1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tài chính ngân hàng sacobank

55 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 821,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số. Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, yếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho các nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Bởi vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng…Vì vậy sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi suất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng… Để đưa ra những quyết định cho phù hợp. Trang 1 Từ đó em nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” là thực sự phù hợp trong thời gian thực tâp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung - Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ để thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đọan 2005-2007. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 để thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Phân tích họat động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007, để thấy được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. - Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài. 1. 3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian: 2005 – 2007 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín dụng trung và dài hạn. 1.4 Lược khảo tài liệu * Tiểu luận tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007, đề tài do thầy Trương Chí Tiến hướng dẫn. Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích các chỉ số nghiệp vụ cho vay. Trong bài viết có đề cập đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo QĐ 493. Tác giả tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp như đề xuất giải pháp giúp tăng trưởng doanh số cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tăng dư nợ giảm nợ quá hạn và giảm rủi ro tín dụng Trang 2 Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, phương pháp đồ thị để thể hiện sự biến động. * Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” do sinh viên Nguyễn Thị Tâm thực hiện năm 2007, đề tài do cô Phạm Thị Thu Trà hướng dẫn. Bài viết chỉ ra được thực trạng của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang, qua đó thấy được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó. Trong bài viết tác giả sử dụng các chỉ số: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động để đánh giá họat động tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời tác giả đã đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích. * Bài viết của em phân tích sâu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu về nghiệp vụ cho vay để thấy được những mặt hạn chế và những thuận lợi trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. Từ những phân tích đó nhằm đưa ra giải pháp hạn chế những tồn tại trong hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2005-2007 như thế nào? - Những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn? Trang 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 2.1.2 Phân loại tín dụng 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ở giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động. Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp; cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. Trang 4 Tín dụng vốn cố định. Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn. 2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng 2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng a) Tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy có hiện tượng một số nhà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm trong lúc đó có một số nhà doanh nghiệp muốn mua nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người muốn bán thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua. Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng vì: - Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. - Đến thời hạn đã được thỏa thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lợi tức. b) Tín dụng ngân hàng. Khái niệm:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vay trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại với tư cách là người cho ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Trang 5 Đối tượng của tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vât tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng các xí nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến và đổi mới kỹ thuật. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng của cá nhân. 2.1.3 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng. 2.1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn. - Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,… - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước,… b) Nguyên nhân khách quan. - Bảo, lụt, hạn hán, dịch bệnh. - Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Trang 6 c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng. - Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành. - Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,… 2.1.3.3 Công thức tính rủi ro tín dụng Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN, nợ xấu là những khỏan nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. 2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích tính dụng (4) 2.1.4.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. 2.1.4.2Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay của ngân hàng nhanh hay chậm. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân 2.1.4.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng Trang 7 trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ * 100% 2.1.4.4 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. - Một số nguồn thông tin thu thập được thông qua việc tham khảo, trao đổi ý kiến với các cán bộ tín dụng của ngân hàng như giải pháp cho họat động tín dụng, các chính sách, mục tiêu và phương hướng họat động của ngân hàng. - Thu thập thông tin thứ cấp về tình hình tài chính ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ thông qua cổng thông tin điện tử Cần Thơ. 2.2.2 Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích trong bài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và số tương đối): dùng để nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…). - Phương pháp tỷ trọng: Xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang phân tích. - Phương pháp đồ thị: thể hiện sự tăng, giảm của các yếu tố phân tích qua các năm. Trang 8 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 Năm 2007 là năm có nhiều biến động mạnh của giá cả cả thị trường, giá một số nguyên, nhiên liệu vật liệu tăng cao, nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến độ đầu tư phát triển… Đặc biệt ngành tài chính ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ như các ngành nghề khác được báo cáo cụ thể trong báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007 như sau: “Thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng với việc lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn hiện có 127 cơ sở giao dịch ngân hàng của 35 tổ chức tín dụng; hoạt động thanh toán qua ngân hàng đảm bảo nhanh gọn, kịp thời; chất lượng tín dụng trong phạm vi an toàn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 4,3 vòng/năm (tương đương năm 2006); công tác điều hòa tiền mặt đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế. Tổng vốn huy động trên địa bàn đến cuối năm 2007 ước thực hiện 10.200 tỷ đồng, tăng 63,64% so với cuối năm 2006, chiếm 58,29% tổng dư nợ cho vay; trong đó, vốn huy động bằng đồng Việt Nam 9.100 tỷ đồng và ngoại tệ qui đồng Việt Nam 1.100 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay 17.500 tỷ đồng, tăng 58,63%; trong đó dư nợ trung dài hạn 4.500 tỷ đồng, chiếm 25,71%, tăng 48,08%; dư nợ ngắn hạn 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,29%, tăng 62,64%. Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn 238 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ (cuối năm 2006 là 2,12%). Tổng thu tiền mặt qua ngân hàng đạt 68.700 tỷ đồng, tăng 47,86%; tổng chi 71.400 tỷ đồng, tăng 59,47% so năm 2006. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện tốt, thanh toán điện tử liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng tăng 49% so với năm 2006.” (5) Trang 9 Từ đó ta thấy tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 hết sức sôi động và có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2006. 3.2 Khái quát về NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Sacombank Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ là chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn và đô thị. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau: ► Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ. ► Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. ► Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ. Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng về 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc trực thuộc phường Bình Thủy. Chức năng hoạt động của chi nhánh - Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ; Trang 10 [...]... thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng do chính sách nhà nước thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao… đã tác động rất lớn đến công tác cho vay của ngân hàng  Trong quá trình mở cửa hội nhập, các ngân hàng nước ngoài chính là những đối thủ cạnh tranh không cân sức cả về năng lực tài chính lẫn kinh nghiệm Đây chính là khó khăn và thách thức rất lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung... trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng - Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ cấp tín dụng - Phòng cá nhân: phụ trách mảng khách hàng là cá nhân, chức năng, nhiệm vụ giống như phòng doanh nghiệp nhưng đối tượng khách hàng là cá nhân -Phòng... tăng cao, giá cả hàng hoá đồng loạt tăng, giá vàng tăng kỷ lục vào thời điểm cuối năm và không ổn định đã ảnh hưởng đến việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của chi nhánh Tuy nhiên, năm 2007 do tình hình lạm phát ngày càng tăng cao lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhằm bù đắp lạm phát và thực hiện theo chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Do đó tình... thấy được chính sách cho vay của Sacombank là cho vay ngoài quốc doanh và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể là chủ yếu Đó chính là khách hàng mục tiêu của Sacombank Cần Thơ ở hiện tại cũng như trong tương lai Trong nhóm khách hàng ngoài quốc doanh ta thấy rằng đối tượng khách hàng là DNTN, cá nhân, Công ty TNHH là khách hàng chủ lực trong sản phẩm cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Nếu... gần đây, chính sách của nhà nước về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng Đặc biệt, NHNN có những quyết định cụ thể, thiết thực hướng dẫn thực hiện một cách triệt để, giúp các ngân hàng và các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro  Sacombank Cần Thơ luôn được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của ngân hàng cấp... 2007 là tăng lên đáng kể Mặc dù lãi suất tăng nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng chưa tăng cao, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự thay đổi lớn Theo diễn biến của thị trường và các chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước thì tình hình trong những tháng đầu năm 2008 lượng vốn huy động của ngân hàng sẽ tăng rất cao và chiếm tỷ trọng không nhỏ (sẽ có thay đổi lớn trong... hiện công tác chăm sóc khách hàng - Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng - Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng 4) Chức năng khác - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ... rõ ràng hơn về vị trí của nhóm khách hàng này trong cơ cấu cho vay của ngân hàng Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh Qua hình 05 thể hiện cơ cấu cho vay của khách hàng ngòai quốc doanh, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay DNTN là nhiều nhất chiếm khoản 40% doanh số cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh, đứng vị trí thứ hai là khách hàng cá thể chiếm khoản 23%, thứ ba là... điều chuyển giúp chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời Mặt khác, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có lượng vốn dồi dào, là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam hiện nay  Khi Thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế là rất lớn Chính vì thế mà cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của chi nhánh... khách hàng - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị bán hàng - Trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc chi nhánh - Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ - Hướng dẫn tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động của chi nhánh 3) Chăm sóc khách hàng . dẫn. Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích. b) Tín dụng ngân hàng. Khái niệm:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vay. cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng TMCP nông

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Tâm (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạntại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Năm: 2007
3. Nguyễn Thị Kim Cương (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngânhàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Cương
Năm: 2007
5. web: http://www.cantho.gov.vn (Trích Báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007) Link
1. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007 Khác
4. ThS Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2006). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức (Trang 11)
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007 - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 01 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007 (Trang 17)
Hình 02: Cơ cấu thu nhập của Sacombank giai đọan 2005-2007 - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 02 Cơ cấu thu nhập của Sacombank giai đọan 2005-2007 (Trang 19)
Hình 03: Cơ cấu chi phí của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ Giai đọan 2005- 2005-2007 - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 03 Cơ cấu chi phí của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ Giai đọan 2005- 2005-2007 (Trang 20)
Hình 04: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 04 Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm (Trang 25)
Bảng 02 tình hình nguồn vốn - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 02 tình hình nguồn vốn (Trang 25)
Bảng 03: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 03 Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 (Trang 28)
Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 05 Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh (Trang 29)
Hình 06: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 06 Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay (Trang 31)
Bảng 04: Doanh số thu nợ trung và dài hạn - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 04 Doanh số thu nợ trung và dài hạn (Trang 33)
Bảng 05: Tình hình dư nợ trung và dài hạn - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 05 Tình hình dư nợ trung và dài hạn (Trang 36)
Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 06 Tình hình nợ quá hạn (Trang 37)
Bảng 07: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 07 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (Trang 38)
Bảng 08: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 08 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn (Trang 40)
Bảng 09: Tình hình nợ xấu của Sacombank Cần Thơ - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 09 Tình hình nợ xấu của Sacombank Cần Thơ (Trang 42)
Hình 07:cơ cấu nợ xấu qua các năm - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 07 cơ cấu nợ xấu qua các năm (Trang 42)
Bảng 10: Tỷ số rủi ro tính dụng Sacombank Chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005 – 2007 - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Bảng 10 Tỷ số rủi ro tính dụng Sacombank Chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005 – 2007 (Trang 43)
Hình 08: Rủi ro tính dụng của Sacombank qua các năm - phân tích tài chính ngân hàng sacobank
Hình 08 Rủi ro tính dụng của Sacombank qua các năm (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w