1. Theo đối tượng: 278.809 365
5.1.2 Những khó khăn và thách thức gặp phả
Trong quá trình hoạt động và cho vay của chi nhánh nói chung và trong công tác tín dụng trung và dài hạn nói riêng còn tồn tại tất nhiều nguyên nhân, yếu kém chưa khắc phục được.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay có rất nhiều NHTM CP đô thị và cổ phần nông thôn. Việc mở chi nhánh hàng loạt của các ngân hàng, đặc biệt là vào năm 2006 vừa qua như VPbank, VIPbank, Á Châu, Eximbank, ... cạnh tranh khách hàng với Sacombank. Đây chính là áp lực rất lớn cho Sacombank Cần Thơ.
Ngoài ra trong năm 2006, đầu năm 2007 các ngân hàng quốc doanh dần thực hiện và đi đến hoàn tất việc cổ phần hoá. Khi đó các ngân hàng quốc doanh này càng mạnh về khả năng tài chính lẫn khoa học công nghệ hiện đại, phong cách phục vụ cũng được cải tiến hơn. Đây chính là sức ép không chỉ đối với Sacombank và các NHTM khác.
Trong năm 2006, các NHTM bắt tay hợp tác với các đối tác nước ngoài diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đòi hỏi Sacombank phải không ngừng đổi mới công nghệ cho phù hợp.
Địa bàn hoạt động của Sacombank quá xa, đi lại khó khăn nên có không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay. Cán bộ tín dụng phải quản lý toàn bộ các khâu từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khâu giám sát, thu hồi nợ của khách hàng trên địa bàn rộng. Cán bộ tín dụng không đủ thời gian để thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên mà chỉ đối với khách hàng lớn, tập trung gần trung tâm thành phố.
Khi xem xét hồ sơ vay vốn, ngân hàng ít xem xét thẩm định kỹ tài sản đảm bảo. Việc xét tài sản thế chấp chỉ đánh giá giá trị trên giấy tờ mà khách hàng cung cấp, không thẩm định rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tài sản. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp, sang nhượng, cầm cố không hợp pháp. Loại đất trong giấy tờ chứng nhận không đúng thực tế. Chính vì điều này mà ngân hàng xác định món vay không đúng quy định.
Nợ quá hạn nhiều do khách hàng trả nợ không đúng định kỳ do yếu tố bản thân thuộc về khách hàng như chây ỳ không muốn trả nợ cho ngân hàng vì lãi suất phạt nhỏ hơn lãi suất vay trên thị trường. Ngoài ra, còn do khách hàng sử dụng quỹ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng, hoạt động đầu tư kinh doanh không cao do không có chiến lược kinh doanh cũng như biện pháp ứng phó khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi.
Trong lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Nhiều hộ nông dân bị mất vốn hoàn toàn nên việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Việc sản xuất nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ trong quá trình hội nhập còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đó là chiến lược phát triển vùng chậm thay đổi trong khi nền kinh tế đất nước đã thay đổi; kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh còn hạn chế, gây khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như lúa, gạo, thủy sản, … bộc lộ nhiều yếu điểm do sản xuất phân tán, manh mún, chất lượng không đều, kém sức cạnh tranh. Mặt
khác giá cả nông sản bị thương lái ép giá. Do đó hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro và không đem lại lợi nhuận cao, ảnh hưởng đến công tác tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng này.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam vướng phải rất nhiều vụ kiện về hàng xuất khẩu như giày da, hàng may mặc, cá, tôm, ... làm cho nhiều hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn vì vậy khó khăn trong công tác thu nợ sẽ tăng.
Việc kiểm tra, thẩm định dự án sản xuất kinh doanh chỉ do một cán bộ tín dụng phân tích và báo cáo trình lên cấp trên. Phòng quản lý tín dụng chỉ kiểm tra, xem xét lại hồ sơ. Do đó, việc tính toán số liệu gặp nhiều sai sót do khách hàng cung cấp kết quả kinh doanh chưa thực sự đầy đủ và chính xác với tình hình thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hoạt động của khách hàng.
Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn chậm và có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Vì vậy cần phải tăng cường công tác thu nợ giảm bớt những khỏan nợ khó đòi.
5.2 Giải pháp