chủ đề học tập dịch tể học và phòng chống bệnh ung thư gan

13 748 4
chủ đề học tập dịch tể học và phòng chống bệnh ung thư gan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Y Tế Công Cộng BỘ Y TẾ Bộ môn Dịch Tễ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TÊN MÔN HỌC THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC Chủ đề học tập DỊCH TỂ HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ GAN GVHD: Ths. Lê Minh Hữu Cần Thơ, 2014 Chủ đề: DỊCH TỂ HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ GAN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư gan nguyên phát là một bệnh lý ác tính rất thường gặp chiếm 80-90% của ung thư gan và là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên pham vi toàn thế giới. Chúng có thể phát sinh từ các thành phần biểu mô hoặc từ các thành phần không phải biểu mô, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là loại hay gặp nhất chiếm khoảng 90% trong các u ác tính ở gan. Ung thư gan cũng xảy ra như những ung thư thứ phát (ung thư di căn). Nó xảy ra khi u từ các phần khác của cơ thể di căn tới gan. Tại Mỹ và một số nước khác, hầu hết các ung thư được tìm thấy trong gan lan tràn từ các ung thư ở nơi khác đến. Thay vì được gọi là ung thư gan, typ ung thư này trong gan được gọi tên theo cơ quan trong đó ung thư này bắt đầu- chẳng hạn như ung thư đại tràng di căn trong trường hợp ung thư bắt đầu trong đại tràng và lan tràn tới gan. Trên thế giới hằng năm có khoảng 1,25 triệu người chết và hơn 500.000 trường hợp ung thư gan mới mắc được phát hiện. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000, ung thư gan nguyên phát đứng hàng thứ 5 ở nam giới và hàng thứ 9 ở Mỹ. Ung thư gan là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Thái Lan và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai tại Trung Quốc. Ở nước ta, Ung thư gan đứng hàng thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới. Ung thư gan là bệnh lý ác tính tiến triển nhanh, thường phát hiện muộn, tỉ lệ tử vong rất cao và tử vong trong một thời gian ngắn kể từ khi phát hiện. Vì ung thư gan hiếm khi được phát hiện sớm và khó kiểm soát với những biện pháp điều trị hiện nay, tiên lượng thường xấu. Mặc dù những biện pháp điều trị không mang lại nhiều cải thiện, điều trị thường có thể giúp kiểm soát đau và cải thiện chất lượng sống. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện chủ đề nhằm muốn cung cấp một số kiến thức khái quát nhất về căn bệnh ung thư gan để hiểu rõ thêm về tầm nguy hiểm của bệnh. Từ đó, biết được các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh trong cộng đồng và xử trí một cách có hiệu quả. II. ĐỊNH NGHĨA – SƠ LƯỢC BỆNH LÝ – CHẨN ĐOÁN – NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ 1. Định nghĩa Ung thư gan nguyên phát là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Các loại khác nhau của ung thư gan nguyên phát thường được đặt tên theo loại tế bào mà từ đó người ta cho rằng ung thư đã phát triển. Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) hay u gan phát sinh từ các tế bào chính của gan được gọi là các tế bào gan và chiếm khoảng 85% các ca ung thư gan nguyên phát. Một loại ít phổ biến của ung thư gan nguyên phát có nguồn gốc từ các tế bào lót ống mật được gọi là các tế bào biểu mô ống mật và do đó được gọi là ung thư đường mật hoặc ung thư ống dẫn mật. Gan cũng là nơi của một loại ung thư khác được gọi là ung thư gan thứ phát (hay di căn). Trong điều kiện này, ung thư chính bắt nguồn ở nơi khác trong cơ thể và các ung thư thứ phát được hình thành trong gan. Một ví dụ phổ biến là sự di căn ung thư đại trực tràng sang gan qua dòng máu. 2. Phân loại ung thư gan nguyên phát - Ung thư tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma - HCC). Thường gặp nhất trong các loại ung thư gan nguyên phát (khoảng 90% các trường hợp). Đây là loại ung thư bắt nguồn từ tế bào gan thường do hậu quả của xơ gan hoặc viêm gan. - Ung thư tế bào gan dạng tấm sợi (Fibrolamellar hepatocellular carcinoma - FHCC ) là một phân loại hiếm gặp của ung thư tế bào gan. Loại ung thư này thường phát triển trên nền mô gan bình thường. - Ung thư tế bào ống mật (Cholangiocarcinoma - CC). Đây là loại ít gặp (khoảng 5 - 10% trường hợp). Tế bào ung thư phát triển từ tế bào biểu mô ống mật. - Ung thư nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Là một bệnh ung thư hiếm gặp ở trẻ em (chỉ khoảng 0,5-1 % trường hợp). - Sarcoma mạch máu (Angiosarcoma). Đây là loại rất hiếm. Ung thư phát triển từ tế bào mạch máu trong gan. 3. Triệu chứng học Hầu hết nhiều người không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn ung thư gan sớm, có nghĩa là bệnh này không được phát hiện cho đến khi nó đã khá muộn. Khi các triệu chứng xuất hiện, các triệu chứng có thể gồm Hầu hết nhiều người không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn ung thư gan sớm một số hoặc tất cả các triệu chứng sau: - Chán ăn và sụt cân. - Đau bụng, đặc biệt ở hạ sườn phải và có thể đau xiên đến lưng và vai. - Buồn nôn và nôn. - Thường xuyên thấy yếu và mệt mỏi. - Gan to. - Cổ chướng. - Vàng da vàng mắt do tích bilirubin, phần còn lại của tế bào hồng cầu giáng hóa. 4. Sàng lọc và chẩn đoán ung thư gan Tiêu chuẩn tầm soát ung thư gan: việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư gan nên được khuyến cáo ở bệnh nhân có nguy cơ cao, gồm: a. Đối với người nhiễm HBV: - Đàn ông trên 40 tuổi - Phụ nữ trên 45tuổi - Tất cả những người bị xơ gan. - Gia đình có người bị ung thư gan, viêm gan siêu vi B mạn tính. b. Xơ gan không do HBV: - Viêm gan C - Xơ gan do rượu - Bị nhiễm sắc tố sắt do di truyền - Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. c. Nhìn chung việc tầm soát ung thư gan nên được tiếp tục ở những bệnh nhân đã được tầm soát trước đây, ngay cả khi đã điều trị thành công HBV/HCV ở bệnh nhân có xơ gan. Các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán: -Alpha-fetoprotein (AFP): AFP nên thực hiện 6 tháng/lần ở những trường hợp có nguy cơ cao. Nồng độ AFP tăng trên 400 ng/ml có thể giúp chẩn đoán ung thư gan ở bệnh nhân có xơ gan hoặc có khối u ở gan (bình thường AFP huyết thanh có nồng độ từ 10 – 20 ng/ml). Tuy nhiên AFP dưới ngưỡng này cũng không loại trừ được ung thư gan vì có đến 40% HCC không tăng AFP. AFP tăng kèm có bướu ở gan thì chưa thể phân biệt được HCC hay ung thư đường mật trong gan (cholangiocarcinoma). Vì vậy, khi CT scan khẳng định thì có thể chẩn đoán xác định ung thư, nếu CT không khẳng định thì sinh thiết được khuyến cáo để chẩn đoán xác định. - Siêu âm. Đây là xét nghiệm không xâm lấn dùng sóng siêu âm để đưa ra hình ảnh của các nội tạng, gồm có gan. Siêu âm ít đau và thường chỉ mất 30 phút. Trong khi bạn nằm ở giường hoặc bàn khám bệnh, một đầu dò được đặt vào cơ thể bạn. Đầu dò phát ra các sóng và được phản lại từ gan của bạn và chuyển sang thành dạng có hình ảnh trên máy tính. Siêu âm đặc biệt tốt trong việc cung cấp thông tin về hình dạng, kết cấu và cấu trúc khối u. - Chụp cắt lớp bằng máy tính (CT). Xét nghiệm này dùng tia X để đưa ra các hình ảnh cắt ngang của cơ thể bạn. Bạn có thể cũng phải làm nhiều xét nghiệm khác - gọi là chụp phim X- quang mạch cắt lớp - chất cản quang được tiêm vào một động mạch gan. Tia X theo dõi chất cản quang khi nó tuần hoàn trong các mạch máu trong gan của bạn. Chụp X quang mạch máu, phải mất 1 giờ, có thể đưa ra thông tin chi tiết về số lượng và vị trí của khối u. Nguy cơ lớn nhất của xét nghiệm này là có thể phản ứng dị ứng với chất cản quang. Chụp X - quang mạch cũng có thể không dễ thực hiện vì một catheter nhỏ được đưa vào động mạch ở háng và đi đến gan của bạn. - Chụp cộng hưởng từ (MRI). Thay vì chụp X quang, MRI tạo ra các hình ảnh bằng trường điện từ và sóng vô tuyến. Đôi lúc chất cản quang cũng được dùng. Xét nghiệm này mất 15 phút đến 1 giờ. Bạn có thể thấy MRI không thuận tiện như chụp cắt lớp. Đó là vì bạn phải nằm ở một phòng chật hẹp và vì máy này phát ra tiếng ồn làm rất nhiều người khó chịu. Nghe nhạc bằng tai nghe có thể giúp bớt khó chịu bởi tiếng ồn này và bạn có thể chọn chụp cắt lớp nếu có cảm giác sợ bị nhốt. - Quét gan. Trong xét nghiêm hình ảnh này, có một ít chất đánh dấu phóng xạ (đồng vị phóng xạ) được gắn vào với các chất khác và tiêm vào tĩnh mạch ở tay. Một camera đặc biệt (camera gamma) ghi lại các hình ảnh của chất đồng vị phóng xạ đã đi vào gan của bạn. Chụp cắt lớp gan phát hiện tổn thương do xơ gan hoặc viêm gan cũng như là sự hiện diện ban đầu của ung thư thứ phát. - Sinh thiết gan. Trong thủ thuật này, một mẫu mô nhỏ được lấy từ khối u của bạn và được soi dưới kính hiển vi. Đây là cách để phát hiện xem liệu khối u có phải là ác tính hay không. Bác sĩ của bạn có thể dùng một chiếc kim nhỏ, có gắn đèn (dụng cụ để soi bụng) để lấy mẫu này. Nếu khối u nhỏ, siêu âm hoặc chụp cắt lớp thường được dùng để giúp xác định vùng cần sinh thiết. Kim hoặc sinh thiết nôi soi là thủ thuật tương đối đơn giản chỉ cần gây tê tại chỗ. Nguy cơ gồm thâm tím da, chảy máu, nhiễm khuẩn. - Xét nghiệm máu khác: Công thức máu: xơ gan có thể có giảm tiểu cầu, giảm Albumin máu, tăng bilirubin máu, rối loạn đông máu; Rối loạn điện giải; Tăng men gan; Tăng Alkaline Phosphatase. 5. Nguyên tắc điều trị Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát trên thế giới, để lựa chọn phương pháp thích hợp với từng bệnh nhân thường được các bác sĩ dựa vào: - Giai đoạn của bệnh, số lượng và kích thước khối u - Khối u có di căn hay không - Bản chất mô học của khối u - Chức năng gan: ung thư gan trên một gan lành hay gan đã bị xơ - Toàn trạng bệnh nhân có chấp nhận được cuộc điều trị không Các phương pháp điều trị hiện nay:  Phẫu thuật để loại bỏ một phần của gan.  Phẫu thuật cấy ghép gan.  Làm đông các tế bào ung thư (Áp lạnh - Cryoablation)  Diệt các tế bào ung thư bằng nhiệt, gọi là cắt bỏ ung thư bằng sóng radio (ablation radiofrequency).  Tiêm alcohol (cồn) vào khối u.  Chích thuốc hóa trị vào gan (Hóa trị liệu thuyên tắc - Chemoembolization)  Xạ trị.  Điều trị thuốc: Sorafenib (Nexavar) 6. Tiên lượng Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm yếu tố khối u có được chẩn đoán sớm không? Nếu khối u nhỏ có thể điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên tỉ lệ thành công của phẫu thuật 10-20%. Nếu phẫu thuật không thành công bệnh nhân tử vong trong vòng 3 đến 6 tháng . Tiên lượng ung thư di căn gan rất xấu. III. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - Theo WHO năm 2000, số lượng bệnh nhân ung thư gan phát mới mắc là 564.000 (398.000 cas ở nam và 166.000 cas ở nữ). Loại ung thư này ít gặp tại Mỹ, Châu Mỹ la tinh, Pháp và các nước Bắc Âu. Trái lại, tỷ lệ mắc hàng năm khá cao tại Trung Quốc, các nước Châu Á và các cùng miền Nam Châu Phi, 80% là ở các nước đang phát triển. Nam giới mắc nhiều hơn nữ. Nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới, hàng năm có khoảng 1,25 triệu người chết vì bệnh này, và đa phần do chẩn đoán đã quá muộn. Để tiện thống kê và theo dõi người ta chia thế giới làm ba vùng theo tỷ lệ phát bệnh: vùng có tỷ lệ phát bệnh cao (tức >30 trường hợp/100.000 dân/năm) bao gồm: Đông Á (các nước Trung Quốc, Triều Tiên), Châu Phi (trừ Bắc Phi), Đông Nam Á. Trong đó Mozambich là nước có tần suất Ung thư gan nguyên phát cao nhất thế giới với tần suất 103,8 trường hợp/100.000 dân/năm). Tần suất trung bình (3-30 trường hợp/100.000 dân/năm) ở Nam Âu, Bắc Phi, Trung Mỹ, Ấn Độ, Alaska. Tỷ lệ phát bệnh thấp ở các nước Bắc Âu, Hoa Kỳ. Ở các nước đa chủng tộc như Hoa Kỳ, người ta cũng nghiên cứu thấy tỷ lệ ung thư gan cao hơn ở các nhóm người Trung Quốc, Đông Nam Á, nhóm người Mỹ da đen, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn ở các nước nguyên quán của họ. - Ở Việt Nam, tại Hà Nội, tỷ lệ mắc các cung thư tiêu hóa đã tăng lên 30%, trong đó tỷ lệ mắc trên 100.000 dân/năm của ung thư gan là 21,7 đứng thứ 2 sau ung thư dạ dày là 25,7. Tại khu vực miền Trung, tỷ lệ ngày càng tăng tương ứng 19,5%, 28%, 35% so với các loại ung thư tiêu hóa. Khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh thì ung thư gan là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam (21,4%) và là 1 trong 2 loại ung thư dẫn đầu tính chung cho cả hai giới (13,5%) sau ung thư phổi. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả Huỳnh Quyết Thắng sau khi thống kê trên 6804 trường hợp ung thư được ghi nhận trong 4 năm 2001-2004 tại Cần Thơ đã cho thấy ung thư gan là loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới (27%), và đứng thứ 5 trong các loại ung thư ở nữ giới (7,8%). Như vậy có thể thấy rằng nằm trong khu vực Đông Nam Á, nước ta có đặc điểm dịch tễ phù hợp với khu vực nên Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tần suất ung thư gan cao nhất thế giới. - Phân bố theo độ tuổi, ở những vùng có tỷ lệ phát bệnh cao như Châu Á, Châu Phi có độ tuổi trung bình thấp hơn 10-20 tuổi so với những vùng có tỷ lệ thấp (Bắc Mỹ, Bắc Âu). Tuổi mắc bệnh trung bình ở Châu Âu và Bắc Mỹ là 60 tuổi, ở Châu Phi và Châu Á là 35 tuổi và ở Việt Nam là 45 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh nam nữ cũng có sự khác nhau, ở những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ nam/nữ là 8/1; những nước có tỷ lệ phát bệnh thấp, tỷ lệ nam/nữ chỉ từ 2/1-1/1. Ở Nhật Bản tỷ lệ nam/nữ là 3/1, ở Brazil là 3,4/1 còn ở Việt Nam là 4/1. IV. YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH - Viêm gan B (HBV) hay C (HCV) mãn tính: Nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B hoặc C mạn làm tăng nguy cơ ung thư gan. Người bị nhiễm HBV mạn tính có nguy cơ xảy ra ung thư gan gấp 100 lần so với người không bị nhiễm, và một khi tình trạng xơ gan có liên quan nhiễm HBV thì có nguy cơ tăng lên gấp 1000 lần. 80% bệnh nhân nhiễm HCV sẽ tiến thành mạn tính và làm tăng nguy cơ chuyển thành ung thư gan lên 20 lần so với người không nhiễm. Nếu nhiễm đồng thời HBV và HCV thì nguy cơ ung thư gan cao hơn nhiều lần so với nhiễm một loại. Khi bị viêm gan B mạn tính, các tế bào nhiễm virus sẽ bị phá hủy nhiều khả năng do cơ chế miễn dịch hơn là do sự nhân đôi của virus. Hậu quả là kích thích các tế bào còn lại tăng sinh và phân chia liên tục để thay thế các tổn thương trên, lâu ngày dễ dẫn đến xơ gan và làm gia tăng nguy cơ đột biến gen gây ung thư gan. Ngoài ra, virus B còn có khả năng hòa nhập DNA của mình vào gen tế bào gan ký chủ, làm gia tăng đột biến gen, gây ung thư gan. Ngược với viêm gan siêu vi B gây ung thư gan qua cả 2 cơ chế trực tiếp và gián tiếp, virus viêm gan C chỉ gây ung thư gan qua cơ chế gián tiếp. Virus C không hòa nhập RNA của mình vào gen tế bào ký chủ. Nó làm tổn thương tế bào gan và gây tái sinh liên tục dẫn đến tăng nguy cơ đột biến gen, dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, nhiễm virus viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ bị lymphoma Non-Hodgkin. - Rượu: Tiêu thụ quá nhiều rượu và kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương gan và xơ gan không thể phục hồi và cuối cùng là ung thư gan. Người sử dụng thường xuyên hơn 80 g alcohol/ngày trong thời gian 10 năm làm tăng nguy cơ ung thư gan gấp 5 lần. Hơn nữa, việc sử dụng rượu thường xuyên ở người nhiễm HBV và HCV mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư gan cao gấp 2 lần so với người chỉ nhiễm HBV hoặc HCV. - Aflatoxin B1: Tiêu thụ các loại thực phẩm bị nhiễm nấm sản xuất độc tố aflatoxin B1 là rất độc đối với gan. Loại nấm này có thể được tìm thấy trong thực phẩm dễ bị nhiễm như đậu phộng, gạo, đậu nành, ngô và lúa mì. Độc tố aflatoxin gây đột biến gen p53 và hậu quả là gây ung thư tế bào gan. - Thuốc men và hoá chất : + Các thuốc Anabolic steroid (như testosterone) và hormon sinh dục nữ (estrogen) có liên quan với sự phát triển của u dạng tuyến của gan (hepatic adenomas). U này có thể phát triển thành ung thư. + Phơi nhiễm kéo dài với vinyl clorua (là một chất hóa học trong sản xuất nhựa) có thể gây ra angiosarcoma ở gan. - Nhiễm sắc tố sắt ( Hemochromatosis): là một rối loạn di truyền trong đó sắt bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể đặc biệt là gan dẫn đến xơ gan và nguy cơ ung thư gan. - Viêm gan tự miễn: là bệnh tự miễn gây ra tổn thương mãn tính ở gan dẫn đến xơ gan và cuối cùng là làm tăng nguy cơ ung thư gan. - Xơ gan: làm tăng nguy cơ ung thư gan. V. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG Trong nhiều trường hợp, không thể dự phòng sự lan tràn của ung thư từ một vị trí khác tới gan. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự phòng được ung thư gan nguyên phát. Phòng bệnh ung thư gan nguyên phát có thể thực hiện ở 3 cấp: - Phòng bệnh cấp 1: là tránh sự tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư gan ở môi trường - Phòng bệnh cấp 2: là tránh sự tiến triển của các bệnh gan mạn tính mà trước hết là viêm gan B mạn tính trở thành xơ gan. - Phòng bệnh cấp 3: là tránh cho một bệnh gan đã bị xơ không phát triển thành ung thư gan. 1. Phòng bệnh cấp 1 - Tránh tất cả các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư gan nguyên phát đặc biệt là các yếu tố nguy cơ hàng đầu. - Tránh lây nhiễm virus viêm gan B và C bằng các biện pháp vệ sinh, loại bỏ kỹ những nguồn cho máu và các chế phẩm từ máu bị nhiễm virus viêm gan B và C; tránh dùng chung những dụng cụ có thể dính máu của nhau như kim tiêm, kim châm cứu, dao cạo, bàn chải đánh răng thận trọng khi sử dụng các thuốc có hại cho gan. - Phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện ngập rượu, ma tuý, mại dâm, thực hiện sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B, C. - Tránh những thức ăn có thể nhiễm nấm mốc aflatoxin như lac,gạo ngô mốc…cải thiện các điều kiện bảo quản để tránh cho nấm mốc phát triển. - Những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Tạo miễn dịch chống virus viêm gan B bằng cách tiêm vacccin, ở nước ta hiện nay việc tiêm vaccin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em vừa mới sinh.Riêng những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có mang virus viêm gan B ngoài việc tiêm vaccin cần sử dụng thêm globulin miễn dịch chống viêm gan B (HBIG: hepatitis B immune globulin),có hiệu quả nhất khi tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh. 2. Phòng bệnh cấp 2 - Chữa tốt các bệnh gan mạn tính, không để trở thành xơ gan mà ở Việt Nam trước hết cần chữa tốt bệnh viêm gan B mạn tính. Chẩn đoán viêm gan B mạn tính được xác định khi bệnh nhân mang virus viêm gan B ít nhất là 6 tháng, có những biểu hiện về sinh hóa hoặc mô học của viêm gan và sự nhân lên của virus. Mục đích của điều trị viêm gan B mạn tính là ngăn cản hoạc chí ít làm giảm nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan. - Hiện nay có hai nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm gan B mạn tính. Nhóm thứ nhất là các thuốc điều biến miễn dịch , bao gồm các thuốc như Interferon, peg – interferon, Thymosin tuy nhiên các thuốc này khi sử dụng cần lưu ý đến tác dụng gây độc cho gan nên không được dùng cho bệnh nhân xơ gan. Nhóm thuốc thứ hai là thuốc tương tự Nucleosid, bao gồm các thuốc như Lamivudin, adefovir [...]... cao nhằm phát hiện sớm ung thư gan trong cộng đồng: + Xơ gan, viêm gan virus mạn tính, và bệnh gan chuyển hóa được khám lâm sàng, định lượng AFP và siêu âm 6 tháng/lần + Người có HbsAg (+) trên 35 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư gan khám lâm sàng, định lượng AFP và siêu âm 1 năm/lần TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Trọng Thảng (2004), Ung thư gan , bài giảng bệnh học tiêu hóa gan mật, pp 248-252... “Tỷ lệ mắc ung thư tiêu hóa tại Hà Nội theo thời gian, theo lứa tuổi và vùng nội ngoại thành từ 1993-1995, (tạp chí Nội khoa, số 3), pp.18-23 6 Phạm Gia Khánh (1993), Ung thư gan , bệnh học nội khoa sau đại học, tập 2 – học viện quân y, (NXB Y học) , pp.93-100 7 Trần Văn Huy (2002), Ung thư biểu mô tế bào gan ở khoa nội tiêu hóa, bệnh viện TW Huế qua các năm 1990,1995 và 2000”, tạp chí y học thực hành,... (2001), “Virus viêm gan C và ung thư gan nguyên phát”, (Tạp chí nghiên cứu y học – ĐH Huế, số 7), pp.25-27 9 Phạm Văn Lình (1998), “Chẩn đoán ung thư gan nguyên phát bằng chọc hút u gan dưới hướng dẫn của siêu âm”, (Tạp chí nghiên cứu y học ĐH Y Hà Nội Số 12/1998), pp.56-59 10 Huỳnh Quyết Thắng (2009), “Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại Cần Thơ 2001 – 2004” (Tạp chí y học thực hành, số... Bs Võ Khắc Nam (2013), Ung thư gan http://www.ykhoakyhoa.vn/en/noi-tieu-hoagan-mat/2013/12/ungthu -gan 16 http://www.ungthuvn.org/ChuDe.aspx?ID=473 17 http://www.dieutri.vn/tieuhoa/25-4-2011/S55 /Ung- thu -gan. htm 18 http://vi.wikipedia.org/wiki /Ung_ th%C6%B0 _gan 19 http://viemganb.vn /ung- thu -gan/ dau-hieu-va-trieu-chung 20 http://www.benh.vn /ung- Thu/Cac-phuong-phap-dieu-tri -ung- thugan-nguyen-phat/32/1882/28-6-2012.htm... Phiệt (2006), Ung thư gan nguyên phát”, NXB Y học 3 Bùi Thị Thanh Hà, Trịnh Thị Khanh, Nguyễn Văn Bằng (1998), “nhận xét về 76 trường hợp tử vong do ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Hữu Nghị trong 5 năm 1993 – 1997” (Tạp chí y học Việt Nam, số 9,10/1998 – Tổng hội y dược học Việt Nam),pp 54 -57 4 Tôn Thất Bách (1999), Ung thư gan , Bệnh học ngoại, tập 1, bộ môn Ngoại, ĐHY Hà Nội (NXB Y học) , pp.186-196... để làm sao phát hiện được ung thư gan càng sớm càng tốt, ở giai đoạn tiền lâm sàng, khi chưa có biểu hiện lâm sàng để cho các biện pháp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH HIỆN NAY Trong những thập niên qua, ung thư gan đã đi từ chỗ là án tử hình gần như phổ biến đến một ung thư có thể phòng ngừa, có thể phát hiện sớm và có thể được chữa khỏi... ngăn chặn để không phát triển thành ung thư gan nguyên phát Nhờ các tiến bộ y học y quá trình xơ hoá là có thể ngăn chặn và đẩy lùi do đó cần phải điều trị sớm cố gắng không để xơ gan từ giai đoạn đầu (Child Pugh A) sang giai đoạn nặng hơn , mất bù và có nhiều bién chứng trong đó có biến chứng ung thư gan nguyên phát Ngoài 3 cấp độ phòng bệnh trên một biện pháp phòng bệnh hết sức quan trọng nữa là sàng... Vì tỷ lệ ung thư gan tăng lên ở hầu hết các quốc gia, bổn phận của các bác sĩ chăm sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ là phải hiểu các bước cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh này Do tính chất ác tính nguy hiểm của bệnh như vậy, nên công tác dự phòng là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là còn những hạn chế của điều trị ung thư gan như hiện nay Trước hết cần hướng dẫn người dân nhận biết và tránh... thuốc này có thể dùng cho bệnh nhân xơ gan tuy nhiên giá thành thuốc đắt và sự kháng thuốc ngày càng tăng Ngoài ra có một số thuốc y học cổ truyền có tác dụng cới viêm gan B mạn tính như Liv 94 (chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa), gacavit (chiết xuất từ gấc) Xu hướng hiện nay là dùng phối hợp hai nhóm thuóc trong điều trị viêm gan B mạn tính Phòng bệnh cấp 3 Nếu đã bị xơ gan cần điều trị ngăn chặn... nhận biết và tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: virus, viêm gan B, C, rượu, aflatoxin, các hóa chất bảo vệ thực vật, tiêm vacxin chủng ngừa viêm gan B; dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ lượng protein, thành phần acid amin, vitamin cân đối trong khẩu phần ăn giúp gan duy trì quá trình hoạt động bình thư ng, quá trình chuyển hóa các chất và khắc phục các rối loạn,… Ngoài ra, cần áp dụng mô hình khám . Dịch Tễ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TÊN MÔN HỌC THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC Chủ đề học tập DỊCH TỂ HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ GAN GVHD: Ths. Lê Minh Hữu Cần Thơ, 2014 Chủ đề: DỊCH TỂ HỌC VÀ. đề: DỊCH TỂ HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ GAN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư gan nguyên phát là một bệnh lý ác tính rất thư ng gặp chiếm 80-90% của ung thư gan và là một trong những bệnh ung thư phổ biến. biệt là gan dẫn đến xơ gan và nguy cơ ung thư gan. - Viêm gan tự miễn: là bệnh tự miễn gây ra tổn thư ng mãn tính ở gan dẫn đến xơ gan và cuối cùng là làm tăng nguy cơ ung thư gan. - Xơ gan: làm

Ngày đăng: 17/08/2014, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan