Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò quan trọng, trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống.Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- * *
* -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên : Lê Ngọc Quyền
Năm sinh : 1978
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tân Thuận 2
* Tên đề tài: Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh của đề tài:
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các mônhọc khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò quan trọng, trang bị cho họcsinh một số chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em áp dụng kiến thức và kỹnăng đó vào học tập và cuộc sống
Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìakhóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thôngtin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội Điều đó đã đòi hỏi nhữngnhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảngdạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nângcao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tàicho quê hương, đất nước
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giảitheo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết
Trang 2kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cáchthụ động Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻnhạt và kết quả học tập không cao Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trởviệc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàngthích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày
2 Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắcxảo, có óc tưởng tượng phong phú Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toánhọc Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quátải Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học cơ thể các em còn đang trong thời kỳ pháttriển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo daicủa cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong phòng học cũng như làm mộtviệc gì đó trong thời gian dài Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người
giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy học sinh làm trung tâm”,
hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy họcmôn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo củahọc sinh Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằngcách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập là mộthoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổích phù hợp với nhận thức của các em Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hộinhững tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu mộtcách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việclàm Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoahọc thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn
Chính vì những lý do nêu trên, cộng với những kinh nghiệm đã giảng dạytrong những năm qua Để cho học sinh khắc sâu được những kiến thức đã học, biếtvận dụng vào trong đời sống thực tế hàng ngày tôi mạnh dạn chọn viết sáng kiến
Trang 3kinh nghiệm về: “Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh”.
3 Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây
hứng thú học tập cho học sinh” này được áp dụng cho học sinh lớp 4/1 điểm Tập
Trung, Trường TH Tân Thuận 2 năm học 2011 - 2012
4 Mục đích của đề tài:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phươnghướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạtđộng cá thể phối hợp với học tập giao lưu Hình thành và rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn
Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học đượccoi là khô khan và khó khăn, thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm để các em học
mà chơi, chơi mà học Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hộiđược tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nắm kiến thức môn Toánngày càng vững vàng hơn, hăng say trong các giờ học toán, nâng cao chất lượnggiảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên
5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài này là sự lựa chọn các trò chơi dạyhọc toán phù hợp với đối tượng học sinh của lớp qua từng dạng bài
B PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng choviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Môn toán ở trường Tiểu học làmột môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học sinh
Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suynghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển
Trang 4toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người trong thời đại mới.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viênkhông phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáokhoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móclàm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc họctập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao
Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thànhnhững con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mớidiễn ra hàng ngày
Chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày của các em học sinh.Đối với các em trò chơi sẽ có tác dụng trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực củamỗi em, góp phần tạo không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể
Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp các
em rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán Ngoài ra khi tham gia trò chơi các
em còn được tăng thêm thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ, khéo léo, phản
xạ Trò chơi còn giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể đồngthời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học vàocuộc sống hàng ngày
“Học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình
hướng dẫn cho các em học sinh Hiệu quả của trò chơi phụ thuộc vào khả năng củabản thân người hướng dẫn, không nên dừng lại ở mức giải trí đơn thuần Giáo viênphải tìm trò chơi thực sự là một phương tiện hiệu quả, dễ tiếp thu nhất, góp phầntích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường
Tóm lại trò chơi nói chung, trò chơi học tập củng như trò chơi toán học nóiriêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Trò chơilàm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các
em trao đổi kinh nghiệm tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức mộtmột cách dễ dàng
Trang 52 Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa mới đãnhiều năm, song việc hình thành các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dungchương trình sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh vẫn còn nhiềukhó khăn, học sinh còn thụ động, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu mà sáchgiáo khoa mới đã định ra, chưa thích ứng cách học theo sách giáo khoa mới
Trên thực tế, trong các giờ toán học, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất lànhững học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm Cuối tiết học, học sinh thường uể oải,
ít tập trung chú ý vào bài vì đặc diểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên,chóng chán” Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sửdụng đồ dùng trực quan
Qua tìm hiểu một số đồng nghiệp ở trường, tìm hiểu học sinh, tài liệu tham khảo Tôi nhận thấy đa số giáo viên chưa vận dụng được việc đưa các trò chơi học toán vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi học toán vào giờ học cũng chỉ trong nhữnggiờ thao giảng Sở dĩ có tình trạng trên là do giáo viên chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi trong giờ học toán Vì vậy mà giờ học toán còn khô khan, học sinh cònthụ động trong học tập, một số học sinh yếu kém còn ngại học toán, đến giờ học toán các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học dophòng giáo dục tổ chức Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học sao chomang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn quả là một điều không đơn giản Nócần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị nguyên vật liệu Mặt khác
tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn và thích thú thì phụthuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo viên Đặc điểm về tư duy củahọc sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qụa những hànhđộng cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kỹ năng Học sinh tiểu học rất dễxúc động và thích tiếp xúc với mọi sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật,hiện tượng nào đó nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh
Trang 6Năm học 2010 - 2011 tôi được phân công giảng dạy lớp 4/4 Tổng số họcsinh của lớp là 26 em, có 11 em nữ Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi
đã bắt tay ngay vào khảo sát, tìm hiểu học sinh Hết mỗi học kì, tôi đều tổng kết,đánh giá chất lượng
Năm học 2010 - 2011 lớp 4/4 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả nhưsau:
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy: Sau một năm học, kết quả học tập của các
em có tăng sau từng học kì tuy nhiên số lượng học sinh khá giỏi còn tăng quá ít, sốhọc sinh yếu giảm chậm Trong giờ học các em học còn uể oải, nắm kiến thức cònchậm khiến giáo viên phải mất nhiều thời gian
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Từ đầu năm học
2011 – 2012 tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 4
3 Những giải pháp:
3.1 Tác dụng của trò chơi toán học:
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quátrình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của
Trang 7trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành độngtrò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiếnthức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp họcsinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh đượcvận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi Do đó họcsinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học Như vậytrong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quantrọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em Chính vì vậy các em luôn tìmmọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi Được chơi các em sẽtham gia hết sức tự giác và chủ động Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràngnhư niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại Vui mừng khi thấy đồng độihoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụcủa mình Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng đểmang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình Đây chính là đặc tính thi đua rấtcao của các trò chơi Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hếtkhả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng cốkiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi
Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ
sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấpdẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục
3.2 Tổ chức trò chơi trong môn toán lớp 4:
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Trang 8a Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán lớp 4:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 4 nóiriêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiếthọc cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chức được trò chơitrong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn
bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 4, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
* Cấu trúc của trò chơi học tập:
+ Tên trò chơi
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹnăng nào Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong tròchơi
+ Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi họctập
+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với ngườichơi, quy định thắng thua của trò chơi
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
+ Nêu lên cách chơi
b Cách tổ chức trò chơi.
Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 10 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi
Trang 9+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêmnhững tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh
- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoảimái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh Phạtnhững học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào cácbạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò )
3.3 Giới thiệu một số trò chơi gây hứng thú học tập ở lớp 4:
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trongquá trình dạy toán cho học sinh lớp 4
* Trò chơi 1: Ai đúng?- Ai sai? (Áp dụng cho các tiết học: Các số có sáu chữ số;
hàng và lớp )
Mục đích: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có nhiều chữ
số
Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng, 5 bút dạ GV
phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội bạnvào 1 tờ) Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng Hai đội “bốc thăm”giành quyền đọc trước
Thời gian chơi: 5 - 7 phút
Cách chơi: GV cho hai đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết
sẵn một số có từ 6 - 9 chữ số vào một mặt của tờ giấy (viết to để ở dưới lớp cũngnhìn thấy rõ; ghi cách đọc ở trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối phương khôngnhìn thấy) Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên
bằng cỡ chữ nhỏ Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được
đi trước sẽ nêu cách đọc số của mình chuẩn bị (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phảiviết lại được Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trò ngược lại Lần thứ 2 thì đội đitrước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai tròngược lại Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV và cả lớp sẽ làm trọng tài để kiểm
Trang 10tra kết quả Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả Cứ mỗi ý (đọc,viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm Nếu làm đáp án sai trừ 5điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
* Trò chơi 2: Xếp hàng thứ tự (Áp dụng cho các tiết học: So sánh các số có nhiều
chữ số; So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên )
Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ
bé đến lớn và ngược lại
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)
Học sinh mỗi đội 5 mảnh bìa (Có kích thước 10 x 15 cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số lớn bé khác nhau (mỗi đội 5 em)
Thời gian chơi: 5 phút
Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội
mình Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ) Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ GV Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc
Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội
Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm Đội nào xếp sai không ghi điểm Sau 5 phút kết thúc trò chơi độinào nhiều điểm sẽ thắng cuộc
* Trò chơi 3: Kết bạn (Áp dụng cho các tiết học: Nhân với 10, 100, 1000, Chia
cho 10, 100, 1000, ; Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11)
Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính nhân,
chia (số tròn chục, tròn trăm) Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt