Vậy Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân
Trang 11
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống kinh tế hằng ngày, rủi ro luôn tiềm ẩn, nó được coi là những bất trắc, những biến cố không có lợi, năm ngoài sự mong đợi của con người Rủi ro nhiều khi mang lại những hậu quả không lường Hoạt động kinh doanh Ngân hàng cũng luôn
có thể gặp nhiều loại rủi ro nhưng rủi ro nhưng rủi ro điển hình nhất mà Ngân hàng luôn phải đối mặt là rủi ro tín dụng Rủi ro khách hàng không trả được nợ Rủi ro này không chi gây tác động xấu tới ngân hàng mà ở mức độ trầm trọng hơn ảnh hưởng đến toàn xã hội Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu và đưa ra ác giải phát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đang là mối quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng và
xã hội
Qua quá trình công tác tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương nhận được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, em đã tìm hiểu và chọn để tài:" Một số giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương " cho luận văn tốt nghiệp
Với sự hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những sai xót, hạn chế nhất định Do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.Đỗ Hoàn Toàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, Ngày 29 tháng 09 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đỗ Nguyễn Duy Thanh
Trang 22
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng nhà nước QTDTW : Quỹ tín dụng nhân dân trong ương QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
QTDKV : Quỹ tín dụng khu vực NHTM : Ngân hàng thương mại
Trang 31.3.1 Nguyên nhân khách quan 11 1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 13
Chương 2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại QTDTW
2.1 Giới thiệu khái quát về QTDTW 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của QTDTW 31 2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của QTDTW 33
Trang 44
2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại QTDTW 34
2.3.1 Môi trường xung quanh 34
2.4.2 Đánh giá công tác quản lý và khắc phục rủi ro tại QTDTW 60
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại QTDTW
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại QTDTW 64
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong năm 2012 64 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới
3.2 Một số giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại QTDTW 65
3.2.1 Lương hóa rủi ro tín dụng 66 3.2.2 Nâng cao các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng 72 3.2.3 Một số giải pháp khác 73 3.3 Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 80
3.3.1 Đối với chính phủ 80 3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 81
Trang 55
CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
1.1 Hoạt động tín dụng 1.1.1 Kháiniệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã Khi chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.[1]
Danh từ "Tín dụng" xuất phát từ tiếng La Tinh Greditum, có nghĩa là sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau Do đó, có thể hiểu Tín dụng là sự vay mượn Cho vaylà việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận
và thường kèm theo lãi xuất Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, [2]
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả
1.1.2 Bảnchất
Từkháiniệmtrên,bảnchấtcủatíndụnglàmộtgiaodịchvềtàisảntrêncơsởhoàntrảvàcócácđặctrưngsau:
-Tàisảngiaodịchtrong quanhệtíndụng ngânhàngbaogồm haihìnhthứclà
Trang 66
chovay(bằngtiền)và chothuê(bấtđộngsảnvàđộngsản)
-Xuất pháttừnguyêntắc hoàn trả, vì vậyngườichovaykhichuyểngiaotàisản chongườiđivay sửdụngphảicó cơsởđểtinrằngngườiđivay sẽtrảđúnghạn Đâylàyếutốhếtsứccơbảntrongquảntrịtíndụng
Giátrịhoàntrảthôngthườngphảilớnhơngiátrịlúcchovay,haynóicáchkháclàngườiđivayphảitrảthêmphầnlãingoàivốngốc
Trongquanhệtíndụngngânhàng,tiềnvayđượccấptrêncơsởbênđivaycamkếthoàntrảvôđiềukiệnchobênchovaykhiđếnhạnthanhtoán
- Đối với các tổ chức tín dụng, nội dung hành động chủ yếu là cho vay ( cấp tín dụng ) và khắc phục rủi ro cho khách hàng
chovaynàythườnglànhằmtàitrợchoviệcđầutưvàotàisảnlưuđộng
Trang 77
+Chovaytrunghạn:làloạichovaycó thờihạntrên1đến5năm.Mụcđíchcủaloạichovaynàylànhằmtàitrợchoviệcđầutưvàotàisảnc
ố định
+Chovaydàihạn:làloạichovaycóthờihạntrên5năm.Mụcđíchcủaloại chovaynàythườnglànhằmtàitrợđầutưvàocácdựánđầutư
Dựavàomứcđộtínnhiệmcủakháchhàng,hoạtđộngtíndụngcóthểphânchiathànhcácloạisau:
-+Chovaykhông cóbảođảm: là loạichovaykhôngcótàisảnthếchấp,cầm cố hoặcbảolãnhcủangười khácmàchỉdựavào uy tíncủabảnthânkhách hàngvay vốnđểquyếtđịnhchovay
+Chovaycóbảođảm:làloạichovaydựatrêncơsởcácbảođảmchotiềnvay nhưthếchấp,cầmcốhoặcbảolãnhcủamộtbênthứbanàokhác
-Dựavàophương thức chovay,hoạtđộngtíndụng cóthểphân chiathành các loạisau:
+Chovaytheomónvay:làloại cho vaymàmỗilầnvayvốn,kháchhàngvàtổ chứctíndụngthựchiệnthủtụcvayvốncầnthiếtvàkýkếthợpđồngtíndụng
+Chovaytheo hạnmứctíndụng:làloạichovay màtổchứctíndụngvàkhách hàngxácđịnhvàthỏathuậnmộthạnmứctíndụngduy trìtrongmộtkhoảngthời giannhấtđịnh
+Chovaytheohạnmứcthấuchi:làviệcchovaymàtổchứctíndụngthỏa thuận bằngvănbảnchấpthuậnchokháchhàng chivượtsốtiềncótrêntàikhoản thanhtoáncủakháchhàng
1.2Tổng quan về rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng
Trang 88
Trước khi nghiên cứu về rủi ro , chúng ta cần tìm hiểu những khái niệm liên quan tới rủi ro
Bất trắc: là những biến cố mà trong đó khả năng xuất hiện của một sự kiện sẽ
không được biết Bât trắc là những biến cố ngoài mong đợi, không lường trước, không thể dự đoán hoặc đo lường được bằng xác xuất
Hiểm họa: là trạng thái có thể diễn ra tổn thất nghiêm trọng, là nguyên nhân gây
ra tổn thất Thông thường hiểm họa nằm ngoài tầm kiểm soát của những người có liên quan Hiểm họa là rủi ro nếu như người ta không biết trước, lường trước một cách chắc chắn
Nguy cơ rủi ro: là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra gây ra tổn thất mà con
người không lường trước được
Nguy cơ rủi ro phản ánh tình trạng tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro, nguy cơ càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn Nguy cơ rủi ro nói chung luôn tiềm ẩn trong các hoạt động và môi trường sống và làm việc của con người, nó thường mang tính quy luật và vận động biến đổi theo môi trường cũng như khả năng thích nghi, làm chủ môi trường của con người
Rủi ro: là những sự kiện bất ngờ, bất lợi đã xảy ra tốn thất cho con người, tố chức và xã hội
Rủi ro có các tính chất sau đây:
- Rủi ro là những sự kiện bất ngờ đã xảy ra Đó là những sự kiện xảy ra mà con người không lường trước một cách chắc chắn được Mức độ bất ngờ trong các sự kiện, tình hình không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân xảy ra rủi
ro, loại rui ro, những biện phát tiến hành để phòng tránh rủi ro
- Rủi ro gây ra tổn thất: rủi ro là sự kiện bất lợi, khi xảy ra để lại hậu quả cho con người tổ chức và xã hội đồng thời gây nên những tổn thất Tổn thất có thể tồn tại dưới nhiều dạng, có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vô hình, khó lượng hóa một cách cụ thể và chính xác được nhưng đều gây ra thiệt hại, làm giảm sút lợi ích của con người, tổ chức và xã hội
- Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: vì rủi ro gây nên những tổn thất không ai
Trang 99
mong chờ rủi ro xảy ra với mình Mọi người, trong mọi hoạt động đều có gắng để không gặp phải hoặc giảm thiểu những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra với mình
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro được thể hiện qua tính chất nguy hiểm, mức
độ thiệt hại của rủi ro ảnh hưởng như thế nào tới cá nhân, doanh nghiệp và xã hội Mức
độ nghiêm trọng của rủi ro phụ thuộc vào giá trị thiệt hại, phạm vi ảnh hưởng, tính chất của từng loại rủi ro
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
Vậy Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.[4]
Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ
mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không
đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn,
là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau :
Trang 1010
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo
và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo
+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro danh mục
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro lựa
chọn
Trang 1111
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát
từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn
+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
1.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng có rất nhiều, rất đa dạng
và muôn hình, muôn vẻ Song qua kết quả thống kê và nghiên cứu tổng hợp các nhà kinh tế cho thấy các nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm:
1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan là loại thiệt hại nẩy sinh từ nguyên nhân thiên tai địch hoạ,bão lụt, hạn hán, hoả hoạn, động đất, chiến tranh
Những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng hoặc về công nghệ của một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ đồ cả một hãng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có lãi vào tình trạng thua lỗ Nổi bật trong số các nguyên nhân khách quan xảy ra cho tín dụng là các nguyên nhân chính sau:
Sự tác động của cơ chế thị trường:
Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh phải sinh lời Bởi vậy cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác, ngân hàng phải giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình kinh doanh: mâu thuẫn về giá cả (lãi suất) về mức cung cầu của vốn, về các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng.Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, các Ngân hàng cạnh tranh nhau quyết liệt và tất yếu có Ngân hàng giành được thắng lợi và
có Ngân hàng chịu rủi ro thất bại
Mặt khác khi ngân hàng đóng vai trò là người đi vay, Ngân hàng cũng cần phải tôn trọng quy luật cạnh tranh Hiện nay, người gửi tiền không chỉ gửi tiền nhằm an toàn
Trang 1212
mà còn sinh lời Do độ nhạy cảm rất cao với thị trường đã cho phép họ lựa chọn hình thức gửi tiền, nơi gửi tiền sao cho có lợi nhất ảnh hưởng của nhóm khách hàng này đối với Ngân hàng là rất lớn, thậm chí có thể gây phá sản cho Ngân hàng
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và điện tử tin học, với việc quốc tế hoá các thị trường tài chính, công nghệ Ngân hàng càng phát triển ngày một tinh vi và hiện đại Hơn nữa việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và Ngân hàng và đa năng hoá các
tổ chức trung gian tài chính, thị trường tài chính tiền tệ ngày càng sôi động và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Để tồn tại và phát triển, buộc lòng các Ngân hàng
thương mại phải tìm cách đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngân hàng thương mại
Sự biến động theo chiều hướng xấu của môi trường kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro cho các Ngân hàng thương mại Điều này được thể hiện ở suy thoái kinh
tế, những cơn sốc về tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái và khả năng thanh khoản, thâm hụt tài chính lớn
Mặt khác, môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các khách hàng trực tiếp sử dụng vốn vay của Ngân hàng, đến sức mạnh tài chính, đến sự thất bại hay thành công của người đi vay Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người đi vay Một ví
dụ điển hình là sự biến động của thị trường thép cuối năm 2003 đầu năm 2004 đã gây ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng , những khách hàng truyền thống của các Ngân hàng, làm cho các doanh nghiệp này không có khả năng thanh toán, gây ra rủi ro cho các Ngân hàng
Lạm phát có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: giá cả nguyên vật liệu, năng lượng, lao động tăng làm cho các cá nhân và doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng đã trở thành gánh nặng đối với người đi vay, kết quả là không trả được nợ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng Thiểu phát cũng có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: chỉ số giá thấp hơn so với lãi suất cho vay làm cho
Trang 13Môi trường pháp lý
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh gồm
hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt đông kinh doanh và các ngành có liên quan
Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của 3 yếu tố tạo thành môi trường pháp lý nói trên Các yếu tố này có quan hệ đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay nói cách khác chúng mang tính đồng
bộ cao Nếu các yếu tố này tách rời nhau sẽ không tồn tại một môi trường pháp lý đồng
bộ, khi đó có thể gây ách tắc hoặc tạo những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các yếu tố pháp lý phải rất rõ ràng và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng
đi theo một quỹ đạo nhất định nhằm hạn chế rủi ro Những quy định của Nhà nước trong việc trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, bảo đảm tiền vay là điều kiện
để các Ngân hàng thực hiện triệt để việc phòng ngừa rủi ro
Bên cạnh sự điều tiết của thị trường và môi trường kinh tế, môi trường pháp lý cùng tạo nên môi trường cho vay của các Ngân hàng thương mại Môi trường này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay tăng thêm rủi ro cho hoạt động kinh doanh tín dụng của các Ngân hàng thương mại
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Trang 1414
a Thông tin không đầy đủ, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức
Trong quá trình ngân hàng chuyển vốn từ người gửi tiền sang người đi vay, toàn
bộ giao dịch này sẽ suôn sẻ nếu các bên tham gia đều có những thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau Song một thực tế tồn tại là: những người cho vay thường không biết được hết tất cả những gì cần biết về bên xin vay để có những quyết định đúng đắn Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được như vậy được gọi là “thông tin không đầy đủ” Và việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến hai vấn đề: “Sự lựa chọn đối nghịch” và “ Rủi ro đạo đức”
Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi cuộc giao dịch diễn ra Bản chất vấn đề là
thay vì lựa chọn những người trả được nợ để cho vay, nhưng Ngân hàng vì thông tin không cân xứng đã chọn người tích cực vay nhất để cho vay (mặc dù không mong muốn), nhưng lại là người có khả năng gây rủi ro cho Ngân hàng
Thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến rủi ro đạo đức sau khi cuộc giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức diễn ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người xin vay
có ý muốn thực hiện những hoạt động thiếu đạo đức, những hoạt động trái với cam kết sau khi nhận được khoản tiền vay, gây rủi ro cho Ngân hàng
Thông tin không đầy đủ trên thị trường tài chính dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch
và rủi ro đạo đức đã đặt Ngân hàng trước những nguy cơ rủi ro cao Song nếu Ngân hàng quá thận trọng trong việc cho vay (không cho vay ra hoặc đột ngột cắt đứt hợp đồng tín dụng) thì lại có nguy cơ dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận và lớn hơn là mất uy tín với khách hàng
b Về phía Ngân hàng :
Trong nên kinh tế thị trường, Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, muốn tồn tại và phát triển thì tất yếu phải giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh giữa việc tìm kiếm lợi nhuận với rủi ro, giữa thế mạnh của mình với các đối thủ cạnh tranh khác Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó, các Ngân hàng phải cạnh tranh nhau quyết liệt Trong lĩnh vực tín dụng, khả năng cạnh tranh của một Ngân hàng được thể hiện ở việc tìm kiếm khách hàng tin cậy để cho vay,
Trang 15- Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhiều khi chưa đánh giá hết được khả năng hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như tư cách của khách hàng Đối với các khoản vay của doanh nghiệp thì có rất nhiều trường hợp khách hàng lập số liệu giả, nếu cán bộ tín dụng không thu thập thông tin từ nhiều nguồn và không sát sao trong việc xem xét tình hình kinh doanh thực tế thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng Đối với các khoản vay tiêu dùng cá nhân thì lại rất dễ bị sử dụng vốn sai mục đích, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải rất để ý trong khâu giám sát sau khi giải ngân, phát hiện kịp thời được những dấu hiệu có thể dẫn đễn rủi ro cho các khoản tín dụng
- Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh như: cho vay khống, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, gian lận khi giải ngân hay khi thu nợ Hoặc cán bộ tín dụng không bao quát được hầu hết các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót khách quan, chủ quan khác của doanh nghiệp trong hồ sơ, chứng từ xin vay
-Ngân hàng chưa thật chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính toán không chính xác hiệu quả đầu tư, dự án xin vay dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay Họ quá lạc quan tin tưởng vào dự án đầu tư, vào khoản cho vay và chạy theo
Trang 16-Ngân hàng quá quan tâm, tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay mà coi nhẹ công tác phòng ngừa rủi ro, việc kiểm tra, giám sát đôn đốc thực thi dự án xin vay, không nắm vững tình hình sử dụng tiền vay của khách hàng, không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xấu của khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn
-Thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời, không có danh sách phân loại khách hàng, không có sự phân tích đánh giá khách hàng một cách khách quan, đúng đắn
-Ngân hàng thiếu một cơ cấu theo dõi, quản lý rủi ro, để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng thành các ngành khác nhau
-Bên cạnh đó là do sự tăng nhanh của các khoản cho vay của Ngân hàng trong các khu vực có độ rủi ro cao hoặc tập trung tín dụng cho một số khu vực kinh tế, khu vực địa lý hoặc một khách hàng Đồng thời số lượng cán bộ tín dụng không đủ đáp ứng cho việc giám sát khách hàng sau khi giải ngân, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến
Trang 1717
sự chuyển đổi thành tiền của các tài sản lưu động Khả năng thanh khoản của khách hàng giảm là tăng khả năng Ngân hàng sẽ phải giải quyết các tài sản khác của khách hàng để thu hồi vốn Quá trình này thường mất nhiều thời gian và tốn kém với hiệu quả không chắc chắn Trong hợp đồng tín dụng các ngân hàng nên yêu cầu khách hàng của mình duy trì một tỷ lệ thanh khoản an toàn
- Khả năng sinh lời: ROA, ROE, EPS: Đây là các thước đo mức độ thành công
về mặt tài chính của khách hàng vay, dù vậy Ngân hàng cần đánh gía đúng triển vọng trong tương lai của khách hàng chứ không phải chỉ căn cứ vào thành công của những năm tài chính đã qua
- Hiệu quả quản lý vốn :vòng quay vốn lưu động, số ngày phải thu , tồn kho, vòng quay tài sản, vòng quay tài sản cố định Nhì chung vòng quay vốn lưu động, phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp càng nhanh so với trung bình càng tốt
- Dòng tiền: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bức tranh cho Ngân hàng cái nhìn toàn diện về chuyển động tiền mặt của các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính Không phụ thuộc vào thời điểm, không bị ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán, lưu chuyển tiền tệ thể hiện rõ nhất khả năng trả
và Ngân hàng có thể đưa ra quyết định mang tính cảm tính Các Ngân hàng sẽ được hỗ trợ nếu có trung tâm cung cấp thông tin năng lực, nhân thân và các thành công cũng như thất bại của khách hàng trước đây
- Năng lực kinh doanh, quản trị: Đây là yếu tố có tác động rất lớn và là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Một cuộc điều tra cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng trả nợ Ngân hàng rất tốt Một đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là chất lượng quản trị doanh nghiệp, môi trường
Trang 1818
kiểm soát nội bộ, dự án kinh doanh của họ được xây dựng rất cụ thể rõ ràng và cẩn trọng Doanh nghiệp có năng lực quản trị cao luôn biết làm điều tốt nhất cho doanh nghiệp mình, thời hạn cho vay có thể kéo dài nhưng khả năng trả nợ luôn được đảm bảo
- Triển vọng ngành: ngành kinh doanh phát triển hay suy thoái là yếu tố cần phải xem xét để có quyết định đầu tư đúng đắn Thời kỳ kinh tế tăng trưởng cần phải cân nhắc về tình trạng đầu tư quá mức cho các ngành sản xuất các hàng sa sỉ, hàng vững bền
- Khả năng cạnh tranh: Yếu tố thương hiệu và khả năng các đối thủ cạnh tranh
có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp Với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, Ngân hàng có thể tài trợ vốn lưu động dưới dạng hợp đồng hạn mức mà không cần đánh giá kĩ từng món vay cụ thể, tuy nhiên cũng cần theo sát hoạt động của doanh nghiệp để có những điều chỉnh khi cần thiết.[5]
1.3.3 Các yếu tố khác
Tính chính xác và đầy đủ của thông tin Thông tin tài chính của các doanh nghiệp hầu hết đều không đủ độ tin cậy gây khó khăn rất nhiều cho việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu do nguồn thông tin rất hạn chế Bản thân các Ngân hàng thương mại cũng chưa xây dựng cho mình một hệ thống thông tin doanh nghiệp , thông tin ngành hay các tình huống rủi ro cần thiết cho cán bộ tín dụng Điều kiện này nếu được cải thiện sẽ rất hữu ích cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM
Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện Mặc dù các Luật, văn bản dưới luật chi phối các hoạt động của Ngân hàng đã được sửa đổi rất nhiều, ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường, song cũng vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các Luật, việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thực thi pháp luật còn quan liêu, tuỳ tiện Hành lang pháp lý nói
Trang 19Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước: NHNN Việt Nam hiện chưa phát huy hết vai trò giám sát, nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục NHTM, từ đó đảm bảo cho sự khoẻ mạnh của cả hệ thống NHTM Thanh tra NHNN hiện nay chỉ xem xét được các NHTM thực hiện đúng các quy chế, quy định của NHNN hay không, đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn chứ không phải mức độ rủi ro được
dự báo của các giao dịch Các Ngân hàng đang tham gia cũng chỉ có kiến nghị hay can thiệp khi đã xảy ra trong các trường hợp rủi ro tín dụng
1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Đối với Ngân hàng
- Trong các nguồn thu của Ngân hàng thì nguồn thu từ lãi tín dụng là chủ yếu
Do vậy khi xảy ra rủi ro tín dụng thì nguồn thu lớn nhất đó sẽ bị giảm đi Nguồn thu giảm đi tức là năng lực tài chính của Ngân hàng cũng bị giảm đi Những người gửi tiền tại Ngân hàng đều mong muốn thu được lãi suất lớn tại Ngân hàng , do vậy năng lực tài chính của Ngân hàng là một căn cứ để họ đặt lòng tin Khi năng lực tài chính của Ngân hàng giảm thì các khách hàng cũng không muốn gửi tiền tại Ngân hàng nữa, hay khả năng huy động vốn của Ngân hàng sẽ giảm xuống Điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thể có vốn để đáp ứng nhu cầu vây vốn của khách hàng Và nguồn thu từ tín dụng của Ngân hàng ngày càng giảm xuống cho đến khi Ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu không có biện pháp khắc phục rủi ro một cách tích cực
Trang 2020
- Tình trạng mất khả năng thanh toán kéo dài mà Ngân hàng không thể tự khắc phục được hay mặc dù có sự giúp đỡ của NHNN cũng không thể vượt qua thì Ngân hàng dễ hàng lâm vào phá sản
Đối với doanh nghiệp
- Tín dụng Ngân hàng góp phần tác động các đơn vị sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng có hiệu quả Nguồn vốn từ tín dụng Ngân hàng là một nguồn tài chính giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn Đối với các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư thì một trong những cách huy động vốn nhanh nhất của họ là vay của các Ngân hàng
Do đó rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng sẽ làm cho doanh nghiệp ít có cơ hội vay vốn,
do đó rất có thể nhiều phương án kinh doanh khả thi sẽ bị bỏ qua, doanh nghiệp cũng không thể mở rộng sản xuất kinh doanh như mong muốn
- Rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ yếu là uy tín, đạo đức của khách hàng
Do vậy nếu rủi ro tín dụng xảy ra nhiều sẽ làm niềm tin giữa các doanh nghiệp và Ngân hàng bị suy giảm Hai bên luôn ở thế phòng thủ lẫn nhau, làm cho quan hệ tín dụng sẽ căng thẳng hơn, thủ tục vay vốn ngày càng chặt chẽ, là rào cản để các doanh nghiệp làm ăn chính đáng vay vốn
Đối với nền kinh tế Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà nguồn vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá và chu chuyển tiền
tệ Nhờ đó mà thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng
Tín dụng Ngân hàng là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành, các vùng kinh tế kém phát triển.Thông qua hệ thống Ngân hàng, luồng tiền được chuyển từ những nơi nguồn vốn nhàn rỗi sang những nơi cần vốn đầu tư, thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền…
Nhờ có tín dụng Ngân hàng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách xã hội của Nhà nước Đây là một nhiệm vụ khó khăn và quan trọng đối với mọi nhà nước Các Ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp với chính phủ giải quyết nhiệm vụ này
Trang 2121
Do vậy rủi ro tín dụng xảy ra trên phạm vi rộng cũng tạo ra rủi ro cho nền kinh tế; nền kinh tế không có mức tăng trưởng cao, hoặc sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miền, cũng không thể giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội.[6]
1.5 Khái niệm và phương pháp quản lý rủi ro tín dụng 1.5.1 Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro của doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của doanh nghiệp (cơ quan, tổ chức) để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra cho doanh
nghiệp (cơ quan, tổ chức)
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường gặp “sự rủi ro” Đó là những gì không tốt, ngoài sự mong đợi, có thể xảy ra đối với chúng ta trong mọi mặt của đời sống xã hội: vật chất, sức khoẻ, tinh thần và bao gồm cả tư duy, như bị mất cắp tiền, tai
nạn giao thông, thất vọng, buồn chán do không đạt được mục đích nào đó…
Như vậy, “rủi ro” là một phần của cuộc sống hàng ngày, nó diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực cuộc sống; là những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng xảy ra và có thể sẽ mang đến những tổn hại về vật chất, tinh thần hoặc các yếu tố khác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúng ta luôn tìm cách dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra và lựa chọn cách xử lý đối với những rủi ro này bằng cách: ngăn chặn không cho rủi ro xảy ra, giảm thiểu hậu quả của rủi ro, né tránh rủi ro hoặc chấp nhận để cho rủi ro xảy ra Đây là phản ứng mang tính tự nhiên được đưa ra nhằm bảo vệ chúng ta - đôi khi bảo vệ sự sống còn - trước những thiệt hại có thể xảy
ra, hay còn gọi là quản lý rủi ro Tất cả chúng ta đều có kỹ năng quản lý rủi ro, mặc dù
có thể đôi khi chúng ta không nhận ra điều này Ví dụ: vào mùa mưa, đi làm phải đem
áo mưa; để không bị kẹt xe phải tránh giờ cao điểm hoặc chọn đường đi khác, v.v…
Như vậy, Quản lý rủi ro là việc dự đoán về những khả năng và mức độ hậu quả của sự việc có thể xảy ra, qua đó áp dụng những biện pháp để làm giảm độ không an
toàn và thay đổi cách xem xét và hành động đối với sự việc đó
Trang 2222
Dưới góc độ quản lý, quản lý rủi ro là một phương pháp để phát hiện ra những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công tác quản lý từ đó thay đổi cách xem
xét và hành động nhằm loại trừ hoặc làm giảm sự ảnh hưởng của những yếu tố trên
Khái niệm rủi ro bao gồm 02 nhân tố:
- Khả năng xảy ra rủi ro, và
- Hậu quả nếu rủi ro xảy ra
Như nội dung đã đề cập phần trên, khi xác định được rủi ro, chúng ta thường lựa chọn các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn, làm triệt tiêu các rủi ro, né tránh hoặc làm giảm các thiệt hại do rủi ro gây ra Thông thường có các hình thức xử lý rủi ro chủ yếu như sau:
- Ngăn chặn, làm triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện nảy sinh rủi ro;
- Làm giảm tác hại của rủi ro;
- Né tránh đối với những rủi ro mà nếu ta áp dụng biện pháp để ngăn chặn hiệu quả sẽ thấp vì chi phí cho việc ngăn chặn này sẽ lớn hơn hậu quả của rủi ro
có thể xảy ra;
- Chuyển giao rủi ro;
- Chấp nhận những rủi ro có khả năng và mức độ xảy ra thấp, vì chi phí cho việc quản lý những rủi ro này sẽ cao hơn hậu quả có thể xảy ra
1.5.2 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay nhiều quốc gia và các ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động giám sát ngân hàng do Uỷ ban Basel ban hành ( Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước G10 Hiện nay, các ủy ban này gồm các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxemembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động của ngân hàng )[7]
Quan điểm của Uỷ ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia có thể ảnh hưởng tới sự ổn định về tài chính không chỉ trong phạm vi quốc gia
Trang 23- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả, theo đó, điều kiện để có được một hệ thống giám sát hiệu quả là
phải có một khung pháp lí phù hợp, đảm bảo phân định mục tiêu, nguồn lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan giám sát và có những quy định đầy đủ và khả thi về chia sẻ và bảo mật thông tin
- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề cấp phép và cơ cấu, theo đó, cần xác định rõ
ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát Đồng thời, cơ quan cấp phép có quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu và có quyền rà soát và từ chối bất kì một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác
- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về các quy định và yêu cầu thận trọng Nội
dung chính của nhóm nguyên tắc là đưa ra các chuẩn mực mà các chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng được làm và nhất thiết phải biết xử lí trong hoạt động của mình
Ví dụ: yêu cầu về an toàn vốn cho các ngân hàng, xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tư, việc kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của ngân hàng đó
- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiện nay
Nhóm nguyên tắc này quy định yêu cầu đối với một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả bao gồm cả các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ Cơ quan giám sát cần thường xuyên liên hệ với Ban giám đốc ngân hàng để hiểu rõ về hoạt động của ngân hàng, xây dựng phương pháp phân tích báo cáo thống kê và có biện pháp thẩm định độc lập thông tin giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ
Trang 2424
- Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề yêu cầu về thông tin yêu cầu cán bộ giám sát phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng
- Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát chỉ
ra các quyền hạn được đưa ra các hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo, năng lực quản trị điều hành yếu…)
- Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới: có nội
dung hướng dẫn giám sát đối với các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng quốc tế, theo đó, yêu cầu các ngân hàng nước ngoài hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn cao bằng tiêu chuẩn của các ngân hàng trong nước và thiết lập quan hệ và hệ thống trao đổi thông tin với các chuyên gia giám sát khác, đặc biệt là với chuyên gia giám sát của nước sở tại
Bộ nguyên tắc thứ hai là những nguyên tắc giám sát dành cho bản thân các ngân hàng, bao gồm những nội dung chính sau:
- Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân hàng có trình
tự đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của nghiệp vụ cho vay của đơn vị đồng thời phù hợp với chính sách, hệ thống kế toán và hướng dẫn giám sát của nước sở tại;
- Ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản cho vay đáng tin cậy dựa trên
cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng;
- Chính sách của ngân hàng phải được mô hình đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ nhất định phê chuẩn;
- Ngân hàng phải phê chuẩn và ban hành phương pháp quản lí tổn thất khoản cho vay hợp lí trong đó đề cập đến: quy trình, chính sách đánh giá rủi ro tín dụng, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản cho vay, hướng trích lập dự phòng một cách kịp thời;
- Khoản dự phòng trích lập phải đủ để có thể bù đắp những tổn thất cho vay trong danh mục các khoản cho vay;
Trang 251.5.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng
Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng theo cách thường hiểu là tổng thể các cách thức có thể được doanh nghiệp sử dụng với hy vọng đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp (tổ chức) Trong việc khống chế , loại bỏ rủi ro
Nội dung của các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng là việc phải làm để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Đó là tập hợp các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa, hạn chế các nguy cơ xảy ra rủi ro và các tổn thất có thể Thông thường qui trình chung để quản lý rủi ro là:
- Nhận dạng các nguy cơ xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Dự báo các rủi ro và đo lường các tổn thất mà ngân hàng có thể phải gánh chịu
- Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng thực chất là một kỹ thuật được áp dụng trong một chu trình mang tính logic và hệ thống từ thiết lập bối cảnh, xác định - phân tích - đánh giá - xử lý và quản trị rủi ro tín dụng cũng như gắn rủi ro tín dụng với tác động của nó Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng trở thành một công cụ hữu hiệu áp dụng cho các biện pháp hoặc quy trình nghiệp vụ trong các kế hoạch, chương trình
Trang 2626
hành động nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý chính như sau
1.5.3.1 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho
thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp thu hồi nợ vay Đặc biệt chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không để nợ xấu gia tăng
1.5.3.2 Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ
tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế
1.5.3.3Lượng hóa rủi ro tín dụng
Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức
độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối
đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:
* Mô hình chất lượng 6C (Character, Capacity, Cash, Collateral, Conditions, Control)
(1) Tư cách người vay (Character) Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn,
từ các cơ quan thông tin đại chúng,…
(2) Năng lực của người vay (Capacity) Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
Trang 2727
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash) Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral) Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng
(5) Các điều kiện (Conditions) Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ
(6) Kiểm soát (Control) Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?[9]
* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor:
Xếp hạng Tình trạng Moody Aaa Chất lượng cao nhất
AA Chất lượng cao
A Chất lượng vừa cao hơn BBB Chất lượng vừa
Trang 2828
BB Chất lượng vừa thấp hơn
CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao
C Trái phiếu có lợi nhuận DDD-D Không hoàn được vốn
Nguồn:[10]
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch
vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụtốtnhất
Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay) Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ
tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này
Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor:
Trang 2929
1.5.3.4 Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín
dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng
1.5.3.5 Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động
tín dụng
a) Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu
b) Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động
c) Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh
1.5.3.6 Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các
biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý TSTC, cầm cố
và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án
1.5.3.7 Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ
1.5.3.8 Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan
bảo hiểm chuyên nghiệp
1.5.3.9 Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để
đối phó với rủi ro.[11]
KẾT LUẬN:Trong Chương 1 của luận văn đã giới thiệu các khái niệm và nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, nêu rõ các nguyên nhân thường gặp của rủi ro tín dụng và trình bày các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM
Trang 3030
CHƯƠNG 2 ThựctrạngrủirotíndụngtạiQuỹ Tín dụng Nhân dân Trung
390/QĐ-200 tỷ Việt Nam đồng
QTDTW được phép tiến hành các hoạt động như một ngân hàng thương mại với mục đích chính là hỗ trợ các QTDND trong hệ thống Quỹ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: (i) đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu hoạt động của các QTDND cơ sở; (ii) trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tư vấn cho các QTDND cơ sở về tổ chức, quản trị và điều hành; (iii) quản lý các quỹ đảm bảo an toàn
hệ thống QTDND theo yêu cầu của NHNN; (iv) đại diện cho toàn hệ thống trong quan
hệ với Chính phủ, NHNN và các tổ chức trong nước và quốc tế; (v) đào tạo và hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các QTDND cơ sở; (vi) kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng Thực hiện chỉ thị 57/BCT của Bộ chính trị, năm 2001, QTDTW
đã chuyển đổi 21 QTDKV thành các chi nhánh của mình Hiện nay QTDTW bao gồm
1 trụ sở chính tại Hà Nội và 24 chi nhánh khu vực tại các tỉnh, thành phố, phục vụ toàn
Trang 3131
bộ các QTDND cơ sở tại 52 tỉnh Với vai trò đầu mối, đại diện cho toàn hệ thống QTDND ở trong nước và quốc tế, QTD nhân dân TW cũng đã thể hiện bước chuyển mình đáng kể, làm khá tốt vai trò điều hoà vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống Bên cạnh đó, QTDTW cũng không ngừng đẩy mạnh và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ đối tác để phát triển hoạt động, vững bước trên đôi chân của chính mình, khẳng định vị trí một định chế tài chính ngân hàng trong thời kỳ đổi mới
Với tư cách là đại diện cho hệ thống QTDND trong quan hệ với tổ chức quốc tế, QTDTW đã tiếp nhận và triển khai một số dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ dưới hai hình thức vay vốn tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật Các dự án vay vốn gồm Dự án Tín dụng nông thôn (16 triệu USD), và Dự án Tài chính doanh nghiệp nông thôn (30 triệu USD);
Dự án Tài chính nông thôn II của WB QTDTW cũng chuẩn bị tham gia 2 dự án Tài chính nhà ở và dự án phát triển cây chè và cây ăn quả của ADB Về tài trợ kỹ thuật, QTDTW và hệ thống QTDND đã nhận được hỗ trợ của CIDA-DID của Canada, GTZ của Đức và Tổ chức liên chính phủ cộng đồng Pháp ngữ (AIF) Từ năm 2003, QTDTW
đã tham gia làm thành viên chính thức của Hiệp hội các liên đoàn tín dụng hợp tác châu
á (ACCU) và nhận được nhiều hỗ trợ thiết thực của tổ chức này về kỹ thuật, về mở mang quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.[12]
Nhìn chung, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của NHNN, sự trợ giúp có hiệu quả của quốc tế và nỗ lực cao của tập thể cán bộ, QTDTW đã có những bước tiến đáng kể trong 10 năm đầu tiên của mình
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của QTDTW
QTDTW có cơ cấu tổ chức như sau: 1 Tổng Giám đốc, 3 Phó Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát và 14 Phòng ban nghiệp vụ: phòng Tín dụng, phòng Quan hệ quốc tế và Quản lý dự án, phòng Kế toán tài chính, Trung tâm Công nghệ thông tin, Phòng Thanh toán, Văn phòng, Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn, phòng Quản lý tái sản & xây dựng
cơ bản, phòng Kiểm tra nội bộ, Ban thư ký phát chế, Thường trực công đoàn
Trang 3333
Văn phòng: Chức năng nhiệm vụ giúp việc cho BanTổng giám đốc trong công tác
chỉ đạo điều hành hoạt động QTDTW, tham mưu và trực tiếp triển khai công tác tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật trong toàn hệ thống QTDTW, công tác
văn thư hành chính, lễ tân tại Hội sở
Phòng Kế Hoạch Nguồn vốn: Chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng giám
đốc thực hiện công tác kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, chính sách lãi suất, tổng hợp thông tin báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh nhằm khai thức và sử
dụng nguồn vốn một cách hiệu quả
Phòng Tín dụng: Chức năng nhiệm vụ tham mưu về chính sách tín dụng, chỉ đạo
nghiệp vụ tín dụng trong toàn hệ thống và trực tiếp thực hiện cho vay các thành
viên, khách hàng của QTDTW
Phòng Kế toán tài chính: Chức năng nhiệm vụ tham mưu và quản lý nghiệp vụ tài
chính, kế toán toàn hệ thống QTDTW và thực hiệp tác nghiệp các giao dịch về kế
toán tài chính và hạch toán kế toán tại Hội sở QTDTW
Phòng Thanh toán: Chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai hệ thống thanh toán
nội bộ và các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho QTDTW; nghiên cứu
đề xuất các dịch vụ, sản phẩm mới trong lĩnh vực thanh toán để áp dụng trong toàn
hệ thống
Phòng Quản lý tài sản& Xây dựng cơ bản: Chức năng nhiệm vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc sử dụng nguồn vốn cố định, quản lý tài sản cố định và công tác đầu tư xây dựng cơ bản của toàn hệ thống
QTDTW
Phòng Quan hệ Quốc tế & Quản lý Dự án: Chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp
Tổng giám đốc trong công tác quan hệ quốc tế, làm đầu mối tổ chức thực hiện các
dự án quốc tế của QTDTW
Phòng Kiểm tra Nội Bộ: Chức năng nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc kiểm tra, giám
sát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ trong hoạt động kinh doanh ; tham mưu về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Hội sở và các đơn vị trực thuộc ; giúp
Trang 3434
Tổng Giám đốc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính ; đảm
bảo hệ thống QTDTW hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả
Ban thư kí pháp chế: Chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Ban tổng giám đốc
những vấn đề về pháp luận liên quan tới hoạt động của ngân hàng; thẩm định tính hợp pháp của tất cả các văn bản cho Ngân hàng (Phòng/Ban) ở Hội sở ban hành; tư vấn các vấn đề về pháp lý liên quan tới hoạt động của ngân hàng; thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới mua/bán tài sản cố định, mở rộng mạng lưới liên quan tới hoạt động của ngân hàng; thực hiện các công việc khác do Ban tổng giám đốc yêu
cầu
Thường trực công đoàn: Chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp cho Đảng uỷ về
công tác xây dựng Đảng, hoạt động của các Đoàn thểtrong chiến lược phát triển chung của Ngân hàng; tham mưu cho Đảng uỷ, Ban TGĐ, BCH hai Đoàn thể về công tác giáo dục chính trịtư tuởng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, củaNgành và lãnh đạo Ngân hàng đến CBNV để cùng thực hiện hiệu quả;tham mưu, giúp việc cho Đảng uỷ, Ban TGĐ, Hội đồng thi đua
về Công tác Thi đua,theo dõi, giám sát các hoạt động và công tác Xã hội từ thiện của Ngân hàng; tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, Ban TGĐ, Đoàn thể về công tác
hổ trợ, phối hợphoạt động với các Phòng ban, Chi nhánh, đơn vị trong hệ thống
Ngân hàng, với Đảnguỷ, Đoàn thể cấp trên, và các địa phương
Trung tâm Công nghệ thông tin: Chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng giám
đốc quản lý hoạt động của hệ thống tin học nhằm thống nhất quản lý, bảo toàn dữ liệu, thiết bị, phần mềm, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
có nhu cầu cung cấp dịch vụ Ngân hàng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy
Trang 3535
định của pháp luật Việt Nam đều có thể được cấp phép thành lập Ngân hàng Bên cạnh
đó, Việt Nam phải thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, nhất là các cam kết liên quan tới lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, thực hiện đối xử bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, loại bỏ căn bản hình thức bảo hộ bất hợp lý đối với các tổ chức tín dụng trong nước Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo các cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt là quy định liên quan đến các hình thức tiếp cận thị trường của các tổ chức tín dụng nước ngoài, cụ thể:
- Gắn mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng với việc tăng cường quản lý, giám sát để đảm bảo cho sự lành mạnh, ổn định và an toàn của hệ thống Ngân hàng Đồng thời, tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng nước ngoài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thôn tính đối với các tổ chức tín dụng trong nước
- Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại
- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán Ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng mới như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…
- Đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán bằng cách nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; cải cách hệ thống kế toán Ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế; phát triển dịch vụ Ngân hàng mới như dịch vụ Ngân hàng điện tử
Trang 3636
- Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; cơ cấu lại mô hình tổ chức; áp dụng cơ chế quản lý mới tại Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; tăng cường đổi mới công tác đào tạo
- Tăng cường và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế trong việc xây dựng chính sách và đào tạo nguồn nhân lực
Về phía các NHTM cũng đã thực hiện:
- Tiến độ tái cơ cấu các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã được tăng cường thông qua các khoản hỗ trợ kỹ thuật song phương và đa phương Những dự án này đã góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước và quan trọng hơn là đã đưa vào hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước những tập quán, chuẩn mực hiện đại về tổ chức, quản trị Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chiến lược kinh doanh, kiểm toán báo cáo tài chính, góp phần tăng thêm tính minh bạch về tài chính của Ngân hàng
- Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã nghiên cứu, từng bước áp dụng các
mô thức quản trị Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ - Có; hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống quản lý thông tin; phát triển các loại hình dịch vụ mới như Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng điện tử, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ quản lý quỹ đầu tư …
- Nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại đang được thực hiện thí điểm tại một số Ngân hàng Thương mại như bao thanh toán, hoán đổi rủi ro tín dụng, hoán đổi lãi suất, dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại, trên internet …
- Việc cổ phần hóa các Ngân hàng Thương mại Nhà nước tiếp tục là một trọng tâm của ngành, những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa hai Ngân hàng Thương mại Nhà nước đầu tiên của Việt Nam đã từng bước được tháo gỡ, những Ngân hàng Thương mại Nhà nước còn lại đã xây dựng đề án và lộ trình cổ phần hóa
- Các Ngân hàng Thương mại cổ phần cũng tiếp tục được cơ cấu lại, 08 trong số
11 Ngân hàng Thương mại cổ phần nông nghiệp đã được phép chuyển đổi mô hình kinh doanh thành Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị Về cơ bản, các Ngân hàng
Trang 3737
Thương mại cổ phần có chất lượng hoạt động khá tốt, an toàn và hiệu quả, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với thông lệ quốc tế, một số Ngân hàng Thương mại cổ phần đạt mức vốn điều lệ trên 1.000 tỉ đồng, có ngân hàng đạt trên 2.000 tỉ đồng
2.3.2 Nội bộ QTDTW
Với định hướng tiếp tục tăng trưởng cao, bền vững, dần thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng thương mại cổ phần, QTDTW đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang dịch vụ để tăng nguồn thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, QTDTW cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động QTDTW đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế Các yếu tố đó thể hiện các định hướng và chiến lược kinh doanh của QTDTW hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Điểm mạnh
Nội dung
- Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp
- Am hiểu về thị trường trong nước
- Đội ngũ khách hàng của QTDTW khá đông đảo
- Chiếm được thị phần về hoạt động tín dụng, huy động vốn tại các khu vực nông thôn
và thành thị
- Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức,
kỹ thuật hiện đại
- Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương
- Môi trường pháp lý thuận lợi
- Đang từng bước thực hiện hiện đại hóa ngân hàng
Trang 38- Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém
- Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám
- Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của hệ thống QTDTW đều thua kém các ngân hàng thương mại trong khu vực
- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng
- Thiếu sự liên kết giữa các chi nhánh QTDTW trên toàn quốc với nhau
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro
- Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán
- Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh
- Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của QTDTW chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng
CƠ HỘI
Nội dung
- Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế
so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ
Trang 3939
thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp QTDTW học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng trong nước và nước ngoài QTDTW sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng
- Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách dẫn đến thị trường tài chính
sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho QTDTW phát triển các loại hình dịch vụ mới…
- Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa QTDTW và các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro,
từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống quỹ tín dụng trong các giao dịch thanh toán nội địa và quốc tế Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài
để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động
- Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN vì vậy sẽ buộc QTDTW phải chuyên môn hoá sâu hơn
về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng thương mại trong nước dự kiến sẽ áp dụng ở
Trang 40- Trong quá trình hội nhập, QTDTW cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết đối với NHNN
- Các NHTM Việt Nam đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM
- Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
- Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn
ở mức kém xa so với khu vực
- Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp
vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nền