Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam LỜI MỞ ĐẦUNhư chúng ta đã biết, Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp với sự phát triển phong phú và đa dạng về các giống cây trồng như lúa, ngô, đậu,cọ…v.v. Do đó, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp đối với nước ta rất dồi dào và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp sử dụng và tận dụng nguyên liệu là sản phẩm, phế phẩm nông nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành sản xuất nhiên liệu xăng dầu, cồn, nhiên liệu sinh học, … Hiện nay tình hình xăng dầu trên thế giới luôn có nhiều biến động, giá dầu thô đang liên tục tăng cao. Do trữ lượng dầu mỏ đang ngày càng giảm dần, nên các nước có nguồn tài nguyên dồi dào này đã hạn chế lượng khai thác dầu mỏ gây nhiều biến động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Một số cường quốc kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, còn các nước đang phát triển cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do tình hình lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đây là mối lo ngại của chính phủ, các cấp ban ngành, các doanh nghiệp và toàn dân vì giá xăng dầu gần như chi phối, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Cũng như tình trạng chung của các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ thì tương lai lượng khai thác dầu mỏ ở nước ta cũng gặp nhiều hạn chế. Việt Nam tính đến tháng đầu năm 2009 vẫn là nước xuất khẩu dầu thô và nhập các sản phẩm xăng dầu thương phẩm là do chưa có nhà máy lọc dầu nào để khai thác, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng. Ngày 22 tháng 2 năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức cho xuất mẻ sản phẩm đầu tiên (đạt chất lượng thương mại theo Tiêu chuẩn Việt Nam). Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động.Trước tình hình xăng dầu diễn biến phức tạp thì việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế xăng dầu trong tương lai, đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các quốc gia trên thế giới. Các công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học (Bioethanol, Biodiesel, Biogas, …) đã được hình thành và dần dần hoàn thiện hơn. Đối với nước ta, bên cạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu và xây dựng các nhà máy sản xuất nhiên liệu sạch. Một mặt để giải quyết phần nào vấn đề nhiên liệu cho việc phát triển nền kinh tế, một mặt có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp vốn là thế mạnh của một quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam.Mặt khác, ở nước ta với dự báo ngày một gia tăng số lượng phương tiện giao thông vận tải. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường (do khí xả của chúng gây ra thì không bao lâu nữa, ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta cũng sẽ trầm trọng chẳng kém gì các thành phố lớn ở các nước phát triển có mật độ ô tô cao). Vì vậy tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật để hạn chế mức độ phát sinh ô nhiễm của phương tiện giao thông là rất cần thiết. Một trong những giải pháp này là nghiên cứu nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học được sử dụng nhằm hướng tới các mục đích như giảm thải và giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu dầu mỏ, giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể là khí thải sinh ra từ nhiên liệu sinh học ít chất độc hại hơn xăng được sản xuất từ nguồn dầu mỏ, góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm phụ trong các ngành nông lâm nghiệp. Với tất cả những lý do trên, em đã chọn đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại Việt Nam”. Nội dung của đề tài gồm 2 chương:Chương 1: Tổng quan về nhiên liệu sinh họcChương 2: Tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt namDo trình độ lý luận và kiến thức còn nhiều hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đặng Kim Hoàng cũng như sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
LỜI CẢM ƠN Sau hơn ba tháng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đặng Kim Hoàng em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng nói chung và quý thầy cô ngành Công nghệ Chế biến Dầu và Khí nói riêng đã ân cần giảng dạy chúng em trong suốt thời gian học tại trường và làm Đồ án tốt nghiệp, đặc biệt là cô giáo, Tiến sĩ Đặng Kim Hoàng đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cô đã nhiệt tình giúp đỡ em về tài liệu, truyền đạt kiến thức và hơn hết là hoàn thiện cho em kĩ năng tổng hợp tài liệu, kĩ năng phân tích ,lý luận cũng như kinh nghiệm, phương án giải quyết vấn đề liên quan. Kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe và thành công. MỤC LỤC [...]... như củi, gỗ, rơm, trấu, phân và mỡ động vật Nhiên liệu sinh học dùng cho giao thông vận tải chủ yếu gồm: các loại cồn tuyệt đối sản xuất bằng công nghệ sinh học để sản xuất ra Gasohol (Methanol, Ethanol, Butanol, nhiên liệu tổng hợp Fischer Tropsch), các loại dầu sinh học để sản xuất diesel sinh học (dầu thực vật, dầu thực vật phế thải, mỡ động vật) Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực... ngắn hạn đốt nhiên liệu sinh học thải khí CO2, rồi thực vật canh tác hấp thụ lại CO2 đó, để tạo thành sinh khối chế biến nhiên liệu sinh học Trên lý thuyết coi như không làm tăng CO 2 trong khí quyển Nhiên liệu sinh học có thể ở thể rắn như củi, than củi (than đá thuộc loại cổ sinh, không tái tạo), thể lỏng (như xăng sinh học, diesel sinh học) , hay thể khí như khí methane sinh học (sản xuất từ lò ủ... triển biofuel ở Việt Nam vì các mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, hiện đại hóa nông thôn, đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam cần có chính sách đi kèm các biện pháp hỗ trợ phát triển như kinh nghiệm của một số nước đang đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng biofuel 1.3 Khái niệm và phân loại nhiên liệu sinh học Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu như củi, gỗ,... ủ chất phế thải) Nhiên liệu ở thể lỏng được ưa chuộng hơn vì có độ tinh khiết cao, chứa nhiều năng lượng, dễ dàng chuyên chở, dễ tồn trữ và bơm vào bình nhiên liệu của xe Tùy theo tính chất cơ bản mà ta có thể chia nhiên liệu sinh học thành ba loại chính : Khí sinh học (Biogas); Xăng sinh học (Gasohol); Diesel sinh học (BioDiesel) 1.3.1 Khí sinh học (biogas) 1.3.1.1 Khái niệm Sản phẩm khí từ... Biobutanol… Trong số các dạng xăng sinh học này, Bio-ethanol là loại nhiên liệu sinh học thông dụng nhất hiện nay trên thế giới vì có khả năng sản xuất ở quy mô công nghiệp từ nguyên liệu chứa đường như mía, củ cải đường và nguyên liệu chứa tinh bột như: ngũ cốc, khoai tây, sắn 1.3.2.2 Tính chất hóa lý của nhiên liệu xăng sinh học Nhiệt trị Cồn có nhiệt trị cháy thấp nên khi pha vào xăng truyền thống cũng... development Co Ltd" sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ và sớm đưa vào sản xuất ở quy mô đại trà Nhật Bản đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 200.000 tấn DME/năm vào năm 2006 và sẽ tăng lên 300.000tấn/năm trong vài năm sau đó Tuy còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết trước khi đưa vào sản xuất lớn, nhưng người ta tin chắc rằng chương trình nhiên liệu mới dimetylete(DME) của Nhật... ethanol vào xăng gốc chúng đều có tác dụng làm tăng chỉ số octane của xăng gốc và làm cho nhiên liệu sinh học có chỉ số octan cao hơn xăng truyền thống Mức độ làm tăng RON của ethanol phụ thuôc vào RON ban đầu của hỗn hợp Nếu giá trị RON ban đầu thấp thì khả năng làm tăng RON cao và ngược lại 1.3.2.3 Nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học Tất cả thực vật lục hoá đều có thể biến chế thành xăng sinh học. .. khoảng 135.000 tấn/năm lượng WCO được sản xuất tại Canada Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hơn 350.000 tấn của WCO/năm [tk] Theo một báo cáo của U.S Department of Agriculture(USDA) khoảng 80.000 tấn WCO được sản xuất diesel sinh học tại Trung Quốc 1.3.3.4 Phương pháp chế biến Diesel sinh học Việc sử dụng trực tiếp nhiên liệu sinh học chế biến từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật làm nhiên liệu cho động cơ Diesel gặp một... vì ethanol được sản xuất theo dây chuyền công nghệ sinh học, nguyên liệu sản xuất ethanol là tinh bột của các loại củ hạt như: sắn, khoai, ngô, lúa, gạo, trái cây Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào trong tự nhiên, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, và đặc biệt khuyến khích được tinh thần lao động sản xuất của người dân Ngoài ra việc sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung cũng... chuẩn cụ thể cho Biodiesel 1.3.3.3 Nguyên liệu để sản xuất Diesel sinh học (biodiesel) Nhìn chung, nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học có thể được phân loại thành ba loại: dầu thực vật (gồm dầu ăn được hoặc không ăn được), mỡ động vật, và dầu ăn phế thải đã qua sử dụng Các nghiên cứu của Johnston và Holloway cho thấy sản lượng và giá cả trên 226 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay . liệu này tại Việt Nam . Nội dung của đề tài gồm 2 chương: - Chương 1: Tổng quan về nhiên liệu sinh học - Chương 2: Tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt nam Do trình độ lý luận và kiến. các sản phẩm phụ trong các ngành nông lâm nghiệp. Với tất cả những lý do trên, em đã chọn đồ án tốt nghiệp với đề tài: Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này. Khái niệm và phân loại nhiên liệu sinh học Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu như củi, gỗ, rơm, trấu, phân và mỡ động vật. Nhiên liệu sinh học dùng cho giao