Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
376,22 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH o0o BÀI TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN CÔNG Đề tài 49: “Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội” Sinh viên thực hiện : Lê Thị Mỹ Tú Lớp : Cao học Kế toán Ngày – K20 TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 1 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 3 III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU …………………….4 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. Sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội 5 2. Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động của NHCXH 6 2.1. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động 6 2.2. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội : 7 2.3. Cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội: 7 2.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát 9 3. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội 11 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động NHCSXH 14 V. KẾT LUẬN 17 SÁCH THAM KHẢO VÀ CÁC NGUỒN TRÍCH 18 2 I. MỞ ĐẦU Ngày nay vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, thực hiện quyền được đối xử bình đằng trong nhân dân, thu ngắn khoảng cách giàu nghèo không còn là công việc của từng quốc gia mà trở thành chiến lược toàn cầu, có ý nghĩa kinh tế và nhân đạo đối với tất cả các nước trên thế giới. Các mục tiêu này đã và đang được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng nhiều chương trình lớn của Chính Phủ và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần cho kế hoạch phát triển bền vững của kinh tế - xã hội đất nước, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ngân hàng chính sách xã hội ( NHCXH) được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác chính là sự cụ thể hóa chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về xây dựng một ngân hàng chính sách chuyên biệt hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, mà là một công cụ để thực hiện các mục tiêu Vĩ mô thông qua việc tác động vào lĩnh vực kinh tế . Nhận thấy tầm quan trọng của việc ra đời và ý nghĩa hoạt động nổi bật của Ngân hàng chính sách xã hội trong điều kiện hiện nay, tôi chọn đề tài: “ Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội” làm nội dung nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. Người thực hiện Lê Thị Mỹ Tú 3 II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Nội dung bài tiểu luận sau đây sẽ tập trung vào việc nhìn nhận lại quá trình thành lập và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế. Đứng trước yêu cầu về giải quyết các mục tiêu tăng trưởng bên vững và những hành động mang ý nghĩa nhân đạo, việc sử dụng hệ thống các Ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng thương mại làm công cụ để thực hiện các chương trình lớn về xóa đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng chính sách là điều khó có thể thực hiện được nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được. Trong nhiều năm trước đây, các Ngân hàng quốc doanh, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là những tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện rộng khắp chương trình tín dụng cho người nghèo. Tuy nhiên khi thực hiện chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì các Ngân hàng phải hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và sẽ không thể tiếp tục cho vay các hộ nghèo theo chương trình chính sách của Nhà nước. Do vậy thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải có tổ chức tín dụng chuyên biệt để cho vay các đối tượng chính sách. Ngân hàng chính sách xã hội ra đời nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 4 III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Ngân hàng chính sách xã hội ra đời dựa trên những tiền đề khách quan và chủ quan như thế nào? Cơ sở pháp lý của việc ra đời Ngân hàng chính sách xã hội là gì? Mục tiêu và tiên chỉ hoạt động của NHCXH cụ thể ra sao? Hiệu quả hoạt động NHCXH được đánh giá như thế nào thông qua các chương trình tín dụng cụ thể cho các đối tượng chính sách? Đó là những câu hỏi lớn mà chúng tôi muốn xoay quanh nghiên cứu, từ đó giúp người đọc có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về một tổ chức kinh tế : Ngân hàng chính sách xã hội, một công cụ thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta. 5 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ thướng Chính phủ đã ban hành Quyết điịnh số 131/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội ( viết tắt là NHCXH), tên giao dịch quốc tế : Vietnam Bank For Social Policies ( VBSP) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1995. NHCXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để ủy thác hoặc trựctiếp cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khan đang học Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài… và các đối tượng chính sách khác. Lãi suất cho vay của NHCSXH hiện tại là từ 0,25%/tháng đến 0,5%/tháng, thường thấp hơn lãi suất của NHTM. Các mức lãi suất ưu đãi do thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cho vay cũng sẽ được Bộ Tài chính cấp bù, những tổn thất trong cho vay cũng sẽ được bộ tài chính xem xét xử lý… Như vậy, đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân 6 hang (huy động và cho vay) song còn dựa vào nguồn chi ngân sách hang năm, tức là nhà nước thực hiện bao cấp 1 phần cho hoạt động của NHCSXH. NHCXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống Liên ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối,phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. NHCXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước, có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương. 2. Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động của NHCXH 2.1. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động Quản trị NHCXH là Hội đồng quản trị gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính trị - xã hội. Hội đồng quản trị có 12 thành viên trong đó có 9 thành viên kiêm nhiệm và 3 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là thứ trưởng hoặc cấp tương đương thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động thương binh xã hội, Ủy ban dân tộc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó chủ tịch Hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, 03 thành viên chuyên trách gồm : 01 Ủy viên giữ chức Phó chủ tịch, 01 Ủy viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 Ủy viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Tại các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCXH do chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trường ban. Tùy tình hình thực tế từng địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần nhân sự và Quyết định thành lập BĐD HĐQT. Giúp việc HĐQT có ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của các ngành là thành viên HĐQT do các ngành cử và một số chuyên gia do chủ tịch HĐQT ra quyết định chấp thuận. 7 Ban Kiểm soát có ít nhất 05 thành viên, trong đó có ít 03 thành viên chuyên trách, 02 thành viên kiêm nghiệm của Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước do hai cơ quan này đề cử. Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên HĐQT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Các thành viên khác do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm. Điều hành hoạt động của NHCSXH là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp HĐQT và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của NHCSXH. Sở giao dịch làm nhiệm vụ hạch toán vốn toàn hệ thống đồng thời làm nhiệm vụ vủa một chi nhánh NHCSXH. Chi nhánh NHCSXH đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện thị xã, là đơn vị phụ thuộc Hội sở chính. 2.2. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội : Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách gồm: 1. Hộ nghèo: 2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị định 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2.3. Cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động vì mục tiêu XĐGN không vì mục đích lợi nhuận, là đơn vị hạch toán tâp trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định. 8 Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH được cơ chế tài chính riêng, khác với các Ngân hàng thương mại khác như: NHCS không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân hàng nhà nước. Theo những quy định trên đây thì NHCS được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. NHCSXH trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ ủy thác theo sự thỏa thuận của hai bên trên cơ sở định mức do Nhà nước quy định, trong thực tế khi NHNN chưa hoàn toàn tách khỏi NHNN&PTNT như hiện nay thì NHNN&PTNT là người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức điểu hành tác nghiệp, có trách nhiệm bố trí trụ sở, phương tiện làm việc, chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, ăn ca, chi phí đào tạo tay nghề…và các chi phí quản lý khác từ nguồn thu phí dịch vụ này. Kết quả thu chi tài chính của NHCSXH từ 1996 đến tháng 9/2012 cụ thể như sau: Đến 30/9/2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 112.462 tỷ đồng, tăng 6.972 tỷ đồng so với 31/12/2011. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp 21.168 tỷ đồng, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương và các chủ đầu tư trong nước 3.090 tỷ đồng, vay NHNN, Kho bạc Nhà nước và nhận ủy thác của các tổ chức nước ngoài là 38.342 tỷ đồng, vốn huy động lãi suất thị trường 46.379 tỷ đồng, các quỹ và vốn khác 6.573 tỷ đồng. Với kết quả này, thời gian qua NHCSXH đã cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho vay các chương trình tín dụng, đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn 8.500 tỷ đồng trái phiếu, trả nợ NHNN 2.000 tỷ đồng và 2.300 tỷ đồng cho Kho bạc Nhà nước. Tổng dư nợ của NHCSXH đến 30/9/2012 đạt 108.925 tỷ đồng, tăng 5.194 tỷ đồng tức 5% so với cuối năm 2011, tập trung chủ yếu vào 6 chương trình tín dụng: Cho vay hộ nghèo 40.653 tỷ đồng, học sinh, sinh viên 34.005 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 11.650 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 9.837 tỷ đồng, giải quyết việc làm 5.438 tỷ đồng và cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg là 3.761 tỷ đồng. 9 Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đã được NHCSXH triển khai đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo khả năng thanh khoản và tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch. - Cơ chế quản lý tài chính của NHCSXH trong thời gian qua rất đơn giản, tuy có tổ chức hạch toán theo hệ thống, có bảng cân đối riêng, nhưng trên bảng tổng kết tài sản của NHCSXH trước đây không phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động, bảng cân đối kế toán chủ yếu chỉ theo dõi các hoạt động có liên quan đến nguồn vốn và một số khoản chi mang tính riêng biệt, còn lại các các chi phí khác về tài sản, tiền lương, chi phí quản lý khác là do NHNN&PTNT tổ chức hạch toán theo hệ thống kế toán của mình. 2.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của NHCSXH luôn được quan tâm đúng mức, Hàng năm đều xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra của HĐQT, Ban Kiểm soát HĐQT, tổ chuyên gia tư vấn HĐQT, kiểm tra của bộ máy kiểm soát nội bộ NHCSXH. Năm 1997, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của NHCSXH ở Hội sở chính và một số chi nhánh cơ sở. Tháng 3/1998, Hội đồng dân tộc Quốc hội đã giám sát cho vay hộ nghèo ở 3 tỉnh: Hà Giang, Kon Tum và Trà Vinh. Năm 2000, theo chỉ đạo của Thống đốc, Thanh tra NHNN đã tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động của NHCSXH trên phạm vi toàn quốc. Tại các địa phương thực hiện chương trình kiể tra của Ban đại diện HĐQT các cấp, kiểm tra thanh tra của NHNN, kiểm tra của chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội. Thông qua kiểm tra, giám sát đã khẳng định vốn tín dụng được giải ngân đến hộ nghèo, đa số hộ nghèo sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều hộ đã thoát nghèo. 10 [...]... bỏ qua tính chất ngân hàng của NHCSXH Nguyên tắc ngân hàng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, là điều kiện để thực hiện chính sách xã hội trong hoạt động của NHCSXH Đó cũng là điều kiện cơ bản để NHCSXH phát triển bềnh vững Hiệu quả NHCSXH không phải là mở rộng cho vay chính sách với việc gia tăng cấp bù, vì càng mở rộng cho vay, cấp bù của ngân sách càng lớn Hiệu quả hoạt động của NHCSXH cần được... đang là bài toán cần lời giải ở tầm vĩ mô Quy mô của tín dụng chính sách cần được mở rộng với giới hạn nào nhằm đảm bảo hiệu quả của NHCSXH Số lượng người nghèo ở Việt Nam lớn, yêu cầu NHCSXH phải luôn mở rộng hoạt động Tuy nhiên hoạt động của NHCSXH gắn liền với việc sử dụng nguồn lực – xã hội lớn Nó đòi hỏi phải tạo nên hiệu quả xã hội tương ứng Do hoạt động “cho vay không vì lợi nhuận” nên cần phải... cho vay các năm tiếp theo Trên góc độ xã hội, nhờ chương trình cho vay hỗ trợ học sinh sinh viên từ quỹ tín dụng đào tạo đã có thêm hàng ngàn lượt học sinh sinh viên có cơ hội học tập, có nghĩa là đất nước có them không ít nguồn nhân lực có tri thức, có ích cho xã hội 4 Nâng cao hiệu quả hoạt động NHCSXH 14 Hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong mối quan hệ với chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn... suất kinh doanh, thu hồi được vốn cho ngân hàng để tiếp tục cho vay, chứ đây không phải là tổ chức tài chính tài trợ bao cấp NHCSXH phải được tổ chức và hoạt động theo 1 chuẩn mực của tổ chức tín dụng có hiệu kinh tế - xã hội, an toàn và phát triển đúng hướng” Như vậy NHCSXH được coi là hoạt động có hiệu quả khi giải quyết được 2 mục tiêu: Thứ nhất: thực hiện chính sách cho vay xóa đói giảm ngheo Thứ... chính sách của chính phủ Phát triển mạnh hoạt động ủy thác cho các tổ chức tín dụng sãn có sẽ giúp NHCSXH tăng dung lượng hoạt động mà không cần mở rộng mạng lưới và tăng chi phí Tại các thôn, xã, đều có các Hội, các HTX tín dụng Ủy thác cho vay qua các tổ chức này sẽ tiết kiệm các chi phí hoạt động của NHCSXH, đồng thời tăng khả năng giám sát quá trình sử dụng vốn vay Tại những nơi mạng lưới của Ngân. .. hạn chế chi ngân sách bù đắp chi phí cho NHCSXH Quá trình hoạt động của NHCXH đến nay tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu sứ mệnh của mình, nhưng trên thực tiễn cũng gặp vô vàn những khó khăn, trở ngại Vì vậy NHCXH rất cần đến sự quan tâm hơn nữa của Đảng , Nhà nước và các tổ chức cá nhân, toàn thể nhân dân hợp tác để tiếp tục đưa Ngân hàng chính sách xã hội trở thành... trước hết là mục tiêu xã hội Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đảy kinh tế Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển Chính vì vậy, quan 12 điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục... cần phải tương ứng với nguồn lực của xã hội mà NHCSXH sử dụng để cho vay Công cuộc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội Công cụ tín dụng ngân hang dù phục vụ cho xóa đói giảm nghèo – cũng chỉ áp dụng đối với người cho vay có thể trả gốc và một phần lãi (tín dụng chính sách) Nhiều ý kiến cho rằng NHCSXH... biếng, không thể vay 15 ngân hang Lượng cấp bù ít ỏi của ngân sách sẽ hạn chế NHCSXH mở rộng cho vay chính sách Đó cũng là điều kiện buộc NHCSXH phải sàng - lọc khách hang, lựa chọn cho vay, những người nghèo có khả năng trả nợ Cán bộ của NHCSXH cầng đóng vai trò quyết định trong việc ra quyết định cho vay Dù chính quyền địa phương có góp một phần ngân sách vào quỹ cho vay của NHCSXH thì cũng chỉ đóng... NHCSXH cần được thể hiện thông qua: (i) số hộ vay chính sách thoát được đói nghèo và (ii) tiết kiệm chi ngân sách trên một đồng dư nợ Vì vậy, xác định đối tượng nghèo nhưng có khả năng trả gốc và một phần lãi là điều cốt lõi để đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHCSXH - NHCSXH cần có biện pháp đánh giá được những người nghèo có thể sử dụng tiền vay có hiệu quả thông qua những tiêu chí nhất định Những người . chính sách xã hội : 7 2.3. Cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội: 7 2.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát 9 3. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội 11 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động. tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2.3. Cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động. thị xã, là đơn vị phụ thuộc Hội sở chính. 2.2. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội : Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính