THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TÓAN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập nói chung và lập kế hoạch nói riêng:
+ Cập nhật các CMKT quốc tế, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán.
+ Chú ý tính đồng bộ khi soạn thảo các văn bản pháp luật về kiểm toán cũng như lập kế hoạch kiểm toán.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp: Cho phép và khuyến khích Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện các hoạt động:
+ Đào tạo, huấn luyện các KTV về công tác lập kế hoạch. + Đánh giá, kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung và lập
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ và kinh nghiệm của các KTV trong lập kế hoạch kiểm toán:
+ Phát triển các báo, tạp chí chuyên ngành.
+ Tổ chức các hội thảo chuyên ngành để các KTV trao đổi, học tập kinh nghiệm.
+ Tổ chức định hướng nghề nghiệp trong các nhà trường và tạo điều kiện cho sinh viên kiểm toán được nghiên cứu, học hỏi.
3.3.2. Về phía các công ty kiểm toán
- Nâng cao chất lượng các KTV và trợ lí kiểm toán:
+ Có chế độ tuyển dụng để tuyển dụng những người phù hợp và chính sách đãi ngộ tương xứng để họ có điều kiện làm việc tốt nhất.
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng khả năng lập kế hoạch cho các kiểm toán viên. - Nâng cao chất lượng lập kế hoạch đối với mỗi cuộc kiểm toán:
+ Phát huy tính năng động, sáng tạo của KTV trong lập kế hoạch, đề cao tính độc lập đồng thời cũng tăng cường chỉ đạo, kiểm soát đối với mỗi cuộc kiểm toán.
+ Có các quy định và hướng dẫn cụ thể về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính và thường xuyên kiểm tra tính tuân thủ trong toàn công ty xem các KTV có thực hiện đúng yêu cầu hay không.
+ Cập nhật những thay đổi trong quản lý cũng như nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch kiểm toán thủ đúng quy trình, chuẩn mực kiểm toán, phương pháp thích hợp.
+ Đánh giá tốt rủi ro đối với mỗi khách hàng để quyết định có kiểm toán hay không, nếu rủi ro cao nên từ chối để đảm bảo chất lượng kiểm toán nói chung và lập kế hoạch nói riêng.
- Xem xét và điều chỉnh những hạn chế hiện có trong lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính như:
+ Khâu đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán thường chỉ do một người thực hiện và người đó có thể chỉ tìm hiểu thông qua kế toán trưởng của khách hàng làm cho việc thu thập thông tin bị hạn chế, chất lượng thông tin không được đảm bảo. Các công ty kiểm toán cần có biện pháp để nâng cao khả năng đánh giá rủi ro khi chấp nhận khách hàng như tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau…
+ Trong phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán, khối lượng công việc với mỗi KTV thường lớn, trong khi phương tiện hỗ trợ (ví dụ: laptop) lại không đủ. Các công ty cũng nên chú ý khắc phục điểm này.
+ Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch: chủ yếu chỉ sử dụng phân tích ngang, cụ thể là so sánh số liệu đầu kì và giữa kì. Vì vậy, cần chỉ đạo các KTV tiến hành các thủ tục phân tích phong phú hơn để đạt hiệu quả.
+ Trong đánh giá trọng yếu, nhiều công ty chỉ xác định mức trọng yếu chung mà không phân bổ cho từng khoản mục. Vì vậy, công ty kiểm toán cần có hướng dẫn về phân bổ mức trọng yếu cho thích hợp.
+ Đánh giá rủi ro kiểm toán: trong đó KTV thường thiên về rủi ro cố hữu, cần quan tâm hơn nữa đến rủi ro kiểm soát.
+ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Thường các công ty kiểm toán mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằng Bảng tường
thuật và Bảng câu hỏi mà Bảng câu hỏi lại thường được thiết kế sẵn, mang tính chủ quan và chủ yếu là câu hỏi đóng nên không hiệu quả. Hai hình thức này là quá đơn điệu, các công ty kiểm toán nên thay thế bằng các lưu đồ.
+ Chương trình kiểm toán thường được xây dựng theo mẫu sẵn: Đây là một ưu điểm bởi đây là khung chương trình tham khảo đã được đúc kết từ kinh nghiệm của các chuyên gia, giúp nâng cao chất lượng kế hoạch kiểm toán. Mặt khác, chương trình này được thiết kế theo mẫu sẵn cũng có hạn chế là dễ làm cho các KTV trờ nên máy móc và ỷ lại. Các KTV phải nghiên cứu để sử dụng mẫu sẵn này một cách linh hoạt, cập nhật và sửa đổi thêm cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
KẾT LUẬN
Đề án đã cho em cái nhìn tổng quan về công tác lập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính ở các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, bố sung cho em rất nhiều kiến thức lý luận cũng như thực tiễn mà em còn thiếu. Công tác lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán. Trong thực tế, các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay đều coi trọng bước công việc này. Họ đều xây dựng được các bước công việc tương đối tuần tự và hợp lí. Tuy nhiên, qua nghiên cứu em nhận thấy các công tác lập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính ở các công ty này còn một số điểm cần hoàn thiện. Vì vậy, em cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hòan thiện công tác lập kế hoạch trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Em rất mong nhận được sự thông cảm khi đề án còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy cô khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Thanh Diệp đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành đề án này. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – NXB Tài chính – 2008.
2. Giáo trình Kiểm toán tài chính – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2006.
3. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – Học viện tài chính.
4. Luận văn các khóa 45, 46, 47 – Trung tâm thông tin thư viện – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Tạp chí Kiểm toán.
6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán. 7. Các website:
http://asco.vn/
http://www.vietcfo.com/ http://www.taichinh247.com/ http://ven.vn/