các van, các joint hỏng

- Quét dọn sạch bên ngoài máy, lau sứ cách điện

- Xã cặn nước trong bình dầu phụ, bổ sung dầu

- Thay silicagen trong các bình xi-phong nhiệt và hô hấp

- Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát

- Kiểm tra thiết bị bảo vệ và chống sét

- Kiểm tra sứ đầu vào Đối với các sứ đầu vào có kiểu hở thì thay dầu trong các vách ngăn dầu

- Kiểm tra thiết bị đo lường, rơle bảo vệ, kính phòng nổ, tiếp địa công tác

- Kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây và vỏ máy

- Thử nghiệm mẫu dầu, hạt hút ẩm

V Những biện pháp an toàn khi làm việc :

Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như: dùng khóa để khóa bộ truyền độ dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác, khóa van khí nén…

- Treo biển " Cấm đóng điện! Có người đang làm việc " ở bộ phận truyền động của dao cách ly.Biển " Cấm mở van! Có người đang làm việc" ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn

- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất Kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất

- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn

1./ Cắt điện:

* Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:

- Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc

- Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:

0,70m đối với cấp điện áp từ 1kV đến cấp điện áp 1

1,00 m đối với cấp điện áp đến 35 kV

Trang 31

1,50 m đối với cấp điện áp đến 110 kV 2,50 m đối với cấp điện áp đến 220 kV

- Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là:

0,35m đối với cấp điện áp đến 15kV 0,60 m đối với cấp điện áp đến 35 kV 1,50 m đối với cấp điện áp đến 110 kV 2,50 m đối với cấp điện áp đến 220 kV Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào chắn được xác định tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực tiếp công việc chịu trách nhiệm

Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ là phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt cầu dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh cái ( trừ trạm GIS ) Cấm cắt điện chỉ bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ truyền động tự động

Cắt điện để làm việc cần ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp qua các thiết bị như máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, nguồn dự phòng, máy phát diesel có điện bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc Cực của cầu dao đảo chiều phải đủ để đấu cả dây trung tính, đảm bảo tách được dây trung tính chung của hệ thống

Sau khi ngắt điện ở máy ngắt, cầu dao cách ly cần phải khóa mạch điều khiển lại như: cắt áptomát, gỡ cầu chì, khóa van nén khí đến máy ngắt…

Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp sau khi cắt điện phải khóa tay điều khiển và kiểm tra đã ở vị trí cắt

Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm Cấm ủy nhiệm việc thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành

Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho công nhân vận hành có kinh nghiệm và nắm vững lưới điện, nhằm ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn gây nguy hiểm cho công nhân sửa chữa Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền hoặc điều độ Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị quản lý vận hành phải đảm nhiệm việc bàn giao đường dây cho đơn

vị sửa chữa tại hiện trường (kể cả việc đặt tiếp đất)

2./ Treo biển báo và đặt rào chắn:

Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các

bộ phận truyền động của máy ngắt, dao cách ly mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc Với các dao cách ly một pha, biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhân viên thao tác thực hiện Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo các biển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển “ Cấm đóng điện ! Có người làm việc trên đường dây “

Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách điện…rào chắn phải khô và chắc chắn Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến các phần có điện không được nhỏ hơn khoảng cách nêu ở mục 1 phần IV Trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo: “ Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”

Trang 32

Ở thiết bị điện điện áp đến 35kV, trong các trường hợp đặc biệt, tùy theo điều kiện làm việc, rào chắn có thể chạm vào phần có điện Rào chắn này (tấm chắn, mũ chụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn điện dùng ở thiết bị điện Khi đặt rào chắn phải hết sức cẩn trọng, phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện và phải có hai người Nếu cần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻ khô lau sạch bụi của rào chắn

Ở thiết bị điện phân phối trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người “ Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa cũng như ở các lối đi người làm việc không cần đi qua, phải dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển nói trên Tại nơi làm việc, sau khi đặt tiếp đất di động phải treo biển “ Làm việc tại đây! “

Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm, người làm việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng

Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm thời và biển báo

3./ Kiểm tra không còn điện:

Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử Khi đó phải thử cả 03 pha vào và ra của thiết bị

Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơle, đồng hồ để xác minh thiết bị còn điện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơle v.v… báo có tín hiệu điện thì coi như thiết bị vẫn còn điện Khi thử phải kiểm tra bằng bút thử điện ở nơi có điện trước rồi mới thử ở những nơi cần bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở

Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác

4./ Đặt tiếp đất lưu động:

a./ Đặt tiếp đất lưu động:

Sau khi kiểm tra không còn điện, phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch tất cả các pha ngay, đặt tiếp đất ở vị trí nào phải thử hết điện ở vị trí ấy

Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần ( hoặc bọc vỏ nhựa trong ), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 25mm2 Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần dẫn điện đang có

Một số loại bút thử điện

Trang 33

điện Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó

Khi làm các công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm phân phối hoặc tủ phân phối, để giảm bớt số lượng dây tiếp đất lưu động, cho phép đặt tiếp đất ở thanh cái và chỉ ở hai mạch đấu trên

đó sẽ tiến hành công việc và khi chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì đồng thời chuyển dây tiếp đất Trong trường hợp đó chỉ cho phép làm việc trên mạch đấu có đặt tiếp đất Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn, trên mỗi phân đoạn phải đặt một dây tiếp đất

Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu Nếu khu vực sửa chữa dài quá 2 km phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa

Đối với đường trục có nhánh mà nhánh không cắt được cầu dao cách ly thì mỗi nhánh ( nằm trong khu vực sửa chữa ) phải có thêm bộ tiếp đất ở đầu nhánh

Đối với hai đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường ( đường kia vẫn vận hành ) thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500m Riêng đối với các khoảng vượt sông thì ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm cần phải có thêm tiếp đất phụ đặt ngay tại các cột vượt Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m cho phép đặt một tiếp đất để ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly của máy biến áp

Đối với các đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu đầu của đoạn cáp

Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng cách chập

03 pha với dây trung tính và đấu xuống đất Cần chú ý kiểm tra các nhánh có máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới

Đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một người phải có trình độ

an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc III

Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây Khi tháo tiếp đất thì làm ngược lại

Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bulông Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bulông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất

Đấu đầu dây tiếp đất với cọc tiếp đất trước Đấu các đầu còn lại với dây pha

Trang 34

b./ Những công việc cho phép không tiếp đất lưu động:

Những việc làm có cắt điện nhưng không tiếp đất được chia làm hai loại chính:

 Công việc tạm thời gỡ dây tiếp địa như: kiểm tra điện trở của hệ thống trạm, củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của cả hệ thống trạm

 Công việc cho phép không cần đặt dây tiếp đất di động nhưng phải treo biển “Cấm đóng điện” tại những cầu dao phải cắt điện để làm việc Đồng thời những thiết bị cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần tiếp đất phải có điện áp từ 35kV trở xuống và thõa mãn những yêu cầu sau:

- Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng

- Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống bằng cầu dao mà đứng tại chỗ có thể thấy rõ

- Chắn chắn không có hiện tượng cảm ứng xuất hiện trên thiết bị đó

VI Các Thủ Tục Trong Quá Trình Làm Việc:

1 Cho phép vào làm việc:

Mọi công việc làm theo phiếu công tác ở thiết bị điện (hoặc ở gần phải tiến hành biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chổ làm việc) đều phải do nhân viên vận hành tiến hành cho phép trực tiếp tại hiện trường như sau:

a./ Tiến hành cho phép trực tiếp tại hiện trường:

- Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất

- Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu

- Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xung quanh nơi làm việc

b./ Đối tượng thực hiện cho phép:

- Đối với công việc tại trạm biến áp có người trực: Người cho phép là nhân viên vận hành đương ca

- Đối với công việc ở lưới điện (các trạm biến áp không có người trực, đường dây điện cao áp,

hạ áp trên không và các đường cáp ngầm), thực hiện như sau:

- Trường hợp đơn vị công tác là đơn vị quản lý vận hành trực tiếp (Đội, Tổ quản lý điện khu vực…) Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác được quyền kiêm nhiệm chức danh người cho phép

- Trường hợp đơn vị công tác không phải là đơn vị quản lý vận hành trực tiếp: Người cho phép là nhân viên vận hành Trong mọi trường hợp, đơn vị quản lý vận hành thiết

bị phải cử nhân viên vận hành đến làm thủ tục cho phép trực tiếp tại hiện trường Người này phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chổ làm việc

- Đối với đơn vị công tác (kể cả đơn vị xây lắp) khi làm việc ở đường dây hiện hành và

ở chổ giao chéo, đi gần với đường dây hiện hành có liên quan đến nhiều đơn vị quản

lý vận hành: Người cho phép là một đại diện của các đơn vị quản lý vận hành Nguyên tắc cử người đại diện cho phép được thực hiện như sau:

Trang 35

- Nếu đơn vị công tác làm việc trực tiếp trên thiết bị của một đơn vị nhưng nơi làm việc

có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị này cử nhân viên vận hành làm người đại diện cho phép vào phiếu công tác

- Nếu đơn vị công tác làm việc trên các thiết bị của nhiều đơn vị quản lý vận hành, hoặc làm việc trên thiết bị mới (chưa đưa vào quản lý vận hành), thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất cử nhân viên vận hành làm người đại diện cho phép

Khi người cho phép là đại diện của các đơn vị quản lý vận hành thì các đơn vị này phải có thủ tục bàn giao về các biện pháp an toàn đã thực hiện để bảo đảm an toàn điện cho đơn vị công tác (mẫu phiếu bàn giao tại phụ lục 2) Việc tổ chức cắt điện, làm tiếp đất các thiết bị, đường dây do nhân viên của đơn vị quản lý vận hành từng thiết bị, đường dây đó thực hiện tại hiện trường

2./ Thủ tục nghỉ giải lao:

Khi tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa), đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, phải rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc Người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn

Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành không được đóng, cắt trên thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc Trong trường hợp cần thiết phải dừng ngay công tác để đóng điện thiết bị, cấp điện cho phụ tải, nếu được sự đồng ý của phó giám đốc kỹ thuật đơn vị, điều độ trực ca có thể yêu cầu đơn vị công tác dừng công việc, rút toàn bộ đơn vị ra khỏi vị trí công tác, làm các thủ tục trao trả nơi làm việc Sau khi khóa phiếu công tác xong mới được tiến hành khôi phục đóng điện thiết bị

Trong trường hợp cần khôi phục điện do yêu cầu đặc biệt vào thời điểm đơn vị công tác đang nghỉ giải lao, không có mặt tại vị trí công tác ( ví dụ: ăn trưa ), điều độ trực ca không thể liên lạc với ngời chỉ huy trực tiếp để làm thủ tục khóa phiếu công tác, nếu được sự đồng ý của Phó giám đốc kỹ thuật đơn vị, điều độ trực ca có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc và thiết bị đủ điều kiện kỹ thuật mang điện, không cần chờ khóa phiếu, nhưng phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời Đặt lại rào chắn cố định và treo biển:

"Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người", thay cho biển: "Làm việc tại đây!"

- Trước khi người chỉ huy trực tiếp trở lại và trao trả phiếu, phải cử người thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và cho nhân viên trong đơn vị công tác biết

là thiết bị đã được đóng điện và không được phép làm việc trên đó nữa

3./ Thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo:

Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc phải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn biển báo, rào chắn, tiếp đất để nguyên tại chỗ Phiếu công tác và chìa khoá giao lại cho nhân viên vận hành và hai bên đều phải ký vào phiếu

Trang 36

Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vào phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc Khi đó không nhất thiết phải có mặt người lãnh đạo công việc

4./ Di chuyển nơi làm việc:

Cho phép làm việc ở nhiều nơi trên cùng một lộ theo một phiếu công tác với các điều kiện sau đây:

- Mọi nơi làm việc đều phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc

- Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị chỉ được phép làm việc ở một nơi xác định trong số các nơi trên lộ

- Ở trên thiết bị có người trực thường xuyên thì việc di chuyển nơi làm việc do nhân viên vận hành cho phép

- Ở thiết bị phân phối không có người trực thì do người lãnh đạo công việc cho phép

- Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp và ười cho phép cùng ký vào phiếu

ng-5./ Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện:

Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và người lãnh đạo công việc phải xem xét lại Sau khi rút hết người ra khỏi nơi làm việc, tháo hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm mới đợc khoá phiếu công tác

Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót cần chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định "Thủ tục cho phép vào làm việc" như đối với một công việc mới Việc làm bổ sung này không cần phát thêm phiếu công tác mới nh-ưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm

Khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng công việc đã làm xong, cấm tự ý vào và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì

Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý thiết bị Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) và người cho phép ký vào phần kết thúc công tác và khoá phiếu Chỉ cho phép bàn giao bằng điện thoại khi có sự thống nhất giữa hai bên từ lúc cấp phát phiếu, đồng thời phải có mật hiệu quy định trước

Việc thao tác đóng điện vào thiết bị được thực hiện sau khi đã khoá phiếu, cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định Nếu trên thiết bị đóng điện có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện

VII TÌM HIỂU VÀ GỌI TÊN CÁC PHỤ KIỆN TRÊN LƯỚI 22KV

a Thiết bị chống sét LA (LIGHTNING ARRESTER) :

Chống sét gián tiếp (LA) : là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các TBA, các thiết bị quan trọng trên lưới và đầu các đường cáp ngầm tránh khỏi sự

cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ

LA được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ Có 2 loại LA thường sử dụng là:

Trang 37

Chống sét van (CSV) kiểu khe hở và chống sét van Polymer

Nguyên lý hoạt đông :

Khi có quá điện áp , các khe hở sẽ phóng điện và trị số của điện trở phi tuyến lúc này cũng rất nhỏ cho dòng điện đi qua Sau khi quá điện áp đã được đưa xuống đất thì điện áp dư đặt lên chống sét van nhỏ dưới mức đã định làm điện trở phi tuyến trở lên rất lớn, ngăn không cho dòng điện đi qua

b FCO (Fuse Cut Out): Là một loại cầu chì dùng để bảo vệ các thiết bị trên lưới trung thế khi

quá tải và khi ngắn mạch Tính chất tự rơi của nó là tạo một khoảng hở trông thấy được, giúp dễ dàng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây và tạo tâm lý an toàn cho người vận hành

 Cấu tạo:

Cầu chì dùng để bảo vệ thiết bị điện chống ngắn mạch và quá tải.Phần chính của cầu chì

là dây chảy Dây chảy làm bằng chất dẫn điện tốt (đồng, bạc) hay dễ chảy (chì, thiếc, kẽm) Khi dòng điện tăng đến mức độ nguy hiểm cho thiết bị điện, thì dây chảy sẽ đứt và mạch cần bảo vệ sẽ được cắt khỏi nguồn Hồ quang xuất hiện lúc dây chảy đứt được dập bằng cơ cấu dập hồ quang (đối với LBFCO thì dùng khí thổi và đẩy chèn hồ quang vào các khe hẹp giữa các chất đệm đặc biệt)

 Nguyên lý làm việc:

Khi cầu chì khởi động, dây chảy bị đứt, ống nhựa PVC ngã mạnh ra phía sau (là lò xo bị khi dây chảy chưa đứt ) Lúc dây chảy đứt, lò xo có lực đủ thắng chốt giữ, làm ống nhựa bật

ra, nhưng vẫn được móc vào khớp nối nhờ chỗ cong nối giữa ống nhựa và sứ

Công nhân kiểm tra phát hiện thấy ống nhựa nằm chúc xuống phía dưới, dùng sào thao tác có ngàm móc vào lỗ của nắp đưa xuống để thay dây chảy và lắp lại

Hiện nay thường dùng loại chảy nhanh được kí hiệu bằng chữ K thí dụ : 3K, 6K, 8K, 10K, 12K, 15K, 20K, …

Ý nghĩa của kí hiệu : dây chảy chịu đựng liên tục với cường độ dòng điện gấp 1,5 lần trị

số ghi trước chữ K của cỡ dây chảy và sẽ chảy đứt trong vòng 5 phút khi dòng điện lên đến gấp 2 lần ghi trước chữ K ví dụ : dây chảy 10K, chịu đựng được dòng điện định mức 15A và đứt ở 20A sau 5 phút Nếu dòng điện càng lớn thì thời gian chảy càng giảm

Trang 38

Giới thiệu cách lắp đặt FCO hiện nay :

- Nối đầu của cầu ngắt chì với phía nguồn của đường dây và đáy với phía tiêu thụ

- Chỉ dùng dây đồng nối vào cầu ngắt chì

- Không bao giờ mắc song song cầu ngắt chì

- Không gắn cầu chì cho máy tăng giảm thế, máy điều thế hay máy biến áp tự ngẫu

- Tại những điểm đoạn mạch, dùng một cầu ngắt chì trên mỗi dây pha, không gắn chì trên dây trung hòa

- Khi chưa dùng cầu ngắt chì loại hở, treo ống mang chì trên trục với đầu kín hướng lên trên để mưa khỏi làm hư ống

c LBFCO

LBFCO (Load break Fuse Cut Out):

Là thiết bị 1 pha có công dụng và cấu tạo tương tự như FCO, chỉ

khác là LBFCO có thể cắt được khi có tải nhờ có cơ cấu dập hồ quang

d DAO CÁCH LY (DS):

Dao cách ly dùng để đóng cắt mạch điện cao áp lúc không có dòng

điện hay với dòng điện bé hơn nhiều so với dòng điện làm việc của

mạch điện

Kết cấu dao cách ly tương đối đơn giản Mạch điện được cắt trực tiếp ngay trong không khí mà không cần cơ cấu dập tắt hồ quang Để diều khiển dao cách ly thường dùng bộ truyền động và không đòi hỏi phải tác động nhanh

 Nhiệm vụ chính của dao cách ly :

Tách riêng một bộ phận lúc sửa chữa bằng cách tạo một khoảng hở không khí nhìn thấy được Vì dao cách ly không thể cắt được dòng điện phụ tải nên lúc đưa thiết bị vào sửa chữa, trước tiên phải cắt mạch điện bằng máy cắt

Phần mạch điện đưa vào sửa chữa không những phải cách ly với các bộ phận mang điện

áp mà còn phải được nối đất Muốn vậy, dao cách ly, ngoài lưỡi dao làm việc, cần có thêm lưỡi dao phụ để nối tắt và nối đất các pha

Trang 39

Mặc dù dao cách ly không có cơ cấu dập hồ quang nhưng vẫn có khả năng cắt nào đó Do nguy cơ bị phóng điện và dao cách ly bị phá hoại bởi hồ quang tồn tại lâu, cho nên khả năng cắt của dao cách ly không lớn lắm Theo qui trình, dao cách ly 3 cực có thể đóng cắt :

- Dòng điện nạp thanh góp và thiết bị điện, dòng điện nạp của đường dây trên không

- Dòng điện không tải của máy biến áp điện lực

- Dòng điện phụ tải tới 15A với điện áp 15 KV

- Dòng điện cân bằng dưới 70A của đường dây trên không và dây cáp với điện áp 10

KV và thấp hơn

- Dòng điện chạm đất 1 pha 5A với điện áp 20  35 KV và 30A với điện áp 10 KV và thấp hơn

- Máy biến áp đo lường

 Phân loại dao cách ly :

- Theo cấu tạo pha : loại 1 pha và loại 3 pha

- Theo vị trí đặt : dao cách ly đặt trong nhà và đặt ngoài trời

- Theo chuyển động của lưỡi dao :

 Loại chặt : lưỡi dao quay trong mặt phẳng của sứ

 Loại quay : lưỡi dao quay trong mặt phẳng thẳng góc với sứ

 Loại lắc lư : lưỡi dao gắn trên sứ lắc lư

e Máy Biến Áp

- Máy biến áp là 1 thiết bị điện ứng dụng luật cảm ứng điện từ, dùng biến đổi từ cấp điện áp

nà y sang cấp điện áp khác, nhưng tần số vẫn không đổi

_ Công suất định mức:

Là công suất biểu kiến S = U.I tính bằng (VA, KVA, MVA)

 Điện áp sơ cấp định mức: là điện áp làm việc quy định của bộ dây sơ cấp không được quá

Ngày đăng: 23/08/2014, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ nguyên lý phương pháp lọc dầu ly tâm - báo cáo thực tập công ty điện lực củ chi
Sơ đồ nguy ên lý phương pháp lọc dầu ly tâm (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w