CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC - Bài viết về hình tượng con người thời đại Lý Trần

12 3.7K 17
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC - Bài viết về hình tượng con người thời đại Lý Trần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn chương từ cổ chí kim luôn lấy con người làm hình tượng trung tâm. Thế nên, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học được ví như cửa ngõ dẫn vào chiều sâu của triết lí khôn cùng, hòa vào dòng chảy thời gian đến với hoàn cảnh lịch sử xã hội được thể hiện trong tác phẩm. soi chiếu quan niệm ấy dưới góc nhìn của thi pháp văn học trung đại, hình tượng con người trong giai đoạn này phản ánh rõ ràng những nét đặc sắc của thời đại. Tiêu biểu là hào khí Đông A trong thời Lý Trần

Hình tượng con người thời Lí –Trần BÀI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI THỜI ĐẠI LÍ –TRẦN A. Giới thiệu chung: 1 Hình tượng con người thời Lí –Trần Văn chương từ cổ chí kim luôn lấy con người làm hình tượng trung tâm. Thế nên, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học được ví như cửa ngõ dẫn vào chiều sâu của triết lí khôn cùng, hòa vào dòng chảy thời gian đến với hoàn cảnh lịch sử - xã hội được thể hiện trong tác phẩm. soi chiếu quan niệm ấy dưới góc nhìn của thi pháp văn học trung đại, hình tượng con người trong giai đoạn này phản ánh rõ ràng những nét đặc sắc của thời đại. Tiêu biểu là hào khí Đông A trong thời Lý - Trần, sự kì vĩ hào hùng được hun đúc nên từ hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm như “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão), “Phò giá về Kinh” (Trần Quang Khải) và “Nỗi lòng” (Đặng Dung). B. Hình tượng con người thời Lí – Trần: Văn chương từ cổ chí kim luôn lấy con người làm hình tượng trung tâm. Thế nên, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học được ví như cửa ngõ dẫn vào chiều sâu của triết lí khôn cùng, hòa vào dòng chảy thời gian đến với hoàn cảnh lịch sử - xã hội được thể hiện trong tác phẩm. soi chiếu quan niệm ấy dưới góc nhìn của thi pháp văn học trung đại, hình tượng con người trong giai đoạn này phản ánh rõ ràng những nét đặc sắc của thời đại. Tiêu biểu là hào khí Đông A trong thời Lý - Trần, sự kì vĩ hào hùng được hun đúc nên từ hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm như “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão), “Phò giá về Kinh” (Trần Quang Khải) và “Nỗi lòng” (Đặng Dung). 1. Con người vũ trụ: . Nguyên lần thứ hai. Trong hào quang của cuộc chiến ấy, tâm hồn của vị tướng bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp: “Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan” (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù) Hai câu thơ mở đầu mở ra không khí nóng bỏng, cùng hơi thở chiến trận đậm vẻ đẹp anh hùng thời bấy giờ. Tuy chỉ là một thoáng thơ “tức cảnh sinh tình” nhưng đó là cả một lâu đài hùng vĩ, hiên ngang giữa trời đất. Tác giả đã 2 Hình tượng con người thời Lí –Trần không tả lại chân dung người tướng sĩ, không tả lại binh đao khói lửa trận mạc; mà trong những vần thơ hùng vĩ, ta cảm nhận được khí thế hào hùng xuất thần trước cảnh chân ngựa cũng lấm bùn, hoà vào dòng cảm xúc dạt dào trước cảnh “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” đầy gân guốc, hùng dũng. Chương Dương và Hàm Tử là hai địa điểm làm nên chiến thắng lẫy lừng của thời đại nhà Trần; không mang dáng dấp con người, chỉ có hai địa điểm cũng đủ để khái quát cả một không gian, cảnh tượng hoành tráng khi kết hợp với hành động của quân đội lúc bấy giờ. Chỉ hai câu thơ vẫn làm sống động một không khí trận mạc, trong đó là tiếng ngựa, tiếng binh đao vang dội cả vũ trụ rộng lớn. Sức gợi của tác giả đầy chắc nịch, tô đậm ý chí bản lĩnh con người có thể chiến thắng mọi thế lực đàn áp đã triệt tiêu dân tộc, đồng thời giúp tự khẳng định độc lập, tự do giữa trời đất, ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ, vẽ nên hào quang chiến thắng tô sáng cả thời đại. Thời đại nhà Trần đã đi qua nhưng dư âm của hào khí thời đại vẫn còn phảng phất cùng lá cờ dân tộc, cùng những con người của thời đại. Đến với không khí hào hùng ấy, tác giả Đặng Dung đã sáng tác nên bài thơ “Nỗi lòng” gợi liên tưởng sâu rộng, khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật trữ tình. Hơn thế, bài thơ còn là cả một không gian vũ trụ hoành tráng đằng sau nổi cảm hoài cao thượng: “Trí chủ hữu hoài phù địa trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” (Giúp chúa những lăm giằng cốt đất Rửa đòng không thể vén chân mây) Hai câu thơ cũng khiến ta cảm thấy choáng ngợp trước hình ảnh thơ to lớn, kì vĩ; hào khí của một thời kiêu hùng còn bừng cháy trong lòng tác giả. Ông đem cả cuộc đời mình, rửa những giọt máu của bao sinh linh còn vương trên đất Việt “Tảy binh vô lộ vãn thiên hà”. Nhưng tiếc thay, khát vọng phải trải qua bao khó khan, trong đó có con sông rộng lớn “thiên hà” với muôn ngàn tinh tú. Hình ảnh con sông khái quát lên tất cả những thử thách mà quân dân ta phải vượt qua. Khát vọng lớn lao là thế, nhưng hoàn cảnh của thực tại lại không cho phép ông thực hiện khát vọng ấy: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỉ dộ long tuyền đái nguyệt ma” (Quốc thù chưa trả già sao vội 3 Hình tượng con người thời Lí –Trần Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy) Nghiệp lớn còn dang dở mà tuổi tác đã sang thu, tuổi xuân đâu còn nữa. Cái nghiệt ngã ấy dương như khép lại cả một cuộc đời đối với người tướng sĩ. Thế nhưng, tuổi tác có là gì, khát vọng hào hùng xưa nay còn mãi “Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”. Câu thơ ánh lên một nỗi tự hào, gợi nên vầng quang xưa nay sáng trong cảnh đêm dưới nguyệt, người tướng sĩ cùng thanh gươm quí ôm một khát vọng lớn, ngày đêm nung nấu mài kiếm dưới trăng. Một không gian kì vĩ, rộng lớn mà tác giả khắc hoạ chỉ vọn vẹn với câu thơ bảy chữ dồn nén đến cuối bài thơ dường như cả âm vang hào khí Đông A dạt dào trở về kết thúc bài thơ, mở ra một không gian kì vĩ, rộng lớn càng khẳng định vẻ đẹp con người thời Trần. Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy quan niệm về con người của các tác giả. Đây là nét đẹp không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì khác của văn học. 2. Con người đạo đức: Trong xã hội phong kiến cổ xưa, con người được nhìn nhận trong hệ thống đạo đức tôn giáo - “khắc kỉ - phục lễ “ ( theo quan điểm Nho giáo ). Vì thế, văn chương trung đại không phản ánh con người ở các mối quan hệ xã hội mà ở phương diện đạo đức luân lí, đề cao chức năng giáo huấn: “ Văn dĩ tải đạo Thi dĩ ngôn chí” Hình tượng con người thời Lí - Trần thể hiện qua ba tác phẩm: “Thật hoài”, “Cảm hoài”, Tụng giá hoàn kinh sư” dưới góc nhìn của thi pháp văn học trung đại về khía cạnh con người đạo đức đã làm bật lên cái tâm của những vị tướng, con người luôn một lòng với đất nước, nhân dân. Đó là con người của lí tưởng, của hoài bão lớn lao cao đẹp. 4 Hình tượng con người thời Lí –Trần Trong bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, hình tượng con người đạo đức được khắc hoạ qua lí tưởng lập công danh của vị tướng sĩ thời Trần: “ Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” ( Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu ) Con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chí khí và việc tỏ lòng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ. Phạm Nhũ Lão cũng như thế, đã bày tỏ nỗi lòng mình những niềm trăn trở day dứt khi chưa lập được nhiều công danh chính ( lập công là làm nên sự nghiệp, lập danh là để lại tiếng thơm. Vị tướng sĩ hào hùng này luôn tự cảm thấy mình chưa làm đóng góp được gì nhiều cho giang sơn. Ông luôn mang trong mình một nỗi thẹn: thẹn vì chưa trả xong nợ nước, thẹn vì món nợ công danh vẫn còn đó. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng, luôn mang một khát vọng cháy bỏng bảo vệ và gìn giữ nền thái bình thịnh trị của đất nước. Như vậy, hình tượng con người thời Trần được thể hiện sâu sắc qua ý thức trách nhiệm của vị tướng tài ba đức độ này. Lí tưởng lập “công danh” cao đẹp cũng được nhắc đến nhiều trong văn học trung đại: “ Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” ( Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ) Hình tượng con người đạo đức trong tác phẩm “ Cảm hoài” của Đặng Dung là hình ảnh của một vị tướng thất thế nhưng không nản chí, mà vẫn mang trong mình một lí tưởng cao đẹp: “ Quốc thù vị báo đầu tiên bạch 5 Hình tượng con người thời Lí –Trần Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma” ( Quốc thù chưa trả già sao vội Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy) Cũng như hình tượng của người tráng sĩ trong bài “Thuật hoài”, vị tướng này cũng mang một tâm trạng ngậm ngùi vì chưa trả xong nợ nước. Đây là một người anh hùng tài ba nhưng lại không gặp thời thế. Tuổi già, đầu bạc, vận đã qua rồi nhưng người nghĩa sĩ mấy độ mài gươm không có điều gì phải hộ thẹn với đời, dẫu lòng mang bao tiếc nuối. Thanh gươm mà ông từng mài trong đêm trăng ấy có một nét nào đó giống ngọn giáo mà Phạm Ngũ Lão đã từng trấn giữ núi sông. Ông vẫn không nản chí, vẫn quyết tâm nung nấu, kiên định theo đuổi lí tưởng. đó chính là một nét đẹp làm nên hình tượng người trai Lí Trần. Bên cạnh đó, con người đạo đức thời Lí - Trần còn gắn liền với khát vọng thái bình muôn thuở, được làm rõ nét qua tác phẩm “ Tụng giá hoàn kinh sư “ ( Phò giá về kinh ) của Trần Quang Khải. “Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang sang” ( Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu ) Vị tướng thắng trận đang trở về kinh đô đã lo nghĩ đến việc dân, việc nước, những mong bảo vệ, giữ vững và xây dựng nền thái bình muôn đời cho ngàn đời con cháu ngày sau. Với những câu thơ chắc nịch, ngắn gọn mà lại chất chứa bao cảm xúc và nỗi niềm của vị tướng, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp về lí tưởng và ý thức của người trai Đại Việt Như vậy, cùng với con người vũ trụ, hình tượng con người đạo đức cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học trung đại. Qua ba tác phẩm: “ Thuật hoài”, “Cảm hoài”, “Tụng giá hoàn kinh sư” dưới góc nhìn thi pháp văn học trung đại về khía cạnh con người đạo đức đã xây dựng nên hình tượng con người thời Lí - Trần - con người với khát vọng cao cả, lí tưởng sống cao đẹp, tấm lòng nguyện hướng 6 Hình tượng con người thời Lí –Trần về dân về nước, luôn nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với non sông quê hương. 3. Con người phi cá nhân: Con người phi cá nhân chủ yếu được xem xét với tư cách trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình, xã hội, chưa được xem xét ở đời sống cá nhân, cá thể. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão được khái quát cao độ, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc. Khát vọng lập công danh chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc người tráng sĩ từ bỏ lối sống riêng của bản thân, sẵn sàng xả thân vì những nhiệm vụ lớn lao của Tổ quốc: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” Không chỉ xông pha nơi mũi tên hòn đạn, người tráng sĩ thời Trần còn dốc tâm, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Suy nghĩ ấy rất thiết thực và cụ thể, một ngày còn bóng dáng quân thù là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa.  Khát vọng cao cả của tác giả thể hiện một nhân cách cao đẹp, một tấm long ưu dân ái quốc, luôn hướng đến lợi ích chung của giang sơn, đất nước. Trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của Trần Quang Khải, ta cảm nhận được cảm xúc tự hào, hạnh phúc, sung sướng của vị tướng sau những thắng lợi vẻ vang, oanh liệt của dân tộc ta ở Chương Dương, Hàm Tử: “Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu” Câu thơ có giọng điệu trầm lắng, thể hiện suy ngẫm của tác giả: khát vọng xây dựng đất nước thái bình, mong ước đất nước thái bình mãi mãi. Lời thơ diễn tả lời động viên xây dựng đất nước “thái bình nên gắng sức”. Qua lời 7 Hình tượng con người thời Lí –Trần động viên, mong ước ấy, ta thấy tác giả là người yêu chuộng hòa bình, yêu nước, tự hào về dân tộc mình, trong lòng luôn ấp ủ lí tưởng xây dựng nền thái bình muôn thuở cho dân tộc.  Khát vọng về môt thời đại nhà Trần thái bình, thịnh trị, cho muôn dân bốn cõi được sống trong ấm no, yên bình. Nhà Trần đã đi qua nhưng hào khí của một thời lịch sử kiêu hùng vẫn còn bừng cháy. Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung thể hiện rõ âm vang thời đại Đông A, hào khí của con người thời đại Lý Trần. Qua bài thơ, ta cảm nhận được ước muốn nâng trục đất để giúp nước, giúp vua thay đổi đất nước của tác giả. Lòng yêu nước thương dân đã được thể hiện rất rõ qua câu thơ: “Trí chủ hữu hoài phù đại trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà " Tác giả muốn tẩy binh, rửa áo giáp của một cuộc chiên tranh tàn khốc. Dù biết sẽ rất khó khăn, nhưng phải rửa những giọt máu của bao sinh linh còn vương trên áo, rửa đi dấu vết của bụi đường trong ngàn dặm chinh chiến. Với tấm lòng của một người yêu nước, ông sẵn sàng làm điều đó, ông chỉ muốn vươn tới một nền hòa bình thực sự.  Ý nguyện tốt đẹp của tác giả: mang tài, đức giúp vua giữ yên đất nước, mang lai nền thái bình cho dân. Đó là khát vòng lớn lao của tác giả, đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi con người thời đại Lý Trần. Sống dưới chế độ chuyên chế phong kiến, con người bị trói buộc bởi hai sợi dây vô hình: đó là nghĩa và phận. Phận vạch ranh giới cho từng người, qui định mức cho mỗi người được ngồi, đứng, nói năng, xưng hô, ăn ở… Nghĩa nhắc nhở mọi người có trách nhiệm đối với người trên kẻ dưới. Trong xã hội tổ chức như vậy, con người không được coi mình là cá nhân – độc lập, có cái riêng của mình. Chính vì thế mà hầu hết các tác phẩm thi ca trung đại đều miêu tả, nhìn nhận con người với tư cách là thần dân của một đất nước, phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với vua tôi, cộng đồng. Con người cá thể hầu như không được khai thác ở khía cạnh cá nhân, cuộc sống, tình cảm riêng tư. 8 Hình tượng con người thời Lí –Trần Qua ba bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung), hình tượng con người phi cá nhân thời đại Lý Trần được khắc họa rõ nét qua khát vọng phát triển, trị vì đất nước trên nền thái bình muôn thuở, để xây dựng một cuộc sống lí tưởng cho nhân dân – cuộc sống ấm no, hạnh phúc và thanh bình. Khát vọng ấy trước sau đều cốt hướng đến sơn hà xã tắc, vì lợi ích chung của dân tộc. 4. Đáng giá nội dung và nghệ thuật: Về bút pháp khắc hoạ hình tượng con người, tuy vẫn nằm trong phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại nhưng bút pháp của các tác phẩm trên đều mang nét riêng hào hùng, khoáng đạt và đậm cảm hứng yêu nước. Con người ngang tầm với vũ trụ: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (Múa giáo non sông trải mấy thu) ( “Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão) Hay: Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma (Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy) (“Nỗi lòng” – Đặng Dung) Tinh thần nhân văn cao đẹp của cả thời đại đã chi phối sâu sắc cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trên cơ sở những đặc điểm chung của thi pháp, cái tâm của con người thời Lí – Trần được thể hiện qua điển cố, điển tích - Vũ Hầu. Vũ Hầu, chỉ Gia Cát Lượng, tức Khổng Minh, người nổi tiếng có tài dùng binh và rất mực trung thành, tận tuỵ với sự nghiệp giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Ông được phong tước Vũ Lượng hầu. Việc sử dụng này đã góp phần tô đậm hoàn chỉnh vẻ đẹp chân dung của người trai Đại Việt: nhân cách cao đẹp, cái tâm cao cả. Bên cạnh 9 Hình tượng con người thời Lí –Trần đó, hình tượng con người còn được khắc hoạ bởi những biện pháp tu từ nghệ thuật: “Tâm quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân tướng mạnh nuốt trôi trâu) (“Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão) Khí thế của quân đội nhà Lí – Trần lớn mạnh át cả sao Ngưu, sao Đẩu; nuốt trôi trâu. Hai cách hiểu đều diễn tả hào khí mạnh mẽ của thời đại. Hình ảnh ước lệ tượng trưng nhưng không sáo mòn mà gợi cảm xúc chân thực, phản ánh đúng hào khí thời đại. Và còn được thể hiện qua biện pháp đối hoàn chỉnh: “Thế sự du du nại lão hà Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Việc thế lôi thôi tuổi tác này Mênh mông trời đất hát và say Gặp thời đồ điếu thừa nên việc Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay) (“Nỗi Lòng” – Đặng Dung) đã góp phần khẳng định họ là những người anh hùng. Như vậy, hình tượng con người thời Lí – Trần mang đậm vẻ đẹp hào hùng, chói ngời. Con người sống hết kích thước cuộc sống, có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và vào sức mạnh dân tộc. Đó là những con người có ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ, có trí tuệ sâu sắc và tình cảm dạt dào. Ý chí và bản lĩnh giúp họ đứng 10 [...].. .Hình tượng con người thời Lí Trần hiên ngang, chiến thắng mọi thế lực đàn áp, triệt tiêu dân tộc và con người, đồng thời giúp tự khẳng định mình, độc lập, tự do giữa đất nước, ngang tầm với thiên nhiên và vũ trụ, bình đẳng với lân bang Những vẽ đẹp hào hùng ấy đã quy tụ lại tạo nên thời đại oai hùng – thời đại Đông A Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ... và luôn gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng Dù quan niệm về con người trong văn học trung đại vẫn còn đó nhiều hạn chế, nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành những mốc son chói lọi trong quá trình phát triển của Văn học Việt Nam D Tài liệu tham khảo 11 Hình tượng con người thời Lí Trần - E Văn học Trung đại Việt Nam (Thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX) của Đoàn Thị Thu Vân – Lê Trí Viễn... đẹp của họ vẫn còn ẩn chứa và chưa được thể hiện hết Đó là hạn chế của văn chương trung đại C Tổng kết: Khuôn khổ thi pháp văn học trung đại đề cao tính quy phạm gần như tuyệt đối, tạo nên hình tượng người anh hùng thời đại Lý – Trần được thể hiện trong các tác phẩm: “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, “Phó giá về kinh” của Trần Qunag Khải và “Nỗi lòng” của Đặng Dung mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ; được đánh gái qua... hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sau Tuy nhiên, hình tượng con người thời Lí Trần trong văn học bị chi phối bởi những đặc điểm của thi pháp văn học trung đại nên chưa được đề cập tới cá tính cá nhân Con người luôn hướng tới cộng đồng, mang những điểm chung nhất nhưng chưa được xem xét ở khía cạnh cá nhân: cuộc sống đời thương, tâm tư, tình cảm… Có lẽ chình vì thế mà một phần nét đẹp của họ vẫn còn ẩn chứa... chủ Đại Việt với những chiến thắng chống ngoại xâm bảo vệ đất nước oanh liệt, với nhiều thành tựu đáng tự hào về chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế Bảy lần chiến thắng ngoại xâm trong vòng bốn thế kỉ - trong đó có ba lần đánh bại đế quốc Nguyên – Mông từng làm bá chủ nửa toàn cầu và đang mưu toan bành trước xuống phương Nam Chính vẻ đẹp đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sau Tuy nhiên, hình tượng

Ngày đăng: 23/08/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan