Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề cơ bản về cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh. Chương III: Những giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hóa khan hiến nghiêm trọng, đến nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Thời kỳ tiếp tục sự đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã áp dụng nhiều khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm của nước ta không ngừng tăng trưởng. Từ chỗ là nước thiếu lương thực nay đã trở thành một nước trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có kết quả đó là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Từ định hướng về chính sách kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng thí điểm, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khẳng định quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, là hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế. Huyện Mê Linh là một huyện nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp. Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 1 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn thành phố cũng như cả nước. “ Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế của địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.” Nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình và từ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Do đó phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao, hơn nữa đối tượng vay gắn liền với thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Với chủ chương công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới thực sự trở thành “ đòn bẩy” thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng cho vay vốn đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS. Trần Đăng Khâm. Em mạnh dạn chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mê Linh”. Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 2 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng Nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế và từ đó tìm ra những giải pháp để đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề cơ bản về cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh. Chương III: Những giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh. Do thời gian hạn chế và kiến thức của em có hạn nên không tránh được nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô cùng các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Bùi Thị Tán Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 3 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. ( Theo giáo trình môn Ngân hàng thương mại của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân chủ biên là: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà) 1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là tổ chức kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường vì vậy mà Ngân hàng có những đặc điểm rất riêng với các ngành kinh doanh thương mại khác trên thị trường. * Trung gian tài chính Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại các nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Các cá nhân tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn còn các cá nhân thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm dư thừa sang nhóm thiếu hụt nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 4 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng trực tiếp đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời gian và không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do đó chuyên môn hóa trung gian tài chính có thể là giảm chi phí giao dịch. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho nhà đầu tư từ đó khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. * Tạo phương tiện thanh toán Tiền - vàng có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại vì vậy thanh toán bằng cách phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ tái chính hoặc là Ngân hàng Trung ương. Toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo tạo nên khoản thu của một khách hàng khác lại một ngân hàng khác tạo ra Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 5 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng các khoản cho vay mới. Trong khi một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạt động cho vay. * Trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…. Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung gian thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. ( Theo giáo trình môn Ngân hàng thương mại của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân chủ biên là: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà) 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu thực hiện các dịch vụ đó có hiệu quả. 1.1.3.1. Nhận tiền gửi Cho vay là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm được mọi cách để huy động được tiền. một trong các nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi, ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 6 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. 1.1.3.2. Mua bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ. Một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên cao. 1.1.3.3. Hoạt động cho vay * Cho vay thương mại Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán. Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. * Cho vay tiêu dùng Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay vốn đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. * Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 7 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất. * Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một số dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra laoị tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như ủy nhiệm chi, nhờ thu, LIC, thanh toán bằng điện, thẻ… * Quản lý ngân quỹ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hàng đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 8 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. * Tài trợ các hoaạt động của chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ Chính phủ các nước điều muốn tiếp cận với các tài khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn. Khi ngân hàng Trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự hoặc trực tiếp can thiệp để có được các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ dành quyền cấp phép hoạt dộng và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được, hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. * Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn tổ chức tín dụng khác… ( Theo giáo trình môn Ngân hàng thương mại của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân chủ biên là: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà) Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 9 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng 1.2. Cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái quát về hộ sản xuất 1.2.1.1. Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh một ĩnh vực nhất định do nhà nước quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. Những hộ gia đình mà đất ở giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ sản xuất. Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập lên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cúng là tài sản chung của cả hộ sản xuất. Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Bùi Thị Tán - NH - K38 Chuyên Đề Tụt Nghiệp 10 [...]... khoản vay kém chất lượng Các chỉ tiêu cụ thể mà các ngân hàng thường dùng là * Doanh số cho vay hộ sản xuất Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm Ngoài ra ngân hàng còn dựng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng số cho vay của ngân hàng trong một năm Tỷ trọng cho vay. .. Ngân Hàng Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn Hộ sản xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh ngành nghề phụ Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta 1.2.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất Tại. .. dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất Bùi Thị Tán - NH - K38 16 Chuyên Đề Tụt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng - Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng... tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn Không những thế hộ sản xuất còn là người bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, dich vụ của ngân hàng nông nghiệp trên thị trường nông thôn Vì vậy họ có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng nông nghiệp và đó là thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng ra nhiều vùng chuyên canh cho năng xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao... Chuyên Đề Tụt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng nội lực của kinh tế hộ và tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông - lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch,... Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng Do năng lực của mỗi người có hạn, địa bàn nông thôn rộng lớn và tính phức tạp trong cho vay nông nghiệp, nông thôn Nếu cán bộ tín dụng quản lý quá nhiều hộ vay vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp chất lương tín dụng 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay hộ sản xuất Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng Do vậy, phải nâng... thủy sản, sản xuất các ngành thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 1.2.3 Mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Cho vay đối với hộ sản xuất * Khái niệm: Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, bản chất của tín dụng hàng hóa là vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi Trong nền kinh tế hàng hóa... trình phát triển của kinh tế hàng hóa Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh Riêng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất. .. chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất hiện nay là vấn đề quan trọng đối với Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng Bùi Thị Tán - NH - K38 25 Chuyên Đề Tụt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT MÊ LINH 2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Mê Linh - TP Hà Nội Huyện Mê Linh là huyện có... chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay hộ sản xuất Hiện nay, tín dụng vẫn chi m khoảng 60%- 70% trong tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và chất lượng tín dụng, việc đánh giá chất lượng tín dụng ở các ngân hàng hiện nay thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau: a Chỉ tiêu định tính * Đảm bảo nguyên tắc cho vay: Mọi tổ chức . về cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh. Chương III: Những giải pháp mở rộng. tín dụng cho vay vốn đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS. Trần Đăng Khâm. Em mạnh dạn chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay hộ. Linh. Chương III: Những giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mê Linh. Do thời gian hạn chế và kiến thức của em có hạn nên không tránh