Do đó, vấn để cấp thiết hiện nay đối với ngành cà phê Việt Nam là cần phải xây dựng một phương thức giao dịch hợp lý đem lại lợi ích cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cà phê lẫn đ
Trang 1PHAN MO DAU: Tổng quan về cây cà phê
Cà phê là một loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi, được đưa vào
trông thử và phát triển ở các quốc gia, khu vực khác từ đâu thế kỷ XVIII
Với đặc tính có sức sống dai dẳng khoảng trên dưới 40 năm, nhu cầu dinh dưỡng cao, phải có nguồn nước tưới tiêu dồi dào, khí hậu thích hợp, cần được chăm sóc kỹ lưỡng, chu đáo cà phê thường được trồng với số lượng lớn, trên diện tích rộng, nhất là trên những vùng đồi dốc, đất ven rừng hay mới khai thác
Đến nay, cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất trong thương mại quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao không chỉ bởi loại cây được coi là đồ uống cao cấp, phổ biến, được đa số người tiêu dùng chấp nhận mà còn bởi đây còn là loại hàng hóa buôn bán lớn
thứ hai ( sau dẫu mỏ ) ở các nước đang phát triển với 3 loại chính :
+ Cà phê Arabica Line: gồm các chủng loại Typica,
Bourbon, Catura, Catuai, Catimor
+ Cà phê vối : Robusta, Kouilou
+ Cà phê Liberia Bull : có nguồn gốc từ giống cà phê mít và
cà phê dâu da
hình thành nên các nhóm chất lượng khác nhau
Quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam chỉ mới diễn ra mạnh
mẻ trong hơn 25 năm nay và nghề trồng, xuất khẩu cà phê là nguồn thu
Trang 2nhập chủ yếu cho một nhóm đông dân cư ở vùng nông thôn, trung du, miễn núi nước ta, cụ thể là với khoảng 500 000 ha cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600 000 nông dân và hơn một triệu người có cuộc sống liên quan đến loại cây này '
Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp và năng suất lao động cao hơn so với các quốc gia, khu vực khác nhưng giá cả lại chưa đủ sức cạnh tranh cũng như còn tổn tại rất nhiều rủi ro trong quá trình xuất khẩu và hạn chế trong quá trình giao dịch quốc tế Do đó, vấn để cấp thiết hiện nay đối với ngành cà phê Việt Nam là cần phải xây dựng một phương thức giao dịch hợp lý đem lại lợi ích cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cà phê lẫn đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực này tạo kim ngạch xuất khẩu cao đóng góp cho ngân sách quốc gia
> Mục đích nghiên cứu :
Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam từ phương thức thanh toán” chốt giá sau”
Đánh giá thực trạng và khả năng triển khai thị trường” giao
dịch kỳ hạn” nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam
' Nang cao chat lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam-NXB Lao Động- Xã Hội
Trang 3Đưa ra một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường” giao dịch
kỳ hạn”
> Phạm vỉ nghiên cứu :
Trong để tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những
rủi ro ngành cà phê Việt Nam gặp phải từ xuất khẩu cà phê theo phương thức” chốt giá sau” và các vấn để về thị trường “giao dịch
kỳ hạn” cũng như khả năng triển khai mô hình thị trường này từ
sau Hội nghị cà phê toàn quốc ngày 22/ 6/ 2004
> Nội dung đề tài : gồm 3 chương
s* Chương 1 : Sự cần thiết thay thế phương thức thanh toán
“ chốt giá sau” bằng “giao dịch kỳ hạn” nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê
s* Chương 2 : Đánh giá phương thức thanh toán “ chốt giá sau
“ và khả năng áp dụng phương thức thanh toán “ kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
s* Chương 3 : Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường “giao dịch kỳ hạn”
Trang 4MUC LUC
> Chương 1: Sự cần thiết thay thế phương thức thanh toán “ chốt giá
sau” (price to be fixed ) bằng “giao dịch kỳ hạn” ( forward ) nhằm
giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê
.8 I.I Những rủi ro thường gặp trong xuất khẩu cà phê từ phương thức thanh toán “chốt giá sau” c2 § 1.1.1 Định nghĩa c2 222cc nh nhe he 8 1.1.2 Dac di€m 00 cece cece eee 8 1.2 Những rủi ro thường gặp khác -
10 1.3 Y nghĩa của phương thức giao dịch “kỳ hạn” trong giảm thiểu rủi ro về xuất khẩu cà phê 12
1.3.1 Định nghĩa - 12
1.3.2 Ưu và nhược điểm 13
1.4 _ Điều kiện thực hiện giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam 18
> Chương 2: Đánh giá phương thức thanh toán “chốt giá sau “ và khả năng áp dụng phương thức “ thanh toán kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê Việt Nam 23
2.1 Vai trò, vị trí của cà phê trong chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 23
Trang 52.2 Những rủi ro cà phê Việt Nam thường gặp trong phương thức thanh toán “ chốt giá sau “ và một số nguyên nhân chủ yếu 25 2.3 Đánh giá điều kiện, khả năng triển khai thị trường giao dịch kỳ
hạn đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 28
2.3.1 Thuận lợi - 28
2.3.2 Hạn chế 31
> Chương 3: Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà
phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường “giao dịch kỳ hạn “ ee eee eee 35 3.1 Tính cấp thiết và thực tiễn của phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” Ặ Ặ TQ HH ky 35
3.2 Mục tiêu và lộ trình xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro trong
xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” Q2 HH sa 38
3.2.1 Mục tiÊU ẶẶ HH k ka 38 3.2.2 Lộ trình ẶẶQ se 38 3.3 Các biện pháp xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất
“
khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao
Trang 63.3.1 Về phía nhà nước, chính phủ và cán bộ nghiệp vụ 41
3.3.2 Về phía ngân hàng - 45
3.3.3 Về phía doanh nghiệp 46
> Kết luận chung 50
> Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 7Chương 1: Sự cân thiết thay thế phương thức thanh toán “ chốt giá sau” ( price to be fixed ) bằng “giao dịch kỳ hạn” (
forward ) nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê
1.1 Những rủi ro thường gặp trong xuất khẩu cà phê từ phương thức thanh toán “chốt giá sau”
1.1.1 Định nghĩa:
Phương thức thanh toán” chốt giá sau” có thể hiểu như là hình thức
mà các doanh nghiệp xuất khẩu khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài sẽ định ra mức mua cà phê hạt của người nông dân trong nước sau khi đã tính toán trừ đi các khoản chi phí và một mức
lợi nhuận nhất định
1.1.2 Đặc điểm:
Với hình thức thanh toán này, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê luôn đảm bảo có được một mức lợi nhuận nhất định do khoản chênh lệch giữa giá giao kèo với bên khách hàng nước ngoài và giá mua cà phê từ phía
người nông dân Song nó lại bộc lộ khá nhiều nhược điểm và rủi ro; cụ
thể:
Các doanh nghiệp, người trồng, người sản xuất cà phê không chủ động được về giá dẫn đến thua thiệt, kém kha nang cạnh tranh ( dù sắn lượng cà phê xuất khẩu không ngừng tăng nhưng giá bán lại thấp hơn,
Trang 8phương thức thanh toán lạc hậu hơn các quốc gia khác do để không bị
thiệt thòi, các doanh nghiệp buộc phải một lúc thực hiện hai công việc:
vừa cạnh tranh vừa hợp tác với các nhà nhập khẩu, các khách hàng nước ngoài )
Người trồng cà phê thường xuyên chịu sức ép trên thị trường, luôn trong tâm trạng nơm nớp lo lắng được mùa, mất mùa cộng với việc mù
mờ về thông tin nên rất dễ xảy ra tình trạng bị ép giá Bên cạnh đó, không tạo được niềm tin cũng như sự an tâm cho cả bên bán và bên mua trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng cam kết hoặc hủy ngang hợp đồng, nhất là vào thời điểm cà phê khan hiếm Hay có thể nói phương thức thanh toán “ chốt giá sau” tạo ra khả năng thực hiện hợp đồng thấp và rủi ro cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc
kiểm soát giá trị cuối cùng của sản phẩm cà phê bởi khi cà phê đã giao
mà giá chưa được xác định lại kể cả khi có sự biến động lớn về tỷ giá
giao dịch
Do tính chất thụ động của hình thức này gây ra tình trạng ứ động
vốn hoặc thiếu vốn nên không khuyến khích được hoạt động xuất khẩu, kinh doanh cà phê trên thị trường trong nước và thậm chí còn dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ở trong
nước với nhau, không phát huy được sức mạnh của hiệp hội ngành hàng trên thị trường thế giới
Trang 9Hạn chế trong việc tiếp cận với việc giao dịch thị trường cà phê thế giới và không có công cụ phòng chống rủi ro cho các chủ thể tham gia từ đó hình thành phương thức kinh doanh hạn chế, lạc hậu so với thông lệ quốc tế Không những thế, những hạn chế trong việc đoán biết thị trường ngoài nước nên khó đảm bảo việc kinh doanh ở thị trường trong nước không bị lỗ trong tình hình giá cả lên xuống chập chờn, bất thường bởi đối với mặt hàng cà phê thì biên độ dao động giá rất lớn và thường gây ra hiện tượng cung vượt quá mức so với cầu hoặc ngược lại Bên cạnh đó, hiện tượng độc quyển của một số doanh nghiệp, tổ chức trong việc thu mua cà phê từ người nông dân do giá cà phê hiện
nay chưa thật sự được kiểm soát chặt mà hầu như do các thương nhân,
các đầu mối thu mua chỉ phối
Ngoài ra, hình thức thanh toán này còn chịu tác động lớn của các yếu tố như cán cân thanh toán mậu dịch, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền
tệ, chính sách kinh tế vĩ mô
1.2 Những rủi ro thường gặp khác
Theo dự báo của các chuyên gia thì giá cà phê trên thị trường thế giới khó có thể tăng cao và lâu đài do xu hướng phụ thuộc chủ yếu vào
tốc độ tăng tiêu thụ mà không phụ thuộc vào sản lượng của mỗi vụ”
? Dự báo về thị trường cà phê thế giới- www.tuoitre.com.vn
Trang 10Đa phan các hợp đồng hiện nay đều được tính giá vào thời điểm giao hàng mà không tính trên mức giá hiện tại khi giao dịch dẫn tới nhiều thiệt hại do biến động về giá hay tình trạng thụ động, tê liệt trước những chuyển biến lớn về giá Hơn thế nữa, các hình thức ký kết như “ hợp đông trừ lùi”, “ hợp đồng khống giá” làm cho các cá thể, tổ chức tham gia hoang mang, loay hoay, không kiểm soát được thị trường
Tình trạng người nông dân có cà phê lại không muốn bán ở mức giá hiện tại mà ém chờ giá tăng hay tình trạng đầu cơ tạo nên sự khan
hiếm giả tạo trên thị trường nhằm chuộc lợi của các tổ chức, cá nhân Sản lượng cà phê thế giới phần lớn phụ thuộc nhiều vào sản lượng
cà phê khu vực của Nam Mỹ - khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Ngoài Brazil và Etiopia, hầu hết các nước xuất khẩu cà phê đều có mức tiêu thụ nội địa tương đối thấp, không đủ để hỗ trợ cho ngành cà phê trong các giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng thừa Lĩnh vực kinh doanh, xuất khẩu cà phê thường phụ thuộc vào các ngành khác như công nghệ hóa chất- dược phẩm ( thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất bảo quản ), ngành thủy lợi ( hệ thống máy bơm, tưới tiêu, chống ngập tng ), cong nghệ môi trường nên bất cứ biến động nào xảy ra trong các ngành này đều ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê
Ha tầng phục vụ cho hoạt động trồng trọt, sẩn xuất, lưu thông, chỉ
phí bốc dỡ, vận chuyển cao mà độ an toàn lại thấp Bên cạnh đó, rủi ro
Trang 11trong các loại hình dịch vụ như ngân hàng, vận tải, bưu điện ( thất
thoát, hư hỏng, các sự cố về thời gian vận chuyển ) đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất —kinh doanh, xuất khẩu cuả doanh nghiệp Các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đều có ảnh hưởng đến việc trông, sản xuất, xuất khẩu cà phê, mà trước hết là ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
Hàng loạt các trở ngại từ hàng rào bảo hộ mậu dịch, các điều luật của các quốc gia nhập khẩu cà phê trên thế giới như các yêu câu, chứng
chỉ về xuất xứ, nguồn cà phê, chất lượng, kiểm định, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng ( màu sắc, độ tươi sáng, mùi vị, % tạp chất, nấm mốc ), phương pháp thu hoạch- sản xuất- chế biến- bảo quản, yêu cầu
về đóng gói, bao bì, nhãn sinh thái
Mặt hàng cà phê thường khó thâm nhập vào thị trường các nước
áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan để giới hạn lượng cà phê xuất
Trang 12Nghĩa là, doanh nghiệp thực hiện việc mua cà phê thực để bán ra trên thị trường kỳ hạn và bán cà phê thực nhưng mua vào trên thị trường
kỳ hạn Giao dịch kỳ hạn thường kết thúc sau khi các bên chuyển giao toàn bộ hoặc một phần tiển- cà phê của hợp đồng
1.3.2 Ưu và nhược điểm:
e Ưuđiểm:
Bản chất của “giao dịch kỳ hạn “ là cam kết về một nghĩa vụ không hủy ngang, loại trừ các yếu tố đầu cơ, đảm bảo đồng tiền không bị mất giá hay ảnh hưởng do biến động hối đoái Nhờ vậy đã thể hiện vai trò tích cực trong việc phát huy các ưu điểm sau:
Hình thức này trước hết giúp doanh nghiệp tránh được các thủ tục
ký xác nhận phién hà, không phải chịu ảnh hưởng của khoảng cách địa
lý, tiết kiệm chỉ phí đi lại và thời gian
Hỗ trợ tích cực và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê trên thị trường trong nước vì đã có sẵn thị trường, góp phần nâng cao vị thế cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế
Doanh nghiệp có nhiều quyển lựa chọn hơn trong giao dịch và
phòng chống rủi ro
Bảo vệ giá cà phê thực khi có biến động nhờ sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phòng chống có sẵn như : việc chốt giá bảo vệ (hedging), quyển lựa chọn được mua được bán ( option ), lệnh dừng lỗ
Trang 13(stop- loss- order ) và các công cụ hiệu quả khác nhằm phòng ngừa lỗ trong dài hạn và khi ” bán khống”
Doanh nghiệp được quyển mua, quyển bán nhưng không có nghĩa
vụ phải mua, phải bán và chỉ cần phải mất một khoản phí tham gia không đáng kể so với những rủi ro có thể xảy ra
Đây là hình thức giúp giao dịch một cách nhanh chóng, là biện pháp tránh những rủi ro tiểm ẩn (exposures ) có tác dụng bảo hiểm tiền,
cố định các khoản thu, chi theo một tỷ giá cố định đã biết trước nhằm giảm tính bất ổn của các khoản phải thu - phải chỉ và kinh doanh cà phê
với những số liệu tính toán lời lỗ cho từng thương vụ do bên mua và bên bán dễ dàng ký hợp đồng trên mạng hoặc qua điện thoại thông qua Sở Giao Hoán ( The Clearing House ) dựa trên cơ sở lòng tin; nếu giá cà phê biến động theo hướng không thuận lợi, có thể đặt lệnh chặn ngay để giảm lỗ Còn khi giá cà phê biến động theo hướng có lợi, doanh nghiệp
một mặt có thể thu lợi nhuận, một mặt có thể tranh thủ gia tang tính cạnh
tranh bằng việc giảm giá bán nội địa, giữ nguyên giá, kiếm thêm lời trong ngắn hạn ( thu lợi dựa trên việc bán cà phê với khối lượng lớn )
Các doanh nghiệp có bước tiếp cận ngày càng sát với phương thức giao dịch trực tiếp của thị trường cà phê quốc tế, theo đúng thông lệ chung của thế giới; do đó sẽ không còn tình trạng ép giá hay bị ép giá do thiếu hay mù mờ về thông tin, bất chấp những biến động về giá trên thị trường thế giới Cho dù giá cà phê có xuống thấp thì các đơn vị vẫn được
Trang 14bán ở mức giá mục tiêu đã chốt trước đó hoặc ngược lại giả sử giá cà
phê có lên cao thì doanh nghiệp vẫn có thể mua được ở mức giá mục tiêu đã chốt- thấp hơn giá thực tế
Giúp doanh nghiệp có khả năng nhận cà phê giao từ thị trường triển kì trong giai đoạn cà phê khan hiếm Nhờ đó, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng nhờ khả năng nhận cà phê từ “thị trường kỳ hạn”
Nâng cao chất lượng và phương thức giao dịch của các doanh nghiệp, từng bước loại bỏ thói quen, chỉ chú trọng đến số lượng trong xuất khẩu
Bên mua, bên bán có thể tính toán ngay khi vừa ra quyết định đặt
mua hay đặt bán và thu được lợi nhuận thực Từ đó, hỗ trợ tích cực đến
hoạt động xuất khẩu cà phê trong nội bộ quốc gia Hay có thể hiểu, nhờ cân đối giữa mua- bán trên thị trường trong nước và “thị trường kỳ hạn”
mà các doanh nghiệp xuất khẩu, các đầu mối thu mua có thể ký hợp đông sản xuất- tiêu thụ cà phê với các đồn điển và các hộ gia đình trồng
cà phê theo kế hoạch từng mùa vụ mà vẫn được đảm bảo có lãi, có vị thế giao dịch rõ ràng, có cơ sở tính toán lời lỗ trong kinh doanh và nhờ
đó có thể tính toán giá mua cà phê từ nông dân một cách hợp lý, dam
bảo quyển lợi và thu nhập ổn định cho tất cả các bên tham gia
Thông qua ký kết “ hợp đồng kỳ hạn” có thể tạo ra sự ràng buộc,
phụ thuộc lẫn nhau giữa nên xuất khẩu cà phê giữa các quốc gia, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước ngày một phát triển
Trang 15Bằng hình thức giao dịch này, người trồng cà phê cũng có thể hợp đồng kỳ hạn trước, tức là bán cà phê trước khi thu hoạch
“ Hợp đồng kỳ hạn” còn được sử dụng làm công cụ đầu tư với chỉ
phí thấp ( mua đi, bán lại để tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá ) và là
công cụ xác định giá của thị trường hàng thật
Việc phòng ngừa rủi ro trên “ thị trường kỳ hạn” sẽ góp phần làm giảm thuế nếu thuế suất có khuynh hướng tăng lên đồng thời làm gidm chi phí phá sản, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có khối lượng cà phê giao dịch lớn
Ngoài ra, tham gia trên “ thị trường giao dịch kỳ hạn” cũng là một
hình thức quảng bá hình ảnh, tên tuổi công ty, tạo ra uy tín, sự tin tưởng
cho các đối tác giao dịch cả trong và ngoài nước
Liên hệ Ÿ: Brazil- một quốc gia có diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu vào hàng lớn nhất thế giới, với mô hình xuất khẩu cà phê trên
“thị trường giao dịch kỳ hạn “ dường như đã trở nên rất quen thuộc với
mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này và được hơn 1400 nhà xuất
khẩu cà phê nước này tận dụng triệt để Sau khi thu hoạch, cà phê được vận chuyển đến các kho dự trữ của Hợp tác xã và tại các phòng giao dịch thuộc Hợp tác xã người nông dân có thể xem giá cà phê ở các sàn
3 WWW.VfV.Vn
Trang 16giao dich London qua mạng Khi thấy mức giá hợp lý, họ có thể đặc lệnh
bán tại chỗ
e Nhược điểm:
* Thị trường giao dịch kỳ hạn” đã thể hiện rất nhiều ưu điểm song vẫn bộc lộ một số hạn chế dù không nhiều :
Đồi hỏi các đối tượng tham gia phải có nghiệp vụ chuyên sâu,
nhận định rõ ràng về chiều hướng tăng giảm của thị trường trong tương lai và cần có khả năng tài chính nhất định, đặc biệt là trong việc đăng ký mua tin từ các hãng tin lớn như Reuters
Các hoạt động mua bán, ký kết chỉ bó hẹp trong một số sàn giao
dịch nhất định ( London, New York ) mà chưa được thực hiện một cách
rộng rãi
Sau mỗi phiên giao dịch, các bảng, biểu đồ, số liệu về giá cả cà phê phải được xây dựng để làm cơ sở dự đoán giá trong tương lai nên khoản chỉ phí tốn kém là không nhỏ
Như vậy, phương thức ”giao dịch kỳ hạn”cà phê được xem như một phương thức giao dịch phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế, có tác
dụng giảm thiểu những rủi ro, bảo hiểm cho việc kinh đoanh- xuất khẩu
cà phê do biến động giá trên thị trường trong suốt thời hạn của hợp đồng
Các công cụ của phương thức giao dịch này như là các giải pháp
hữu hiệu, mang tính kinh tế cao, đảm bảo nguồn tiển tạo cơ sở cho các
Trang 17doanh nghiệp và tổ chức tính toán lỗ lãi trong từng thương vụ kinh doanh xuất khẩu Nói cách khác, thông qua “ thị trường giao dịch kỳ hạn” các bên có liên quan cam kết sẽ mua bán với nhau một khối lượng hàng hóa theo một tỷ giá xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai Các bên giao dịch có thể xác định mức giá ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng và chủ động trong hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá Hình thức này rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam- các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít kinh nghiệm cũng như ít
thông tin về tỷ giá hàng ngày
1.4 _ Điều kiện thực hiện giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam (Nguồn: NH
¢ % độ ẩm phải đảm bảo dưới mức 12,5%
e_ Chứng chỉ xuất xứ phải do ICO chấp thuận
e_ Nhãn mác phải đầy đủ, rõ ràng
Trang 18Muốn tham gia vào thị trường kỳ hạn thì doanh nghiệp Việt Nam phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ tại trung tâm chứng khoán nước ngoài Nghĩa là phải bỏ vốn ra trước, sau khi mua bán diễn tiến vốn đó sẽ được chuyển hóa ở nước ngoài do tại Việt Nam chưa có quy định về hoạt động
ở thị trường giao dịch kỳ hạn quốc tế
Giá thành xuất khẩu cà phê tại thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ được
hình thành qua các đợt đấu giá tập trung, công khai mang tính chất quốc
tế được thể hiện trên bảng yết giá kỳ hạn bao gồm tỷ giá giao ngay (spot), số điểm của từng kỳ hạn giúp các bên tham gia dễ dàng nhận biết
sự tăng giảm tương đối của sản phẩm cà phê
Giá giao dịch kỳ hạn được xác định ngay lúc thỏa thuận, trên cơ sở giá giao ngay của lượng cà phê cần giao dịch cộng hay trừ đi một số
điểm nhất định( có liên quan đến chênh lệch lãi suất ).Tại thời điểm giao
hàng dù giá tăng hay giảm vẫn giao theo giá đã ứng định trên hợp đồng Hợp đông kỳ hạn quy định cụ thể số lượng cà phê sẽ được mua
hoặc được bán vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một tỷ giá
xác định
Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng( lot ) là 5 tấn cà phê nhân Doanh nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới mà thực ra là ngân hàng với mức 10 USD/ tấn cho mỗi giao dịch dưới 20 lots
và 2USD/ tấn cho giao dịch trên 1000 lots
Trang 19Phí chốt giá bảo vệ ( hedging cost ) không chỉ áp dung cho tién gốc mà còn đối với tiền lãi dựa trên cơ sở bảo hiểm phí hàng năm (%/ năm), điểm kỳ hạn, số ngày kỳ hạn, điểm kỳ hạn và tỷ giá giao ngay Bảo hiểm phí được xác định trên cơ sở điểm kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá giao ngay và số ngày kỳ hạn; cụ thể 4
Bảo (điểm kỳ hạn*lãi suất*số ngày ky han)+(ty gid giao ngay*100*
hiểm =
phí
tỷ giá giao ngay*số ngày kỳ hạn
Hàng ngày các doanh nghiệp nhận tin giá cà phê từ thị trường New York và London, sau đó quy ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại Thương và chốt giá lại để người mua và người trồng
cà phê nắm thông tin
Về tỷ giá giao dịch”:
e_ Đối với VND/ USD: các doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi nhưng không được vượt quá mức tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng cộng với
chênh lệch giữa hai lãi suất hiện hành(forward/ swap
points); trong do:
* Forex- Nguyén Trong Thiy- NXB Thong Ké-1999-tr 104
Š Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN-28/05/2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 20
Lãi suất cơ Lãi suất
chênh _ hàng trung + cục dự trữ * giao
e Đối với VNĐ/ ngoại tệ khác : tỷ giá kỳ hạn do Tổng giám đốc doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận
Riêng đối với hợp đồng quyển lựa chọn(option %, giới hạn mà các
doanh nghiệp Việt Nam được phép thực hiện là 8 triệu USD Ngoài ra, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế
tại Việt Nam- luôn là bên mua trong hợp đồng quyển chon và các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện
Để có quyển chọn mua ( call- option ) và quyển chọn bán( put-
option ), bên mua phải trả tiền cho bên bán quyền chọn ( gọi là phí
Premium ) được thỏa thuận và thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng Đối với bên bán quyển chọn- đối tác của bên mua quyển chọn trong hợp đồng quyển chọn thì không có quyền lựa chọn quyền mua hay
quyền bán mà phải tùy thuộc vào quyết định của đối tác : khi giá cà phê
biến động theo hướng có lợi cho phía mua quyền chọn, bên bán vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của đối tác; ngược lại khi giá cà phê biến động
® Thông tấn xã 09/04/2005
19
Trang 21theo hướng không có lợi cho bên mua, thì phía bán quyển chọn cũng
của nhà nước Việt Nam
Hệ thống thành viên lưu ký và ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát phục vụ tốt cho thanh toán, giao dich, dim bdo
quyển lợi của các chủ thể tham gia
Trang 22Chương 2 : Đánh giá phương thức thanh toán “chốt gid sau “ va kha năng áp dụng phương thức “ thanh toán kỳ hạn” trong xuất khẩu
cà phê Việt Nam
2.1 Vai trò, vị trí của cà phê trong chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010
Nhiệm vụ và nổ lực trong lĩnh vực xuất khẩu nước ta đến năm
2010 là : “ tạo ra những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng,
số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao” Trong đó, cà phê Việt Nam có truyền thống là sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu với mức khoảng 90% vì đây là nhóm mặt hàng nông sản có vị trí xuất khẩu
đứng thứ hai và sản lượng cà phê Việt Nam cũng đứng thứ hai trên thế giới, ước tính từ II- 12 triệu bao, tương đương kim ngạch 500- 600 triệu
USD/ nim’; cu thé trong năm 2003, xuất khẩu nông- lâm sản Việt Nam
đạt 4,5 tỷ USD thì riêng xuất khẩu cà phê đã đóng góp 590 triệu USD’
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Thương Mại, chỉ trong § tháng đầu năm 2004, cả nước đã xuất khẩu 693 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 462 triệu USD, tăng 52,3% về lượng và 47,7% về kim ngạch Tính đến nay, mặt hàng cà phê của nước ta đã xuất hiện và bắt đầu có tiếng tăm ở 58
7 Giáo trình kinh tế Ngoại Thương-GSTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục2002-tr 227
8 www.vnecomy.org.vn- cap nhat 20/10/2004
° www.vtv.vn- cap nhat 06/03/2005
Trang 23quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các thị trường lớn, đầy tiềm năng như : Đức, Mỹ, Tây Ban Nha ”
Chính vì cà phê đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, kết hợp với thế mạnh trồng cà phê do điểu kiện thời tiết, thổ nhưỡng và kinh nghiệm lâu đời nên Bộ Thương Mại đã để ra chỉ tiêu cơ cấu cà phê và cà phê chế biến trong năm 2010 là 750 000 tấn với trị giá khoảng 850 triệu USD''
Dựa trên tinh thần đó, Hiệp hội cà phê Việt Nam đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược hoạt động vào các nội dung cơ bản
đã để ra
!° Dự báo về thị trường cà phê thế giới- theo VOV-28/04/2004
'! Bảng tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ Thương Mại
03/10/2000
0 www.vicofa.org.vn
Trang 24e Hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh : tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao, chú trọng giảm thiểu đầu tư vào thuốc trừ sâu, thay phân hóa học bằng phân hữu cơ, kiểm soát lượng nước tưới để có mức lợi nhuận tốt nhất
e Ap dung cong nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường
®_ Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê
e Sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt: cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ sao cho phù hợp, hiệu quả và thuận tiện cho người nông dân
e Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa do Việt Nam còn thiếu thị
trường truyền thống cũng như những bạn hàng lâu năm, đáng tin
Nam cũng khó có thể tránh khỏi những rủi ro từ phương thức này Do đó
cần phân tích tìm ra các nguyên nhân để có hướng khắc phục :
Trang 25Đa phần quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là vừa
và nhỏ, xuất khẩu chủ yếu theo con đường tiểu ngạch, chưa thông qua hệ thống ngân hàng hay các trung gian tài chính khác cộng với phương thức kinh doanh đang áp dụng còn nhiều hạn chế so với thông lệ quốc tế nên hiệu quả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cà phê thấp, lạc hậu, năng lực sản xuất phân tán chưa đủ điều kiện các hợp đồng, các đơn đa75t hàng
lớn
Do không có công cụ bảo vệ và thiếu tính bển vững trong xuất khẩu nên hàng loạt doanh nghiệp cà phê gặp nhiều tổn thất khi có biến động, nhất là trong những cơn khủng hoảng; từ đó dẫn đến hiện tượng thụ động trong các doanh nghiệp
Không tạo được niềm tin, sự an tâm cho cả bên bán lẫn bên mua
do không có bất cứ sự đảm bảo nào về tính khả thi của hoạt động giao dịch hay sự bảo hiểm cho hợp đồng; điều này trực tiếp ảnh hưởng đến
việc xuất khẩu nói chung và uy tín cho sản phẩm cà phê Việt Nam nói riêng
Giá cà phê tăng- giảm thất thường do sự tác động, phụ thuộc từ nhiều yếu tố, mà cụ thể là do cung- cầu trên thị trường; ví dụ như nguồn cung cà phê tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu làm giá cà phê trong nước 10 tháng đầu năm 2004 giảm nhanh
'3 Thời báo kinh tế Việt Nam2004-2005-tr 53
Trang 26Người trồng cà phê không nắm được thông tin, tình hình trên thị
trường, việc sản xuất do các hộ gia đình thực hiện là chính, chất lượng không đều, tốn nhiều thời gian tuyển chọn, phân loại trước khi xuất khẩu nên thường bị ép giá, sụt giá bất ngờ vì họ hoàn toàn phụ thuộc vào giá
do thương nhân, các đầu mối thu mua, gom hàng đang còn rất hạn chế định ra Chính vì vậy, dù sản lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn phải bán với giá thấp hơn nước khác
mà vẫn bị thua thiệt, bỏ lỡ nhiều cơ hội, sai lầm trong dự đoán Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London rất lớn, luôn ở mức trên 1000 USD/ tấn *
Việc giá cà phê tăng, giảm thất thường dẫn đến thị trường xuất khẩu không ổn định; quy hoạch, kế hoạch không cụ thể, tình trạng tự
phát, manh mún, không gắn với thị trường như việc người nông dân tự ý
chặt bỏ, “ quay lưng” với cây cà phê khi giá sụt giảm hay đồng loạt tập
trung vào đầu tư, chăm sóc cây cà phê, lạm dụng vào hóa chất kích thích tăng trưởng và tạo năng suất cao tạm thời khi được giá để rồi sau đó làm cây cà phê nhanh chóng lụi tàn, hiệu quả kinh tế thấp Đây là cái vòng luẩn quẩn của thị trường cà phê Việt Nam mà cho đến nay vẫn chưa tìm
được lối ra Theo báo cáo của Cục Thống Kê, năm 2004 diện tích trồng
cà phê của cả nước chỉ còn 503 200 ha, giảm 1,4% so với năm 2003!”
'* Vietnamnet- cập nhật 18/04/2005
'S Thai bdo kinh tế Việt Nam2004-2005-tr 53