1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vụ việc thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh

10 715 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,06 KB

Nội dung

Vụ việc thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nướctrong hoạt động quản lý hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh: Tóm tắt vụ việc: Ngày 12 thán

Trang 1

I Vụ việc thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước

trong hoạt động quản lý hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh:

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 12 tháng 2 năm 2010 Hợp tác xã (HTX) Bảo Dương được Ủy Ban nhân dân Huyện Than Uyên – Tỉnh Lai Châu cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Quyết Định số 48/QĐ-UB, ngày 07 tháng 2 năm 2010 Do ông: Nguyễn Văn Soát làm Chủ nhiệm – là người đại diện theo pháp luật Ngành nghề Kinh doanh: Đồ gỗ, nội thất nhà cửa Đến ngày mùng 7 tháng 07 năm 2010 Chủ tịch UBND Huyện Than Uyên ra Quyết định số 212/QĐ-CTUBND thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho Hợp tác xã Bảo Dương, vì lí do Quyết định số 48/QĐ-UB, ngày mùng 7 tháng 2 năm 2010 được ban hành không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật

Ngày mùng 10 tháng 7 năm 2010 Hợp tác xã Bảo Dương có đơn khởi kiện đến Tòa án huyện Than Uyên vì cho rằng việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là không đúng, ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh bình thường của Hợp tác xã Cụ thể là Hợp tác xã phải ngừng hoạt động và HTX phải hủy 2 hợp đồng với đối tác, ngưng trệ hoạt động kinh doanh của HTX, không thể giao kết được với khách hàng và phải bồi thường cho đối tác là 1 tỷ đồng do hủy hợp đồng Máy móc của HTX do không đươc đưa vào sử dụng trong một thời gian khá dài nên có một số máy móc đã bị hư hỏng một phần và chi phí cho việc khắc phục

hư hỏng trên là 30 triệu đồng Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính của HTX, việc kinh doanh của HTX khá ổn định, trung bình mỗi tháng Hợp tác xã Bảo Dương lãi 2,5 tỷ đồng

Sau khi xem xét, ngày mùng 7 tháng 12 năm 2010, Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã ra quyết định để xác định quyết định số 212/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND huyện Than Uyên là vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho HTX Bảo

Trang 2

Dương Hợp tác xã Bảo Dương được tiến hành các hoạt động kinh doanh trở lại và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại

1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Theo Luật TNBT của Nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính; xét trong vụ việc thực tế trên đây, có thể thấy có đủ căn cứ để HTX Bảo Dương yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại cho mình Cụ thể:

+ Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật

Theo yêu cầu của HTX Bảo Dương, sau khi xem xét, Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã ra bản án hành chính xác nhận có hành vi trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện Than Uyên và bản án này đã có hiệu lực pháp luật Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 19/2010, đây chính là một trong các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp này là bản án của Tòa án) xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật

+ Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Theo Khoản 5 Điều 13 về Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động

quản lý hành chính: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:

…5 Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;…”

CTUBND huyện Than Uyên đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận Đăng

ký kinh doanh vì lý do Quyết định số 48/QĐ-UB, ngày mùng 7 tháng 2 năm 2010 được ban hành không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật Như vậy có thể

Trang 3

xác định, việc bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính

+ Tính có lỗi của người thi hành công vụ

Như đã nêu ở phần lý thuyết, các quy định gián tiếp về yếu tố lỗi cần phải có trong việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính Việc ra quyết định trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện là hành vi thực hiện không đúng quy định pháp luật Có thể trong trường hợp này, do hiểu sai quy định của pháp luật, chủ tịch UBND đã theo nhận thức chủ quan của mình và cho rằng giải quyết như vậy là đúng Tuy nhiên, hành vi này vi phạm pháp luật và trên thực tế đã gây thiệt hại cho HTX Bảo Dương Ta xác định, lỗi của Chủ tịch UBND huyện là lỗi vô ý do trình độ, năng lực chuyên môn còn kém

+ Có thiệt hại thực tế xảy ra

Thiệt hại trên thực tế đó là thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất đó là: HTX Bảo Dương phải bồi thường cho 2 công ty đối tác tổng cộng là 1 tỷ đồng Theo báo cáo tài chính của HTX, mỗi tháng Hợp tác xã Bảo Dương lãi 2,5 tỷ đồng

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại

Hành vi thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đã tác động trực tiếp và gây

ra thiệt hại về mặt vật chất Về mặt thời gian, hành vi trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện xảy ra trước và kết quả là, khi HTX Bảo Dương bị thu hồi Giấy phép kinh doanh tức mất quyền được kinh doanh, thì các hoạt động kinh doanh đều phải dừng lại Chính vì vậy, thiệt hại xảy ra là tất yếu và trên thực tế là thiệt hại lớn Hành vi trái pháp luật này chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả HTX bị tổn thất

về mặt vật chất

Từ đây, có thể thấy đã có đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

2 Xác định cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường

Trang 4

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 NĐ 16/2010/NĐ-CP quy định :“Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện và người thi hành công vụ do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện” Như vậy, Chủ tịch UBND Huyện Than Uyên là thành

viên của UBND Huyện Than Uyên và vì vậy UBND huyện Than Uyên sẽ có thực hiện trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này

Và việc bồi thường sẽ được thông qua người đại diện theo quy định tại Điều

7 NĐ 16/2010/NĐ-CP“ 1 Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Thủ trưởng

cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là người đại diện)…” và người đại

diện cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định tại khoản 2 Điều

7 NĐ 16/2010/NĐ-CP “2.Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc tương đương;

b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường;

c) Không phải là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.”

3 Xác định thiệt hại được bồi thường

Do hạn chế về mặt tài liệu, thông tin nên nhóm chưa được xem quyết định

cụ thể của Tòa án nhân dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định quyết định

số 212/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND huyện Than Uyên là vi phạm pháp luật

và Hợp tác xã Bảo Dương được bồi thường nhà nước là bao nhiêu Tuy nhiên, trên

cơ sở những tài liệu, thông tin mà nhóm thu thập được, nhóm em xin được nêu ra quan điểm về cách xác định bồi thường trong trường hợp này

Thứ nhất: Thiệt hại do thu nhập thực tế của HTX bị mất.

Trang 5

- Căn cứ vào Điều 46 Khoản 1 Luật TNBTNN 2009 quy định: “cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.”

- Căn cứ theo Điều 6 Khoản 1 Thông tư liên tịch

19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP: “1 Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức quy định tại Điều 46 của Luật được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 2 năm liền

kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại Thu nhập của tổ chức được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ

chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo báo cáo tài chính của HTX, việc kinh doanh ổn định, trung bình mỗi tháng Hợp tác xã Bảo Dương lãi 2,5 tỷ đồng/tháng Mà thời gian ngừng việc kinh doanh sản xuất là 5 tháng Do vậy, tổng thiệt hại được xác định là:

2,5 (tỷ đồng) x 5 (tháng) = 12,5 (tỷ đồng)

Thứ hai: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

- Thiệt hại do tài sản của HTX bị mất: Căn cứ vào Điều 45 Khoản 1

Luật TNBTNN 2009 quy định “Trường hợp tài sản bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản

có cùng tính năng…” Trong vụ việc trên, do quyết định trái pháp luật của Chủ tịch

UBND huyện Than Uyên nên HTX Bảo Dương đã phải hủy 2 bản hợp đồng với đối tác và phải bồi thường cho 2 đối tác trên 1 tỷ đồng Do vậy, tài sản mà HTX Bảo Dương bị mất ở đây là 1 tỷ đồng và sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường

- Thiệt hại do tài sản của HTX bị hư hỏng: Căn cứ vào Điều 45

Khoản 2 Luật TNBTNN 2009 quy định :“ Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải

Trang 6

quyết bồi thường để sửa chữa khôi phục lại tài sản…” Như vậy, trong vụ việc

trên, do có quyết định sai pháp luật của Chủ tịch UBND Huyện Than Uyên nên HTX Bảo Dương đã phải ngừng hoạt động trong thời gian là 5 tháng và máy móc của HTX không được đem vào sử dụng trong thời gian này đã phát sinh một số hư hỏng và chi phí sửa chữa cho hư hỏng này là 30 triệu đồng

Như vậy, tổng thiệt hại mà HTX Bảo Dương được bồi thường là :

12,5 tỷ + 1 tỷ+ 30 triệu = 13 tỷ 530 triệu đồng

Ý kiến bình luận của nhóm: Vụ việc này đã được Tòa án nhân dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu giải quyết, Tòa án đã ra quyết định xác định quyết định số

212/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND huyện Than Uyên là vi phạm pháp luật và Hợp tác xã Bảo Dương được nhà nước bồi thường Xét theo những quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường nhà nước, nhóm em nhận thấy cách giải quyết của Tòa án là hợp lý trong việc xác định căn cứ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong cách xác định cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường này

II Vụ việc thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

trong hoạt động thi hành án hình sự

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự để tiến hành điều tra Từ một

số thông tin ban đầu, ngày 30/8/2003, Cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me) đến trụ sở làm việc để lấy lời khai Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu ngày 28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn; tiếp đó, ngày 29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và

ra lệnh tạm giam với Ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người

Trang 7

Ngày 3/12/2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển

hồ sơ để nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người Ngày 10/2/2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng – quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1, điều 93 Bộ Luật Hình sự

Đến ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử

bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân; bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo Ngày 26 và 27/7/2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội xét xử phúc thẩm vụ

án, tuyên y án sơ thẩm

Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có viện KSND tối cao và TAND tối cao xem xét Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan cho chồng Ngày 4/11/2013, viện trưởng viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký quyết định số 01/QĐKNTT-VKSNDTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn Cùng ngày, phó viện trưởng viện KSND tối cao Lê Hữu Thể ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn Ngày 25/1/2014, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã đọc quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Thanh Chấn Sau 10 năm ngồi tù oan, ông Chấn đã chính thức được minh oan

1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong vụ việc này có phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cụ thể là:

- Có bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp

Trang 8

được bồi thường theo quy định tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Cụ thể là: “Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội” Theo như vụ việc này, ông Chấn được xác định không thực hiện hành vi phạm tội Cơ quan điều tra Bộ Công an đã đọc quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Chấn Như vậy, đây được xác định là cơ sở để ông Chấn được Nhà nước bồi thường do bị phạt tù oan sai

- Có thiệt hại thực tế xảy ra

Tính đến thời điểm nhận được quyết định đình chỉ điều tra bị can, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị bắt tạm giữ, tạm giam với thời gian là 10 năm 01 tháng 06 ngày (Từ 28/9/2003 đến ngày 4/11/2013, tạm tính bằng 3.685 ngày), thời gian ông Chấn

bị khởi tố bị can nhưng không bị tạm giam là 02 tháng 20 ngày (Từ 04/11/2013 đến 25/01/2014, tạm tính bằng 80 ngày) Đây là thiệt hại thực tế do bị án oan sai

mà các cơ quan tố tụng đã áp dụng đối với ông Chấn

Tính đến thời điểm hiện nay, ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong dư luận cũng xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bồi thường thiệt hại cho ông Chấn do cơ quan nào chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm ra sao Theo tìm hiểu của nhóm, chúng em xin có một số ý kiến như sau:

2 Xác định cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường

Sau khi đã được xác định là oan sai, nếu ông Nguyễn Thanh Chấn có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện căn cứ vào Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước Xét diễn biến giải quyết vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, chúng ta nhận thấy: Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh

Trang 9

Bắc Giang xét xử sơ thẩm,sau đó ông Chấn kháng cáo và Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử theo thủ tục phúc phẩm Sau khi xét xử, Tòa

án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm và tuyên ông Chấn là có tội Điều 32 khoản 2 điểm b Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định như sau: “2/ Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây b/ Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội”

Căn cứ theo quy định trên thì trong trường hợp ông Chấn có đơn yêu cầu thì Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ là cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3 Xác định thiệt hại được bồi thường.

Theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Căn cứ qui định của Chính phủ về mức lương tối thiểu tại thời điểm hiện nay; Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012, thì cơ quan tố tụng đã gây ra oan sai sẽ phải

có trách nhiệm bồi thường cho ông Chấn các khoản thiệt hại sau:

Thứ nhất, khoản thiệt hại về vật chất (Tạm thời chỉ tính về khoản thiệt hại do

thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút) sẽ được tính theo phương thức, cách thức

cụ thể là: Thời gian thực tế mà người được xác định là bị oan, sai đã bị tạm giữ, tạm giam nhân với mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Tạm thời xác định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường) Như vậy khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời giam bị tạm giam tính ở mức tối thiểu, cụ thể sẽ là:

3.685 ngày x 52.272đồng/ngày = 192.622.320 đồng

Trang 10

Thứ hai, khoản thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Bao gồm thiệt hại do tổn

thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành

án mà không bị tạm giữ, tạm giam) sẽ được tính cụ thể là là:

(3.685 x 3 + 80 ngày) x 52.272đồng/ngày = 582.048.720 đồng

Thứ ba, cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra oan sai có thể được xem xét và

có thể sẽ phải bồi thường cho ông Chấn các khoản thiệt hại khác như: Thiệt hại

do tài sản bị xâm phạm; Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe; Chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Thiệt hại

do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm …v.v, nếu như ông Chấn đưa ra căn cứ để chứng minh các khoản thiệt hại này và có yêu cầu bồi thường

Như vậy, tổng thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà cơ quan tiến hành tố tụng gây ra oan sai cần phải bồi thường ngay cho ông Chấn tạm tính là:

192.622.320 đồng + 582.048.720 đồng = 774.671.040 đồng

Trên đây là hai vụ việc mà nhóm em đã tham khảo và tìm hiểu được Dựa trên những thông tin mà nhóm thu thập được, chúng em đã nêu ra một số quan điểm, ý kiến của nhóm đối với mỗi vụ việc Bài làm của chúng em có thể còn nhiều thiếu sót, mong các thầy, cô bổ sung để bài của nhóm em được hoàn thiện hơn Chúng

em xin cảm ơn

Ngày đăng: 17/08/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w