Phương pháp nhân giống hữu tính

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng xoài ổi chôm chôm mô đun chuẩn bị trước trồng (Trang 44)

2. Tìm hiểu các phương pháp nhân giống

2.1 Phương pháp nhân giống hữu tính

- Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

- Ưu điểm:

+ Kỹ thuật đơn giản, dễ làm: sau khi quả chín, thu hái quả bóc lấy hạt để gieo + Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.

+ Hệ số nhân giống cao

+ Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

+ Cây có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh, sinh trưởng khoẻ và tính chống chịu cao.

- Nhược điểm:

+ Cây giống khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. + Cây thường ra hoa kết quả muộn

+ Cây có thân cao, tán pháp triển không đồng đều, không cân đối nên gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh thu hoạch sản phẩm cũng như khả năng chống chịu gió bão kém.

- Áp dụng:

+ Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

+ Sử dụng gieo hạt đối với những giống cây ăn quả chưa có phương pháp nhân giống khác tốt hơn.

+ Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

- Những điểm cần chú ý khi nhân giống bằng hạt:

+ Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: những hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm.

+ Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 – 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.

+ Phải tuân thủ nghiêm ngặt 5 bước chọn lọc:

. Chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; . Chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; . Chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống;

. Chọn những hạt to, mẩy, cân đối;

. Chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối; 2.2 Phương pháp nhân giống vô tính 2.2.1 Phương pháp chiết cành

- Ưu điểm:

+ Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

+ Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

+ Thời gian nhân giống nhanh.

+ Cây thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

- Nhược điểm:

+ Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

+ Đối với một số giống cây ăn quả như xoài.., dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

2.2.2Phương pháp giâm cành

- Ưu điểm

+ Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

+ Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

+ Thời gian nhân giống nhanh.

+ Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

- Nhược điểm

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm.

2.2.3 Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

- Ưu điểm

+ Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

+ Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

+ Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

+ Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

+ Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

+ Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép. + Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

- Yêu cầu của giống gốc ghép

+ Giống phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.

+ Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.

+ Có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

+ Giống phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

- Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

+ Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 – 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.

+ Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.

+ Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.

+ Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.

+ Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

2.3 Chọn phương pháp nhân cây giống

Dựa vào ưu nhược điểm của từng phương pháp nhân giống trên và đặc tính riêng của từng giống cây ăn quả mà chọn phương pháp nhân giống phù hợp.

+ Cây xoài: Có thể áp dụng các phương pháp nhân giống cây ăn quả như gieo hạt, chiết cành, giâm cành và nghép. Phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt và ghép.

+ Cây ổi: phương pháp phổ biến hiện nay là gieo hạt và chiết cành

+ Cây chôm chôm: phương pháp phổ biến là phương pháp ghép: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và đoạn cành, một số nơi sử dụng giống chiết.

3. Làm hàng rào và giàn che cây con

3.1 Làm hàng rào

- Vật liệu rào vườn:

Tường rào có thể được làm bằng băng cây xanh, tường rào thép gai, tường gạch hoặc là chỉ là con kênh ngăn cách.

Căn cứ vào thời gian sử dụng của tường rào người ta chia ra làm tường rào lâu bền và không lâu bền.

Vật liệu gồm có: Cọc gỗ hoặc cọc tre ngâm, rào chắn bằng cây tre hoặc phên nứa. Kết hợp làm hàng rào xanh. Yêu cầu cao tối đa 2m

b) Hàng rào bền.

+ Vật liệu gồm có: Ximang, cốt thép, dây thép gai. Yêu cầu cao tối đa 2m.

- Tiến hành làm hàng rào:

+ Bước 1: Vận chuyển vật liệu tới vị trí làm hàng rào (hình 1.3.5)

Hình 1.3.5 Vận chuyển vật liệu làm hàng rào

+ Bước 2: Đóng cọc

Lưu ý: khoảng cách giữa các cọc tùy thuộc vào vật liệu làm cọc, nếu cọc bằng xi măng thì khoảng 3- 4m (hình 1.3.6), nếu bằng cọc tre hoặc gỗ thì khoảng cách ngắn hơn.

Hình 1.3.6 Khoảng cách giữa hai cọc + Bước 3: Giăng lưới

Giữ cho lưới thẳng và dùng dây thép quấn chặt lưới vào trụ. Yêu cầu lưới sau khi giăng cần phải thẳng và kín vườn.

.

Hình 1.3.7 Giăng lưới làm hàng rào 3.2 Làm giàn che cây con

- Mục đích: Để nâng cao tỉ lệ sống cho cây ươm chúng ta cần làm giàn che cho cây ươm.

- Vật liệu che: Mặt giàn lợp bằng cỏ tế, tranh, lá lau, phên, nứa hoặc bằng lưới. Phên che chung quanh và rãnh luống làm thành từng tấm để tiện việc cất dỡ khi đi lại tưới nước, chăm sóc và điều chỉnh ánh sáng.

- Có 2 loại giàn che sáng: Giàn che cao và giàn che th ấp.

- Hệ thống giàn che bóng cao (hình 1.3.8): + Thiết kế: là một hệ thống cố định và có độ cao khoảng 2m (kể từ mặt luống). + Ưu điểm: dễ dàng làm cỏ. + Nhược điểm: khi cây ra rễ phải mất công vận chuyển cây ra luống bên ngoài, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu.

Hình 1.3.8 Giàn che bóng cao - Hệ thống giàn che bóng thấp (hình 1.3.9):

+ Thiết kế: là một hình thức che bóng tạm thời, tấm che nắng được phủ lên trên luống giâm hom.

+ Ưu điểm: là tấm che sáng có thể đưa dễ dàng ra khỏi luống giâm hom khi cây đến giai đoạn ra rễ. + Nhược điểm: Khó làm cỏ. Hình 1.3.9 Giàn che bóng thấp 4. â ây iố bằ ạt 4.1 Chuẩn bị hạt giống - Thu thập hạt giống:

+ Chọn những trái to, đầy đặn chín già rồi chọn những hạt mẩy, nặng, sáng sủa, (hình 1.3.10). Hạt phảicó phôi phát triển đầy đủ.

+ Quả phải mang màu sắc, hương vị đặc trưng của loại cây đó, hạt to đều, màu sắc vỏ sáng, bóng. Thu qủa đúng vụ tùy loại cây mà lấy hạt. Có thể bóc vỏ ra và lấy hạt như chôm chôm, xoài…(hình 1.3.11)

Hình 1.3.11 Trái và hạt chôm chôm + Đối với những quả có hạt nhỏ

như ổi, có thể xếp đống và đảo thường xuyên để quả chín, rữa rồi thu lấy hạt. Hạt thu được phải rửa sạch, hong khô trong mát và bảo quản, trách phơi hạt dưới nắng (hình 1.3.12).

Một số loại như xoài thu được cần gieo ngay thì tỷ lệ nẩy mầm sẽ cao (90%), nếu phơi khô 3-4 ngày sẽ giảm sức nẩy mầm.

Hình 1.3.12 Hạt giống ổi - Tiêu chuẩn hạt giống:

+ Căn cứ trên quy định tiêu chuẩn hạt giống quy định cho từng loại cây. + Thường hạt thu trên cây đúng giống đối với cây ăn quả phải là những cây đầu dòng, được công nhận đúng tiêu chuẩn chất lượng.

- Những căn cứ cơ bản:

+ Trái lấy trên cây sinh trưởng khỏe, không bị các laoif sâu bệnh hại nguy hiểm, trái mang hình dạng đặc trưng của giống.

+ Hạt to đều, màu sắc vỏ sáng, bóng và bị không sâu bệnh (hình 1.3. 13). + Hạt đã chín sinh lý.

Hình 1.3.13 Hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng

Hình 1.3.14 Hạt giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng (a) Hạt chưa chín sinh lý (b) Hạt bị sâu bệnh 4.2 Xác định tỷ lệ nẩy mầm của hạt

- Đếm hạt để thử độ nảy mầm: Tùy theo loại hạt giống mà thử độ nẩy mầm. Thông thường số lượng hạt cần chuẩn bị để thử độ này mầm là 100 hạt.

+ Bước 1: Cắt đôi quả để lấy hạt (hình 1.3.15) Lưu ý: không làm vỡ, dập hạt phía trong Hình 1.3.15 Cắt quả để lấy hạt + Bước 2: Làm sạch hạt

Đối với hạt xoài và chôm chôm dùng bàn chải hặc miếng rửa chén để chà sạch hạt (hình 1.2.16), đối với hạt ổi có thể trộn với cát để xát. Yêu cầu: làm sạch hết lớp nhầy còn bám trên hạt

Hình 1.3.16 Làm sạch hạt

+ Bước 3: Tách hạt giống ra khỏi vỏ (hình 1.3.17).

Đối với xoài cần tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài ra. Yêu cầu không làm trầy xước phôi hạt

+ Bước 4: Ngâm hạt (hình 1.3.18) Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) Thời gian ngầm từ 2 – 6 tiếng. Tùy theo loại hạt giống mà có thời gian ngâm thích hợp.

Hình 1.3.18 Ngâm hạt trước khi ủ + Bước 5: Ủ hạt giống

Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp, rửa sạch hạt với nước sạch. Sau đó cho hạt giống vào miếng vải ướt hoặc có thể dùng giấy thấm quấn ngoài hạt để giữ ẩm rồi bỏ vào túi cột kín miệng rồi để vào 1 gốc tối (hình 1.3.19).

Giữ hạt ở nhiệt độ 35 - 400

C cho đến khi hạt nứt nanh.

Hình 1.3.19 Ủ hạt giống

Lưu ý:

- Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn (ít hơn 2 tiếng) hoặc quá lâu (nhiều hơn 6 tiếng) sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.

- Khi ủ không nên để hạt giống mọc mầm quá dài, khi trồng dễ bị gãy mầm và cây sẽ mọc yếu.

+ Bước 6: Đếm hạt nảy mầm.

Sau khi ngâm ủ hạt giống thì hạt sẽ nảy mầm (hình 1.3.20) thì tiến hành đếm số hạt giống nảy mầm và số hạt giống không nảy mầm để từ đó có căn cứ tính tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

Hình 1.3.20 Hạt giống nảy mầm + Bước 7: Tính tỉ lệ nảy mầm

- Tỉ lệ nảy mầm của hạt giống được tính dựa theo công thức: Số hạt nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100 Tổng số hạt giống

- Nếu tỉ lệ mọc dưới 50% thì bỏ hạt đi vì những cây mọc lên thường phát kém, dễ nhiễm sâu, bệnh.

4.3 Xác định số lượng hạt giống 4.3.1 Tính số cây trồng thực tế 4.3.1 Tính số cây trồng thực tế

Để tính số cây trồng thực tế cần căn cứ vào mật độ, khoảng cách trồng và diện tích trồng.

4.3.2 Tính số cây con dự phòng

Để tính số lượng cây con dự phòng cần căn cứ vào:

- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống: xác định tỷ lệ nẩy mầm là bao nhiêu %. - Tỷ lệ hao hụt dự kiến.

+ Tỷ lệ cây hao hụt trong quá trình gieo ươm (cây bị chết, cây không đạt tiêu chuẩn xuất vườn).

+ Tỷ lệ cây hao hụt trong quá trình vận chuyển, thay bầu.

+ Tỷ lệ cây hao hụt đột xuất do dịch bệnh và ảnh hưởng thời tiết. 4.3.3 Tính lượng hạt giống

Tính số lượng hạt cần căn cứ vào: - Số cây trồng thực tế

- Số cây con dự phòng

4.4 Xử lý hạt trước khi gieo

- Xử lý hạt: Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống hoặc bảo vệ hạt khỏi tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý hay hóa học:

+ Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh trong vòng từ 2-6 tiếng). Tuy nhiên, xử lý nhiệt thường không phải là một biện pháp tốt vì nó có xu hướng làm giảm khả năng nảy mầm, sức sống của hạt giống cũng bị giảm nếu sau xử lý hạt giống tiếp tục được bảo quản trong kho. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này để xử lý tất cả các loại hạt giống thì cần áp dụng ngay trước khi gieo.

+ Phương pháp hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của 2 loại đó. Hóa chất này có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rất thấp khoảng 1-5g/kg hạt giống. Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạt giống là Thiram và Captan (cả hai có phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật và người). Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ cây con đến lúc trưởng thành. Trong các loại thuốc trừ sâu, nguyên liệu thường dùng là Gardora và Malathion chống mọt ngũ cốc rất hiệu quả. Việc xử lý hạt giống bằng hóa học ít rủi ro hơn nhiều so với xử lý nhiệt (không ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt).

4.5 Gieo hạt 4.5.1 Thời vụ 4.5.1 Thời vụ

- Thời vụ gieo hạt tốt nhất trong năm thường vào mùa xuân hoặc mùa thu. - Hạt giống sau khi qua xử lý nhiệt ta tiến hành gieo vào khay, luống ươm và bầu ươm.

4.5.2 Gieo hạt vào luống ươm

Mục đích: Tạo cây con để cấy bầu hoặc tạo cây con ra rễ trần.

- Gieo hạt theo hàng: khoảng cách giữa các hạt là 10- 15cm, rãnh gieo hạt rộng 3-5cm (hình 1.3.21).

4.5.3 Gieo hạt vào bầu ươm - Kích thước bầu tùy vào kích

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn nghề trồng xoài ổi chôm chôm mô đun chuẩn bị trước trồng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)