văn hóa kinh doanh nước đức

10 421 2
văn hóa kinh doanh nước đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VĂN HÓA KINH DOANH NƯỚC ĐỨC 1. Tổng quan nước Đức, văn hố và con người Đức 1.1 Giới thiệu sơ lược về nước Đức Là một nước đơng dân với một nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở Châu Âu, Đức có một vai trò quan trọng trong các tổ chức qn sự, chính trị cũng như kinh tế của Châu Âu. Trong chiến tranh lạnh, năm 1949 nước Đức đã bị chia cắt làm hai: phần phía tây thuộc nước CHLB Đức, phần phía đơng thuộc về nước CHDC Đức. Sau khi Liên Xơ tan rã và kết thúc chiến tranh lạnh, năm 1990 nước Đức đã thống nhất. Sau thống nhất, nước Đức đã phải mất nhiều tiền của để tăng năng suất và tăng lương cho phần phía đơng của mình để đạt tiêu chuẩn của phương tây. + Vị trí địa lý - Tên nước: Cộng hòa Liên bang Đức - Thủ đơ: Béc Lin - Tổng diện tích: 357,021 km2 - Dân số: hơn 83 triệu. - Lãnh hải: 7,798 km2 - Diện tích đất liền: 349,223 km2 + Kinh tế thương mại Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay của Đức đã thốt ra khỏi tình trạng suy yếu của những năm 1990. Để hiện đại hố và hồ nhập nền kinh tế của miền đơng nước Đức với miền tây, nước Đức mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 70 tỷ USD. Các khoản thuế kinh doanh và thuế thu nhập đóng góp vào ngân sách quốc gia năm 2001 khơng đủ để bù đắp cho tình trạng nhập siêu và nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng. Năm 2002 ngân sách có tăng lên khoảng 1%. Tuy nhiên, việc thâm hụt ngân sách và tăng tiêu dùng đã khiến mức nợ EU của Đức vào khoảng 3%. - Tổng thu nhập quốc dân (GDP): 2,184 nghìn tỷ USD. - Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 0,4% - Tỷ lệ lạm phát: 1,3% 1.2 Con người Đức Tính cách nổi bật của người Đức -Tính kỉ luật cao -Có tinh thần tập thể -Có khiếu thẩm mỹ -Trí thức luôn có vị trí quan trong (đặc biệt là các nhà triết học) Người Đức thường được coi là có kỷ cương và ý chí trong công việc và trong cuộc sống, chặt chẽ trong chi tiêu và lạnh lùng trong giao tiếp. + Xưng hô Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller- Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ. Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”. + Lời khen Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ… + Coi trọng phụ nữ Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó. + Đi cùng xe Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe. + Cách ứng xử qua điện thoại Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm. + Trao danh thiếp Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi. + Khu vực riêng tư Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp. + Tính chính xác, đúng giờ Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng. + Làm quen Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát. Văn hóa trong tổ chức một cuộc hẹn. Dù ở bất kỳ nơi nào mà đặc biệt là Đức, đừng bao giờ đánh giá thấp tính quan trọng của sự đúng giờ trong văn hoá kinh doanh. Ðến trễ 2 hay 3 phút đã bị coi là muộn, đặc biệt khi bạn là người cấp dưới. Chậm 15 phút sẽ bị coi là sự hớ hênh nghiêm trọng và cũng có nghĩa là sự khởi đầu giao động đối với bất cứ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào. Nếu bạn đến muộn vì bất cứ lý do gì, điều quan trọng là phải gọi điện và thông báo cho người đang đợi. Hơn nữa, bạn phải đưa ra một lời giải thích hợp lý cho sự chậm trễ. Thời gian tốt nhất để hẹn gặp giao dịch kinh doanh là từ 10h00 sáng và 1h00 chiều hoặc 3h00 đến 5h00 chiều. Tránh lên kế hoạch vào chiều thứ Sáu, vì một số văn phòng đóng cửa từ 2h00 hoặc 3:00 chiều ngày thứ Sáu. Việc đột nhiên thay đổi thời gian và nơi hẹn gặp sẽ không được đánh giá cao. Cho phép ít nhất là 24 giờ, nếu bạn có thể, để thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn. Cần chuẩn bị kỹ để đưa ra lời giải thích hợp lý. Nếu bạn có cơ hội đến và làm việc tại đây, cần thận trọng vào thời kỳ nghỉ phép hoặc lễ hội ở đất nước này. Người Ðức thường có kỳ nghỉ 6 tuần được trả lương, điều đó có nghĩa là một ai đó luôn luôn "đi nghỉ". Vì thế, cần chuẩn bị và tính toán đến điều này khi lập các cuộc hẹn gặp mặt hoặc đến thăm. Thí dụ, người Ðức thường có các kỳ nghỉ dài vào tháng bảy, tám, mười hai và Lễ Phục Sinh, kỳ nghỉ của trường. 2.2 .Văn hóa chào hỏi trong kinh doanh. Ở Ðức, có hai cách xưng hô, lịch sự và thân mật, bạn nên dùng cách xưng hô lịch sự "Sie" để gọi một người Ðức. Không chỉ dùng cách nói lịch thiệp, mà còn lưu ý không được gọi tên đối tác. Thích hợp nhất là nên dùng "Herr"(ông) và "Frai" (bà) để giao tiếp với người Ðức. Tước hiệu rất có ý nghĩa đối với người Ðức. Nên khi chào hỏi nếu đối tác có chức vụ, địa vị thì nên nêu rõ, ví dụ: "Ông Tiến sĩ Schmidt" (Herr Doktor Schmidt). Và khi giới thiệu bạn cũng phải cho họ biết rõ người được giới thiệu là ai, có địa vị như thế nào, thuộc lĩnh vực, tầng lớp nào… Đón tiếp nồng hậu, ân cần là cách thể hiện thiện trí. Bắt tay là kiểu chào phổ biến của người Ðức. Họ thường xuyên bắt tay, không chỉ trong lần gặp đầu tiên trong ngày mà cả khi kết thúc cuộc đối thoại. Họ thích những cái bắt tay chặt. Thông thường người lớn tuổi hơn hoặc người có quyền thế cao hơn sẽ chìa tay ra trước. Phụ nữ sẽ chìa tay ra trước, nếu người đàn ông không giữ vị trí cao hơn. Một câu trả lời miệng cũng có thể kèm với một cái bắt tay. Bạn cũng cần có những cử chỉ thích hợp khi đến làm việc tại Đức,nam nữ giới nên cúi đầu nhẹ khi chào một người khác, nam giới hầu như chỉ cúi đầu nhẹ từ vai và cổ như khi nghiêng người về phía trước. Nếu một ai đó bước vào một căn phòng đầy người, anh ta nên rảo khắp phòng để bắt tay mọi người. Ðồng thời, một câu chào thân thiện "Chào buổi sáng" hoặc "Chúc một ngày tốt lành" trong lúc này là rất thích hợp. 2.3 .Tặng quà trong kinh doanh. Tặng quà là hành động cử chỉ có tính biểu trưng rất quan trọng có mặt trong tất cả các nền văn hoá. Tuy nhiên trong các nền văn hoá khác nhau thì việc tặng quà cũng khác nhau. Vấn đề thiết yếu là phải biết khi nào thì tặng quà và mối quan hệ có ảnh hưởng đến giá trị cao hay thấp của món quà. Ở Ðức, một món quà nhỏ đã là lịch sự đặc biệt khi gặp gỡ lần đầu tiên. Nhưng chắc chắn là không tặng quà trước khi đạt tới thoả thuận của bản hợp đồng nếu bạn không muốn dự định của mình sẽ bị hiểu nhầm. Thậm chí những món quà theo kiểu quà lưu niệm nhằm cảm ơn sự giúp đỡ và sự hiếu khách của nhân viên công ty, trong thời gian bạn làm việc với họ cũng được cho là không nên nhưng lại luôn luôn được đánh giá cao. Vì vậy việc tặng quà như thế nào cho hợp ý là cả một nghệ thuật. Để tặng quà mà không bị hiểu lầm thì cần có những lưu ý sau: + Chỉ tặng quà khi thật sự cần thiết và biết chắc rằng điều đó không bị hiểu theo nghĩa khác. + Quà tặng chỉ được mong đợi cho các sự kiện mang tính xã hội, đặc biệt là để tỏ lòng biết ơn của bạn sau khi được mời về nhà hay mời ăn tối. + Ðừng nên chọn những món quà quá đắt tiền, vì sự rộng rãi của bạn có thể được hiểu là sự hối lộ, đây là điều tối kỵ trong văn hóa kinh doanh Ðức. + Những bưu thiếp cũng có thể là thích hợp, đặc biệt là để bày tỏ lòng biết ơn về mối quan hệ làm ăn. Và phải chắc chắn rằng thiệp đó sẽ được gửi đến trước lễ Giáng Sinh ( nếu là thiệp mừng Giáng Sinh và Năm mới). 2.4 .Trang phục trong kinh doanh. Trong văn hóa kinh doanh Ðức, trang phục mang tính thủ cựu rất cao. Áo vest sẫm màu, cà vạt là tiêu chuẩn chung. Áo ngắn tay cũng có thể được chấp nhận. Ngược lại vải kaki và những cách ăn mặc kém trịnh trọng thường không được chấp nhận trong kinh doanh. Bạn cũng cần biết được điều đó để tránh. Trang phục trong các tổ chức kinh doanh và ngân hàng thường là trang phục chính thức, đó là bộ com lê mầu sẫm cho cả hai giới. Thư ký và nhân viên hiếm khi mặc com lê nhưng lại là trang phục tiêu chuẩn cho nhà quản lý cấp cao. Trong các ngân hàng, đàn ông có xu hướng mặc lễ phục hơn so với đồng nghiệp là nữ giới, thường là bộ com lê và ca vạt. Quy định về trang phục trong ngày công nghệ tin học thì thất thường. Việc ăn mặc phải rất trịnh trọng, đối với cả đàn ông cũng như phụ nữ trong bất cứ dịp nào.Ðối với đàn ông thì một bô com-plê màu tối hay xám, một áo sơ mi mầu trắng, và một chiếc cà vạt màu dịu là hợp nhất . Trong các văn phòng công ty thì một chiếc nơ bướm được thắt bằng tay được cho là xứng đáng. Ðối với một cuộc gặp mang tính xã hội thì không cần mặc một bộ đồ thật đẹp, mà thường là một chiếc áo vest thường và một chiếc cà vạt. Ðối với phụ nữ trong kinh doanh thì một cái áo vest hợp thời và một cái áo đầm là đủ tiêu chuẩn. Điểm đặc biệt là dù ở nhiệt độ rất cao nhưng người Ðức thường vẫn mang cả chiếc áo vest và cà vạt, vì vậy bạn cũng nên như thế trừ phi người đồng sự của bạn yêu cầu cởi ra. Phụ nữ cần tránh ăn mặc quá lộng lẫy, trang điểm quá mức với các đồ trang sức hoặc các mặt hàng thể hiện sự giàu có, đặc biệt ở Ðông Ðức vì mức sống của người dân ở khu vực này vẫn còn thấp hơn so với mức sống của người ở Tây Ðức do đó sự khoe của có thể gây nên sự oán giận. Phần lớn đàn ông và phụ nữ Đức đều không sử dụng nhiều nước hoa. 2.5 .Văn hoá trong quản lý kinh doanh. Công tác quản lý của người Ðức có một phong cách và văn hoá khác biệt, vì nó được phát triển qua nhiều thế kỷ và được hình thành từ Chiến tranh thế giới thứ II. Giống như nhiều vấn đề của người Ðức, nó thường quay trở về với quá khứ và truyền thống buôn bán, nhưng nó cũng có ý thức về tương lại. Phong cách cạnh tranh của người Ðức khá khắt khe nhưng không dẫn đến tàn lụi. Tuy nhiên các công ty đều cố gắng cạnh tranh cho một thị trường chung, như Daimler- Benz và BMW đã từng làm, nhìn chung họ tìm kiếm thị phần hơn là chiếm lĩnh thị trường. Nhiều công ty tìm cho mình một lĩnh vực riêng. Các công ty Ðức xem thường sự cạnh tranh về giá cả. Thay vì vậy, họ tin vào điều mà các nhà quản lý Ðức mô tả, cạnh tranh dựa trên sở trường trong sản phẩm và dịch vụ của họ. Họ chỉ cạnh tranh về giá khi khi cần thiết ví dụ như khi bán buôn vật liệu như hoá chất và thép. Nhà quản lý người Ðức tập trung vào hai mục tiêu chính: chất lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất. Người ta muốn công ty của mình là tốt nhất, và cũng muốn công ty sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất. Nhà quản lý Ðức và êkip làm việc của họ có xu hướng thiên về sản phẩm, hãy tin tưởng rằng một sản phẩm tốt sẽ tự bán nó, tức họ là họ không thiên về bán hàng theo Marketing hay quảng cáo. Nhưng nhà quản lý cũng đặt một phần thưởng lớn để thoả mãn khách hàng và người Ðức sẵn sàng tạo mẫu cho một sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. Khẩu lệnh của hầu hết các nhà quản lý và các công ty Ðức là chất lượng, sự đáp ứng nhiệt tình, sự cống hiến, và sự tuân thủ. Xu hướng sản phẩm thường có nghĩa là xu hướng sản xuất. Hầu hết các nhà quản lý thậm chí là các lãnh đạo cấp cao biết rõ về dây chuyền sản xuất của họ. Họ tuân theo các phương pháp sản xuất một cách chặt chẽ và biết tường tận khu vực chế tạo hàng hoá cũng như công nhân trong nhà máy. Họ không thể hiểu các nhà quản lý người Mỹ, những người muốn nhìn thấy các bản báo cáo tài chính và điểm cốt yếu hơn là kiểm tra sự thành công trong sản xuất của nhà máy. Một quản lý người Ðức tin tưởng rằng một dây chuyền sản xuất chất lượng tốt và một sản phẩm tốt sẽ làm được nhiều điều cho điểm cốt yếu hơn bất cứ điều gì khác company quan hệ. Giữa các quản lý người Ðức và công nhân thường gần gũi vì họ tin rằng họ đang làm việc cùng với nhau để tạo ra một sản phẩm. 2.6. Văn hóa trong đàm phán kinh doanh. Hãy mang thật nhiều danh thiếp, vì người Ðức có xu hướng thích nhận cũng như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp phải bao gồm cả tên đầy đủ cũng như địa vị của bạn, và các bằng cấp đại học mà bạn đã có, hay những tổ chức mà bạn là hội viên. Và cũng nên đưa vào danh tiếp ngày thành lập của công ty bạn nếu như đó là một việc đáng được tôn kính. Khi thiết kế danh thiếp, phải ghi nhớ trong đầu rằng người Ðức sẽ muốn biết càng nhiều về phẩm chất và trình độ của bạn càng tốt. Danh thiếp của bạn có thể được in bằng tiếng Anh. Và cũng nên dịch sang tiếng Ðức ở mặt kia. Cuộc gặp đầu tiên thường diễn ra ở văn phòng làm việc, nơi mà những đối tác của bạn sẽ tìm hiểu về bạn và công ty của bạn, Ở cuộc gặp mặt, hãy theo dõi những người cấp trên của bên đối tác để biết xem mức độ trịnh trọng trong cư xử mà bạn phải thực hiện, cũng như trong cách ăn mặc và ngồi. Người Ðức thường đến điểm hẹn hết sức đúng giờ và hy vọng bạn cũng vậy. Người Ðức là những người suy nghĩ theo hướng phân tích rất kỹ lưỡng. Những sự kiện thực tế chính là nền tảng của văn hóa kinh doanh Ðức, tình cảm không hề có liên quan gì ở đây. Ở các doanh nhân Ðức cũng có xu hướng là khó có thể chấp nhận những ý tưởng mới và khái niệm mới. Hơn nữa, họ không trao đổi thông tin tự do giữa các cấp bậc trong cùng một tổ chức. Thế hế trẻ, tuy nhiên, lại có xu hướng trở nên cởi mở hơn. Sự linh hoạt và tính tự nhiên không phải là nét tiêu biểu trong văn hóa kinh doanh Ðức. Nói chung, doanh nhân Ðức thường chỉ miễn cưỡng làm những gì một cách khác với bình thường khi nguyên nhân của nó đặc biệt thuyết phục và đã được chứng minh. Chính vì vậy để đàm phán với người Ðức thành công thì phải có một sự chuẩn bị chu đáo trong từng khâu. 3. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của Đức. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về nền văn hóa của Đức, ta có thể thấy được văn hóa kinh doanh ở đây có rất nhiều nét đặc trưng, song để thành công trong đàm phán kinh doanh với người Đức, bạn cần phải ghi nhớ một vài đặc điểm chính sau: • Phải luôn đúng hẹn trong tất cả các cuộc đàm phán, hội họp cũng như các cuộc hẹn gặp mang tính cá nhân. • Luôn ăn mặc sang trọng và lịch sự trong tất cả các cuộc hội họp song không nên ăn mặc quá lộng lẫy, đặc biệt là phái nữ. • Chuẩn bị thật kĩ lưỡng tất cả những thông tin cần thiết trước khi đàm phán vì người Đức thiên về tính bảo thủ cho nên họ chỉ bị khuất phục khi có những lí lẽ xác đáng. • Luôn giữ chữ tín và thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng. • Người Đức ít quan tâm đến vấn đề cạnh tranh về giá, mà họ chỉ chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Bạn cần biết được điều đó để có chiến lược cạnh tranh phù hợp khi kinh doanh ở Đức. • Nếu bạn là nhà quản lý thì nên có mối quan hệ chặt chẻ với công nhân của mình, vì người Đức rất coi trọng mối quan hệ này. Đây chỉ là những yếu tố tiên quyết đòi hỏi bạn phải ghi nhớ còn mức độ thành công đến đâu nó còn tùy thuộc vào năng lực của bạn vào sự nghiên cứu sâu hơn và quan trọng hơn là sự thực hành thường xuyên các kĩ năng ấy. Vì vậy khi kinh doanh với bất kỳ một nước nào chúng ta nên tìm hiểu kỷ những vấn đề cần làm , những vấn đề cần tránh để có được sự thành công chắc chắn cho tương lai. . trong từng khâu. 3. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của Đức. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về nền văn hóa của Đức, ta có thể thấy được văn hóa kinh doanh ở đây có rất nhiều nét đặc trưng,. lễ Giáng Sinh ( nếu là thiệp mừng Giáng Sinh và Năm mới). 2.4 .Trang phục trong kinh doanh. Trong văn hóa kinh doanh Ðức, trang phục mang tính thủ cựu rất cao. Áo vest sẫm màu, cà vạt là tiêu. VĂN HÓA KINH DOANH NƯỚC ĐỨC 1. Tổng quan nước Đức, văn hố và con người Đức 1.1 Giới thiệu sơ lược về nước Đức Là một nước đơng dân với một nền kinh tế phát triển vào bậc

Ngày đăng: 18/08/2014, 12:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Văn hóa trong tổ chức một cuộc hẹn.

  • 2.3 .Tặng quà trong kinh doanh.

  • 2.4 .Trang phục trong kinh doanh.

  • 2.5 .Văn hoá trong quản lý kinh doanh.

  • 2.6. Văn hóa trong đàm phán kinh doanh.

  • 3. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của Đức.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan