Khái niệm án lệ Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã đượcg
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình triển khai thi hành Hiến pháp 2013, vấn đề cải cách tư pháp là chủtrương lớn của Đảng nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCN, bảo vệ quyền con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững,chủ động hội nhập quốc tế
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 đã xác định “Tòa án nhândân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhấtpháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” Chủ đề về án lệ và địnhhướng áp dụng nó trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã trở thành vấn đề nóng trongnghị trường của Quốc hội nước ta trong những năm gần đây Ngày 29/10/2015, tại HàNội, TANDTC đã tiến hành giới thiệu Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồngThẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ Nghị quyết này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2015 Đây là một bước quan trọng trong tiếntrình cải cách tư pháp đó là sự thừa nhận án lệ trong hoạt động tư pháp nước ta để từ đótiến đến việc áp dụng án lệ vào thực tiễn xét xử
Nhưng hiện nay, việc áp dụng án lệ vào công tác xét xử ở Việt Nam còn khá mới mẻnên sẽ gặp nhiều khó khăn để án lệ thực sự phổ biến trong hệ thống tư pháp nước ta.Trong bài tiểu luận này, tác giả đưa ra cách nhìn tổng quan nhất về án lệ, sự tương quangiữa quy định án lệ Việt Nam với thế giới, phân tích những điểm thuận lợi, khó khăncủa việc áp dụng án lệ hiện nay tại Việt Nam qua đó đưa ra những kiến nghị để nângcao hiệu quả sử dụng án lệ ở Việt Nam
Trong bài tiểu luận này, tác giả vận dụng phương pháp nguyên cứu truyền thống làphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, dựa trên chủnghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu các vấn đề một cách toàn diện
và cụ thể Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp so sánh,phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá, nhận xét đểđảm bảo tính logic những vấn đề được nghiên cứu
Trang 2CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ
1.1 Khái niệm án lệ
Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa
án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã đượcgiải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn
đề tương tự sau này”.1
Theo Oran’s Dictionary of the Law thì cho rằng án lệ là “Một quyết định về một vấn đềmang tính pháp lý, mang tính bắt buộc đối với tòa án cấp dưới trong cùng hệ thống khitòa án cấp dưới giải quyết một vấn đề pháp lý với tình tiết tương tự”
Còn trong tác phẩm Luật So sánh trong một thế giới chuyển đổi (Comparative Law in aChanging world) của Giáo sư Peter de Cruz - Trường Đại học Staffordshire thì án lệ cóthể được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, án lệ là những nguyên tắc không theoluật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp Theo nghĩa hẹp, án lệ là việc đưa ranhững nguyên tắc là nền tảng cho những vụ việc xảy ra sau này2
Tại Việt Nam, theo Điều 1 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định:
“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caolựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà ánnghiên cứu, áp dụng trong xét xử”
Nhưng nhìn chung án lệ có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được
gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law”) hay luật do thẩm phán ban hành("judge-made law”) Trong khi đó, nguồn luật văn bản chủ yếu được tạo ra bằng conđường Nghị viện ban hành
Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới Thật ra, không phải khi tòa án xét
xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ Thông thường, khi có một việc tranh chấptại tòa thì các thẩm phán cũng như các luật sư sẽ quan tâm đến hai vấn đề: (i) Vấn đề
sự kiện (question of fact); (ii) Vấn đề pháp lý (question of law) Đối với các vụ việcđơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định chất pháp lý của sự kiện (question of fact) và
1 Black's Law Dictionary, 1979, 5 th edition, tr.1059.
2 Peter de Cruz, Comparative Law in a Changing World, Cavendish Publishing Limited 1999, p 243
Trang 3đã có quy định trong văn bản pháp luật hay tiền lệ trước đó để áp dụng, tòa án khôngtạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc này Rất ít các vụ việc liên quan đến vấn đề pháp
lý (question of law) cần giải quyết bằng pháp luật mà chưa có quy tắc tiền lệ Khi nàytòa án mới tạo ra án lệ khi giải quyết những vụ việc này
Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự Kỹ thuật tư duy đặc
thù của thông luật tạo ra án lệ không phải là diễn dịch cũng không phải là quy nạp mà
là suy luận tương tự ("analogical thinking’), có nghĩa là lấy tính giống nhau làm tiêuchuẩn hay là cái tương tự Một quy tắc án lệ gọi là "ratio” được hình thành dựa trên bayếu tố: (i) Các tình tiết của vụ việc (facts); (ii) Lý lẽ hay lập luận (reason); (iii) Quyếtđịnh của tòa án (decision) Khi tòa án giải quyết vụ việc đầu tiên chỉ tạo ra hình mẫuhay phác thảo nên một quy tắc chứ chưa phải là một quy tắc hoàn hảo, một quy tắc haynguyên tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau.Các thẩm phán sau này khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽtương tự, nếu vụ việc này tương tự thì sẽ áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết
vụ việc hiện tại, nếu không tương tự thì không áp dụng3
1.2 Nhận diện sự tồn tại của án lệ trong thực tiễn pháp lý tại Việt Nam
“Án lệ” đây không phải là một thuật ngữ hoàn toàn mới trong khoa học pháp lý haytrong nền tư pháp Việt Nam mà khái niệm này đã được biết đến từ rất sớm cách đâykhoảng 500 năm dưới chế độ phong kiến Đặc biệt, mới đây ngày 06 tháng 4 năm
2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA quyếtđịnh về việc công bố 6 án lệ Đây được xem là dấu ngoặc mới, đánh dấu những bướctiến dài cho hoạt động tư pháp Việt Nam Để có được sự thừa nhận án lệ như hôm naythì án lệ ở nước ta đã trải qua một thời gian khá dài đây được xem như là một lộ trìnhxây dựng những cơ sở khoa học pháp lý, cơ sở lý luận, thay đổi nhận thức, định kiến đểchuẩn bị tốt nhất một nền tảng trên chặn đường nghiên cứu, xây dựng, thừa nhận vàphát triển án lệ như ngày nay
1.2.1 Giai đoạn trước những năm 1945
Ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến có thể coi án lệ đã xuất hiện và tồn tại dưới nhữngdạng các phán quyết, chiếu, sắc dụ, lệnh, lệ của nhà vua nhưng vào thời điểm đó không
3 Đỗ Thanh Trung (2012), “Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4/2012,
tr.64,65
Trang 4gọi bằng thuật ngữ “án lệ”4 Trong thời kỳ này, việc ban hành các lệnh, lệ để hướng dẫnđường lối xét xử khi luật còn thiếu sót, chưa quy định đầy đủ Cách làm này tương đốiphổ biến và được áp dụng nhiều lần bởi các đời vua khác nhau.
Trong thời kỳ Pháp thuộc có ba bộ luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội đó là
Bộ luật Dân sự Nam kỳ giản yếu năm 1883, Bộ luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ luật dân
sự Trung Kỳ 1936 Tại Điều 4 của Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu năm 1883 quy định
“Thẩm phán nào từ chối việc phán xét vì lý do luật không quy định vấn đề hay luật tốinghĩa hoặc bất túc sẽ bị truy tố vầ tội bất khẳng thụ lý”5
Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật phápChâu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quantâm việc xây dựng án lệ Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theoSắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, đã có quy định liên quan đến yêu cầu ápdụng án lệ trong xét xử, cụ thể, tại Thiên mở đầu, Điều 8 có ghi: “Thẩm phán nàokhông chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố
về tội bất khẳng thụ lý”; Điều 9 quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào cóthể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo côngbằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự” Theo cácchuyên gia nghiên cứu, pháp luật của chế độ cũ trước đây, sở dĩ có được án lệ là nhờ ởTòa Thượng thẩm (Cour d’appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quankiểm soát lại các bản án của các Tòa án cấp dưới, qua đó Tòa Phá án bảo đảm một sự
4 Dương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thúy (2009), “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5/2009,
tr.39
5 Đỗ Thanh Trung (2008), Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trang 5thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật và lâu dần hệ thống các Tòa án sẽhướng theo các án lệ mà Tòa Phá án đưa ra.6
Trong khi đó, ở giai đoạn này miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thốngnhất việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19/01/1995 Thủ tướng Chính phủ banhành Thông tư số 442/TTG về việc trừng trị một số tội phạm Tại Thông tư có quy định
“…Tới nay, các Toà án căn cứ vào những văn bản nói trên và chính sách trừng trị củaChính phủ mà xét xử đem lại kết quả tốt cho việc bảo vệ trật tự, an ninh Kinh nghiệmxét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ
Tuy nhiên án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương, đường lối xét xử do đó khôngđược thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng Cần phải thống nhất những án lệ
ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các Toà án trừng trị một số tội phạmthông thường”
Tiếp sau đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định việc áp dụng án lệtrong công tác xét xử Cụ thể như:
Tại Thông tư số 19-VHH ngày 30/06/1955 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng luật lệ cónêu:
“…Nếu chỉ có luật hình cũ, chưa có sắc lệnh mới, mà xét cần trừng phạt thì cũngkhông viện dẫn luật hình cũ, Tòa án sẽ căn cứ vào đường lối truy tố xét xử, vào các yêucầu chung và cụ thể đối với từng sự việc, vào án lệ”
Tại Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 của Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề đìnhchỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến, có nêu:
“…Để xét xử các vụ án hình sự và dân sự, cần áp dụng luật pháp của nước Việt NamDân chủ cộng hòa đã ban hành từ trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư…)đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các Tòa án, của Tòa án tốicao”
Thông tư số 92-TC ngày 11/11/1959 của Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao giảithích và quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của các TAND phúc thẩm Hà Nội,Hải Phòng và Vinh, chỉ rõ:
“…TAND phúc thẩm chỉ đạo công việc xét xử của các TAND cấp dưới thông qua án lệcủa mình”
6 Lê Văn Sua, “Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án”,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1867 , truy cập ngày 22/06/2015
Trang 6Ngoài ra, trong thời kì này bên cạnh các văn bản pháp luật chính thức thì trên các tạpchí chuyên ngành, nhiều tập san, các bài viết khái niệm án lệ cũng được sử dụng nhiều.Tại Tập san Luật học số 4 năm 1957 ra ngày 15/10/1957 do Hội luật gia Việt Nam xuấtbản có mục Án lệ, trong đó có đề cập đến án lệ để giải quyết vấn đề chồng liên đới trả
nợ cho vợ của tác giả Nguyễn Xuân Dương Trong mục này, tác giả Nguyễn XuânDương đã chỉ ra đường lối xét xử của TAND thành phố Hà Nội đã xét xử 05 vụ án liênquan đến việc liên đới trả nợ, mặc dù vợ là người vay tiền nhưng Tòa án vẫn buộcchồng phải chịu trách nhiệm về việc vợ vay tiền, hai vụ chồng tự ý nhận trả nợ cho vợ
và một vụ bác lời thỉnh cầu của nguyên đơn tách chồng ra khỏi vụ kiện; sau đó tác giảnêu những nhận xét của mình trên cơ sở căn cứ vào Sắc lệnh 97-SL ngày 22/05/1950của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Hiến pháp năm 1946, điđến kết luận theo quan điểm của tác giả thì: “Theo pháp lý hiện tại, Tòa án chỉ có thể
xử bắt người chồng phải liên đới giả nợ cho người vợ trong những trường hợp món nợ
đó có làm lợi cho gia đình, nếu không phải là trường hợp hai người cùng đứng vayhoặc cùng kinh doanh Để nhận định món nợ đã làm lợi cho gia đình thì phải có nhữngbằng chứng cụ thể rõ rệt Nếu chỉ dựa trên phán đoán (Vụ bà Nguyễn Thị Sinh kiện bàTrần Thị Tâm) hoặc dựa trên sự việc chồng cho phép buôn bán hay không ngăn cảnviệc buôn bán rồi do đó mà có nợ để nhận định là chưa đủ lẽ”
Tại Tập san Luật học số 5 năm 1958 ra ngày 15/01/1958 do Hội luật gia Việt Nam xuấtbản có mục Bình luận án lệ: Hứa mua, hứa bán nhà đất ở thành phố của Nguyễn XuânDương Trong mục này, tác giả Nguyễn Xuân Dương đã nêu tình hình các vụ kiện, đưa
ra hai vụ kiện tác giả cho là điển hình về vấn đề này và chỉ ra đường lối xét xử củaTAND sơ thẩm Hà Nội và TAND phúc thẩm Hà Nội về vụ Ông Hoàng Văn Khác hứabán cho ông Nguyễn Đình Nhất nhà số 28 Phố Triệu Việt Vương năm 1956 Sau đó tácgiả nhận xét rằng TAND sơ thẩm Hà Nội đã chiếu Sắc lệnh ngày 10-10-1945 áp dụngĐiều 882 Luật hộ Bắc kỳ cũ xử vụ kiện này là không đúng TAND phúc thẩm Hà Nội
đã bác của TAND sơ thẩm, xử bắt ông Khác phải bán nhà cho ông Nhất là đúng lẽnhưng đã xử bắt bán với giá đã hứa trước, mặc dầu giá nhà trong thành phố đã vọt lêncao và nhận xét: “Theo ý kiến riêng của chúng tôi sau khi nghiên cứu để rút kinhnghiệm về một số vụ án về việc hứa mua hứa bán, chúng tôi thấy rằng gặp những vụtương tự như vụ ông Nhất kiện ông Khác, nên hòa giải để hai bên có sự tương nhượng
Trang 7nhau, nếu hòa giải không thành mà xử bắt người hứa bán phải bán như đã hứa thì nênđồng thời điều chỉnh lại giá cả”.
Tập san Tư pháp (nay là Tạp chí TAND) số 3 năm 1964, trong mục “Thuật ngữ luậthọc” có giải thích: “Án lệ là một danh từ cũ đã được dùng từ thời Pháp thuộc Án lệ lànhững quy tắc do các Tòa án trong khi vận dụng pháp luật để xét xử các vụ án cụ thể
đã hình thành dần dần bằng cách hiểu và có thái độ giải quyết giống nhau một số điểmpháp lý, áp dụng luật một cách giống nhau trong nhiều vụ án”
Tập san Tư pháp số 1 năm 1965 đã mở mục “Bình luận án lệ”, tòa soạn đã có vài dòng
mở đầu: “Từ số này, Tập san Tư pháp sẽ mở thêm mục “Bình luận án lệ” để…” Tuynhiên, mục này chỉ thực hiện được 5 số, đến số 6 năm 1965 thì chỉ gọi là “Bình luậnán” mà không có sự giải thích nào từ tòa soạn7
1.2.3 Giai đoạn 1975 – 2005
Nhìn từ góc độ pháp lý, trong giai đoạn này khái niệm án lệ không được sử dụng chínhthức, còn trong các sách báo pháp lý khái niệm án lệ vẫn được bàn luận nhưng chỉmang tính chất nghiên cứu học thuật
Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới Xác định:
“…Khi xét xử, các tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước phápluật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo phápluật”
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Tổ chức TAND năm 2002 quy định TANDTC có nhiệm
vụ và quyền hạn “Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinhnghiệm xét xử của các Tòa án”
Từ các cơ sở pháp lý trên nhận thấy rằng án lệ trong thời kì này không được đề cập và
áp dụng Có thể thấy ngay cả Nghị quyết của Bộ Chính trị hay quy định của Luật Tổchức TAND năm 2002 cũng không đề cập đến việc sử dụng án lệ trong công tác xét xửnhư các thời kì trước đó đã quy định
1.2.4 Giai đoạn 2005 đến nay
7 Nguyễn Văn Cường, Bài tham luận tại Hội thảo “Án lệ trong hệ thống Thông luật và châu Âu lục địa: Hiến kế
cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam" Tổ chức tại Trường ĐH Luật TP.HCM 24/4/2014.
Trang 8Trong giai đoạn này khái niệm án lệ được đề cập lại, án lệ được nhắc đến, biết đến,nghiên cứu nhiều hơn, tạo nên những bước tiến mạnh mẽ để được thừa nhận, xây dựng
và phát triển trong nền tư pháp Việt Nam như hiện nay
Khái niệm án lệ tiếp tục được sử dụng chính thức tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, đã xác định:
“…Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệthương mại quốc tế) và quy tắc các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoànthiện pháp luật”
Tiếp đó tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020, xác định:
“…Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn ápdụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”
Trong giai đoạn này, TANDTC đã tiếp nhận và cho công bố các tập Quyết định Giámđốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính TANDTC đã công bố một
số các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, một số quyếtđịnh giám đốc thẩm của các tòa chuyên trách TANDTC trên Trang thông tin điện tửcủa TANDTC Bên cạnh đó, TAND các cấp cũng đã tham khảo Quyết định của Hộiđồng Thẩm phán TANDTC, Quyết định của các Tòa chuyên trách và thông qua việcTổng kết rút kinh nghiệm, phát hành Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTCđến Tòa án các cấp
Việc công bố công khai các Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phánTANDTC và việc TAND các cấp đã tham khảo Quyết định của các Tòa chuyên trách,Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đây là những biểu hiện cho thấy nhữngbước chuẩn bị căn bản cho việc triển khai áp dụng án lệ tại Việt Nam
Ngày 31/10/2012, TANDTC đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-TANDTC phê duyệt
Đề án phát triển án lệ của TANDTC Theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC, việc pháttriển án lệ của TANDTC nhằm xác định hai mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Trang 9“Việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao nhằm nâng cao chất lượng của bản
án, quyết định của ngành Tòa án nói chung, đặc biệt là Quyết định giám đốc thẩm củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa chuyên trách Tòa án nhândân tối cao; góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo
sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật”
Mục tiêu cụ thể:
“Việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao giúp ngăn ngừa sự duy ý chí củaThẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của Thẩmphán Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, Thẩm phán có thể đưa ra phánquyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lượng bản án, quyết định bị Tòa án cấp trênhủy, sửa sẽ giảm đi
Quyết định giám đốc thẩm trở thành án lệ sẽ là khuôn mẫu cụ thể, rõ ràng để dễ nhậnbiết vấn đề pháp lý được đặt ra của vụ án Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối caogiúp chuẩn hóa việc viết bản án, quyết định của Tòa án Viện dẫn án lệ trong xét xử trởthành hoạt động thường xuyên của ngành Tòa án”
Quyết định này đã khẳng định việc áp dụng án lệ tại Việt Nam là một giải pháp khả thinhằm hoàn thiện pháp luật
Tiếp đến, theo Kết luận số 62-KL/TW ngày 14/05/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Banchấp hành Trung ương khóa XI về việc tiếp thu ý kiến nhân dân hoàn thiện bản Sửa đổiHiến pháp năm 1992 thì: “Án lệ là vấn đề mới, chưa được nghiên cứu kỹ, nên khôngquy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tiếp tục nghiên cứu, nếu thấy phù hợp thìquy định trong Luật”
Đây được xem là những bước phát triển mạnh mẽ trên con đường thừa nhận án lệ tạiViệt Nam, những cơ sở trên đã xây dựng những bước đệm cơ bản, cần thiết cho sựcông nhận, sử dụng án lệ tại Việt Nam Tuy nhiên, những Nghị quyết của Bộ chính trịhay tiêu biểu là Quyết định 74/QĐ-TANDTC đã đưa ra đề án chi tiết để phát triển án lệtại Việt Nam nhưng đây là những văn bản chỉ mang tính chỉ đạo, định hướng chứ vẫnchưa là văn bản quy phạm pháp luật để có thể ràng buộc, mang tính bắt buộc chungcho việc sử dụng án lệ, áp dụng án lệ trong quá trình xét xử Cho nên việc sử dụng án
lệ được coi như là sự khuyến khích, Thẩm phán có thể sử dụng hay không sử dụng án
lệ đều được, chính vì vậy việc sử dụng án lệ chưa thật sự hiệu quả
Trang 10Trong tiến trình cải cách tư pháp, triển khai thi hành Hiến pháp 2013, chính từ đây án
lệ được thay một lớp áo mới, quan trọng hơn, mang tính pháp lý cao hơn và có tính ápdụng cao hơn Cụ thể:
Trên tinh thần khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tốicao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luậttrong xét xử” Luật Tổ chức TAND năm 2014 ra đời, đã quy định nhiệm vụ của Hộiđồng hẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại điểm c khoản 2 Điều 22: “Lựa chọn quyếtđịnh giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triểnthành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”
Ngày 29/10, tại Hà Nội, TANDTC đã tiến hành giới thiệu Nghị quyết HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
03/2015/NQ-án lệ Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2015 Đây là một bướcquan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, triển khai thi hành Hiến pháp 2013 và Luật
Tổ chức TAND 2014
Luật Tổ chức TAND năm 2014, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩmphán TANDTC là văn bản quy phạm pháp luật, từ đây án lệ đã có cơ sở pháp lý đểmang tính ràng buộc chung đối với các Thẩm phán trong quá trình xét xử
Sau đó, các văn bản Luật mới ra đời như Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng dân
sự 2015, Bộ Luật Tố tụng hành chính cũng đã có những quy định về việc xem xét ápdụng án lệ trong quá trình xét xử Đặc biệt, mới đây ngày 06 tháng 4 năm 2016, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA quyết định về việccông bố 6 án lệ đầu tiên Theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 220/QĐ-CA quyđịnh các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng 6 án
lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06/4/2016trong xét xử kể từ ngày 01/06/2016
Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, án lệ đã được côngnhận, được thừa nhận là nguồn pháp luật bổ trợ cho cho hệ thống pháp luật Đây là mộttrong những bước chuyển mình tích cực trong tiến trình cải cách tư pháp của nước tahiện nay
1.3 Án lệ Việt Nam và sự tương quan với án lệ thế giới
Trang 111.3.1 Án lệ với tư cách là nguồn luật
Án lệ là bản án hoặc quyết định của tòa án, nó tạo lập quy tắc hoặc căn cứ pháp lý đángtin cậy cho việc quyết định các vụ việc tương tự trong tương lai Về mặt lý luận thì án
lệ có những yếu tố có thể làm cho một bản án trở thành căn cứ cho các quyết định saunày của tòa án là những tình tiết thực tế, sự kiện giống nhau hoặc nếu sự kiện khácnhau thì những nguyên tắc được áp dụng trong vụ án đầu tiên có thể được áp dụng đốivới nhiều sự kiện khác nhau8
Trên thế giới hình thành hai trường phái án lệ, đó là “án lệ ràng buộc” và “án lệ thuyếtphục” Tuy nhiên, việc phân biệt này không phải lúc nào cũng rõ ràng Án lệ ràng buộchoặc bắt buộc chính là luật và được lập ra và phải được tôn trọng và tuân thủ theo Án
lệ có sức thuyết phục là án lệ có tính phù hợp và có sức ảnh hưởng nhưng không nhấtthiết phải được áp dụng Đối với các nước thuộc Hệ thống Thông luật như Anh, Mỹtheo trường phái án lệ ràng buộc, đối với các nước thuộc hệ thống Dân luật như Pháp,Đức theo trường phái án lệ thuyết phục9 Điểm nổi bật trong sự khác biệt về án lệ giữa
hệ thống Thông luật và Dân luật là ở chỗ án lệ là nguồn luật chính thức trong hệ thốngpháp luật Thông luật vì thế nó mang tính bắt buộc chung Ngược lại, trong hệ thốngpháp luật Dân luật án lệ được coi là nguồn luật thứ cấp vì thế án lệ chỉ mang tínhthuyết phục, không mang tính bắt buộc đối với thẩm phán khi họ đưa ra phán quyết.Tại Quyết định số 74/QĐ-TANDTC có quan điểm chỉ đạo rằng: “Án lệ là Quyết địnhgiám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định giámđốc thẩm của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao thông qua, trở thành án lệ có giá trị tham khảo đối với Thẩmphán khi giải quyết các vụ việc cụ thể”
Định hướng phát triển quy định tại Quyết định số 74/QĐ-TANDTC có nêu: “Việc sửdụng án lệ chỉ coi là thứ yếu, sau văn bản quy phạm pháp luật và không phải là Nghịquyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật, án lệ được ban hành khi chưa có Nghị quyết của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao”
8 Đoàn Thị Ngọc Hải, Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến nghị đối với việc áp dụng án lệ ở Việt Nam,
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1968 , truy cập ngày 04/06/2016
9 Nguyễn Văn Cường, Bài tham luận tại Hội thảo “Án lệ trong hệ thống Thông luật và châu Âu lục địa: Hiến kế
cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam" Tổ chức tại Trường ĐH Luật TP.HCM 24/4/2014.
Trang 12Theo Luật TTDS 2015, Điều 45 có quy định về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sựtrong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng Tại khoản 3 có quy định: “Tòa án ápdụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụviệc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật”.
Từ những quy định trên có thể thấy rằng, án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ
là nguồn luật thứ cấp bổ trợ cho luật thành văn và các nguồn luật khác Án lệ tại ViệtNam có nét tương đồng với án lệ trong hệ thống Dân luật
1.3.2 Án lệ và thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án
Trong hệ thống Thông luật án lệ đóng vai trò rất quan trọng trong cả lĩnh vực lập pháp
và giải thích pháp luật Trong lĩnh vực lập pháp án lệ đã giúp các nhà lập pháp giảiquyết tình trạng bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội là trao quyền chothẩm phán làm luật Thẩm phán phải quyết định là vụ việc đang xem xét chưa có luậtđiều chỉnh hoặc luật điều chỉnh chưa đầy đủ để hình thành hay xác định một quy phạm
xử sự mang tính bắt buộc chung Đây là loại án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyêntắc pháp luật mới, án lệ này gắn với chức năng sáng tạo ra pháp luật của thẩm phán.Ngoài ra, trong trường hợp mà quy định của văn bản quy phạm pháp luật mơ hồ không
rõ hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau thì tòa án có thẩm quyền giải thích luật.Tuy nhiên, tòa án cũng khẳng định ý chí của cơ quan lập pháp khi giải thích pháp luật.Đối với hệ thống các nước Dân luật án lệ chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất đó là
án lệ được hình thành bởi quá trình tòa án giải thích văn bản quy phạm pháp luật Đó là
sự giải thích những quy phạm mang tính nguyên tắc chung, quy phạm có tính nước đôi,hàm ý rộng, không ý nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với văn bản quy phạm phápluật khác
Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định tương đồng với các nước theo hệ thống Dânluật về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án
Theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP có quy định về tiêu chí lựachọn án lệ: “Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểukhác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đườnglối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể”
Trang 13Từ các quy định trên có thể thấy rằng, án lệ tại Việt Nam được hình thành bởi quá trìnhtòa án giải thích văn bản quy phạm pháp luật chứ tòa án không có thẩm quyền làm luậtbằng việc ban hành án lệ khi vụ việc chưa có luật điều chỉnh hoặc luật điều chỉnh chưađầy đủ Bởi vì, tại Việt Nam tòa án không có chức năng lập pháp mà chức năng nàythuộc về Quốc hội, còn nếu vụ việc có luật điều chỉnh nhưng chưa đầy đủ thì cơ quan
có thẩm quyền giải thích luật sẽ là Ủy ban thường vụ Quốc hội10
1.3.3 Thứ bậc viện dẫn án lệ khi xét xử
Án lệ của các nước đều có quy định về thứ bậc ưu tiên áp dụng, thông thường án lệ củatòa án cấp trên sẽ có giá trị bắt buộc các tòa án cấp dưới phải tuân theo Trong hệ thốngpháp luật nước Anh theo nguyên tắc Stare decisis, án lệ của Tòa án tối cao Vương quốcAnh (Supreme Court) có giá trị bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới Tòa phúc thẩmnước Anh (Court of Appeal) có thể tạo ra án lệ nhưng các án lệ này chỉ có giá trị ràngbuộc đối với chính tòa án đó và các tòa án cấp dưới Trong hệ thống pháp luật liênbang của Mỹ, các án lệ của Tòa án tối cao liên bang (đặc biệt là các án lệ gắn với việcgiải thích Hiến pháp Mỹ) sẽ có giá trị bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới
Trong hệ thống pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, các án lệ của Tòa án Hiến pháp liênbang có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước liên bang cũng như cáctòa án cấp dưới Những án lệ của Tòa án tư pháp tối cao liên bang Đức luôn được cáctòa án cấp dưới tham khảo, nghiên cứu khi áp dụng pháp luật có liên quan Đối với hệthống tòa án của Cộng hòa Pháp, những án lệ của tòa án tư pháp tối cao được tạo ratrong quá trình giải thích văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong địnhhướng áp dụng các lĩnh vực dân sự, thương mại và hình sự cho các tòa án cấp dưới11.Thứ bậc viện dẫn án lệ tại Việt Nam cũng giống với quy định của hệ thống pháp luậtThông luật và Dân luật, án lệ của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sẽ cógiá trị cao nhất có giá trị “ràng buộc” hướng dẫn đối với các tòa án cấp dưới Quy địnhnày được thể hiện tại điểm b khoản 4 mục II Quyết định số 74/QĐ-TANDTC
“Án lệ của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sẽ có giá trị cao nhất và cótính thuyết phục hơn so với các án lệ của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tốicao Khi không có án lệ của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì các án lệ
10 Khoản 2, Điều 74 Hiến pháp 2013
11 Đoàn Thị Ngọc Hải, Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến nghị đối với việc áp dụng án lệ ở Việt Nam,
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1968 , truy cập ngày 05/06/2016