IX. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Tìnhhình Rủirotíndụ ngtạiQTDTW
2.3.4.2. Các nguyênnhân kháchquan khác
Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng kết quả này chưa thật sự vững chắc, thậm chí còn chứa đựng những nhân tố không thuận lợi. Giá cả hàng hoá tăng mỗi ngày một cao trong khi các khách hàng của ngân hàng lại không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tất yếu dẫn đến không trả nợđúng hạn cho ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nói riêng.
Nền kinh tế vừa khắc phục được sự mất cân đối này lại nảy sinh sự mất cân đối khác. Điều này đã làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng, hàng hoá sản xuất ra gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do giá bán giảm, dẫn đến nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng hàng hoá bị
51
tồn đọng, không bán được nên không có tiền trả ngân hàng. Thực tế này đã làm cho nợ quá hạn và lãi treo ở QTDTW tăng cao.
Đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn là phát triển chậm, việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thiếu các dự án đầu tư có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao nên đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng.
Công tác quản lý hàng nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua tuy có nhiều cố gắng song vẫn c@n nhiều hạn chế. Hàng nhập khẩu từ nhiều tiểu ngạch, hàng nhập lậu tràn lan trên thị trường. Điều này đã làm cho hàng sản xuất trong nước vốn đã yếu lại càng yếu thêm.
Việc củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp trên địa bàn còn chậm, huy động năng lực các thành phần kinh tế còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, công nợ tồn đọng còn nhiều, kéo dài. Tình trạng kinh doanh không đúng hoặc không có giấy phép, trốn lậu thuế còn xảy ra nhiều. Tình trạng tham nhũng, buôn lậu còn diễn biến phức tạp.
Có thể nói chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện. Do đó nhiều khi các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp là khách hàng của Quỹ tín dụng trung ương phải thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn không theo kịp được với sự thay đổi của cơ chế chính sách nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vay vốn ngân hàng... điều này không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng mà còn nhiều ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng.
Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, thậm chí còn có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản luật và dưới luật. Tất cả những điều này đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nói riêng, trong đó có Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
52
Công tác quản lý Nhà nước về việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp ở nhiều nơi, nhiều ngành chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó việc thu thập và đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề nan giải và có thể mang đến rủi ro rất lớn cho ngân hàng .
2.3.4.3. Nguyên nhân từ Quỹ Tín dụng trung ương
Những Tổ chức tín dụng được quản lý tốt thường thực hiện phân tích các khoản cho vay đã gây ra tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Để phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, Tổ chức tín dụng phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,…Sau đây là những trường hợp sai sót trong quy trình cấp tín dụng:
- Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác
Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, Tổ chức tín dụng cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Và thông tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dựđịnh và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát.
Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Cụ thể như là:
- Nhân viên Tín dụng tại quỹ thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên tờ trình thẩm định khách hàng được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng.
- Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên không có nhiều thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tưởng vào những thông
53
tin mà nhân viên tín dụng đưa ra và sự kiểm tra của cấp dưới mà quyết định xét duyệt cho vay.
Ngoài ra, do hệ thống thông tin nội bộ của Quỹ tín dụng trung ương còn yếu kém, hầu như chưa có thư viện thông tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có quan hệ trong hệ thống nên nhân viên phụ trách tín dụng với khách hàng khó có thể có một nhận định chính xác về quá trình hoặc môi trường hoạt động của khách hàng.
Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, do hoạt động kiểm toán chưa phát triển và tính minh bạch về tài chính còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, do công tác kế toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nên các Tổ chức tín dụng thường gặp nhiều khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp.
- Lạm dụng tài sản thế chấp
Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấysẽdễmắc sai lầmchủquan.Nhiềunhânviêntín dụng của Quỹ tín dụng trung ương,ngaycảnhững ngườixét duyệtchovay quanniệmrằngcótàisảnđảmbảolàantoàn chokhoảnvay.Điều
nàyrấtnguyhiểmvìkhoảnvaycầnđượctrảnợbằngdòngtiềntạorabởiphương
ánsảnxuấtkinhdoanh chứkhông phảibằngtiềnbán tàisảnthếchấp.Tàisảnthế chấpchỉlà sựđảmbảocuốicùngkhiphươngánkinhdoanhcủakháchhànggặprủi rongoài dựkiếnmàthôi.Hơnnữa,nếurủiroxảy rathìquỹ cũngsẽgặp những khókhăntrongquátrìnhxửlýtàisảnthếchấpđểthu nợ,chẳng hạnnhưlà: nếukhôngthỏathuậnđượcviệcxửlýtàisảnvớichủtàisảnthìquỹ tín dụng không thểtựxửlýđược, việcbán tàisảnđảmbảo cũngđòihỏingân hàngthựchiện hàng loạtcácthủtụcrườmrà,thựchiệnchậmvàthậmchígiátrịtàisảnthanhlýsau cùngthuvề cóthểthấphơngiátrịnợphảithuhồi,…
54
Trong thời gian cho vay, Tổ chức tín dụng cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng , việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không? tài sản đảm bảo có được quản lý tốt hay không? Để có thể bảo đảm được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của Quỹ tín dụng trung ương nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, QTDTW chưa thực hiện tốt công tác này, nguyên nhân là:
- Do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.
- Mặc dù QTDTWcó quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làmbiênbảnkiểmtrakhicósựkiểm tracủakiểmtoánnộibộcủaquỹ tín dụngvàkhi có sựthanhtracủaNgânhàngNhànướcnêndễdẫnđếntìnhtrạngkháchhàngsử
dụngvốnsaimụcđíchhoặcgặpkhókhănvềtàichínhmàvẫntiếptụcgiảingân
chokháchhàngtronghạnmứctíndụngđãcấptrướcđó,dovậyviệckiểm tragiám sátsẽkhông hiệuquảvìthiếuthôngtinvềnhững sựcốcủakháchhàngvaynên nhữngkhoảnvaylúckhởiđầuvẫntốtnhưngsauđótrởthànhcác khoảnvaycó vấn đềvàthualỗ.
- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ quỹ tín dụng trung ương
Kiểm soát nội bộ quỹ tín dụng trung ương là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về quỹ tín dụng trung ương, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của
55 quỹ tín dụng trung ương.