TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ sử DỤNG nợ CÔNG tại VIỆT NAM

23 363 0
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ sử DỤNG nợ CÔNG tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Đề tài: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM Họ tên SV: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Mã số SV: CQ502185 Ngày sinh: 26/11/1990 SĐT: 0988.358.992 Email: rubi_q126@yahoo.com.vn Lớp CN: Ngân hàng C-K50 SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn LỜI MỞ ĐẦ Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa đất nước đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, chúng ta cần quan tâm đến những nguồn lực quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình này. Bên cạnh nguồn nhân lực dồi dào và những chính sách phù hợp thì nguồn lực về vốn cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu tài chính quốc gia, cho dù đó là một nước nghèo khó ở châu Phi, những nước đang phát triển như Việt Nam, hay là những nước đang phát triển như Mỹ, Nhật, EU. Do đó, các quốc gia rất cần đến những nguồn vay nợ để đầu tư cơ sở vật chất cho đất nước. Nợ công là rất quan trọng, nó là một phần không thể thiếu trong tài chính của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển đất nước. Vì thế, nợ công cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả, cần phải được quản lý chặt chẽ, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra tại bất cứ quốc gia nào vào bất lỳ thời điểm nào Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì việc quản lý và sử dụng nợ công sao cho phù hợp vẫn luôn là một vấn đề được nhân dân và Nhà nước hết sức quan tâm. Theo chủ đề này, em xin trình bày một số hiểu biết về nợ công, thực trạng nợ công tại Việt Nam và xin đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công ở nước ta hiện nay SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 1 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn I. LÝ THUYẾT CHUN 1. Một số hỏi niệm về Nợ côn Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập kỷ 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cơ là quốc gia đầu tiên tuyên bố không trả được nợ vay IMF. Đến tháng 10/1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỷ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hỗn trả nợ. Tuy nhiên, đến nay xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ công (hay còn gọi là Nợ chính phủ, Nợ quốc gia) theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 2 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…). Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, xét cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Theo khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công. Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 3 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Trái ngược với quan điểm trên, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Việc cắt giảm thuế và vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh. 2. Phân loại nợ công Cho đến nay có nhiều cách phân loại nợ công khác nhau, trong đó có 3 cách phân loại chính sau:  Theo đối tượng cho vay: Nợ công gồm vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài, căn cứ vào người cho vay ở trong nước hay ở nước ngoài.  Theo thời hạn vay: Căn cứ vào thời gian vay nợ dài hay ngắn, người ta còn chia nợ công làm: Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), Nợ trung hạn (từ 1 đến 10 năm) và Nợ dài hạn (trên 10 năm).  Theo hình thức vay: Chính phủ có thể vay nợ theo 2 cách chủ yếu: - Huy động từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ - Vay trực tiếp từ các nguồn như: vay ưu đãi từ các nước và các thế chế kinh tế khác (ODA), vay từ ngân hàng thương mại hay 1 số hình thức vay nợ khác 3. Các hình thức vay nợ của Chính phủ 3.1. Phát hành trái phiếu Chính phủ SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 4 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do bộ tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Chính phủ phải trả gục và lãi trong thời gian xác định. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. (Do có nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo). Chính phủcó thể phát hànhTrái phiếu chính phủđể vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủphát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi rotín dụngvìChính phủcó thể tăngthuếthậm chí in thêmtiềnđể thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủphát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro vềtỷ giá hối đoái. 3.2. Vay trực tiếp Để sử dụng vốn cho chi tiêu Chính phủ, các quốc gia còn sử dụng nguồn vốn viện trợ từ các quốc gia, thể chế tài chính khác trên thế giới (ODA) hoặc vay từ các ngân hàng thương mại hay từ một số nguồn khác. 3.2.1. Vay ODA Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn là thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà Nước hoặc Chính phủ một nước với các Chính Phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 5 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Đặc điểm của nguồn vốn này là: - Lãi suất cho vay rất thấp khoảng từ 0.25-2%/năm, thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả, ân hạn từ 8-10năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA - Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Ở nước ta, các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: - Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc… - Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo). - Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại. - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác). - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai Phân loại Căn cứ vào tính chất tài trợ: ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 6 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.  Căn cứ vào mục đích sử dụng: Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này thường là ODA không hoàn lại.  Căn cứ vào nhà tài trợ: ODA song phương: Là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho Chính phủ nước khác. ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước. ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp. Tính cho đến nay, Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Trong đó: SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 7 Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn - Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cơ-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po. - Các nhà tài trợ đa phương gồm: • Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait; • Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 3.2.2. Vay từ các ngân hàng thương mại Ngoài nguồn vay phổ biến nhất là ODA, thì chính phủ các nước cũng có thế huy động vốn từ các nguồn như NHTM trong các trường hợp cần thiết 4. Các tác động của Nợ công đối với nền kinh tế SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C 8 [...]... do hoá nhiều hơn Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ II THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ SỬ DỤNG NỢ CÔNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1 Thực trạng nợ công và sử dụng nợ công tại một số nước trên thế giới SV: Đặng Xuân Quỳnh 11 Lớp: Ngân hàng... vấn đề nợ công đang trở thành "trò chơi" của giới chức lãnh đạo Mỹ Giới phân tích cho rằng, chính quyền của Obama cần có chính sách giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách khổng lồ này, tránh việc các nhà đầu tư bán phá giá trái phiếu gây ra khủng hoảng nợ công 2 Thực trạng nợ công tại Việt Nam 2.1 Nợ công Việt Nam liên tục gia tăng về giá trị tuyệt đối Từ 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng. .. xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, c dự ánđầu tư cơ sở hạ tầng Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách... kinh tế Việt Nam đang đứng trước những rủi ro Tuy nhiên, mặc dù nợ công đang ở mức cao nhưng với các khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép cho ngân sách nhà nước về nghĩa vụ trả nợ đến ạn Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các... nền công nghệ tân tiến sử dụng nhiều vốn thì ICOR trong giai đoạn đầu tư cao Những nước sử dụng nhiều lao động không cần nhiều Namvốn như Việt thì ICOR thấp Câu hỏi đặt ra l Nam tại saoViệt không trang bị máy móc công nghệ tân tiến mà phải cần quá nhiều vốn đ SV: Đặng Xuân Quỳnh 17 Lớp: Ngân hàng 50C Đề án môn học GVHD: TS Đặng Anh Tuấn ư như vậy? III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NỢ NAM. .. nợ công so với GDP xấp xỉ Việt Nam là Thái Lan (48,6%), Malaysia (52,1%), Philippines (55,8%) Nga và các nước Liên Xô cũ là nhóm nước có tỷ lệ nợ công so với GDP vào thấp nhất trên thế giới (Nga - là 8,5%) Từ năm 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP Theo số liệu của The Economist, vào năm 2001, nợ công của Việt Nam. .. trị tuyệt đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP Mới đây Tạp chí kinh tế The Economist đã thiết lập một đồng hồ đo nợ công của toàn thế giới Tính tới thời điểm 16h40 ngày 12/10/2010 theo giờ Việt Nam, số nợ công toàn cầu được hiển thị trên đồng hồ nợ công trên The Economist đạt mức 39.942.437.066.497 USD (gần 40 nghìn tỷ USD) Biều đồ 1: Tình hình nợ công của Việt Nam từ 2001-2010 SV:... QUẢ SỬ DỤNG NỢ NAM NG TẠI VIỆT Trên thực tế, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,3% Những năm tới, đối với Việt Nam nợ công vẫn là nguồn tài chính... vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình ợp táccông - tư (PPP) Bốn là , nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng. .. lệ nợ công trên GDP ở trên mức trung bình Xét ở tiêu chí tỷ lệ nợ công trên GDP, Việt Nam đang được xếp vào nhóm nước có mức nợ trên trung bình Theo số liệu của The Economist, tổng nợ công của Việt Nam hiện là 50,935 tỷ USD, tương đương 51,6% GDP Một số nước trong khu vực có mức nợ thấp hơn Việt Nam xét ở tiêu chí này, như Trung Quốc là 17,4% hay Indonesia là 26,5% Những nước trong khu vực có tỷ lệ nợ . hoảng nợ công. 2. Thực trạng nợ công tại Việt Nam 2.1. Nợ công Việt Nam liên tục gia tăng về giá trị tuyệt đối Từ 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức nợ bình. nhiệm thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức rung bình. 2.3. Vấn đề sử dụng vốn vay chưa hiệu quả minh bạch Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải. tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP. Theo số liệu của The Economist, vào năm 2001, nợ công của Việt Nam mới là

Ngày đăng: 16/08/2014, 23:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan