Đồ án,báo cáo,thực tập,…Đề tài : giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Đình đô Đây là Đồ án,báo cáo,thực tập,… chi tiết được lưu trữ trong quá trình học ĐH,được đánh giá chất lượng rất cao,được biên soạn nghiên cứu từ các tài liệu chuyên ngành,thực tế thực tập,… .được chắt lọc từ các tài liệu chuyên ngành.Đây là tài liệu thực sự bổ ích cho các bạn trẻ giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao khi bảo vệ đồ án,báo cáo thực tập,luận văn của mình,trinh phục tương lai của mình .Chúc các bạn thành công
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề thực tập, Em đã nhận được
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Cô Mai Thị Lụa Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâusắc về sự giúp đỡ tận tình của cô
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh.Đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn chuyên ngành Quản Trị Trong suốt 4 nămhọc đã trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu
Đặc biệt, em xin cảm ơn Công ty Cổ Phần Đình Đô đã tạo điều kiện để emhoàn thành chuyên đề thực tập của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày Tháng năm 201
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Mỹ Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Cổ phần Đình Đô 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phần Đình Đô ……….9
1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty Cổ phần Đình Đô 19
1.4 Những kết quả đạt được của công ty trong những năm gần đây 20
1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 20
1.4.2 Phân tích bảng cân đối kế toán 22
1.5 Sản phẩm của công ty……….25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 2.1 Động lực lao động……… 26
2.1.1 Khái niệm động lực lao động……… 26
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động………… …27
2.2 Tạo động lực cho người lao động……… …… 30
2.2.1 Khái niệm tạo động lực cho người lao động……….30
2.2.2 Vai trò và mục đích của việc tạo động lực lao động……… 31
2.2.3 Các công cụ tạo động lực cho người lao động……….32
2.2.3.1 Các công cụ kinh tế……… 32
2.2.3.2 Các công cụ tâm lý giáo dục………36
2.2.3.3 Các công cụ hành chính……… 38
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tạo động lực……….39
2.2.4.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp……… 39
2.2.4.2 Các yếu tố thuộc về môi trường……… 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ………
3.1 Tình hình nhân sự trong công ty Cổ phần Đình Đô 42
3.1.1 Cơ cấu lao động trong công ty 42
3.1.2 Cơ cấu lao động theo giới tính 44
Trang 33.1.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi 44
3.1.4 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 45
3.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Đình Đô……….46
3.2.1 Tạo động lực bằng kích thích tài chính 46
3.2.2 Tạo động lực bằng phương pháp kích thích phi vật chất tại công ty Cổ Phần Đình Đô………59
3.2.3 Đánh giá công tác tạo động lực cho nhân viên tại công ty Cổ phần Đình Đô ………64
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY Cổ phần Đình Đô 66
4.1 Phương hướng phát triển của công ty 2014 66
4.2 Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ Phần Đình Đô ………66
4.2.1 Xây dựng hệ thống tiền lương phù hợp với doanh nghiệp và từng bước nâng cao thu nhập của lao động trong công ty 66
4.2.2 Hoàn thiện công tác khen thưởng, phúc lợi cho lao động 68
4.2.3 Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc 70
4.2.4 Cải thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc và điều kiện làm việc 73
4.2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 4\ DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT Kí hiệu viết tắt Diễn giải
Trang 5Thực tế gần 20 năm qua cho thấy nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắcđáng ghi nhận Các doanh nghiệp Việt Nam đứng lên khẳng định mình trong cơchế mới, chủ động và sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình Nềnkinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, Các doanh nghiệp cũng theo đó cónhiều cơ hội và thách thức hơn Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bềnvững trong điều kiện hiện nay cần quan tâm đến người lao động trong doanhnghiệp bởi con người là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, vận hành và quyếtđịnh sự thành bại của doanh nghiệp Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất caokhi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo Quan trọng nhất là doanhnghiệp phải làm sao để người lao động thật sự tự giác và gắn bó với mình hơn Đốivới mọi quốc gia nói chung Đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như ViệtNam Với việc tạo động lực ở các công ty là vô cùng quan trọng Người lao độngchỉ có thể làm việc có hiệu quả cao khi họ có động lực làm việc tốt Tạo động lựcnhư thế nào để hài lòng người lao động để họ làm việc tốt hơn là một vấn đề lớn.Nhưng lại là một việc khá thú vị với những nhà quản lý nhân sự Hiện nay tạođộng lực là công tác quyết định đến sự tích cực, sáng tạo và trung thành của nhânviên mà còn ảnh hưởng đến chức năng khác của quản trị nhân lực như thù lao laođộng, đánh giá tình hình thực hiện công việc.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có biện pháp tạo động lực cho laođộng nhưng hoạt động này gặp khá nhiều khó khăn bởi nó là hoạt động khá phứctạp Người lao động ai cũng có nhu cầu và ai cũng muốn nhu cầu của mình đượcđáp ứng Bởi thế tạo động lực lao động cho khéo và phù hợp với doanh nghiệpkhông phải dễ dàng Nên em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tạo động lực cho
người lao động tại Công ty Cổ Phần ĐÌNH ĐÔ”
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 6- Đối tượng nghiên cứu: các lý luận và hình thức thù lao lao độnghợp lý để tạo ra các động lực trong mọi lực lượng lao động từ lao động quản lý chođến các công nhân sản xuất và các hoạt động tạo động lực cho người lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Công
Ty Cổ Phần Đình Đô giai đoạn hiện nay ( số liệu năm 2011-2013)
3 Mục đích nghiên cứu
Xác định khung lý thuyết cơ sở đánh giá thực trạng về biện pháp tạo độnglực cho người lao động qua đó đưa ra một số giải pháp có tính định hướng gópphần hoàn thiện quá trình tạo động lực cho người lao động tại Công Ty Cổ PhầnĐình Đô
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn sử dụng
Phương pháp thống kê, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương phápphân tích tổng hợp
Nguồn sử dụng: Thông tin thư viện, báo cáo nghiên cứu, thông tin điều trabằng bảng hỏi tại Công ty Cổ Phần ĐÌNH ĐÔ
5 Kết cấu nghiên cứu
Kết cấu nghiên cứu của chuyên đề gồm có bốn chương như sau:
Chương I : Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Đình Đô
Chương II : Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động.
Chương III : Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công
ty Cổ Phần Đình Đô.
Chương IV: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Đình Đô.
Trang 7CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trong cơ chế thị trường hiện nay, với những chính sách kinh tế mới và sựthay đổi chế độ quản lý của nhà nước đã góp phần cho sự hình thành và phát triểncủa các doanh nghiệp trong cả nước, trong đó có Công ty Cổ phần Đình Đô
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đình Đô
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25/442 Chung cư An Trang – An Đồng – An Dương –Hải Phòng
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Đình Đô tiền thân là Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
Cơ nhiệt và Thực phẩm được thành lập theo quyết định số 3454GP/TLDN ngày06/04/1998 và đăng ký kinh doanh số 044901 ngày 14/04/1998 của UBND Thànhphố Hải Phòng Sau 10 năm hoạt động, để phù hợp với xu thế và mục tiêu pháttriển, công ty mang tên mới như hiện nay
Vượt qua những khó khăn ban đầu như: mặt bằng đi thuê, chưa định hìnhđược sản phẩm riêng của mình, chưa huy động được vốn, Từ năm 2000 công ty
đã bắt đầu định hình được sản phẩm chủ lực, xây dựng chiến lược sản xuất kinhdoanh tạo thành kim chỉ nam cho đến ngày nay
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, Công ty là nhà cung cấp hàng đầutrong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực, đem lại hiệu quả to lớntrong lĩnh vực tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng cho các toà nhà cao tầng,khách sạn cao cấp Các sản phẩm lò hơi đốt dầu, gas, than, mang nhãn hiệu “Đình
Trang 8ĐÔ” đã khẳng định được tính an toàn vượt trội, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu,kiểu dáng hiện đại, tự động hoá cao qua hàng trăm công trình hệ thống cấp nhiệt chocác khách sạn, dịch vụ cao cấp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước hoạt động ổn định,hiệu quả từ nhiều năm nay Đặc biệt sản phẩm lò hơi đốt dầu, gas - đặt đứng đã được
Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Huy chương vàng và Giấy chứng nhận nhãnhiệu “Hàng Việt Nam Chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2003”
Với phương châm “Sáng tạo giá trị - tích luỹ thành công - đồng hành tin cậy”, và đội ngũ hơn 100 công nhân viên gồm đội ngũ Thạc sỹ, kỹ sư chuyên
ngành Nhiệt lạnh thiết kế chế tạo tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu; cùngnhững thợ lắp máy, thợ hàn, thợ cơ khí lành nghề trưởng thành ở những công tylắp máy hàng đầu Việt Nam; bên cạnh đó là sự cộng tác chặt chẽ của các giáo sư,tiến sỹ chuyên ngành của các trường đại học không ngừng nghiên cứu chế tạo racác sản phẩm mới
Là một doanh nghiệp sản xuất có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độclập và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.Từ ngày thành lậpđến nay, những thành tựu của Công ty đạt được không phải là ít Công ty đều cógian hàng trưng bày sản phẩm trong các kỳ hội chợ qua đó đạt được như Hàng ViệtNam chất lượng cao
Qua những thành tựu đạt được của Công ty đã nói lên phần nào sự lớn mạnhtrưởng thành và qua đó tăng được uy tín của Công ty Cổ phần Đình Đô
Đây là một doanh nghiệp sản xuất nên mục tiêu chính là mang các sản phẩm docông ty chế tạo đến các doanh nghiệp sao cho phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí mộtcách hợp lý nhất Sau những năm đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ trongcông việc, nhưng với đường lối đúng đắn với sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ công nhân
đã thúc đẩy sự phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy đất nước
- Quy mô của công ty
Bảng 01 Số liệu tài chính
Trang 9Lợi nhuận trước
Tổng số lao động mà công ty hiện có là: 130 người
Doanh nghiệp hiện hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng Dựavào số liệu về Tổng tài sản và tổng số lao động thì Công ty Cổ phần Đình Đô làdoanh nghiệp có quy mô vừa
1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần Đình Đô.
a, Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đình Đô được tổ chức mô hình cụ
thể như sau:
Trang 10Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức công ty
Trang 11Bộ máy công ty được chỉ đạo thống nhất trực tiếp, những nhân viên chịutrách nhiệm với cấp trên trực tiếp của mình HĐQT trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạoBan giám đốc về các kế hoạch của mình Người phụ trách chịu trách nhiệm trựctiếp trước giám đốc về hiệu quả sản xuất của nhân viên dưới mình Kiểu tổ chứcnày không cho phép các bộ phận phụ trách các phòng ban chức năng có quyền ralệnh các vấn đề liên quan đến chuyên môn cho các phân xưởng.các tổ chức sảnxuất mà chỉ có chức năng tham mưu tư vấn cho các cấp lãnh đạo trực tuyến để giảiquyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn.
Người thủ trưởng được sự tham mưa của các phòng ban chức năng, cácchuyên gia, hội đồng tư vấn trong việc tìm ra các biện pháp tối ưu cho các vấn đềcần quyết định
Bộ máy quản lý:
*Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có 5 thành viên,
trúng cử hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng cổ đông theo thể thức bỏ phiếu kín.
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hộiđồng cổ đông thông qua, lựa chọn công ty kiểm toán; quyết định cơ cấu tổ chứccủa Công ty;
- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết địnhlựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tụcpháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;
- Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theotừng loại;
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và cácchứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;
- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành;
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chitrả cổ tức, việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty
Hội đồng quản trị phê chuẩn:
- Thành lập Chi nhánh hoặc các Văn phòng đại diện của Công ty;
Trang 12- Thành lập các công ty con của Công ty;
-Việc vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồithường của Công ty;
- Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá5% vốn điều lệ Công ty tại thời điểm tương ứng hoặc các khoản đầu tư vượt quá10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm
* Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm.
Là người đại diện về mặt pháp lý của công ty đối với các vấn đề có liên quanđến hoạt động và quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động hàng ngày của công
ty Giám đốc có các quyền và trách nhiệm thực hiện các điều sau:
- Quyết định, ký kết các hợp đồng kinh tế, thoả thuận các văn bản khác
- Điều hành quản lý và tổ chức việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đãđặt ra
- Điều hành giám sát hoạt động của công việc kinh doanh của Công ty nóichung
- Đại diện cho công ty trước cơ quan Nhà nước và những người khác về tất
cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động của công ty
Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và tập thểngười Lao động của đơn vị về kết quả quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh và các hoạt động khác của phòng mình Quan hệ giữa các phòng vớinhau là quan hệ hợp tác, hợp đồng hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ chung của Côngty
* Phó giám đốc: Nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành của GĐ công ty do GĐ
công ty bầu ra Công ty có 3 phó giám đốc và mỗi người được giao một nhiệm vụ
để quản lý khác nhau, là người có nhiệm vụ cố vấn, hỗ trợ cho GĐ trong công tácchỉ huy điều hành và quản lý công ty, đề xuất các định hướng phát triển Khi vắngmặt, GĐ ủy quyền cho các phó GĐ trong việc điều hành công việc Trực tiếp kýcác hóa đơn chứng từ có lien quan tới các lĩnh vực được phân công Có tráchnhiệm báo cáo lại cho GĐ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và các côngviệc cần giải quyết khi GĐ đi vắng
Trang 13+ Kết hợp với phòng Hành chính và các đơn vị để lập kế hoạch đôn đốc thutiền khi kết thúc hợp đồng cùng với biên bản thanh lý hợp đồng, giảm lãi vay cho đơnvị.
+ Theo dõi tiền lương, tiền công và tiền thưởng của các cá nhân trong công ty.+ Theo dõi giá cả thị trường, nhập xuất mua hàng theo đúng hợp đồng và vật
tư của các bộ phận có nhu cầu
+ Kiểm tra tính toán xác nhận khối lượng thực hiện của các hợp đồng từ đógiúp giám đốc công ty xác định được khối lượng các công việc đã hoàn thành để từ
đó có biện pháp thúc đẩy hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng
+ Hạch toán giá thành, phân tích hoạt động kinh tế của công ty trên cơ sởcác thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và chế độ chính sách Nhà nước hiệnhành
+ Là nơi quản lý và phân phối các loại máy móc, thiết bị, vật liệu phục vụcho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế và vật tư xưởng Ngoài ra còn tham mưucho ban giám đốc trong công tác định hướng chiến lược và lập kế hoạch kinhdoanh Lập và phân tích các báo cáo quản trị để tham mưu đề xuất với Giám đốcCông ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế, địnhmức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả
Trang 14+ Kiểm tra, tính toán, khảo sát các công trình để từ đó làm các dự toán côngtrình sao cho phù hợp và thực tế nhất
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo dõi các nhóm lắp đặt trong quá trìnhthực hiện hợp đồng để từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp đồng cho phù hợp
+ Tiến hành thanh lý hợp đồng với bên A và các đơn vị phụ thuộc
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, kèm theo biện pháp an toàn lao động.+ Cùng với bên A và tư vấn thiết kế giải quyết những vướng mắc về kỹthuật, chất lượng, thay đổi thiết kế và tiến độ trong quá trình lắp đặt công trình
+ Kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm tư vấn, tiến độ thi công, chất lượng
kỹ thuật, an toàn lao động, bảo hộ lao động các công trình theo chức năng nhiệmvụ
+ Là nơi tiếp nhận các thắc mắc và nhận bảo hành các sản phẩm của công ty
* Phòng kế hoạch kinh doanh.
Thực hiện nhiệm vụ sau:
Trang 15Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạchngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;
Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh củaCông ty và các công tác khác được phân công theo quy định;
Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên
để lập kế hoạch của Công ty
Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm Trên cơ sở đó
dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìmnguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
+/ Công tác lập dự toán:
Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toánkhối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự ánđầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp cóthẩm quyền duyệt
+/ Công tác hợp đồng:
Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòngnghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồngkinh tế,
Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công tylàm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tưnhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnhvực khác theo quy định hiện hành Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện côngtác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán
+/ Công tác đấu thầu:
Trang 16Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầucác dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giaokhoán;
Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, thammưu tổ chức đấu thầu theo quy định;
Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyếtmọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vịmình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả củacông tác tham mưu;
Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quátrình thực hiện công việc;
Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúngquy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các
nhiệm vụ nêu trên;
* Văn phòng công ty:
+ Chuẩn bị hợp đồng giao khoán (khi đã có ý kiến của giám đốc), soạn cáccông văn, thông báo và các hoạt động công đoàn của Công ty
+ Căn cứ vào yêu cầu sản xuất bố trí lực lượng cán bộ cho phù hợp tình hìnhsản xuất và yêu cầu công việc
+ Theo dõi các hợp đồng kinh tế: thời gian thực hiện, thanh lý và quyết toántheo đúng hợp đồng giữa công ty với bên A
+ Lưu các hồ sơ nhân lực của công ty Có nhiệm vụ hỗ trợ các công việcmang tính chất hành chính văn phòng: như soạn thảo các văn bản, quyết định, hợp
Trang 17đồng…., lưu trữ và quản lý tài liệu Thực hiện quản lý cán bộ, tổ chức biên chế laođộng trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàngnăm, thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm vàmiễn nhiệm cán bộ, nâng lương, nâng bậc, Tham mưu cho Giám đốc Công ty trongcác lĩnh vực liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình.
*Xưởng sản xuất
+ Là nơi chịu trách nhiêm trực tiếp trước giám đốc về các thành phẩm khichế tạo xong sao cho đúng yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng và theo tính toán củaphòng kỹ thuật
+ Kiểm tra các thành phẩm trước khi xuất xưởng
+ Chấm công cho người lao động
+Chỉ đạo các công tác xưởng, điều phân phối người đi công tác và bảo hành,sủa chữa công trình sao cho hiêu quả công việc được cao nhất
Là nơi quản lý và phân phối các loại máy móc, thiết bị, vật liệu phục vụ choviệc thực hiện các hợp đồng kinh tế và vật tư xưởng
b, Đánh giá về cơ cấu tổ chức của công ty
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty Cổ phần ĐÌNH ĐÔ ta thấyđược năm chức năng quản trị:
Thứ nhất là hoạch định: Công ty đã xây dựng cho mình cái mục tiêu cho
mình, xây dựng chiến lược tổng thể trong từng giai đoạn chiến lược ngắn hạn,trung hạn và dài hạn Thiết kế phối hợp các hoạt động với nhau, các phòng ban nhưthế nào, song song với việc phối hợp hoạt động công ty còn có ban kiểm tra giámsát Trước hết là mục tiêu dài hạn của công ty là đưa ra những sản phẩm mới, mẫu
mã mới, không ngừng gia tăng thị phần, mở rộng quy mô doanh nghiệp từ vừa vànhỏ thành doanh nghiệp lớn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mụctiêu trong ngắn hạn tăng doanh thu của công ty 20% so với năm 2010
Thứ hai là vai trò tổ chức: Bộ máy điều hành được thiết kế khá đơn giản
Nó bao gồm ba cấp cấp giám đốc là cấp cao nhất, sau đó đến ban điều hànhrồi đến các phòng ban Công ty đã có sự chuẩn bị rất kĩ càng về khâu vốn, trang bị
Trang 18đấy đủ trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu công việc của mình Có môitrường làm việc rất chuyên nghiệp.Đưa ra nhiệm vụ của từng phòng ban như đãnêu trên Nhân viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ năng, năng lực làm việc Bộphận nguồn nhân lực chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhân viên, bổ sunglượng nhân viên thiếu thừa trong công ty…Trong phân xưởng sản xuất lắp đặt thì
có thêm phần quản lý kho nguyên vật liệu trong bộ phận này chịu trách nhiệmquản lý lượng hàng tồn kho, xuất kho và nhập kho
Luôn luôn điều chỉnh và cập nhật từng loại nguyên liệu đảm bảo quá trình sản xuấtdiễn ra liên tục ở ban này có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với phòng tài chính kếtoán, phòng kĩ thuật
Thứ ba là chỉ huy : Công việc trong doanh nghiệp cần có người thực hiện
việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền hành đó để giao việc cho nhânviên Cụ thể giám đốc có quyền ủy quyền cho cấp dưới cụ thể đó là ban điều hành.Việc ủy quyền có các cách khác nhau có thể ủy quyền cho nhóm, cho cá nhân…Nhưng việc ủy quyền cần chú ý đến người mà giám đốc ủy quyền là ai, họ có đángtin tưởng hay không và người được ủy quyền cũng cần chú ý đến chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn của mình là như thế nào? Công ty có quy chế làm việc riêng chotừng phòng ban Công ty cũng thường xuyên có chính sách tạo động lực cho nhânviên bằng các hình thức khác nhau như khen thưởng bằng tiền, bằng sự thăng tiếntrong công việc Ngoài ra cũng có chế độ khen thưởng rõ ràng, khi nhân viên làmsai cũng có hình thức xử lý đó là xử phạt hành chính, nhắc nhở, cảnh cáo và quyếtđịnh cuối cùng là đuổi việc
Thứ tư là sự phối hợp: Có sự phối hợp theo chiều dọc giám đốc gia
quyết định đến ban điều hành ban điều hành có nhiệm vụ truyền đạt thông tin củagiám đốc đến các phòng ban chức năng phòng hành chính, phòng tài chính kếtoán, phòng kỹ thuật… Sự phối hợp theo chiều ngang do đây là công ty ở dạng vừanên sự phối hợp theo chiều ngang là rất chặt chẽ đôi khi còn có sự trợ giúp giữacác phòng ban với nhau như phòng hành chính với phòng kế toán
Thứ năm là kiểm tra: chức năng này được thực hiện trong tất cả các giai
đoạn trước trong và sau khi hoàn thành sản phẩm Việc kiểm tra giám sáttrong chức năng hoạch định là rất cần thiết việc kiểm tra nhằm điều chỉnh lại mục
Trang 19tiêu của doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp vàphù hợp
với xu thế thay đổi của thị trường, chức năng kiểm tra tốt còn hạn chế những rủi rotrong kinh doanh đó là về hạn chế sản phẩm lỗi, đem lại sự an tâm cho khách hàng
Nhận xét chung tuy cơ cấu tổ chức của công ty rất đơn giản nhưng mang đầy
đủ năm chức năng quản trị để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty trongthời đại hội nhập như hiện nay
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đình Đô.
1.3.1 Chức năng:
Công ty Cổ Phần Đình Đô là công ty cổ phần có chức năng sản xuất kinh
doanh và cung ứng cho thị trường các sản phẩm thiết bị nồi hơi, phụ kiện lò hơi,thiết bị áp lực, hệ thống cung cấp nhiệt và xử lý nước thải công nghiệp… đảm bảocác yêu cầu tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra đáp ứng thị trường nội địa, phục vụ xuấtkhẩu ra nước ngoài và được người tiêu dung chấp nhận
1.3.2 Nhiệm vụ:
Đóng góp vào sự phát triển của nganh công nghệ nhiệt lạnh & môi trường vànền kinh tế quốc dân Sự phát triển của công ty Cổ Phần Đình Đô sẽ góp phầnquan trọng trong việc thúc đẩy ngành nhiệt lạnh và môi trường Việt Nam pháttriển Điều này thể hiện ở các hoạt động như chuyển giao công nghệ mới, thâmnhập vào thị trường quốc tế, tạo thêm các cơ hội vệ tinh cho công ty
Bình ổn thị trường của các Công ty là quan trong hơn cả trong điều kiện nềnkinh tế cơ chế thị trường như hiện nay Để thực hiện nhiệm vụ này, Công ty Cổphần Đình Đô thực hiện Chính sách bình ổn giá cả, quản lý chất lượng sản phẩm,chống hàng giả, hàng nhái mẫu, thực hiện hỗ trợ các công ty hợp tác, đối tác làm
ăn trong việc tiêu thụ sản phẩm tỏng giai đoạn khó khăn
Mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước Chú trọng phát triển cácsản phẩm, mẫu hàng hóa cao cấp các phát kiến,ứng dụng trong việc giảm thiểu táchại cho môi trường Góp phần thực hiện MÔI TRƯỜNG XANH, đảm bảo sứckhỏe cho người tiêu dùng Từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động, gópphần ổn định xã hội
Trang 20Bảo toàn và phát triển mở rộng nguồn vốn doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóngthuế doanh nghiệp đầy đủ theo đúng quy định của nhà nước theo Luật doanhnghiệpViệt Nam
1.4 Những kết quả đạt được của công ty trong những năm gần đây
1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013
( Bảng biểu dưới) cho thấy doanh thu được tăng theo từng năm Năm 2012 doanhthu là 25.798.748 nhưng đến năm 2013 tăng 5.93% so với năm 2011 tương ứngkhoảng 15 tỷ đồng, Năm 2013 doanh thu tăng 47.5% so với năm 2012 tương ứngkhoảng 13tỷ đồng Tuy vậy ta thấy mặc dù doanh thu của năm 2012 có cao hơn5.93% so với năm trước nhưng chi phí lại tăng một cách vượt trội 9.68% điều nàyđược giải thích như năm 2011 nước ta cũng không thể thoát khỏi tình trạng ảnhhưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên doanh thu đạt thấp là điều khôngthể tránh khỏi Bước sang năm 2012 nước ta thực hiện gói kích cầu lần thứ nhấthay còn gọi là đưa ra những chính sách phục hồi nền kinh tế thì doanh thu củadoanh nghiệp bắt đầu có sự khởi sắc lúc này doanh nghiệp đang cố gắng dành lạithị phần nên chi phí tăng lên Đến năm 2013 thì tình hình kinh doanh của doanhnghiệp thực sự có kết quả như mong đợi cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng vượttrội Ta có biểu đồ lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm qua như sau:
Bảng 02:Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013
ĐVT:1000 VND
Trang 212 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 47.659
3 Doanh thu thuần (10=01-02) 10 25.798.748 27.328.432 40.262.100
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.755.242 4.041.706 5.471.020
10 Lợi nhuận thuần 30 4.443.431 3.941.582 11.101.425
Ta có biểu đồ lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm qua như sau:
Biểu đồ 01: Biểu đồ lợi nhuận
Trang 222008 2009 2010 0
Nguồn: phòng tài chính, kế toán
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận của công ty ta thấy lợi nhuận của năm
2011 là thấp nhất thấp hơn so với năm 2011 và 2013 mặc dù doanh thu khôngngừng tăng qua các năm Điều này được giải thích do năm 2011 công ty tăngcường quảng cáo khuyến mại sản phẩm nhắm mục đích tăng thị phần Điều này đãđem lại hiệu quả bất ngờ lợi nhuận năm 2012 của công ty đạt gần 8,3 tỷ đồng
1.4.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Đình Đô phân tích trên góc độ về
cơ cấu tài sản, nguồn vốn xem xét cả về mức độ biến động tuyệt đối về quy mô và
cơ cấu Quá trình phân tích cũng tiến hành xem xét cả mức độ độc lập tài chính và khả năng thanh toán trong 3 năm hoạt động.
Trang 23Bảng 3: Bảng cân đối kế toán
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
III Các khoản phải thu 12.062.894 12.294.379 21.813.146
IV Hàng tồn kho 5.985.928 4.058.242 2.558.198
V Tài sản lưu động khác 355.048 501.938 352.405
B Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 947.830 1.737.901 1.641.235
I Tài sản cố định 891.937 1.196.853 1.683.531
II Đầu tư tài chính dài hạn 0 500.000
III CP xây dựng cơ bản dở dang 0
IV Kí quỹ, kí cược dài hạn 0
V Chi phí trả trước dài hạn 55.892 41.047 57.704
Tổng cộng tài sản 19.412.362 19.155.502 31.633.863 Nguồn vốn
A Nợ phải trả 13.393.770 9.491.767 11684.276
I Nợ ngắn hạn 13.055.443 9.043.442 12.930.570
II Nợ dài hạn 318.700 233.500 691.790 III Nợ khác 19.627 214.825 1.061.915
Trang 24Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể có một số đánh giá về tình hình tàichính của Công ty Cổ phần Đình Đô như sau:
-Tài sản ngắn hạn của công ty được tăng lên đang kể năm 2013 so với năm
2012 Nhưng tài sản năm 2012 lại thấp hơn so với năm 2011 mà doanh thu và chi phínăm 2012 lại cao hơn năm 2011 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty năm 2012
có vẻ kém hơn so với năm 2011 Cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 76,8% sovới năm 2012 tương ứng với 26,75 tỷ đồng Đó là do sự tăng mạnh của tiền và cáckhoản tương đương tiền tăng làm dồi dào khả năng thanh toán nhanh Cũng nhờ đó
mà quy mô vốn lưu động của công ty năm 2013 được mở rộng tạo cơ hội rút ngắnthời gian quay vòng vốn.Tuy nhiên một phần tài sản ngắn hạn tăng là do chi phí tăng
Về tài sản dài hạn thì năm 2013 giảm so với năm 2012là do hao mòn máy móc thiết bịđối với Công ty Cổ phần ĐÌNH ĐÔ sản xuất theo dây chuyền hiện đại thì sự haomòn này là hoàn hợp lý
- Sự biến động về nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 thì hầu như không
có sự biến động mạnh nhưng đến năm 2013 thì nó có sự tăng vọt Nợ phải trả năm
2012 giảm 29,1% so với năm 2011 báo hiệu một dấu hiệu rất khả quan về tình hìnhtài chính của công ty trong năm 2012 Nhưng đến năm 2013 thì nợ phải trả lại tănglên do công ty mở rộng quy mô đầu tư Kết luận sự thay đổi của tài sản ngắn hạn,dài hạn, nợ phải trả và nguồn vốn làm cho cơ cấu nguồn vốn và các chỉ số đánh giámức độ độc lập về tài chính và khả năng thanh toán có sự thay đổi: Tài sản ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn chiếm khoảng trên 90% trong năm 2011, còn tài sản chiếmkhoảng dưới 10% điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.Công ty cung cấp thiết kế các sản phẩm lò hơi, thiết bị áp lực hệ thống nhiệt, xử lýchất thải môi trường… nên cần nhiều tài sản ngắn hạn điều này thể hiện vòng quayvốn lưu động tăng nhanh đây là một dấu hiệu tốt Cơ cấu nợ phải trả có xu hướnggiảm Cơ cấu vốn chủ sở hữu tăng, thể hiện mức độc lập về tài chính tăng mạnh.Công ty khả năng thanh toán khá cao Xong ta thấy năm 2013 khoản nợ khác tăngmạnh hơn so với hai năm 2012, 2011 Điều này cần phải hạn chế khoản nợ khác
Kết luận: Qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Đình
Đô ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá khả quan có nhiều triển vọng cho
Trang 25những năm tiếp theo.
1.5 Sản phẩm của công ty
Như trên đã phân tích thì công ty kinh doanh trên hai lĩnh vực chính đó làsản xuất nồi hơi và sản phẩm thứ hai là xử lý nước thải công nghiệp Từ đó cóbảng cơ cấu sản phẩm trong công ty:
Bảng 04 Cơ cấu sản phẩm trong công ty năm 2010-2013
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 874.510 3.2 4.998.410 12.4
Nguồn phòng kinh doanh
Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm phân bố theo doanh thu của công ty chothấy doanh thu của sản phẩm nồi hơi và thiết bị gia nhiệt luôn chiếm một doanhthu là lớn nhất điều này cũng giải thích bởi sản phẩm này là sản phẩm chủ đạo củacông ty hơn nữa nó lại chiếm chi phí lớn về nguyên vật liệu Đứng thứ hai chính làthiết bị áp lực cũng chiếm một tỉ trọng cũng không hề nhỏ năm 2012 chiếm 22,6%doanh thu tương ứng 6tỷ 176 triệu đồng, Còn năm 2013 là 20,3% doanh thu Cảhai năm 2012-2013 có đặc điểm chung là hầu hết tỷ lệ doanh thu của các sản phẩmgiảm trừ hai ngành mới đó là mạng nhiệt và xử lý nước thải công nghiệp tăng vềmặt doanh thu Cụ thể năm 2012 doanh thu của mạng nhiệt chiếm 3,6% tổng doanhthu nhưng đến năm 2013 là 5,8% doanh thu Đặc biệt hơn là mạng nhiệt có sự tăngmạnh về tỷ lệ năm 2012 nó chiếm 3,2% doanh thu nhưng đến năm 2013 thì chiếm12,4% doanh thu tăng 9,2% so với năm 2012
Điều này được giải thích công ty đã có sự đa dạng hóa sản phẩm điều chỉnh
cơ cấu mặt hàng trong công ty Nhưng cũng không làm mất sự chuyên môn hóa
Trang 26sản phẩm chính của công ty vẫn là nồi hơi và thiết bị nhiệt chiếm trên 50% tổngdoanh thu.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
Con người tham gia lao động là muốn được thoả mãn những đòi hỏi, những ước vọng mà mình chưa có hoặc chưa đầy đủ Theo Mác mục đích của nền sản xuất XHCN là nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của bản thân người lao động
- Theo V.I.Lê-nin: “Đảm bảo đời sống đầy đủ và sự phát triển tự do toàn diện cho các thành viên trong xã hội nhất là người lao động thì không chỉ là thoả mãn nhu cầu mà nó còn đảm bảo hạnh phúc, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện, đảm bảo bình đẳng xã hội gắn liền hạnh phúc và tự do của họ” Vì vậy phải làm gì để không ngừng thoả mãn nhu cầu của người lao động? Động cơ đó xuất phát từ đâu?
… Đó chính là vấn đề tạo động lực cho lao động nhằm khuyến khích họ tích cực thamgia vào sản xuất tạo ra năng suất chất lượng, hiệu quả cao trong hoạt động sảnxuất kinhdoanh của các doanh nghiệp
2.1 Động lực lao động.
2.1.1 Khái niệm động lực lao động.
Các nhà quản lý trong doanh nghiệp luôn cố gắng nâng cao hiệu suất làm việc do
họ rất quan tâm đến vấn đề tạo động lực Phải tạo cho nhân viên động cơ để thựchiện mục đích đặt ra của tổ chức đó là yêu cầu của các nhà quản lý Vì vậy có rấtnhiều quan điểm về động lực lao động
“ ĐỘng lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người làm việc chophép tạo ra năng suất hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sang nỗ lực,say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người laođộng”
Trang 27“ Động lực lao động là tất cả những gì tác động đến con người,thôi thúc con ngườilàm việc.” Con người chỉ hành động khi có lợi ích do vậy tạo động lực chính là xácđịnh nhu cầu của người lao động và cố gắng đáp ứng nhu cầu hợp lý đó của ngườilao động.
Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường
nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức Môi trường làm việcthoải mái, tăng cường tính quản lý cho người lao động để họ cảm thấy họ được tôntrọng trong tổ chức là điều đặt ra cho nhà quản lý Muốn người có động lực nhàquản lý cần tạo cho người lao động lợi ích để thúc đẩy họ làm việc và hoàn thànhtốt công việc, mục tiêu mà tổ chức đặt ra
Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và tănghiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức Động lực lao động xuất hiện trong quátrình lao động và dó các nhân tố bên ngoài tạo ra Nó không phải là đặc tính cánhân.Do vậy muốn tạo động lực cho người lao động thì nhà quản lý phải nghiêncứu, tìm hiểu môi trường làm việc, công việc, mối quan hệ của họ trong tổ chức đótìm ra cách tạo động lực có hiệu quả cao nhất
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động.
a) Các yếu tố thuộc về người lao động.
* Khả năng, năng lực của mỗi người.
Năng lực là những thuộc tính cá nhân giúp con người có thể tiếp thu một côngviệc hay kỹ năng nào đó được dễ dàng Năng lực là kết quả của sự rèn luyện, mặtkhác nó cũng là yếu tố di truyền
Năng lực được xây dựng và phát triển qua quá trình lao động, làm việc thực tế.Người lao động sẽ phát huy tốt nhất năng lực của mình khi họ đảm nhận nhữngcông việc phù hợp với khả năng và năng lực của mình Vì vậy đánh giá đúng khảnăng, năng lực của nhân viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhân viên củamình
Trang 28 Mục tiêu cá nhân của người lao động.
ở những không gian, thời gian và hoàn cảnh khác nhau con người phát sinhnhững nhu cầu khác nhau Trong những nhu cầu đó nhu cầu nào cấp báchnhất, cần thiết nhất sẽ không còn là động lực thúc đẩy, quyết định hành vicủa họ nữa mà thay vào đó sẽ xuất hiện những nhu cầu khác thay thế lại tạođộng lực cho họ , quá trình này cứ tiếp diễn không bao giờ chấm dứt Do vậychính yếu của người lao động và cố gắng đáp ứng để tạo cho họ động lựclàm việc
Tính cách được biểu thị thành thái độ, hành vi của con người đối với bảnthân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp…Sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơbản và bền vững của con người tạo nên tính cách con người Tính cách conngười là sự rèn luyện của bản thân, sự giáo dục của gia đình và nhà trườngkết hợp với sự tác động gián tiếp của môi trường sống và làm việc của người
đó Nắm bắt được tính cách của người lao động nhà quản lý sẽ tìm ra cáchđối xử và sử dụng họ tốt hơn Tính cách gồm hai đặc điểm đó là ý chí và đạođức:
Đạo đức: Đó là tính trung thực hay dối trá, cẩn thận hay cẩu thả, lòng vị thahay ích kỷ…
Ý chí: Là tính chịu trách nhiệm hay đùn đẩy trách nhiệm, có tính cươngquyết hay nhu nhược, có tính độc lập hay phụ thuộc…
b) Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về tổ chức.
