PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................. 7 1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính ........................................... 7 1.1.1 Khái niệm, các đặc điểm chung và mục tiêu của kiểm toán tài chính ............................................................................................................. 7 1.1.2 Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính........................... 8 1.1.3 Trình tự kiểm toán tài chính............................................................... 9 1.2.1 Vai trò và trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC .................................................................................................... 9 1.2.2 Lập kế hoạch chiến lược ................................................................... 12 1.2.3 Lập kế hoạch tổng thể ....................................................................... 15 1.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán ..................................................... 32 PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (AC) ................................................. 36 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (AC) 36 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn AC ............................................................................. 36 2.1.1.1 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (AC) .......................... 36 2.1.1.2 Chi nhánh của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (AC) tại Hà Nội ................................................................................................... 38 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn AC 41 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. ............................. 47 2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. ......................................... 48
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 7
1.1.1 Khái niệm, các đặc điểm chung và mục tiêu của kiểm toán tài chính 7
1.1.2 Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 8
1.1.3 Trình tự kiểm toán tài chính 9
1.2.1 Vai trò và trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC 9
1.2.2 Lập kế hoạch chiến lược 12
1.2.3 Lập kế hoạch tổng thể 15
1.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán 32
PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) 36
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)36 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C 36
2.1.1.1 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 36
2.1.1.2 Chi nhánh của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội 38
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C 41 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 47
2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 48
Trang 22.2 Lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư
vấn (A&C) 50
2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán 50
2.2.2 Lập kế hoạch tổng thể 57
PHẦN 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN A&C 87
3.1 Đánh giá thực tế giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 87
3.1.1 Tiếp cận Báo cáo tài chính theo khoản mục 87
3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược 88
3.1.3 Lập kế hoạch tổng thể 88
3.2 Phương hướng hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 90
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 90
3.2.2 Lập kế hoạch chiến lược 90
3.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát 91
3.2.4 Ước lượng mức độ trọng yếu và chọn mẫu kiểm toán 91
3.2.5 Phân công công việc và phối hợp giữa các kiểm toán viên 91
3.2.6 Đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng 92
3.2.7 Xác định tính đúng đắn của số dư đầu năm tài chính 92
3.2.8 Kiến nghị chung về chương trình kiểm toán 93
3.2.9 Thủ tục kiểm toán 93
KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIÊU Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 13
Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 16
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 31
Sơ đồ 1.4 : Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư 33
Sơ đồ 2.1: Mô hình các loại hình dịch vụ cung cấp của Công ty A&C 39
Biểu số 2.1 : Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) qua các năm 47
Biểu số 2.2: Cơ cấu doanh thu của A&C theo các loại hình dịch vụ cung cấp 47
Biểu số 2.3: Kế hoạch chiến lược áp dụng cho công ty TNHH Q&H 52
Biểu 2.4 : Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp (trích Kế hoạch kiểm toán tổng thể) 60
Biểu 2.5: Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp (trích Kế hoạch kiểm toán tổng thể) của công ty VTV Optic 62
Biểu 2.5: Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp (trích Kế hoạch kiểm toán tổng thể) của công ty VTV Optic 63
Biểu số 2.6 : Thay đổi thành phần Hội Đồng Quản Trị - trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 66
Biểu số 2.7 : Quy trình soát xét hệ thống kế toán của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C áp dụng cho các đơn vị kiểm toán 68
Biểu số 2.9 : Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của công ty Công ty Cổ Phần VTV Optic 74
Trang 4Biểu số 2.10 : Xác định rủi ro của công ty Q&H (trích kế hoạch kiểm toán tổng
thế) 75
Biểu số 2.10 : Xác định rủi ro của công ty Q&H (trích kế hoạch kiểm toán tổng
thế) 76 Biểu số 2.11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng 78
Biểu số 2.12: Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra tại công ty Q&H (trích kế
hoạch kiểm toán) 82
Biểu số 2.13: Chương trình kiểm toán khoản mục Hàng Tồn Kho áp dụng đối
với công ty Q&H 84
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều gắnliền và quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và khu vực Mỗi thay đổi về kinh tế,chính trị đều ảnh hưởng đến các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợiích dài hạn, nhưng trước mắt đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế quốc gia.Việt Nam đã gia nhập AFTA và đang trong lộ trình cắt giảm thuế quan Việt Namcũng chính thức trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC) Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam đã đưa ra kế hoạchhành động quốc gia mang tính tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020 Hiệpđịnh thương mại Việt - Mỹ cũng đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 2001 ViệtNam đang tích cực đàm phán và chuẩn bị các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO)
Thị trường kiểm toán cũng không nằm ngoài xu thế đó.Vì vậy, để chuẩn bị chonền kinh tế hội nhập và phát triển các Công ty kiểm toán phải không ngừng nâng caochất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũngđược thực hiện theo trình tự thống nhất trong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiêncủa quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thuthập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra các nhận xét chính xác về thực trạng hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán, giữ vững và nâng cao uy tín và hình ảnh của Công tykiểm toán đối với khách hàng Chính vì vậy, việc tìm hiểu và hoàn thiện Giai đoạnLập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề cần được quan tâm hiệnnay của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức cũng như các Công ty kiểm toán Đó chính là
lý do em chọn đề tài “Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài
chính tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C” làm đề tài cho Báo cáo
chuyên đề thực tập của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết kiểm toán đặc biệt làgiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm vận dụngvào phân tích thực tiễn công tác kiểm toán của Công ty, từ đó rút ra được một số ýkiến nhận xét, đánh giá nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểmtoán báo cáo tài chính do Công ty A&C thực hiện
3 Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập được chia thành 3 phần:
Trang 6Phần 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính
Phần 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ
phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán BCTC tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn và thời gian nên Chuyên đề thực tập chỉ đi sâu nghiên cứu việc lập
kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với kiểm toán độclập mà chưa đi sâu nghiên cứu được việc vận dụng công việc này đối với các lĩnh vựckiểm toán khác
5 Phương pháp nghiên cứu
Với kiến thức được học ở nhà trường và tự tích lũy, em đã thực hiện Chuyên đềthực tập tốt nghiệp của mình bằng lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợpvới các phương pháp của toán học, của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán.Chuyên đề thực tập sẽ được trình bày theo phương pháp kết hợp giữa tổng hợp vàphân tích, giữa diễn giải và quy nập cũng như sự kết hợp giữa phương pháp trình bàybằng văn nói với sơ đồ và bảng biểu
6 Những đóng góp
Qua Chuyên đề thực tập này, em đã cố gắng tìm hiểu về lí luận chung của giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính, mô tả và phân tích quátrình thực hiện tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C Tuy nhiên do thờigian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ và những kinh nghiệm thực tế chưa được tích lũynhiều nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được các thầy
cô giáo trong Khoa Kế toán- Kiểm toán và các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ PhầnKiểm toán và Tư vấn A&C đóng góp ý kiến để chuyên đề thực tập của em được hoànthiện hơn
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Th.s Bùi Thị Minh Hải và Giámđốc chi nhánh Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội – Bà NguyễnThị Hồng Thanh cùng toàn thể các anh chị kiểm toán viên, các nhân viên phòng hànhchính trong Công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập tốtnghiệp vừa qua
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Vũ Quỳnh Hương
Trang 7PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm, các đặc điểm chung và mục tiêu của kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán và nằm trong hệthống kiểm toán nói chung Kiểm toán tài chính được định nghĩa như sau:
“ Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính do các kiểm toán viên chuyên nghiệp tiến hành theo luật định.”
Kiểm toán tài chính chứa đựng đầy đủ “sắc thái kiểm toán” ngay từ khi ra đờicũng như trong quá trình phát triển Đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính bắtnguồn từ chính đối tượng kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểmtoán Mối quan hệ giữa kiểm toán tài chính với toàn bộ hệ thống kiểm toán là mốiquan hệ giữa cái riêng và cái chung: cái riêng nằm trong cái chung song cái chungkhông bao trùm toàn bộ cái riêng Do vậy, kiểm toán tài chính đã có đặc điểm riêngngay trong đặc điểm chung của kiểm toán như mục tiêu, chức năng, đối tượng,phương pháp đến tổ chức kiểm toán
Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính hướng tới công khaitài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu thập bằng chứng đầy đủ và tincậy được quán triệt trong một quá trình thực hiện chức năng chung của kiểm toán
Đối tượng của kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính Đây là đối tượng trựctiếp và thường xuyên của kiểm toán tài chính Bộ phận quan trọng của những Bảngkhai này là Báo cáo tài chính Theo định nghĩa trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính : “ Báo
cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” (Điểm 04) Ngoài ra, bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng kê khai tài
sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt, các bảng kê khai theo yêu cầu của chủ đầu
tư, các bảng quyết toán công trình, bảng quyết toán ngân sách,…
Chủ thể của kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính là kiểm toán nhànước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ Kiểm toán viên của từng đơn vị kiểmtoán phải có đầy đủ năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp để thực
Trang 8hiện hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tintrình bày trên các bảng khai tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu và sự tuân thủcác quy tắc chuẩn mực trong việc lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được mục tiêu kiểmtoán Vì thế kiểm toán viên phải là người thẳng thắn, có lương tâm nghề nghiệp, phải
là người công minh, chính trực và không được phép để cho sự định kiến thiên lệchlàm lấn át tính khách quan, chính trực
Theo văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU 110)) tuyên bố: “ Mục tiêu
của cuộc kiểm tra bình thường các báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập và sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận” Còn chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản
11 đã chỉ rõ: "Mục tiêu của kiểm toán tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Mục tiêu của kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy
rõ những tồn tại, sai sót nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng thông tin tài chínhcủa đơn vị (Khoản 3, 16)
Mục tiêu của kiểm toán tài chính gồm có 2 loại mục tiêu: mục tiêu chung và mụctiêu đặc thù Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sựhợp lý chung và các mục tiêu khác
Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trêncác khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tinthu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọncác mục tiêu chung khác
1.1.2 Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính
Do đặc điểm của đối tượng kiểm toán, kiểm toán tài chính thường sử dụng tổnghợp các phương pháp kiểm toán cơ bản, nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạtđộng cùng hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó phân thành hai loại là phươngpháp kiểm toán chứng từ (cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic) và phươngpháp kiểm toán ngoài chứng từ (điều tra, kiểm kê, thực nghiệm)
Xét theo chức năng chung của kiểm toán, kiểm toán tài chính hướng tới việc bày
tỏ các ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, để có được các bằng chứng này,kiểm toán tài chính cần triển khai các phương pháp cơ bản trong từng tình huống cụthể, được gọi là phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán
Ngoài ra, khi xét về đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Báo cáo kếtoán và các bảng tổng hợp tài chính khác, vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế
Trang 9tổng quát, vừa phản ánh cụ thể các khoản mục, kiểm toán tài chính phải hình thànhnhững trắc nghiệm với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp cơ bản để đưa ra ýkiến đúng đắn về các bảng tổng hợp này.
1.1.3 Trình tự kiểm toán tài chính
Do đặc điểm về đối tượng, về quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán nêntrình tự kiểm toán có những đặc điểm riêng, tuy nhiên theo nguyên lý chung thì kiểmtoán tài chính cũng phải trải qua 3 bước cơ bản:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch, thiết kế phương pháp kiểm toán
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán, hoàn tất và công bố báo cáo
Giai đoạn 1- Lập kế hoạch, thiết kế phương pháp kiểm toán: Từ thư mời kiểm
toán, kiểm toán viên tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kếhoạch chung cho cuộc kiểm toán Tiếp đó, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin
về khách hàng, tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểmtoán để xây dựng kế hoạch cụ thể và chương trình kiểm toán cho từng phần hành,đồng thời chuẩn bị các phương tiện cùng lực lượng giúp việc cho việc triển khai kếhoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng
Giai đoạn 2- Thực hiện công việc kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các trắc
nghiệm vào việc xác minh các thông tin hình thành và phản ánh trên Bảng Khai tàichính Trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm này trước hết tuỳ thuộc vào kết quả đánhgiá hệ thống kiểm soát nội bộ ở bước 1 Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá
là không có hiệu lực thì các trắc nghiệm vững chãi sẽ được thực hiện với một số lượnglớn Ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là có hiệu lực thì trướchết trắc nghiệm đạt yêu cầu sẽ được sử dụng để xác định khả năng sai phạm và tiếp
đó các trắc nghiệm vững chãi được áp dụng để xác minh những sai sót có thể có Nếutrắc nghiệm đạt yêu cầu lại cho kết quả là hệ thống kiểm soát nội bộ không có hiệu lựcthì trắc nghiệm vững chãi sẽ lại thực hiện với số lượng lớn
Giai đoạn 3- Hoàn tất công việc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm trên phải
được xem xét trong quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với sự việcbất thường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập bảng khai tài chính Chỉ trên cơ
sở đó mới đưa được kết luận cuối cùng và lập báo cáo kiểm toán
1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1 Vai trò và trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC
Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC
Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần nhận biết được cơ sởpháp lý cụ thể Đối với kiểm toán độc lập, việc thực hiện kiểm toán dựa trên cơ sở tự
Trang 10nguyện, xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp cần có BCTC được kiểm toán Mụctiêu cụ thể của kiểm toán sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa đơn vị (khách thể) vớicông ty kiểm toán độc lập Đối với KTNN, khi tiến hành kiểm toán là kế hoạch kiểmtoán hàng năm do KTNN xây dựng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quyếtđịnh kiểm toán doanh nghiệp nhà nước là do Tổng kiểm toán ký, là điều kiện tiênquyết để bắt đầu 1 cuộc kiểm toán Quyết định kiểm toán mang tính chất bắt buộc đốivới tổ chức và đơn vị kinh tế nhà nước được lựa chọn kiểm toán, thể hiện quyền củangười sở hữu (Nhà nước) đối với các đối tượng được giao quyền quản lý hoặc sử dụngtài sản, nguồn vốn từ ngân sách cấp.
Chính vì thế, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên nằm trong quy trìnhkiểm toán BCTC mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán
nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán đầu tiên về thực hành đã được thừa nhận đòi hỏi quá trình
lập kế hoạch phải đầy đủ “Công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các
trợ lý, nếu có phải được giám sát đúng đắn” (Chuẩn mực kiểm toán thứ tư trong 10
Chuẩn mực Kiểm toán được thừa nhận rộng rãi – GAAS)
Có ba lý do chính khiến kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán một cáchđúng đắn: thứ nhất, để giúp cho kiểm toán viên có thể thu được những bằng chứng cógiá trị và đầy đủ các tình huống; thứ hai, để giúp giữ các chi phí kiểm toán ở mức hợplý; thứ ba và để tránh những bất đồng với khách hàng Thu được bằng chứng có giá trị
và đầy đủ là điều quan trọng nếu công ty kiểm toán muốn giảm thiểu tối đa tráchnhiệm pháp lý và giữ vững tiếng tốt trong cộng đồng nghề nghiệp Giữ chi phí ở mứchợp lý giúp cho công ty đủ sức cạnh tranh và do đó giữ được khách hàng nếu công ty
đã có danh tiếng vì thực hiện công việc có chất lượng Tránh những bất đồng vớikhách hàng có tầm quan trọng đối với việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng vàtạo điều kiện thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng và chi phí hợp lý
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán đã quy định
cụ thể về công tác lập kế hoạch kiểm toán như sau:
“ Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm
toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán ; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.” (điều 08)
“Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán.
Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có quyền thảo luận với kiểm toán nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến
Trang 11kế hoạch kiểm toán và thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán
và phối hợp công việc với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán” (điều 11)
Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểmtoán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộc kiểmtoán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thànhchuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ
nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng Vì lập kếhoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán , do đó lập kế hoạchkiểm toán đóng vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn
bộ cuộc kiểm toán
Do đó, ý nghĩa vai trò lập kế hoạch kiểm toán thể hiện qua việc lập kế hoạchkiểm toán một cách đúng đắn, điều đó sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể: thứ nhất, thuthập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ýkiến chính xác về các Báo cáo tài chính, từ đó giúp cho kiểm toán viên hạn chế nhữngsai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được
uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng; thứ hai, phối hợp hiệu quả với nhau các bướccông việc cũng như sử dụng hiệu quả các tài liệu với các bộ phận có liên quan nhưkiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài…đồng thời qua đó, kiểm toán viên có thểtiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý,tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàngtrong mối quan hệ làm ăn lâu dài; thứ ba, kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giáchất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện góp phần nâng cao chất lượngcông việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa cuộc kiểm toán, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và kháchhàng
Kế hoạch kiểm toán thấu đáo giúp cho kiểm toán viên chú ý đúng mức vào các
điểm “nút” quan trọng của kiểm toán Những phần có thể có rủi ro, những vấn đề cần
được nhận dạng và nhữg công việc phải được hoàn tất chóng vánh Kế hoạch kiểmtoán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng đối vớikhách hàng Trên cơ sở kế hoạch đã lập, kiểm toán viên thống nhất với các kháchhàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như làtrách nhiệm của mỗi bên…Điều này tránh hiểu lầm đáng tiếc của mỗi bên
Trình tự lập kế hoạch trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chuẩn mực kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán đểtrợ giúp cho cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng hạn Kế hoạch kiểm toánphải dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trang 12và được xây dựng tuỳ thuộc theo quy mô, độ phức tạp của công việc kiểm toán, kinhnghiệm của kiểm toán viên…
Theo đoạn 2, VSA 300 – lập kế hoạch kiểm toán: “Kiểm toán viên và công ty
kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.”
Do đó, lập kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách khoa học và thống nhấttheo chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi, quá trình này bao gồm 3 bộ phận:
Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch tổng thể
Thiết kế chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch chiến lược là bước đầu tiên mà kiểm toán viên và công ty kiểm
toán cần thực hiện trong các cuộc kiểm toán Với chiến lược được vạch ra cho mỗicuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch tổng thể Kế hoạch tổng thể là cơ sở
để lập chương trình kiểm toán
Kế hoạch tổng thể được lập cho mọi cuộc kiểm toán cụ thể trong đó mô tả
phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán
Chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ
tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch tổng thể
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán thìnội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có thểđược trình bày khái quát qua sơ đồ sau: (trang sau)
Bước đầu tiên trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là lập kế hoạch chiến lược
1.2.2 Lập kế hoạch chiến lược
1.2.2.1 Vai trò của lập kế hoạch chiến lược trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán chính là công cụ giúp kiểm toán xác định nội dung côngviệc cần thực hiện, tổ chức phối hợp công việc, thực hiện và giám sát hoạt động củađoàn kiểm toán Kế hoạch là 1 tài liệu tổng hợp về mục tiêu cụ thể của cuộc kiểmtoán, tính chất và các đặc trưng cơ bản của đơn vị được kiểm toán và các giải phápkiểm toán cơ bản
Lập kế hoạch chiến lược là bước đầu tiên mà kiểm toán viên và công ty kiểm
toán cần thực hiện trong các cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược bao gồm: “…
những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình kinh doanh hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.” (Đoạn 04, VSA 300).
Trang 13Cũng theo VSA 300 (đoạn 13): “kế hoạch chiến lược phải được lập cho các
cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.” Khi cuộc kiểm toán có đặc điểm trên, đơn vị kiểm toán
bắt buộc phải lập kế hoạch chiến lược, còn trong những cuộc kiểm toán khác thìkhông nhất thiết phải lập kế hoạch này
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch chiến lược đóng vai trò cơ bản trong quy trình lập kế hoạch kiểmtoán như sau:
Thứ nhất, có được sự hiểu biết một cách tổng quát về đơn vị được kiểm toán, là
cơ sở để ra quyết định kiểm toán, từ đó trưởng nhóm kiểm toán có kế hoạch cụ thểthực hiện cuộc kiểm toán, việc phân bổ tổ, nhóm kiểm toán một cách rõ ràng, thuậntiện cho việc kiểm toán cũng như chỉ đạo kiểm toán của trưởng nhóm;
Thứ hai, quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán sẽ được tiến hành đúng dựkiến theo một trật tự và phạm vi được xác định, tiết kiệm thời gian;
Thứ ba, có phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phù hợp với từng loại công việc
đã được dự tính từ trước;
Cuối cùng, xác định thời gian và số lượng kiểm toán viên cần thiết cho toàn bộcuộc kiểm toán
Như vậy, vai trò của lập kế hoạch chiến lược là vạch ra mục tiêu, định hướng
cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán
1.2.2.2 Nội dung lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chấtphức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm Kế hoạch chiếnlược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu)đơn vị phê duyệt Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phươnghướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiến lược Trong quá trình lập kế hoạchkiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt vớinhận định ban đầu của Ban giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám đốc để
hỗ trợ sau bán hàng
Trang 14phương pháp kiểm toán
Duyệt và thông báo kế
hoạch chiến lược
Lập kế hoạch tổng thể
Thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng
Tổng hợp kế hoạch tổng
thể Các vấn đề khác Thu thập hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
Lập chương trình kiểm toán
Xác định tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
Các vấn đề khác Xác định các mục tiêu kiểm toán đặc thù
Thiết kế các thủ tục phân
tích
Thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết
Xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Trang 15Bước 2: Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế
độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạncủa công ty
Bước 3: Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nótới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát)
Bước 4: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Bước 5: Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cậnkiểm toán
Bước 6: Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấnpháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ
sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp
Bước 7: Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện
Bước 8: Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểmtoán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kếhoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
1.2.3 Lập kế hoạch tổng thể
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải
được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn”.
Do đó, kế hoạch kiểm toán tổng thể “là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và
phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến”.(Đoạn
05, VSA 300)
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó
mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểmtoán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức
và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng,tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặcthù do kiểm toán viên sử dụng
Do đó, việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể thường được triển khai qua cácbước chi tiết sau
Trang 16Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
1.2.3.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của một quy trình kiểm toánnhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cơ bản khác để tiến hànhmột cuộc kiểm toán
Chính vì lý do này bước chuẩn bị là hết sức quan trọng và là bước quyết địnhhiệu quả, hiệu năng và chất lượng của một cuộc kiểm toán Quá trình chuẩn bị kếhoạch bao gồm việc quyết định có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toáncho khách hàng hay không, việc đánh giá các lý do của khách hàng đối với cuộc kiểmtoán, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và việc ký kết một thư hợp đồng
1.2.3.1.1 Tiếp nhận khách hàng
Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều cạnh tranh như kiểm toán, việc có và giữđược một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng kiểm toán viên vẫn cần thậntrọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng Bởi lẽ, rủi ro có thể phải nhận trách nhiệmpháp lý của kiểm toán viên rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàngthiếu trung thực, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí hoặc nếu viphạm đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêmtrọng trong tương lai…Chính vì thế, đoạn 12 VSA 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt
Chuẩn bị kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin pháp lý của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập KHKT toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Trang 17động kiểm toán – nêu rõ:“…Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá
khách hàng tiềm năng, Công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của Công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý khách hàng”
Vì thế nên khi được mời kiểm toán, Công ty kiểm toán phải phân công chonhững kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận côngviệc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán
Đối với khách hàng mới
Trước hết, kiểm toán viên cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng,thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, thu thập thông tin về cáckhía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính Kiểm toán viên phải tăngcường lượng thông tin thu thập khi mà báo cáo tài chính của khách hàng sẽ được sửdụng rộng rãi, nhất là đối với các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường, nhữngCông ty có nhiều công nợ…kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin từ các ngânhàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành…
Trong trường hợp đã có kiểm toán viên tiền nhiệm, kiểm toán viên phải tiếpxúc với họ và do nguyên tắc bảo mật nên họ chỉ có thể trả lời các câu hỏi của kiểmtoán viên kế nhiệm nếu có được sự đồng ý chính thức của đơn vị Việc tiếp xúc này rấthữu ích vì giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Kiểm toánviên cần thu thập những thông tin bao gồm: những thông tin về tính chính trực của cácnhà quản lý đơn vị, các bất đồng giữa hai bên (nếu có), lý do khiến họ không tiếp tụccộng tác với nhau…Kiểm toán viên sẽ phải rất thận trọng trong các trường hợp sau:
- Khách hàng không đồng ý cho tiếp xúc với kiểm toán viên tiền nhiệm
- Trước đây giữa đôi bên đã xảy ra những bất đồng nghiêm trọng, nên các câutrả lời của kiểm toán viên tiền nhiệm bị giới hạn và họ không thể cung cấp đượcnhững thông tin cần thiết
- Qua ý kiến của người tiền nhiệm, kiểm toán viên kế nhiệm đã phát hiện rađược một số vấn đề bất thường và trọng yếu
Với các thông tin thu thập được, kiểm toán viên nghiên cứu và phân tích sơ bộ
về tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi
ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định xem có nhậnlời kiểm toán hay không? Nếu tiếp nhận, kiểm toán viên cần khẳng định được rằng sẽkhông vi phạm luật pháp và đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên sẽ không nhận lờikhi tính độc lập không được bảo đảm hoặc xét thấy không đủ năng lực phục vụ kháchhàng…
Đối với khách hàng thường xuyên
Trang 18Hàng năm, kiểm toán viên phải cập nhật các thông tin về khách hàng và đánhgiá xem liệu có rủi ro nào khiến kiểm toán viên phải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểmtoán cho họ hay không? Kiểm toán viên có thể ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán chokhách hàng trong trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như: phạm vithích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố, tiền thù lao hoặcgiữa hai bên có những vụ kiện tụng hoặc trong trường hợp kiểm toán viên cho rằngBan Giám đốc khách hàng thiếu liêm chính… Từ những thông tin thu được, kiểm toánviên có thể cân nhắc đánh giá khả năng chấp nhận hay tiếp tục kiểm toán cho kháchhàng.
1.2.3.1.2 Phân công kiểm toán viên
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán không chỉhướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán
chung được thừa nhận (GAAS) Chuẩn mực Kiểm toán đầu tiên nêu rõ “quá trình
kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một kiểm toán viên”.1
Do đó, khi phân công kiểm toán viên, Công ty kiểm toán cần tuân thủ yêu cầutrên Ngoài ra, đối với các khách hàng lâu năm, Công ty kiểm toán nên hạn chế việcthường xuyên thay đổi kiểm toán viên, nhằm giúp cho họ nắm vững được những nétđặc thù trong kinh doanh, duy trì được mối liên hệ mật thiết giữa hai bên…Mặt khác,Công ty kiểm toán phải có chính sách luân chuyển kiểm toán viên để tránh việc quáquen thuộc với khách hàng, dễ dẫn đến sức ỳ về tâm lý và kiểm tra theo lối mòn, hoặcmất đi tính khách quan, độc lập…
1.2.3.1.3 Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng
Khi thấy rằng có thể nhận lời mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ trao đối và thỏathuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Mục đích và phạm vi kiểm toán: ví dụ như kiểm toán để xin vay tiền ngânhàng, để cổ phần hóa…Các dịch vụ khác mà kiểm toán viên có thể phục vụ kháchhàng, như góp ý để cải tiến kiểm soát nội bộ, tư vấn quản lý…
- Việc cung cấp tài liệu kế toán và các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểmtoán của khách hàng
- Vấn đề sử dụng nhân viên của khách hàng để tiết kiệm thời gian và phí kiểmtoán
- Vấn đề kiểm tra số dư đầu kỳ đối với các khách hàng mới
- Phí kiểm toán…
Trong quá trình này, kiểm toán viên cần chú ý trình bày rõ về những nét đặcthù của kiểm toán Báo cáo tài chính để tạo sự thống nhất về nhận thức giữa đôi bên
1 Đoạn 6 ISA 220
Trang 19Điều này có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam, bởi lẽ nhiều nhà quản lý còn chưa hiểubiết về hoạt động này, và do còn có những vấn đề pháp lý của hoạt động kiểm toánđộc lập ở Việt Nam cũng chưa được minh định rõ ràng Trên cơ sở những thỏa thuận,hai bên sẽ xúc tiến việc ký hợp đồng kiểm toán.
1.2.3.1.4 Hợp đồng kiểm toán
Tại đoạn 04 của VSA số 210 - Hợp đồng kiểm toán: “Hợp đồng kiểm toán là
sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và Công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về
xử lý khi tranh chấp hợp đồng Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của Công ty khách hàng và của Công ty kiểm toán.”
Thêm vào đó Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 cũng quy định việc kýkết hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (ban hành ngày25/09/1989) và Nghị định số 17/HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành ngày 16/01/1990quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
Đoạn 6 VSA 210 quy định hợp đồng kiểm toán phải có các điều khoản chungcủa hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành, có thể thay đổi phù hợp với sự thỏathuận của các bên, nhưng phải bao gồm các yếu tố chủ yếu sau đây:
- Số hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ký hợp đồng;
- Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên;
- Nội dung dịch vụ;
- Chất lượng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc…
Ngoài những yếu tố chủ yếu nói trên, hợp đồng kiểm toán còn có các nội dungsau:
- Mục đích và phạm vi kiểm toán
- Trách nhiệm Ban Giám đốc Công ty khách hàng và KTV
- Hình thức thông báo kết quả kiểm toán
- Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán
- Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán
Trong hợp đồng, kiểm toán viên cần nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được pháthành sẽ tùy vào mức độ trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành Đồng thời, cần khẳng định với đơn vị là kiểm toán viên không có
trách nhiệm phát hiện mọi sai sót , vì rằng “Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị
Trang 20chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thực hiện thường xuyên hệ thống
kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp” ( VSA 240 – Gian lận và sai sót).
Sau khi hai bên ký kết và đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý cần thiết, Công tykiểm toán sẽ chính thức trở thành kiểm toán viên của đơn vị (Phụ lục minh họa biểumẫu của một hợp đồng kiểm toán.)
1.2.3.2 Thu thập thông tin cơ sở
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng biệt, chính đặc điểm
đó ảnh hưởng đến các nguyên tắc kế toỏn đặc thự Hơn nữa, việc hiểu thấu đáo vềhoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như ngành nghề mà khách hàng đang hoạtđộng đó giúp cho kiểm toán viên phân biệt được các sự kiện, nghiệp vụ, thực tiễn vàxét đoán chính xác các thông tin tài chính
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh đó
hướng dẫn: “ Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu
biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các
sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán” 2
Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ISA 310 – Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của
đơn vị hướng dẫn: “Để thực hiện công tác kiểm toán tài chính, chuyên gia kiểm toán
phải có hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của đơn vị để xác định và hiểu biết các sự kiện, nghiệp vụ và thông lệ của đơn vị, mà theo đánh giá của chuyên gia kiểm toán, có thể có một tác động quan trọng đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của chuyên gia kiểm toán hoặc đến báo cáo kiểm toán” 3
Điều này rất cần thiết khi kiểm toán viên thực hiện kiểm toán với tính thậntrọng nghề nghiệp đúng mức Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh có những hệ thống
kế toán riêng và áp dụng các nguyên tắc kế toán đặc thù Thêm vào dó, tầm quantrọng của nguyên tắc kế toán cũng thay đổi theo ngành nghề kinh doanh của kháchhàng
Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm: “những hiểu biết chung
về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán; những hiểu biết về đặc điểm của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động , kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước; hiểu biết về năng lực của Ban Giám Đốc”4 Cụ thể như:
2 Đoạn 2 VSA 310
3 Đoạn 2 ISA 310
4 Đoạn 22 VSA 300
Trang 21- Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền kinh tế, các tỷ lệ lãi suất vàkhả năng tài chính của nền kinh tế, mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: thị trường vàcạnh tranh, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các thay đổi trong công nghệ sản xuấtkinh doanh, rủi ro kinh doanh, chuẩn mực kế toán và các vấn đề có liên quan
- Các nhân tố bên trong của đơn vị được kiểm toán: các đặc điểm quan trọng
về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính
Muốn thực hiện đúng đắn công việc của mình, kiểm toán viên còn phải hiểu cảnhững khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thể để hiểu rõ cơ cấu tổ chức của đơn vị
đó, dây chuyền và các dịch vụ sản xuất, cơ cấu vốn, chức năng và vị trí của kiểm toánnội bộ…để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và các hoạt động có thể tác động đếnbáo cáo tài chính và để thực hiện so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trongngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đó
Sự hiểu biết về ngành kinh doanh của khách hàng có thể thu thập theo nhiềucách khác nhau Đó là qua những cuộc tranh luận đối với kiểm toán viên có tráchnhiệm với hợp đồng trong những năm trước và kiểm toán viên hiện nay trong các hợpđồng tương tự, cũng như qua các buổi hội nghị với nhân viên của khách hàng, trao đổitrực tiếp với Ban Giám đốc công ty khách hàng Kiểm toán viên có thể có những kiếnthức đó qua nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành và ở Việt Nam kiểm toán viên
có thể lấy các thông tin từ Niêm giám thống kê do Tổng cục thống kê phát hành hằngnăm Kiến thức đáng kể cũng có thể thu thập theo cách tham gia một cách tích cực vàocác Hiệp hội Kế toán, Kiểm toán và các chương trình huấn luyện
Những hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng không chỉ hữu ích trongquá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán mà còn giúp cho kiểm toán viên nhanh chóngxác định được các “khu vực” trọng tâm cần đặc biệt lưu ý khi kiểm toán, đánh giá tínhhợp lý của dự toán kế toán và các giải trình của các nhà quản lý cũng như xét đoán về
sự thích hợp của chế độ kế toán và sự thể hiện của chế độ này
1.2.3.2.1 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
Các hồ sơ năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin khách hàng, vềcông việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức, điều lệ Công ty, chính sách tài chính, kế toán Ngoài ra đa phần các Công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơ kiểm toán thường xuyên đốivới mỗi khách hàng Qua đó kiểm toán viên sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích vềcông việc kinh doanh của khách hàng
Việc cập nhật và xem xét các sổ sách của Công ty là rất cần thiết nhằm xácđịnh các quyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của nhà nước, với cácchính sách hiện hành của Công ty hay không mà còn giúp kiểm toán viên hiểu được
Trang 22bản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trên các Báo cáo tài chínhđược kiểm toán.
1.2.3.2.2 Tham quan nhà xưởng
Việc tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những điều mắt thấy tai nghe về quy trìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng và qua đó đã cho kiểm toán viên một cái nhìn tổngthể về công việc kinh doanh của khách hàng Cách nhìn thực tế về các phương tiện vậtchất giúp cho việc hiểu được công tác bảo vệ tài sản và tạo điều kiện cho việc thuyếtminh số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm như sản xuất trì trệ, sảnphẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu hay không được phát huy hết công suất Ngoài ra,kiểm toán viên cũng có được nhận định ban đầu về phong cách quản lý của Ban Giámđốc, tính hệ thống trong việc tổ chức, sắp đặt công việc
1.2.3.2.3 Nhận diện các bên liên quan
Tại đoạn 05 của VSA 550 - Các bên liên quan: “Các bên được được coi là liên
quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động”
Theo nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận bản chất mối quan hệ giữa các bênhữu quan phải được tiết lộ trên sổ sách, báo cáo và qua mô tả các nghiệp vụ kinh tế,gồm cả số tiền; và số tiền nợ hoặc bị nợ của các bên đối tác có liên quan Do vậy, cácbên hữu quan và các nghiệp vụ giữa các bên hữu quan có ảnh hưởng lớn đến Báo cáotài chính và sự nhận định của người sử dụng Báo cáo tài chính Do vậy, kiểm toán viênphải xác định các bên hữu quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này ngay trong giaiđoạn lập kế hoạch thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, xem sổ theo dõi cổ đông, sổtheo dõi khách hàng từ đó bước đầu dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bênhữu quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp
1.2.3.2.4 Dự đoán nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Thuật ngữ “ chuyên gia” chỉ một người hoặc một văn phòng có năng lực, hiểubiết trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán Nếu Công ty kiểmtoán cho rằng không ai trong nhóm kiểm toán có chuyên môn hay có khả năng về lĩnhvực nào đó để thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết nhất định thì công ty kiểmtoán có thể quyết định sử dụng chuyên gia bên ngoài
Tại đoạn 08, 09 và 11 của VSA số 620 - Sử dụng tư liệu của một chuyên giahướng dẫn khi sử dụng chuyên gia thì KTV và Công ty Kiểm toán phải xác định nănglực chuyên môn, tính khách quan của chuyên gia này thu thập đầy đủ bằng chứngkiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng
Trang 23được mục đích của cuộc kiểm toán Lập kế hoạch đúng đắn là điều cần thiết để đảmbảo rằng chuyên gia đã có sẵn khi cần và chuyên gia bắt buộc phải có năng lực và độclập với Công ty khách hàng
1.2.3.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được về cáchoạt động kinh doanh của khách hàng, thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp
lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý cóảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này Có 3 loại thông tin có liên quanđến trách nhiệm pháp lý của đơn vị được kiểm toán:
- Các thông tin về sự hiện diện hợp pháp và các quy định cho hoạt động kinhdoanh của đơn vị được kiểm toán (các thông tin về tính hợp pháp về hoạt động củađơn vị)
- Các quy định về điều lệ quy chế hoạt động của đơn vị không được trái vớicác văn bản pháp luật hiện hành
- Các tuyên bố liên quan đến sát nhập các đơn vị thành viên của đơn vị đượckiểm toán
Thông thường các văn bản trên được thu thập trong quá trình tiếp xúc với BanGiám đốc Công ty khách hàng cụ thể bao gồm các loại sau:
- Giấy phép thành lập và điều lệ của Công ty
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
- Các Báo cáo tài chính, BCKT, các biên bản thanh tra hay kiểm tra của nămhiện hành hay trong vài năm trước
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng
1.2.3.4 Thực hiện các thủ tục phân tích
Tại đoạn 04 của VSA số 520 - Quy trình phân tích: “ Thủ tục phân tích là việc
phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.
Tại đoạn 09 của VSA số 520 - Quy trình phân tích: “ KTV phải áp dụng quy
trình phân tích trong quá trình lập KHKT để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị
và xác định những vùng có thể có rủi ro”.
Tại đoạn 08 của ISA 520 - Các thủ tục phân tích, quy định: “Chuyên gia kiểm
toán phải áp dụng các thủ tục phân tích khi tiến hành lập KHKT để hiểu rõ hơn hoạt động của đơn vị và xác định những lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm tàng”.
Trang 24Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản:
Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánhcác trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Các chỉ tiêu phân tích ngang được sửdụng bao gồm: so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau,
so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV, so sánh dữkiện của Công ty khách hàng với dữ liệu chung của ngành
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất tài chính): là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC Các tỷsuất tài chính thường được sử dụng trong phân tích dọc là: tỷ suất về khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn (tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toánbằng tiền mặt), tỷ suất về khả năng sinh lời
1.2.3.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
1.2.3.5.1 Đánh giá trọng yếu
Tại đoạn 02 và 03 của ISA số 320 - Trọng yếu trong kiểm toán: “Khi tiến hành
một cuộc kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải cân nhắc tới tính trọng yếu của một thông tin và mối quan hệ của nó tới rủi ro kiểm toán Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”.
Tại đoạn 04 của VSA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán, xác định:
“Trọng yếu là thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế
toán) trong BCTC Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu tính thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người
sử dụng BCTC”
KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó chotừng khoản mục trên BCTC
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ởmức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định củangười sử dụng thông tin tài chính Nói cách khác đó chính là những sai sót có thể chấpnhận được đối với toàn bộ BCTC
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp KTV thu thập bằng chứng kiểmtoán thích hợp Cụ thể là nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là
độ chính xác của số liệu trên Báo cáo tài chính càng cao, thì số lượng bằng chứng thuthập càng nhiều và ngược lại Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà
có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu
Trang 25là quá cao hay quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước lượngban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi Khi xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọngyếu KTV cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng sau:
Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một đối tượng tuyệt đối, gắnliền với quy mô của Công ty khách hàng Một sai phạm với quy mô nhất định có thể làtrọng yếu đối với một Công ty nhỏ nhưng lại không trọng yếu đối với một Công tylớn Do vậy, việc xác định và chỉ dẫn một mức giá trị cụ thể bằng tiền cho sự ướclượng ban đầu về tính trọng yếu áp dụng cho tất cả các khách hàng là điều không thểlàm được
Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: quy mô sai phạm là một yếu tố quantrọng để xem xét liệu các sai phạm có trọng yếu hay không Tuy nhiên, trọng yếumang tính chất tương đối nên việc có được các cơ sở quyết định xem một quy mô củamột sai phạm nào có là trọng yếu hay không là một điều cần thiết
Yếu tố định tính của trọng yếu: trong thực tế để xác định một sai phạm là trọngyếu hay không, KTV phải xem xét, đánh giá cả về mặt quy mô (số lượng) và bản chất(chất lượng) của sai sót đó Một hành vi gian lận luôn được coi là trọng yếu bất kể quy
mô của nó là bao nhiêu
Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xem xét khitiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
- Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn các sai sót với cùng một quy
mô tiền tệ bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ tới tính trung thực và độ tin cậycủa Ban Giám đốc hay những người có liên quan
- Các sai sót với quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây tác động dây chuyềnlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên BCTC thì luôn được xem là sai phạmtrọng yếu vì đây là sai phạm có tính hệ thống
- Các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọng yếu
Chẳng hạn như: một sai phạm khiến một khoản lỗ được báo cáo thành một khoản lãi
thì luôn được coi là sai phạm trọng yếu bất kể quy mô của sai phạm này là bao nhiêu
Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Sau khi KTV có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC,KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Đócũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục
Mục đích của việc phân bổ này là giúp KTV xác định được số lượng bằngchứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp
Trang 26nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vượtqua mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Do hầu hết các thủ tục kiểm toán đều tập trung vào các tài khoản trên Bảng cânđối kế toán nên KTV thường phân bổ mức ước lượng cho các tài khoản trên Bảng cânđối kế toán thay vì các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh Việc phân bổ đượcthực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra: đó là tình trạng khaikhống (số liệu trên sổ sách lớn hơn thực tế) và khai thiếu (số liệu trên sổ sách nhỏ hơntrên thực tế)
Cơ sở để tiến hành phân bổ là: bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm của KTV và chíphí kiểm toán đối với từng khoản mục
Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểmtoán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoánnghề nghiệp của KTV Do vậy, Công ty kiểm toán thường phân công các KTV có trình
độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này
1.2.3.5.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán
Tại đoạn 03 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB nêu rằng: “Rủi ro kiểm
toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra một ý kiến không đúng cho những sai sót trọng yếu trong BCTC Rủi ro này được chia thành ba mức: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”
Tại đoạn 07 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro kiểm toán là
rủi ro do Công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC
đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”.
Rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR – Desired Audit Risk)
Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủ quan Đó là mức
độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là Báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu saukhi cuộc kiểm toán hoàn thành và đã đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần Khi KTVquyết định một tỷ lệ rủi ro thấp hơn có, điều này có nghĩa là KTV muốn được chắcchắn hơn là BCTC không bị sai phạm trọng yếu Mức rủi ro này được xác định phụthuộc vào hai yếu tố sau:
- Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp: khi những người sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tin vào BCTC thìKTV cần xác định một mức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó tăng số lượng bằng chứng kiểmtoán thu thập và tăng độ chính xác trong kết luận đưa ra của mình
Trang 27- Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi BCKT công bố:Trong trường hợp KTV tin rằng khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính là caocần quyết định rủi ro kiểm toán giảm xuống để bảo vệ chất lượng của cuộc kiểm toán.KTV có thể dựa vào các cơ sở sau đây để phán đoán sự kiện này: khả năng hoán chuyểnthành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ) trong các năm trước, các biện pháp nhằm gia tăng quátrình tài trợ, bản chất công việc kinh doanh của khách hàng
Căn cứ vào các yếu tố trên KTV sẽ xác định một mức rủi ro kiểm toán mongmuốn cho toàn bộ các BCTC được kiểm toán Rủi ro kiểm toán mong muốn và bằngchứng kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR - Inherent Risk)
Tại đoạn 4 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, định nghĩa: “Rủi ro tiềm
tàng là khả năng số dư của một tài khoản trong BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng biệt hoặc tính gộp với các sai sót trong các tài khoản khác, dù
có hay không có KSNB”.
Tại đoạn 04 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro tiềm tàng
là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có
hệ thống KSNB”.
Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, trong môi trường kinh doanh cũng như trong bản chất số dư các tài khoảnhoặc các loại nghiệp vụ kinh tế
Do vậy, khi đánh giá rủi ro cố hữu KTV phải dựa vào các yếu tố ảnh hưởngsau: bản chất kinh doanh của khách hàng, đặc điểm hoạt động của đơn vị, tính chínhtrực của Ban Giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, hợp đồng kiểm toán lần đầu
và hợp đồng kiểm toán dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ướctính kế toán, quy mô của các số dư tài khoản, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của khách hàng
KTV cần cân nhắc lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro tiềm tàngthích hợp đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Rủi ro tiềm tàng có quan hệ
tỷ lệ thuận với bằng chứng kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR - Control Risk)
Tại đoạn 5 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, nêu rõ: “Rủi ro kiểm
soát là rủi ro trong đó một sai sót trọng yếu trong một tài khoản trong BCTC, riêng biệt hay gộp với các sai sót trong những tài khoản khác, đã không được hệ thống kế
Trang 28toán và hệ thống KSNB ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa kịp thời trong thời gian mong muốn”
Tại đoạn 05 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro kiểm soát
là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết được hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế có tínhbản chất của bất cứ hệ thống KSNB nào Để đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV cần xemxét tính hợp lý của các quy chế kiểm soát cũng như kiểm tra việc tôn trọng các biệnpháp kiểm soát Khi không đánh giá và kiểm tra được như trên thì KTV nên giả địnhrằng rủi ro kiểm soát là cao
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc
Tại đoạn 02 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, quy định: “KTV phải
có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập KHKT tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.”
Phương pháp tiếp cận: có nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ
thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổ biến: tiếp cận theokhoản mục, tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ
Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB: dựa vào kinh nghiệm trước
đây của KTV với khách hàng, thẩm vấn nhân viên Công ty khách hàng, xem xét các
sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng, kiểm tra các chứng từ và sổ sách
đã hoàn tất, quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của Công ty kháchhàng
Mô tả hệ thống KSNB: để mô tả hệ thống KSNB, KTV sử dụng một trong ba
phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tuỳ thuộc vào đặc điểm đơn vị đượckiểm toán và quy mô kiểm toán: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB (Questionaire),bảng tường thuật (Narrative), lưu đồ (Flowchart)
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục
Tại đoạn 22 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, quy định: “Sau khi hiểu
được hệ thống kế toán và KSNB chuyên gia kiểm toán phải thực hịên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”.
Tại đoạn 27 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “ Dựa trên sự hiểu
biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV và Công ty kiểm toán phải đánh giá
Trang 29ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”.
Như vậy, sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vậnhành của hệ thống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát chotừng mục tiêu kiểm soát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ cho từng loạinghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng chu trình nghiệp vụ theo các bước:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng:
Trong bước này KTV sẽ vận dụng các mục tiêu KSNB cụ thể cho từng loại nghiệp vụchủ yếu của Công ty mà theo đó có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng khoảnmục
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này, KTV không nhất thiết
phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trìnhkiểm soát chủ yếu (có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn các mục tiêukiểm soát), đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán
- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: Nhược điểm của hệ
thống của hệ thống KSNB là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng màđiều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và các
nhược điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đốivới từng mục tiêu kiểm soát của từng nghiệp vụ kinh tế KTV có thể đánh giá rủi rotheo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm
Tại đoạn 29 và 30 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, “KTV thường
đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp:
- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không đầy đủ.
- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không hiệu quả.
- KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của
Trang 30Mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu này sẽ được chứng minh bằng việc thực hiệncác khảo sát ở giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán trước khi KTV đưa ra mức độrủi ro kiểm soát thích hợp được áp dụng.
Rủi ro phát hiện (DR - Detection Risk)
Tại đoạn 06 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, định nghĩa: “Rủi ro phát
hiện là rủi ro trong đó những kiểm soát chi tiết do chuyên gia kiểm toán thực hiện cũng đã không phát hiện ra những sai sót trọng yếu trong một tài khoản trong BCTC khi nằm riêng biệt hay khi gộp với những sai sót trong những tài khoản khác”.
Tại đoạn 06 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro phát hiện là
rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán không phát hiện được”.
Theo đó, rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên Báocáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống KSNB và cũngkhông được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán Mức độ rủi ro phát hiện cóquan hệ trực tiếp với phương pháp kiểm toán của KTV Một số rủi ro phát hiệnthường xảy ra cho dù có kiểm tra 100% số dư các tài khoản và các nghiệp vụ vì:
- KTV có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toán không phù hợp,
điều này thường xảy ra đối với những KTV mới, thực hiện không hợp lý quy trìnhkiểm toán cho mỗi phần hành
- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót, nên thường đưa rakết luận sai về phần đó cũng như BCTC
- KTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng, nhất trí bên trongdoanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do Ban Giám đốc đề ra
Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mong muốn(DAR), rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) theo mô hình sau:
Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên BCTC nên rủi rophát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng thay đổi theo đối vớitừng khoản mục
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát Trường hợp mức độ rủi ro tiềm tàng được KTV đánh giá cao và mức độ rủi rokiểm soát được KTV đánh giá thấp thì mức độ rủi ro phát hiện có thể đánh giá là trung
DAR
DR =
IR X CR
Trang 31bình để nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được.Ngược lại, nếu rủi ro tiềm tàng được đánh giá thấp và rủi ro kiểm soát được đánh giá
là trung bình thì có thể xác định mức rủi ro phát hiện là cao nhưng vẫn phải đảm bảorủi ro kiểm toán là thấp có thể chấp nhận được
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
1.2.3.5.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tại đoạn 02 của VSA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán, có viết: “Khi tiến
hành một cuộc kiểm toán, KTV phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán”.
và tại đoạn 11:“Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối
quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp
và ngược lại KTV phải cấn nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp.”.
Tại đoạn 10 ISA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Trọng yếu và mức độ
rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với nhau có nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Chuyên gia kiểm toán phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán”. [15; Tr 166]
Xác định mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng nhưphán đoán của KTV Trên thực tế chỉ có một số Công ty kiểm toán tại Việt Nam đãxây dựng quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều Công ty vẫn chưa xâydựng được quy trình cụ thể
1.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như
dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm củachương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoảnmục hay bộ phận được kiểm toán
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm
Trang 32Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành baphần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiêm trực tiếp số dư Mỗiphần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mục trên BCTC Việc thiết kếcác trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy
mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện
1.2.4.1 Thiết kế trắc nghiệm công việc
Các thủ tục kiểm toán: việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm
công việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:
- Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục được khảo sát
- Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểmsoát của từng mục tiêu KSNB
- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thùnói trên
- Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đếnnhược điểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát
Quy mô mẫu chọn: trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫuchọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ướctính tỷ lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính đượcquan tâm
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, KTV phải xác
định các phần tử các biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể
Thời gian thực hiện: Các trắc nghiện công việc thường được tiến hành vào
thời điểm giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúcnăm Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thúc cuộc kiểm toán ngaysau ngày lập bảng cân đối kế toán vì đó cũng là mong muốn của khách hàng và đểgiúp Công ty kiểm toán dàn đều công việc suốt trong năm Với trắc nghiệm được thựchiện vào giữa năm, các khảo sát bổ sung sẽ được thực hiện ngay sau đó đối với cácnghiệp vụ từ ngày giữa năm đến ngày kết thúc năm
1.2.4.2 Thiết kế trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số
dư tài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắcnghiệm phân tích đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trựctiếp số dư Trong giai đoạn thực hiện KHKT, quy trình phân tích còn bao hàm những
Trang 33thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bướcsau:
- Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra
- Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra
- Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
- Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra
- Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
- Đánh giá kết quả kiểm tra
1.2.4.3 Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư
Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTC đượctiến hành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4 : Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
1.2.4.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng nàycho từng khoản mục trên BCTC, KTV sẽ xác định mức sai số có thể chấp nhận chotừng khoản mục Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượngbằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và ngược lại
Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toánphải thu thập càng nhiều và do đó trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng và ngược lại
1.2.4.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do
đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp có dư vànghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại
1.2.4.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán được thực hiện
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả
mãn các mục tiêu kiểm soát đặc thù
- Các thủ tục kiểm toán
- Quy mô mẫu chọn
- Khoản mục được chọn
Trang 34Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến là sẽ đạtđược một số kết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của KTV sẽ ảnh hưởngđến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo.
1.2.4.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắcnghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:
- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập KHKT,việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng Thủ tụckiểm toán được thiết kế dựa trên các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệm chi tiết số dưđược xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằngtiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp
- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, các KTVthường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặcdùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện Trong nhữngtrường hợp cụ thể, KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để xácđịnh các phần tử đại diện với chi phí kiểm toán thấp hơn cho cuộc kiểm toán
Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiệnvào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán) Tuy nhiên, đối với các khách hàngmuốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thì những trắcnghiệm trực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và KTV sẽ thựchiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toángiữa kỳ thành số dư cuối kỳ
Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc ngiệm trên sẽ được kếthợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán thườngđược thiết kế theo từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằm đáp ứng mục tiêu kiểmtoán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục này tuỳ theo việcphân chia BCTC theo cách nào
Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểmtoán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi Việc thay đổi chương trình kiểmtoán ban đầu không phải là điều bất thường vì việc dự kiến tất cả các tình huống xảy
ra là rất khó khăn
Tại đoạn 26 của VSA số 300 - Lập KHKT: “KHKT tổng thể và chương trình
kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi
Trang 35về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán Nội dung và nguyên nhân thay đổi KHKT tổng thể và chương trình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán”.
Trên thực tế chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giai đoạn thựchiện kiểm toán hoặc không cần soạn thảo mà sử dụng chương trình kiểm toán mẫu củaCông ty kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế
Kết luận phần 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã khái quát được một số nội dung chính củakiểm toán BCTC, lập KHKT trong kiểm toán BCTC và nội dung lập KHKT BCTC.Tuy nhiên, do hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC ở nước ta vẫn cònmới mẻ, đang ở giai đoạn tạo dựng nền tảng, các chuẩn mực kiểm toán vẫn đang tiếptục được ban hành, nên các vấn đề lý luận trên đang còn tiếp tục nghiên cứu và hoànthiện
Đây là đề tài nghiên cứu về chuyên môn và kỹ thuật nghiệp vụ lập KHKTBCTC, tác giả đã kết hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn lập KHKT BCTC để đưa
ra các nội dung, trình tự các bước cần phải tuân thủ khi thực hiện lập KHKT BCTCnhằm hoàn thiện lập KHKT trong kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và
Tư vấn A&C
Trang 36PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C
2.1.1.1 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những Công tyhàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện các Dịch vụ và
Tư vấn thuộc lĩnh vực Quản trị Doanh nghiệp , Tài chính Kế toán, Thuế, Đầu tư…vànhiều lĩnh vực tài chính có liên quan đến tất cả các loại hình doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là doanh nghiệp Nhà nước đượcthành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26 tháng 03 năm 1992 của BộTrưởng Bộ Tài chính với tư cách là chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO) tại thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 1992 đến năm 1995, A&C hoạt động trên cơ sở chương trình kiểmtoán VACO Lúc đó, ngành kiểm toán còn mới mẻ ở Việt Nam về lý luận và thực tiễntại thị trường Việt Nam Các chương trình kiểm toán của A&C chủ yếu được trích từcác sổ tay kiểm toán Khi lập kế hoạch kiểm toán thì các KTV soạn thảo chương trìnhcho từng khách hàng đối với một số phần hành chính dựa trên các hướng dẫn của sổtay kiểm toán Hệ thống chương trình kiểm toán bắt đầu hình thành và dần dần đượchoàn thiện cho các phần hành kiểm toán và các lĩnh vực kiểm toán
Đến năm 1995, trước những yêu cầu cấp thiết của thị trường kiểm toán tại ViệtNam, Bộ Tài chính quyết định tách A&C từ Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO)thành công ty riêng theo Quyết định số 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 2 năm 1995của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 do
Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 3 năm 1995, với số vốnpháp định là 1,8 tỷ đồng, vốn kinh doanh là 6 tỷ đồng Công ty lấy tên giao dịch làAUDITING AND CONSULTING COMPANY, viết tắt là A&C Trụ sở chính củaA&C đặt tại số 229 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.Công ty còn có 3 Chi nhánh đặt ở Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ Mục tiêu hoạt động
Trang 37chủ yếu của A&C là thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấncho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế
Từ năm 1996 đến năm 1999, A&C thường xuyên kí kết các hợp đồng hợp tácvới Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst&Young để đồng tham gia kiểm toán những hợpđồng lớn; với cam kết của Ernst&Young là sẽ giúp đào tạo nhân viên A&C và chuyểngiao công nghệ trong vấn đề quản lí doanh nghiệp, các phần hành kiểm toán Với sựtiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, A&C đã dần dần hoàn thiện chương trình kiểm toáncủa mình nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
Với mục đích làm tăng tính tự chủ của đơn vị, giảm bớt sự can thiệp của Nhànước vào doanh nghiệp đồng thời để phù hợp với điều kiện phát triển mạnh mẽ củanền kinh tế trong nước và nghành nghề kiểm toán, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tưvấn (A&C) đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những công ty đầu tiên của BộTài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sangCông ty Cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của
Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Giấy phép đăng kí kinh doanh số 4103001964 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 9 tháng 12 năm 2003 Với quyếtđịnh này đã phê duyệt Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là Công tyKiểm toán và Tư vấn trực thuộc Bộ Tài chính theo hình thức: Cổ phần hoá toàn bộCông ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Vốn điều lệ của Công ty cổ phần:5.045.000.000 đồng trong đó:
- Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước : 51% vốn điều lệ
- Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước bán cho cán bộ công nhân viên trong Công
ty : 49% vốn điều lệ
- Tỷ vốn cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp : 0% vốn điều lệ
Giá trị doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá 31/12/2002:
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 17.422.521.000 đồng
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp : 5.045.000.000 đồng.Mệnh giá 1 cổ phần : 100.000 đồng ( Một trăm ngàn đồng chẳn)
Trang 38Sau sự chuyển đổi hình thức sở hữu này, A&C vẫn kiên trì với mục tiêu chínhlà: “Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ”, chiến lược của công ty là đẩy mạnhcác mối quan hệ với các khách hàng lâu năm song song với việc phát triển số lượngkhách hàng mới Để thực hiện được mục tiêu trên, Công ty rất chú trọng đến việc pháttriển các dịch vụ chủ đạo của mình đặc biệt là các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
và tư vấn kế toán Cũng chính vì sự chuyển đổi hình thức sở hữu này mà Công ty đãhoạt động linh hoạt hơn trong huy động vốn mở rộng kinh doanh, có điều kiện hơntrong hoàn thiện quy trình kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọiđối tượng khách hàng
Đầu năm 2004, A&C được công nhận là Công ty thành viên của tổ chức kếtoán, kiểm toán và tư vấn quốc tế HLB “ HLB là tổ chức quốc tế về kế toán, kiểmtoán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập từ năm 1969 và có trụ sở tạiLondon – Anh quốc Với hệ thống các công ty thành viên ở hơn 100 quốc gia, HLB cótập thể đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong hầu hết mọi thị trường trên thế giới từhơn 1.500 chủ phần hùn và 10.800 nhân viên ở hơn 400 chi nhánh để đáp ứng yêu cầu
về dịch vụ của khách hàng với doanh thu hàng năm khoảng 1 tỷ đô la Mỹ ”
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã là một trong 7 công ty kiểmtoán Việt Nam (VACO, A&C, AFC, Thuỷ Chung, Tiên Phong, DTL và STT) là thànhviên của các Hãng Kiểm toán quốc tế (Deloitte Touche Tohmatsu, HLB International,BDO International, Morison International, ASNAF, Horwarth International, RSMInternational)
Bên cạnh đó, A&C là một trong ba Công ty kiểm toán đầu tiên được Uỷ banchứng khoán nhà nước (SSC) được chấp nhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổchức niêm yết chứng khoán trong năm 2005-2006
2.1.1.2 Chi nhánh của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội
Từ khi thành lập Công ty Kiểm toán và Tư vấn đến năm 2001, chi nhánh củaCông ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội chỉ là một văn phòng đại diện của công tyhoạt động tại 41B Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Để mở rộng phạm vi hoạtđộng, được sự cho phép của Uỷ Ban Nhân dân thành phố Hà Nội theo Quyết định số1144/QĐUB “ Về việc chuyển văn phòng đại diện thành chi nhánh tại TP Hà Nội”ngày 01 tháng 03 năm 2001 Chi nhánh được hoạt động chính thức theo Giấy đăng kýkinh doanh số 312448 ngày 16 tháng 03 năm 2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội cấp Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngânhàng, có quyền ký các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
Vào năm 2003, sau khi Công ty tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu, HộiĐồng Quản Trị Công ty đã ra Quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT ngày 29 tháng 12
Trang 39năm 2003 thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại HàNội Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0113003559 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 01 năm 2004 với tên giaodịch: AUDITING AND consulting joint stock company – Hanoi Branch Chi nhánhđặt trụ sở: 877 Đường Hồng Hà, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; có mã số thuế: 03 0044
9815 – 002 và tài khoản giao dịch: 102010 0000 33545 tại Sở Giao dịch I – Ngânhàng Công Thương Việt Nam
2.1.1.3 Đặc điểm của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C
Với khẩu hiệu “A&C luôn luôn phấn đấu là nhà cung cấp dịch vụ uy tín cao tạiViệt Nam cũng như trên thế giới”, A&C đặt tiêu chí hoạt động của mình phải là cungcấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, các thông tin với độ tin cậy cao nhất, đảm bảoquyền lợi cho khách hàng, giúp cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạiCông ty khách hàng đạt kết quả cao nhất
2.1.1.3.2 Chức năng.
Công ty A&C là một Công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tronglĩnh vực kiểm toán và tư vấn có khả năng cung cấp các dịch vụ sau:
Kiểm Toán Báo cáo Tài chính
Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanhnghiệp
Dịch vụ Tư Vấn
Đào tạo
Dịch vụ Kế Toán
Sơ đồ 2.1: Mô hình các loại hình dịch vụ cung cấp của Công ty A&C.
Dịch vụ Kiểm Toán Báo cáo Tài chính
Đây là hoạt động chủ yếu của Công ty, việc kiểm toán luôn gắn liền với việc
hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ và lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hơn nữatrong nhiều trường hợp, với dịch vụ này Công ty kiểm toán đã bảo vệ quyền lợi hợppháp, chính đáng của doanh nghiệp khách hàng
Trang 40Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanh nghiệp
Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trịdoanh nghiệp là một trong những hoạt động nổi trội của A&C Trong đó bao gồm cácdịch vụ sau:
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xãhội
- Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tư xâydựng cơ bản: công trình dân dụng (các khu căn hộ, chung cư, khách sạn, văn phòng);công trình giao thông vận tải (Cầu đường, Sân bay, Bến cảng, ); công trình Côngnghiệp đặc biệt là công trình ngành Điện (Thuỷ điện, Nhiệt điện); các công trình nôngnghiệp, thuỷ lợi; Các loại hình công trình khác…
- Thẩm định giá trị tài sản là Nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải…
- Tư vấn đầu tư và xây dựng cơ bản
- Xác định giá trị doanh nghiệp
Với các báo cáo được kiểm toán sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn tất thủ tục vàcác bước phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư, giá trị quyết toán công trình đầu tư xâydựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thời kết quả các dịch vụtrên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin và tài liệu đáng tin cậy trong việclựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp, chuyển nhượng, cổ phần hoá,giải thể, phá sản doanh nghiệp theo Luật
Dịch vụ Đào tạo
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) thường xuyên tổ chức đầo tạo
và bồi dưỡng kế toán trưởng, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở bổ nhiệm kế toántrưởng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước Tất cả các thành viên trong Hội đồngquản trị và Ban Giám đốc của A&C với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từnhiêu năm tại các trường Đại học nên tích lũy được kinh nghiệm, xây dựng chươngtrình huấn luyện và tổ chức thành công các khoá học thuộc các chuyên đề kế toán,