1.1 Đặt vấn đề: Hoa tươi đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi nhu cầu về sự phong phú đa dạng của các loại hoa ngày càng nhiều. Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây nhiệt đới và bán nhiệt đới phong phú ( Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Quang Minh 2000), trong đó có nhiều giống hoa họ Gừng (Zingiberaceae) mang giá trị thẩm mĩ đẹp.Họ Gừng là một họ cỏ thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và xấp xỉ trên 1000 loài. Nhiều loài là các loại cây cảnh, gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này là bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân, thảo quả.Ở Việt Nam hiện biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó có nhiều cây có giá trị. Gừng có giá trị toàn cầu như thảo mộc, nấu nướng, đồ gia vị, làm cảnh,...Trong lĩnh vực nghiên cứu cây gừng để làm hoa, cây cảnh tuy không mới mẻ nhưng còn khá khiêm tốn.Trước kia cây Gừng chỉ để dùng làm gia vị, làm thuốc thì giờ đây với nhu cầu để hưởng thụ cái đẹp, nhu cầu sản xuất hàng hóa con người đã tạo cây Gừng thành giống cây hoa, cây cảnh mới nhằm tạo thêm một sản phẩm mới làm phong phú thêm cho thiên nhiên và tinh thần con người.Gừng (Gingiberaceae) là một trong những loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, rất dễ trồng, sinh trưởng khỏe, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Vì những lí do trên tôi thực hiện chuyên đề:“Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cây họ Gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội ”
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: Hoa tươi đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi nhu cầu về sự phong phú đa dạng của các loại hoa ngày càng nhiều. Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây nhiệt đới và bán nhiệt đới phong phú ( Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Quang Minh 2000), trong đó có nhiều giống hoa họ Gừng (Zingiberaceae) mang giá trị thẩm mĩ đẹp. Họ Gừng là một họ cỏ thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47 chi và xấp xỉ trên 1000 loài. Nhiều loài là các loại cây cảnh, gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này là bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân, thảo quả. Ở Việt Nam hiện biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó có nhiều cây có giá trị. Gừng có giá trị toàn cầu như thảo mộc, nấu nướng, đồ gia vị, làm cảnh, Trong lĩnh vực nghiên cứu cây gừng để làm hoa, cây cảnh tuy không mới mẻ nhưng còn khá khiêm tốn. Trước kia cây Gừng chỉ để dùng làm gia vị, làm thuốc thì giờ đây với nhu cầu để hưởng thụ cái đẹp, nhu cầu sản xuất hàng hóa con người đã tạo cây Gừng thành giống cây hoa, cây cảnh mới nhằm tạo thêm một sản phẩm mới làm phong phú thêm cho thiên nhiên và tinh thần con người. Gừng (Gingiberaceae) là một trong những loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, rất dễ trồng, sinh trưởng khỏe, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Vì những lí do trên tôi thực hiện chuyên đề:“Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cây họ Gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội ”. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và khả năng sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống cây họ gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội, từ đó đề xuất mẫu giống thích hợp làm cây hoa, cây cảnh. 1.2.2 Yêu cầu: - Tìm hiểu các đặc tính nông sinh học của các mẫu giống. - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống trong điều kiện ở Gia Lâm – Hà Nội. 2 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu về cây Gừng. 2.1.1. Nguồn gốc cây gừng. Trong hàng ngàn năm ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ, gừng đi đến Miền Tây ít nhất hai nghìn năm qua, được ghi chép như một chủ thế của thuế La Mã trong thế kỉ thứ hai sau khi nhập khẩu thông qua Biển Đỏ đến Alexandria. Thuế nhập khẩu xuất hiện trong tài liệu ghi chép Marseilles trong năm 1228 và ở Paris năm 1296. Gừng được biết đến ở Anh trước cuộc chinh phục Norman Conquest, khi gừng thường được tìm thấy trong những cuốn sách thầy lang Anglo-Saxon thế kỉ thứ 11. Gừng được mô tả chi tiết trong một công trình thế kỉ 13, “Physicians of Myddvai”, một bộ sưu tập toa thuốc và đơn thuốc do bác sĩ kê toa, Rhiwallon, và ba người con trai của ông, theo sự ủy thác của Rhys Gryg, hoàng tử xứ South Wales (người đã chết năm 1233). Trước thế kỉ 13 và thế kỉ 14 gừng quen thuộc với khẩu vị của người Anh, và sau hồ tiêu, là đồ gia vị phổ biến nhất. Một cân Anh gừng lúc đó có giá tiền bằng một con cừu. Gừng như một sản phẩm của Viễn Đông, có ảnh hưởng sâu sắc không thể gột rửa khẩu vị mới của người Miền Tây trước khoai tây. Gừng, gồm có rễ tươi và rễ khô của Zingiber officinale. Nhà thực vật học người Anh William Roscoe (1753-1831) cho loại cây trồng tên Zingiber officinale trong một báo cáo năm 1807. Họ gừng là một nhóm cây nhiệt đới đặc biệt phong phú ở Indo- Malayxia (Ấn Độ - Malaixia), gồm có trên 1200 loài thực vật trong 53 giống. Giống Zingiber gồm có ước chừng 85 loài thảo mộc thơm từ Đông Á và Úc châu nhiệt đới. Tên của giống, Zingiber phát sinh từ tiếng Phạn có nghĩa là “Horn-shaped” (hình thức sừng) tham khảo về sự nhô ra của thân rễ. 3 Ở Trung Quốc, gừng được trình bày sớm nhất trong thảo mộc. Gừng khô được trình bày đầu trong Shen Nong Ben Cao Jing, thuộc về Hoàng Đế Thần Nông, Shen Nong, người đã sống khoảng 2.000 BC. Gừng tươi được trình bày lần đầu tiên trong Ming Yi Bie Lu (Miscellaneous Records of Materia Medica) cả hai là thuộc tính của Tao Hongjing, công bố trong những triều đại của những vương quốc Bắc và Nam khoảng năm 500 AD. (chuhuutin@khoahoc.net) 2.1.2. Giá trị sử dụng của cây gừng. Trong củ gừng có 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3.7%), tinh bột và chất cay. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng vận chuyển trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương và có hoạt tính miễn dịch. Sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng. Vị cay, tính hơi ôn vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng tán hàn giải biểu, cầm mửa, tiêu nước. Can khương là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây gừng. Vị cay, tính ôn vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dựng làm ấm cơ thể, trừ hàn, hồi dương thông mạch, dịu ho, cầm máu. Khương bì là phần vỏ củ gừng. Vị cay, mát. Có tác dụng hành thủy (dẫn nước). Chủ trị phù nước. Gừng là một gia vị thực phẩm rất quen thuộc trong các gia đình ở Việt Nam. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng. Gừng vừa cho ta vị thuốc quý với các tên dược liệu sinh khương, can khương, bào khương. 2.2. Tình hình nghiên cứu về cây họ gừng trên thế giới. Những nước sản xuất gừng trên thế giới gồm có Fiji, Ấn Độ, Jamaica, Nigeria, sierra Leone, và Trung Quốc. Nhập khẩu Mỹ phát sinh từ Trung Quốc, vài đảo Caribbean Islands, Châu Phi, Trung Mĩ, Braxin, và Úc Châu. Gừng hiện 4 nay được trồng thương phẩm gần như ở mỗi nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới với đất có thể canh tác cho cây trồng xuất khẩu. Ở Trung Quốc, gừng được trình bày sớm nhất trong thảo mộc. Ở hiện đại, gừng là thành phần chính trong hầu hết bất kể bữa ăn, gừng còn là một loại thuốc tiêu dùng rộng rãi nhất. Cả rễ tươi và rễ khô là những loại thuốc chính thức trong dược thư Trung Quốc đương đại, như là một chất trích nước và rượu gừng. Gừng được dùng trong hàng tá toa thuốc Trung Quốc truyền thống như là một “thuốc hướng dẫn” trung hòa những ảnh hưởng của thành phần có độc tố tiềm tàng. Ở Ấn Độ gừng tươi được dùng trong bệnh do cảm lạnh, nôn mửa, hen suyễn, ho, đau bụng, nhịp đập nhanh của tim, sưng phồng, chứng khó tiêu, ăn không ngon và bệnh thấp khớp. Những nhà nghiên cứu Đan Mạch ở trường đại học Odense đã nghiên cứu những đặc tính chống đông tụ của gừng và tìm thấy gừng là tác nhân kết von máu mạnh nhiều hơn so với tỏi và hành tây. Ở Đức, sản phẩm gừng được phép dùng trong điều trị chứng khó tiêu và ngăn ngừa triệu chứng bệnh di chuyển tàu xe. Liều lượng ngày trung bình là 2g thân rễ khô. Chuyên khảo trị liệu pháp Đức cảnh báo bệnh nhân mắc phải bệnh túi mật tránh sử dụng gừng. Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH y khoa Rochester (Mỹ) thì những người mắc bệnh unh thư sau khi đã qua điều trị hóa trị liệu nếu dùng các dược phẩm chiết xuất từ củ gừng hoặc ăn gừng trực tiếp, kết hợp với thuốc chống nôn tiêu chuẩn có thể làm giảm rủi ro gây nôn tới 40%. Hiện tượng nôn ói là phản ứng phụ ở người sau khi điều trị hóa trị liệu, nếu nặng có thể tăng tới 70%. Hiện tượng nôn không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của hiện tượng này đến khoa học vẫn chưa hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu dài kỳ ở 644 bệnh nhân ung thư đã qua ít nhất 3 lần hóa trị liệu, được chia thành 4 nhóm, nhóm nhận 0.5 gam gừng, nhóm 1 gam và nhóm 1.5 gam cùng 5 với các thuốc chống nôn khác và nhóm đối chứng. Những người này được dùng gừng 3 ngày trước và sau khi hóa trị liệu. Kết quả, nhóm dùng gừng thấp nhất giảm được tới 40% rủi ro nôn so với những người sử dụng liệu pháp vờ (placebo). Tác dụng của gừng là do nó được cơ chế hấp thu duy trì các hoạt động của dạ dày và giúp giảm đau cho dạ dày. Tạp chí Nông Nghiệp & Hóa thực phẩm của Mĩ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này củ gừng trong tương lai người ta sẽ sử dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao. Trên tạp trí Đau (JOP) của Mỹ số ra trung tuần tháng 5/2010 có thông tin mới nhất là “Ăn gừng hàng ngày giảm được 25% đau cơ bắp”, nó được dựa vào nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Georgia (Mỹ). Theo nghiên cứu trên thì không phải đến bây giờ mà gừng đã được con người sử dụng nhiều thế kỷ qua để chữa cảm lạnh và bệnh dạ dày, giờ đây người ta lại phát hiện thấy tác dụng làm giảm đau cơ bắp. Để khẳng định, các nhà khoa học đã chọn hai nhóm người tình nguyện, một gồm 34 người dùng 2 gam gừng tươi và nhóm kia dùng giả dược để đối chứng trong thời gian liên tục 11 ngày. Đến ngày thứ 8 cả hai nhóm cùng thực hành bài tập cơ bắp. Kết quả nhóm dùng gừng đã giảm tới 25% rủi ro đau cơ so với nhóm đối chứng. Với kết quả trên cho thấy việc dùng gừng thường xuyên hàng ngày có tác dụng tích cực cho sức khỏe, đặc biệt là cơ bắp giống như việc ăn tỏi. 6 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây họ gừng ở Việt Nam. Trong bộ gừng (Zingiberales) ở Việt Nam, họ gừng (Zingiberaceae) là họ có số lượng loài nhiều nhất. Đây là một họ có nhiều đại diện có giá trị làm thuốc chữa bệnh, nhiều loài được sử dụng làm gia vị, làm cảnh, Vì vậy việc nghiên cứu phân loại họ Gừng ở nước ta một cách có hệ thống là điều vô cùng cần thiết. Nhưng việc nghiên cứu các mẫu vật khô của họ gừng rất khó khăn, vì cụm hoa và hoa thường mọng nước, sau khi ép khô rất khó phân tích. Vì vậy, việc nghiên cứu hình thái và các đặc điểm nhận biết các chi ngoài thiên nhiên là một bước quan trọng để có thể định loại các loài trong họ gừng ở Việt Nam. Để phát triển một số giống hoa họ gừng theo hướng cây cảnh thì có nhiều vấn đề cần giải quyết, trước hết là việc nghiên cứu nhân nhanh tạo ra một số lượng giống lớn. Những kết quả nghiên cứu về các loài cây họ gừng làm hoa chưa nhiều ( Nguyễn Ngọc Huệ và Nguyễn Quang Minh 1999 ). Việc nghiên cứu vi nhân nhanh giống hoa họ gừng là cần thiết. Việc nghiên cứu này không chỉ có mục đích tạo ra số lượng lớn có độ thuần và độ sạch cao mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen bản địa nói riêng và bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật nói chung. Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi, chủ yếu có nhiều ở Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai. Miền Bắc hiện nay có 2 loại gừng: Gừng ta: củ nhỏ, ruột vàng, thơm và cay nhiều. Gừng mán: củ to hơn, vỏ và ruột trắng, ít cay hơn, nhưng năng suất hơn gừng ta, đạt năng suất từ 10- 12 tấn/ ha. 7 PHẦN THỨ BA ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng: 5 mẫu giống cây họ Gừng Bảng 1: Tên địa phương Kí hiệu Nguồn gốc Mía dò MG_1 Sapa Ngải tiên trắng MG_2 Sapa Alpinia sp MG_3 Sapa curcuma cordata MG_4 Sapa curcuma petiolata MG_5 Sapa 3.1.2. Vật liệu: Các mẫu giống cây họ gừng thu thập từ Sapa. Thước panme, thước dây, thước 30cm. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm: Vườn thí nghiệm của Bộ môn Rau – Hoa – Quả , khoa Nông Học trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 3.1.4. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 29/5/2010 đến 15/10/2010. 3.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cây họ gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. 8 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu, thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp dữ liệu. - Phương pháp bố trí thí nghiệm * Thí nghiệm : Nghiên cứu đặc tính nông sinh học: Thí nghiệm bố trí tuần tự không lặp lại: gồm 5 mẫu giống, 30 khóm/ mẫu giống. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu được theo dõi trên 30 cá thể / mỗi mẫu giống Số lần đo đếm: 1lần/ 1tuần 3.4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển - Thời gian từ trồng đến bật mầm (ngày) - Thời gian từ bật mầm đến ra lá đầu tiên (ngày) - Thời gian từ ra lá đầu tiên đến xuất hiện mầm hoa (ngày) - Thời gian từ xuất hiện mầm hoa đến hoa nở (ngày) - Thời gian đẻ nhánh (ngày đầu tiên xuất hiện mầm mới) - Thời gian từ bật mầm đến khi xuất hiện nụ - Thời gian bật mầm đến khi hoa bắt đầu nở/ ngồng - Thời gian từ bật mầm đến khi bắt đầu tàn/ ngồng - Thời gian từ bắt đầu tàn đến khi ngồng hoa tàn - Thời gian đo từ lúc nở 50% - nở hoàn toàn 3.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng - Chiều cao cây (cm): đo từ sát mặt đất đến vị trí cao nhất của cây (đo vào thời điểm cây xuất hiện nụ và khi hoa bắt đầu nở; bắt đầu tàn) (cm) - Động thái tăng trưởng đường kính thân: đo ở vị trí cách mặt đất 2 cm, 1 tuần đo 1 lần -Số lượng lá: đếm số lá đã mở hẳn/cây, 1 tuần đo đếm 1 lần - Động thái tăng trưởng kích thước lá + Chiều dài lá đo bằng thước thẳng vị trí sát thân (thân giả) đến chóp lá (cm), 1 tuần đo 1 lần 9 + Chiều rộng lá đo bằng thước thẳng tại vị trí có kích thước lớn nhất (cm), 1 tuần đo 1 lần + Dài cuống lá (cm) - Động thái đẻ nhánh (số lượng nhánh ) : Đếm số nhánh 3.4.3.Các chỉ tiêu về hoa - Ngồng hoa: + Chiều dài ngồng hoa (cm): Đối với hoa phát ra từ đất: đo từ vị trí sát mặt đất tới đỉnh ngồng hoa Đối với hoa phát ra từ ngọn, thân: đo từ vị trí nách lá ra ngồng hoa tới đỉnh + Đường kính ngồng hoa (cm): đo tại vị trí có đường kính lớn nhất (đo 2 chiều vuông góc) + Số lượng bông hoa/ ngồng hoa: đếm số lượng bông + Độ bền ngồng hoa(ngày) + Đường kính cuối cùng của ngồng (cm) + Chiều dài cuối cùng của ngồng (cm) -Bông hoa: + Kích thước hoa trước khi nở (cm), khi nở hoàn toàn (cm) đường kính × chiều cao + Độ bền bông hoa (ngày) + Đường kính cuối cùng của bông (cm), đo ở 2 thời điểm: trước khi nở và khi nở hoàn toàn + Chiều cao cuối cùng của bông (cm), đo ở 2 thời điểm trước khi nở và khi nở hoàn toàn - Chỉ tiêu chất lượng hoa: + Độ bền bông hoa (ngày): + Độ bền ngồng hoa (ngày): 3.5. Xử lý số liệu: Số liệu thu được, được xử lý bằng Excel. 10 [...]... KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các mẫu giống Bảng 2: Tg Từ bật mầm đến tàn Hoa đầu Hoa nở Ra lá MG-1 MG-2 MG-3 MG-4 MG-5 Xuất đầu tiên 18 – 21 20 – 25 5–7 7–9 hiện nụ 45 -50 50 – 55 17 – 19 60 – 65 tiên nở 55 – 60 60 – 70 22 – 25 68 – 74 50% 65 – 70 75 – 80 27 – 28 76 – 78 Hoa bắt đầu tàn 80 – 85 85 – 90 31 - 33 Hoa tàn 90 - 95 95 – 100 35... để làm cảnh Mía dò ta có thể trồng ở các khuôn viên, công viên Ngải tiên cánh hoa mảnh cộng thêm mùi thơm dịu ta có thể cắt cành cắm lọ, và trồng làm cảnh ở các khuôn viên Curcuma cordata, curcuma longa L hoa bền màu đẹp ta có thể dùng để trồng chậu 5.2 Đề nghị: - Tiếp tục nghiên cứu thêm về đặc tính nông sinh học cây họ gừng - Đưa thêm các giống gừng có hoa đẹp vào nghiên cứu - Để phục vụ nhu cầu cảnh... 21 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận: - Đặc tính nông sinh học của các mẫu giống: 5.1.1 Mía dò: Giới (regnum): Plantae Bộ (ordo): Zingiberales Họ (familia): Costaceae Chi (genus): Costus Loài (species): C.speciosus Tên khoa học: Costus speciosus a Đặc điểm; Cây có nguồn gốc Đông Nam Á, ngoài ra cũng được đưa tới quần đảo Cook, Fiji và Hawai Loài này sinh trưởng bằng thân rễ và phát tán bằng hạt... Min Max 35.20 Theo trên bảng ta có thể biết được kích thước lá và diện tích lá của các mẫu giống Ta dễ dàng nhận thấy kích thước lá của MG_4 Curuma longa L là lớn nhất, phát triển tốt nhất MG_5 Alpinia sp khó phát triển 4.3 Khả năng cho năng suất và chất lượng hoa của các mẫu giống Bảng 5: Đặc điểm hoa của các mẫu giống Mẫu giống MG_1 MG_2 MG_3 MG_4 MG_5 Chiều cao Đường Chiều cao hoa kính hoa cụm hoa... Đắng, Đọt Hoàng, Tậu chó (Lạng Sơn) Danh pháp khoa học: Costus specious Sm, đồng nghĩa Costus loureiri Horan) có lẽ là loài thực vật phổ biến nhất thuộc chi Costus (chi Mía dò) của họ Mía dò Costaceae Chi mía dò khác với Gừng thông thường ở chỗ chỉ có một hàng lá xếp hình xoắn ốc Theo dân gian Việt Nam, mía dò dùng để chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây... gan, giảm đau nhức (Lạng Sơn) 22 Mía dò là một trong các loại rau thường được dùng với bánh xèo Nam Bộ Cây được dùng từ xưa trong hệ thống y học Avurveda, theo đó thân rễ dùng để trị sốt, chứng phát ban, hen suyễn, chống viêm phổi Trong Kama Sutra, nó được nhắc tới như một thành phần mỹ phẩm (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) b Đặc điểm củ: Thân rễ nạc phát triển thành củ, nằm ngang, có những rễ nhỏ mọc... nhiều rễ con xung quanh Phần cuối rễ con phình lên thành củ, từ củ này có thể mọc lên được cây con Đường kính của củ 2.5-3cm 2 Đặc điểm thân: Địa thực vật cao 50-70cm Thân tạo bởi các bẹ lá ôm nhau xếp thành Mọc thành cụm 3 Đặc điểm lá: Lá có phiến dài 40-50cm, rộng 15-20cm Màu xanh lục 4 Đặc điểm hoa: Phát hoa từ đất trong các bẹ lá Các cánh môi tạo thành cụm hoa Trong mỗi cánh môi có hai hoa, hoa thứ... thời gian theo dõi chúng tôi nhận thấy cây mía dò phát triển rất tốt Cho hoa đẹp và bền Cây ngải tiên, curcuma cordata, curcuma petiolata cho hoa đẹp và thơm nhưng do khí hậu mùa hè rất nắng nóng nên lá thường bị héo khô, những hôm mưa cây lại xanh tốt phát triển rất nhanh Cây Anpinia sp lại ngược hẳn thường bị héo khô, chậm phát triển, không cho hoa 4.2 Khả năng sinh trưởng thân, lá của các mẫu giống: ... yếu người chơi hoa lai tạo thêm các giống mới - Tránh cho cây bị héo khô tìm cách khắc phục che bớt ánh nắng trực tiếp của mùa hè vào cây vì cây họ gừng chỉ cần 50% ánh sáng 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 http://species wihimedia Org/wiki/ curcuma – stenochila 2.http://www,botanyvn.com/cnt.asp? param=news & newsid = 1030, truy cập ngày 28/07/2010 3 Phạm Hoàng Hộ, 2000: Cây cỏ Việt Nam, 3:432-461 NXB trẻ,... 5.1.5 Curcuma longa L 1 Đặc điểm củ: Bên trong củ màu vàng đậm, thơm, vỏ ngoài màu nâu Có nhiều rễ con xung quanh Đường kính củ 2.5-3cm 2 Đặc điểm thân: Địa thực vật cao 80-100cm Thân tạo bởi các bẹ lá ôm nhau xếp thành Mọc thành cụm Màu xanh đậm 3 Đặc điểm lá: Lá có phiến dài 60-80cm, rộng 20-25cm Màu xanh đậm 25 4 Đặc điểm hoa: Phát hoa từ đất trong các bẹ lá Các cánh môi tạo thành cụm hoa Trong mỗi . đề: Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cây họ Gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội ”. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và khả năng sinh. Nghiệp Hà Nội. 3.1.4. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 29/5/2010 đến 15/10/2010. 3.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cây họ gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. 8 3.3 triển của một số mẫu giống cây họ gừng trồng tại Gia Lâm – Hà Nội, từ đó đề xuất mẫu giống thích hợp làm cây hoa, cây cảnh. 1.2.2 Yêu cầu: - Tìm hiểu các đặc tính nông sinh học của các mẫu giống. -