- Chính sách quản lý doanh nghiệp: Chính sách quản lý doanh nghiệp phải baogồm nhiều biện pháp khác nhau vì một chính sách của doanh nghiệp tác động đến
Trang 29nhiều con người do vậy nó có tác động đến nhiều thái độ, hành vi của người laođộng Việc quản trị sẽ có hiệu quả nhất khi các nhà quản trị biết kết hợp đúng đắncác biện pháp, các công cụ quản lý.
- Điều kiện môi trường làm việc: Môi trường làm việc tác động rất lớn đến kết quảlàm việc của người lao động theo nhiều khía cạnh khác nhau như Điều kiện tâmsinh lý lao động: Đó là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệucủa công việc điều kiện này tác động đến sức khoẻ và sự hứng thú của người laođộng Điều kiện thẩm mỹ: Việc bố trí và trang trí không gian làm việc làm ảnhhưởng tới tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động Điều kiện tâm
lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả doanhnghiệp, không những thế nó còn tác động đến việc phát huy sáng kiến, các phongtrào thi đua trong doanh nghiệp
- Quan hệ trong lao động: yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến động lực lao động,một câu hỏi đặt ra là tại sao có nhiều doanh nghiệp trả lương cao nhưng vẫn khôngthu hút và gìn giữ được đội ngũ lao động giỏi cho doanh nghiệp mình Rất nhiềungười lao động trả lời rằng họ không muốn làm việc trong một công ty lương caonhưng ở đó lãnh đạo không tôn trọng, quan tâm đến đời sống của người lao động
Vì vậy để có thể gìn giữ lao động giỏi cho công ty, cần tạo ra quan hệ tốt đẹp tronglao động, tạo ra cho người lao động tâm lý thoải mái, mọi người gắn bó giúp đỡnhau, từ đó họ sẽ gắn bó với công ty hơn
- Các yếu tố thuộc về công việc.
- Nội dung công việc: Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái khi nhận được
công việc như mong muốn, phù hợp với khả năng, sở trường của mình Khi
đó sẽ có những tín hiệu tốt đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc củangười lao động đồng thời sẽ tạo được sự thỏa mãn cho người lao động
- Tính hấp dẫn của công việc: Người lao động sẽ cảm thấy thế nào khi nhận
được một công việc không như mong muốn, không phù hợp với khả năng sở
Trang 30trường của họ và ngược lại Tính hấp dẫn của công việc tạo nên sự thoả mãnđối với công việc của người lao động Sự thoả mãn sẽ được thể hiện ở thái
độ của người đó trong quá trình làm việc
- Khả năng thăng tiến: Người lao động được chuyển lên vị trí cao hơn trong
doanh nghiệp quá trình này được gọi là thăng tiến Thăng tiến tạo cơ hội cho
sự phát triển cá nhân, tăng uy tín, địa vị cũng như quyền lực của người laođộng Thăng tiến thường đi kèm với lợi ích vật chất tăng lên
2.2 TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.2.1 Khái niệm tạo động lực cho người lao động.
Các nhà quản lý trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mìnhvững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng saylàm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc Đây là vấn đề vềtạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp củanhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người laođộng ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp vớimục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanhnghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần…Do đóvấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu Nhưng để đề ra được nhữngmục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo chongười lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lýphải biết được mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì Việc dự đoán
và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện đượcthông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ
Tóm lại “ Tạo động lực trong lao động là việc xây dựng, thực thi các biệnpháp, giải pháp, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động,
Trang 31phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật… thông qua các đòn bẩy về kích thíchvật chất và tinh thần”
2.2.2 Vai trò và mục đích của việc tạo động lực lao động
Vai trò của tạo động lực lao động.
Vai trò của tạo động lực lao động đối với xã hội:
- Tạo động lực giúp các thành viên trong xã hội có cuộc sống tốt hơn vì cácnhu cầu của họ có khả năng được đáp ứng môt cách tối đa
- Tạo động lực gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn dựa vào
sự phát triển của cá nhân, doanh nghiệp vì mỗi cá nhân hay tổ chức đều làthành viên của xã hội
- Mặt khác tạo động lực giúp cá nhân trong xã hội đạt được mục tiêu màmình đặt ra từ đó hình thành nên giá trị xã hội mới
Vai trò của tạo động lực đối với tổ chức.
- Tạo động lực góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao uy tín,thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
- Tạo động lực trong doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả sẽ khai thácđược tối ưu khả năng của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn thu hút được lao động giỏi chodoanh nghiệp
* Vai trò của tạo động lực đối với bản thân người lao đông.
- Tạo động lực giúp người lao động không ngừng phấn đấu hoàn thiện mìnhhơn và phát huy tính sáng tạo của người lao động
- Gắn bó người lao động với nhau hơn trong công việc
* Mục đích của tạo động lực lao động.
- Khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc sáng tạo, hiệu quả
- Giúp doanh nghiệp giữ chân được người giỏi đang làm việc tại doanhnghiệp và thu hút ở các tổ chức, doanh nghiệp khác hoạt động trong cùnglĩnh vực
Trang 322.2.3 Các công cụ tạo động lực cho người lao động.
2.2.3.1 Các công cụ kinh tế.
Công cụ kinh tế là các công cụ tạo động lực dựa trên nguồn lực tài chínhcủa công ty Công cụ này bao gồm 2 dạng là công cụ kinh tế trực tiếp vàcông cụ kinh tế gián tiếp
a) Công cụ kinh tế trực tiếp:
Các hình thức của công cụ kinh tế trực tiếp:
LƯƠNG: Tiền lương là khoản tiền cố định hàng tháng mà doanh
nghiệp trẻ công cho người lao động dựa trên kết quả hoàn thành côngviệc của người đó, vị trí công tác mức độ phức tạp của công việc, trình độ
và thâm niên của người lao động Chính vì vậy, tiền lương có một vai tròhết sức quan trọng không chỉ đối với tất cả những người lao động mà cònđối với mọi doanh nghiệp Vì:
Với người lao động, nó là một phần không thể thiếu trong việc duy trìcuộc sống, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con người, giúp họ tái sảnxuất lao động và có thể tích lũy một phần Hiện nay, mức độ quan trọngcủa tiền lương tuy đã không còn giữ một vị trí quyết định trong việckhuyến khích lao động bởi bên cạnh nó còn rất nhiều các yếu tố khácđang ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết cho lao động, song không thểphủ nhận rằng tiền lương là một yếu tố không thể thiếu được trong việctạo động lực cho người lao động
Còn với các doanh nghiệp tổ chức: Tiền lương được coi như một công
cụ hữu hiệu giúp cho họ giữ chân người lao động và khuyến khích họ làmviệc đạt hiệu suất cao nhất có thể Với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường như hiện nay thì đã có nhiều hình thức trả lương tương đối đa
dạng và linh hoạt song cơ bản vẫn chỉ bao gồm 2 hình thức trả lương
chình là:
Trang 33- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho công nhân
được tính toán dựa trên mức tiền công đã được xác định cho công việc và sốđơn vị thời gian( giờ hoặc ngày) làm việc thực tế với điều kiện họ phải đápứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước đó
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao
động dựa trên khối lượng sản xuất thực tế trong kỳ va đơn giá sản phẩm sảnxuất ra Ưu điểm của hình thức này là lượng hóa được sự nỗ lực của ngườilao động vào trong phần tiền công mà họ nhận được Tuy nhiên nhược điểmcủa nó là không lưu tâm đến chất lượng sản phẩm, việc sử dụng tiết kiệmnguyên vật liệu và máy móc, thiết bị một cách hợp lý
Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế đểthúc đẩy người lao động làm việc tốt Tuy nhiên để tiền lương thực sự pháthuy được vai trò của nó, khi xây dựng chế độ trả lương phải chú ý đến cácnguyên tắc sau:
+ Hầu hết với tất cả người lao động, tiền lương là yếu tố quan trọng, có ýnghĩa quyết định tác động tới tâm lý yêu thích công việc và ham muốn đượclàm việc của họ Bởi trên hết, nó giúp cong người một cách giao tiếp thỏamãn những nhu cầu tối thiểu nhất về cuộc sống Vì vậy yêu cầu trước nhất làtiền lương phải thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về cuộc sống cho lao động, để
họ có thể tái sản xuất lao động và có thể tích lũy một phần
+ Yêu cầu về tiền lương không chỉ dừng lại ở sự ổn định và đủ chi trả chocuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn phải hợp lý và công bằng Côngbằng không chỉ với các nhân viên trong cùng công ty mà còn phải đảm bảotính công bằng tương đối giữa các mức lương mà người lao động đượchưởng từ công ty so với mức lương thông thường ở vị trí tương ứng trongdoanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực
+ Hơn hết, mức lương người lao động được hưởng cũng phải xứng đáng vớicông sức và cống hiến mà người đó bỏ ra cho công ty Một mức lương hợp
lý mà công ty bỏ ra để giữ chân nhân viên cũng là điều dễ hiểu va nên làmnếu thực sự người nhân viên đó có những đóng góp đáng kể
Trang 34TIỀN THƯỞNG: Tiền thưởng là khoản tiền mà người lao động xứng đáng
được hưởng do đạt thành tích xuất sắc trong công việc, vượt mức quy địnhthông thường Tiền thưởng gồm 2 dạng là thưởng định kì và thưởng độtxuất Thưởng định kì vào cuối năm, cuối quý, còn thưởng đột xuất là để ghinhận những thành tích xuất sắc, có thể áp dụng với tất cả nhân viên trongcông ty hoặc với một số cá nhân có những thành tựu và cống hiến đáng kể Đây cũng là một trong những hình thức rất hữu hiệu góp phần tạo động lựccho người lao động, làm tăng thu nhập cho người lao động, giúp kích thích
họ làm việc hiệu quả hơn Tiền thưởng có tác dụng cải thiện mối quan hệgiữa doanh nghiệp và nhân viên, cho họ thấy sự ưu đãi mà doanh nghiệp đãdành cho họ Để tạo động lực thông qua tiền thưởng thì phải đảm bảonguyên tắc sau:
+ Thưởng phải dựa trên cơ sở thành tích đạt được của mỗi cá nhân Thưởngphải công bằng, hợp lý, khi đó người lao động sẽ thấy được kết quả mà mình
nỗ lực đạt được thật xứng đáng và họ có thể tự hào về điều đó, tạo cho ngườilao động phấn khởi, thỏa mãn với công việc
+ Tiền thưởng phải tạo nên một cảm giác có ý nghĩa về mặt tài chính, vớimức thưởng nhận được người lao động có thể thực hiện được một việc gì đó
PHỤ CẤP: Phụ cấp là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao
động do việc họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trongnhững điều kiện ít an toàn, khó khăn hay không ổn định Phụ cấp là để bổsung cho lương căn bản, bù đắp thêm cho người lao động và tạo ra sự côngbằng giữa những người lao động trong công ty, góp phần phục vụ hoànthành công việc một cách tốt nhất Trên thực tế, có rất nhiều hình thức phụcấp như: phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụcấp khu vực, phụ cấp lưu động…
Trang 35CHIA LỜI: Nhằm khuyến khích nhân viên làm việc tốt và gắn bó hơn với tổ
chức, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện biện pháp chia một phần lợi nhuậncho nhân viên dựa trên doanh thu mà họ đem lại cho công ty Như vậy,ngoài tiền lương, thưởng hàng tháng, nhân viên còn được hưởng chia thêmmột phần tiền lợi nhuận Điều này chỉ được thực hiện với những doanhnghiệp kinh doanh có lãi và tiềm lực tài chính lớn
b) Công cụ kinh tế gián tiếp.
Bên cạnh các công cụ kinh tế trực tiếp là các công cụ kinh tế gián tiếp, tức làdùng các biện pháp tài chính một cách gián tiếp thông qua xây dựng hìnhảnh của công ty trong mắt người lao động, khiến họ gắn bó hơn với tổ chức.Công cụ này bao gồm nhiều hình thức như: các chế độ phúc lợi và dịch vụ,
cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp, xây dựng điều kiện làm việc đầy
đủ, tiện nghi và an toàn…
Phúc lợi và dịch vụ: Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả cho người
lao động dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động
- Vai trò: giúp làm giảm gánh nặng tài chính cho người lao động những khi
gặp khó khăn như hỗ trợ mua nhà, xe, tiền khám chữa bệnh Nâng cao đờisống vật chất và tinh thần, năng suất làm việc của người lao động Làm tăng
uy tín của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh, khi người lao động thấymình được quan tâm và phấn chấn hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển mộ
và giữ chân được nhân viên
- Có 2 hình thức chi trả phúc lợi và dịch vụ:
+ Phúc lợi bắt buộc do nhà nước quy định: nó không giúp nâng cao độnglực cho người lao động nhiều bởi nó là chính sách chung nhưng nếu doanhnghiệp nào không chấp hành đầy đủ thì có thể là nguyên nhân khiến ngườilao động rời bỏ Phúc lợi bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,trả cho các trường hợp ốm đau, tai nạn, thai sản, hưu trí, tử tuất…
+ Phúc lợi tự nguyện: Loại phúc lợi này có tác dụng khuyến khích người laođộng hơn so với loại trên bởi nó thể hiện sự quan tâm của tổ chức đối vớinhân viên của mình Phúc lợi tự nguyện có hình thức phong phú, nó tùythuộc vào trình độ của nhà quản lý cũng nhu tình hình tài chính của công ty
Trang 36- Nguyên tắc chi trả phúc lợi:
+ Các chương trình phúc lợi phải đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi:Với người lao động nó làm phục hồi tinh thần sức khỏe, giảm bớt khó khăn
về kinh tế Đối với doanh nghiệp nó phải có tác dụng tạo ra hiệu quả làmviệc cao, gắn bó được nhân viên với tổ chức và nhất là trong tầm chi trả củangười lao động
+ Cũng như mọi công cụ khác nó phải đảm bảo khách quan công bằng.+ Các chương trình phải được sự hưởng ứng của nhân viên: nếu không nó sẽkhông thể nâng cao động lực cho người lao động được, gây ra tình trạng “Tiền mất tật mang của doanh nghiệp” do tính chất gián tiếp của nó
Xây dựng môi trường làm việc đầy đủ, hiện đại và an toàn: Đây là yếu tố
vừa lien quan đến thu nhập vừa lien quan đến an toàn cho người lao động.Môi trường làm việc ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động vì điềukiện lao động tốt tức là việc bố trí nơi làm việc hợp lý, ánh sáng, độ ồn, độthông thoáng, phục vụ nơi làm việc tốt và các thiết bị phục vụ cho công việccủa người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc Tạo ra cảm giác thoảimái và hăng say lao động, đồng thời nâng cao năng suất lao động điều đóảnh hưởng đến thu nhập của người lao động
Các hình thức khác: Tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí với nhiều phần
thưởng khuyến khích Tổ chức các buổi picnic, căm trại cho nhân viên trongtừng phòng ban, các buổi đi chơi xa cho nhân viên trong cả công ty… sẽgiúp cho mọi người tỏng công ty gắn bó với nhau và với tổ chức hơn Ngoài
ra nên có những phần thưởng xứng đáng, khuyến khích con em của nhânviên về thành tích học tập hoặc vào các ngày lễ như: 1/6, Tết trung thu…
2.2.3.2 Các công cụ tâm lý giáo dục.
Ngày nay, những biện pháp tạo động lực đánh vào động cơ tinh thần củangười lao động có xu hướng tăng cao và lấn áp động cơ lao động vật chấtcủa họ Hoặc khi nhu cầu về vật chất của họ được thỏa mãn thì động lực làmviệc của họ lại chủ yếu xem xét dựa trên các yếu tố tinh thần mà công tymang lại cho họ
Công cụ tâm lý:
Trang 37Các công cụ tâm lý sẽ giúp tạo động lực cho người lao động dựa trên việcđáp ứng các nhu cầu về tinh thần Đây là cách sử dụng nhạy cảm, hiểu biết
về mặt tâm lý gậy ảnh hưởng dẫn dắt hành vi của con người Thông qua sựquan tâm tìm hiểu dẫn đến những hành vi như động viên, thăm hỏi, hướngdẫn, hỗ trợ, trao công việc phù hợp với năng lực và sở thích của họ Đánhgiá đúng thành quả công việc của nhân viên, bên cạnh sự hỏi han, chỉ bảotận tình giúp họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất
Tạo môi trường làm việc thân thiện, cời mở giúp người lao động có đượctâm trạng vui vẻ, thoải mái khi đến công ty và phấn chấn với công việc của
họ Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các tổ chức chính trị xã hội,đoàn thể nhưa tổ chức đoàn, Đảng, hội phụ nữ, công đoàn… tham gia cáchoạt động thể thao, văn nghệ, giải trí…
Công cụ giáo dục:
Đào tạo: là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccủa tổ chức, giúp người lao động thực hiện có hiệu quả công việc hiện tạicủa mình
Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi công việc trước mắt củangười lao động giúp cho họ có thể thực hiện được những công việc mớitrong tương lai
- Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
+ Những công ty lớn thường hấp dẫn các ứng viên do có chính sách đào tạophong phú bởi không có sinh viên xuất sắc, vừa tốt nghiệp có thể làm đượcngay và thích nghi ngay với môi trường làm việc của công ty Cả với nhữngnhân viên đã làm việc lâu năm trong công ty thì trong bối cảnh toàn cầu hóa,các công nghệ ký thuật thay đổi chóng mặt nếu không được đào tạo và pháttriển họ sẽ trở nên lạc hậu
+ Với nhân viên được đào tạo họ sẽ trở nên chuyên nghiệp, có cách nhìncách tư duy mới tỏng công việc để nâng cao năng suất chất lượng và hiệuquả công việc Từ sự gắn bó với công việc làm cho họ gắn bó hơn với côngty
Trang 38+ Với tổ chức thì kết quả mà người lao động đạt được cũng là thành quả củadoanh nghiệp Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài ra còn thể hiện nét đẹp văn hóadoanh nghiệp.
Việc áp dụng thành công loại hình đào tạo nào còn tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng doanh nghiệp Có nhiều hình thức như: Tự đào tạo theo kiểuchỉ dẫn, học nghề, kèm cặp và chỉ bảo hay đào tạo dó các tổ chức bên ngoàiđảm nhiệm mà doanh nghiệp đứng ra tổ chức chi trả
2.2.3.3 Các công cụ tổ chức hành chính.
* Công cụ tổ chức:
Công cụ tổ chức mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là Cơ cấu tổchức: là sử dụng các vị trí lãnh đạo, với các chức năng và quyền hạn đi kèmvới lợi ích cũng như trách nhiệm tạo nên vị thế gắn bó với thành tích côngtác của nhân viên đó, hay nói cách khác đó chính là sự thăng tiến của nhânviên
Dựa vào mong muốn có được một vị thế xứng đáng với những đóng gópcủa họ cho công ty, nhà quản trị cũng cần đưa ra hình thức này để tạo độnglực cho người lao động Họ sẽ có hứng thú làm việc hơn cũng như ý thứcđược trách nhiệm phải hoàn thành công việc tốt hơn khi họ biết phần thưởng
mà họ nhận được là được thăng chức Hầu hết người lao động đều có mongmuốn này, vì thăng chức không chỉ tăng vị thế của họ trong công ty mà còn
là lợi ích vật chất, tinh thần tương ứng mà họ có thể nhận được Hơn thế,nhu cầu về quyền lực của họ cũng từng bước được đáp ứng
Công cụ hành chính:
Công cụ hành chính bao gồm các hệ thống văn bản hành chính vủa tổ chức,các điều lệ, quy chế, quy tắc hay quy trình hoạt động Nó gắn bó người laođộng với tổ chức thông qua các điều luật hợp pháp được ghi trong hợp đồnglao động cũng như các thỏa thuận có tính pháp lý khác
Người lao động khi đã thống nhất với tổ chức về hợp đồng lao động, thì họphải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định được nêu trong văn bản đóbên cạnh những lợi ích mà họ được hưởng Đó là khi đã chấp nhận trở thành
Trang 39một thành viên của tổ chức thì người lao động phải chấp hành đầy đủ tất cảcác quy định, điều lệ mà tổ chức đó đặt ra để quản lý nhân viên của mình.Đây không chỉ đơn thuần là cách quản lý người lao động của tổ chức mà nócòn có yếu tố giữ chân người lao động bởi sự rang buộc của các quy địnhhợp pháp mà người đó phải thực hiện.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tạo động lực.
2.2.4.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.
* Tình hình tài chính của tổ chức:
Công cụ kinh tế là các công cụ dựa trên nguồn lực tài chính của công ty,thông qua lợi ích kinh tế mà người lao động nhận được để tạo động lực Khidoanh nghiệp có tài chính mạnh thì việc thực thi các công cụ tạo động lực sẽđơn giản và dễ dàng hơn Yếu tố tài chính luôn vô cùng quan trọng và thậmchí quan trọng hơn khi trong công ty đang có một bảng lương chưa hề thayđổi trong mấy năm qua, hay hiện nay hiện tượng cắt giảm xảy ra lien tục vớiquỹ lương của công ty Người lao động mong muốn được nhìn thấy tiềnlương của mình cũng tăng lên cùng với tình hình tài chính tốt hơn của công
ty và họ muốn những phần thưởng tài chính tỷ lệ thuần với vấn đề thànhtích
Bên cạnh những yếu tố về lương thưởng thì chỉ khi công ty làm ăn có lãi,tình hình tài chính ổn định thì công ty mới có thể trả thêm một phần thù laogián tiếp cho người lao động dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho họ thôngqua các hoạt động phúc lợi, dịch vụ, trang bị thêm thiết bị làm việc hiện đại,đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí…
dó đó tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng hàng đầu để lôicuốn, thu hút và khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tố nhiệm vụđược giao
Văn hóa của tổ chức:
Văn hóa tổ chức là một hệ thống các giá trị do tổ chức sáng tạo ra và tích lũyqua quá trình hướng tới cái tốt, cái đúng và cái đẹp Văn hóa tổ chức đượcchia ra thành các yếu tố tinh thần và các yếu tố vật chất
Các yếu tố tinh thần bao gồm: