1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

43 633 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ....................................... 8 1.1. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH .. 8 1.1.1. Qui trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính .................................................................... 8 1.1.2. Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán ......................................................................................................... 10 1.2. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG QUÁT ......................................... 11 1.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán ....................................................... 11 1.2.2. Thu nhập thông tin cơ sở ............................................................. 14 1.2.3. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng ....... 14 1.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích ......................................................... 15 1.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro ................................................. 16 1.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát ...................................................................................... 20 1.3. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN ............................................. 20 1.3.1. Chương trình kiểm toán ............................................................... 20 1.3.2. Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán .................................. 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 24

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ TOÁN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KIỂM TOÁN

Đề tài: Lập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính ở

các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Họ tên sinh viên: Trần Quỳnh Trang

MSSV: CQ492840

Lớp: Kiểm toán 49A

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thanh Diệp

Trang 2

Tháng 10/2010

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8

1.1 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 8

1.1.1 Qui trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính 8

1.1.2 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán 10

1.2 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG QUÁT 11

1.2.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 11

1.2.2 Thu nhập thông tin cơ sở 14

1.2.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 14

1.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích 15

1.2.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 16

1.2.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát 20

1.3 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 20

1.3.1 Chương trình kiểm toán 20

1.3.2 Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 24

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT

NAM 24

2.2 THỰC TRẠNG CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM 25

2.2.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 25

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược 28

2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 29

2.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán 34

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM……….34

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 35

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 36

3.2.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 36

3.2.2 Về phía các công ty kiểm toán 37

3.3 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TÓAN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 37

3.3.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 37

3.3.2 Về phía các công ty kiểm toán 38

KẾT LUẬN 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 : Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán BTCT 8

Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 11 Bảng 2.1 Ví dụ về mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán 34

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

“Giá trị của của kiểm toán hiện nay như thế nào?” là nội dung đượcnhiều chuyên gia đặt vấn đề tại hội thảo “Giá trị của kiểm toán trong nềnkinh tế hiện nay” do Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) phối hợpvới Kiểm toán nhà nước, Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụchế độ kế toán kiểm toán, Bộ tài chính tồ chức vào trung tuần tháng 5/ 2010vừa qua tại Hà Nội

Vấn đề trên được đặt ra trong bối cảnh trên thế giới, một số nước châu

Âu bên bờ vực vỡ nợ quốc gia; hàng loạt ngân hàng lớn đổ vỡ, sát nhập, giảithể hoặc được quốc hữu hóa, khó khăn về vốn thanh khoản; chứng khoán sụtgiảm mạnh, nhiều vụ lừa đảo lớn bị phát hiện làm giảm sút lòng tin của cácnhà đầu tư vào Bác cáo kiểm toán Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng vừa quakhiến sản xuất kinh doanh giảm sút, hàng hóa ứ đọng, sức tiêu thụ giảm, thịtrường trong và ngoài nước bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh

Trong điểu kiện đó, muốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũngnhư các tập đoàn lớn tăng cường đầu tư ở Việt Nam thì vai trò của kiểm toánđộc lập ngày càng quan trọng, chất lượng kiểm toán càng phải được chútrọng hơn nữa, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, tăng tính minh bạch, tạo điểukiện giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tàichính nói riêng, công tác lập kế hoạch phải được quan tâm đặc biệt với vaitrò là bước đầu tiên, quan trọng, chi phối chất lượng và hiệu quả chung củatoàn bộ cuộc kiểm toán

Trang 8

Là một sinh viên học chuyên ngành kiểm toán, em nhận thấy, sinhviên là thế hệ kế cận, được thừa hưởng những kiến thức và kinh nghiệm củacác thế hệ đi trước, quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên hôm nay sẽđóng góp vào sự phát triển của nghề nghiệp tương lai Chính vì vậy, “Đề ánmôn học kiểm toán” là cần thiết và hữu ích, tạo điều kiện cho sinh viênnghiên cứu lý luận, trau dồi kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành kiểm toán Với những lý do đã nêu trên, em đã chọn đề tài

“Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở các công ty

kiểm toán độc lập tại Việt Nam”.

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trường đại họcKinh tế quốc dân, khoa kế toán, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Diệp

đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành đề án này

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề án gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lập kế hoạch kiểm toántrong kiểm toán báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng về công tác lập kế hoạch trong kiểm toán báocáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhắm hoàn thiện công tác lập kế hoạchtrong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở ViệtNam

Tuy nhiên, với kiến thức và thời gian hạn chế, đề án không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến từ các thầy cô để đề án đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH

1.1 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

1.1.1 Qui trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộckiểm toán cũng như để thu nhập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trịlàm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệutrên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình bao gồm

ba giai đoạn như sau: lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán,thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báocáo kiểm toán

Sơ đồ 1.1 : Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán BTCT

Giai đoạn I Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

Giai đoạn II Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn III Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán

Trang 10

Trong đó lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểmtoán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiệnpháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Việc lập kếhoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các CMKT hiện hành CMKTthứ tư trong 10 CMKT được thừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi “công táckiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải đượcgiám sát đúng đắn” Đoạn 2 trong CMKT quốc tế số 300 (ISA 300) cũngnêu rõ chuyên gia kiểm toán cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để cóthể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả.

Như vậy việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất hiện từ yêu cầuchính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong côngtác kiểm toán, cho cuộc kiểm toán mà còn nguyên tắc cơ bản trong cuộckiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuântheo đầy đủ nhằm tiến hành công tác kiểm toán có hiệu qủa và chất lượng

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán,

có ý nghĩa như sau:

- Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu nhập được các bằng chứng kiểmtoán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về cácBCTC, từ đó giúp các KTV hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệmpháp lý nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệpvới khách hàng

- Kế hoạch kiểm toán giúp các KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũngnhư phối hợp hiệu quả với các bộ phận liên quan như kiểm toán nội bộ, cácchuyên gia bên ngoài… Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó KTV có thểtiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ởmức hợp lí, tăng cường sức mạnh cho các công ty kiểm toán và giữ uy tínvới khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài

Trang 11

- Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránhxảy ra những bất đồng với khách hàng

- Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thểkiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó càngthắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng

1.1.2 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán

Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương phápkiểm toán được thực hiện có hiệu quả, giám đốc kiểm toán và các kiểm toánviên cao cấp thường lập chiến lược kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 300: “Kế hoạch kiểm toán”, chiến lược kiểm toán là nhữngđịnh hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của kiểm toánviên về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng tâm cuộckiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kếhoạch kiểm toán cụ thể, gồm sáu bước công việc như sau:

Trang 12

Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

1.2 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG QUÁT

1.2.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận hay tiếp tục mộtkhách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thu thập thông tin cơ sở

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro

kiểm soát Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương

trình kiểm toán

Trang 13

tin và hình ảnh của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó,KTV phải tiến hành các công việc như sau:

+ Xem xét hệ thống kiểm toán chất lượng:

+ Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc Công ty khách hàng + Liên lạc với KTV tiền nhiệm

Ngoài ra, KTV phải xem xét thỏa thuận phí kiểm toán với khách hàng.Điều cân nhắc cuối cùng nhưng quan trọng nhất của KTV khi đánhgiá có chấp nhận khách hàng hay không chính là việc xác định khả năng cóthể kiểm toán của khách hàng

- Nhận diện các lí do kiểm toán của công ty khách hàng

Thực chất của việc nhận diện các lí do kiểm toán của công ty kháchhàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáocủa họ

Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của

họ là hai yêu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập vàmức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán

Cụ thể, nếu các BCTC cần được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp

lí của các thông tin trên BCTC được đòi hỏi càng cao và do đó số lượngbằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và độ phức tạp củacuộc kiểm toán sẽ càng tăng lên Điều này lại càng đòi hỏi phải có một sốlượng và cơ cấu KTV thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểmtoán không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ cácCMKT chung được thừa nhận CMKT chung đầu tiên đã nêu rõ “quá trìnhkiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạođầy đủ thành thạo như một KTV” Việc lựa chọn này được tiến hành trên

Trang 14

yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kĩ thuật vàthường do ban giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo.

Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cầnquan tâm đến 3 vấn đề:

Thứ nhất: Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám satthích đáng các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề

Thứ hai: công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV trong các cuộckiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm

Thứ ba: khi phân công KTV thực hiện cuộc kiểm toán cần chú ý lựachọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng

- Hợp đồng kiểm toán:

Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đềtrên, bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiểmtoán phải đạt được là một hợp đồng kiểm toán Đây là sự thỏa thuận chínhthức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán vàcác dịch vụ liên quan khác Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chủyếu sau:

+ Mục đích và phạm vi kiểm toán

+ Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và KTV

+ Hình thức thông báo kết quả kiểm toán

+ Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán

+ Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểmtoán

+ Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bảnchất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán

Trang 15

1.2.2 Thu nhập thông tin cơ sở

Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểmtoán tổng quát Trong giai đoạn này, như đã được trong CMKVN số 300,

Lập kế hoạch kiểm toán, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc

kinh doanh của khách hàng tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ

và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Tronggiai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa rađánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xácđịnh thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tụckiểm toán khác Các bước công việc gồm:

- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toánchung

- Tham quan nhà xưởng

- Nhận diện các bên liên quan

- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài

1.2.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với bangiám đốc công ty khách hàng bao gồm bốn loại sau:

- Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty

- Các BTTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiệnhành hay trong vài năm trước

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng

Trang 16

1.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích

Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đốivới các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất,thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thậpbằng chứng kiểm toán Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạchkiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau đây:

1/ Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quantrọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể

từ lần kiểm toán trước

2/ Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh củakhách hàng và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạtđộng liên tục của công ty khách hàng

Việc xây dựng các thủ tục phân tích bao hàm một số bước đặc thù nhưxác định mục tiêu, thiết kế các cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát, phân tíchkết quả và đưa ra kết luận

Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản:

- Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị sốcủa cùng một chỉ tiêu BCTC Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng ngang baogồm:

+ So sánh số liệu kỳ này với số liêu kỳ trước hoặc giữa các kỳ vớinhau

+ So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính củaKTV

+ So sánh dữ liệu của công ty khách hàng với dữ liệu của ngành

- Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệtương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC

Trang 17

Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ

suất về khả năng thanh toán, các tỷ suất về khả năng sinh lời…

1.2.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Đánh giá tính trọng yếu:

Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và bản chất của các saiphạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từngnhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thìkhông thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm

Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn

bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC

Ước tính ban đầu về tính trọng yếu:

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tinrằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến cácquyết định của người sử dụng, hay nói cách khác đó chính là những sai sót

có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC

Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần lưu

ý những yếu tố ảnh hưởng sau:

- Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một đối tượngtuyệt đối, gắn liền với quy mô của công ty khách hàng

- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: Quy mô sai sót là một yếu tốquan trọng để xem xét liệu có yếu tố sai sót có trọng yếu hay không Tuynhiên, do trọng yếu có tính chất tương đối nên việc có được các cơ sở đểquyết định xem một quy mô của sai phạm nào có là trọng yếu hay không làmột điều cần thiết Thu thập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dàihạn, nợ ngắn hạn… thường được dùng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu

Trang 18

- Yếu tố định tính của trọng yếu: Những yếu tố chất lượng cần phảiđược tiến hành khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

+ Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn là các sai sót vớimột quy mô tiền tệ

+ Các sai sót có quy mô nhỏ nhưng lại gây ra tác động dây chuyềnlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông tin trên BCTC thì luôn đượcxem là sai sót trọng yếu Đây là sai phạm có tính chất hệ thống

+ Các sai sót làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọngyếu

Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục:

Sau khi KTV đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chotoàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mụctrên BCTC Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoảnmục

Mục đích của việc phân bổ này là để giúp KTV xác định được sốlượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục

ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trênBCTC không vượt qua mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, đánh giá

về rủi ro tiểm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán của KTV vàchi phí kiểm toán đối với từng khoản mục

Đánh giá rủi ro:

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân

bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu

ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ choviệc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoảnmục Công việc này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán

Trang 19

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV xác định mức rủi ro kiểm toánmong muốn (DAR) cho từng khoản mục Mức rủi ro này phụ thuộc và haiyếu tố:

- Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC

- Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáokiểm toán công bố

KTV cần đánh giá ba loại rủi ro kiểm toán sau:

1/ Rủi ro cố hữu: là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một

khoản nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có mộtbước kiểm soát nội bộ liên quan nào Rủi ro này liên quan đến hoạt động vàngành nghề kinh doanh của khách hàng Để đánh giá rủi ro cố hữu, KTVdựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau:

- Bản chất kinh doanh của khách hàng

- Tính trung thực của BGĐ

- Kết quả các lần kiểm toán trước

- Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn

- Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên

- Các ước tính kế toán

- Số lượng tiền của các số dư tài khoản

2/ Rủi ro kiểm soát: Đây là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của

hệ thống kiểm soát nội bộ Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạmtrọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạtđộng hoặc hoạt động không hiệu quả do đó đã không phát hiện và ngăn chặncác sai phạm này

Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đối với từng khoản mục trênBCTC thường qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Trang 20

đối với khoản mục này Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi

do những hạn chế cố hữu của bất cứ hệ thống kiểm soát nội bộ nào

3/ Rủi ro phát hiện: Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà

không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũngkhông được KTV phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán

Trong quá trình kiểm toán có thể có rủi ro phát hiện do ảnh hưởng củacác nhân tố sau đây:

- Các bước kiểm toán không thích hợp

- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót nênthường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về BCTC

- Hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng

Mối quan hệ giữa rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện vớirủi ro kiểm toán được thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán như sau:

DAR = IR x CR x DR (1)Hay

Trong đó:

DAR: Rủi ro kiểm toánIR: Rủi ro cố hữuCR: Rủi ro kiểm soátDR: Rủi ro phát hiệnCác loại rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá cụ thể bằng con số theo

tỷ lệ phần trăm hoặc được đánh giá một cách khái quát theo yếu tố định tínhnhư “thấp”, “trung bình”, “cao”

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

Trang 21

Theo CMKT quốc tế IAS số 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán,mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau,nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngượclại KTV phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, thời gian

và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện

1.2.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi

ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiệntrong một cuộc kiểm toán và đã được quy định trong chuẩn mực đối vớicông việc điều tra thứ 2 trong 10 CMKT được thừa nhận rộng rãi (GAAS):

“KTV phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để xácđịnh bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện”

Và điều này cũng được quy định trong CMKT quốc tế 400 (IAS 400) và

CMKTVN số 400 Đánh giá rủi ro và KSNB: “KTV phải có đủ hiểu biết về

hệ thống kế toán và KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xâydựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả” và “trong khuôn khổ kiểm toánBCTC, KTV chỉ quan tâm đến các chính sách và thủ tục liên quan của hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫnliệu cho việc lập BCTC”

1.3 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

1.3.1 Chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việckiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữacác KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng

Ngày đăng: 21/08/2014, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w