0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Làm hàng rào và giàn che cây con

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG XOÀI ỔI CHÔM CHÔM MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRƯỚC TRỒNG (Trang 47 -47 )

3.1 Làm hàng rào

- Vật liệu rào vườn:

Tường rào có thể được làm bằng băng cây xanh, tường rào thép gai, tường gạch hoặc là chỉ là con kênh ngăn cách.

Căn cứ vào thời gian sử dụng của tường rào người ta chia ra làm tường rào lâu bền và không lâu bền.

Vật liệu gồm có: Cọc gỗ hoặc cọc tre ngâm, rào chắn bằng cây tre hoặc phên nứa. Kết hợp làm hàng rào xanh. Yêu cầu cao tối đa 2m

b) Hàng rào bền.

+ Vật liệu gồm có: Ximang, cốt thép, dây thép gai. Yêu cầu cao tối đa 2m.

- Tiến hành làm hàng rào:

+ Bước 1: Vận chuyển vật liệu tới vị trí làm hàng rào (hình 1.3.5)

Hình 1.3.5 Vận chuyển vật liệu làm hàng rào

+ Bước 2: Đóng cọc

Lưu ý: khoảng cách giữa các cọc tùy thuộc vào vật liệu làm cọc, nếu cọc bằng xi măng thì khoảng 3- 4m (hình 1.3.6), nếu bằng cọc tre hoặc gỗ thì khoảng cách ngắn hơn.

Hình 1.3.6 Khoảng cách giữa hai cọc + Bước 3: Giăng lưới

Giữ cho lưới thẳng và dùng dây thép quấn chặt lưới vào trụ. Yêu cầu lưới sau khi giăng cần phải thẳng và kín vườn.

.

Hình 1.3.7 Giăng lưới làm hàng rào 3.2 Làm giàn che cây con

- Mục đích: Để nâng cao tỉ lệ sống cho cây ươm chúng ta cần làm giàn che cho cây ươm.

- Vật liệu che: Mặt giàn lợp bằng cỏ tế, tranh, lá lau, phên, nứa hoặc bằng lưới. Phên che chung quanh và rãnh luống làm thành từng tấm để tiện việc cất dỡ khi đi lại tưới nước, chăm sóc và điều chỉnh ánh sáng.

- Có 2 loại giàn che sáng: Giàn che cao và giàn che th ấp.

- Hệ thống giàn che bóng cao (hình 1.3.8): + Thiết kế: là một hệ thống cố định và có độ cao khoảng 2m (kể từ mặt luống). + Ưu điểm: dễ dàng làm cỏ. + Nhược điểm: khi cây ra rễ phải mất công vận chuyển cây ra luống bên ngoài, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu.

Hình 1.3.8 Giàn che bóng cao - Hệ thống giàn che bóng thấp (hình 1.3.9):

+ Thiết kế: là một hình thức che bóng tạm thời, tấm che nắng được phủ lên trên luống giâm hom.

+ Ưu điểm: là tấm che sáng có thể đưa dễ dàng ra khỏi luống giâm hom khi cây đến giai đoạn ra rễ. + Nhược điểm: Khó làm cỏ. Hình 1.3.9 Giàn che bóng thấp 4. â ây iố bằ ạt 4.1 Chuẩn bị hạt giống - Thu thập hạt giống:

+ Chọn những trái to, đầy đặn chín già rồi chọn những hạt mẩy, nặng, sáng sủa, (hình 1.3.10). Hạt phảicó phôi phát triển đầy đủ.

+ Quả phải mang màu sắc, hương vị đặc trưng của loại cây đó, hạt to đều, màu sắc vỏ sáng, bóng. Thu qủa đúng vụ tùy loại cây mà lấy hạt. Có thể bóc vỏ ra và lấy hạt như chôm chôm, xoài…(hình 1.3.11)

Hình 1.3.11 Trái và hạt chôm chôm + Đối với những quả có hạt nhỏ

như ổi, có thể xếp đống và đảo thường xuyên để quả chín, rữa rồi thu lấy hạt. Hạt thu được phải rửa sạch, hong khô trong mát và bảo quản, trách phơi hạt dưới nắng (hình 1.3.12).

Một số loại như xoài thu được cần gieo ngay thì tỷ lệ nẩy mầm sẽ cao (90%), nếu phơi khô 3-4 ngày sẽ giảm sức nẩy mầm.

Hình 1.3.12 Hạt giống ổi - Tiêu chuẩn hạt giống:

+ Căn cứ trên quy định tiêu chuẩn hạt giống quy định cho từng loại cây. + Thường hạt thu trên cây đúng giống đối với cây ăn quả phải là những cây đầu dòng, được công nhận đúng tiêu chuẩn chất lượng.

- Những căn cứ cơ bản:

+ Trái lấy trên cây sinh trưởng khỏe, không bị các laoif sâu bệnh hại nguy hiểm, trái mang hình dạng đặc trưng của giống.

+ Hạt to đều, màu sắc vỏ sáng, bóng và bị không sâu bệnh (hình 1.3. 13). + Hạt đã chín sinh lý.

Hình 1.3.13 Hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng

Hình 1.3.14 Hạt giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng (a) Hạt chưa chín sinh lý (b) Hạt bị sâu bệnh 4.2 Xác định tỷ lệ nẩy mầm của hạt

- Đếm hạt để thử độ nảy mầm: Tùy theo loại hạt giống mà thử độ nẩy mầm. Thông thường số lượng hạt cần chuẩn bị để thử độ này mầm là 100 hạt.

+ Bước 1: Cắt đôi quả để lấy hạt (hình 1.3.15) Lưu ý: không làm vỡ, dập hạt phía trong Hình 1.3.15 Cắt quả để lấy hạt + Bước 2: Làm sạch hạt

Đối với hạt xoài và chôm chôm dùng bàn chải hặc miếng rửa chén để chà sạch hạt (hình 1.2.16), đối với hạt ổi có thể trộn với cát để xát. Yêu cầu: làm sạch hết lớp nhầy còn bám trên hạt

Hình 1.3.16 Làm sạch hạt

+ Bước 3: Tách hạt giống ra khỏi vỏ (hình 1.3.17).

Đối với xoài cần tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài ra. Yêu cầu không làm trầy xước phôi hạt

+ Bước 4: Ngâm hạt (hình 1.3.18) Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) Thời gian ngầm từ 2 – 6 tiếng. Tùy theo loại hạt giống mà có thời gian ngâm thích hợp.

Hình 1.3.18 Ngâm hạt trước khi ủ + Bước 5: Ủ hạt giống

Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp, rửa sạch hạt với nước sạch. Sau đó cho hạt giống vào miếng vải ướt hoặc có thể dùng giấy thấm quấn ngoài hạt để giữ ẩm rồi bỏ vào túi cột kín miệng rồi để vào 1 gốc tối (hình 1.3.19).

Giữ hạt ở nhiệt độ 35 - 400

C cho đến khi hạt nứt nanh.

Hình 1.3.19 Ủ hạt giống

Lưu ý:

- Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn (ít hơn 2 tiếng) hoặc quá lâu (nhiều hơn 6 tiếng) sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.

- Khi ủ không nên để hạt giống mọc mầm quá dài, khi trồng dễ bị gãy mầm và cây sẽ mọc yếu.

+ Bước 6: Đếm hạt nảy mầm.

Sau khi ngâm ủ hạt giống thì hạt sẽ nảy mầm (hình 1.3.20) thì tiến hành đếm số hạt giống nảy mầm và số hạt giống không nảy mầm để từ đó có căn cứ tính tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

Hình 1.3.20 Hạt giống nảy mầm + Bước 7: Tính tỉ lệ nảy mầm

- Tỉ lệ nảy mầm của hạt giống được tính dựa theo công thức: Số hạt nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100 Tổng số hạt giống

- Nếu tỉ lệ mọc dưới 50% thì bỏ hạt đi vì những cây mọc lên thường phát kém, dễ nhiễm sâu, bệnh.

4.3 Xác định số lượng hạt giống 4.3.1 Tính số cây trồng thực tế 4.3.1 Tính số cây trồng thực tế

Để tính số cây trồng thực tế cần căn cứ vào mật độ, khoảng cách trồng và diện tích trồng.

4.3.2 Tính số cây con dự phòng

Để tính số lượng cây con dự phòng cần căn cứ vào:

- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống: xác định tỷ lệ nẩy mầm là bao nhiêu %. - Tỷ lệ hao hụt dự kiến.

+ Tỷ lệ cây hao hụt trong quá trình gieo ươm (cây bị chết, cây không đạt tiêu chuẩn xuất vườn).

+ Tỷ lệ cây hao hụt trong quá trình vận chuyển, thay bầu.

+ Tỷ lệ cây hao hụt đột xuất do dịch bệnh và ảnh hưởng thời tiết. 4.3.3 Tính lượng hạt giống

Tính số lượng hạt cần căn cứ vào: - Số cây trồng thực tế

- Số cây con dự phòng

4.4 Xử lý hạt trước khi gieo

- Xử lý hạt: Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống hoặc bảo vệ hạt khỏi tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý hay hóa học:

+ Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh trong vòng từ 2-6 tiếng). Tuy nhiên, xử lý nhiệt thường không phải là một biện pháp tốt vì nó có xu hướng làm giảm khả năng nảy mầm, sức sống của hạt giống cũng bị giảm nếu sau xử lý hạt giống tiếp tục được bảo quản trong kho. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này để xử lý tất cả các loại hạt giống thì cần áp dụng ngay trước khi gieo.

+ Phương pháp hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của 2 loại đó. Hóa chất này có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rất thấp khoảng 1-5g/kg hạt giống. Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạt giống là Thiram và Captan (cả hai có phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật và người). Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ cây con đến lúc trưởng thành. Trong các loại thuốc trừ sâu, nguyên liệu thường dùng là Gardora và Malathion chống mọt ngũ cốc rất hiệu quả. Việc xử lý hạt giống bằng hóa học ít rủi ro hơn nhiều so với xử lý nhiệt (không ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt).

4.5 Gieo hạt 4.5.1 Thời vụ 4.5.1 Thời vụ

- Thời vụ gieo hạt tốt nhất trong năm thường vào mùa xuân hoặc mùa thu. - Hạt giống sau khi qua xử lý nhiệt ta tiến hành gieo vào khay, luống ươm và bầu ươm.

4.5.2 Gieo hạt vào luống ươm

Mục đích: Tạo cây con để cấy bầu hoặc tạo cây con ra rễ trần.

- Gieo hạt theo hàng: khoảng cách giữa các hạt là 10- 15cm, rãnh gieo hạt rộng 3-5cm (hình 1.3.21).

4.5.3 Gieo hạt vào bầu ươm - Kích thước bầu tùy vào kích thước hạt (có thể ban đẩu là những túi nhỏ, rồi tiến hành thay bầu lớn sau).

- Sử dụng que nhọn trọc một lỗ chính giữa bầu, độ sâu phụ thuộc vào kích thước hạt. Mỗi bầu gieo 1- 2 hạt sau đó lấy đất lấp lại. Nếu trời nắng cần che phủ hay tủ mỏng cho bầu cây. Sau đó xếp các bầu thành dãy (hình 1.3.22).

Hình 1.3.22 Gieo hạt vào bầu ươm 4.6 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và huấn luyện cây con

4.6.1 Chăm sóc cây con

- Che tủ: Sau khi gieo hạt giống đều trên bề mặt luống ươm ta phủ đất hoặc trấu hoặc rơm rạ để che tủ và giữ ẩm (hình 1.3.23).

- Hàng ngày tưới ẩm và kiểm tra quá trình nẩy mầm của hạt giống.

Hình 1.3.23 Phủ rơm sau khi gieo hạt - Tưới nước:

+ Với cây con mới cấy vào bầu được xếp trong giàn che ta có thể tưới 3-4 lần/ngày ở dạng sương mù lượng nước đủ làm mát thân, lá cây giúp cây hồi phục và thích nghi nhanh với môi trường mới.

+ Với cây con đã chuyển ra ngoài giàn nếu thời tiết nắng nóng, khô ta tiến hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu thời tiết ẩm, sương mù ta tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng. Đặc biệt chú ý nếu đêm có sương muối ngày nắng nóng chúng phải tiến hành tưới sáng sớm để phá sương muối trên mặt lá.

- Bón phân: Cây con thường pha loãng các loại phân bón, tưới sau khi gieo khoảng 10-12 ngày, sau đó 2 tuần lần, nên dùng các loại phân bón lá hàm lượng N cao như 30-10-10,hoặc dùng urea pha loãng, 1 muổng canh cho 8-10lít nước tưới cho cây.

- Che ánh sáng

Độ che nắng: Đối với cây con mới cấy vào bầu cần che 70 - 80% ánh nắng trực xạ cho tới khi cây phục hồi (hình 1.3.24).

Sau đó tùy từng loài cây và giai đoạn phát triển giảm xuống 50%, 30% và chuyển ra ngoài không cần che bóng.

Hình 1.3.24 Nhà che nắng cho cây con - Làm cỏ, phá váng

Thông thường từ lúc cấy cây vào bầu và xuất vườn chúng ta có 3 lần làm cỏ và phá váng cho cây:

+ Lần 1 sau khi cấy cây con 2-3 tuần; + Lần 2 sau lần 1 khoảng 3-4 tuần; + Lần 3 sau lần 2 khoảng 3-4 tuần.

Tuy nhiên trong thực tế số lần làm cỏ phá váng phụ thuộc vào từng loài cây, tuổi cây xuất vườn và quy trình làm đất tạo hỗn hợp bầu. Nếu không làm cỏ và phá váng đúng thời điểm cây con sẽ kém phát triển sẽ ảnh hưởng chất lượng và thời gian xuất vườn cây giống.

Quá trình làm cỏ phá váng kết hợp loại trừ cây con còi cọc, kém phát triển hay có biểu hiện mắc bệnh.

- Đảo bầu, xén rễ cây con:

+ Áp dụng: với những cây con có bầu, Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xén rễ nhằm mục đích phân loại cây theo nhóm sinh trưởng và chất lượng điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm rễ non, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn chuẩn bị xuất vườn.

+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống ươm dùng kéo sắc cắt hết phần rễ nhô ra khỏi bầu, cắt từng bầu một, cắt sát đáy và thành bầu, hàng nào dứt điểm hàng đó (hình 1.3.25).

+ Loài cây có bộ rễ phát triển mạnh đặc biệt là rễ cọc khoảng 3-4 tuần tiến hành đảo bầu và cắt rễ một lần, những cây mọc quá tốt cần cắt một phần lá già và cành non.

Hình 1.3.25 Cắt rễ cọc 4.6.2 Phòng trừ dịch hại

Cần thường xuyên thăm vườn để theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cây con. - Nếu phát hiện dịch bệnh cần khống chế và xử lý kịp thời bằng biện pháp cách ly hoặc loại bỏ những cây bị bệnh. Bên cạnh đó có thể phun thuốc hoá học hoặc sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Với sâu hại chủ yếu hay gặp loài dế nâu cắn rễ và thân cây ta có thể khắc phục bằng việc đảo bầu, rắc vôi và đầm lại nền kết hợp bắt thủ công bằng việc đổ nước vào tổ.

4.6.3. Huấn luyện cây con

- Trước khi xuất vườn từ 2- 4 tuần cần hãm cây để cây con cứng cáp và làm quen dần với những điều kiện khó khăn ở môi trường ngoài.

- Phương pháp hãm cây được thực hiện như sau: + Giảm dần việc tưới nước.

+ Ngừng hẳn bón phân, tưới nước trước khi xuất vườn 2- 4 tuần.

5. â ây iố bằ ư á iết

5.1 Chuẩn bị trước khi chiết cành - Chuẩn bị cây mẹ: - Chuẩn bị cây mẹ:

Trước khi chiết cành cần cắt bớt cành tăm, cành vượt và chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

+ Dao cắt cành: Dùng để khoanh vỏ cành và cạo nhớt. Yêu cầu dao phải sắc, không rỉ rét.

Hình 1.3.26 Dao cắt cành chiết

+ Chất độn bầu: có thể sử dụng xơ dừa, bèo lục bình, hoặc đất phù sa trộn với phân chuồng hoai. Yêu cầu phải làm ướt trước khi bó bầu, đảm bảo độ ẩm 70%.

Hình 1.3.27 Xỏ dừa làm chất độn bầu

+ Vật liệu bó bầu: bao gồm tấm ni lông trắng cắt thành miếng nhỏ phù hợp kích thước cành và dây quấn. Yêu cầu cần chọn vật liệu chắc chắn có thể chịu được điều kiện ngoài trời thời gian dài.

+ Chất kích thích ra rễ: Dùng để tăng khả năng ra rễ cho cành chiết, yêu cầu pha đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì

Hình 1.3.29 Chất kích thích ra rễ 5.2 Chọn cây mẹ

Tiêu chí lựa chọn cây mẹ

+ Các cây đã cho trái ổn định từ 2 năm trở lên.

+ Các cây có tán đều, nhiều cành, năng suất cao, quả to, ngon, không bị sâu bệnh. 5.3 Chọn cành để chiết

- Tiêu chuẩn cành chiết:

+ Chỉ chọn những cành trên cây mẹ đủ tiêu chuẩn + Cành có ít nhất 2 nhánh mọc đều

+ Cành khỏe, xanh tốt, nhận đầy đủ ánh sáng, không già không non (cành bánh tẻ).

- Chọn vị trí cành chiết: Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn cành mọc ngoài tán ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng.

- Chọn đường kính cành chiết: Cần chọn cành chiết có đường kính từ 1 - 3cm, có thể lớn hơn tùy theo giống cây.

- Chọn chất lượng cành:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỀ TRỒNG XOÀI ỔI CHÔM CHÔM MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRƯỚC TRỒNG (Trang 47 -47 )

×