1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam

7 840 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 28,73 KB

Nội dung

Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt NamPhân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu và rộng như hiện nay đã mở ra một thời đại mới - thời đại hội nhập, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Trước sự biến động đó, một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường, phải biết mình đang làm gì, mình sẽ làm gì và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì? Để trả lời được những câu hỏi đó đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính chủ quan. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Ngành phần mềm và Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành tạo nền tảng cho hoạt động kinh tế của các ngành khác. Ngành phần mềm ở nước ta xuất hiện được hơn chục năm nay, nhưng thời gian gần đây mới được nhà nước chú trọng phát triển và trở thành lĩnh vực thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Với tốc độ tặng trưởng trung bình 30%, đây là ngành hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh lâu dài thì phân tích TOWS là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của mình Công ty cổ phần SIS Việt Nam được thành lập từ năm 2002, chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các giải pháp phần mềm kế toán, tài chính, quản trị. Đến nay, công ty đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sự biến đổi của nền kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty, vì vậy đòi hỏi phải có định hướng phát triển lâu dài. Để có được những chiến lược kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như những cơ hội, thách thức từ môi trường kinh doanh hay còn gọi là phân tích TOWS. Nếu việc phân tích TOWS làm tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có một chiến lược phù hợp, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại. Vì vậy, quá trình phân tích TOWS phải được thực hiện nghiêm túc và cẩn thận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần SIS Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập như chưa đảm bảo thời gian, không được tiến hành bài bản, … vì thế hoạch định chiến lược kinh doanh chưa thực sự tốt, hiệu quả đạt được chưa phù hợp với khả năng của công ty. Do đó, em đã thực hiện nghiên cứu: “Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Việc phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần SIS Việt Nam đi sâu vào các vấn đề sau: Thứ nhất, xác lập vấn đề lí thuyết: Khoá luận làm rõ các nội dung lý thuyết về chiến lược, chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược, mô thức TOWS, các cấp chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ hai, xác lập vấn đề thực trạng tại công ty cổ phần SIS Việt Nam: Thông qua việc điều tra bằng phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn để thấy được thực trạng phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam Thứ ba, thiết lập vấn đề giải pháp, phương hướng: Đưa ra các dự báo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phân tích TOWS của công ty cổ phần SIS Việt Nam 3. Mục tiêu nghiên cứu Với việc nghiên cứu hoạt động phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam, khoá luận đảm bảo các mục tiêu sau đây: Một là, hệ thống hoá các khái niệm, lí thuyết có liên quan tới phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh Hai là, phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần SIS Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu các nhân tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến quá trình phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Phạm vi nghiên cứu: a. Thời gian nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu công tác phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP SIS Việt Nam trong những năm gần đây, tập trung vào 3 năm từ 2009 - 2011, định hướng tới năm 2020 b. Không gian nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP SIS Việt Nam và trên thị trường miền Bắc. Tuy nhiên do điều kiện thời gian, khoá luận nghiên cứu chủ yếu thị trường Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận có sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi trắc nghiệm để thu thập thông tin từ các nhân viên trong công ty. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia sử dụng các câu hỏi mở để hỏi các nhà quản lý thuộc các cấp khác nhau trong doanh nghiệp. Phương pháp thống kê, tổng hợp các dữ liệu thông tin có tính hệ thống, thể hiện dưới dạng bảng biểu Phương pháp mô hình hoá: các nội dung, thông tin, dữ liệu liên quan thể hiện dưới dạng mô hình, hình vẽ, sơ đồ Phương pháp tư duy kinh tế để có cách thức nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc dưới góc độ kinh tế, đặt trong mối quan hệ dưới các nhóm lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Phương pháp tư duy lôgic nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực dựa trên tính logic của vấn đề Phương pháp diễn giải quy nạp để trình bày vấn đề một cách rõ ràng, tổng quát. 6. Kết cấu khoá luận Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu bài khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài “Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần SIS Việt Nam”. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần SIS Viêt Nam. Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chiến lược Trong thực tế, cụm từ “chiến lược” được sử dụng rất nhiều. Và tuỳ vào quan điểm của mình thì các nhà kinh tế học lại có các cách định nghĩa chiến lược khác nhau. Một số khái niệm chiến lược như: Theo Alfred Chandler (1962), “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. (Cuốn Strategy and Stucture) Theo Johnson và Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”. (cuốn Exporing Corporate Strategy) Tóm lại, khái niệm chiến lược theo Alfred Chandler (1962) sẽ được sử dụng trong bài khoá luận. 1.1.1.2. Chiến lược kinh doanh Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh (CLKD)” ra đời. Quan điểm về CLKD phát triển dần theo thời gian và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Khoá luận xin đưa ra quan điểm sau: Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một khoảng thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng. (Nguồn bài giảng Quản trị chiến lược - Đại học Thương Mại (ĐHTM)) 1.1.1.3. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược (QTCL) là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế cũng như các quản trị gia quan tâm. Do nội dung của QTCL rất rộng về phạm vi nghiên cứu và phong phú trong thực tế vận dụng nên ở mỗi góc nhìn người ta lại đưa ra quan điểm, định nghĩa khác nhau về QTCL. Tuy nhiên, có thể đúc kết lại rằng: Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. (Nguồn bài giảng QTCL – ĐHTM) 1.1.1.4. Mô hình TOWS và các bước phân tích Ma trận TOWS (ma trận nguy cơ - cơ hội - điểm yếu - điểm mạnh) là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh - thách thức (ST), chiến lược điểm yếu - thách thức( WT) Phân tích TOWS là phân tích các yếu tố, hoàn cảnh môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để nhận diện các cơ hội, các hiểm họa và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó nhà quản trị hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp và môi trường. Các bước phân tích TOWS: gồm 8 bước: Bước 1: Liệt kê các cơ hội. Cơ hội kinh doanh là những yếu tố, sự kiện hoàn cảnh tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh hay thực hiện một mục tiêu nào đó có hiệu quả. . Bước 2: Liệt kê các thách thức. Thách thức là tập hợp những hoàn cảnh, yếu tố, sự kiện gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc mục tiêu nào đó, hoặc sẽ dẫn đến một kết cục không mong đợi cho doanh nghiệp. Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong. Điểm mạnh là những lợi thế vượt trội hoặc khác biệt mà những doanh nghiệp khác không có, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh tốt hơn, hiệu quả cao hơn Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong. Điểm yếu là những khó khăn, bất lợi còn tồn tại mà doanh nghiệp chưa khắc phục được Bước 5: Hoạch định chiến lược SO (chiến lược điểm mạnh - cơ hội): các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Bước 6: Hoạch định chiến lược WO (chiến lược điểm yếu - cơ hội): các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Bước 7: Hoạch định chiến lược ST (chiến lược điểm mạnh - thách thức): các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Bước 8: Hoạch định chiến lược WT (chiến lược điểm yếu - thách thức): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. 1.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1.2.1. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp Chiến lược được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh. Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể xây dựng chiến lược trên ba cấp độ sau: - Chiến lược cấp công ty: Là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức, liên quan đến những mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp, việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau - Chiến lược cấp kinh doanh: Liên quan tới việc làm thế nào để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường hay một đoạn thị trường cụ thể, nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý. - Chiến lược cấp chức năng: Là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các đơn vị kinh doanh và mục tiêu dài hạn của tổ chức. 1.1.2.2. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh (LTCT) là năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà đối thủ cạnh tranh không dễ dàng thích ứng hoặc sao chép được. LTCT đến với các công ty nào có thể tạo ra giá trị vượt trội. Và cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh và/hoặc tạo khác biệt sản phẩm, vì thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lòng trả một mức giá tăng thêm. Một công ty được xem là có LTCT khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và công ty có một LTCT bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Qua việc khai thác LTCT, các doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng. Bốn nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: Hiệu quả: Nếu coi một doanh nghiệp như là một hệ thống chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra. Thì cách đo lường đơn giản nhất của hiệu quả là đem chia số lượng các đầu ra cho các đầu vào. Hiệu quả cao có nghĩa là cần ít đầu vào để sản xuất một đầu ra nhất định. Như vậy hiệu quả cao giúp cho công ty đạt được lợi thế chi phí thấp Chất lượng: chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng giá trị sản phẩm trong con mắt khách hàng, cho phép bán với giá cao hơn để đạt được lợi nhuận lớn hơn. Hơn nữa, chất lượng cao dẫn đến hiệu quả năng suất lao động cao hơn và chi phí đơn vị thấp hơn Đáp ứng khách hàng: cho thấy khả năng nhận diện và thoả mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng tốt, khách hàng sẽ cảm nhận giá trị sản phẩm của công ty, và công ty có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khác biệt. Sự cải thiện về chất lượng cung cấp sản phẩm giúp công ty đáp ứng khách hàng bằng cách phát triển sản phẩm mới với những đặc tính mà sản phẩm hiện tại không có. Đáp ứng khách hàng cần chú ý quan tâm tới yếu tố thời gian và các dịch vụ đi kèm … Làm tốt những điều đó sẽ cho phép công ty tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ ít đáp ứng hơn, doanh nghiệp sẽ tạo lập được lòng trung thành nhãn hiệu và có thể đòi hỏi mức giá cao hơn cho sản phẩm của mình.

Ngày đăng: 17/08/2014, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w